Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nhân vật của liêu trai chí dị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 142 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TrƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

HÀ THỊ VINH TÂM

NHÂN VẬT CỦA LIÊU TRAI CHÍ DỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

VINH, 201


2

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới T.S Phạm Tuấn Vũ, người đã tận
tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn- Trường
Đại học Vinh đã giúp đỡ tôi trong những năm tháng học tập, nghiên cứu tại
đây. Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành luận văn.
Dù rất nỗ lực khi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tơi khó tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cơ giáo
và những ý kiến trao đổi của các bạn.
Vinh, tháng 12 năm 2010
Tác giả luận văn
Hà Thị Vinh Tâm



3

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU...................................................................................................
1. Lý do lựa chọn đề tài............................................................................. 1
2.Lịch sử vấn đề......................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu............................................................................. 9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................

9

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 9
6.Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 10
7. Đóng góp và cấu trúc của luận văn........................................................ 10
Chương 1: Hư và thực ở phƣơng diện nhân vật của Liêu Trai chí dị

11

1.1. Giới thuyết một số vấn đề..................................................................

11

1.1.1. Nhân vật........................................................................................... 11
1.1.2. Truyện truyền kỳ.............................................................................

12

1.1.3. Hư và thực....................................................................................... 20

1.2. Mối quan hệ giữa hư và thực.............................................................

24

1.2.1. Cái thực được hư hoá......................................................................

27

1.1.2. Cái hư được thực hoá....................................................................... 36
1.3. Ý nghĩa của thủ pháp “thực giả hư chi, hư giả thực chi”...................

42

Chương 2: Các loại nhân vật chủ yếu của Liêu Trai chí dị.................. 45
2.1. Thống kê, phân tích số liệu................................................................. 45
2.2. Các loại nhân vật chủ yếu................................................................... 48
2.2.1. Nhân vật là người............................................................................

49

2.2.2. Nhân vật ảo dị.................................................................................. 72
Chương 3: Các mơ hình nhân vật phổ biến của Liêu Trai chí dị......... 89
3.1. Nhân vật người- nhân vật ảo dị.......................................................... 89


4

3.1.1.Nhân vật người- yêu tinh.................................................................. 90
3.1.2. Nhân vật người- ma, quỷ................................................................. 96
3.1.3. Nhân vật người- thần, tiên............................................................... 99

3.1.4. Nhân vật người- dị nhân.................................................................. 101
3.2. Nhân vật người- người........................................................................ 103
3.3. Nhân vật ảo dị - nhân vật ảo dị........................................................... 105
Chương 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Liêu Trai chí dị..........

109

4.1. Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật....................................... 109
4.1.1. Các thủ pháp ngoại hiện.................................................................. 109
4.1.2. Các thủ pháp miêu tả tâm lý............................................................ 117
4.2. Kết cấu xây dựng nhân vật................................................................. 125
4.2.1.Kết cấu xây dựng nhân vật theo lối bổ dọc......................................

126

4.2.2. Kết cấu xây dựng nhân vật theo lối tương phản.............................. 126
KẾT LUẬN..............................................................................................

129

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ............................

131

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 132


5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nhân vật là phạm trù quan trọng của tác phẩm tự sự. Nghiên cứu
nhân vật khơng chỉ biết về nhân vật mà cịn góp phần vào việc nhận thức các
giá trị khác của tác phẩm.
Truyện truyền kỳ có hai yếu tố nổi bật là thực và hư. Giá trị đặc sắc của
bất cứ truyện truyền kỳ nào cũng được đồng thời tạo nên từ hai yếu tố trên.
Điều đó được thể hiện rõ nhất ở phương diện nhân vật- một trong những chìa
khóa tạo nên sức hấp dẫn của truyện truyền kỳ.
1.2. Liêu Trai chí dị là tác phẩm đỉnh cao của truyện truyền kỳ Trung
Quốc. Tác phẩm được ca ngợi là “đoản thiên tiểu thuyết chi vương” (vua của
truyện ngắn). Kể từ khi được khắc in lần đầu tiên (năm Càn Long thứ 31- năm
1766) đến nay, Liêu Trai chí dị đã vượt qua được sự thử thách của thời gian,
vượt qua biên giới một nước ảnh hưởng đến nhiều dân tộc. Tác phẩm được
chuyển sang nhiều ngôn ngữ. Năm 1916 được H.Giles chuyển sang Anh ngữ
lần đầu tiên dưới nhan đề Strange Stories from a Chinese Studio. Tác phẩm
còn được chuyển thể sang nhiều loại hình nghệ thuật khác: hí kịch, điện ảnh,
phim truyền hình,…Người ta thường nhắc đến hai từ liêu trai như: Gương
mặt liêu trai, hiện tượng liêu trai, kiểu liêu trai,...với nghĩa: kì dị, lạ thường,
ma qi…Có thể nói Liêu Trai chí dị có một sức sống mãnh liệt, diệu kì trong
đời sống tinh thần của nhân loại khơng chỉ vì giá trị hiện thực sâu sắc, tồn
diện mà cịn vì nghệ thuật viết truyện truyền kỳ điêu luyện, tài hoa. Nhà
nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi nhận định: “Với gần 500 truyện ngắn truyền kỳ
xen lẫn chí quái tập hợp trong bộ Liêu Trai chí dị, ơng đã dựng nên một thế
giới kì ảo mn hình nghìn vẻ, làm say mê bao bạn đọc trong hơn 300 năm
qua, bắt người ta phải nghiền ngẫm, khám phá không biết chán bức tranh
thực- ảo đầy bí ẩn của ơng” [10, 28].


6


Từ trước đến nay, ở nước ta việc nghiên cứu truyện truyền kỳ nói
chung và nghiên cứu nhân vật truyện truyền kỳ nói riêng chưa nhiều. Nghiên
cứu đề tài này góp phần khắc phục tình trạng ấy.
1.3.Liêu Trai chí dị có ảnh hưởng đáng kể đến truyện truyền kỳ Việt
Nam và nhiều thể loại nghệ thuật khác. Liêu Trai vốn là tên phòng văn của tác
giả đuợc người ta gọi như là một loại tác phẩm (truyện liêu trai). Nghiên cứu
nhân vật trong Liêu Trai chí dị góp phần nhận thức những ảnh hưởng đó.
1.4. Hiện nay trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở và trung học
phổ thông có một số tác phẩm thuộc truyện truyền kỳ: Chuyện người con gái
Nam Xương, Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), Con hổ có
nghĩa (Vũ Trinh), Dế chọi (Bồ Tùng Linh),... Nghiên cứu đề tài này góp phần
vào việc dạy học các tác phẩm đó tốt hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Nói đến thành tựu tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, người ta không thể
bỏ qua Liêu Trai chí dị, bởi giá trị phong phú của nó cũng như tính đại biểu
cho thành tựu đoản thiên tiểu thuyết truyền kỳ Trung Quốc. Tiểu thuyết
truyền kỳ Trung Quốc phát triển rực rỡ giữa đời Đường, tiếp tục được tiếp nối
vào đời Tống Ngun song bút lực khơng cịn được như trước; sang đầu đời
Minh, truyền kỳ mới hưng thịnh trở lại và đến đời Thanh, thể loại này đạt đến
đỉnh cao viên mãn với Liêu Trai chí dị của văn sĩ Bồ Tùng Linh.
2.1. Bồ Tùng Linh (1640-1715), người tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, tự
là Lưu Tiên (留仙) lại có tự là Kiếm Thần ( 剑臣), biệt hiệu: Liễu Tuyền cư
sĩ (柳泉居士), tự xưng là Dị Sử thị (异史氏), người đời vẫn gọi là Liêu Trai
tiên sinh (聊斋先生). Bồ Tùng Linh là thầy giáo nghèo ở làng quê, học giỏi,
18 tuổi đã đỗ đầu huyện, phủ, tỉnh trong khoa thi Đồng tử, được bổ Bác sĩ đệ
tử viên nhưng sau đó thi mãi khơng đỗ đạt gì, đến năm 71 tuổi mới đỗ Cống
sinh và chỉ 4 năm sau thì mất. Trong suốt thời gian hơn 40 năm từ khi hỏng


7


thi nhiều lần đến khi đậu cử nhân, ông trước tác nhiều bằng cổ văn. Ông là tác
giả của nhiều thơ, tiểu thuyết và truyện ngắn. Về tiểu thuyết có Liêu Trai văn
tập gồm 12 quyển. Về thơ có Liêu Trai thi tập gồm 6 quyển với hơn 1000 bài
thơ, 170 bài từ, 14 vở ca khúc dân gian và 3 vở tạp kịch. Nhưng nổi tiếng nhất
là tập tiểu thuyết truyền kỳ đoản thiên Liêu Trai chí dị. Tác phẩm lúc mới
hồn thành gồm 8 quyển, có cả thảy 491 truyện, ước hơn 40 vạn chữ, sáng
tác vào đầu đời nhà Thanh, được đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết văn
ngơn Trung Quốc. Liêu Trai chí dị giống một bộ tranh liên hoàn. Truyện tập
hợp các câu chuyện dân gian, phảng phất giống các truyện quái dị đời Lục
triều, các truyện truyền kỳ đời Đường nhưng vẫn có một tính cách riêng khá
độc đáo.
2.2. Từ lâu bộ tiểu thuyết bằng văn ngơn Liêu Trai chí dị là một sáng
tạo nghệ thuật độc đáo được các nhà nghiên cứu thừa nhận trên nhiều phương
diện. Nhiều vấn đề của Liêu Trai chí dị được các học giả Trung Quốc và
ngoại quốc rất quan tâm, đặc biệt là trong nhiều cuộc hội thảo quốc gia và
quốc tế về Bồ Tùng Linh được tổ chức từ 1988 đến nay. Do đó từ lâu đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu về Liêu Trai chí dị.
Trong Lời giới thiệu cuốn Liêu Trai chí dị do nhà xuất bản văn học
nghệ thuật quốc gia in ở Maxcơva năm 1957, viện sĩ N.T.Phêđôrencô đánh
giá: Bồ Tùng Linh là “tác giả truyện ngắn xuất sắc” của Trung Quốc. Năm
1950, ông được UNESCO kỉ niệm như một danh nhân văn hóa thế giới.
Bộ Liêu Trai chí dị được nhiều người đánh giá cao. Theo Nguyễn Cẩm
Xuyên: “Riêng ở Trung Quốc: truyện truyền kỳ ma quái cũng nhiều, trong đó
một tác phẩm vừa hấp dẫn người xem bởi nhiều tình tiết, vừa kỳ dị lại vừa
phản ánh cuộc sống thực của xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ là Liêu Trai chí
dị” [80]. Các tác giả Tiểu thuyết cổ Trung Quốc đánh giá: “Trung Quốc gọi là


8


đoản thiên tiểu thuyết. Có hàng vạn truyện, hàng trăm tuyển tập nhưng Liêu
Trai chí dị là nổi tiếng hơn cả” 74, 10 .
Lỗ Tấn trong Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc đã tìm hiểu cụ thể:
“Liêu Trai chí dị cũng có chia làm mười sáu quyển bốn trăm ba mươi mốt
chương, Tùng Linh đến tuổi năm mươi mới viết xong (...) Lại tương truyền
rằng người ẩn sĩ ở Sơn Dương (Vương Sỹ Trinh) khen ngợi sách muốn mua
mà không được, cho nên tiếng tăm lại càng lên, người ta đua nhau kể và sao
chép (...) Sách Liêu Trai chí dị lưu hành như gió đã hơn 100 năm, người mô
phỏng, kẻ tán tụng đều đông” [66, 272-278]. Đến khoảng đời Gia Tĩnh, tiểu
thuyết truyền kỳ đời Đường lại nổi lên, “từ đó người bắt chước đâu đâu cũng
thế, các văn nhân đại để đều thích viết một ít bài theo thể truyền kỳ. Còn
chuyện làm tiểu thuyết hợp lại thành một tập, thì có Liêu Trai chí dị là có
tiếng hơn cả” [66, 444].
Đặc trưng của tiểu thuyết chí quái từ Hán Ngụy về sau cho đến Lục
Triều là “tùng tàn, tiểu ngữ” (nhặt nhạnh chuyện vặt), “đạo thính đồ thuyết”
(chuyện kể ngồi đường), nói chung là những mẩu chuyện ngắn gọn, kỳ lạ
trong dân gian, không trang nghiêm chính thức gì, người biên soạn chỉ chép
lại coi là sự thật. Liêu Trai chí dị mặc dù kế thừa những mẩu chuyện chí nhân,
chí quái và truyền kỳ trước đó nhưng nó “đã rũ bỏ hết cái chất phác, vụng về”
và “đạo thính đồ thuyết” của tiểu thuyết chí quái buổi đầu. Các tác giả cuốn
Trung Quốc nhất tuyệt khẳng định những thành tựu nghệ thuật nổi bật của
Liêu Trai chí dị: “Tác giả dụng ý khắc họa hình tượng và tính cách nhân vật,
khéo léo đan kết các tình tiết câu chuyện kể lại một cách khéo léo hấp dẫn,
đẹp đẽ xúc động (...) Cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật, Liêu Trai chí dị đều đã
đẩy tiểu thuyết chí quái lên đến đỉnh cao, trở thành niềm kiêu hãnh vĩnh hằng
của tiểu thuyết chí quái” [11, 228-229].


9


Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh trong Văn học sử Trung Quốc, tập 3,
dành gần mười trang nghiên cứu về “Liêu Trai chí dị và những tiểu thuyết
đoản thiên khác”. Các tác giả đã chú ý đến những tiểu thuyết văn ngơn trước
đó và chỉ ra rằng: “Việc sáng tác những tiểu thuyết văn ngôn kể lại những câu
chuyện quỷ quái linh dị, được xem là một biện pháp gửi gắm nỗi buồn của tác
giả vào những truyện kỳ dị, là một hiện tượng khá phổ biến trong giới sĩ đại
phu trong cuối đời Minh trở về sau. Văn thể này đến thời Bồ Tùng Linh, càng
được phát huy đến mức cao độ trong quyển Liêu Trai chí dị này” [29, 603].
Họ chú ý đến cuộc đời tác giả Bồ Tùng Linh và những nét chính của tác
phẩm: dung lượng, nguồn gốc, nội dung, tư tưởng nghệ thuật,...Các tác giả đã
đánh giá: “Tư tưởng của Bồ Tùng Linh rất phức tạp (...) Những tác phẩm
chiếm địa vị chủ đạo trong bộ Liêu Trai chí dị là phê phán xã hội hiện thực và
ảo tưởng về một cuộc sống tốt đẹp” [29, 605]. Bên cạnh đó các nhà nghiên
cứu cũng chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến mọi người ưa thích bộ
truyện này chính là có nhiều chuyện kể về tình yêu giữa con người và hồ tinh.
Các tác giả của cuốn Tiểu thuyết cổ Trung Quốc đã rút ra nhận xét về
nguồn ảnh hưởng văn hóa dân gian trong sáng tác Liêu Trai chí dị: “Cuộc
sống gần gũi với quảng đại quần chúng khiến Bồ Tùng Linh có mối giao cảm
nhạy bén với đời sống văn hóa cộng đồng. Điều này đã đưa ông đến với bầu
trời bao la của những truyện thần kỳ, huyền bí, lưu truyền trong dân gian.
Liêu Trai chí dị chính là sự chưng cất của Bồ Tùng Linh từ kho tàng văn hóa
dân gian ấy” [74, 264]. Hơn thế, họ đã có nhận định sâu sắc về yếu tố hư và
thực trong tác phẩm đoản thiên này: “Bước vào thế giới của Liêu Trai, khơng
khí hư-thực cứ lung linh huyền ảo, chúng ta như được bao bọc trong bầu
không gian đậm đặc chất huyền thoại của Trung Hoa cổ trung đại. Song thực
tế Liêu Trai chí dị khơng đơn thuần là những chuyện ma quỷ hay thần tiên.
Một người có cuộc đời thăng trầm như Bồ Tùng Linh viết sách không để mà



10

“kể láo chơi”(...) Dù tác giả cố ý che dấu câu chuyện bằng lớp màn hư ảo
nhưng người đọc vẫn nhận ra cốt lõi hiện thực của nó” [74, 263-264]. Đồng
thời các tác giả đó khẳng định tài năng viết truyện truyền kỳ kiệt xuất của
Bồ Tùng Linh: “Tác giả Liêu Trai chí dị là nhà giáo nơng thơn đã say mê
sưu tầm chuyện lạ và sáng tạo lại theo một tiêu chí nhân văn cao cả và một
tư duy nghệ thuật mới mẻ. Bồ Tùng Linh sẽ được đọc về lâu về dài trong
cuộc sống hiện đại” [74, 10].
Trần Xuân Đề trong cuốn Về những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất của
Trung Quốc khẳng định khả năng phản ánh hiện thực rộng lớn của tác phẩm:
“Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh, Thuỷ hử hậu truyện của Trần Thầm,
Thuyết nhạc toàn truyện của Tiền Thái v.v..là thành tựu lớn nhất của giai
đoạn văn học đầu đời Thanh. Cả ba sử dụng những hình tượng nghệ thuật
mn màu muôn vẻ phản ánh cuộc sống của nhân dân, đề cao tinh thần dân
tộc. Họ trực tiếp hoặc gián tiếp tái hiện cuộc sống của xã hội và hơi thở của
thời đại ” [18 , 178].
Tác giả cuốn 180 nhà văn Trung Quốc nhận định về khuynh hướng
sáng tác của tác giả Bồ Tùng Linh trong cuốn Liêu Trai chí dị đồng thời
khẳng định vị trí của tác phẩm trên văn đàn thế giới: “Bồ Tùng Linh đem chủ
nghĩa lãng mạn của tiểu thuyết thời Lục triều kết hợp với chủ nghĩa hiện thực
trong tiểu thuyết nhà Đường hình thành phong cách lãng mạn kết hợp với
hiện thực rất độc đáo để sáng tác Liêu Trai chí dị (…) Trong lịch sử văn học
Trung Quốc, Liêu Trai chí dị đã mở ra một giai đoạn phát triển mới cho tiểu
thuyết văn ngôn mà những thành tựu ông đạt được vô cùng xuất sắc. Trong
văn học thế giới, tập truyện này cũng có vị trí quan trọng, đến nay Liêu Trai
chí dị đã được dịch ra mười mấy thứ tiếng” [31, 196].
Có những tác giả lại chú ý đến một trong những vấn đề nổi trội trong
tác phẩm này là vấn đề tính dục. Hồ Đắc Duy có bài viết với nhan đề: Lệch



11

lạc tình dục trong tác phẩm Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh [17], Trần Thế
Hương có bài: Liêu Trai chí dị từ góc nhìn tính dục học [35].
Nguyễn Huệ Chi trong bài Một vài phương diện tư tưởng và nghệ thuật
của Bồ Tùng Linh trong Liêu Trai chí dị đã chỉ ra “Tư tưởng của Bồ Tùng
Linh là cả một khối phức tạp chứ không thuần nhất” [10, 28]. Ông vừa là đại
biểu trung thành của Nho giáo, vừa có trong mình những nhân tố phi Nho
giáo, vừa tin vào kiếp luân hồi của nhà Phật vừa cảm tình với phép thuật
trường sinh của giới đạo sĩ,... Điều này chi phối đến việc xây dựng thế giới
hình tượng nhân vật trong Liêu Trai chí dị. Nguyễn Huệ Chi đã phân tích kiểu
nhân vật nho sinh, nhân vật đạo sĩ và nhân vật người phụ nữ. Từ đó nhà
nghiên cứu giải thích căn ngun vấn đề: “Có phải có một sự phân thân trong
chính con người tác giả: một Bồ Tùng Linh trong niềm cảm hứng lãng mạn
mê cuồng và một Bồ Tùng Linh hoàn toàn tỉnh táo? Một Bồ Tùng Linh nghệ
sĩ và một Bồ Tùng Linh đặc biệt nho sĩ?” [10, 32].
Nguyễn Thị Bích Dung trong bài viết: Chân dung kẻ sĩ - thương nhân
trong Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh đã có nhiều phát hiện về kiểu nhân
vật thương nhân vốn xuất phát là những nho sinh bất đắc chí trong thi cử. Từ
đó nhận ra được những tư tưởng tiến bộ mới mẻ, vượt thời đại của ông trong
quan niệm về thời thế, về thương nhân- nho sĩ [13].
Đề cập đến nhân vật trong Liêu Trai chí dị cịn có các cơng trình khác
đáng lưu ý: Giới thiệu bộ truyện Liêu Trai chí dị và tác giả Bồ Tùng Linh
(Đàm Quang Hưng) [33]; Phong cách nghệ thuật Liêu Trai (Trần Văn Trọng)
[77], Thơ văn cổ Trung Hoa- mảnh đất quen mà lạ (Nguyễn Khắc Phi)
[55];…Bên cạnh đó, có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu về truyện truyền
kỳ liên quan đến tác phẩm Liêu Trai chí dị: Những biến đổi của yếu tố kỳ và
thực trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam (Vũ Thanh) [70]; Truyện truyền kỳ
Trung Quốc (Lâm Ngữ Đường) [19]; Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển



12

Trung Quốc (100 điều) (Khâu Chấn Thanh), (Mai Xuân Hải dịch) [68]; Cái
“kì” trong tiểu thuyết truyền kì (Đinh Phan Cẩm Vân) [78];v.v..
Nhìn chung, các cơng trình đã có những thành tựu nghiên cứu đáng kể
về nhân vật trong truyện truyền kỳ nói chung và nhân vật trong Liêu Trai chí
dị nói riêng. Các thành tựu nghiên cứu đó thực sự đóng vai trị rất lớn trong
việc gợi ý cho những người đi sau tiếp tục triển khai những đề tài liên quan
đến tác phẩm Liêu Trai chí dị.
Khi nghiên cứu vấn đề nhân vật trong Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng
Linh, các nhà nghiên cứu chưa có sự so sánh một cách thoả đáng với một số
tác phẩm truyện truyền kỳ khác và một số tác phẩm thuộc thể loại khác trong
tự sự Trung đại (truyện ký, tiểu thuyết chương hồi,...) để thấy rõ những nét
khu biệt đặc trưng làm nên đặc sắc riêng, sức hấp dẫn riêng của cuốn “thiên
cổ kỳ thư” này.
Các cơng trình chỉ chưa nghiên cứu thế giới nhân vật trong bộ tiểu
thuyết truyền kỳ Liêu Trai chí dị một cách tồn diện, khái quát để từ đó hệ
thống được các loại nhân vật chủ yếu và các mơ hình xây dựng nhân vật phổ
biến trong bộ tiểu thuyết đoản thiên nổi tiếng này.
Hầu hết các cơng trình nghiên cứu đều chưa đề cập tới nghệ thuật xây
dựng nhân vật đặc sắc trong Liêu Trai chí dị một cách hệ thống và chưa chỉ ra
được ảnh hưởng của những phương thức xây dựng nhân vật này đến văn xuôi
Việt Nam trung đại và hiện đại (truyện truyền kỳ, truyện ngắn ảo dị, tiểu
thuyết kỳ ảo,...)
Nghiên cứu nhân vật trong Liêu Trai chí dị vẫn là điều cần thiết. Với
thái độ thực sự cầu thị, chúng tơi đã tiếp thu có chọn lọc những kiến giải của
người đi trước, đồng thời tiếp tục tìm hiểu, triển khai một cách có hệ thống về
đề tài này để hiểu hơn về thế giới nghệ thuật, tài năng văn chương cùng với

những tiến bộ về mặt tư tưởng của văn sĩ Bồ Tùng Linh.


13

3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Nhận thức những phương thức phản ánh hiện thực và biểu lộ tư
tưởng tình cảm độc đáo ở phương diện nhân vật trong Liêu Trai chí dị.
3.2. Khái quát các loại nhân vật chủ yếu và các mơ hình xây dựng nhân
vật phổ biến trong Liêu Trai chí dị.
3.3. Nhận định những phương thức nghệ thuật chủ yếu trong việc tổ
chức, xây dựng thế giới nhân vật Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Từ đó,
bước đầu thấy được ảnh hưởng của những phương thức xây dựng nhân vật
trong Liêu Trai chí dị đến văn xuôi Việt Nam trung đại và hiện đại (truyện
truyền kỳ, truyện ngắn ảo dị, tiểu thuyết kỳ ảo,...).
3.4. Khu biệt các vấn đề trên ở nhân vật Liêu Trai chí dị so với một số
tác phẩm truyện truyền kỳ khác và một số tác phẩm thuộc thể loại khác trong
tự sự trung đại ( truyện ký, tiểu thuyết chương hồi,...).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.Nhận ra đặc trưng khu biệt của thể loại truyện truyền kỳ biểu hiện ở
phương diện nhân vật trong Liêu Trai chí dị. Đó là vấn đề hư và thực.
4.2. Khảo sát, thống kê để phát hiện, nghiên cứu, khái quát được các
loại nhân vật chủ yếu và các mơ hình xây dựng nhân vật phổ biến trong tác
phẩm Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh.
4.3. Nghiên cứu các phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu
và đặc sắc của Liêu Trai chí dị .
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Luận văn tập trung chú trọng nghiên cứu về nhân vật của Liêu Trai

chí dị. Các phương diện khác làm nên chỉnh thể nghệ thuật của Liêu Trai
chí dị- dĩ nhiên luận văn vẫn quan tâm nhưng chỉ dùng làm cơ sở để làm
nổi bật đặc điểm của thế giới nhân vật trong Liêu Trai chí dị.


14

5.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chọn một trong những văn bản dịch có số truyện vừa phải
và đáng tin cậy nhất để nghiên cứu. Đó là bộ Liêu Trai chí dị ( Lời bình:
Tản Đà, lời bạt: Chu Văn) gồm 78 truyện của Nxb Văn học, Hà Nội, 2002.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn học phổ biến
như: thống kê- phân loại, hệ thống, đối sánh, phân tích, tổng hợp,...Trong đó
chú trọng phương pháp hệ thống và phương pháp đối sánh.
7. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
7.1. Đóng góp của luận văn
Đây là đề tài nghiên cứu một cách hệ thống về nhân vật của Liêu Trai
chí dị. Từ góc nhìn đặc trưng truyện truyền kỳ chỉ ra được hai yếu tố hạt nhân
xây dựng nên thế giới nhân vật trong Liêu Trai chí dị đó là hư và thực; từ việc
khảo sát, thống kê chi tiết thế giới nhân vật đã khái quát được các loại nhân
vật chủ yếu, các mơ hình nhân vật phổ biến của tác phẩm; đồng thời chỉ ra
được nghệ thuật xây dựng nhân vật của Liêu Trai chí dị.
7.2. Cấu trúc của luận văn
Ngồi Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày
trong bốn chương:
Chương 1: Hư và thực ở phương diện nhân vật của Liêu Trai chí dị
Chương 2: Các loại nhân vật chủ yếu của Liêu Trai chí dị
Chương 3: Các mơ hình nhân vật phổ biến của Liêu Trai chí dị
Chương 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Liêu Trai chí dị

Cuối cùng là Tài liệu tham khảo


15

CHƢƠNG 1: YẾU TỐ HƯ VÀ THỰC Ở PHƢƠNG DIỆN NHÂN VẬT
CỦA LIÊU TRAI CHÍ DỊ
1.1. Giới thuyết một số vấn đề
1.1.1. Nhân vật
Thuật ngữ “nhân vật” lấy từ tiếng Pháp và có nguồn gốc La-tinh:
personal. Nhân vật văn học in dấu những xu hướng tiến hóa của tư duy nghệ
thuật. Nhân vật là nơi tập trung thể hiện ý đồ nghệ thuật, những quan niệm về
con người và cuộc sống của nhà văn. Nhân vật là: “Hình tượng nghệ thuật về
con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại tồn vẹn của con người
trong nghệ thuật ngơn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học, có khi cịn là
các con vật, các lồi cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc
điểm giống như con người” [3, 241]. “Hệ thống nhân vật bộc lộ nội dung của
tác phẩm, nhưng tự nó lại là một trong các phương diện của kết cấu tác phẩm”
[57, 212]. Nhân vật là trung tâm của mọi sự miêu tả nghệ thuật. Chức năng cơ
bản của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống, là phương tiện
khái quát tính cách số phận của con người và các quan niệm về chúng. Nhân
vật là hình chiếu của những dồn nén tâm lý hoặc sự phản chiếu thế giới tư
tưởng của tác giả hoặc được coi như hình chiếu của đời sống xã hội. Hay nói
cách khác đó là nơi gửi gắm thông điệp của nhà văn và cũng là nơi tiếp nhận,
giải mã những vấn đề hiện thực hoặc phi hiện thực cốt yếu được đặt ra trong
tác phẩm. Vì vậy nhân vật ln gắn bó chặt chẽ với chủ đề tư tưởng tác phẩm.
Nhân vật văn học và con người thật không đồng nhất. Nhân vật văn học
thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con
người, là phương tiện để nhà văn khái quát tính cách, số phận con người. Tuy
nhiên nhân vật văn học được thể hiện bằng nhiều phương tiện nghệ thuật.

Nhân vật văn học mang tính ước lệ, “không phải giản đơn là những bản dập
của con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ


16

tư tưởng của tác giả” (B.Brếch). Nhân vật có mối quan hệ mật thiết với các
yếu tố nghệ thuật khác trong chỉnh thể tác phẩm. “Nhân vật là một chất liệu có
tính bản thể của tự sự (...) cần phải được ứng xử như một hệ thống có quan hệ
nội tại và giá trị của các yếu tố được tạo sinh từ mối quan hệ giữa các yếu tố
cấu thành nên hệ thống này” [42, 242-243]. Nhân vật văn học vừa có đặc điểm
phổ quát vừa có đặc điểm cá biệt của thể loại.
1.1.2. Truyện truyền kỳ
Lâm Ngữ Đường khẳng định: “Đoản thiên tiểu thuyết chỉ thực sự thành
một hình thức nghệ thuật kể, từ đời Đường (thế kỷ 8 và thế kỷ 9), trong đó
những đoản thiên tiểu thuyết dồi dào tính nghệ thuật nhất lại là loại truyền kỳ.
Loại truyện truyền kỳ này đều ngắn gọn, thường vào khoảng nghìn chữ trở
lại, viết theo lối văn cổ, đặc biệt sống động, lạ kỳ, vơ cùng kích thích trí tưởng
tượng” [19, 6] .
“Tiểu thuyết truyền kỳ” được các tác giả cuốn Từ điển Văn học (bộ mới)
giới thuyết khá đầy đủ, chi tiết:
Đó là “một hình thức văn xi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt nguồn
từ truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành bác học, sử dụng
những môtip kỳ quái hoang đường, lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần
thế, nhằm gợi hứng thú cho người đọc” [28, 1730]. Tiểu thuyết truyền kỳ có
nhiều đặc điểm nổi bật. Trong đó có những đặc điểm đáng lưu ý, đó là: Thứ
nhất, nó có dung lượng ngắn, kết cấu khơng phải theo truyện dài thu ngắnphần nào đã có dáng dấp của thể loại truyện ngắn cận hiện đại. Thứ hai, có sự
tham gia của yếu tố thần kỳ vào câu chuyện. Nhưng đó khơng phải là do những
lực lượng tự nhiên được nhân hóa như kiểu thần thoại, hoặc những nhân vật có
phép lạ như: trời, bụt, thần tiên,…trong truyện cổ tích thần kỳ mà phần lớn ở

ngay hình thức phi nhân tính của nhân vật (ma quỷ, hồ ly, vật hóa người). Tuy
nhiên, trong truyện bao giờ cũng có những nhân vật là người thật, và chính


17

những nhân vật mang hình thức “phi nhân” thì cũng chỉ là cách điệu, phóng đại
của tâm lý, tính cách một loại người nào đấy. Vì thế truyện truyền kỳ có giá trị
nhân bản sâu sắc.
Xét theo lịch sử, “tiểu thuyết truyền kỳ” có kế thừa một số nhân tố từ tiểu
thuyết chí quái thời Lục triều nhưng đã vượt bậc về nhiều mặt, nên có thể nói
đây là sản phẩm cả một thời đại mới: triều đại nhà Đường (618- 907). “Cái tên
“truyền kỳ”, từ thời Đường tới thời Minh tuy đã trải qua bốn lần thay đổi,
nhưng chưa hề tách rời khỏi những tác phẩm có tính cách tự sự như loại tiểu
thuyết, hý kịch vốn vẫn có tình tiết” [Dẫn theo 68, 130]. Hai chữ “truyền kỳ”
mãi đến giai đoạn Vãn Đường mới chính thức khai sinh trong tên gọi tập sách
của Bùi Hình tuy vậy thể loại truyền kỳ thì đã được xác lập ngay từ thời sơ
Đường với các truyện: Cổ kính ký- Vương Độ, Du tiên quật- Trương Thuốc,…
đến giai đoạn Trung Đường, tiểu thuyết truyền kỳ bước vào thời kỳ phồn thịnh
chưa từng có, tác phẩm nhiều, tác gia danh tiếng cũng nhiều, có mặt hầu hết
các thiên truyện ưu tú nhất: Nam Kha Thái thú truyện- Lý Công Tá; Oanh
Oanh truyện- Nguyên Chẩn;…Truyện truyền kỳ đời Đường kế thừa truyền
thống chí quái thời Lục triều, tuy nhiên hai loại tác phẩm này cũng có sự khác
biệt. Chí qi chủ yếu viết về thần linh quái đản, còn nhân vật chủ yếu trong
truyện truyền kỳ là con người. Vào thời Vãn Đường tiểu thuyết truyền kỳ dưới
hình thức từng chương riêng rẽ có giá trị kiệt xuất khơng cịn bao nhiêu, chỉ
thấy một vài thiên lưu lại như: Vô Song truyện; Linh ứng truyện;…đều không
rõ tác giả. Tuy các tập truyện truyền kỳ lại xuất hiện với số lượng rất lớn như:
Huyền quái lục- Ngưu Tăng Nhụ, Tục huyền quái lục- Lý Phục Ngơn,…nhưng
rất ít truyện cịn giữ được cách miêu tả sinh động, tinh tế như trước mà đa số

các truyện đều vụn vặt, cốt truyện giản lược.
Trong ba thế kỷ, “truyện truyền kỳ” là sự sáng tạo nghệ thuật có ý thức.
Bản thân thể loại đã tự vận động, đổi mới so với tiểu thuyết chí quái ở bốn


18

điểm lớn: Thứ nhất, về đề tài đây là một bước ngoặt quan trọng, phản ánh sự
biến chuyển từ nội dung ma quái sang nội dung xã hội, và từ xã hội nông
nghiệp sang xã hội thị dân, mặc dù cái vỏ kỳ ảo vẫn còn; Thứ hai, về kết cấu,
tiểu thuyết truyền kỳ đã trở thành những đoản thiên tiểu thuyết tương đối hồn
chỉnh, cốt truyện đa dạng, tình tiết phong phú, hấp dẫn; Thứ ba, nhân vật của
truyện truyền kỳ nói chung được xây dựng với dụng ý nghệ thuật cao, khơng
đơn giản như hình tượng nghệ thuật của truyện chí qi ; Thứ tư, ngơn ngữ của
tiểu thuyết truyền kỳ là đan xen biền văn, tản văn và biến văn, việc biểu hiện
sắc thái tình cảm qua lời thoại của nhân vật cũng trở nên uyển chuyển, nhuần
nhị hơn.
Một điều đáng ghi nhận nữa là “Bước tiến của truyện truyền kỳ tuy vượt
lên rất xa trong nghệ thuật tiểu thuyết so với chí quái nhưng trên một tiến trình
lịch sử, vẫn có những bước thăng trầm nhất định. Vào giai đoạn Vãn Đường
yếu tố thần quái lại chi phối cảm hứng nhà văn, và nhiều tập sắc thế tục trong
nội dung xã hội của thể loại bị hạ thấp, nghệ thuật sút kém trông thấy. Nhưng
xét đến cùng, nỗi khao khát tìm biết những điều quái dị trong thế giới khách
quan vốn là một tâm thức xã hội, một nhu cầu không thể dập tắt của con người
thời trung đại, chính nó lại đặt ra cho truyện truyền kỳ một thử thách mới: phải
nỗ lực tìm tịi biến cải về nghệ thuật để chuyển bằng được cái “quái” trở thành
một đối tượng thẩm mỹ cao hơn. Và sau bốn, năm thế kỷ khơng có đóng góp gì
đáng kể, tưởng chừng đã bị hình thức thoại bản đời Tống lấn át, đến giai đoạn
Minh- Thanh, văn học Trung Quốc lại chứng kiến một bước đột khởi của tiểu
thuyết truyền kỳ: nhiều tập truyện có tiếng lần lượt xuất hiện trở lại chiếm lĩnh

vị trí hàng đầu trong thể loại đoản thiên (...) Nhiều truyện có độ dài vượt hẳn
truyền kỳ đời Đường” [28, 1731]. Điều đáng kể là tuy chưa thuộc vào chặng
đường hoàn kết nhưng các tập truyền kỳ thời này lại có ảnh hưởng khá rộng.
Tiêu biểu là Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu.


19

Bước nhảy vọt của “tiểu thuyết truyền kỳ” Trung Quốc phải kể từ sau
đời Gia Tĩnh đến khoảng niên hiệu Khang Hy (1662-1722) nhà Thanh. Nhiều
cây bút truyền kỳ kế tiếp nhau xuất hiện: Thái Vũ, Từ Phương, Vương Sỹ
Trinh,... Bấy nhiêu văn nhân đã đóng góp vào giai đoạn này hàng chục tập
truyện làm cho “tiểu thuyết truyền kỳ” khởi sắc. “Điều quan trọng hơn, họ đã
làm nền cho sự ra đời một kiệt tác hàng đầu của toàn bộ dịng văn học truyền
kỳ: bộ Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Với việc xuất hiện Liêu Trai chí dị,
tiểu thuyết truyền kỳ đã lấy lại được phong độ và sức chinh phục của nó trên
văn đàn (...) Dầu sao, sau Liêu Trai chí dị, thể loại truyền kỳ hình như đã phát
triển đến cực hạn. Bước kế sau đó tuy có rơm rả nhưng khơng cịn gì thật mới
mẻ, về một mặt nào đó là sự chững lại để đi vào chặng đường suy tàn” [28,
1732].
Sự suy tàn của thể loại truyền kỳ có nhiều nguyên nhân. Trước hết là do
những mâu thuẫn giằng xé đang làm rạn vỡ từng bước sự bình ổn của nó, và
các chính sách nghiệt ngã đối với trí thức, nhất là chính sách “văn tự ngục”
được ban hành. Mặt khác, sức sống khoẻ mạnh của ngôn ngữ bạch thoại cũng
đẩy tiểu thuyết văn ngơn vào thế già cỗi. Bên cạnh đó, thành tựu đột xuất của
Liêu Trai chí dị đã gây nên một hiện tượng bắt chước, mô phỏng bất lợi cho
sáng tạo nghệ thuật. Nhiều cây bút xuất hiện sau Bồ Tùng Linh đã đi theo vết
chân của ông trong việc phối hợp giữa “kỳ” và “quái” nhưng lại không nắm
được sự sáng tạo tài hoa của tác giả Liêu Trai chí dị trong những kết hợp thiên
tài ấy, nên họ đã vơ tình trở lại với thể chí qi đời Tấn mà rời xa thể truyền kỳ.

Cũng có người theo được bút pháp của Liêu Trai chí dị, song do không vượt
nổi sức ám ảnh của bút lực Bồ Tùng Linh, họ bắt chước Liêu Trai chí dị nhưng
đa số các truyện lập ý không cao, nội dung tủn mủn, “năng lực biểu hiện nghệ
thuật khơng khoẻ” (Tích liễu chích đàm của Phùng Khởi Phong). “Cũng như
cuối giai đoạn truyền kỳ đời Đường có sự trở lại lối viết chí quái, chắp nối, vụn


20

vặt, thành từng mẩu đầu Ngơ mình Sở, hiện tượng mơ phỏng sao chép cách
viết Liêu Trai chí dị ở giai đoạn suy tàn của tiểu thuyết truyền kỳ thời cuối
Thanh làm mất dần sức sống của thể loại cũng là điều dễ thấy. Cho đến thời
hiện đại, tiểu thuyết truyền kỳ Trung Quốc vẫn còn xuất hiện nhưng đặc trưng
nghệ thuật đã thay đổi. Đó chỉ là truyện ngắn hiện đại mơ phỏng truyền kỳ.”
[28, 8199].
Liêu Trai chí dị với cái “bản lai chân diện mục” của nó mới được coi là
một bộ truyện “chí dị” (ghi chép chuyện lạ) của Bồ Tùng Linh. Chính tính hệ
thống của bộ truyện mới làm nên giá trị của tác phẩm vẫn được coi là một
trong những phản ánh nghệ thuật độc đáo của cuộc sống xã hội và văn hóa
Trung Quốc thời Thanh.
“Đoản thiên tiểu thuyết truyền kỳ” là một thể loại văn học độc đáo.
Đoản thiên tiểu thuyết là nói đến hình thức kết cấu của tác phẩm bao gồm
nhiều truyện ngắn hoàn chỉnh xâu chuỗi lại trong một hệ thống chặt chẽ thành
một chỉnh thể tác phẩm nghệ thuật toàn vẹn. Đây là tập hợp những tác phẩm
tự sự cỡ nhỏ có dung lượng ngắn chỉ vài chục trang, khả năng phản ánh rất
hạn hẹp, biến cố và các sự kiện tương đối ít thường chỉ tập trung trong một
khơng gian nhất định. Điều này hồn tồn khác với tiểu thuyết trường thiên,
câu chuyện sẽ được kéo dài ở nhiều chương nhiều hồi khác nhau trong thời
gian dài và không gian rộng. Nếu xét ở cấp độ chỉnh thể nghệ thuật thì mỗi
truyện ngắn trong Liêu Trai chí dị là một chỉnh thể nghệ thuật tồn vẹn. Đó là

những câu chuyện riêng lẻ hồn chỉnh tưởng chừng như khơng liên quan đến
nhau nhưng nội dung tư tưởng lại quan hệ với nhau bởi nó được xây dựng
trên một số chủ đề lớn. Dưới góc độ kết cấu liên văn bản thì mỗi truyện ngắn
là một yếu tố cấu thành nên một chỉnh thể nghệ thuật lớn hơn, đó là bộ Liêu
Trai chí dị. Nhà văn Lỗ Tấn đã từng gọi tiểu thuyết đoản thiên là “một bức
tranh được ghép từ các mảnh giấy vụn”. Đây là một sáng tạo độc đáo của tác


21

giả Bồ Tùng Linh. Chính vì vậy, tác phẩm vừa phản ánh các mảng đề tài riêng
lẻ, vừa khái quát những vấn đề rộng lớn mang tính chất thời đại.
“Truyền kỳ” là nói đến đề tài của tác phẩm thường đề cập đến những
chuyện kỳ lạ, hư ảo. “Như tên gọi của thể loại, truyện truyền kỳ dùng yếu tố
kỳ ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Yếu tố kỳ ảo có thể
là nhân vật, sự vật, cốt truyện. Cũng cần lưu ý trong yếu tố kỳ thì kỳ ảo là chủ
yếu nhưng khơng loại trừ yếu tố kỳ lạ không đồng nhất với yếu tố kỳ ảo” [71,
201]. Yếu tố kỳ là yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm
truyền kỳ, nó “tạo nên sức hấp dẫn bề nổi cho câu chuyện truyền kỳ như được
khoác cái áo sặc sỡ, bắt mắt (...) Vì vậy có thể nói “kỳ” là quan niệm, là cái
nhìn về thế giới của truyền kỳ” [78, 49-53].
Với ưu thế đó, “truyện truyền kỳ” trở thành một thể loại có tính chất
quốc tế. Nó được sử dụng phổ biến trên một không gian rộng lớn gồm Trung
Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,... trong hàng chục thế kỷ. Truyền kỳ là
một kiểu truyện ngắn, có nguồn gốc từ Trung Quốc được truyền vào Việt
Nam và thực sự phát triển ở thế kỉ XV với Thánh Tông di thảo tương truyền
của Lê Thánh Tông, phát triển rực rỡ ở thế kỷ XVI với Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ. Thể loại này còn tiếp tục phát triển ở thế kỷ XVIII với Truyền kỳ
tân phả của Đoàn Thị Điểm, thế kỷ XIX với Tân truyền kỳ lục của Phạm Q
Thích, Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh,…

Ở Việt Nam khái niệm “truyện truyền kỳ” được hiểu rộng hẹp khác
nhau. Có nhà nghiên cứu xếp tất cả các tác phẩm văn xi có yếu tố thần linh
ma qi hoặc kỳ dị vào “truyện truyền kỳ”. Có người nêu thêm tiêu chí hư
cấu của nhà văn và cho rằng chỉ xếp vào truyện truyền kỳ những truyện có
con người là nhân vật chính chứ khơng phải thần linh ma quỷ.
“Tiểu thuyết truyền kỳ” có sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc chính là bởi
yếu tố hư cấu. Đó là “nhân kỳ sự thậm kỳ đặc, vị kinh nhân kiến nhi truyền


22

chi” (tình tiết của nó khác lạ độc đáo, chưa được người nhìn thấy và lưu
truyền). Có những tình tiết mới mẻ và độc đáo, thì mới có thể khắc họa được
hình tượng nhân vật có tính cách rõ ràng. Lý Ngư cho rằng: “Có tình tiết lạ
mới có văn chương lạ? Có văn chương lạ mới có thể viết ra nhân vật lạ” (Hữu
kỳ sự, phương hữu kỳ văn, hữu kỳ văn, tài hữu khả năng tả xuất kỳ nhân)
[Dẫn theo 68, 131]. M.Gocki xem tình tiết là một thủ pháp quan trọng trong
việc miêu tả tính cách nhân vật, là “lịch sử cấu thành và phát triển của tính
cách” [Dẫn theo 68, 131]. Các tình tiết lạ có vai trò rất quan trọng trong việc
xây dựng thế giới nhân vật Liêu Trai chí dị mn hình mn sắc. Nó góp
phần đưa tác phẩm này trở thành một thành tựu chói lọi của thể loại “tiểu
thuyết truyền kỳ”, “dường như làm lu mờ hết mọi đỉnh cao của thể loại này
trong bất kỳ giai đoạn nào về trước. Nó là bước phủ định “tiểu thuyết thơ
văn” dưới thời Cù Hựu, trả lại cho tiểu thuyết truyền kỳ ngôn ngữ tản văn pha
chút ít biền văn dưới thời Đường Tống. Nó cũng đưa tiểu thuyết đoản thiên
đến trình độ hiện đại, mặc dù một bộ phận vẫn chưa đoạn tuyệt với hình thức
truyện kể xen bút ký” [28, 1732]. Các tác giả của cuốn Trung Quốc nhất tuyệt
đánh giá rất cao Liêu Trai chí dị: “Bồ Tùng Linh đời Thanh dùng “phương
pháp truyền kì” sáng tác Liêu Trai chí dị. Các hý khúc và tiểu thuyết này đến
nay vẫn là bộ phận tổ thành quan trọng trong đời sống nghệ thuật của mọi

người” [11, 218]. Trong Liêu Trai không phải viết “kỳ” để mà “kỳ”, để “kể
láo chơi” hay “mua vui cũng được một vài trống canh” mà để gửi gắm, để ngụ
ý răn dạy. Các nhân vật, các chi tiết đều có yêu ghét, có chê trách, có ngợi ca,
có khuyến khích,... Nó đã thể hiện được “yếu chỉ của đoản thiên tiểu thuyết là
miêu tả nhân tính “Chích liền tóe máu ”(ý nói đánh trúng điểm yếu) hoặc biểu
hiện những tri kiến chân thực, sáng rỡ trong cuộc sống, nhân đó khêu gợi lịng
trắc ẩn của nhân loại, tình u và lịng đồng tình khiến người đọc cảm thấy
khối cảm” [19, 5]. Cũng vì vậy ở mỗi truyện hầu như đều tìm thấy sự “chân


23

thú” trong các yếu tố hư. Theo Thang Hiển Tổ, hư “là vô số những mâu thuẫn
hiện thực phức tạp biến hóa lẫn nhau, dẫn tới những biến hóa của ảo tưởng
chủ quan, của tưởng tượng” [Dẫn theo 68, 136]. Theo đó, cái kì lạ, hư ảo bắt
nguồn từ cuộc sống hiện thực.
Tóm lại, lẽ tồn tại của “truyện truyền kỳ” là ở chỗ đưa đến một bức
tranh lạ về thế giới hiện thực và con người bằng những cách nhìn khác.
Trong “truyện truyền kỳ”, nhân vật có vị trí hết sức quan trọng. Đối với
văn xi tự sự nói chung, “sự lựa chọn nhân vật, xây dựng những mối quan
hệ giữa các nhân vật là điểm hội tụ nội dung tác phẩm, là phương tiện nghệ
thuật thể hiện quan niệm về con người, về xã hội của mỗi tác giả” [37, 65].
Nhân vật chính là phương tiện quan trọng bậc nhất thể hiện tư tưởng trong tác
phẩm tự sự nói chung, tiểu thuyết truyền kỳ nói riêng. “Nó là phương diện thứ
nhất của các tác phẩm ấy” [57, 18], quyết định phần lớn cốt truyện, kết cấu,
việc lựa chọn chi tiết và các phương tiện ngơn ngữ. Do đó “khi thuyết minh tư
tưởng của các tác phẩm tự sự, kịch, điều quan trọng trước hết là phải hiểu
chức năng của hệ thống nhân vật, nội dung và ý nghĩa của nó” [57, 215-216].
Hệ thống nhân vật thể hiện trình độ tư duy nghệ thuật của thời đại văn
học, thể loại và từng tác giả. Nhìn từ góc độ khắc họa tính cách nhân vật thì

văn học thời Hán Ngụy, Lục Triều còn đơn giản, sơ lược. Đến truyền kỳ đời
Đường hình tượng nhân vật được khắc họa sinh động hơn. Đến văn học Minh
Thanh, các bộ tiểu thuyết mới chú trọng khắc họa hình tượng nhân vật hồn
chỉnh trong đó có Liêu Trai chí dị.
Nhân vật trong “truyện truyền kỳ” góp phần khu biệt đặc trưng thể loại.
Thường tác giả chỉ kể một đoạn đời của nhân vật, thậm chí chỉ đóng khung
trong một giấc mộng, một cuộc trị chuyện, một cuộc gặp gỡ,… Sự xuất hiện
của nhân vật thường gắn liền với hành trạng của nhân vật (họ tên, nguồn gốc
xuất thân, quê quán, tính cách,...). Nhân vật được phân theo loại thiện- ác, tốt-


24

xấu, nhưng nhiều khi đã có tính cách riêng, đơi lúc đã có bóng dáng “con
người cảm nghĩ” bên cạnh “con người hành động”. Có những nhân vật là
những hình tượng tính cách, dù tính cách ấy định hình “tĩnh” chứ khơng
“động”. Qua các sự kiện, biến cố, tính cách ngày càng được bộc lộ rõ nét.
Nhìn chung hình thức thể hiện nội tâm nhân vật trong truyền kỳ còn khá đơn
giản, thường dùng thơ để “ngụ tình”. Nhân vật trong Liêu Trai chí dị tuy cũng
khơng nằm ngồi các đặc điểm đó nhưng đạt đến một trình độ cao hơn.
Thành tựu đáng kể của Liêu Trai chí dị là việc kết hợp yếu tố hư và
thực để khắc họa thành cơng hệ thống hình tượng nhân vật, xây dựng được
một thế giới nhân vật đa dạng có tính cách sắc nét, nội tâm phong phú đồng
thời hình thành nên một số mơ hình xây dựng nhân vật khá độc đáo mang
đậm nét đặc trưng thể loại. Với thành tựu đó, Liêu Trai chí dị trở thành một
hiện tượng lạ và kỳ vĩ trong văn học Trung Quốc.
1.1.3. Hư và thực
Hư và thực là một cặp phạm trù quan trọng trong mỹ học Trung Quốc
cổ điển. Hai đặc tính này có ở mọi thể loại chứ khơng riêng gì truyền kỳ vì nó
là bản chất của sáng tạo nghệ thuật. Nói như Tạ Triệu Chế đời Minh: “Phàm

tiểu thuyết hay tạp kịch, hý khúc đều phải “nửa hư, nửa thực” (hư thực tương
bán). Cơ sở thống nhất hư với thực phải đạt được tình và cảnh đều thực sự
phù hợp” [Dẫn theo 25, 111]. Truyền kỳ là một thể loại văn xuôi độc đáo.
“Truyền kỳ là sao chép sự kỳ quái” ( Đào Duy Anh), là truyền đi một sự lạ.
Đó là thể loại “thuật kỳ kí dị” (thuật điều kỳ lạ, ghi sự khác thường- Lăng Vân
Hàn), “kì văn dị sự” (văn lạ, việc lạ), “phi kỳ bất truyền” (không lạ không
truyền). Truyền kỳ phản ánh hiện thực qua kết hợp cái thực với cái kỳ lạ, hư
ảo. Do đó, hạt nhân tự sự đầu tiên phải kể đến đó là yếu tố kỳ và thực. Nghiên
cứu hư và thực cũng có sự giao thoa với kỳ và thực nhưng nội hàm khái niệm
hư rộng hơn vì khơng phải mọi cái hư đều kỳ. Bởi vậy khi nghiên cứu yếu tố


25

hư và thực không chỉ thấy rõ được đặc trưng thể loại truyền kỳ nói riêng mà
cịn khám phá được bản chất sáng tạo của nghệ thuật nói chung.
1.1.3.1.Hư
Hư/ siêu thực tức là nói đến những điều mà theo nhãn quan thơng
thường là khơng có trong thực tế. Đó là sản phẩm của sự hư cấu, tưởng tượng.
Cái hư này nằm trong ý đồ sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Nó gắn chặt với
ngịi bút sáng tạo văn chương của tác giả, là nhân tố không thể thiếu trong bất
kì thể loại tác phẩm văn chương nào tuy nhiên ở mỗi thể loại, mỗi tác phẩm
lại có những đặc trưng nhất định.
Tìm hiểu nghệ thuật Liêu Trai chí dị, dễ nhận thấy sự hiện diện của yếu
tố thần kỳ. Yếu tố thần kỳ vốn là đặc trưng cơ bản trong thi pháp của truyện
truyền kỳ thời Đường đến Thái bình quảng ký thời Tống được xác định như
nội dung nghệ thuật chủ yếu của tiểu thuyết chí quái chí dị, rồi đến thời Minh
Thanh đã phát triển thành một phương pháp sáng tác. Sự vận dụng thi pháp
“thuật kỳ ký dị” vào việc phản ảnh hiện thực xã hội trên đường hướng đề cao
các giá trị tinh thần nhân dân - thị dân đã khiến dịng tiểu thuyết chí quái chí

dị thời Minh Thanh dần dần mang nội dung hiện thực chủ nghĩa. “Có thể nói
đây là một loại “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” kiểu phương Đông thời cổ, ở
đó thế giới thần tiên hồ quỷ trong trí tưởng tượng của con người đã trở thành
một phương tiện đặc biệt để phản ảnh hiện thực xã hội và biểu đạt nguyện
vọng nhân sinh. Nhưng khác với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo thế kỷ XX,
phương pháp sáng tác này ở Bồ Tùng Linh lại có mối liên hệ máu thịt với văn
hóa truyền thống, vì Liêu Trai chí dị sử dụng cốt truyện của nhiều truyện cổ
lưu hành đương thời và các sáng tác của người trước, trong đó chắc chắn có
khơng ít là truyện kể dân gian” [67]. Cái hư trong truyện truyền kỳ trung cổ
phương Đông khác với sự biến dị trong thần thoại Phương Tây: Trong truyện
thần thoại phương Tây đó là sự trừng phạt nghiêm khắc đối với hiện tượng


×