Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Lịch sử văn hoá làng phú điền (xã hưng phú, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an) từ thế kỷ xv đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 167 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học vinh

Nguyễn ánh hồng

Lịch sử - văn hóa làng phú điền
(xà h-ng phú, huyện h-ng nguyên, tỉnh nghệ an)
Từ thế kỷ xv đến năm 1945

luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Vinh - 2010


Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học vinh

Nguyễn ánh hồng

Lịch sử - văn hóa làng phú điền
(xà h-ng phú, huyện h-ng nguyên, tỉnh nghệ an)
Từ thế kỷ xv đến năm 1945

Chuyên ngành: lịch sử Việt Nam
MÃ số: 60.22.54

luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:

TS. trần vũ tài



Vinh - 2010


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin trân trọng nói lời cảm ơn chân thành tới
TS. Trần Vũ Tài - người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong suốt quá
trình làm luận văn.
Đồng thời tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Hội đồng khoa học, các
thầy cô giáo khoa Sau Đại học, khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh đã đóng
góp ý kiến cho tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Qua đây tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tới Thư viện tỉnh Nghệ
An, Trung tâm Thư viện Trường Đại học Vinh; UBND huyện Hưng Nguyên,
UBND xã Hưng Phú, gia tộc họ Hồ... đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong
q trình sưu tầm tư liệu.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến những người thân trong gia đình và bạn
bè đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian
học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù rất cố gắng, song chắc rằng luận văn sẽ khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của Hội đồng khoa
học, thầy cô và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.

Vinh, tháng 12 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Ánh Hồng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU


1

1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 2

3.

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................... 5

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 6

5.

Đóng góp khoa học của đề tài ............................................................. 6

6.

Bố cục của luận văn ............................................................................. 7

NỘI DUNG 8
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ
CẤU TỔ CHỨC LÀNG PHƯ ĐIỀN .............................................. 8

1.1.

Khái qt q trình hình thành và phát triển làng Phú Điền ............... 8

1.1.1.

Lược sử quá trình hình thành làng Phú Điền trước thế kỷ XV ........... 8

1.1.2.

Quá trình phát triển của làng Phú Điền từ thế kỷ XV đến 1945 ....... 12

1.2.

Cơ cấu tổ chức của làng Phú Điền .................................................... 21

1.2.1.

Vài nét về bộ máy quản lý làng xã truyền thống ............................... 21

1.2.2.

Các tổ chức xã hội trong làng ............................................................ 25

1.2.3.

Tổ chức quản lý trong làng ................................................................ 30

Chƣơng 2. DIỆN MẠO VĂN HÓA VẬT THỂ LÕNG PHÖ ĐIỀN ......... 38
2.1.


Các đền thờ ở làngPhú Điền .............................................................. 38

2.1.1.

Đền Hiến Quang ở Lam Thành Sơn .................................................. 38

2.1.2.

Đền Chiêu Trưng ............................................................................... 39

2.1.3.

Đền Tuyên Nghĩa ............................................................................... 41

2.1.4.

Đền thờ Bạch Liêu ............................................................................. 42

2.1.6.

Đền thờ một số dòng họ khác ............................................................ 57

2.2.

Trường thi Nghệ An đời Lê ............................................................... 58


2.3.


Thành Nghệ An ở Lam Thành Sơn.................................................... 59

2.4.

Giếng cổ ............................................................................................. 74

2.5.

Nhà Thánh Huyện .............................................................................. 74

Chƣơng 3. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA LÀNG
PHƯ ĐIỀN ........................................................................................... 76
3.1.

Tín ngưỡng, tơn giáo ......................................................................... 76

3.1.1.

Tín ngưỡng dân gian .......................................................................... 76

3.1.2.

Tơn giáo ............................................................................................. 84

3.2.

Phong tục tập quán ............................................................................ 88

3.2.1.


Tục cưới xin ....................................................................................... 88

3.2.2.

Tục tang ma ....................................................................................... 93

3.2.3.

Tục yến lão ........................................................................................ 98

3.2.4.

Các tục lệ khác................................................................................... 99

3.3.

Tế lễ và lễ hội trong năm ................................................................. 103

3.4.

Giáo dục khoa bảng ......................................................................... 110

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 116
DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................... 120
NGUỒN CUNG CẤP PHỤ LỤC ............................................................... 121
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 122


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


ĐCSVN

:

Đảng Cộng sản Việt Nam

KHXH

:

Khoa học xã hội

Nxb

:

Nhà xuất bản

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông


UBND

:

Uỷ ban nhân dân

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyền thống yêu nước trong công cuộc dựng nước và giữ nước là là nét
đặc sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Đó cũng là đặc
điểm bao trùm, là qui luật cơ bản của lịch sử dân tộc ta. Suốt chiều dài lịch sử,
nhân dân ta vừa lao động xây dựng đất nước, vừa bảo vệ đất nước đã từng bước
khẳng định được truyền thống của dân tộc mình. Đó là truyền thống kiên cường
đấu tranh chống lại mọi thế lực cản bước đi lên của dân tộc, truyền thống tự lực
tự cường, chống lại mọi âm mưu đồng hóa bảo vệ nền văn hóa truyền thống,
chịu đựng gian khó, cần cù trong lao động, giản dị trong cuộc sống, chuộng
nhân nghĩa trọng đạo lý.
Trong tiến trình lịch sử, Phú Điền đã có những cống hiến vẻ vang, xứng
đáng với niềm tin yêu của nhân dân Văn Viên. Vùng đất này, về sau ngày càng
tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử - văn hố, tích cực đóng góp vào q trình

xây dựng và phát triển của đất nước, nhiều thế hệ nối tiếp nhau làm rạng danh
cho quê hương đất nước. Mảnh đất Phú Điền nằm ở thế tựa lưng vào núi,
ngoảnh mặt ra sông nơi đây là lỵ sở Nghệ An từ đầu thời kỳ phong kiến độc lập
cho đến thế kỷ 19 với các địa danh lịch sử như Lam Thành Sơn, Tràng Thi...
Cũng như vùng đất xứ Nghệ địa linh nhân kiệt, Phú Điền là một trong
những vùng đất sản sinh ra nhiều nhân tài. Những nhân tài đó khơng chỉ là
những người đỗ đạt cao, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới thời các triều
đại phong kiến, trong hệ thống chính quyền nhà nước, trong nhiều nghành khoa
học, mà điều đáng trân trọng là họ đều là những người đạo cao, đức trọng, sống
gần gũi, chân thành, giản dị, nhưng có chí lớn, họ đều là những người con ưu tú
của dân tộc, của làng xóm. Hình ảnh đẹp đẽ đó của họ từ lâu đã đi vào tiềm thức
của người dân và được lưu truyền trong sử sách. Các nhân vật đó đã làm rạng rỡ
quê hương, đất nước.


2
Làng q Việt ln được xem như hình ảnh của nước Việt Nam thu nhỏ.
Trong xu thế tồn cầu hóa đất nước bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng, bên
cạnh những thành tựu to lớn, thì nay một số giá trị lịch sử - văn hóa trong đó có
văn hóa làng xã đang dần bị lãng quên, mai một. Mặt khác sự nghiệp xây dựng
và phát triển đất nước luôn luôn phải gắn liền với sự nghiệp xây dựng, củng cố
và phát triển nền văn hóa dân tộc vừa có âm hưởng truyền thống vừa hiện đại.
Vì vậy, những giá trị văn hóa, bài học lịch sử, những đóng góp của các thế hệ
cha ơng, những truyền thống q báu của q hương cần được mọi người tơn
trọng, gìn giữ và phát huy. Trong đó gìn giữ và phát triển văn hóa làng xã đóng
vai trị quan trọng, chính vì thế việc tìm hiểu và nghiên cứu những giá trị lịch sử,
văn hoá, hiểu thêm về các làng xã Việt Nam nói chung và làng Phú Điền nói
riêng là điều cần thiết. Mặt khác, thơng qua tìm hiểu, nhận thức sâu sắc truyền
thống lịch sử, văn hoá của làng Phú Điền chúng ta biết nâng niu, trân trọng, tự
hào và biết ơn về những đóng góp của các thế hệ cha ơng đi trước, giáo dục

niềm tin, tình u q hương đất nước, biết sống có đạo lí, trọng nghĩa, vững tin
vào tương lai. Hơn thế nữa, việc khảo cứu, nghiên cứu một cách có tâm huyết
của nhiều người cùng với những đóng góp của đề tài sẽ góp phần bổ sung nguồn
tài liệu hữu ích trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương ở
Nghệ An.
Xuất phát từ những lý do trên, cùng với tấm lịng chân thành của một
người con xứ Nghệ, chúng tơi mạnh dạn chọn đề tài: “Lịch sử - văn hóa làng
Phú Điền (xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) từ thế kỷ XV đến
năm 1945” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề cập đến vấn đề làng xã ở Nghệ An cũng đã có sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu với một số cơng trình tiêu biểu như “Nghệ An Ký” của Bùi
Dương Lịch (1757 - 1828), viết khá kỹ về vấn đề cương vực, duyên cách địa lý


3
của Nghệ An xưa, sách cũng mới chỉ đề cập đến Hưng Nguyên ở phạm vi quận
huyện, chưa đi sâu ghi chép về các làng. Tác phẩm “Bản sắc văn hóa của
người Nghệ Tĩnh” của Nguyễn Nhã Bản (Chủ biên), NXB Nghệ An năm 2001,
chủ yếu đi tìm các đặc trưng văn hóa của người Nghệ Tĩnh thơng qua các dẫn
liệu ngôn ngữ.
Tác phẩm “Khoa bảng Nghệ An (1075 - 1919)” của Đào Tam Tỉnh xuất
bản năm 2000, cũng chỉ bàn về vấn đề khoa bảng Nghệ An trong lịch sử.
Nhà nghiên cứu Ninh Viết Giao có một số cơng trình nghiên cứu như
“Văn bia Nghệ An” xuất bản năm 2004, “Từ điển nhân vật xứ Nghệ” NXB Tổng
hợp TP Hồ Chí Minh 2007. Một số Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ như “Lịch sử
văn hóa làng lý trai từ thế kỷ XV đến năm 1945” của Nguyễn Văn Thịnh, “Lịch
sử truyền thống của làng Võ Liệt” Thanh Chương, Nghệ An của Nguyễn Văn
ánh cũng bước đầu tìm hiểu một số làng xã vùng Bắc trung Bộ.
Đi sâu hơn tìm hiểu những vấn đề có tính cụ thể của địa phương Hưng

Nguyên có một số tác phẩm như:
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Nguyên” hai tâp trong đó có phần
nhắc đến xã Hưng Phú về phương diện kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hố, xã hội.
Cuốn sách “Hưng Nguyên những trang lịch sử” của huyện ủy, hội đồng
nhân dân, ủy ban nhân dân huyện Hưng Nguyên, ban liên lạc đồng hương Hưng
Nguyên do nhà xuất bản Nghệ An ấn hành năm 1995. Đã đề cập đến quá trình
phát triển của lịch sử, những sự kiện, các địa điểm diễn ra trong suốt quá trình
lịch sử xung quanh Lam Thành - Phù Thạch, nơi được xác định là lỵ sở Nghệ
An trong một thời gian dài.
Các tài liệu: “Địa danh lịch sử văn hóa Nghệ An” do Trần Viết Thụ chủ
biên, nxb Nghệ An phát hành năm 2006. “Về văn hóa xứ Nghệ” của Ninh Viết
Giao, nxb Nghệ An năm 1993. “Nghệ An đất phát nhân tài” của Ninh Viết Giao
nxb trẻ năm 2000. “Tục thờ thần và thần tích Nghệ An” của Ninh Viết Giao nxb


4
Nghệ An năm 2000. Đều nhắc đến địa danh Lam Thành - Phù Thạch với góc độ
Lỵ sở Nghệ An và địa danh lịch sử văn hóa.
Luận văn “Lỵ sở Nghệ An từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII” của Nguyễn
Tiến Dũng có đề cập đến Phú Điền thời kỳ là lỵ sở Nghệ An.
Hồ sơ khoa học về di tích: “Hồ sơ đề nghị cơng nhận di tích lịch sử văn
hóa quốc gia cho di tích Lam Thành”. Tài liệu hiện đang lưu giữ tại văn phòng
sở văn hóa thơng tin tỉnh Nghệ An. Tài liệu này được các nhà nghiên cứu lịch
sử địa phương sưu tầm, và phát triển nhằm đề nghị nơi đây là địa danh lịch sử
văn hóa.
Bài: “Thêm một số ý kiến về Lam Thành - Phù Thạch” của TS. Ngyễn
Quang Hồng, tham gia hội thảo quốc tế: “Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam” do
Viện Khảo cổ học, Trung tâm Khoa học Quốc gia phối hợp tổ chức năm 2001,
trong cơng trình tác giả đã đề cập đến cấu trúc của Lam Thành, vị trí của tịa
thành, và ý nghĩa của nó trong đời sống cộng đồng cư dân xứ Nghệ.

Hồ sơ công nhận “Đền thờ và mộ - Trạng nguyên Bạch Liêu” là di tích
lịch sử văn hóa năm 1993. Đã đề cập đến công trạng của trạng nguyên Bạch
Liêu đối với quê hương, đất nước.
Khóa luận tốt nghiệp “Lịch sử - văn hóa dịng họ hồ ở Nghệ An”, Tộc phả
các dòng họ ở xã Hưng Phú, đặc biệt là của các dịng họ lớn như họ, Bạch, Hồ,
Ngơ, Phạm, Trần,... nói rõ về nguồn gốc, sự phát triển của mỗi một dòng họ ở
Phú Điền.
Trong khi tiến hành sưu tầm, thực tế cho thấy các tài liệu về làng Phú
Điền nói riêng, nhiều làng xã ở Hưng Nguyên nói chung đã bị thất truyền, vì vậy
mà có nhiều ý kiến, nhiều cách hiểu khác nhau về một số vấn đề, hơn nữa các tài
liệu chủ yếu còn tản mát trong dân gian.
Tóm lại, tất cả những cuốn sách, bài báo, bài viết, hồ sơ, tộc phả trên đã ít
nhiều đề cập đến một số địa điểm trên địa bàn làng Phú Điền. Tuy nhiên vẫn còn


5
mang tính sơ lược, riêng lẻ, chưa đi sâu nghiên cứu một cách tổng thể, đa diện
và bao quát về lịch sử và văn hóa làng Phú Điền. Do vậy với tham vọng nghiên
cứu sâu hơn, toàn diện hơn, hệ thống hơn về “Lịch sử - văn hóa làng Phú Điền
(xã Hưng Phú, Hưng Nguyên, Nghệ An) từ thế kỷ XV đến năm 1945 ”.
3. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Nguồn tư liệu
- Nguồn tài liệu gốc: Các tư liệu gốc bằng tiếng Việt và tiếng Hán là gia
phả, phổ kí, sắc phong, câu đối, khoa lục một số dòng họ, sổ sách ghi chép,
thống kê về làng Phú Điền của các dòng họ, các cụ cao niên, các chun gia cịn
lưu giữ được có ý nghĩa rất quan trọng. Chúng tôi cũng cố gắng khảo cứu các tư
liệu viết trên các văn bia, nhà thờ như nhà thờ và bia mộ họ Bạch và tiên sinh
Bạch Liêu, nhà thờ họ Ngô, họ Hồ, họ Phạm, họ Trần...
- Nguồn tài liệu tham khảo: Bao gồm các công trình lịch sử, địa lý, văn
hóa đã cơng bố phản ánh về văn hóa làng Phú Điền nói riêng, làng xã xứ Nghệ

và cả nước nói chung lưu ở các Thư viện Nghệ An, Thư viện trường Đại học
Vinh, Thư viện Quốc gia và Thư viện các trường Đại học khác.
- Tư liệu điền dã: Qua q trình chúng tơi thực hiện điền dã thực tế, nhiều
lần đến 4 xã Hưng Khánh, Hưng Phú, Hưng Lam, Hưng Thắng và lên Rú Thành,
xuống di tích trường thi hương, tiếp xúc những nhân chứng có liên quan, phỏng
vấn, trao đổi ý kiến với các cụ cao niên, những người am hiểu về lịch sử - văn
hóa vùng Hưng Nguyên và Phú Điền, chụp ảnh minh họa về các di tích lịch sử,
nhà thờ, đền thờ, giếng làng, chợ quê.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài chúng tôi vận dụng hai phương pháp chủ đạo của khoa
học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp lơ gíc, mặt khác tác giả còn
sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành gồm: phương pháp thống
kê, đối chiếu, so sánh, phương pháp điền dã, điều tra tại địa điểm làm đề tài và


6
tham khảo thực tế một số vùng phụ cận và một số làng nổi tiếng khác, đặt làng
trong tổng thể các làng. Từ đó có thể phân tích, nêu lên những nhận định, kết
luận khách quan và có giá trị khoa học.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Với nguồn tư liệu hiện có, luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là tìm
hiểu về vùng đất Hưng Phú từ xưa đến nay dưới góc độ lịch sử, văn hoá. Như
vậy nhiệm vụ của luận văn là nghiên cứu về các nội dung:
- Khái quát lịch sử hình thành, phát triển của làng Phú Điền
- Cơ cấu tổ chức của làng Phú Điền.
- Văn hóa vật thể và phi vật thể của làng Phú Điền.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại làng Phú Điền xưa, nay thuộc xã
Hưng Phú, huyện Hưng Ngun, tỉnh Nghệ An. Ngồi ra tác giả cịn điền dã

khảo cứu thực tế thêm một số làng có liên quan đề tài để đối chiếu so sánh như
làng Văn Viên, Lộc Điền, Vệ Chính, Mỹ Dụ,...
- Về thời gian: Nghiên cứu về những giá trị lịch sử, văn hoá trong khoảng
thời gian từ đầu thế kỷ XV đến năm 1945.
5. Đóng góp khoa học của đề tài
Cơ bản dựng lại quá trình hình thành, phát triển của làng Phú Điền
trong dòng chảy lịch sử của vùng đất Hưng Ngun, đưa đến một cái nhìn
tổng thể và có hệ thống.
Nghiên cứu về làng góp phần khơi dậy lịng tự hào dân tộc, ý thức
trách nhiệm với cội nguồn, từ đó giáo dục truyền thống yêu làng, yêu nước
cho các thế hệ hơm nay ở làng Phú Điền nói riêng và các làng khác nói
chung trong việc xây dựng nơng thôn mới.


7
Luận văn cũng góp phần bổ sung cho cơng tác điều tra, thống kê,
hoạch định các chính sách về kinh tế, xã hội, văn hóa... của chính quyền địa
phương trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời làm phong phú thêm cho việc
xây dựng bộ lịch sử địa phương, là nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng
dạy lịch sử địa phương ở các trường THCS, THPT của tỉnh Nghệ An.
Luận văn cũng góp phần khảo cứu, đánh giá các giá trị văn hóa vật
chất và tinh thần của làng, qua đó giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu thêm về lịch
sử của làng nói riêng, của dân tộc nói chung, hiểu thêm về công lao của cha
ông, về những tấm gương sáng, từ đó biết nâng niu, trân trọng gìn giữ và có
ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp của làng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục và
phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Khái quát lịch sử phát triển và cơ cấu tổ chức làng Phú Điền
Chương 2. Diện mạo văn hóa vật thể làng Phú Điền.

Chương 3. Đời sống văn hóa tinh thần làng Phú Điền.


8

NỘI DUNG
Chƣơng 1

KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU
TỔ CHỨC LÀNG PHƯ ĐIỀN
1.1. Khái qt q trình hình thành và phát triển làng Phú Điền
1.1.1. Lược sử quá trình hình thành làng Phú Điền trước thế kỷ XV
Từ năm 1952 đến năm 1992 các nhà khảo cổ học đã khai quật và nghiên cứu
hàng chục di tích ở vùng Nghệ Tĩnh đã rút ra kết luận, từ thời đại văn hố Sơn Vi,
trên đất Hưng Ngun đã có con người sinh sống trong đó có Phú Điền [30;37].
Như vậy, cũng như nhân dân cả nước, nhân dân Phú Điền cũng đã kinh qua
những bước tiến của lịch sử dân tộc từ văn hoá Sơn Vi đến văn hoá Đông Sơn.
Sau một thời gian dài phát triển ổn định, sang thế kỷ thứ II TCN Âu Lạc
lâm vào khủng hoảng nhân cơ hội đó Triệu Đà đưa quân xâm lược và thống trị
vào năm 179 TCN.
Chiếm được Âu Lạc Triệu Đà chia nước ta làm 2 quận để cai trị là Giao
Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm được Nam Việt và đã chia Âu
Lạc làm 3 quận, Nghệ An trong đó có Hưng Nguyên vẫn thuộc quận Cửu Chân.
Cả Nghệ An và Hà Tĩnh lúc đó chỉ là một huyện Hàm Hoan huyện lớn nhất của
quận Cửu Chân, mà huyện lỵ theo giáo sư Đào Duy Anh có lẽ ở Rú Thành - Phú
Điền (Hưng Nguyên).
Cũng theo giáo sư Đào Duy Anh núi Lam Thành bên dịng sơng Lam có
lẽ ln là trị sở của huyện Hàm Hoan đời Hán đến Hoan Châu đời Đường
(618 - 907).
Tại núi Lam Thành có cột đồng Mã Viện. Để nghi “chiến công” xâm lược

và hăm doạ dân ta và cũng để chỉ biên giới cuối cùng của nhà Hán, Mã Viện đã
cho dựng cột đồng trụ ở núi Lam Thành. Trên cột đồng Mã Viện cho khắc sáu


9
chữ “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (cột đồng gãy, Giao Chỉ bị diệt), vì thế núi
Lam Thành cịn có tên là núi Đồng Trụ.
Mùa xuân năm 542, Lý Bí làm quan ở quận Cửu Đức cùng với Tinh Thiều
đã chỉ huy quân đội, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh đuổi ách đ” hộ của nhà
Tuỳ. Nhân dân quận Nhật Nam cùng nhân dân cả nước hưởng ứng mạnh mẽ.
Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi nhanh chóng. Bọn đ hộ tổ chức phản cơng 2 lần
đều bị Lý Bí đánh bại. Tháng 5 năm 543 một đạo quân của Lý Bí do tướng
Phạm Tu chỉ huy đã đánh tan đạo quân xâm lược của Lâm ấp lấn ra vùng huyện
Cửu Đức, có lẽ các trận đánh của thuỷ quân đã diễn ra trên sông Lam, thuộc xã
Hưng Phú ngày nay.
Như vậy dưới thời Bắc thuộc Phú Điền là trung tâm chính trị của huyện
Hàm Hoan, Hoan Châu và quận Cửu Chân.
Dưới thời họ Khúc và dưới triều đại nhà Ngô và nhà Đinh qua các sử sách
và qua điền dã, chúng tơi chưa sưu tầm được dấu vết gì ở Phú Điền nói riêng
Hưng Nguyên nói chung.
Qua thời Tiền Lê có quan tâm đến đất Hưng Nguyên như cho đào sơng
Đa Cái song khơng nghe nói cụ thể về Phú Điền.
Trong thời Lý, càn Phù Hữu Đạo năm thứ 3 (1041) triều đình cử Uy Minh
hầu Lý Nhật Quang vào làm tri châu Nghệ An. Lý Nhật Quang là người có tài
kinh bang tế thế. Với tấm lịng u nước thương dân,với tầm nhìn chiến lược
ơng đã kinh dinh Nghệ An từ một vùng biên viễn hẻo lánh nhiều gian lao và thử
thách thành một châu phồn thịnh về mọi mặt, tạo ra một bước ngoặt trong lịch
sử phát triển của Nghệ An [43].
Trên địa bàn Phú Điền ông để lại các dấu vết lịch sử:
Khởi xướng đắp đê sơng Lam ở phía tả ngạn (tả lam),tiền thân đê 42 ngày

nay để ngăn nước lũ nay thuộc địa phận làng Phú Điền, xã Hưng Phú. Từ đây
cuộc sống nhân dân Phú Điền ổn định hơn trước.


10
Sang thế kỷ XII, XIX các năm 1132, 1137, 1150, 1159, 1161, 1177, 1203,
1217, 1218, khi thì Chăn Pa, khi thì Chân Lạp rồi Ai Lao và Bồn Man nữa, đem
quân đánh phá Nghệ An. Chiến cuộc diễn ra trên sơng Lam. Triều đình nhà Lý
phải cử các danh tướng như Lý Cơng Bình, Tơ Hiến Thành, Đỗ An Di, Lý Bất
Diễm... đem đại quân vào đối chọi nhiều lần. Chiến sự có liên quan đến Phú
Điền nhưng sữ khơng ghi rõ [43].
Nhà Trần (1226 - 1400) vang dội với 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông, kẻ xâm lược mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ vào các năm 1258, 1285,
1287. Đã chuyển trị sở Nghệ An từ Bạch Đường về Lam Thành Sơn vào năm
nào thì chưa rõ [30].
Sau chiến thắng giặc Nguyên lần thứ nhất vào năm 1266 thượng tướng
Trần Quang Khải được vua Trần Thánh Tông cử vào làm quản chân Nghệ An,
cùng năm đó Bạch Liêu người xã Nguyên Xá (nay là vùng các xã Diễn Lợi,
Diễn Bình huyện Diễn Châu, Viên Thành, Bảo Thành huyện Yên Thành) đậu
trạng nguyên nhưng không ra làm quan, được Trần Quang Khải mời làm mạc
khách (khách trong màn). Bạch Liêu đã dâng lên Trần Quang Khải một kế sách
có tính chiến lược là (biến pháp tam chương).
Hiện tại ở xã Hưng phú có nhà thờ Bạch Liêu của một chi họ Bạch.
Cuối thế kỷ XIV nhà Trần suy yếu, nhà Hồ lên ngôi năm 1400 nhưng
không được lâu thì bị qn Minh tiêu diệt.
Giặc Minh xâm chiếm tồn bộ nước ta từ tháng 6 năm 1407 và đặt làm
quận Giao Chỉ, chia thành 17 phủ, 5 châu để cai trị. Chúng dùng chính sách tàn
bạo, vơ vét của cải, truy lùng người tài đưa về chính quốc.
Khơng chịu khuất phục quân xâm lược, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân
dân ta nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Qúy Khoáng.
Trần Ngỗi là con thứ vua Trần Nghệ Tông, ngày 01/11/1407 dựng cờ khởi

nghĩa ở n Mơ (Ninh Bình) được nhiều hào kiệt ủng hộ tôn làm vua, xưng là


11
Giản Định Hoàng Đế, mở đầu thời kỳ hậu Trần. Được tin ấy, Đặng Tất,
Nguyễn Cảnh Chân và một số sĩ phu yêu nước đang phục vụ cho bọn cai trị lần
lượt đem quân, của cải, người đem tài trí cùng nhà vua lo khôi phục giang sơn.
Nghĩa quân lớn mạnh nhanh chóng, đánh thắng nhiều trận lớn, thu lại được
nhiều châu thành. Tiếc thay sau chiến thắng Bô Cô (Ninh Bình) đánh tan 10
vạn quân Minh vào tháng 12 năm 1408, Trần Ngỗi nghe lời dèm pha đã giết
oan 2 người phụ tá trụ cột là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, Cuộc khỡi nghĩa
nhanh chóng suy yếu [37;42].
Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Di là con của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh
Chân bỏ Trần Ngỗi vào Nghệ An tìm Trần Qúy Khống - cháu Trần Nghệ Tơng
tơn làm minh chủ. Ngày 02 - 4 - 1409 Trần Qúy Khoáng lên ngôi vua ở Chi La
(nay thuộc xã Nam Kim - Nam Đàn), lấy niên hiệu là Trần Trùng Quang. Qúy
Khoáng ngầm sai người ra bắc đưa Trần Ngỗi về Chi La tơn làm Thượng Hồng
để thống nhất lực lượng chống quân xâm lược. Nghĩa quân tỏa đi hoạt động
khắp cả nước, thanh thế lừng lẫy. Trương Phụ, tướng nhà Minh đóng tại đồn
Lam Thành Sơn 2 lần dẫn đại quân càn quét vẫn không thắng được nghĩa quân.
Lần thứ 3 vào tháng 10 năm 1412 chúng lại mở trận càn với quy mô lớn. Trong
trận đánh tại kênh Thái Gìa, Nguyễn Cảnh Di, Đặng Dung, Nguyễn Súy đều bị
bắt. Vua Trần Trùng Quang chạy sang Lão Qua (nước Lào). Đến năm 1414 cuộc
khỡi nghĩa nhà hậu Trần bị dập tắt.
Tại Lam Thành Sơn ở Phú Điền, Hưng Nguyên có một sự kiện lịch sử
đáng ghi nhớ. Đó là đầu năm 1413, cuộc khỡi nghĩa lâm vào tình thế khó khăn.
Vua muốn mượn kế cầu phong để cứu nguy, bèn cử Nguyễn Biểu làm sứ giả đến
gặp đại diện nhà Minh ở nước ta là Trương Phụ để thương thuyết. Tháng 6/ 1413
Nguyễn Biểu đến dinh Trương Phụ biết ông là người tài và khảng khái nên tìm
cánh khuất phục, bắt lạy ông không lạy. Trương Phụ dọn cỗ đầu người luộc chín

để thử lịng can đảm. Nguyễn Biểu khơng hề run sợ, ung dung lấy đũa chọc lấy


12
mắt trộn dấm ngồi ăn, nét mặt bình tĩnh rồi sang sảng đọc bài thơ ứng khẩu.
Những người chứng kiến ai nấy đều kinh hãi, Phụ biết ông là người hùng đối đãi
tử tế rồi cho về. Nhưng sau nghe lời bàn của một tên tay sai Phụ cho người đuổi
theo bắt lại. Nguyễn Biểu chửi Phụ là quân giặc dối trá và tàn ngược. Phụ sai
người trói ơng vào ở cột cầu Yên Cư, chờ nước lên dìm cho chết. Ơng đã lấy
móng tay viết vào cột cầy 7 chữ: “sóc nhật, thất nguyệt, Nguyễn Biểu tử” ln
miệng chửi bọn Trương phụ, ba ngày sau thì chết [30].
Về sau vua Lê Thánh Tông phong ông là “nghĩa sĩ” sai dựng đền ở quê
ngày kị sai đến tế. Nhân dân tôn là Nghĩa Sĩ Đại Vương hay Nghĩa Vương.
Quanh núi Lam Thành có đến 6 đền thờ Nguyễn Biểu nhưng đã bị hư
hỏng nhiều hiện còn lại đền Trên, đền Nhâm, đền An Quốc, đều thuộc xã Hưng
Lam và đã xuống cấp.
1.1.2. Quá trình phát triển của làng Phú Điền từ thế kỷ XV đến 1945
Trong khoảng thời gian từ giữa năm 1425 đến cuối 1427, địa bàn Phú
Điền, Hưng Nguyên đã ghi những dấu ấn lịch sử của nghĩa quân Lam Sơn.
Mất Trà Long và cả vùng nông thôn rộng lớn, thành Nghên An bị nghiã
quân bao vây. Cố thủ mãi trong thành Nghệ An khơng có lương ăn, mấy lần địch
đem quân ra cướp bóc tài sản của nhân dân các xã quanh núi Lam Thành để
sống song đều bị quân ta đánh cho tả tơi [40]
Trong thế bí, ngày 02/ 05/ 1425 bọn Trần Trí, Lý An đang giữ thành Đơng
Đơ phải đem một chiến đồn thủy quân vượt biển vào cứu thành Nghệ An. Được
viện binh, Phương Chính giữ thành Nghệ An liền cố tìm mọi cách để tổ chức một
cuộc tấn công vào thành Lục Niên, nơi đầu não của cuộc kháng chiến. Ngày 04/
05/ 1425, Trần Trí tự đứng ra chỉ huy đợt tấn cơng này. Chúng tập kích lên ngã ba
Lam Soa (nơi giáp lưu ngàn sâu và Ngàn Phố) đánh vào trại tiền đồn ấy sẽ thẳng
lên Ngàn Phố, đưa lưỡi gươm vào phía sau thành Lục Niên. Lê Lợi đẫ đốn được

ý đồ của giặc, cấp tốc đưa nghĩa quân đến Tam Soa, bí mật phục kích [35].


13
Địch rất chủ quan, từ Lam Thành Sơn, trương buồm ngược dịng sơng La
chạy thẳng, cờ xí rợp trời, tiếng hị la inh ỏi, tưởng chừng phút chốc có thể
nuốt chửng được tiền đồn Lê Thiệt. Khi địch vừa lọt vào trận địa phục kích,
nghĩa qn hai bên bờ sơng khép lại. Cuộc chiến diễn ra trên sông rất ác liệt.
Ngay phút đầu, quân địch đã tan vỡ từng mảng, dần dần chúng bị dồn vào thế
trận hết sức nguy kịch. Thấy nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, Trần Trí hoảng sợ,
đành phải hơ qn tháo lui, để lại trên 1000 xác chết cùng với vô số thuyền bè.
Nhân dân Phú Điền Hưng Nguyên thời đó đươc chứng kiến cảnh những
tên giặc Minh sống sót cờ giáp tả tơi, im hơi lặng tiếng, cướp đường chạy về
Lam Thành đóng chặt cửa lại, cố thủ.
Tháng 10/ 1426 Phương Chính, Lý An bị triệu ra Đông Quan. Đô đốc
Thái Phúc coi giữ thành Nghệ An. Thái Phúc là người có tâm có trí thấy chính
nghĩa của qn Lam Sơn, thấy thế thất bại của giặc Minh, thấy lời lẽ nhân nghĩa
của Nguyễn Trãi qua những bức thư đi lại, ông thấy nao lịng. Tháng 2 năm
1427, đơ đốc Thái Phúc mở cửa thành Nghệ An đem hơn 10.000 quân ra hàng
Lê Lợi. Lúc bấy giờ Bình Định Vương đang ở Đơng Quan, được tin Thái Phúc
ra hàng Vương liền viết hai ba lá thư giục viên tướng ấy ra Đông Quan. Trên
đường đi ra Đông Quan, Thái Phúc ra lệnh cho Tiết Dụ, tướng giữ thành Diễn
Châu cũng ra hàng. Đến Tây Đô, Thái Phúc vác loa gọi những viên tướng Minh
cịn mù qng phải nhìn rõ lẽ phải trái, phân biệt thịnh suy. Khi đến Bồ Đề,Thái
Phúc lại bày mưu cho vua Lê đánh thành Đông Quan [30;35].
Thiên hạ đại thịnh, Lê Lợi lên ngơi Hồng Đế, Thái Phúc cịn giúp vua Lê
nhiều việc trong quan hệ giao bang buổi đầu giữa hai nước. Khi cho chiến thù
trở về Trung Quốc, Lê Lợi cố giữ Thái Phúc ở lại bên mình, nhưng Thái Phúc
khơng chịu. Về đến nước nhà,Thái Phúc bị vua Minh giết chết. Được tin vua Lê
vô cùng thương tiếc, cho lập đền thờ ở ngay chân Lam Thành Sơn, phong là

“Tuyên Nghĩa Vương”.


14
Đại thắng qn Minh, Lê Lợi lên ngơi Hồng Đế, đặt niên hiệu là Thuận
Thiên, đóng đơ ở Đơng Đơ (Hà Nội). Ban bố “Bình ngơ đại cáo” đặt tên nước là
Đại Việt, chia nước làm 5 đạo, Nghệ An thuộc đạo Hải Tây.
Nhiều sách đã viết về nhà Lê Sơ về các chính sách phát triển kinh tế nhất
là kinh tế nơng nghiệp, về văn hóa giáo dục, về củng cố quốc phòng, giữ vững
và mở rộng biên giới... Riêng trên địa bàn Hưng Nguyên thời Lê Sơ nhà Lê đã
để lại nhiều dấu ấn sau đây: Vẫn đặt lỵ sở Nghệ An tại Lam Thành Sơn, mặc dù
khi gọi các địa phương trong cả nước là đạo (1428), là Thừa Tuyên (1469), là
Xưa (1490), là Trấn (1509).
Đặt dinh sở tại Lam Thành Sơn nên ở đây có dinh Trấn Thủ, dinh Thừa
Chính, dinh Hiến Sát và các vệ sở khác.
Trường thi hương, lập vào đời Lê Thái Tông, sĩ tử Thanh Hóa cũng vào
thi hương ở trường này, đây là cái nôi kén chọn người tài, tuyên dương các nhà
khoa bảng ở bậc trung khoa không chỉ cho xứ Nghệ mà cả xứ Thanh.
Chợ Tràng nỗi tiếng (chợ đặt gần trường thi nên có tên là chợ tràng) nhiều
nghề thủ cơng.
Theo Đại việt sử ký tồn thư và Khâm định việt sử thơng giám cương
mục, đó là năm Quang Thuận thứ 10 (1469) vua Lê Thánh Tông thực hiện
cải cách hành chính, định lại bản đồ cả nước, chia nước ta làm 12 thừa
tuyên. Nghệ An là một thừa tuyên, thừa tuyên Nghệ An có 8 phủ, 18 huyện,
2 châu. Huyện Hưng Nguyên nằm trong phủ Anh Đô cái tên Hưng Nguyên
có từ đó và tồn tại cho đến ngày nay. Đến năm 2009 tròn 540 năm danh
xưng Hưng Nguyên.
Sang thời Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn phân tranh và Nguyễn Quang Trung,
Riêng địa danh Phú Điền và Lam Thành Sơn không thấy sử sách đề cập trong
giai đoạn này. Cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa Lê và Mạc tạm dứt

chưa được bao lâu thì lại diễn ra cuộc hỗn tranh giữa hai tập đoàn phong kiến


15
Trịnh và Nguyễn. Trong 45 năm (1627 - 1672), ha bên đánh nhau 7 lần cuối
cùng không bên nào thôn tính được bên nào. Sơng Gianh (Quảng Bình) trở
thành giới tuyến tạm thời, thời gian ấy xứ Nghệ có câu:
Giặc ra thuyền chúa lại vào
Cửa nhà lại phá, hầm hào lại xây.
Trong 7 lần ấy, có một lần vào tháng 3 - 1655, quân Nguyễn hùng mạnh
hơn, đẩy quân Trịnh ra mãi bờ bắc sông Lam. Sông Lam bổng trở thành chiến
tuyến, giới tuyến trong những năm 1655 - 1660.
Phú Điền nằm bên tả ngạn sông Lam, sát chiến tuyến, chắc chắn nhân dân
phải chịu nhiều đau khổ, mất mát, tổn thất do chiến tranh. Dưới đây là những
dấu vết lịch sử còn được ghi lại:
Dinh Trấn Thuộc Rú Thành có thời gian phải chuyển về Vĩnh Yên (tức
Vinh ngày nay).
Thời Ninh quận Cơng Trịnh Tồn vào làm Tả đơ đốc thống lĩnh chư dinh,
một loạt thành ở bờ bắc Sông Lam cả cũ lẫn mới đều được xây dựng, bồi đắp
vững chắc. Trong đó cả thành Nghệ An ở Lam Thành Sơn, nhân dân thường gọi
là thành ông Ninh.
Những năm 1655 - 1660 lúc quân Đằng trong chiếm được các huyện bờ
nam sơng Lam, trên tuyến phịng thủ núi Quyết - sông Lam diễn ra nhiều trận
quyết chiến dữ dội và làm chết rất nhiều người. Chỉ một trận đánh độn thổ ở
làng Âm Cơng đã nói lên một phần tính chất ác liệt đó. Lần ấy qn Nguyễn do
Nguyễn Hữu Tiến chỉ huy, sau nhiều lần vượt sông Lam đánh quân Trịnh bị thua
phải rút lui, bèn chuyển hướng tấn công về các làng Mỹ Du, mặt tây làng Âm
Công. Quân Trịnh do Trịnh Đường chỉ huy, nằm mai phục dưới địa đạo làng Âm
Công vọt lên phản kích [30;51].
Năm 1786, nhân dân Phú Điền và cả Nghệ An giúp Nguyễn Huệ hạ thành

Nghệ An không gãy một mũi giáo, không tốn một viên đạn.


16
Nguyền Huệ muốn dời đô từ Phú Xuân về Nghệ An. Trên đường ra Bắc
giết Vũ Văn Nhậm về, Nguyễn Huệ đã mời Nguyễn Thiếp, một danh sĩ nổi tiếng
đang ở ẩn đến hội kiến và mời ông chọn đất lập đô ở Phù Thạch trên bờ sông
Lam, dưới chân núi Nghĩa Liệt. Nguyễn Huệ định giao cho Nguyễn ? và
Nguyễn Văn Thận (trấn thư Nghệ An) phải xây dựng trong vòng 3 tháng xong
các cung điện. Nguyễn Thiếp ra sức ngăn can, nhưng Nguyễn Huệ không từ bỏ
ý định dời đô ra Nghệ An.
Tháng 10 (âm lịch) 1788, 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy ồ ạt
kéo sang xâm lược nước ta. Được tin ấy, ngay 22/12/1788 Nguyễn Huệ chính
thức lên ngơi Hồng Đế đặt niên hiệu là Quang Trung rồi kéo đại quân ra Bắc.
Ngay 26/12/1788 Quang Trung và đại quân đến thành Nghệ An ở Lam Thành
Sơn, tại đây Quang Trung dừng lại 10 ngàyvà đã tuyển được 5 vạn quân, (một
kỷ lục tuyển quân chưa từng có) [35;41].
Cuộc duyệt binh của vua Quang Trung trước giờ xuất quân: khoảng ngày
5/1/1789, dưới chân thành cổ Nghệ An, vua Quang Trung mở một cuộc duyệt
binh lớn, kêu gọi tinh thần yêu nước, chiến đấu của quân sĩ. Năm doanh tiền
hậu, tả, hữu và trung quân với khoảng 10 vạn chiến sĩ, gươm giáo rợp trời, cờ xí
tung bay, khí thế hào hùng, chỉnh tề đội ngũ trong ánh sáng mặt trời ban mai
nhuộm đỏ núi Lam Thành. Vua Quang Trung trong bộ nhung y màu vàng rực,
lẫm liệt ngự trên một thớt voi xuất hiện ra trước ba quân [34].
Sang thời Nguyễn, năm 1804, Gia Long cho dời trị sở Nghệ An từ Dũng
Quyết về Yên Trường và Vĩnh Yên (thành phố Vinh ngày nay).
Cùng với việc dời trị sở Nghệ An từ Lam Thành Sơn về Dũng Quyết rồi
về Yên Trường - Vĩnh Yên như đã nói trên, thì khơng chỉ các dinh thự của các
quan đầu tỉnh chuyển về Vinh mà Trường Thi và các vệ sở khác cũng vậy. Phố
Phù Thạch thưa thớt người buôn bán và dần dần lui vào dĩ vãng. Chợ Tràng

khơng cịn là trung tâm của một khu vực rộng lớn với thuyền bè ngược xuôi tấp


17
nập đưa lâm sản và hải sản về trao đổi, mà chỉ là chợ vùng, chỉ dân mấy xã xung
quanh đến họp. Âý chưa kể, xã Triều Khẩu với ba thôn Hưng Phúc, Phúc
Xuyên, Quang Dụ cũng lần lượt bị dịng nước sơng Lam làm lở sạch. Cảnh tang
thương biến cuộc đã làm cho Lam Thành Sơn khơng cịn là đệ nhất thắng cảnh ở
đất Hồng Lam núi sông hữu tình, xóm làng trù mật, phố phường sầm uất, đồng
ruộng phì nhiêu, đền miếu uy nghi... đã hấp dẫn bao danh sĩ. Nay sông Lam,
thành cổ Nghệ An ở núi Lam Thành, dấu xưa vẫn cịn đó lung ling một kỷ niệm
cả một quá khứ oai hùng, đã ghi bao bước chân lịch sử không chỉ của xứ Nghệ
mà cả nước, đã đi qua [35].
Qua hiện thực lịch sử dân tộc diễn ra cụ thể ở Phú Điền chúng tôi rút ra
một số nhận xét sau:
Trước thế kỷ XV xuất phát từ vị trí địa lí thuận lợi về mặt qn sự Lam
Thành sơn đã được cả chính quyền đơ hộ Phương Bắc và ta chọn làm nơi đóng
quân, đặt trấn lỵ.
Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại đã đưa lịch
sử dân tộc ta bước vào thời kỳ đen tối, đưa Đại Việt, Đại Ngu trở lại thân phận
địa phương của phương Bắc. Nghệ An được nhà Minh gọi là Phủ và lỵ sở đóng
tại Lam Thành - Phù Thạch dưới ách thống trị và bóc lột của nhà Minh nhân
dân ta hết sức cực khổ, cộng đồng nhân dân xứ Nghệ đã bị Trương Phụ, Mã
Kỳ, Phương Chính, bắt đào đắp đất đá, chặt gỗ, tre, san lấp mặt bằng,... để xây
dựng Lam Thành - Phù Thạch thành trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự kiên
cố ở lưu vực sông Lam đủ đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân ta và
phục vụ cho chính sách xâm lược của nhà Minh. Những dấu vết lịch sử cịn sót
lại ở Lam Thành Sơn đã minh chứng cho sự tàn bạo của kẻ thù, và qua đó cũng
cho thấy sự hy sinh mất mát của nhân dân Nghệ An nói chung và Phú Điền nói
riêng. Để xây thành đắp luỹ kẻ thù đã điều động hàng vạn ngày công lao động

cật lực cả ngày lẫn đêm, trong điều kiện nóng nực, đói khat, bệnh tật nên nhiều
người đã chết [35;37].


18
Sau nhiều lần bị đại quân của Lê Lợi tấn cơng cuối cùng qn Minh đóng
trong thành Nghệ An do tướng Thái Phúc cầm đầu đã đầu hàng nộp thành cho
Lê Lợi.
Sau khi đánh thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngơi hồng đế lập nên triều đại
nhà Lê Sơ, Lam Thành - Phù Thạch được chọn làm lỵ sở Nghệ An, là trung tâm
kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội của Thừa Tuyên - Trấn Nghệ An và từ đó được
biết đến với sự phồn thịnh, được triều đình quan tâm thể hiện qua chính sách ưu
ái của các tổng trấn được triều đình cử về đây cai quản. Cùng với được chọn làm
lỵ sở của Nghệ An các dinh thự của các quan lại cũng được xây dựng như dinh
Trấn Thủ, dinh Hiến Sát, dinh Thừa Chính, các cơng trình xây dựng đồn bốt,
chợ họp đơng đúc, phố xá sầm uất, làng mạc san sát điều đó đã làm cho Phú
Điền trở thành một bộ phận, mắt xích quan trọng trong bộ máy hành chính thời
Lê Sơ [40;51].
Từ thế kỷ XVI đến XVII ngoài trung tâm quân sự, chính trị, xã hội cịn là
trung tâm bn bán. Là nơi đã từng diễn ra nhiều trận đánh đẫm máu giữa quân
chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Địa bàn sông Lam vừa là chiến tuyến vừa là hậu
phương cho cuộc nội chiến này.
Thế kỷ XVIII Lam Thành - Phù Thạch in đậm dấu ấn Bắc Bình Vương
Nguyễn Huệ hồng đế Quang Trung. Tại đây vua Quang Trung đã dừng chân để
tuyển thêm binh lính, nếu tinh số lính mà Nghệ An gia nhập trong thời gian nay
là 5 vạn thì số quân ở Lam Thành - Phù Thạch gia nhập vào đội quân cũng
chiếm phần không nhỏ. Địa bàn Lam Thành - Phù Thạch được Quang Trung
chọn làm nơi duyệt binh trước khi hành quân đi đánh quân Thanh, khi đi cũng
như khi về nhân dân ở đây đều nhiệt tình chào đón mừng tin chiến thắng [34].
Từ đầu thế kỷ XIX, công cuộc chuyển dời lỵ sở về Vĩnh Yên và Yên

Trường (Vinh ngày nay) đã kết thúc vai trò của Phú Điền với tư cách là đất lỵ
sở [36].


19
Từ khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta các sỹ phu yêu nước ở
Phú Điền đã hưởng ứng mạnh mẽ phong trào kháng Pháp, phong trào văn thân,
cần Vương, Đông Du đã cùng nhân dân cả nước phất cờ đánh Pháp. Tiêu biểu
như ông Sanh (ở Phú Điền) cùng với ông Trại Lê (Can Lộc), Trại Mới, Đồn Ná
(Thanh Chương)... làm đốc vận quân lương của nghĩa qn Phan Đình Phùng.
Khi phong trào Đơng du được phát động, trước một khuynh hướng cứu
nước mới nhiều người Hưng Ngun tích cực tham gia trong đó có người Phú
Điền tiêu biểu là ơng Nguyễn Dỗn Nộ.
Trước năm 1930 tại Hưng Nguyên đã xẩy ra 26 cuộc đấu tranh lớn nhỏ
của nông dân, diễn ra trong 24 làng trong đó có nhiều làng thuộc tổng Văn Viên.
Sau sự kiện Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời thì nhiều cơ sở Đảng cũng
được thành lập, lúc bấy giờ Phú Điền chưa có chi bộ riêng mà vùng Tổng n
Trường, Đơ Yên, Văn Viên, do tỉnh bộ Vinh - Bến Thuỷ trược tiếp gây dựng và
phụ trách [2;3].
Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 nhân dân Phú Điền đã cùng
với nhân dân các lang xung quanh nổi dậy lật đổ chính quyền địch xây dựng
chính quyền cách mạng, được thể hiện thông qua các sự kiện: 25 - 5 - 1930
nông dân nhiều làng ở các tổng Văn Viên, Phù Long, Thông Lạng rải truyền
đơn phản đối đế quốc Pháp bắn giết đồng bào và đòi chúng thả những người bị
bắt. Từ tháng 9 - 1930 đến tháng 5 - 1931 nhân dân Phú Điền đã cùng với nhân
dân Phúc Mỹ, Yên Xá,... đã đấu tranh giành được hàng ngàn mẫu ruộng, hàng
vạn quan tiền [3;4].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Phú Điền đã cùng với nhân dân
Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc đã lật đổ chính quyền địch, thành lập chính
quyền cách mạng, ban hành nhiều chính sách tiến bộ cho nhân dân. Nhân dân Phú

Điền đã thu hồi được 80 mẫu ruộng, 20 tạ thóc, 1000 quan tiền, buộc địa chủ phải
giảm lãi suất xuống 3%, có địa chủ cịn phải xáo nợ, đốt hết khế tự [2;4].


×