Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phân tích và sửa chữa những sai lầm trong quá trình hưỡng dẫn học sinh giải bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.59 KB, 97 trang )

1
bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng Đại học vinh


Phạm thị hằng

Phân tích và sửa chữa những sai lầm trong quá trình
h-ớng dẫn học sinh giải bài tập trắc nghiệm khách
quan môn hoá học ở tr-ờng trung học phổ thông

chuyên ngành: ll & PPDH hóa học
MÃ số: 60.14.10

luận văn thạc sỹ gi¸o dơc häc

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. Cao Cù Giác

Vinh, năm 2010


2

LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo TS. Cao Cự Giác
Người đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt
q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo: PGS.TS.NGƯT Nguyễn Khắc
Nghĩa, PGS. TS Nguyễn Thị Sửu đã dành thời gian đọc và góp ý cho luận văn.
Tơi xin cảm ơn các thầy, cơ giáo trong khoa Hóa trường Đại học Vinh, các


thầy, cô giáo và các em học sinh các trường: THPT Lê Viết Thuật, THPT Hà
Huy Tập cùng người thân và bạn bè đã tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành tốt
luận văn này.

Vinh, Ngày 15 tháng 01năm 2011

Phạm Thị Hằng


3

KÍ HIỆU VIẾT TẮT
TNKQ: Trắc nghiệm khách quan
KNS: Khả năng sai
KNS1: Khả năng sai 1
KNS2: Khả năng sai 2
TNSP: Thực nghiệm sư phạm
THPT: Trung học phổ thông
TH 1: Trường hợp 1
TH 2: Trường hợp 2
TH 3: Trường hợp 3
SGK: Sách giáo khoa
DD: Dung dịch


4
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU

Trang


1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………..5
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………....7
3. Nhiệm vụ của đề tài…………………………………………………………..7
4. Giả thuyết khoa học…………………………………………………………..7
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu…………………………………………..7
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………..7
7. Những đóng góp của để tài…………………………………………………...8
PHẦN II. NỘI DUNG
Chƣơng I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề
1.1. Tổng quan về các phương pháp trắc nghiệm……………………………….9
1.2. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn……16
1.3. Thực trạng về khả năng làm bài thi trắc nghiệm khách quan của họcsinh ở
các trường trung học phổ thơng………………………………………………..26
Chƣơng II. Phân tích và sửa chữa những sai lầm trong quá trình hƣớng
dẫn học sinh giải bài tập trắc nghiệm khách quan mơn hố học ở trƣờng
trung học phổ thơng
2.1. Dự đốn và phân tích các sai lầm thường gặp trong dạy học hóa học ở
trường trung học phổ thông……………………………………………………27
2.1.1. Sai lầm về mặt kiến thức………………………………………………..27
2.1.2. Sai lầm về mặt kĩ năng………………………………………………….30
2.1.3. Sai lầm về mặt tư duy…………………………………………………...32
2.2. Phân tích những sai lầm qua các bài tập trắc nghiệm……………………..35
2.2.1. Bài tập trắc nghiệm về tính tốn hóa học……………………………….35
2.2.2. Bài tập trắc nghiệm về lý thuyết hóa học……………………………….55
2.2.3. Bài tập trắc nghiệm về thực hành hóa học……………………………...64
2.2.3.1. Nhận biết và phân biệt các chất……………………………...………..64
2.2.3.2. Tách các chất ra khỏi hỗn hợp, tinh chế các chất………...………...…68



5
Chƣơng III. Thực nghiệm sƣ phạm
3.1.

Mục đích thực nghiệm sư phạm…………………………………………73

3.2.

Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm………………………………………...73

3.3.

Nội dung thực nghiệm sư phạm…………………………………………73

3.4.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm……………………………………..74

3.4.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm………………………………………..74
3.4.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ………………………………………..75
3.5.

Kết quả thực nghiệm sư phạm …………………………………………76

3.6.

Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm…………………………………78

3.7.


Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm……………………………………..78

Kết luận và đề nghị…………………………………………………………....80
1. Những việc đã hoàn thành của luận văn……………………………………..80
2. Hướng phát triển của đề tài.............................................................................80
3. Đề nghị............................................................................................................81
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………82
Phụ lục 1……………………………………………………………………….85
Phụ lục 2……………………………………………………………………….94


6
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, việc đổi mới công tác giáo dục diễn ra rất sơi
động trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước địi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới đồng bộ cả mục đích,
nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Nghi quyết hội nghị lần 2, BCH
TW Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII đã chỉ rõ: “ Đổi mới phương pháp giáo
dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều (độc thoại), rèn luyện nếp tư
duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học ….”
Văn kiện Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục quán triệt quan
điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu “ tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học …phát huy tinh thần độc
lập suy nghĩ và sáng tạo của hoc sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn
thiện học vấn và tay nghề”.
Muốn đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải đổi mới phương pháp
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Các phương pháp
kiểm tra đánh giá kết quả học tập rất đa dạng, mỗi phương pháp có ưu điểm và
nhược điểm nhất định của nó, khơng có phương pháp nào là hoàn mĩ đối với

mọi mục tiêu giáo dục. Tùy vào mục tiêu cụ thể mà lựa chọn phương pháp đánh
giá phù hợp thì có thể đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục. Có hai loại mà
ta thường sử dụng để kiểm tra, đánh giá đó là loại luận đề và loại trắc nghiệm
khách quan.
Loại luận đề cho học sinh cơ hội phân tích và tổng hợp dự kiện theo lời lẽ
riêng, theo cách hiểu của mình, nhưng nó thường cho phép khảo sát một số kiến
thức hạn hẹp. Điểm của bài thi do nhiều giám khảo chấm có thể khác nhau.
Trong khi đó trắc nghiệm khách quan có thể dùng kiểm tra, đánh giá kiến thức
nhiều hơn. Nó có thể giúp chúng ta khảo sát một số kiến thức rộng rãi, bao quát
hơn. Tránh tình trạng học lệch, học tủ của học sinh. Điểm của bài thi được


7
chấm bằng máy nên sẽ chính xác, khách quan hơn. Ở nước ta, việc sử dụng trắc
nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập là một trong những chủ trương
lớn của lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo hiện nay, nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học, hạn chế bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi
cử.
Ngày 27/12/ 2006 Bộ giáo dục và Đào tạo đã có cơng văn số 14653/ BGD
& ĐT – KT & ĐG về việc tiếp tục đổi mới trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ
thơng và kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2007. Bộ giáo dục và Đào tạo đã
áp dụng thi trắc nghiệm khách quan bốn mơn: Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ vào các
kì thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào cao đẳng và đại học. Đến nay đã áp dụng
được bốn năm và mang lại kết quả rất tốt và khả quan. Giáo viên và học sinh
cũng đã dần quen và có hứng thú với phương pháp này. Tuy nhiên, trong quá
trình giải thì chủ yếu giáo viên chỉ quan tâm đến đáp án đúng nhất thơi. Cịn
những đáp án nhiễu cịn lại giáo viên rất ít khi phân tích và chỉ ra cái sai cho học
sinh biết. Vì đáp án nhiễu là những đáp án có vẻ đúng nếu học sinh khơng đọc kĩ
câu hỏi thì dẫn đến những sai lầm thường gặp như sai lầm về kiến thức, kỹ năng,
tư duy,… nên sẽ đưa ra đáp án sai. Để khắc phục những sai lầm này, giáo viên

phải đổi mới phương pháp dạy học, chính xác hố lại kiến thức của mình, tăng
cường kiểm tra, đánh giá học sinh, từ đó kịp thời có những biện pháp khắc phục.
Việc phân tích và sửa chữa những sai lầm trong quá trình hướng dẫn học
sinh giải bài tập trắc nghiệm trong quá trình dạy học ở trường trung học phổ
thông là việc làm hết sức cần thiết để góp phần vào việc dạy học bộ mơn hóa
học ở trường trung học phổ thơng có kết quả tốt nhất.
Ở đây chúng tơi chỉ phân tích loại trắc nghiệm thơng dụng và có nhiều ưu
điểm nhất đó là trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài: “Phân tích và sửa
chữa những sai lầm trong quá trình hướng dẫn học sinh giải bài tập trắc
nghiệm khách quan mơn hố học ở trường trung học phổ thơng”.


8
2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích và sửa chữa những sai lầm trong quá trình hướng dẫn học sinh
giải bài tập trắc nghiệm khách quan mơn hố học ở trường trung học phổ
thông.
- Xây dựng các dạng bài tập hố học để khắc phục những sai lầm đó.
3. Nhiệm vụ của đề tài
3.1.

Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.

3.2.

Nghiên cứu các tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thí
nghiệm,…., đề thi cao đẳng, đại học.

3.3.


Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của học sinh khi làm
bài tập trắc nghiệm hố học, từ đó rút ra các biện pháp khắc phục và
sửa chữa những sai lầm đó.

3.4.

Lựa chọn và xây dựng hệ thống các bài tập trắc nghiệm hoá học nhằm
củng cố kiến thức và khắc phục những sai lầm đó.

3.5.

Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tác dụng của các bài tập này trong
dạy học hoá học ở trường trung học phổ thơng.

4. Giả thuyết khoa học
Nếu phân tích và sửa chữa những sai lầm trong quá trình hướng dẫn học sinh
giải bài tập trắc nghiệm khách quan môn hố học ở trường trung học phổ
thơng thì sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và việc
học của học sinh ở trường trung học phổ thông.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Q trình dạy học hóa học ở trường phổ thông.
Đối tượng nghiên cứu: Các dạng bài tập trắc nghiệm mơn hóa học.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1.

Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài: sách giáo khoa, tạp chí, đề

thi,….


9
6.2.

Phương pháp thực tiễn

- Tìm hiểu thực tiễn dạy và học ở trường phổ thông nhằm phát hiện vấn
đề nghiên cứu.
- Trao đổi kinh nghiệm về vấn đề phân tích và sửa chữa những sai lầm trong
quá trình hướng dẫn học sinh giải bài tập trắc nghiệm hoá học với các giáo viên
trong lĩnh vực này ở các trường phổ thơng.
6.3.

Thực nghiệm sư phạm

- Mục đích: Nhằm xác định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, tính hiệu quả
của các nội dung đã đề xuất.
- Phương pháp xử lý thơng tin: Dùng phương pháp thống kê tốn học trong khoa
học giáo dục.
7. Những đóng góp của đề tài
7.1.

Về mặt lý luận

- Phân tích nguyên nhân dẫn đến các sai lầm thường gặp của học sinh khi làm
bài tập trắc nghiệm khách quan mơn hóa học ở trường trung học phổ thơng.
- Góp phần làm sáng tỏ tác dụng của bài tập trắc nghiệm hóa học trong việc
khắc phục, sủa chữa những sai lầm đó.

7.2.

Về mặt thực tiễn
Xây dựng được hệ thống các sai lầm và các bài tập trắc nghiệm để khắc

phục, sửa chữa những sai lầm đó, góp phần vào việc dạy và học hiện nay.


10
PHẦN II. NỘI DUNG

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM
1.1. Cơ sở lí luận về trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
1.1.1. Trắc nghiệm tự luận
1.1.1.1. Khái niệm
Trắc nghiệm tự luận là một phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng
việc sử dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, học sinh trả lời dưới dạng bài viết
bằng chính ngơn ngữ của học sinh trong một khoảng thời gian đã định trước.
1.1.1.2. Ƣu, nhƣợc điểm của trắc nghiệm tự luận
a. Ưu điểm
- Bài tập trắc nghiệm tự luận đòi hỏi học sinh phải nhớ lại kiến thức, phải biết
sắp xếp và diễn đạt ý kiến của mình một cách chính xác, rõ ràng nên loại bài tập
này rèn luyện được kỹ năng trình bày diễn đạt, kỹ năng lập luận và rèn luyện
ngôn ngữ hoá học chon học sinh.
- Trắc nghiệm tự luận cho phép học sinh một sự tự do tương đối nào đó để trả
lời câu hỏi trong bài kiểm tra nên học sinh có thể bộc lộ được quan điểm, thái độ
của mình về một vấn đề nào đó. Vì vậy, giáo viên có thể biết được một phần nào
đó thái độ, tình cảm và đặc biệt là sự sáng tạo của học sinh qua câu trả lời.
- Trắc nghiệm tự luận khuyến khích học sinh phát huy khả năng sáng tạo của

mình.
- Trắc nghiệm tự luận kiểm tra được chiều sâu kiến thức của học sinh.
- Việc chuẩn bị câu hỏi dễ hơn, ít tốn cơng hơn so với câu hỏi trắc nghiệm
khách quan.
b. Nhược điểm
- Bài kiểm tra theo kiểu tự luận thì số lượng câu hỏi ít, việc chấm điểm lại
phụ thuộc vào tính chủ quan, trình độ của người chấm do đó có độ tin cậy thấp.


11
- Cũng do phụ thuộc nhiều vào tính chất chủ quan khi cho điểm nên trắc
nghiệm tự luận có độ giá trị thấp.
- Vì số lượng câu hỏi ít nên khơng kiểm tra được hết nội dung của chương
trình, làm cho học sinh có chiều hướng học tủ, học lệch.
1.1.2. Trắc nghiệm khách quan
1.1.2.1. Khái niệm
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Gọi là “khách
quan” vì cách cho điểm hồn tồn khách quan, không phụ thuộc vào các yếu tố
chủ quan.
1.1.2.2. Ƣu, nhƣợc điểm của trắc nghiệm khách quan
a. Ưu điểm
- Do số lượng câu hỏi nhiều nên trắc nghiệm khách quan có thể kiểm tra
được một lượng kiến thức lớn, tránh được tình trạng học tủ, học lệch của học
sinh.
- Rất khách quan khi chấm điểm và có thể phân tích được tính chất của mỗi
câu hỏi nên trắc nghiệm khách quan có độ tin cậy và độ giá trị cao.
- Thời gian trả lời cho mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan ngắn nên hạn chế
được tình trạng quay cóp, sử dụng tài liệu.
- Bài tập trắc nghiệm khách quan khơng u cầu học sinh phải trình bày lời

giải, chỉ yêu cầu học sinh có đáp án nhanh và chính xác nên loại bài tập này rèn
luyện cho học sinh kỹ năng phán đốn nhanh nhạy và chính xác, các phương
pháp loại suy, diễn dịch, quy nạp được phát triển.
- Vì lượng câu hỏi lớn nên bài tập trắc nghiệm khách quan cho nhiều loại
thông tin phản hồi.
b. Nhược điểm
- Địi hỏi chuẩn bị cơng phu, mất nhiều thời gian. Người giáo viên phải có
kiến thức sâu, rộng và có nghiệp vụ sư phạm mới có thể viết được những câu
trắc nghiệm hay, đúng kỹ thuật.


12
- Học sinh có sáng kiến có thể tìm ra câu trả lời hay hơn phương án đúng đã
cho nên học sinh khơng thoả mãn và cảm thấy khó chịu.
- Bài tập trắc nghiệm khách quan chỉ cho biết kết quả mà khơng cho biết con
đường đi tìm kết quả nên khơng thể đo được khả năng phán đốn tinh vi, khả
năng giải quyết vấn đề kheó léo một cách hiệu nghiệm như bằng câu hỏi tự luận
được soạn kỹ.
- Đối với loại trắc nghiệm điền khuyết thì khơng thể chấm bằng máy.
1.1.3. So sánh trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan
Đặc điểm
1.

Bài tập tự luận

Về - Chủ quan trong đánh giá.

đánh giá.

- Kém chính xác hơn.


Bài tập trắc nghiệm
- Hồn tồn khách quan.
- Chính xác.

- Mất nhiều thời gian chấm - Bài được máy chấm nên không
bài.
2. Về kiến
thức.

mất nhiều thời gian.
- Với số lượng câu hỏi lớn nên có

- Kiểm tra được chiều sâu thể kiểm tra được chiều rộng kiến
kiến thức của học sinh.

3. Về kỹ
năng.

thức của học sinh.
- Rèn luyện kỹ năng nhanh nhạy và

- Rèn luyện kỹ năng trình bày chính xác, các phương pháp loại
diễn đạt, ngơn ngữ hố học suy, diễn dịch, quy nạp được phát
cho học sinh.

4. Chuẩn
bị.

triển.

- Chuẩn bị công phu, mất nhiều thời

- Bài tập tự luận chuẩn bị đơn gian. địi hỏi người giáo phải có
giản hơn và mất ít thời gian.

kiến thức vừa sâu vừa rộng và phải
có nghiệp vụ sư phạm (biết ra
những câu có tính chất bẫy).

5.

Khả

năng
phản hồi
dạy học

- Cho biết ít loại thơng tin.

- Cho nhiều loại thông tin.


13
1.1.4. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan chia làm 4 loại chính:
1.1.4.1. Câu trắc nghiệm đúng - sai
Đây là loại câu được trình bày dưới dạng câu phát biểu và học sinh trả lời
bằng cách lựa chọn một trong 2 phương án “đúng” hoặc “sai.
a. Ưu điểm
Nó là loại câu đơn giản thường dùng để trắc nghiệm kiến thức về những

sự kiện hoặc khái niệm. Vì vậy viết loại câu này tương đối dễ, ít phạm lỗi, mang
tính khách quan khi chấm.
b. Nhược điểm
Học sinh có thể đốn mị và đúng ngẫu nhiên tới 50%, nên độ tin cậy
thấp, dễ tạo điều kiện cho học sinh thuộc lòng hơn là hiểu. Học sinh giỏi có thể
khơng thoả mãn khi buộc phải chọn ''đúng'' hay ''sai'' khi câu trắc nghiệm viết
chưa kĩ càng.
1.1.4.2. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn là loại câu thơng dụng nhất. Loại này có
một câu phát biểu gọi là câu dẫn và có nhiều câu trả lời để học sinh lựa chọn,
trong đó chỉ có một câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất, còn lại đều là sai.
Những câu trả lời sai gọi là câu mồi hay câu nhiễu.
a. Ưu điểm
- Giáo viên có thể dùng loại câu này để kiểm tra, đánh giá những mục tiêu dạy
học khác nhau, chẳng hạn như:
+ Xác định mối liên quan nhân quả.
+ Nhận biết những điều sai lầm.
+ Ghép các kết quả hay các điều kiện quan sát được với nhau.
+ Định nghĩa các khái niệm.
+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện.
+ Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều sự vật hoặc hiện
tượng.


14
+ Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện.
+ Xác định thứ tự hay cách sắp xếp đặt nhiều sự vật hiện tượng.
+ Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.
- Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đốn mị hay may rủi giảm đi nhiều so với các loại
TNKQ khác khi số phương án chọn lựa tăng lên.

- Tính giá trị tốt hơn: Với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn, người
ta có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật,..., tổng
quát hoá.... rất hữu hiệu.
- Thật sự khách quan khi chấm bài. Điểm số của bài TNKQ không phụ thuộc
vào chữ viết, khả năng diễn đạt của HS và trình độ người chấm bài,...
b. Nhược điểm
-Loại câu này khó soạn vì chỉ có một câu trả lời đúng nhất, cịn những câu cịn
lại gọi là câu nhiễu thì cũng phải có vẻ hợp lí. Ngồi ra phải soạn thế nào đó để
đo được các mức trí năng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu.
- Có những học sinh có óc sáng tạo, tư duy tốt, có thể tìm ra được những câu trả
lời hay hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy khơng thoả mãn.
- Các câu nhiều lựa chọn có thể ko đo được khả năng phán đoán tinh vi, khả
năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu
hỏi tự luận.
- Ngoài ra tốn kém giấy mực để in đề loại câu hỏi này so với loại câu hỏi khác
và cũng cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi.
Câu hỏi loại này có thể dùng đánh giá trí năng ở mức biết, khả năng vận dụng,
phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đốn cao hơn. Vì vậy khi viết
câu hỏi loại này cần lưu ý:
+ Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, lời văn sáng sủa, phải diễn đạt rõ ràng
một vấn đề. Tránh dùng các từ phủ định, nếu khơng tránh được thì cần phải
được nhấn mạnh để học sinh không bị nhầm. Câu dẫn phải là câu trọn vẹn để
học sinh hiểu được mình đang được hỏi vấn đề gì.


15
+ Câu chọn cũng phải rõ ràng, dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn,
có cấu trúc song song, nghĩa là chúng phải phù hợp về mặt ngữ pháp với câu
dẫn.
+ Nên có 4, 5 phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi. Nếu số phương án ít

hơn thì yếu tố đốn mị hay may rủi sẽ tăng lên. Nhưng nếu có quá nhiều
phương án để chọn thì thầy giáo khó soạn và học sinh mất nhiều thời gian để
đọc câu hỏi. Các câu gây nhiễu phải có vẻ hợp lý và có sức hấp dẫn như nhau để
nhử học sinh kém chọn.
+ Phải chắc chắn chỉ có một phương án trả lời đúng, các phương án cịn lại là
phương án “nhiễu”.
+ Khơng được đưa vào hai câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên viết
một nội dung kiến thức nào đó.
+ Câu trả lời đúng phải đặt ở những vị trí khác nhau, sắp xếp theo thứ tự ngẫu
nhiên, số lần xuất hiện ở mỗi vị trí A, B, C, D, E gần bằng nhau.
Ví dụ: Kim loại Zn khơng tan trong dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NaNO3/H2O.
B. Dung dịch HNO3.
C. Dung dịch NaNO3/HCl.
D. Dung dịch NaNO3/NaOH
Đáp án đúng: A.
Đáp án nhiễu: B, C, D.
11.4.3. Câu trắc nghiệm ghép đơi
Đây là loại hình đặc biệt của loại câu nhiều lựa chọn, trong đó học sinh
tìm ghép các câu trả lời ở trong cột này với câu chưa hoàn thành ở cột khác sao
cho phù hợp.
a. Ưu điểm
Câu hỏi ghép đơi dễ viết, dễ dùng, loại này thích hợp với tuổi trung học
cơ sở hơn. Có thể dùng loại câu hỏi này để đo mức trí năng khác nhau. Nó đặc


16
biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối
tương quan.
b. Nhược điểm

Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đơi khơng thích hợp cho việc thẩm định các khả
năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức. Muốn soạn loại câu hỏi này để đo
mức trí năng cao địi hỏi nhiều cơng phu.
Ngồi ra, nếu danh sách mỗi cột dài thì tốn nhiều thời gian cho học sinh
đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đơi.
Ví dụ: Ghép các mệnh đề ở hai cột với nhau để có câu trả lời đúng.
Thí nghiệm

Hiện tượng xảy ra

A. Dẫn khí C2H2 dư qua dung dịch 1. Dung dịch brom khơng đổi màu.
brom.
B. Dẫn khí CH4 dư qua dung dịch 2. Brom không đổi màu và dung dịch
brom.

tách 2 lớp.

C. Cho dung dịch brom vào ống chứa 3. Dung dịch bị vẫn đục.
benzen.
D. Dẫn khí CO2 dư qua dung dịch 4. Khơng có hịên tượng, dung dịch
Ca(OH)2

trong suốt, không màu.
5. Dung dịch brom bị mất màu hoàn
toàn.

Đáp án: A- 5, B - 1, C - 2, D - 4.
1.1.4.4. Câu trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn
Đây là câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhưng có câu trả lời tự do. Học
sinh viết câu trả lời bằng một hay vài từ hoặc một câu ngắn.

a. Ưu điểm
Học sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường, phát huy óc
sáng kiến. Học sinh khơng có cơ hội đốn mị mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tìm ra câu
trả lời. Loại này cũng dễ soạn hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn.


17
b. Nhược điểm
Khi soạn thảo loại câu hỏi này thường dễ mắc sai lầm là trích nguyên văn
các câu từ trong sách giáo khoa.
Phạm vi kiểm tra của loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào chi tiết vụn
vặt. Việc chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn loại câu hỏi
nhiều lựa chọn.
Ví dụ: Điền vào chỗ trống trong các phản ứng sau:
a) FeSO4 + KMNO4 + ……→ …… + MnSO4 + …… + …….
b) NaNO2 + KMnO4 + ……→ …….. + K2SO4 + …….
c) Fe3O4 + H2SO4 đ,n

→ …… + SO2↑ + …….

1.2. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
NHIỀU LỰA CHỌN
1. Phần dẫn phải có nội dung ngắn gọn, lời văn sáng sủa, diễn đạt rõ ràng một
vấn đề. Nên bỏ bớt những câu chữ, chi tiết không cần thiết. Từ ngữ được dùng
phải là phổ biến đối với các đối tượng thí sinh. Vấn đề cần hỏi phải được diễn
đạt một cách trọn vẹn, tường minh để học sinh hiểu được mình đang hỏi vấn đề
gì.
Ví dụ 1: Rót vào ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch FeSO4, thêm vào đó
khoảng 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng được một dung dịch không màu. Nhỏ
thêm vào ống nghiệm trên từng giọt dung dịch KMnO4 màu tím, lắc nhẹ, màu

tím nhanh chóng biến mất. Phương trình phản ứng hố học biểu diễn phản ứng
như sau
10 FeSO4 + 2 KMnO4 + 8 H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
Phản ứng hoá học đã xảy ra thuộc loại nào sau đây:
A. Phản ứng trao đổi

B. Phản ứng thế

C. Phản ứng oxi hoá - khử

D. Phản ứng hoá hợp

Nhận xét: Phần dẫn của câu trắc nghiệm trên diễn đạt dài dòng, chứa đựng
những chi tiết không cần thiết, nên ta lược bỏ phần mô tả thí nghiệm và hiện


18
tượng xảy ra ở câu dẫn trên. Với câu hỏi trắc nghiệm chỉ cần bắt đầu từ phương
trình hố học để nêu ra câu hỏi.
Ví dụ 2: Nguyên tử Na và nguyên tử Cl có các lớp electron như sau: (Na)2/8/1;
(Cl)2/8/7. Để đạt được cấu hình bền vững với 8e ở lớp ngồi cùng thì
A. Hai ngun tử góp chung electron.
B. Nguyên tử Na nhường 1e cho nguyên tử Cl để cho lớp electron ngoài cùng
của nguyên tử Na và Cl đều có 8e.
C. Tuỳ điều kiện của phản ứng mà nguyên tử Na nhường e hoặc nguyên tử Cl
nhường e.
Nhận xét: Phần dẫn của câu trắc nghiệm trên là một câu hỏi chưa trọn vẹn,
người đọc thấy mơ hồ không xác định rõ ý định hỏi. Như vậy học sinh phải đọc
các câu chọn mới biết mình đang được hỏi vấn đề gì. Nên sửa lại câu dẫn trên
như sau: “Nguyên tử Na và Cl có các lớp electron như sau: (Na)2/8/1; (Cl)2/8/7.

Trong phản ứng hoá học các nguyên tử Na và Cl đạt được cấu hình bền vững
với 8e ở lớp ngoài cùng bằng cách nào sau đây?”.
2. Câu chọn phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn.
Ví dụ : Glucozơ là hợp chất tạp chức vì
A. Glucozơ tác dụng với kim loại Na, dung dịch Cu(OH)2, dung dịch
AgNO3/NH3.
B. Glucozơ tan trong nước và có vị ngọt.
C. Phân tử glucozơ chứa 5 nhóm – OH.
D. Phân tử glucozơ chứa nhóm – OH và nhóm – CHO.
Nhận xét:
Ở đây ta không nên dùng phương án chọn A, B vì nó khơng phù hợp với logic
của câu hỏi. Vì câu hỏi là “tạp chức” chứ khơng phải nêu tính chất của glucozơ.
Nên sửa lại câu chọn là:
A. Phân tử chứa các nguyên tố C, H, O.
B. Phân tử chứa cả liên kết đơn và liên kết đôi.


19
3. Phần lựa chọn gồm 4 câu trả lời (A, B, C, D) trong đó chỉ có duy nhất một
câu trả lời đúng, câu đúng phải đúng hồn tồn khơng tranh cãi được. Đặc biệt,
lưu ý loại bỏ câu trắc nghiệm có hai câu trả lời đúng như nhau trở lên, hoặc
khơng có câu trả lời đúng.
Ví dụ 1:
Để nhận biết các chất bột: Na2O, CaO, MgO, Al2O3, ta chỉ cần dùng một hóa
chất là
A. H2O

B. Dung dịch HCl lỗng

C. Dung dịch NaOH lỗng


D. Dung dịch phenolphtalein

Phân tích:
Đáp án ở đây khơng duy nhất vì có thể dùng H2O (Cho từ từ nước vào lượng
nhỏ các bột trên đựng trong các ống nghiệm đồng thời khuấy đều và quan sát:
ống đựng Na2O tan tạo thành dung dịch trong suốt ngay; ống đựng CaO sau khi
nước dư thì tạo thành dung dịch trong suốt; cịn lại hai ống khơng tan hồn toàn
trong nước dư. Lấy dung dịch NaOH sinh ra ở trên nhận Al2O3 bị hòa tan), dung
dịch HCl hoặc dùng dung dịch phenolphtalein đều phân biệt được các dung dịch
trên bằng cách khai thác tính ít tan của Ca(OH)2.
Ví dụ 2:
Số dẫn xuất amin thơm bậc một được sinh ra từ etylbenzen là
A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Phân tích:
Bài tập này phần đông học sinh sẽ chọn đáp án B. Bởi vì khi học về amin
chương trình sách giáo khoa hiện hành khơng có khái niệm amin béo, amin
thơm cụ thể mà chỉ đưa hai ví dụ “Amin thơm (thí dụ: anilin C6H5NH2), amin
béo (thí dụ: etylamin C2H5NH2)”. Đến khi học phản ứng của amin với HNO2 thì
sách giáo khoa có thêm thông tin “Anilin và các amin thơm bậc một tác dụng với
axit nitrơ ở nhiệt độ thấp (0 – 5OC) cho muối điazoni”, cho nên số đông học sinh
nhầm amin thơm với amin chứa vòng thơm là một.
Đáp án đúng của bài phải là 3, như vậy bài tập khơng có đáp án đúng.



20
4. Không được đưa vào 2 câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên viết
một nội dung kiến thức nào đó.
Ví dụ:
Ancol, phenol và ancol thơm có đặc điểm cấu tạo chung là trong phân tử đều
chứa
A. 1 nhóm hiđroxyl.
B. 1 vịng benzen.
C. 1 hay nhiều nhóm hiđroxyl.
D. Nhóm – OH.
Nhận xét: Trong câu trắc nghiệm trên C, D là các câu chọn đều đúng. Học sinh
sẽ phân vân không biết chọn phương án nào.
5. Tránh những câu lựa chọn sai hiển nhiên, dễ nhận biết.
Ví dụ:
Cơng nghiệp silicat gồm những ngành:
A. Sản xuất thủy tinh.
B. Sản xuất xi măng.
C. Sản xuất đồ gốm.
D. Sản xuất đồ gỗ.
Nhận xét: Một học sinh khơng có kiến thức về hố học cũng dễ dàng nhận thấy
rằng D là lí do sai, từ đó đốn D là đáp án đúng.
6. Câu lựa chọn đúng không nên dài hơn, hoặc ngắn hơn hẳn các câu lựa chọn
khác. Câu lựa chọn đúng khơng nên viết với những ý tưởng đầy đủ, chính xác;
ngược lại, các câu nhiễu được diễn đạt cẩu thả với những ý tưởng tầm thường.
Ví dụ1:
Cho một lá nhơm đã đánh sạch vào dung dịch CuSO4, để yên một thời gian.
Hiện tượng quan sát được là
A. Màu xanh của dung dịch nhạt dần.

B. Xuất hiện kết tủa đỏ trên lá nhơm.
C. Dung dịch vẫn đục và có bọt khí trên lá nhôm.


21
D. Trên bề mặt lá nhôm xuất hiện kết tủa đỏ và có bọt khí khơng màu
thốt ra, màu xanh của dung dịch nhạt dần.
Nhận xét: Phương án D dài và đầy đủ hơn hẳn các phương án khác, học sinh dễ
đốn ra đáp án là D.
Ví dụ 2:
Nhận xét nào sau đây khơng đúng?
A. Enzim có tác dụng xúc tác đặc hiệu đối với peptit, tác dụng xúc tác của
enzim gấp hàng nghìn lần xúc tác hóa học thơng thường
B. Các peptit đều có phản ứng màu biure.
C. Peptit có khả năng thủy phân hồn tồn thành các -aminoaxit nhờ xúc tác
axit hoặc xúc tác kiềm.
D. Protein cấu tạo dạng hình sợi thì khơng tan trong nước, protein cấu tạo
dạng hình cầu tan một phần trong nước tạo thành dung dịch keo.
Nhận xét: Phương án B quá ngắn so với ba phương án cịn lại, nên khó diễn tả
đầy đủ nội dung kiến thức. Trong khi đó câu dẫn u cầu tìm phương án sai làm
học sinh dễ đốn là đáp án B.
7. Phải thận trọng và hạn chế dùng các cụm từ “tất cả đều đúng” hay “tất cả
đều sai” làm câu lựa chọn.
Ví dụ 1:
Điều kiện cần và đủ để kim loại bị ăn mịn điện hóa là
A. Kim loại phải khơng ngun chất (có hai điện cực).
B. Hai điện cực tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
C. Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với một dung dịch điện li.
D. Cả ba điều kiện trên.
Ví dụ 2: Để phân biệt 4 chất lỏng: benzen, toluen, stiren, etylbenzen người ta

dùng thuốc thử là
A. Dung dịch Br2.

B. Dung dịch KMnO4.

C. Dung dịch HNO3 đ, xúc tác H2SO4 đ.

D. Cả ba đều sai.


22
Nhận xét: Thường với loại câu hỏi này, nếu có 2 trong số các phương án chọn là
dễ nhận biết thì học sinh khơng cần xem xét các phương án còn lại, và chọn
phương án “tất cả đều đúng” hoặc “tất cả đều sai”. Hoặc với loại câu hỏi này
học sinh thường mang tính “gợi ý” giúp học sinh đốn ra phương án tổ hợp
chính là phương án đúng. Vì vậy nên thận trọng khi soạn kiểu đáp án này, đối
với loại câu này thì nên soạn các phương án chọn có độ khó tương đương, hoặc
chuyển về dạng câu hỏi khác để đỡ “bị lộ”.
8. Tránh dùng hai lần phủ định liên tiếp trong một câu trắc nghiệm.
Ví dụ:
Điều khẳng định nào sau đây không đúng ?
A. Glucozơ và fructozơ khơng có chất nào khơng tác dụng với H2 (Ni, to)
B. Glucozơ và fructozơ không phải cả hai chất tác dụng được với Cu(OH)2/
NaOH
C. Khơng có cacbohidrat nào là không bị thủy phân
D. Glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng gương
Nhận xét: Trong câu trắc nghiệm này phương án C được coi là đáp án đúng.
Nhưng cách phát biểu của A và C, kể cả B rất khó hiểu vì chứa hai lần phủ định
liên tiếp. Câu trắc nghiệm nên sửa thành:
Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (Ni, to)
B. Dung dịch glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở đkt
C. Tất cả cacbohidrat đều bị thủy phân
D. Glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng gương
9. Trong câu trắc nghiệm phải đảm bảo tính chính xác, khoa học; không nên đặt
những vấn đề không thể xảy ra trong thực tế.
Ví dụ:
Dung dịch Ca(OH)2 0,05 M, ở nhiệt độ 250C (giả sử 1 = 2 =1) thì pH có giá
trị là
A. 1

B. 13

C. 1,3.

D.12,7.


23
Nhận xét: Có hay khơng một dung dịch Ca(OH)2 0,05 M. Độ tan của Ca(OH)2 ở
250C là 0,12 g/100g H2O hay khoảng 0,016M.
10. Tránh những khái niệm, nội dung được trình bày khác nhau trong các bộ
sách giáo khoa, hay những vấn đề đang tranh cãi dưới nhiều quan điểm chưa
thống nhất.
Ví dụ:
Cho khí CO dư đi chậm qua hỗn hợp các oxit sau: MgO, ZnO, Fe 2O3, PbO đun
nóng. Giả sử phản ứng hồn tồn thì thành phần chất rắn còn lại là
A. Mg, Zn, Fe, Pb.

B. MgO, Zn, Fe, Pb.


C. MgO, ZnO, Fe, Pb.

C. MgO, ZnO, FeO, Pb.

Nhận xét: Phương án A đương nhiên là sai vì MgO là oxit của kim loại mạnh
nên không bị khử bởi CO. Hai đáp án B, C đang là vấn đề chưa thống nhất trong
các tài liệu. Trong đáp án đề thi đại học trước đây cho đáp án B là đúng. Theo
kiến thức SGK 12 hiện nay lại viết:
t
ZnO + C 
Zn + CO
0

Điều đó chứng tỏ CO khơng khử được ZnO. Vậy đáp án đúng là C.
11. Tránh những câu hỏi định lượng phức tạp làm thí sinh mất nhiều thì giờ giải bài.
Ví dụ 1:
Một hỗn hợp A gồm Ca, CaO, CaCO3 đem nung ở nhiệt độ cao, khơng có
khơng khí đến khối lượng khơng đổi. Dẫn tồn bộ khí sinh ra sục vào 2 lít dung
dịch Ca(OH)2 0,02M thu được 2 gam kết tủa. Nếu cho A tác dụng với dung dịch
H2SO4 loãng dư thu được nhiều hơn 2,912 lít khí (ở đktc) và dung dịch B. Trung
hòa dung dịch B cần 110 ml dung dịch HCl 2M. Khối lượng hỗn hợp A là
A. 10 g

B. 6,56 g

C. 6,65 g

D. 16,56 g


Ví dụ 2:
Điện phân dung dịch chứa m (gam) hỗn hợp CuSO4 và NaCl với điện cực trơ
màng ngăn xốp, tới khi nước điện phân ở cả hai điện cực thì ngưng điện phân. Ở


24
anot thu được 0,448 lít khí (ở đktc). Dung dịch sau điện phân tác dụng tối đa với
0,680 gam Al2O3. Giá trị m là
B. 5,97 hoặc 4,473.

A. 5,97 .
C. 4,473 hoặc 7,59.

D. 9,57 hoặc 4,437.

Nhận xét: Với bài tập ở VD1, một học sinh khá giỏi (nếu chưa rèn luyện giải bài tập
trắc nghiệm) giải nhanh nhất cũng mất 4 phút để tính tốn, chưa kể thời gian suy
nghĩ tìm phương pháp giải.
Với bài tập ở VD2, học sinh khá giỏi phải mất ít nhất 8 phút để vừa biện
luận vừa tính tốn để đi đến đáp số cuối cùng.
Lỗi này thường gặp khi giáo viên chuyển đổi một bài tập tính tốn dạng tự
luận sang dạng trắc nghiệm chỉ bằng cách thêm các phương án chọn.
Bài tập trắc nghiệm dạng tốn thường là một bài tập có phương pháp giải
nhanh hoặc là một ý của bài tập lớn,… để có thể giải nhanh trong vịng 1-2 phút.
12. Trong câu trắc nghiệm định lượng, phải thống nhất cấp độ chính xác của
các số liệu.
Trong hóa học phải chú ý các đại lượng như nồng độ dung dịch các chất tan ít,
khối lượng riêng,... mà không được cho một cách tùy tiện.
Ví dụ:
Trộn dung dịch bão hịa chứa 5,85 gam NaCl với dung dịch no chứa b gam

NH4NO3 thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH
vừa đủ thu được 0,1 mol khí và dung dịch B. Cơ cạn B thu được chất rắn có khối
lượng là
A. 16,45

B. 13,75

C. 14,65

D. 17,35

Nhận xét: Tương tự như VD ở mục 1.2.10, nồng độ bão hòa của dung dịch
Ca(OH)2 chỉ nên lấy tối đa 0,02 M, nếu quá 0,02 M thì khi đó một phần
Ca(OH)2 tồn tại ở dạng rắn. Ở bài này nếu trộn hai dung dịch trên bão hịa thì
chắc chắn sẽ có một phần NaHCO3 tách ra vì chất này ít tan. Người ta đã vận
dụng tính chất này để sản xuất sođa theo phương pháp amoniac.


25
13. Phải ln có ý thức rõ ràng về mục đích của câu hỏi.
Điều này có ý nghĩa nếu như có ý định trắc nghiệm năng lực nhận thức ở
mức nhớ thì khơng được “ngụy trang” câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng một thể
hiện khác đi. Thí dụ muốn trắc nghiệm ở mức nhớ định nghĩa oxit (lớp 8): “Oxit
là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác” thì không nên thể hiện ở dạng khác
đi: “Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi”.
Nếu như có ý định trắc nghiệm tư duy phê phán thì phải làm thế nào để
câu hỏi không thể được trả lời đơn thuần dựa trên thông tin thực tế đã thu được.
Nếu như có ý định làm một câu hỏi trắc nghiệm khó, phải chắc chắn rằng
nó sẽ khó bởi vì địi hỏi sự hiểu biết ở mức cao hoặc những lí luận sắc bén chứ
khơng phải vì nó trắc nghiệm vấn đề chưa rõ ràng của môn học.

14. Câu dẫn phải trong sáng, tránh dẫn đến hiểu lầm hay có thể hiểu theo nhiều
cách.
Ví dụ 1:
Cho hỗn hợp gồm một kim loại M và kim loại N hóa trị II...
Nhận xét : Ở đây học sinh có thể hiểu hóa trị II là của kim loại N, cũng có thể hiểu hóa
trị II là của kim loại M và N. Vì vậy, muốn rõ ràng nên sửa lại : „Cho hỗn hợp gồm một
kim loại N hóa trị II và kim loại M...‟ hoặc „ Cho hỗn hợp gồm một kim loại M và kim
loại N đều có hóa trị II...‟.
Ví dụ 2 :
Cho một muối cacbonat của kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 thu được dung
dịch A và hỗn hợp khí Y gồm 0,336 lít NO và CO2....
Nhận xét : Câu này có thể hiểu theo 2 cách :
Cả hai khí có tổng thể tích là 0,336 lít hoặc chỉ có NO có V = 0,336 lít. Để học sinh
khơng mất nhiều thời gian ở câu chữ nên có câu dẫn rõ ràng : “... thu được dung dịch A
và hỗn hợp khí Y gồm NO V = 0,336 lít và CO2...‟‟.
15. Các câu lựa chọn, kể cả các câu nhiễu đều phải thích hợp với vấn đề đã nêu.
Câu nhiễu phải có tính hấp dẫn, phải tỏ ra là có lý đối với những người không
am hiểu hoặc hiểu không đúng.


×