Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.12 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM 2016 MÔN: Ngữ văn. ĐỀ CHÍNH THỨC. Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề. Ngày thi: 24/3/2016 (Đề thi gồm có 01 trang, 02 câu). Câu 1 (8,0 điểm) Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.” Em suy nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Câu 2 (12,0 điểm) Nguyễn Đình Thi từng quan niệm: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. (Trích Tiếng nói của văn nghệ, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, tr.12-13). Em hiểu thế nào là điều mới mẻ, lời nhắn nhủ trong quan niệm của Nguyễn Đình Thi? Qua bài thơ Ánh trăng, em hãy làm rõ điều mới mẻ và lời nhắn nhủ mà nhà thơ Nguyễn Duy đã góp cho nghệ thuật và đời sống. ……………………..HẾT……………………... Ghi chú: Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI ĐỀ CHÍNH THỨC. Câu 1. KỲ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM 2016 HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang). Nội dung. Điểm. Nghị luận văn học - Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. - Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau 0.75 Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận chính xác, hấp dẫn Giải thích ý nghĩa câu chuyện. 1,5. + Nghĩa đen: Cuộc hành trình của hòn sỏi đầy đớn đau nhưng cũng tràn 0,75 đầy lạc quan trước những biến cố, thử thách… + Nghĩa bóng: Cuộc sống của con người đầy thử thách, chông gai. Dám 0,75 đối mặt và có ý chí, có niềm tin chúng ta sẽ đến với thành công. 5,0 Bình luận: Câu chuyện đúc kết một bài học nhân sinh sâu sắc. 2.. - Những viên sỏi không tự nhiên mà có, nó là kết quả của sự bào mòn qua nhiều năm tháng. Cuộc sống nhiều biến cố, con người thường phải trải qua nhiều khó khăn, gian lao, thử thách. (dẫn chứng + phân tích ) - Dám đối mặt với khó khăn, nỗ lực vượt qua và tin tưởng vào cuộc sống, con người sẽ trưởng thành, gặt hái những thành quả tốt đẹp giống như hòn sỏi láng mịn sau những sự va đập, lăn lộn đầy đau đớn, thương tích. (dẫn chứng + phân tích) - Chính những chông gai, thử thách là cơ hội để ta phát huy năng lực tiềm ẩn, khẳng định bản lĩnh ý chí và hoàn thiện nhân cách - Phê phán những người thiếu ý chí, nghị lực, luôn đầu hàng số phận, bi quan chán nản, hoài nghi trong cuộc sống. Rút ra bài học nhận thức và hành động: Trong cuộc sống mỗi người cần: Dám đối mặt với khó khăn, rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn có niềm tin vào tương lai tươi sáng Nghị luận văn học - Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. - Yêu cầu về kiến thức. 1. 1,5. 1,5. 1,0 1,0 0,75. 12.0.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm sáng tỏ những nội dung cơ bản sau : Giới thiệu vấn đề cần nghị luận chính xác và hấp dẫn 1.0 Giải thích. 2.0. - Điều mới mẻ: là cách cảm nhận và thể hiện độc đáo, hấp dẫn của người 0.75 nghệ sĩ về hiện thực đời sống. - Lời nhắn nhủ: Là tư tưởng, tình cảm, thông điệp thẩm mỹ mà người nghệ 0.75 sĩ muốn gửi đến bạn đọc thông qua tác phẩm nghệ thuật của mình. Thông điệp ấy gắn với chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của văn học nghệ thuật. - Cả câu: Cả ý kiến đề cập đến vấn đề nhà văn và quá trình sáng tác. Nhà 0.5 văn luôn phản ánh hiện thực đời sống bằng các thức độc đáo hấp dẫn nhằm gửi đến độc giả tư tưởng, tình cảm sâu sắc về cuộc đời. Điều mới mẻ và lời nhắn nhủ của Nguyễn Duy qua Ánh trăng. 5.0. - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. 1,0. + Nguyễn Duy là nhà thơ – chiến sĩ, gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ 0,5 trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Ông cũng là cây bút có sức sáng tạo bền bỉ sau năm 1975. + Ánh trăng được viết năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ vừa 0,5 mang đến điều mới mẻ, vừa là lời nhắn nhủ sâu sắc của Nguyễn Duy về thái độ sống của con người. - Điều mới mẻ mà Nguyễn Duy thể hiện qua Ánh trăng. 2,0. + Bài thơ Ánh trăng mới mẻ ở nội dung:. 1,0. Trăng được thể hiện như là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị mà vĩnh hằng của thiên nhiên, theo nhân vật trữ tình từ thời thơ ấu bình yên đến những ngày chiến tranh ở rừng. Vì thế, trăng còn là biểu tượng của quá khứ gian khó mà tươi đẹp, của nghĩa tình thắm thiết, đằm sâu với quê hương, đồng đội, bạn bè. Trăng còn được Nguyễn Duy đặt vào trong mối quan hệ đa chiều với nhân vật trữ tình: Nếu quá khứ trăng là tri kỉ thì hiện tại trăng bị biến thành người dưng. Từ tình huống Thình lình đèn điện tắt, nhà thơ phát hiện thêm một vẻ đẹp khác đáng trân trọng của trăng: thủy chung, bao. 2.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> dung mà nghiêm khắc, có khả năng thức tỉnh con người. (Dẫn chứng + phân tích) + Bài thơ Ánh trăng mới mẻ ở nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà 1,0 vẫn chứa chất triết lí sâu xa; hình ảnh thơ đa nghĩa, có tính biểu tượng cao; kết hợp giữa chất tự sự với tính trữ tình; kết cấu bài thơ theo mạch thời gian; tạo được tình huống bất ngờ; hầu như không sử dụng dấu chấm câu và chỉ viết hoa chữ đầu tiên của mỗi khổ thơ... (Dẫn chứng + phân tích) - Lời nhắn nhủ của tác giả qua bài thơ. 2.0. + Bài thơ có ý nghĩa như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở chúng ta đừng 1,0 quên đi những gì đẹp đẽ đã gắn bó với con người trong quá khứ, cần phải sống tình nghĩa, thủy chung. Đạo lí “uống nước nhớ nguồn” đã được gửi gắm kín đáo và tinh tế. + Trong cuộc sống, con người cũng cần những phút “giật mình”, nghĩa là 1,0 trạng thái thức tỉnh của lương tâm, soi lại bản thân để nhận ra sự thiếu sót, vị kỉ, chưa hoàn thiện. Nếu không có những phút giật mình như thế, con người ta rất dễ đánh mất chính mình, phản bội lại quá khứ ân tình, ân nghĩa. Đánh giá. 3,0. - Chính những khám phá mới mẻ về nội dung nghệ thuật, chính thông điệp 1,0 giàu tính nhân văn đã làm nên sức sống của bài thơ và phong cách nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Duy trong lòng độc giả. Đó đồng thời là bản chất của sáng tạo nghệ thuật, là yêu cầu đối với mỗi người nghệ sĩ. - Muốn sáng tạo được những tác phẩm mới mẻ có giá trị nhân văn sâu sắc 1,0 nhà văn phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo, trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết về nghệ thuật và đời sống. (bài học về sáng tạo). - Muốn cảm nhận được sự độc đáo, mới mẻ, thông điệp mà tác giả gửi 1,0 gắm trong tác phẩm thì độc giả phải là người đồng sáng tạo với nhà văn (bài học về tiếp nhận). Kết thúc vấn đề. 1.0. Khẳng định: Bản chất của văn học là sự phản ánh hiện thực khách quan qua lăng kính chủ quan và thể hiện tư tưởng, tài năng của nhà văn. Ánh trăng là một tác phẩm bắt nguồn từ hiện thực đời sống chứng tỏ tài năng. 3.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> và tâm huyết của Nguyễn Duy. Lưu ý : - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. - Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ và cách trình bày sáng tạo. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25. -----------------------------HẾT-------------------------------. 4.
<span class='text_page_counter'>(6)</span>