Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận - Chăn nuôi - Đề tài :Dự án nuôi gà ri Bình Định tại Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.95 KB, 28 trang )

CHƯƠNG I.SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
1.

THỰC TRẠNG NUÔI GÀ LẤY THỊT HIỆN NAY
Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền

thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai (sau chăn ni lợn) trong tồn ngành
chăn ni của Việt Nam. Tuy nhiên, chăn nuôi gà của nước ta vẫn trong tình trạng sản
xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng suất thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm hàng hóa cịn nhỏ
bé. Sản xuất chưa tương ứng với tiềm năng, sản phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu xã hội.
Với xu hướng hiện đại, ni gà theo mơ hình cơng nghiệp ngày càng phát triển
mạnh và ngày càng được mở rộng trên khắp các địa phương. Ni gà cơng nghiệp có ưu
điểm là thời gian ngắn, từ 40 đến 45 ngày là có thể bán, nhanh thu hồi vốn nên nhiều
người chọn theo xu hướng này. Tuy nhiên, nuôi gà công nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro
bởi mọi công nghệ, kỹ thuật, con giống, giá cả đều phụ thuộc vào nước ngồi. Đặc biệt
khi người ni gà cơng nghiệp trong nước chịu thêm áp lực cạnh tranh từ các doanh
nghiệp ni gà quy mơ cơng nghiệp khép kín của nước ngoài tại Việt Nam như Japfa
(Indonesia), C.P (Thái Lan), Emivest (Malaysia),… Ngoài ra chỉ cần Nhà nước cho phép
nhập khẩu vài trăm tấn thịt gia cầm thì cũng đủ gây khốn khó cho người ni gà cơng
nghiệp vì giá thành sản xuất trong nước luôn cao hơn giá nhập khẩu.Thêm vào đó chỉ một
vài năm nữa thuế quan với sản phẩm thịt của nước ngoài xuất vào thị trường Việt Nam
được hạ xuống 0% theo lộ trình cam kết của nước ta khi gia nhập WTO.
Bên cạnh sự phát triển rầm rộ của gà cơng nghệp, vẫn cịn bộ phận lớn người dân
trung thành với nuôi các giống gà ri truyền thống. Từ trước tới nay, gà ta thả vườn vẫn có
giá cao hơn hẳn các giống gà khác và cung cầu luôn ổn định. Không chỉ vậy, nuôi gà ta
còn còn chủ động được thức ăn, con giống, lại khơng mất chi phí làm chuồng nên gần
như khơng bị lỗ. Tuy nhiên, ni gà ta có nhược điểm là thời gian nuôi từ 5 đến 6 tháng
nên lâu thu hồi vốn, nguy cơ bệnh dịch cũng khá cao vì khơng được tiêm phịng đầy đủ
nên lợi nhuận cũng tương đối thấp.
Nhận thấy phương thức nuôi gà bán công nghiệp theo mơ hình trang trại hộ gia
đình có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thật chăn ni tiên


tiến, ni giống gà ri Bình Định có năng suất cao. Với quy mơ đàn gà từ 2000 đến 5000
con, đàn gà vừa thả vừa nhốt, sử dụng thức ăn công nghiệp nên tỉ lệ sống và hiệu quả
chăn ni cao, thời gian ni rút ngắn, vịng quay vốn nhanh hơn với chăn nuôi truyền


thống. Đây là định hướng chăn nuôi mới phù hợp trong bối cảnh ngành chăn nuôi hiện
tại.
2.

NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI NUÔI GÀ RI TẠI HUẾ
Thứ nhất, giống gà ri Bình Định là loại giống tốt, thịt thơm ngon, màu lơng vàng,

rất dễ ni thả vườn, có sức chống bệnh cao, có năng suất và lợi nhuận cao hơn so với
giống gà truyền thống tại Huế.
Thứ hai, Thừa Thiên- Huế mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành hai
mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500
– 2.700 mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn.
Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Huế là 24 oC. Số giờ nắng trung bình 2.000 giờ/năm. Độ
ẩm trung bình 84%. Phù hợp với chăn ni gà theo hình thức trang trại hộ gia đình nói
chung và đặc biệt là giống gà ri Bình Định. Diện tích đất nơng nghiệp đến năm 2013 là
382.814,37 ha chiếm 76,06% tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 81,22% diện tích đất
đã khai thác đưa vào sử dụng, cho thấy tiềm năng tốt để mở trang trại gà với quy mơ
trung bình và lớn.
Thứ ba, Thừa Thiên- Huế được biết đến như là trung tâm văn hóa ẩm thực với
những nghệ thuật ẩm thực đã có sẵn, ẩn sâu trong mỗi con người nơi đây. Vì thế với
giống gà ri chất lượng, giá cả hợp lý thị trường, thị trường tiêu thụ nội tại trong tỉnh là rất
lớn và đa dạng cũng như dần dần phát triển mở rộng ra các tỉnh thành lân cận khác.
Thứ tư, trong những năm gần đây, Nhà nước khuyến khích đổi mới chuyển đổi từ
chăn ni gà truyền thống sang sản xuất hàng hóa, tập trung trên cơ sở quy hoạch các
khu, vùng chăn nuôi tại từng địa phương. Ưu tiên phát triển chăn ni hình thức cơng

nghiệp và bán cơng nghiệp tại các tỉnh thành có quỹ đất lớn đảm bảo điều kiện an toàn
sinh học. Chính sách hỗ trợ xây dựng vùng chăn ni gà an tồn sinh học quy mơ lớn,
khuyến khích các trang trại xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm an tồn sinh học,
hỗ trợ các chương trình chăn ni áp dụng công nghệ sinh học, đảm bảo vệ sinh môi
trường, con giống, đào tạo, tập huấn , chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi cho các
trang trại để áp dụng đúng quy trình sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các
trang trại nuôi gà.

2


Điều kiện cuối cùng đó là cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực hỗ trợ cho ngành chăn
nuôi gà gà tại địa phương. Cùng với đó là những cơ sở mang tính khoa học về phát triển
ni gà trang trại.
Như vậy, với những điều kiện trên thì dự án ni gà ri Bình Định là hồn tồn khả
thi và có cơ sở thực tế.

3


CHƯƠNG II.

TĨM TẮT DỰ ÁN

Tên dự án: Dự án ni gà ri Bình Định tại Thừa Thiên Huế
Chủ đầu tư: Nhóm 8 lớp D05
Địa điểm thực hiện dự án: Thừa Thiên Huế
Quy mơ: trang trại hộ gia đình
Thời gian thực hiện dự án: 10 năm
Tổng vốn đầu tư xây dựng ban đầu:

2040 triệu đồng
Trong đó:
o Vốn chủ sở hữu :
1040 triệu đồng
o Vốn vay ngân hàng:
1000 triệu đồng

4


CHƯƠNG III.

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH

1. SẢN PHẨM
1.1. Đặc điểm của giống gà ri
Ở nước ta, nghề nuôi gà đã có từ lâu đời với giống gà ri, gà ta vàng rất phổ biến ở
nhiều vùng trong cả nước. Nhiều tác giả đã có ý kiến cho rằng chính tổ tiên ta đã thuần
dưỡng gà ngay trên mảnh đất của mình từ giống gà rừng. Theo tác giả Lê Văn Tiêm,
Nguyễn Văn Tỳ việc nuôi gà ở nước ta đã có vào giai đoạn Phùng Nguyên cách đây 3500
năm, căn cứ vào tượng gà bằng đất nung ở Vĩnh Phúc. Theo tác giả Nguyễn Đức Tâm thì
nghề ni gà ở nước ta muộn hơn, cách đây khoảng 3300-3400 năm. Đến giai đoạn Đông
Sơn, cách đây 2800-2900 năm, đã có tượng gà bằng đồng khá phổ biến. Theo các tài liệu
nghiên cứu về khảo cổ và di chỉ tìm được cho thấy vùng nuôi gà sớm nhất ở nước ta nằm
giữa 2 dãy núi Ba Vì và Tam Đảo. Gà ni lúc bấy giờ có tầm vóc cịn bé, khả năng sinh
sản thấp và đó chính là tổ tiên của giống gà Ri hiện nay. Trải qua một thời kỳ dài làm nơng
nghiệp, tùy theo sở thích, điều kiện khí hậu, đất đai, trình độ canh tác, tập qn… tổ tiên ta
đã tạo ra những giống gà khác nhau mà đến nay vẫn tồn tại và phát triển, đó là gà Ri, gà Ri
pha, gà Mía, gà Đơng Tảo, gà Hồ, gà Tre, gà Mèo, gà Ác… Song trong các giống gà kể trên
thì gà Ri vẫn là giống được nuôi phổ biến nhất ở mọi miền quê Việt Nam.

Gà ri là giống gà nội được nuôi rộng rãi trong cả nước nhất là các tỉnh miền Bắc và
miền Trung, ở các tỉnh miền Nam có tên gọi là gà ta vàng. Tùy theo sự chọn lọc trong quá
trình chăn ni mà giống gà ri có nhiều loại hình tương đối khác nhau ở mỗi địa phương.
Tuy vậy những nét đặc trưng nhất của gà ri là tầm vóc nhỏ, chân thấp. Gà mái có bộ lơng
màu vàng nhạt hoặc vàng nâu, có điểm lơng đen ở cổ và lưng. Gà trống có bộ lơng sặc sỡ
nhiều màu hơn, lơng cổ đỏ tía hoặc da cam. Ở cả con trống và con mái đều có mào đơn
nhiều khía răng cưa, màu đỏ tươi. Chân, da, mỏ có màu vàng nhạt. Gà ri mọc lông sớm, chỉ
hơn 1 tháng đã mọc đủ lơng.
Trọng lượng trung bình khi xuất chuồng của gà mái là 1.4 kg, của gà trống là 1.6 kg.
Thời gian đạt trọng lượng thịt là 3 tháng. Chất lượng thịt gà ri thơm ngon, đậm đà, thịt dai,
xương cứng, phẩm chất trứng cao.

5


1.2.

Công dụng tuyệt vời của thịt gà ri
Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, thịt gà thuộc nhóm thịt trắng với thành phần chủ

yếu là protein, lipit, khoáng canxi, photpho, sắt, albumin… Đặc biệt, các vitamin như A,
B1, B2, C, E trong thịt gà còn nhiều hơn so với các loại thịt đỏ khác. Đây là loại thực phẩm
chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thụ và tiêu hóa.
Theo Đơng Y, thịt gà có tính ơn ngọt, khơng độc, bổ dưỡng, lành mạnh phổi. Loại
thịt này còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị,
bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày,
dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn.
Hàm lượng protein và phức hợp của amino axit trong thịt gà có ảnh hưởng tích cực
đến não bộ, làm phấn chấn tinh thần, giảm sự lo lắng, stress cũng như có tác dụng cải thiện
huyết áp và nhịp tim.

Đặc biệt trong mỡ gà có chứa 18% acid linoleic, đây là một loại chất béo chưa no
cực cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được.
Từ những phân tích trên ta thấy được thịt gà là một loại thực phẩm chứa nhiều chất
dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của con người. Vì thế, từ lâu thịt gà đã trở thành một món ăn
thường nhật và khoái khẩu của người Việt Nam. Bởi vậy chăn nuôi gà Ri để lấy thịt là một
hướng đi đầy triển vọng và có tương lai rất hứa hẹn.
Khả năng đưa gà Ri vào ni trại
Gà Ri có ưu điểm nổi bật là cần cù, chịu khó kiếm ăn, khả năng chống chịu bệnh
tốt,chịu đựng được thời tiết nóng, tốc độ tăng trưởng vừa phải. Chính những đặc tính này là
một điều kiện thuận lợi đề đưa gà Ri vào nuôi trang trại để lấy thịt.
Thức ăn nuôi gà khơng địi hỏi dinh dưỡng cao nên chi phí đầu tư ni gà khá thấp .
Có thể xem bảng so sánh chi phí thức ăn giữa gà và một số loại vật nuôi khác để thấy rõ
hơn.

6


Bảng Chi phí thức ăn cho vật ni (g)
Bị
Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng

5000

Cừu

Lợn



3600


2250

1250

(Theo tài liệu của công ty YingJili-Quảng Châu, Trung Quốc)
Như vậy chi phí thức ăn cho gà thấp nhất so với các gia súc và gia cầm khác, chỉ
bằng 1/4 so với bò, bằng 1/3 so với cừu và bằng 1/2 so với lợn.
Một điểm thuận lợi nữa của việc đầu tư trại gà là thời gian nuôi gà từ khi là gà con
đến khi gà trưởng thành đủ tiêu chuẩn để xuất chuồng chỉ khoảng 3 tháng. Chính vì thế có
thể xoay vịng vốn nhanh, tiền khơng bị ứ đọng lâu, nên có thể giảm thiểu rủi ro cho người
chăn nuôi.
Một điều kiện thuận lợi để phát triển mơ hình ni gà trại cuối cùng là nhu cầu tiêu
thụ thịt gà của người Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu về thit gà chất lượng cao
tăng mạnh trong những năm gần đây. Điều này là do đời sống của người dân ngày càng bận
rộn, khơng có nhiều thời gian để chế biến thức ăn. Chính vì thế thịt gà là lựa chọn hàng đầu
cho họ vì chúng có đầy đủ chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chế biến nhanh, có
thể làm được nhiều món ngon.
Từ những điều kiện trên, mơ hình ni gà Ri theo trại là một mơ hình khả thi, có
hiệu quả, thích hợp với thị trường Việt Nam hiện nay.
2.
2.1.

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Phân tích tổng thể thị trường
Gia cầm (đặc biệt là gà) là loài cho sản phẩm thịt làm thực phẩm cho con người phổ

biến, chiếm khoảng 30% sản phẩm thịt trên toàn thế giới (chỉ đứng sau thịt lợn). Bởi lẽ thịt
gà chế biến được nhiều món ăn ngon trong khi giá cả lại không đắt lắm so với các thực
phẩm khác. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tại thời điểm 15/6/2013 đạt 304,5 triệu

con. Sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Một lượng sản phẩm chăn ni gà nhập khẩu từ
nước ngồi về rất lớn. Như vậy, chăn ni gà ở nước ta cịn thị trường rộng lớn.

7


Biểu đồ sản lượng thịt gà trên thế giới và ở châu Á từ năm 2000 đến 2010

(Nguồn: Global Poultry Trends, Terry EVANS, 2010)
Sản lượng thịt gà trên toàn thế giới chiếm khoảng 86% tổng sản lượng thịt gia cầm.
Và trong khu vực châu Á, tỉ lệ này thấp hơn một chút, khoảng 85%.
Biểu đồ sản lượng thịt gà ở Việt Nam từ năm 2000 đến 2010

(Nguồn: Cục chăn nuôi và Tổng cục thống kê)
Trong năm 2010, sản lượng thịt gà của Việt Nam đứng thứ 15 trên tổng số 47 nước ở
châu Á, tuy nhiên, tỉ lệ tăng trưởng trong thập niên 2000 - 2010 chỉ ở mức vừa phải (tăng
trung bình 28.4%).
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam. Tuy
chăn ni tại Huế cịn gặp nhiều khó khăn (quy mơ còn nhỏ lẻ, lợi nhuận còn thấp; dịch
bệnh còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, nhất là do hệ thống sông ngòi chằng chịt và hệ thống dân
8


cư rãi rác, giá cả không ổn định)Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang có chiều hướng phát triển mạnh theo hướng tập trung với
hình thức gia trại và các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. nhưng mục tiêu là đến năm
2020, ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất theo phương thức trang trại, công
nghiệp tập trung, đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 18%.
Phát triển chăn nuôi tập trung theo quy mô lớn, với năng suất, chất lượng cao; đảm bảo vệ
sinh thú y, vệ sinh môi trường và an tồn thực phẩm; phát triển cơng nghiệp chế biến và tìm

thị trường tiêu thụ ổn định.
2.2.

Xác định loại sản phẩm
Gà ri: đây là giống gà được chọn tạo sớm nhất ở Việt Nam và được nuôi phổ biến ở

các vùng sinh thái khác nhau của cả nước, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Ưu điểm của giống
này là dễ nuôi, chất lượng thịt thơm ngon phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam. Thịt gà
ri thơm ngon, thịt dai, ngọt, xương cứng. Thời nay, gà ri là một đặc sản. Với dự án trên,
chúng tôi xác định sản phẩm chính của trang trại là gà ri ni lấy thịt.
2.3.
2.3.1.

Phân tích cung cầu
Cầu
Do thực trạng ngành chăn ni ở nước ta còn ở mức độ thấp nên sản lượng chăn ni

thấp. Trong khi đó nhu cầu thực phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng.
Việt Nam đã nhập 30.000 tấn thịt trong nửa đầu năm 2013, giảm 15% so với cùng kỳ năm
trước (Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Nhập khẩu thịt gà chiếm 70%
lượng thịt nhập khẩu vào Việt Nam, phần còn lại là thịt heo, thịt bò và thịt cừu. Nước xuất
khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Canada và Hoa Kỳ. Do vậy, việc tiêu thụ sản phẩm chăn ni
của trang trại trong những năm tới nhìn chung là khả quan.
2.3.2.

Cung
Trong những năm qua thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành

chăn nuôi Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể. Tuy nhiên sự phát triển chưa đáp ứng được
nhu cầu đòi hỏi của thị trường. Ngành chăn ni gà cả nước nói chung và tại Thừa Thiên

9


Huế nói riêng vẫn cịn những khó khăn tồn tại như đã đề cập ở trên. Do đó, khả năng cung
cấp của thị trường còn rất nhiều hạn chế.
2.4.

Dự báo cung cầu thị trường sản phẩm trong tương lai
Theo số liệu ước tính của Cục Chăn ni, từ đầu năm 2013 đến nay, tổng sản lượng

thịt các loại ước đạt 2,62 triệu tấn, tăng 2,32% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, thịt gia
cầm hơi là 439,2 ngàn tấn, chiếm 16,0%.
Cục Thú y Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất thịt và trứng trong năm 2015 và 2020 như
sau:

(Nguồn: C
ục Thú y)
Mặc dù, hiện tại và tương lai xuất hiện những sản phẩm thịt thay thế nhưng có thể
nhận thấy rằng nhu cầu sử dụng thịt gà tại Việt Nam vẫn còn tiềm năng rất lớn.
2.5.

Xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm
Với sự giúp đỡ và tạo điều kiện phát triển chăn ni theo mơ hình trang trại hộ gia

đình, chúng tơi xác định thị trường mục tiêu là khu vực nội tỉnh. Trang trại của chúng tôi sẽ
cung cấp sản phẩm thịt gà sạch, chất lượng tới khách hàng mục tiêu là các siêu thị, nhà
hàng, quán ăn… đơi khi có các khách hàng lẻ đặt gà cho đám cưới, đám tiệc. Ngoài ra, sau
khi dự án đi vào hoạt động, chúng tôi sẽ nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đảm bảo gia tăng cả
về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng; mở rộng thị trường tiêu thụ ở
các tỉnh trong cả nước.


10


Trang trại sẽ xây dựng mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản
phẩm chăn nuôi thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa các doanh nghiệp, các HTX, cơ
sở chăn nuôi và các điểm buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, các siêu thị trong và ngoài
tỉnh... trên cơ sở ký kết các hợp đồng kinh tế; liên doanh liên kết với các tỉnh, các vùng lân
cận để trao đổi thông tin thị trường, xây dựng hệ thống dự báo thị trường, tìm nguồn đối tác;
kêu gọi, xúc tiến đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp
chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
2.6.
2.6.1.

Nghiên cứu chiến lược Marketing sản phẩm
Xác định chính sách sản phẩm
Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam – là cái nơi thuần hóa lồi gà, từ đó lan sang

Châu Âu và sau đó là Châu Mỹ. Vì vậy, thói quen ăn thịt gà đã có từ rất lâu, các món ăn từ
thịt gà cũng rất đa dạng. Đặc biệt tại Việt Nam, thịt gà đã trở thành thực phẩm khơng thể
thiếu trong các bữa ăn của gia đình Việt. Nhu cầu sử dụng thịt gà còn mở rộng cho các đám
tiệc, cúng giỗ, phục vụ cho các ngành sản xuất thực phẩm…
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng trở nên khắt khe
hơn. Nắm rõ được tâm lý chung này, trang trại chúng tơi tập trung phát triển chính sách sản
phẩm với ba tiêu chí: sạch, sinh thái (xanh) và hữu cơ. Cụ thể:
Sạch: sản phẩm không bị ô nhiễm bởi các chất độc hại (như lượng thuốc thực vật,
kim loại nặng, các vi sinh vật gây hại) trên mức độ cho phép.
Sinh thái (xanh): các sản phẩm sạch được sản xuất trong môi trường không ô nhiễm,
và không để môi trường tái ô nhiễm.
Hữu cơ: là các sản phẩm được sản xuất trong một hệ thống sản xuất mà trong đó cơ

bản khơng dùng phân bón, thuốc trừ sâu, các chất kích thích sinh trưởng, khơng dùng cơng
nghệ biến đổi gen.
Nhìn chung, ở nước ta mới phấn đấu đến tiêu chí: sạch. Với chính sách phát triển sản
phẩm như trên, chúng tơi tin tưởng rằng sản phẩm thịt gà của trang trại là đáp ứng khá tốt
nhu cầu tiêu dùng hiện nay.

11


2.6.2.

Xác định chính sách giá
Theo diễn biến giá cả thị trường, trong 6 tháng đầu năm 2013, thị trường sản phẩm

chăn ni gặp nhiều khó khăn, giá sản phẩm chăn nuôi theo xu hướng giảm, giá bán ra thị
trường thấp hơn giá thành sản phẩm, người chăn nuôi hiện không có lợi nhuận hoặc lợi
nhuận thấp.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I các năm 2011, 2012 và 2013
Tốc độ tăng so với quý I năm trước (%)

% Đóng góp vào tăng

QI/2011

QI/2012

QI/2013

trưởng QI/2013


Tổng số

5,90

4,75

4,89

4,89

N - LN và TS

3,35

2,81

2,24

0,31

CN và XD

6,66

5,15

4,93

1,98


DV

6,04

4,99

5,65

2,60

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 6 tháng năm 2013 ngành NN & PTNT – Bộ
NN & PTNN)

Quý II/2013 thịt gà ta giảm do đang bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu thực phẩm
trong cả nước giảm mạnh, trong khi sức mua kém do kinh tế khó khăn, trong khi nguồn
cung vẫn tăng mạnh. Tuy nhiên, nguyên nhân chính do ảnh hưởng của dịch cúm A/H5N1,
12


H7N9 đe dọa, mặc dù đến nay khơng cịn địa phương nào còn dịch nhưng người tiêu dùng
vẫn e ngại khơng dám mua.
Đây là khó khăn đối với hầu hết tất cả người chăn nuôi, đặc biệt với những ai mới
gia nhập thị trường. Nắm bắt được tình hình như hiện nay, trang trại xem những vấn đề trên
vừa là thách thức vừa là cơ hội. Chúng tơi tính tốn hợp lý các chi phí đầu vào ngay từ khâu
sản xuất con giống tới khâu thức ăn cho gà, tránh tình trạng các chi phí đầu vào ảnh hưởng
mạnh đến giá sản phẩm, ổn định về mặt chất lượng và giá cả là yếu tố được trang trại quan
tâm hàng đầu. Chúng tơi chủ động tìm các nhà cung cấp giống uy tín, chất lượng cũng như
nhà cung cấp thức ăn với giá cả ổn định, phản ánh đúng diễn biến giá cả thị trường. Với
mục tiêu sản xuất sản phẩm sạch, sinh thái và hữu cơ, trang trại cũng chủ động tìm kiếm các
nguồn thức ăn giá rẻ trong dân nhưng đảm bảo chất lượng như ngô, khoai sắn,… để nuôi

gà. Sau khi dự án đi vào hoạt động, chúng tôi tập trung phát triển nguồn thức ăn cho trang
trại thông qua trồng ngô, khoai sắn…để chủ động tạo nguồn thức ăn, giảm giá thành sản
phẩm.
Dựa vào giá cả thị trường thì nếu ni gà tới khi bán thì giá thành sẽ trong khoảng 91
– 128 ngàn đồng/con. Hiện nay, nguồn cung thịt gà tuy dồi dào nhưng phần lớn lại là thịt gà
công nghiệp, tất nhiên về mùi vị và chất lượng không bằng gà thả vườn. Điều này là hiển
nhiên vì thịt gà cơng nghiệp bị bở hơn, khơng dai như thịt gà thả vườn.
Tuy nhiên có một thuận lợi là ngân hàng Nhà nước có văn bản đề nghị 5 ngân hàng
thương mại nhà nước giảm lãi suất cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá
tra và tơm; trong đó nêu rõ, hiện nay mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt
Nam của các tổ chức tín dụng đối với 5 lĩnh vực ưu tiên (trong đó có lĩnh vực nông nghiệp nông thôn) đã giảm, và tối đa chỉ ở mức 10%/năm.
2.6.3.

Xác định chính sách phân phối
Kênh phân phối ngắn (phân phối trực tiếp): Trang trại của chúng tôi trực tiếp liên hệ

với người tiêu thụ (siêu thị, nhà hàng, quán ăn, người tiêu dùng), phân phối không qua trung
gian. Với kênh phân phối này, trang trại chủ động và kiểm soát tốt hơn hoạt động phân phối
sản phẩm. Tuy nhiên, do dự án mới phát triển, quy mơ ban đầu nhỏ, chưa có chỗ đứng trên
thị trường nên kênh phân phối này sẽ tồn tại nhiều hạn chế. Chúng tôi kết hợp cả hai kênh
13


phân phối trực tiếp và gián tiếp để tăng lượng tiêu thụ và tạo uy tín nhất định trong thị
trường.
Kênh phân phối dài (phân phối gián tiếp): Với kênh phân phối này, trang trại bán sản
phẩm cho những người bán bn chun thu mua và phân phối gà. Do có sự tham gia của
trung gian nên việc tiếp thị cho sản phẩm của trang trại tốt hơn. Những người bán bn này
có uy tín, hợp tác lâu dài và đảm bảo phân phối sản phẩm của trang trại với chất lượng tốt
như lúc đầu. Trang trại kiểm soát hoạt động kênh phân phối này một cách tốt nhất để hạn

chế tối đa việc mua bán ép giá, lúc thu mua ồ ạt hoặc thu mua giảm/không thu mua. Hiện
tại, mạng lưới tiêu thụ của chúng tôi chỉ trong phạm vi Thừa Thiên Huế là chính, nhưng
mục tiêu của trang trại là sẽ tiến vào các thị trường tiềm năng như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ
Chí Minh.
2.6.4.

Xác định chính sách tạo thương hiệu và truyền thông
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh doanh đến sau sẽ có lợi thế là nhanh

chóng tiếp cận với cơng nghệ, kinh nghiệm…nhưng đối đầu với trở ngại to lớn là làm sao
có được chỗ đứng trong thị trường, địi hỏi phải tạo dựng thương hiệu cho riêng mình. Để
làm được điều này, cần phải hiểu biết thấu đáo về sản phẩm gà của trang trại mình. Chúng
tơi tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng bằng việc hoà trộn
những nhu cầu và mong muốn của chúng tôi với nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
Chúng tôi sẽ kéo khách hàng vào cuộc, sử dụng những thơng tin hữu ích họ cung cấp để xây
dựng thương hiệu của mình. Ngồi ra, chúng tơi sẽ đặt ra những mục tiêu cụ thể về hiệu quả
hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của trang trại, ví dụ như giao hàng đúng hẹn…
và sẽ đánh giá những chỉ tiêu này ít nhất một lần một quý. Nếu cần thiết thì sẽ sử dụng cơng
cụ truyền thơng, nhưng khác ở chỗ là chúng tôi hướng đến khách hàng mục tiêu một cách rõ
nét nhất để khơng lãng phí tiền của mình.
2.7.

Đối thủ cạnh tranh
Sản phẩm của chúng tơi chủ yếu cung ứng cho nhu cầu trong nước vì vậy đối thủ

chính là các trang trại ni gà thả vườn khác trong nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói

14



riêng. Ngồi ra cịn có các nhà cung cấp các loại thực phẩm thay thế được cho thịt gà như
thịt bị, thịt heo, thịt vịt, cá…
Cả nước hiện có 11 cơ sở giống trực thuộc Trung ương chăn nuôi gà giống gốc với
số lượng giống nuôi giữ khoảng 3.000 con gia cầm cụ kỵ và 18.000 gia cầm giống ông bà.
Bên cạnh đó, cịn có 106 trại giống thuộc các thành phần kinh tế khác nhau (10 cơ sở của
các cơng ty có vốn nước ngồi, 20 cơ sở của các doanh nghiệp địa phương, số còn lại là của
trang trại tư nhân). Với số lượng giống nêu trên, các cơ sở có khả năng sản xuất được 100120 triệu con giống mỗi năm.
Và một thành phần cạnh tranh đáng kể là thịt gà nhập khẩu từ các nước khác vào.
CÁC NƯỚC CÓ SỐ LƯỢNG GÀ NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2009
Đơn vị tính:1000 con
STT

Tên nước

Đơn vị

Số lượng

1

China

1000 Con

4.702.278

2

Indonesia


1000 Con

1.341.784

3

Brazil

1000 Con

1.205.000

4

India

1000 Con

613.000

5

Iran (Islamic Republic of)

1000 Con

513.000

6


Mexico

1000 Con

506.000

7

Russian Federation

1000 Con

366.282

8

Pakistan

1000 Con

296.000

9

Japan

1000 Con

285.349


10

Turkey

1000 Con

244.280

15


3.

CƠNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT

3.1.
3.1.1.

Kỹ thuật xây dựng chuồng trại
Chng chính
Chuồng được xây dựng ở vị trí cao ráo, dễ thoát nước, cách xa nhà ở và chuồng của

các loại gia súc, gia cầm khác. Chuồng nên xây theo hướng Nam, Đơng Nam để đón ánh
nắng buổi sang và tránh được nắng buổi chiều. Thiết kế chuồng có độ cao, rộng, mái dốc
v.v... phù hợp với vị trí đất đai, tính đến điều kiện chống nóng, chống rét, đảm bảo thống
mát mùa hè, thống ấm mùa đơng, phịng được chồn cáo v.v...
Nền chuồng được xây xi măng để đảm bảo độ bền cũng như dễ dàng trong việc quét
dọn vệ sinh. Cần phải đảm bảo độ nghiêng nhất định (khoảng 5 o) để thốt nước, khơng ẩm
ướt. Nền được lót bằng lớp vỏ trấu dày 10cm để bảo vệ và giữ ấm cho gà. Mỗi chu kì gà (3
tháng) thay trấu 2 lần.

Mái chuồng được lợp bằng tôn, chiều cao tối thiểu 3m, lợp 2 mái.
Vách chuồng xây cao 80cm cịn phía trên dùng lưới thép, bên ngồi treo bạt để dễ
điều chỉnh nhiệt độ và độ thơng thống. Chuồng được chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn 80
mét vuông tương ứng 1000 con.
3.1.2.

Vươn thả
Vườn thả có cây bóng mát (trồng cây ăn quả hoặc cây lâm nghiệp), có trồng cỏ xanh

là nguồn thức ăn có chứa nhiều vitamin, khống, là nguồn dinh dưỡng cho gà. Có thể làm
lán tạm để treo thêm máng ăn (tránh bị mưa ướt) và máng uống cho gà trong thời gian
chăn thả. Cây bóng mát trồng cách hiên chuồng nuôi 4 - 5 m, tán cây che nắng phải cao
hơn chiều cao mái hiên chuồng ni để tăng cường thơng thống.
Vườn thả được san lấp bằng phẳng, dễ thốt nước, khơng có vũng nước tù đọng,
khơng có rác bẩn, vật lạ ở trong bãi chăn, định kỳ thu dọn lông gà rơi vãi ở bãi chăn.
Thường xuyên duy trì thảm thực vật ở bãi chăn để có mơi sinh, mơi trường tốt cho khu
trang trại, hơn nữa còn bổ sung thêm nguồn thức ăn xanh, giàu vitamin cho gà.
Vườn thả phải thường xuyên vệ sinh và định kỳ phụ tiêu độc.

16


Lưới rào xung quanh vườn là lưới B40 để giúp quan sát đàn gà dễ dàng đồng thời
đảm bảo độ bền chắc. Chiều cao hàng rao 1.5m, trụ hàng rào được đúc bằng bê tông và
chon cố định cách đều nhau 3m.
Với quy mô 5000 con mỗi lứa, vườn thả có diện tích 1000 mét vng (25m x 40m).
3.1.3.

Trang thiêt bị


• Máng ăn – máng uống
Chủ yếu bố trí máng ăn và máng uống trong chuồng chính. Mỗi máng cách nhau
1.5m - 2m. Máng được treo cố định ở độ cao 10cm – 20cm tùy vào giai đoạn của gà.
Sử dụng máng nước tự động để cho gà uống nước, đảm bảo đủ nước để gà uống tự
do
Riêng đối với giai đoạn đầu khi gà còn nhỏ, sử dụng khay đựng thức ăn đặt trực tiếp
trên nền trấu. Cần chú ý vệ sinh máng mỗi lần cho gà ăn.
• Đèn sưởi ấm
Trong giai đoạn đầu gà con cần được đảm bảo nhiệt độ thích hợp (30 oC đến 33oC) do
đó sử dụng lớp bạt che phía trên, độ cao 1m, sử dụng dàn đèn sợi đốt 70 – 100W. Cần phải
thương xuyên theo dõi nhiệt độ để kịp thời điều chỉnh.
3.2.


Kỹ thuật ni gà lây thịt

Chu kỳ ni
Thời gian ni từ lúc nhập gà giống đến lúc xuất gà thành phẩm là 3 tháng, chia làm 3
giai đoạn:


Giai đoạn 1: 1 ngày tuổi đến 21 ngày tuổi



Giai đoạn 2: 22 ngày tuổi đến 41 ngày tuổi



Giai đoạn 3: 42 ngày tuổi đến lúc xuất chuồng


Chủ dự án xác định không sử dụng phương pháp nuôi gối vụ mà nuôi lứa nào xong lứa
đó. Do đó 1 năm có thể ni được 4 lứa


Chế độ dinh dưỡng
Tương ứng với mỗi giai đoạn áp dụng một chế độ dinh dưỡng và một loại thức ăn
riêng phù hợp. Bên cạnh thức ăn chính cịn phải bổ sung vitamin và khống chất dưới dạng
nước uống.
Bên cạnh đó có thể bổ sung thức ăn xanh cho gà bằng rau, cỏ…
17


Sau thời gian nuôi 3 tháng khối lượng gà trung bình đạt 1.5kg (1.6kg đối với gà trống
và 1.4kg đối với gà mái).


Vệ sinh phịng bệnh
Vệ sinh phịng bệnh là công tác chủ yếu, đảm bảo "Ăn sạch, ở sạch, uống sạch". Nền
chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn
thả.
Áp dụng nghiêm ngặt lịch phịng vắc xin. Ngồi ra, dùng kháng sinh phòng một số
bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì cần phải phịng bệnh cầu trùng khi cho
xuống nền và thả vườn.
Các biện pháp vệ sinh phịng bệnh
• Vệ sinh phịng bệnh
• Thức ăn tốt.
• Nước sạch.
• Con giống có khả năng chống đỡ với bệnh tật cao.
• Chuồng ni sạch.

• Quanh chuồng ni phải phát quang.
• Thực hiện tốt qui trình thú y về vệ sinh phịng bệnh.
• Phịng bằng vắc xin.

18


CHƯƠNG IV.

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

Với quy mô của dự án là 5000 con gà trên diện tích chăn ni 2000m 2, cần thuê 9
nhân công lao động phổ thông để cho ăn, chăm sóc và dọn dẹp chồng trại. Ngồi ra cịn
phải th 1 bác sĩ thú y để theo dõi tình trạng sức khỏe và tiêm chủng phịng bệnh định kì
cho đàn gà. Đồng thời thường xuyên cho nhân viên đi tham dự các lớp đào tạo về kĩ thuật
chăn nuôi gà.
Nhân công
Lao động phổ thông
Bác sĩ thú y
Tổng cộng

Tiền lương /
tháng
3.5
3.5

Số lượng
9
1


19

Tiền lương năm
đầu
378
42
420


CHƯƠNG V.
STT

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
GIÁ TRỊ

ĐVT

GHI CHÚ

1600

triệu đồng

2000m2

88
9.9

triệu đồng
triệu đồng


18

triệu đồng

30

triệu đồng

10

triệu đồng

5
6
6.1
6.2
6.3
6.4

CHỈ TIÊU
Chuyển quyền sử dụng
đất
Chi phí phát triển xây
dựng
Chuồng trại
Tường bao
Chi phí xây dựng các cơng
trình phụ
Trang thiết bị

Chi phí quản lý và tư
vấn(trong thời gian xây
dựng)
Chi phí khác
Vốn lưu động
Tiền mặt tối thiểu
Phải trả
Phải thu
Tồn kho NVL

30

triệu đồng

7

Chi phí dự phịng

5%

8
8.1
8.2
8.3

Doanh thu
Giá bán TB
Tốc độ tăng giá bán
Khối lượng TB


0.09
3%
1.5

triệu đồng
năm
kg

8.4

Số lượng

20000

con

8.5

Tỷ lệ hao hụt

3%

trên tổng
đàn

9.1
9.2
9.3

Chi phí hoạt động bộ

phận
Chi phí mua con giống
Chi phí thức ăn
Tốc độ tăng giá thức ăn

400
1100
3%

triệu đồng
triệu đồng
năm

9.4

Chi phí khác

5%

10

Chi phí hoạt động chung
Chi phí nhân viên và chi
phí quản lí

1
2
2.1
2.2
2.3

3
4

9

10.1

15%
70%
10%
50%

trên tổng doanh thu
trên tổng chi phí thức ăn
trên tổng doanh thu
trên tổng chi phí thức ăn
trên tổng chi phií xây
dựng, trang thiết bị, quản
lí và tư vấn, chi phí khác

mỗi lứa 5000 con, 1 năm 4
lứa, tỷ lệ trống/mái = 1/1

trên tổng chi phí thức ăn,
bao gồm chi phí thuốc
men, tư vấn, trấu lót nền
triệu
đồng/năm

420

20


10.2

Tốc độ tăng chi phí nhân
viên và chi phí quản lí

5%

10.2

Chi phí điện

30

10.3

Chi phí nước

10

10.4

Chi phí bảo dưỡng

5

11
11.1

11.2
11.3
12
12.1
12.2

Thời gian khấu hao
Chuồng trại
Thiết bị
Cơng trình phụ
Các thơng số khác
Vay dài hạn
Lãi suất vay vốn

12.3

Thời gian trả nợ

12.4
12.5
12.6
12.7
12.8

Suất sinh lời kì vọng
Thời gian xây dựng
Thời gian dự án
Thuế suất thuế TNDN
Thuế suất thuế GTGT
Vốn lưu động đầu tư ban

12.9
đầu
12.1 Lãi vay trong thời gian xây
0
dựng
12.11 Giá trị thanh lý đất

năm
triệu
đồng/năm
triệu
đồng/năm
triệu
đồng/năm

10
5
10

năm
năm
năm

1000
15%

triệu đồng
năm

5


năm

20%
1
10

năm
năm
năm

Ân hạn gốc và lãi năm xây
dựng

miễn thuế
10%
200

triệu đồng

45

triệu đồng

1600

triệu đồng

Do đặc thù của dự án là tiền chỉ thu được ở cuối chu kì ni gà nên nhà cung cấp
thức ăn cho gà thực hiện chính sách bán chịu cho chủ dự án với thời gian tài trợ vốn đến

cuối vụ. Do đó khoản phải trả ln chiếm mức cao (70%) trong tổng chi phí thức ăn.
Bên cạnh đó khách hàng trực tiếp của trang trại là các nhà buôn gà chuyên đi phân
phối cho các nhà bán lẻ hoặc phân phối trực tiếp cho khách hàng. Do thời gian xoay vịng
vốn nhanh nên họ thường thanh tốn ngay trong mỗi đợt xuất gà. Do đó khoản phải thu ln
ở mức thấp (10%).

21


BẢNG CHI TIẾT
CHỈ TIÊU
Thời gian (ngày tuổi)
Lượng thức ăn (bao)
Đơn giá (triệu đồng / bao)
Thành tiền
Tổng cộng

DỤNG CỤ / THIẾT BỊ
Máy cắt mỏ gà
Máng ăn treo
Khay ăn gà con
Máng uống gà con
Máng uống tự động
Cân 120kg
Cân 10kg
Lồng sắt
Hệ thống đèn điện
Tổng cộng

CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG

Nền móng, tường
Mái tơn
Cọc
Lưới B40
Cơng trình phụ (nhà kho)
Tổng cộng

Đơn giá (triệu đồng / kg)
Khối lượng (kg)

Nhân công
Lao động phổ thông
Bác sĩ thú y
Tổng cộng

GIAI ĐoẠN 1
1 đến 21
75
0.3
22.5
1 lứa (3 tháng)
1 năm

GIAI ĐoẠN 2
22 đến 41
150
0.29
43.5
275
1100


SỐ LƯỢNG
4
120
50
50
30
2
2
4

SỐ LiỆU
400
150
45
90
40

GIAI ĐoẠN 3
42 đến xuất
720
0.29
208.8

ĐƠN GIÁ
2.7
0.035
0.02
0.025
0.18

0.97
0.37
0.2

ĐƠN VỊ
Mét vuông
Tấm
Cái
Mét
Mét vng

THÀNH TiỀN
10.8
4.2
1
1.25
5.4
1.94
0.74
0.8
3.87
30

ĐƠN GIÁ
0.07
0.4
0.1
0.06
0.45


THÀNH
TiỀN
28
60
4.5
5.4
18
115.9

Con trống
0.085
1.6

Con mái
0.095
1.4

Trung bình
0.09
1.5

Số lượng
9
1

Tiền lương /
tháng
3.5
3.5


Tiền lương năm
đầu
378
42
420

22


CHƯƠNG VI.
1.

HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Hiệu quả kinh tế.
Chăn ni gà là một nghề đã có từ lâu trong các hộ gia đình ở nơng thơn Việt Nam.

Thực tế đã chứng minh chăn ni gà đóng một vai trò quan trọng, đem lại hiệu quả kinh tế
cao, chu kì sản xuất nhanh hơn nhiều so với các vật ni khác. Chi phí thức ăn cho một kg
tăng trọng thấp và tạo ra nguồn thực phẩm có nhiều dinh dưỡng. Nó cung cấp phần lớn sản
lượng thịt cho ngành chăn ni nói chung và ngành gia cầm nói riêng. Hơn nữa chu kì sản
xuất gà ngắn do đó nó đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày càng cao trong xã hội cả về
số lượng lẫn chất lượng sản phẩm. Ngành chăn ni gà phát triển cịn góp phần bổ trợ đáng
kể vào việc phát triển ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và các ngành kinh tế khác, làm tăng
nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu thu ngoại tệ phục vụ cho
các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân.
Có thể thấy rõ điều đó thơng qua dự án của nhóm. Số lượng gà nuôi dự kiến là 5000
con, tỉ lệ hao hụt chiếm tỉ lệ thấp (khoảng 3%, trừ trường hợp gặp phải thời tiết xấu hoặc
dịch bệnh tràn lan thì tỉ lệ hao hụt có thể tăng cao). Trọng lượng trung bình ước đạt
1.5kg/con. Thời điểm thích hợp nhất để xuất chuồng là 90 ngày. Với giá bán dao động từ

khoảng 125.000 đồng/con đến 145.000 đồng/con, sau khi trừ đi tất cả các loại chi phí (trong
đó phải kể đến các loại chi phí chiếm tỉ trọng cao nhu chi phí thức ăn, giống, chuồng trại,
thuốc thú y…), nếu tính bình qn trên một con gà thì cũng lời được 25,000-30,000đồng.
Đây là một con số khá lớn nếu dự án thành công. Những lúc thời gian rãnh rỗi, ta có thể làm
những cơng việc khác để kiếm thêm thu nhập. Khơng chỉ thế, ta cịn có thể kết hợp giữa làm
vườn với chăn nuôi để sử dụng hiệu quả đất canh tác. Bên cạnh đó, ta cịn có thể tận dụng
nguồn phụ phẩm trong chăn ni gà để bón cho cây, tăng thu nhập. Điều kiện tự nhiên cũng
thuận lợi khơng kém với những nguồn thức ăn có sẵn, ta có thể tận dụng một phần để giảm
chi phí như:tre, lá, trấu…sử dụng làm chuồng trại và chất độn chuồng.
Tuy nhiên, việc thực hiện dự án cũng đem lại một số khó khăn cho các thành viên.
-

Thứ nhất việc đặt mua con giống ở xa làm tăng chi phí con giống và q trình vận chuyển
cung gặp nhiều khó khăn.

-

Thứ hai, tình hình diễn biến thời tiết ngày nay vơ cùng phức tạp nên có nhiều loại dịch bệnh
xuất hiện và gây nguy hiểm đến đàn gia cầm, dẫn đến tỉ lệ hao hụt và chi phí thức ăn thức
23


ăn tăng từ đó làm giảm thu nhập. Nhóm cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc ứng
phó với những biến động bất ngờ trên thị trường, đặc biệt là giá. Nếu muốn mở rộng qui mơ
thì vốn là một vấn đề khá nan giải, trải qua nhiều thủ tục, giấy tờ…
2.

Hiệu quả xã hội:
Nước ta là một nước nông nghiệp lâu đời, vì vậy có thể nói chăn ni gà đóng một


vai trị quan trọng hơn nữa, được xem là một trong những ngành kinh tế chính của hầu hết
các hộ nông dân. Phát triển chăn nuôi gà được coi là một hướng đi vơ cùng đúng đắn, nó
khơng những cung cấp sản phẩm hàng hóa cho thị trường trong nước và cho xuất khẩu mà
còn giúp sử dụng một cách đầy đủ và hợp lí lực lượng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp
nông thôn. Do đặc điểm của sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ cao, hơn nữa lao động
trong nông nghiệp lại chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng số lao động ở nước ta và các
nước đang phát triển khác. Lực lượng lao động này có một thời gian nhàn rỗi quá lớn do
tính thời vụ trong sản xuất sinh ra. Do đó việc phát triển ngành chăn nuôi đã giúp tạo công
ăn việc làm cho nông dân và giúp họ tăng thu nhập.
-

Đối với ngành nơng nghiệp:
Trong sản xuất nơng nghiệp thì hai ngành chính cấu thành nên nó là ngành trồng
trọt và chăn ni. Hai ngành này có sự liên hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát
triển. Một nền nông nghiệp muốn phát triển một cách bền vững và ổn định thì cần có sự
phát triển một cách cân đối giữa hai ngành trồng trọt và chăn nuôi. Hai ngành này có mối
liên hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy cùng nhau phát triển. Một nền nông nghiệp muốn phát
triển một cách bền vững và ổn định thì cần có sự phát triển một cách cân đối giữa hai ngành
trồng trọt và chăn nuôi. Trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn ni, chăn ni cung cấp phân
bón cho trồng trọt. Vì thế, khơng bao giờ được coi nhẹ vai trị của chăn ni, đặc biệt là
chăn ni gà trong nền nông nghiệp nước ta.

-

Đối với hộ nông dân:
Ở nước ta hiện nay trong nền kinh tế thị trường, hộ nông dân đã được coi là một
đơn vị kinh tế tự chủ thì vai trị của ngành chăn nuôi gà lại càng quan trọng. Một thực tế
không thể chối cãi được đó là ngành chăn ni chiếm một vai trị vơ cùng quan trọng trong
thu nhập của các hộ nơng dân, sản phẩm hàng hóa của nơng hộ chủ yếu là sản phẩm thu
được từ quá trình chăn ni. Chăn ni đã gắn bó mật thiết vói q trình người dân, giúp

24


tận dụng những sản phẩm dư thừa trong sinh hoạt hằng ngày, tận dụng lao động nhàn rỗi và
làm tăng thu nhập, cải thiện bữa ăn hằng ngày của nông hộ. Nó khơng ngừng đóng góp một
phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân mà cịn sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và nhân lực, từ đó làm tăng thu nhập cho người lao động.
Vì vậy với những tác động tích cực nói trên, nếu dự án đi vào hoạt động sẽ thay đổi
dần tập quán chăn nuôi của người dân vùng Thừa Thiên Huế, chuyển dần từ chăn nuôi theo
lối quảng canh sang thâm canh, đầu tư áp dụng khoa học kĩ thuật và học hỏi những mơ hình
đã thành cơng trước đây, xây dựng và áp dụng qui trình ni khép kín, bền vững, tận dụng
nguồn phân bón cho sản xuất nơng nghiệp. Nó cũng góp phần tạo ra một mơ hình tốt để
những hộ nông dân lân cận học hỏi theo, phát triển mạnh hơn để phù hợp với điều kiện
từng vùng. Bên cạnh đó, giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân, góp phần đẩy
mạnh cơng tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện là một trong những lợi ích lớn nhất
mà dự án đem lại.
3.

Hiệu quả mơi trường.
Thực hiện chăn ni theo mơ hình trang trại sẽ có điều kiện thực hiện an tồn sinh

hoc, khống chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nông thơn. Việc xây dựng hệ
thống xử lí chất thải để sản phẩm chăn nuôi đảm bảo chất lượng và an tồn vệ sinh thú y.
Tuy nhiên nhóm cũng gặp một vài khó khăn trong việc giữ vệ sinh mơi trường vì
chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế và ít cơ hội tiếp xúc với các mơ hình thực tế. Nhưng
nhóm hi vọng rằng dự án đi vào hoạt động sẽ mang lại nhiều hiệu quả về không chỉ môi
trường mà còn kinh tế, xã hội.
KẾT LUẬN
Như vậy với những phân tích, nhận định về tình hình tài chính cũng như về thị
trường tiêu thụ và những thuận lợi, khó khăn đã được đề cập như trên, chúng tôi tin răng dự

án ni gà ri giống Bình Định sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận to lớn, góp phần thúc đẩy xóa đói
giảm nghèo người dân vùng Thừa Thiên Huế.

25


×