Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

ĐỀ TÀI TRÌNH BÀY VÀ SO SÁNH CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.18 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC – CÔNG NGHỆ SINH HỌC
--o0o--

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY VÀ SO SÁNH CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC
TRONG LỊCH SỬ

NHĨM: Luật sư Paraphase

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC – CƠNG NGHỆ SINH HỌC
--o0o--

ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY VÀ SO SÁNH CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC
TRONG LỊCH SỬ

Nhóm: Luật sư Paraphase
Trưởng nhóm: Lê Quốc An – 20180196
Thành viên:
1. Lê Hoàng Như Thảo – 20180156
2. Nguyễn Thị Thu Trang – 20180177
3. Ngụy Vân San – 20180361
4. Quách Thành Tâm -20180363

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021



LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đề tài: Trình bày và so sánh các kiểu Nhà
nước trong lịch sử. do nhóm: Luật sư paraphase nghiên cứu và thực hiện.
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.
Kết quả bài làm của đề tài: Trình bày và so sánh các kiểu Nhà nước
trong lịch sử là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm
khác.
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có ng̀n gốc, xuất xứ rõ
ràng.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Quốc An
Lê Hoàng Như Thảo
Trần Thị Thu Trang
Ngụy Vân San
Quách Thành Tâm


LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận có thể được coi là một cơng trình khoa học nho nhỏ. Do vậy, để hồn
tất một đề tài tiểu luận là công việc không phải dễ đối với sinh viên chúng em.
Chúng em phải tổ chức học nhóm và tìm tài liệu trên nhiều phương tiện như
giáo trình, sách báo, tài liệu thư viện, internet,…để nghiên cứu.
Vì vậy, sau khi hồn tất tiểu luận kết thúc học phần môn Pháp luật đại cương
này, chúng em xin chân thành:
- Cảm ơn Nhà trường đã tạo điều kiện tốt cho chúng em nghiên cứu và học
tập
- Cảm ơn giảng viên bộ môn Pháp Luật Đại Cương đã hướng dẫn chúng em
cách thức tìm hiểu và nghiên cứu tiểu luận này

Chúng em chân thành cảm ơn và mong được thầy cơ đóng góp ý kiến cho bài
tiểu luận của chúng em.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 2
1. Khái niệm kiểu nhà nước: ............................................................................... 2
2. Các kiểu nhà nước trong lịch sử thế giới: ...................................................... 2
2.1.

Kiểu nhà nước chủ nô: ........................................................................ 2

2.2.

Kiểu nhà nước phong kiến: ................................................................ 4

2.3.

Kiểu nhà nước tư sản: ......................................................................... 6

2.4.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa: ................................................................ 8

PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 11
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 13



PHẦN MỞ ĐẦU
Xuyên suốt nhiều năm học, từ khi học tiểu học chúng ta đã được học môn Lịch
sử. Trong quá trình học Lịch sử, song song với lịch sử Việt Nam, ta đã được tìm
hiểu về lịch sử thế giới. Lịch sử thế giới hình thành trải qua theo nhiều thời đại,
mỗi thời đại là một cuộc cải cách thay đổi nhiều thứ, nổi bật là thay đổi kiểu Nhà
nước. Như ta đã biết, thế giới đã hình thành bốn kiểu nhà nước: chủ nô, phong
kiến, tư sản, XHCN(2). Vì vậy, việc nghiên cứu để hiểu rõ về các kiểu nhà nước
sẽ giúp chúng ta hiểu được vì sao nhà nước đó lại tờn tại ở thời kỳ đó mà khơng
phải thời kỳ khác, vì sao kiểu nhà nước đó lại phù hợp với thời đại đó mà khơng
phải bây giờ. Từ đó có thể làm rõ được sự đổi mới của các kiểu nhà nước là giữ
lại và làm mới những thứ cần phát triển và bỏ lại những thứ khơng cịn phù hợp ở
q khứ để mang lại lợi ích cho xã hội. Bằng phương pháp trình bày và so sánh
các kiểu nhà nước sẽ chỉ ra được những ưu điểm và nhược điểm của mỗi kiểu nhà
nước trên thế giới, từ đó chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan hơn về đề tài này và
việc tim hiểu, nghiên cứu cũng sẽ dễ dàng tiếp cận hơn. Thông qua đề tài này,
việc củng cố kiến thức đã có, bổ sung kiến thức mới về lịch sử sẽ khơng cịn xa lạ
với giới trẻ, đặc biệt là có cái nhìn bao qt theo thời gian về lịch sử thế giới.

1


PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm kiểu nhà nước:
Kiểu nhà nước là thuật ngữ nói những nhà nước có cùng chung những dấu hiệu
đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước và những điều kiện kinh
tế xã hội của sự tồn tại của nhà nước.
Kiểu nhà nước là một trong những khái niệm cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng
của lý luận về nhà nước và pháp luật. Nhờ khái niệm kiểu nhà nước chúng ta có
thể nhận thức được cụ thể và logic về bản chất và ý nghĩa xã hội của các nhà nước
được xếp vào cùng một loại, về những điều kiện tờn tại và phát triển của các nhà

nước đó.
Ví dụ: Khi xác định một nhà nước đã tồn tại trong một thời điểm lịch sử nhất định
thuộc kiểu nhà nước chủ nơ, chúng ta sẽ có ngay những thơng tin cơ bản về bản
chất và những dấu hiệu đặc trưng của nhà nước đó.
Lý luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật đã đưa ra khái niệm kiểu nhà nước
trong lịch sử: Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc
thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát
triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Cơ sở để xác định
kiểu nhà nước là học thuyết Mác – Lênin về các hình thái kinh tế xã hội. Mỗi kiểu
nhà nước phù hợp với một chế độ kinh tế nhất định của một xã hội có giai cấp.
Đặc điểm chung của mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ quyết định những dấu hiệu cơ
bản, đặc thù của một kiểu nhà nước tương ứng.
2. Các kiểu nhà nước trong lịch sử thế giới:
2.1. Kiểu nhà nước chủ nô:
2.1.1. Bản chất:
• Tính giai cấp:
− Nhà nước chủ nơ là cơng cụ bạo lực để duy trì sự thống trị mọi mặt và sự
bất bình đẳng của giai cấp chủ nơ đối với nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao
động trong xã hội
− Chế độ nô lệ phương tây cổ điển đặc trưng bởi tính điển hình của phương
thức sản xuất chiếm hữu nơ lệ. Sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ là phổ
2


biến và điển hình.Chế độ nơ lệ phương Đơng cổ đại hay cịn gọi là chế độ
nơ lệ gia trưởng là loại hình xã hội cịn duy trì nhiều tàn dư của chế độ cơng
xã thị tộc.
• Tính xã hội:
− Nhà nước chủ nô ở các mức độ khác nhau tiến hành những hoạt động mang
tính xã hội như: thuỷ lợi ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Đơng, xây

dựng và bảo vệ cơng trình cơng cộng, phát triển kinh tế thương mại ở Hy
Lạp.
2.1.2. Chức năng:
• Đối nội cơ bản:
− Chức năng bảo vệ và phát triển chế độ sở hữu phong kiến, bóc lột của phong
kiến đối với nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
− Chức năng đàn áp sự chống đối của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao
động khác.
− Chức năng đàn áp tư tưởng.
• Đối ngoại cơ bản:
− Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược.
− Chức năng phịng thủ chống xâm lược.
2.1.3. Bộ máy:
• Chủ thể thực hiện các chức năng chính là bộ máy của nhà nước chủ nô, được
xây dựng phù hợp cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước.
• Nhà nước chủ nô khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau. Vì hình thức
chính thể khác nhau nên bộ máy nhà nước trong từng quốc gia cũng khác
nhau. Tuy nhiên, việc thiết lập bộ máy nhà nước đều để thực hiện chức năng
đối nội và đối ngoại cơ bản của nhà nước, duy trì thống trị,bảo vệ lợi ích của
chủ nơ, duy trì trật tự xã hội.
• Giai đoạn đầu, bộ máy nhà nước đơn giản, mang đậm dấu ấn của hệ thống
cơ quan quản lý xã hội thị tôc – bộ lạc. Giai đoạn sau, chức năng nhà nước
phát triển nên bộ máy nhà nước trở nên cồng kềnh, quan liêu.
3


2.1.4. Hình thức:
• Hình thức chính thể: Các nhà nước chủ nơ có chức năng giống nhau, do điều
kiện lịch sử khác nhau nên có nhiều hình thức chính thể khác nhau. Sự phát
triển của nhà nước này gắn với các hình thức chính thể. Hội nghị bầu ra cơ

quan nhà nước và người thực thi quyền lực nhà nước theo nhiệm kỳ. Nô lệ,
kiều dân, phụ nữ được giải phóng khơng được tham gia bầu cử, nhưng hình
thức dân chủ này là dân chủ chủ nơ.
• Hình thức cấu trúc nhà nước: Tất cả các nhà nước chủ nô đều có cấu trúc nhà
nước đơn nhất.
2.2. Kiểu nhà nước phong kiến:
2.2.1. Bản chất:
• Tính giai cấp: Bộ máy chun chính của giai cấp địa chủ, phong kiến, là cơng
cụ để thực hiện và bảo vệ lợi ích, quyền, địa vị thống trị của giai cấp địa chủ,
quý tộc phong kiến trong xã hội cả 3 lĩnh vực: KT, CT, TT.
• Tính xã hội: tổ chức quyền lực chung, đại diện chính thức của tồn xã hội, tổ
chức và điều hành các hoạt động chung của xã hội, vì sự tờn tại và lợi ích
chung nên tiến hành hoạt động phát triển kinh tế – xã hội.
=> Tính xã hội mờ nhạt, hạn chế, tính giai cấp cơng khai, rõ rệt.
2.2.2. Chức năng:
• Các chức năng đối nội cơ bản của nhà nước phong kiến bao gồm:
− Chức năng bảo vệ và phát triển chế độ sở hữu phong kiến, duy trì bóc lột
của phong kiến với nơng dân và các tầng lớp khác.
− Chức năng đàn áp sự chống đối của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao
động khác.
− Chức năng đàn áp tư tưởng.
• Các chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước phong kiến bao gồm:
− Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược.
− Chức năng phòng thủ chống xâm lược.
2.2.3.
4


2.2.4. Bộ máy:
• Giai đoạn nhà nước phong kiến phân quyền cát cứ, chính quyền trung ương

của nhà nước phong kiến yếu, quyền lực nằm trong tay các lãnh chúa phong
kiến.
• Giai đoạn nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, bộ máy nhà nước phong
kiến tổ chức tương đối chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.
• Ở trung ương, đứng đầu triều đình là vua (hoặc quốc vương), giúp việc cho
vua có các cơ quan với các chức vụ quan lại khác nhau giúp vua thực hiện sự
cai trị.
• Ở địa phương, cách tổ chức các cơ quan nhà nước cịn đơn giản, hầu như
chưa có sự phân biệt giữa chức năng hành pháp và tư pháp, đội ngũ quan lại
địa phương cũng do vua bổ nhiệm.
• Trong nhà nước phong kiến, các cơ quan: quân đội, cảnh sát, toà án vẫn là
bộ phận chủ đạo trong bộ máy nhà nước.
2.2.5. Hình thức:
• Hình thức chính thể phổ biến là quân chủ, lịch sử tổ chức quyền lực nhà nước
phong kiến cho thấy sự tồn tại và phát triển của chính thể quân chủ với biểu
hiện cụ thể: quân chủ phân quyền cát cứ, quân chủ trung ương tập quyền,
quân chủ đại diện đẳng cấp và cộng hoà phong kiến.
• Hình thức nhà nước qn chủ phân quyền cát cứ, quyền lực nhà nước bị phân
tán, vua hoặc quốc vương khơng có tồn quyền, chỉ là “đấng thiêng liêng”,
quyền lực nằm trong tay các lãnh chúa phong kiến.
• Hình thức quân chủ đại diện đẳng cấp, quyền lực nhà nước trung ương được
sự ủng hộ của các lãnh chúa phong kiến vừa và nhỏ, tầng lớp cư dân thành
thị. Ngồi vua cịn có cơ quan đại diện đẳng cấp. Cơ quan đại diện bị hạn chế
trong lĩnh vực thuế và tài chính, làm hạn chế quyền lực của vua, vì quyền lực
của vua mạnh thì vua tìm cách loại bỏ nó.
• Chính thể qn chủ trung ương tập quyền có đặc điểm là quyền lực nhà nước
tập trung vào tay vua hoặc quốc vương.
5



• Hình thức cộng hồ phong kiến tờn tại ở một số thành phố châu Âu, giành
được sự tự quản bằng các con đường: mua sự tự trị từ nhà nước phong kiến,
đấu tranh vũ trang…Quyền lực của giới quý tộc thành thị tập hợp trong Hội
đồng thành phố được lập ra bằng bầu ra, chịu trách nhiệm điều hành các cơng
việc và quan hệ của thành phố.
• Ở các nước châu Âu tờn tại cả 4 hình thức chính thể trên. Đặc biệt ở Việt
Nam, dưới sự tác động của nhu cầu trị thuỷ và chống giặc ngoại xâm, nhà
nước trung ương tập quyền đã hình thành rất sớm.
2.3. Kiểu nhà nước tư sản:
2.3.1. Bản chất:
• Nhà nước tư sản phát triển mang tính bộc phá và tiến bộ của bộ máy nhà
nước, phát triển mới của nhân loại. Nhà nước tư sản vẫn là nhà nước bóc lột.
Điều kiện nội tại của nhà nước tư sản xây dựng nên 3 bản chất.
− Cơ sở kinh tế: nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất,
được thực hiện thơng qua hình thức bóc lột giá trị thặng dư.
− Cơ sở xã hội: hai giai cấp tồn tại song song: giai cấp tư sản và giai cấp vô
sản. Giai cấp tư sản giữ vị trí hàng đầu, chiếm thiểu số, nắm nguồn tài sản
lớn và tư liệu sản xuất của xã hội. Giai cấp vô sản chiếm số đông, bán sức
lao động cho giai cấp tư sản. Ngồi ra cịn có các tầng lớp khác: nơng dân,
tiểu tư sản, trí thức,…
− Cơ sở tư tưởng: tuyên truyền tư tưởng dân chủ - đa ngun, thực tế, ln
tìm cách đảm bảo vị trí độc tơn của ý thức hệ tư sản.
2.3.2. Chức năng:
• Chức năng củng cố, bảo vệ, duy trì thống trị của giai cấp tư sản:
− Củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu tư sản: quyền thiêng liêng bất khả xâm
phạm, được bảo vệ bởi pháp luật.
− Trấn áp các giai cấp bị trị về mặt chính trị: diễn ra thường xuyên, bảo vệ địa
vị và chính trị của giai cấp tư sản.

6



− Trấn áp giai cấp bị trị về mặt tư tưởng: tuyên truyền tinh thần dân chủ đa
nguyên, thực tế, tìm cách bảo vệ địa vị độc tơn của ý thức hệ tư sản.
• Chức năng kinh tế: CNTB(3) tự do chưa được chú trọng, sang CNTB(3) độc
quyền từng bước can thiệp và đến CNTB(3) độc quyền nhà nước sự can thiệp
được tăng cường và nảy sinh chức năng kinh tế.
• Chức năng xã hội: giải quyết các vấn đề như: việc làm, giáo dục, y tế, môi
trường,… Chức năng áp dụng dựa vào sự tương quan của lực lượng chính trị
ở các giai đoạn khác nhau.
• Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược và chống phá các phong trào
CM(1) thế giới: chủ yếu ở thời kỳ CNTB(3) tự do, tìm cách xâm lược để chia
lại thế giới, quyền thống trị. Khi được thiết lập, chức năng đối ngoại chủ yếu:
chống phá các nước XHCN(2), đe dọa, chia rẽ dân tộc.
• Chức năng đối ngoại hịa bình, hợp tác quốc tế: bối cảnh quốc tế thay đổi, áp
dụng chính sách đối ngoại mềm dẻo, tăng cường hợp tác quốc tế ở nhiều lĩnh
vực xã hội,… với các nước có chế độ chính trị khác nhau.
2.3.3. Bộ máy:
• Nghị viện: cơ quan quyền lực cao nhất, nắm quyền pháp, ở các giai đoạn
khác nhau thì quyền lực cũng khác nhau. Giai đoạn đầu, vai trò của nghị viện
rất lớn, sang giai đoạn ĐQCN(8), nghị viện mất dần quyền lực.
• Nguyên thủ quốc gia: người đứng đầu nhà nước, đại diện trong các quan hệ
đối ngoại. Quyền lực khác nhau ở các loại hình chính thể khác nhau. Ngun
thủ quốc gia phần lớn mang tính chất đại diện hình thức.
• Chính phủ: thuộc nghị viện, cơ quan nắm quyền hành pháp trong nhà nước
tư sản.
• Tịa án: các thẩm phán của nhà nước tư sản thường có tính chun nghiệp
cao, chú yếu được bổ nhiệm với nhiệm kì dài. Các hệ thống pháp luật khác
nhau, thẩm quyền và phương thức hoạt động cũng khác nhau.


7


2.3.4. Hình thức nhà nước tư sản:
• Hình thức chính thể tư sản:
− Chính thể qn chủ lập hiến: có 2 biến dạng: chính thể quân chủ nhị nguyên
quyền lực do vua và nghị viện, còn quân chủ đại nghị do vua.
− Chính thể cộng hịa tư sản: hình thức phổ biến, có 2 biến dạng: cộng hịa
tổng thống và cộng hòa đại nghị. Nguyên thủ quốc gia rất quan trọng ở chính
thể cộng hịa tổng thống. Vai trị nghị viện ở chính thể cộng hịa tư sản rất
lớn.
• Hình thức cấu trúc nhà nước tư sản:
− Có 2 hình thức cấu trúc: liên bang và đơn nhất. Hình thức liên bang: kết hợp
nhiều bang, mỗi bang khơng có dấu hiệu của nhà nước độc lập. Hình thức
đơn nhất: cấu trúc phổ biến của các nhà nước tư sản, hiến pháp và hệ thống
pháp luật thống nhất.
− Ngồi 2 hình thức cấu trúc trên, cịn tờn tại một kiểu cấu trúc nhà nước khác
là liên minh giữa các quốc gia, đáng chú ý là liên minh Châu Âu.
• Chế độ chính trị của nhà nước tư sản:
− Chế độ dân chủ tư sản là chế độ chính trị tốt nhất của nhà nước tư sản qua
các biểu hiện: bình đẳng, dân chủ, tự do,… Nhà nước bóc lột vẫn cịn nằm
trong khn khổ dù có nhiều sự thay đổi.
− Chế độ phản dân chủ: dùng bạo lực của nhóm phản động lũng đoạn trong
việc thực hiện chuyên chính tư sản. Quyền tự do, dân chủ bị hạn chế tối đa
hoặc xóa bỏ, các thể chế dân chủ bị vơ hiệu. Chế độ phát xít là biến dạng
cao nhất của chế độ phản dân chủ.
2.4. Nhà nước xã hội chủ nghĩa:
2.4.1. Bản chất:
• Tính giai cấp: Là cuộc CM(1) do giai cấp công dân và nông dân. Đặt dưới sự
lãnh đạo của ĐCS(4), đội tiên phong giai cấp công dân và nơng dân. Là cơng

cụ bảo vệ lợi ích kinh tế, chính trị, tư tưởng.

8


• Tính xã hội: Quyền lực chung của xã hội, tổ chức, quản lý đời sống, cải tạo
xã hội. Tổ chức họat động KT-XH(6) và quan tâm đến con người.
=> Đây là kết quả của CM(1) do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành
dưới sự lãnh đạo của ĐCS(4).
2.4.2. Chức năng:
• Đối nội cơ bản:
− Chức năng kinh tế: Chức năng cơ bản, đặc thù của nhà nước XHCN(2), đi
bản chất của nhà nước XHCN(2), vừa là một bộ máy hành chính– cưỡng
chế vừa là một tổ chức quản lý KT-XH(6). Thực hiện nhiệm vụ: tạo lập,
củng cố và phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế trong nước và thị trường kinh
tế quốc tế.
− Chức năng xã hội: Xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì giá trị
con người. Cần có các điều kiện tiên quyết: Giáo dục và đào tạo; KH-CN(5);
Bảo tờn văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại,
chăm sóc nhân dân; Giải quyết vấn đề thất nghiệp; Chính sách về thuế hợp
lí.
− Chức năng giữ vững an ninh – chính trị, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, bảo
vệ các quyền tự do, dân chủ của cơng dân.
• Đối ngoại cơ bản:
− Chức năng bảo vệ tổ quốc XHCN(2): Đây là một trong những chức năng cơ
bản của nhà XHCN(2) nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền của quốc gia, bảo
đảm sự ổn định cho quốc gia.
− Chức năng củng cố, tăng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước theo
ngun tắc bình đẳng cùng có lợi, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau.

2.4.3. Bộ máy: Theo nguyên tắc tập trung thống nhất tất cả quyền lực thuộc về
nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực thông qua cơ quan nhà nước. Có
sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp dựa trên các nguyên tắc: (1) Lãnh
9


đạo nhà nước và xã hội; (2) Bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào công
việc quản lý nhà nước; (3) Tập trung dân chủ; (4) Pháp chế XHCN(2).
2.4.4. Hình thức:
• Hình thức chính thể:
− Cơng xã Pari: Xóa bỏ chế độ đại nghị tư sản thành lập ra hệ thống cơ quan
đại diện mới, đó là Hội đờng cơng xã.
− Nhà nước Xơ-viết: Tổ chức chính quyền trên cơ sở CM(1) của cơng nhân,
nơng dân, binh lính và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ.
− Nhà nước dân chủ nhân dân: Tổ chức MTTQ(7), mặt trận nhân dân là hai
hình thức cơ bản để tập hợp lực lượng xã hội, Nhà nước dân chủ nhân dân
thực hiện nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ thơng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
• Hình thức cấu trúc: Nhà nước đơn nhất và Nhà nước liên bang.
• Chế độ chính trị: tính dân chủ thực sự và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân
dân. Mang tính giáo dục, thuyết phục nhân dân tham gia quản lý nhà nước
và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật.

PHẦN KẾT LUẬN
Sự thay thế giữa các kiểu nhà nước khác nhau là một quy luật tất yếu.Miễn là
kiểu nhà nước đó phù hợp với sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã
hội.Cách mạng là con đường dẫn đến sự thay đổi đó.Nhà nước mới xuất hiện
khi nhà nước cũ bị lật đổ và giai cấp thống trị mới giành được chính quyền.Nhà
nước phong kiến thay thế nhà nước chủ nô, nhà nước tư sản thay thế nhà nước
phong kiến, nhà nước XHCN(2) thay thế nhà nước tư sản.


10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />
11


/> />
12


PHỤ LỤC
CM(1): Cách mạng.
XHCN(2): Xã Hội Chủ Nghĩa.
CNTB(3): Chủ nghĩa tư bản.
ĐCS(4): Đảng Cộng Sản.
KH-CN(5): Khoa học – Công nghệ.
KT-XH(6): Kinh tế - Xã hội.
MTTQ(7): Mặt trận Tổ quốc.
DQCN(8): Đế quốc Chủ Nghĩa.

13


Phụ lục 2. Biên bản họp nhóm
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


BIÊN BẢN HỌP NHĨM
(Đánh giá hồn thành)
1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
1.1. Thời gian: 05/09/2021
1.2. Địa điểm: Phần mềm Zoom Cloud Meetings
1.3. Thành phần tham dự:
+ Chủ trì: Lê Quốc An (nhóm trưởng)
+ Tham dự: Lê Hồng Như Thảo, Nguyễn Thị Thu Trang, Lê Quốc An,
Ngụy Vân San, Quách Thành Tâm
+ Vắng: 0
2. Nội dung cuộc họp
2.1.Nhóm trưởng đánh giá mức độ hồn thành cơng việc cho các thành
viên như sau:
Họ tên

STT

Nhiệm vụ

Đánh giá hoàn Ghi
thành

Lê Hoàng Như Thảo 1

Phụ trách phần Hoàn

chú
thành

mở đầu, phần khái xuất sắc, đặc

niệm mục 1 và lời biệt là phần mở
cảm ơn

14

đầu và lời cảm


ơn được viết rất
tỉ mỉ.
Nguyễn

Thị

Thu 2

Phụ trách phần 2.1 Các

ý

được

(Nhà nước chủ triển khai rất

Trang

nô) và phần kết mạch lạc, phần
luận

kết luận gọn

gàng, cơ đọng.
Hồn

thành

xuất sắc.
Lê Quốc An

3

Phụ trách phần 2.2 Chủ trì cuộc
(Nhà nước phong họp

diễn

ra

kiến), viết biên thành cơng tốt
bản họp nhóm và đẹp, các ý và
chủ trì cuộc họp.

các mục hồn
thành đạt u
cầu, biên bản
họp có tham
khảo

ý

thành


kiến
viên

nhóm, đảm bảo
tính dân chủ.
Ngụy Vân San

4

Phụ trách phần Phần mục lục
mục lục và phần được trình bày
2.4

(Nhà

XHCN(2))

nước rõ
mắt.

rang, đẹp
Các

ý

trong phần 2.4
được triển khai

15



mạch lạc. Hoàn
thành xuất sắc.
Quách Thành Tâm

5

Người tổng hợp, Thành viên chủ
thư ký, phụ trách chốt hồn thành
phần

2.3

(Nhà mọi cơng việc

nước tư sản), viết được giao một
phụ lục, thiết kế cách hồn hảo.
bìa, viết lời cam Ghi chú, tổng
đoan.

hợp ý tưởng sau
buổi họp một
cách đầy đủ.
Xuất sắc

2.2. Ý kiến của các thành viên:
Lê Hồng Như Thảo: có đóng góp rất lớn về phần mở đầu cũng như xung
phong chọn việc. Đờng ý với mọi ý kiến của nhóm trưởng.
Nguyễn Thị Thu Trang: có xung phong chọn việc cũng như đóng góp trong

việc tìm hiểu về tính cấp thiết của đề tài. Đờng ý với mọi ý kiến của nhóm trưởng.
Lê Quốc An: đề xuất đề tài và được mọi người ủng hộ nhiệt tình. Có đóng
góp trong việc tìm hiểu tính cấp thiết của đề tài.
Ngụy Vân San: đóng góp ý kiến về nguồn tham khảo và ủng hộ nhiệt tình
các ý kiến mà các thành viên đưa ra.
Quách Thành Tâm: có đóng góp ý kiến về hạn chót nộp bài cũng như về độ
dài mỗi phần. Đồng ý với ý kiến của nhóm trưởng
2.3. Kết luận cuộc họp:
Thống nhất chọn đề tài 12: Trình bày và so sánh các kiểu nhà nước trong
lịch sử
16


Thống nhất về deadline – hạn chót nộp bài cho thư ký: 12 giờ trưa thứ bảy
ngày 11 tháng 9 năm 2021
Phân chia khối lượng công việc cũng như nhiệm vụ từng cá nhân
Quyết định độ dài của mỗi đoạn trong phần nội dung
Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc 20 giờ 05 phút cùng ngày.
Thư ký

Chủ trì

(Ký và ghi rõ họ tên)

(ký và ghi rõ họ tên)

Quách Thành Tâm

Lê Quốc An


17



×