Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Trái đất không có thật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.89 KB, 8 trang )

Trái đất khơng có thật?
Theo quan sát của mình có rất nhiều diễn giả và
các bạn trong cộng đồng khoa học đặt nhiều giả
thuyết về hiện tượng này và chứng minh bằng các
hiện tượng khoa học khác và các phương trình
tốn học. Nhưng hơm nay mình xin phép trình bày
luận điểm cá nhân theo phương diện Triết học, cụ
thể là trường phái duy tâm.
Đề cập đến thực tế, đã bao giờ trong những ngày
tháng nhạt nhẽo lặp đi lặp lại, sống và làm việc,
bạn đã tự hỏi rồi mình sinh ra làm gì chưa? Tại sao
phải sống, chưa từng được sinh ra thì tốt hơn
khơng, cái chết có phải dấu chấm hết của mọi thứ
không? Vâng tôi không thể biết được nhưng mà tơi
vẫn ham sống, tất cả mọi lồi đều ham sống, vì
đó thuộc bản năng sinh tồn. Thế thì bản năng từ
đâu mà có? Bản năng quan hệ tình dục để duy trì
nịi giống, bản năng làm mẹ cũng để duy trì nịi
giống, bản năng ăn uống nên không thể giảm cân
nổi, bản năng háo sắc,... Chưa bao giờ bạn tự hỏi
tại sao mình lại có những bản năng này sao?


Chúng ta phải sống, chúng ta phải đau khổ, chúng
ta cũng phải chết đi, chúng ta phải tuân theo mọi
quy luật có sẵn, mọi thứ đều có quy luật. Khơng
gì tự nhiên sinh ra và mất đi chúng chỉ truyền từ
cái này sang cái khác, vì thế mọi thứ đều có liên
quan với nhau, tơi và bạn cũng vậy. Cuối cùng thì
cái quy luật đó từ đâu mà có? Q trình chuyển
đổi vật chất à hay là một siêu năng lực khác? Vâng


theo cá nhân tơi thì nay sẽ bàn về cái siêu năng
lực ấy, nó có tên là “ý niệm truyệt đối”.
“Ý niệm tuyệt đối” mà Hegel đặt ra sẽ phần nào
trả lời cho câu hỏi Trái đất có thật hay khơng? Vậy
ý niệm tuyệt đối là gì? (Nó không phải là chương


trình giả lập như game do bọn người ngồi hành
tinh hay bọn du hành thời gian mà các ông đề cập
đâu, song vẫn có điểm giống nhau).

“Ý niệm tuyệt đối” là cơ sở của hết thảy mọi sự
vật tồn tại, cái bản chất sâu sắc nhất của thế giới
không phải là ý thức cá
nhân, là "cái tôi" chủ
quan, mà là một ý thức
nói chung nào đó rất
"khách quan", tồn tại độc
lập với con người, có
trước tự nhiên và có
trước lồi người, luôn
luôn vận động và biến đổi. Hêgen cho rằng, ý niệm
tuyệt đối là cái có trước tất cả mọi cái. Do có mâu
thuẫn bên trong nên ý niệm tuyệt đối có sự tự vận
động từ thấp lên cao, trải qua sự phát triển, thông
qua các khái niệm, rồi lại trở về với nó với một sự
phong phú hơn (logic học). Do có sự vận động và
chuyển hố, nên ý niệm tuyệt đối trở thành cái



khác nó (tha hố), đối lập với nó, tức là giới tự
nhiên (triết học về tự nhiên). Ý niệm tuyệt đối tiếp
tục vận động về với bản thân mình trong đời sống
có ý thức của cá nhân con người và xã hội loài
người và sự hoàn thành sự vận động của nó, đạt
tới đỉnh cao nhất trong hệ thống triết học Hêgen
(triết học về tinh thần).
Nó giống như Chúa trời, đấng tồn năng, đấng tạo
hóa hay tất cả các hiện tượng duy tâm mà con
người vẫn tơn thờ.
(Nó xuất hiện trước tất cả, kể cả vũ trụ, các vụ
trụ, thứ lớn hơn các vũ trụ và các thứ lớn hơn thứ
lớn hơn các vũ trụ...)
Có thể nói, tồn bộ triết học của Hêgen xoay
quanh phạm trù ý niệm tuyệt đối và sự vận động
của ý niệm tuyệt đối trong hệ thống triết học đồ
sộ của ơng được trình bày theo kiểu "suy lý ba
bước" (tam đoạn luận).
Đơn giản như này: “tất cả mọi người đều chết, bạn
là 1 người, vậy bạn cũng chết”.


“tất cả mọi người đều chết” là tiền đề 1, “bạn là
một người” là tiền đề 2, “vậy bạn cũng chết” là kết
đề. Vậy trước kết đề có 2 tiền đề, trong đó tiền đề
1 lớn hơn tiền đề 2, bao gồm tiền đề 2. (VD: Trái
đất có thật, tất cả mọi người đều thấy nhưng thứ
lớn hơn cái bạn thấy và khẳng định mới là thứ
quyết định Trái đất có thật hay khơng chứ khơng
phải bạn) .

Ý niệm tuyệt đối là "khái niệm thích hợp", có tính
chân lý khách quan. Theo Hêgen, ý niệm tuyệt đối
hay ý niệm trước hết là khái niệm, song không
phải mọi khái niệm đều là ý niệm. Ông phân biệt
ý niệm với khái niệm và cho rằng ý niệm cao hơn
khái niệm: "Khái niệm chưa phải là khái niệm (cái)
cao nhất, cái còn cao hơn nữa là ý niệm". Khái
niệm khi phát triển thành khái niệm thích hợp thì
trở thành ý niệm. Như vậy, cái "cao hơn" của ý
niệm so với khái niệm chính là sự "thích hợp", tức
là sự phù hợp, sự thống nhất giữa khái niệm và
tính khách quan. Khái niệm phát triển thành khái
niệm thích hợp, trở thành ý niệm, thì chính là chân


lý: "Y niệm là chân lý, vì chân lý là sự phù hợp
giữa tính khách quan và khái niệm".
Dễ hiểu như này, ý niệm cao hơn khái niệm. Khái
niệm được bạn và tất cả người khác cơng nhận là
đúng thì nó chỉ đúng trong một khoảng khơng gian
và thời gian nhất định chứ không phải tất cả. VD:
bạn được học là 2 đường thẳng song song thì
khơng hội tụ thì nó đúng nhưng trong một trường
phái tốn học khác của Nga 2 đường thẳng song
song có hội tụ và họ dùng nó trong những phương
trình cần tính khoảng cách cực lớn trong tương lai.
Sự thật là bằng mắt thường quan sát thì 2 đường
thẳng song song vẫn hội tụ ở đường chân trời.
Hoặc vd khác dễ hiều hơn là 1+1=2 nhưng trong
trường hợp khác 1+1=3 chả hạn.



Vậy những khái niệm cơ bản nhất như cành cây,
chiếc lá, con chó thì trong ý niệm nó có thể khơng
phải nó. Tương tự Trái đất cũng vậy.
Thơi cái chủ nghĩa này nó rất dài, nên nói tóm lại
như vậy. Ý niệm nó là lớn nhất, nhưng nó cũng tự
mình phát triển khơng ngừng, nó cũng tự phủ định
chính nó như cách chúng ta phủ định cái tiêu đề
bài viết hôm nay. Thứ chúng ta gọi là hiện thực,
thứ chúng ta coi là chân lý, thứ chúng ta cảm nhận
được bằng tất cả các giác quan chưa chắc nó đã là
chính nó. Liệu thế giới chúng ta sống có thật là 3
chiều hay khơng, liệu Trái đất có đúng là hình cầu
hay khơng, thời gian liệu có thật sự tồn tại, hay


tất cả chỉ như bức tranh 2d nhờ Chúa mà nó trở
thành 3d?
Dẫu sao thì,...
Nhân sinh chỉ có hai chữ “ như mộng” – Châu Tinh
Trì.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×