Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

luận văn luật tố tụng hành chính nghiệp vụ kiểm sát về hành chính: viện kiểm sát kiểm sát thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính, hãy đưa ra một số kiến nghị để bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về thời hiệu khởi kiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.6 KB, 24 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

____

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN: LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

ĐỀ SỐ 4: Anh/chị hãy bình luận các quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án
hành chính trong luật Tố tụng hành chính 2015? Qua đó, hãy đưa ra một
số kiến nghị để bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về thời hiệu khởi
kiện vụ án hành chính trong Luật Tố tụng hành chính 2015

Sinh viên:
1


SBD:
Lớp:

2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt


Từ gốc

TTHC:

Tố tụng hành chính

VAHC:

Vụ án hành chính

BLDS:

Bộ luật dân sự

4


MỞ ĐẦU
Để xã hội phát triển thì phải ổn định được các quan hệ xã hội trong các
lĩnh vực hành chính, thương mại, lao động, dân sự... Những mâu thuẫn phát
sinh trong các lĩnh vực này phải được giải quyết kịp thời, nếu để lâu, những
mâu thuẫn này sẽ càng ngày càng khó giải quyết. Vì vậy, việc quy định về thời
hiệu khởi kiện là một vấn đề pháp lý rất quan trọng, nó cịn được coi là điều
kiện để đánh giá một chủ thể có quyền khởi kiện hay khơng. Chính vì thế, có rất
nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã quy định về thời hiệu khởi kiện. Trong
luật TTHC, thời hiệu khởi kiện VAHC cũng được quy định khá rõ ràng. Để
nghiên cứu sâu hơn về vấn đề thời hiệu khởi kiện VAHC trong luật TTHC em
xin lựa chọn đề số 4: “Anh/chị hãy bình luận các quy định về thời hiệu khởi
kiện vụ án hành chính trong luật Tố tụng hành chính 2015? Qua đó, hãy
đưa ra một số kiến nghị để bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về thời

hiệu khởi kiện vụ án hành chính trong Luật Tố tụng hành chính 2015”. Do
kiến thức và thời gian làm bài còn hạn chế, nên khơng tránh khỏi thiếu sót, em
mong nhận được ý kiến của thầy cơ để được hồn thiện hơn.

5


NỘI DUNG
I.Khái quát chung về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính
1.Khái niệm thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền
khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết VAHC bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
2.Đặc điểm thời hiệu khởi kiện
Việc làm rõ đặc điểm của thời hiệu khởi kiện giúp có thể hiểu thấu đáo
hơn về bản chất của thời hiệu khởi kiện và là nền tảng để phân biệt với các loại
thời hiệu khác:
- Thời hiệu khởi kiện VAHC do luật TTHC quy định
- Thời hiệu khởi kiện VAHC phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể: Mỗi đối
tượng có những đặc trưng riêng, vì vậy khiếu kiện phát sinh bởi từng trường hợp
riêng, lại có những đặc thù nhất định. Sự phong phú của thời hiệu khởi kiện là phù
hợp với thực tiễn cuộc sống.

6


- Thời hiệu khởi kiện VAHC thường bắt đầu khi có quyết định hành chính,
hành vi hành chính trái pháp luật: Trên cơ sở nguyên tắc bảo vệ quyền của cá nhân,
tổ chức, cơ quan, nhằm đảm bảo cơ quan nhà nước thi hành đúng pháp luật.
- Thời hiệu khởi kiện VAHC là thời hạn luật định mà khi kết thúc thời hạn

đó chủ thể khởi kiện mất quyền khởi kiện. Nếu thời hiệu khởi kiện khơng cịn thì
người khởi kiện mất quyền khởi kiện, cũng có nghĩa Tịa án khơng có quyền thụ lý
vụ án để giải quyết
3.Ý nghĩa của việc xác định thời hiệu khởi kiện VAHC
Việc xác định thời hiệu khởi kiện cho một VAHC là một trong những công
việc rất quan trọng cho người khởi kiện khi thực hiện chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho
VAHC. Khi xác định được thời hiệu khởi kiện vẫn còn thời hạn thì người khởi kiện
mới tiến hành chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cho một VAHC.
Thời hiệu khởi kiện VAHC là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ổn
định các quan hệ hành chính cũng như xác định chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của
các bên. Việc quy định và xác định thời hiệu khởi kiện u cầu Tịa án giải quyết
các VAHC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực tiễn giải quyết các khiếu kiện
hành chính. Các quy định về thời hiệu khởi kiện VAHC một mặt nhằm bảo đảm
quyền khởi kiện, đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự,

7


bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, mặt khác bảo đảm việc
giải quyết vụ án hành chính của cơ quan Tịa án được thuận lợi.
II.Quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính theo luật Tố tụng hành
chính 2015
Quy định về thời hiệu được cụ thể hóa tại Điều 116 Luật TTHC 2015. Trên
cơ sở so sánh các quy định hiện thời của pháp luật liên quan về thời hiệu khởi kiện
trong đó có thời hiệu khởi kiện hành vi hành chính về đất đai theo Luật Đất đai,
Luật TTHC quy định rõ thời hiệu khởi kiện theo từng nội dung khởi kiện của
đương sự và được quy định khác nhau đối với từng đối tượng khởi kiện. Theo đó,
Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp cụ thể được Luật TTHC quy định như
sau:
Đối với khiếu kiện về quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết

định kỷ luật buộc thôi việc, thời hiệu khởi kiện là 1 năm kể từ ngày nhận được
hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết
khiếu nại lần hai. Thời hiệu khởi kiện là 1 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết
khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
khơng giải quyết và khơng có văn bản trả lời cho người khiếu nại.

8


Đối với khiếu kiện về các quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh thì thời hiệu khởi kiện là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết
định.
Đối với khiếu kiện về kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh
sách cử tri thì thời hạn khởi kiện kéo dài từ ngày nhận được thông báo kết quả giải
quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc từ ngày kết thúc thời hạn giải
quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ
quan lập danh sách cử tri cho đến trước ngày bầu cử 5 ngày.
Đối với Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật
đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi
kiện được quy định như sau: 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết
định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; 01
năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền khơng giải quyết và khơng có văn bản trả lời
cho người khiếu nại.
Như vậy, thời hiệu khởi kiện các vụ án hành chính được tính căn cứ vào nội
dung khởi kiện. Ngồi ra, trong trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại
khách quan làm cho người khởi kiện khơng khởi kiện được trong thời hạn quy định
thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác khơng tính

9



vào thời hiệu khởi kiện. Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thời
hạn, thời hiệu cũng được áp dụng trong tố tụng hành chính.
1.Thời hiệu áp dụng theo chủ thể thực hiện khởi kiện
Thứ nhất, áp dụng đối với những chủ thể thực hiện khởi kiện vụ án hành
chính một cách trực tiếp mà trước đó khơng sử dụng thủ tục khiếu nại hành chính.
Trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện được xác định là 01 năm kể từ ngày
nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định
kỷ luật buộc thôi việc; 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu
nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; từ ngày kết thúc nhận được kết quả giải
quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà không đươc giải quyết
đối với danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
Thứ hai, Đối với những chủ thể trước khi khởi kiện vụ án hành chính đã
tiến hành khiếu nại hành chính thì áp dụng tính thời hiệu như sau: 01 năm kể từ
ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần
hai hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà cơ quan có thẩm quyền khơng có văn
bản trả lời cho người khiếu nại hoặc khơng giải quyết.
Theo quy định này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án
đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi
việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại

10


với người có thẩm quyền giải quyết nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định
của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyêt hoặc đã được giải quyết nhưng
không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó; Tổ chức, cá
nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp khơng đồng ý với quyết định đó.

2.Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính
Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện VAHC kể từ ngày nhận được, biết
được quyết định hành chính, hành vi hành chính cho đến ngày khởi kiện. Để xác
định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện trong trường hợp nào là “kể từ ngày
biết được”, “kể từ ngày nhận được”, cho đến ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp
đơn trực tiếp tại Toà án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi đi, trường hợp nào là
“kể từ ngày biết được” thì phải cần căn cứ vào đối tượng bị tác động trực tiếp của
quyết định hành chính và hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc đó
và được phân biệt như sau:
Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện của mỗi loại khiếu kiện được quy
định với nội dung tương ứng khác nhau. Đối với loại khiếu kiện là quyết định hành
chính, hành vi hành chính hay quyết định kỷ luật buộc thơi việc thì thời điểm bắt
đầu tính thời hiệu khởi kiện là “kể từ ngày nhận được hoặc biết được” quyết định
hành chính, hành vi hành chính hay quyết định kỷ luật buộc thơi việc đó. Cịn Đối
11


với khiếu kiện là quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện lại là “ngày nhận được quyết
định” đó. Đối với khiếu kiện là quyết định lập danh sách cử tri bầu cử đại biểu
Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu
khởi kiện là ngày “nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại” của cơ quan
lập danh sách cử tri hoặc “ngày kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại” theo quy
định của Luật Khiếu nại mà “không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu
nại” của cơ quan lập danh sách cử tri. Đến đây có thể nhận xét rằng Luật TTHC đã
quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng về nội dung này.
Để nhằm giải thích trong trường hợp nào là “kể từ ngày nhận được”, trường
hợp nào là “kể từ ngày biết được” thì Theo quy định tại Điều 12 - Nghị quyết số
02/2011/NQ - HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật TTHC, Theo đó, cần căn cứ vào

đối tượng bị tác động trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính,
quyết định kỷ luật buộc thơi việc, cụ thể:
Thứ nhất, Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động trực tiếp bởi
quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và họ là đối tượng được
nhận quyết định thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp
này là kể từ ngày họ nhận được quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc
thôi việc
12


Thứ hai, Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là đối tượng bị
tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc và
họ không phải là đối tượng được nhận quyết định và thực tế là họ không nhận được
quyết định đó thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày họ biết
được quyết định đó.
Thứ ba, Trường hợp hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức khác hoặc của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó thực hiện nhiệm
vụ, cơng vụ theo quy định của pháp luật thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi
kiện là kể từ ngày hành vi đó được thực hiện (nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đã
chứng kiến việc thực hiện hành vi hành chính đó) hoặc kể từ ngày được thơng báo
về thời điểm hành vi hành chính đó đã được thực hiện (nếu cá nhân, cơ quan, tổ
chức đó khơng chứng kiến việc thực hiện hành vi hành chính đó và cũng khơng
được cơ quan có thẩm quyền thơng báo về thời điểm hành vi hành chính đó đã
được thực hiện nhưng họ đã biết được hành vi hành chính đó thơng qua các thơng
tin khác như được người khác kể lại, chụp lại, ghi lại...).
Thứ tư, Trường hợp hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó khơng thực
hiện nhiệm vụ, cơng vụ theo quy định của pháp luật thì thời điểm bắt đầu tính thời
hiệu khởi kiện là kể từ ngày hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà cơ quan,


13


tổ chức hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó khơng thực hiện
nhiệm vụ, cơng vụ theo quy định của pháp luật.
Tai Luật TTHC 2015, các nhà làm luật đã nghiên cứu và thêm vào một điểm
mới nhằm khắc phục tình trạng người dân khiếu nại đến người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại nhưng người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không giải quyết
và không thông báo cho người khiếu nại dẫn đến nhiều trường hợp khi họ khởi
kiện ra Tịa án thì thời hiệu khởi kiện đã hết (vì thời hiệu tính từ ngày họ nhận
được hoặc biết được quyết định, hành vi hành chính). Luật TTHC đã bổ sung quy
định về thời hiệu khởi kiện trong trường hợp đương sự đã khiếu nại theo đúng quy
định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại, cụ thể như sau:
“- Thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết
định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
- Thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại
theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền khơng giải
quyết và khơng có văn bản trả lời cho người khiếu nại”.
3. Xác định ngày khởi kiện vụ án hành chính

14


Việc xác định ngày khởi kiện có vai trị rất quan trọng trong việc xác định
thời hiệu. Tại Điều 119 - Luật TTHC quy định về “gửi đơn khởi kiện đến Tịa án”,
theo đó người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện cùng các tài liệu kèm theo đến
Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng hai cách: nộp trực tiếp tại Tịa án hoặc
gửi thơng qua đường bưu điện, tương ứng với hai hình thức gửi đơn khởi kiện là
hai cách xác định ngày khởi kiện. Nếu đương sự gửi đơn khởi kiện trực tiếp tại Tịa

án, thì ngày đương sự nộp đơn tại Tịa án được xác định là ngày khởi kiện , nếu
đương sự gửi đơn khởi kiện qua đường bưu điện thì ngày khởi kiện được xác định
là ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng,
năm theo dấu bưu điện trên phong bì, thì ngày khởi kiện được xác định theo Điều
14 - Nghị quyết số 02/2011, cụ thể:
“Trường hợp ngày Tòa án nhận được đơn do bưu điện chuyển đến mà thời
hiệu khởi kiện vẫn cịn thì ngày khởi kiện là ngày Tịa án nhận được đơn do bưu
điện chuyển đến.
Trường hợp ngày Tòa án nhận được đơn do bưu điện chuyển đến mà thời
hiệu khởi kiện đã hết thì Tịa án phải tiến hành xác minh ngày đương sự gửi đơn tại
bưu điện và phân biệt như sau: trường hợp xác minh được ngày đương sự gửi đơn
tại bưu điện thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại bưu điện; trường hợp
không xác định được ngày đương sự gửi đơn tại bưu điện thì ngày khởi kiện là
ngày ghi trong đơn khởi kiện”.
15


Trong trường hợp vừa có đơn khởi kiện vừa có đơn khiếu nại, và người khởi
kiện lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết thì ngày khởi
kiện đối với quyết định hành chính mà họ đã khiếu nại là ngày họ gửi đơn khởi
kiện đầu tiên. Trong trường hợp chỉ khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại có
nội dung mới thì ngày khởi kiện là ngày họ gửi đơn khởi kiện quyết định giải quyết
khiếu nại; Một trường hợp nữa sau khi Tòa án đã thụ lý VAHC để giải quyết, sau
đó mới phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình mà thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tịa án khác thì Tịa án sẽ căn cứ vào quy định của Luật
TTHC về thẩm quyền giải quyết của Tòa án để chuyển vụ án cho Tịa án có thẩm
quyền giải quyết, ngày khởi kiện trong trường hợp này là ngày gửi đơn khởi kiện
đến Tòa án đã thụ lý sai thẩm quyền.
4. Quy định về sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan trong thời
hiệu khởi kiện

Xuất phát từ các nguyên tắc được Luật TTHC quy định như: Nguyên tắc bảo
đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp…nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ thể trong việc yêu
cầu Tòa án giải quyết bằng một VAHC để bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình
khi bị xâm phạm. Mặt khác, Trong thực tiễn loại tranh chấp trong TTHC chủ yếu là
các tranh chấp liên quan đến đất đai - một loại tài sản đặc biệt có giá trị đối với mỗi

16


chủ thể. Vì vậy, việc quy định cho một cơ quan nhà nước (Tòa án) xem xét và giải
quyết một lần nữa sẽ tạo điều kiện cho người dân có thêm sự lựa chọn cơ quan có
thẩm quyền giải quyết đối với u cầu của mình; đồng thời, góp phần giải quyết
một cách đúng đắn, khách quan đối với các tranh chấp phát sinh trong hoạt động
quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ có hiệu quả các quyền của mỗi chủ thể khi
tham gia TTHC.
Luật TTHC cũng quy định trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở
ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời
hạn quy định tại khoản 4 Điều 116.
Vậy, trường hợp nào được coi là “vì sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại
khách quan khác” mà người khởi kiện không thể thực hiện quyền khởi kiện của
mình trong thời gian luật định? Theo hướng dẫn tại khoản 2 - Điều 12 của Nghị
quyết số 02/2011, thì thuộc một trong các trường hợp sau đây: “a) Sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan như thiên tai, dịch bệnh, nhu cầu chiến đấu, phục
vụ chiến đấu hoặc do lỗi của cơ quan nhà nước làm cho chủ thể có quyền khởi kiện
khơng thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu khởi kiện; b) Chưa có người đại diện
trong trường hợp người có quyền khởi kiện chưa thành niên, mất năng lực hành vi
dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; c) Chưa có người đại diện khác
thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà khơng thể tiếp tục đại diện được trong


17


trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết”.
Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho
người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn 01 năm kể từ ngày nhận
được hoặc biết được quyết định hành chính thì thời gian có sự kiện bất khả kháng
hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Đặc biệt, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan sẽ không được áp
dụng đối với trường hơp khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri. Theo đó, thời
điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là ngày người khởi kiện nhận được thông báo
kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc ngày kết thúc
thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết
khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri. Thời hiệu khởi kiện đối với khiếu kiện
này được xác định từ ngày bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện đến trước ngày bầu cử
05 ngày; quá thời hạn nói trên, người khởi kiện mất quyền khởi kiện vụ án. Do đây
là khiếu kiện đặc thù, nhằm đảm bảo công tác bầu cử được tiến hành kịp thời, Luật
TTHC không quy định quyền khởi kiện VAHC khi hết thời hiệu khởi kiện ngay cả
khi có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
5. Việc áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự vào tố tụng hành chính để
xác định thời hạn, thời hiệu

18


Các quy định của BLDS về cách xác định thời hạn, thời hiệu được được dẫn
chiếu và áp dụng trong tố tụng hành chính là một quy định sang tạo, nhằm kế thừa
những những điểm tiến bộ về cách tính thời hiệu, thời hạn của BLDS, giúp thống
nhất trong quá trình giải quyết các khiếu kiện hành chính.

Các quy định về thời hạn, thời hiệu trong BLDS được áp dụng vào việc tính
thời hiệu trong TTHCC hiện hành bao gồm:
- Điều 145. Áp dụng cách tính thời hạn, BLDS 2015
- Điều 146. Quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn, BLDS 2015
- Điều 147. Thời điểm bắt đầu thời hạn, BLDS 2015
- Điều 148. Kết thúc thời hạn, BLDS2015
- Điều 151. Cách tính thời hiệu, BLDS 2015
III.Kiến nghị nhằm bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về thời hiệu khởi
kiện VAHC theo hướng kéo dài hơn thời hạn được khởi kiện VAHC
Khi xây dựng luật TTHC, chắc chắn các nhà làm luật đã có sự nghiên cứu,
đánh giá trên nhiều khía cạnh, nhiều tiêu chí khác nhau để xác định thời hạn được
khởi kiện VAHC là 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành
chính. Nhưng việc quy định thời hiệu khởi kiện 01 năm đôi lúc là khá ngắn, chưa
bảo đảm để người khởi kiện lựa chọn thực hiện quyền khởi kiện của mình, bởi vì
những lý do sau:

19


Thứ nhất, Việc từ thời điểm “nhận thấy” quyết định hành có vi phạm
nhưng để quyết định có khởi kiện hay khơng thì người khởi kiện phải biết rõ về
quyết định đó như thế nào và xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình đến
đâu. Thực tế, để xác định được quyết định hành chính có xâm hại đến quyền, lợi
ích hợp pháp của mình hay khơng cần phải xem xét đến hình thức, trình tự, thủ tục,
thẩm quyền ban hành và nội dung của quyết định hành chính, từ đó mới có thể
quyết định khởi kiện hay không khởi kiện.
Thứ hai, Quy định tại Điều 116 về việc người khởi kiện “biết được” quyết
định hành chính là chưa phù hợp với thực tiễn. Bởi vì với trình độ hiểu biết pháp
luật của đại đa số người dân cịn chưa cao như hiện nay thì khơng phải ai cũng có
thể biết được quy định về thời hiệu khởi kiện tại Điều 116 Luật TTHC để thực hiện

quyền khởi kiện của mình; cịn th luật sư thì khơng phải người dân nào cũng có
điều kiện kinh tế để thực hiện.
Thứ ba, đối với những quyết định hành chính rõ ràng trái pháp luật nhưng
khơng cịn thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 116 Luật TTHC thì xử lý như
thế nào? Nếu thụ lý, giải quyết (xét xử) thì vi phạm quy định về thời hiệu; ngược
lại nếu đình chỉ giải quyết vụ án theo căn cứ hết thời hiệu khởi kiện thì quyết định
hành chính có vi phạm (trái pháp luật) vẫn tồn tại vì cơ quan ban hành quyết định
đó khơng tự hủy bỏ.

20


Mặt khác, xuất phát từ tính chất đặc thù của quan hệ pháp luật TTHC, đó là
quan hệ giữa bên khởi kiện là người dân (cá nhân, cơ quan, tổ chức) và bên bị kiện
là cơ quan hành chính nhà nước; đối tượng khởi kiện chính là quyết định hành
chính (là kết quả của hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước). Khi phát sinh sự
kiện pháp lý đối với quyết định hành chính, đó là lúc cơ quan hành chính và các cơ
quan tiến hành tố tụng hành chính xem xét, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện
về quyết định bị kiện, bảo đảm việc ban hành quyết định hành chính đó là có căn
cứ, đúng pháp luật.
Do đó, Khơng nên quy định vấn đề thời hiệu khởi kiện VAHC mà trong mọi
trường hợp người khởi kiện đều có quyền khởi kiện u cầu Tịa án xem xét tính
hợp pháp của quyết định hành chính. Trường hợp vẫn quy định về thời hiệu khởi
kiện VAHC thì cũng cần thiết phải nghiên cứu nâng thời hạn được khởi kiện dài
hơn nữa; đồng thời, thời hạn này cần được xác định kể từ thời điểm nhận được
hoặc biết rõ về quyết định hành chính. Đối với quyết định hành chính rõ ràng trái
pháp luật thì cần khơng xác định thời hiệu. Có như vậy mới khắc phục được những
vi phạm trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước của hệ thống các cơ quan
công quyền, hướng đến xây dựng một nền hành chính phục vụ nhân dân, vì lợi ích
của nhân dân.


21


22


KẾT LUẬN
Qua việc phân tích đánh giá quy định về thời hiệu khởi kiện VAHC trong
TTHC, ta có thể thấy rằng thời hiệu khởi kiện là một chế định quan trọng của
pháp luật TTHC. Những quy định này giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự giúp người dân tin tưởng vào pháp luật, khẳng định sự công bằng
của pháp luật, giúp cho việc thực thi pháp luật được công khai, minh bạch mang
lại hiệu quả như mong muốn. Để làm được điều đó chúng ta cần hiểu biết về
các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện tránh việc bị mất quyền lợi,
mất thời gian và kịp thời phát hiện những sai phạm của cơ quan có thẩm quyền.

23


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Giáo trình Luật tố tụng hành chính, Đại học kiểm sát Hà Nội, 2016
Luật tố tụng hành chính 2015
Luật tố tụng hành chính 2010

Bộ luật dân sự 2015
Nghị quyết số 02/2011/NQ - HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng thẩm phán

6.

tòa án nhân dân tối cao
Một số trang thông tin điện tử như: Kiemsat.vn; tapchitoaan.vn; tks.edu.vn;
vienkiemsatbrvt.gov.vn; moj.gov.vn

24



×