Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
PHÂN PHỐI THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
ANALYZING THE PERFORMANCE OF INVESTMENT CAPITAL OF COMMERCIAL
DISTRIBUTION ENTERPRISES IN VIETNAM
Lê Hoàng Quỳnh
Học viên Trường Đại học Kwansei Gakuin (Nhật Bản)
Tóm tắt
Bài viết này phân tích hiệu quả vốn đầu tư của các doanh nghiệp phân phối thương mại tại Việt Nam.
Để đảm bảo nguồn dữ liệu xác thực và minh bạch, tác giả lựa chọn mẫu là các doanh nghiệp bán lẻ và bán
bn niêm yết trên sàn chứng khốn Việt Nam. Trên cơ sở phân tích các chỉ số đánh giá hiệu quả vốn đầu tư
của 61 doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ trong mẫu nghiên cứu, kết quả cho thấy hiệu quả vốn đầu tư của các
doanh nghiệp phân phối thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam ở mức trung bình (ROI = 4,41%).
Các chỉ số khác, mặc dù có biến động, cũng cho kết quả tương tự. Từ kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng,
bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các doanh nghiệp phân phối
thương mại Việt Nam.
Từ khóa: Hiệu quả đầu tư, phân phối, thương mại, bán buôn, bán lẻ, chứng khoán, Việt Nam.
Abstract
This article analyzes the performance of investment capital of commercial distribution enterprises in
Vietnam. To ensure the data reliability and transparency, we used a sample of retail and wholesale enterprises
listed on the Vietnam Stock Exchange. By analyzing the capital performance indicators of 61 wholesale and
retail enterprises, the results indicated that their performance of investment capital is at average level with ROI
of 4.41%. Other indicators also show similar results. On the basis of research results, we proposes some
recommendations to improve the performance of investment capital at Vietnamese commercial distribution
enterprises.
Keywords: Capital performance, distribution, wholesale, retail, stock-exchange, Vietnam.
1. Mở đầu
Phân phối thương mại là một hình thức giao thương ra đời từ thời cổ đại của lồi người, trong
đó phân phối (distribution) chính thức hình thành sau những nỗ lực đầu tiên của các thương nhân khi
thiết lập con đường buôn bán hàng hóa thơng qua người trung gian để tìm kiếm lợi nhuận. Hasebroek
(1965) đã mơ tả vai trị của người trung gian từ thời Hy Lạp cổ đại gồm 3 đối tượng: chủ buôn địa
phương (kapelos), chủ tàu buôn (naukleros), và người trung gian (emporos) mua hàng hóa từ những
nhà sản xuất địa phương và bán cho người dùng hoặc các tay buôn ngoại lai. Từ đầu thế kỉ 20, các nhà
nghiên cứu dần nhận ra tầm quan trọng và bắt đầu nghiên cứu q trình chu chuyển hàng hóa và dịch
vụ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Dent (2011) cho rằng, q trình phân phối có vai trị quan
trọng trong việc đảm bảo hàng hóa được bán đến tay người tiêu dùng một cách trực tiếp, với chi phí
hiệu quả nhất. Kotler và cộng sự (2009) lại mô tả, các kênh phân phối là tập hợp của một chuỗi trung
gian, có thể là của các tổ chức độc lập liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ phục vụ
mục đích tiêu dùng.Phân phối hàng hóa là hoạt động lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc lưu kho
và vận tải hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng thông qua các doanh nghiệp hoặc cá nhân
độc lập và phụ thuộc lẫn nhau. Nói cách khác, đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các
hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng để người tiêu dùng hoặc người kinh doanh có thể
mua và sử dụng.
Cùng với sự cạnh tranh và vận động phát triển khơng ngừng của ngành thương mại, phân phối
thương mại đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Khơng nằm ngồi quy luật
vận động đó, ngành phân phối thương mại cũng dần trở thành một ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong
726
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020
nền kinh tế Việt Nam. Phân phối thương mại được định nghĩa là các hoạt động bán bn, bán lẻ, đại lý
mua bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam (theo nghị định
09/2018/NĐ-CP). Trong chu trình phân phối thương mại, vốn chính là chìa khóa, là phương tiện để
biến các ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, là yếu tố sản xuất đầu tiên và hiệu quả sử dụng vốn quyết
định sự thành bại của doanh nghiệp. Hiện nay, trong hoạt động trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là
trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp phân phối thương mại
Việt Nam phải đương đầu với rất nhiều vấn đề khó khan trước sự cạnh tranh quyết liệt của các tập
đoàn phân phối quốc tế và khu vực, và một trong những vấn đề khó khăn lớn nhất chính là vốn.
Xuất phát từ bối cảnh trên, tác giả lựa chọn thực hiện nghiên cứu “Phân tích hiệu quả vốn đầu
tư của các doanh nghiệp thương mại và phân phối niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” với mục
đích đi tìm câu trả lời cho những vấn đề về: (i) thực trạng hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh
nghiệp phân phối thương mại; (ii) những thách thức, khó khăn trong việc nâng cao sử dụng vốn hiệu
quả; (iii) đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các doanh nghiệp
phân phối thương mại Việt Nam. Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán được lựa chọn làm
đối tượng nghiên cứu để đảm bảo nguồn dữ liệu đầy đủ, công khai và minh bạch, thể hiện tính xác
thực của nghiên cứu.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Khái quát về vốn trong doanh nghiệp phân phối thương mại
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn: Theo quan điểm của Karl Mark nhìn nhận dưới giác
độ của các yếu tố sản xuất: “vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của
quá trình sản xuất”. Tuy nhiên, Mark quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị
thặng dư cho nền kinh tế, đây cũng là một hạn chế trong quan điểm của ông. Samuelson (1955), một
đại diện tiêu biểu của học thuyết kinh tế hiện đại cho rằng: “đất đai và lao động là các yếu tố ban đầu
sơ khai, cịn vốn và hàng hóa vốn là yếu tố kết quả của quá trình sản xuất”. Vốn bao gồm các loại
hàng hóa lâu bền được sản xuất ra và được sử dụng như các đầu vào hữu ích trong q trình sản xuất
sau đó. Begg và các cộng sự (2008), trong cuốn “Kinh tế học”, lại cho rằng: “vốn được phân chia theo
hai hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính”, như vậy, đã đồng nhất vốn với tài sản của doanh
nghiệp. Trong đó, vốn hiện vật là dự trữ các hàng hóa đã sản xuất sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa
khác, cịn vốn tài chính là tiền và tài sản của doanh nghiệp.
Từ những quan điểm trên, có thể khái quát một số đặc điểm của vốn: Thứ nhất, vốn là một loại
hàng hóa đặc biệt vì vốn có giá trị và giá trị sử dụng, có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sử dụng và
quyền sỡ hữu và vốn khơng bị hao mịn hữu hình trong q trình sử dụng mà cịn có khả năng tạo ra
giá trị lớn hơn bản thân nó; Thứ hai, vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định chứ khơng thể có đồng
vốn vô chủ; Thứ ba, vốn phải luôn luôn vận động sinh lời; Thứ tư, vốn phải được tích tụ tập trung đến
một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Mỗi loại hình doanh nghiệp phân phối thương mại đều có các hình thức sử dụng vốn khác nhau
sao cho phù hợp với loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực cũng như ngành nghề kinh doanh:
Trên góc độ chu chuyển vốn: Nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành vốn cố định và vốn
lưu động. Trong đó, vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận của vốn đầu tư
ứng trước về tài sản cố định (TSCĐ) mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều
chu kỳ sản xuất và hồn thành một vịng tuần hồn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Vốn lưu động là
biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông. Vốn lưu động tham gia hồn tồn vào q
trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại hình thái ban đầu sau mỗi vịng chu chuyển của hàng hóa.
Theo góc độ nguồn hình thành vốn: Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm: Vốn chủ sỡ hữu và Nợ
phải trả. Trong đó, vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sởhữu của chủdoanh nghiệp và cácthành viên
trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần, gồm: vốn kinh doanh, các quỹ của
doanh nghiệp và chênh lệch đánh giá lại tài sản; Nợ phải trả là khoản nợphát sinh trong q trình kinh
doanh mà doanhnghiệp có trách nhiệm phải trả cho các tác nhân kinh tế.
727
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020
Theo thời gian huy động và sử dụng vốn: Nguồn vốn doanh nghiệp gồm nguồn vốn thường
xuyên và nguồn vốn tạm thời. Vốn thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho
tồn bộ tài sản cố định của mình. Nguồn vốn này bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn của doanh
nghiệp. Trong đó, nợ dài hạn là các khoản nợ dài hơn một năm hoặc phải trả sau một kỳ kinh doanh,
không phân biệt đối tượng cho vay và mục đích vay; Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn dùng đểtài trợ
cho tài sản lưu động tạm thời của doanh nghiệp, bao gồm: vay ngân hàng, tạm ứng, người mua vừa trả
tiền...
Theo phạm vi huy động và sử dụng vốn: Nguồn vốn doanh nghiệp gồm nguồn vốn trong doanh
nghiệp và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp. Vốn trong doanh nghiệp là nguồn vốn có thể huy động
được từ hoạt động bản thân của doanh nghiệp như: tiền khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận giữ lại, các
khoản dự trữ, dự phòng, khoản thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định…; Nguồn vốn bên ngoài
doanh nghiệp là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thểhuy động từ bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: vay ngân hàng, các tổ chức kinh tế khác, vay của cá nhân và
nhân viên trong công ty...
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp phân phối thương mại
Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp phân phối thương mại là sự đảm bảo duy trì và nâng
cao được giá trị của doanh nghiệp tại các thời điểm khác nhau trong quá trình hoạt động, bất kể có sự
biến động của giá cả trên thị trường.Hiệu quả sử dụng vốn phản ánh những mặt lợi ích mà doanh
nghiệp đạt được trong q trình sử dụng vốn. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển thì hiệu quả
sử dụng vốn khơng chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tếmà được hiểu rộng hơn, thể hiện hên hai mặt là: hiệu
quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Về hiệu quả kinh tế:vốn phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất
kinh doanh, nói lên sức sản xuất, sức sinh lợi của các yếu tố doanh nghiệp. Nó phản ánh mối quan hệ
giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu được. Hiệu quả cao khi thu nhập thu được lớn hơn chi phí và tỷ suất
lợi nhuận lớn hơn chi phí huy động trên thị trường. Nếu tỷ lệ sinh lợi vốn đầu tư cao hơn lãi suất huy
động thì hoạt động sử dụng vốn được coi là có hiệu quả, số chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng
cao. Về hiệu quả xã hội: vốn phản ánh bằng sự đóng góp trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã
hội như việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ trong tồn xã hội, nâng cao văn
minh, văn hóa trong tiêu dùng của nhân dân, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,
tạo nguồn thu nhập cho ngân sách Nhà nước…
Hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề phức tạp có liên quan đến tất cả các yếu tố của quá trình
sản xuất kinh doanh (đối tượng lao động, tư liệu lao động) nên doanh nghiệp chỉ có thể nâng cao hiệu
quả trên cơ sở sử dụng các yếu tố cơ bản của q trình này có hiệu quả. Trước đây, trong cơ chế bao
cấp, chi phí và doanh thu do nhà nước ấn định là chủ yếu. Quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp dựa
trên nguyên tắc lãi nhà nước thu, lỗ nhà nước bù, vì vậy doanh nghiệp khơng thể và khơng cần thiết
phải phát huy tính sáng tạo, chủ động của mình trong sản xuất kinh doanh. Đa số các doanh nghiệp lãi
giả lỗ thật, nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu
quả vẫn được nhà nước bù lỗ để duy trì.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường thì điều đó khơng cịn phù hợp nữa, đặc biệt từ khi Việt
Nam gia nhập WTO năm 2007, và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới
hiện nay, cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong nước với
nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài, nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện cơ bản để một
doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của nền sản xuất nói chung
và đặc biệt với các doanh nghiệp phân phối thương mại nói riêng, vì những lý do sau: Thứ nhất, vốn là
nguồn lực đầu vào quan trọng nhất đối các doanh nghiệp phân phối thương mại mang bản chất phi sản
xuất vật chất. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn gắn liền với việc doanh nghiệp đạt được mục tiêu hàng đầu
và quan trọng nhất về tối đa hóa lợi nhuận, qua đó giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn để phục
vụ hoạt động kinh doanh. Thứ hai, sử dụng vốn hiệu quả đảm bảo khả năng an toàn về tài chính, đảm
728
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020
bảo khả năng thanh toán và khắc phục rủi ro trong kinh doanh. Thứ ba, sử dụng vốn hiệu quả giúp
nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp, tạo điều kiện hiện đại hóa cơng nghệ, nâng cao trình độ
của người lao động, tăng cao năng lực sản xuất, từ đó doanh nghiệp mở rộng quy mô cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu. Thứ tư, sử dụng vốn hiệu quả góp phần nâng cao vị thế, uy tín của doanh nghiệp trên thị
trường, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Thứ năm, sử
dụng vốn hiệu quả giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, tạo được
lợi thế trong cạnh tranh, là điều kiện quan trọng để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Thứ sáu, sử dụng vốn hiệu quả sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, làcơ sở để tăng thu nhập, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Thứ bảy, sử dụng vốn hiệu quả góp phần kéo
dài thời gian sử dụng hữu ích của tài sản và tạo ra hiệu qủa kinh tế cao, đem lại sự tăng trưởng ổn định,
bền vững cho nền kinh tế. Thứ tám, sử dụng vốn hiệu quả tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia tốt
các chính sách xã hội, đóng góp vào các chương trình vì lợi ích cộng đồng, góp phần vào xây dựng
phát triển nền kinh tế của đất nước.
2.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp phân phối thương mại:
Với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp phân phối thương mại nói riêng, số vốn tự có
hay vốn vay, vốn điều lệ đều không phải là số vốn cho không, không phải trả lãi mà đều phải hoặc là
trả cổ tức, hoặc là nộp thuế vốn và hạch toán bảo tồn vốn. Do đó, nếu cơng tác quản trị và điều hành
khơng tốt thì doanh nghiệp phải phát hành thêm cổ phiếu để kêu gọi vốn đầu tư, đi vay các tổ chức tín
dụng hoặc thậm chí rơi vào tính trạng thiếu vốn trầm trọng đến chỗ phá sản. Để đánh giá chính xác
hơn hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp phân phối thương mại, có thể dựa vào ba nhóm chỉ tiêu đo
lường quan trọng, gồm (Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào, 2004; Ross và Jordan, 2018; Brealey và cộng
sự, 2019):
Thứ nhất, nhóm các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp:
- Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp cho biết bình quân một đồng vốn tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất hoặc doanh thu hay lợi
nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của bộ phận sản xuất càng cao
và ngược lại:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Hiệu quả sử dụng
=
toàn bộ vốn
Tổng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận của toàn bộ vốn (ROI) là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn.
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận.
ROI (%)
=
Tổng lợi nhuận sau thuế
Tổng vốn kinh doanh bình qn trong kỳ
Thứ hai, nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định:
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định là chỉ tiêu phản ánh 1 đồng vốn cố định bình quân của doanh
nghiệp tham gia vào quá trình SXKD thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này
càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Hiệu quả sử dụng
vốn cố định
=
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Vốncố định bình quân
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định (%) phản ánh 1 đồng vốn cố định bình quân của doanh nghiệp
trong kỳ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
729
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020
Tỷ suất lợi nhuận
vốn cố định (%)
=
Tổng lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định bình quân
Thứ ba, nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh 1 đồng vốn lưu động bình quân của
doanh nghiệp trong kỳ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu thuần. Số doanh thu được tạo ra trên một đồng vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng
vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Hiệu quả sử dụng
vốn lưu động
=
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Vốnlưu động bình quân
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động (%)cho biết cứ một đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ
tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận
vốn lưu động (%)
=
Tổng lợi nhuận sau thuế
Vốnlưu động bình qn
Ngồi ra, cịn có một số chỉ tiêu khác như: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động (gồm Số vòng
quay của vốn lưu động trong kỳ, và Số ngày luân chuyển vốn lưu động trong kỳ); Vòng quay các
khoản phải thu đo lường mức độ đầu tư vào các khoản phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần
thiết cho doanh nghiệp; Kỳ thu tiền bình quân cho biết khoảng thời gian trung bình từ khi doanh
nghiệp xuất hàng đến khi doanh nghiệp thu được tiền về…
3. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo tính khách quan, cấp thiết cũng như giá trị thực tiễn của nghiên cứu, xun suốt q
trình thực hiện, tác giả ln tôn trọng tuyệt đối những phương pháp nghiên cứu cũng như trình bày các
kết quả nghiên cứu khoa học thơng qua các bước: Lựa chọn đề tài; lên kế hoạch thực hiện; thu thập số
liệu và xử lý thông tin; phỏng vấn; viết báo cáo kết quả nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng hai phương pháp
nghiên cứu khoa học chính là: Nghiên cứu và phân tích tài liệu để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp thương mại trên sàn chứng khoán. Lựa chọn này cho phép tác giả thiếp cận với các thơng
tin tài chính sẵn có và minh bạch của cá cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn tại Việt Nam.
Trong q trình thực hiện bài viết, tác giả đã cố gắng thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác
nhau như: các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo, tham
khảo các tài liệu của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, các đề tài nghiên cứu về chủ đề. Đặc
biệt, việc sử dụng các số liệu tài chính của các doanh nghiệp phân phối thương mại trên thị trường
chứng khoán TP.HCM (HOSE), sàn Hà Nội (HNX) và UPCOM, đã giúp tác giả rút ra các đặc điểm về
vốn của các doanh nghiệp này để từ đó có thể phân tích và xử lý các thông tin liên quan đến hiệu quả
sử dụng vốn như: hiệu quả sử dụng vốn cố định, tỷ suất lợi nhuận của vốn cố định, hiệu quả sử dụng
vốn lưu động, tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động, vịng quay vốn lưu động... Thơng qua đó, góp phần
đưa ra bức tranh thực trạng sử dụng vốn đầu tư của các doanh nghiệp phân phối thương mại niêm yết
trên sàn chứng khốn Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả quả vốn
đầu tư của các doanh nghiệp này, góp phần giải đáp những vướng mắc, lúng túng của nhiều nhà đầu tư
chứng khoán trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang diễn biến phức tạp do chịu tác
động mạnh mẽ của suy thoái kinh tế thế giới.
Cuối cùng, mẫu nghiên cứu gồm 61 doanh nghiệp bán lẻ và bán bn niêm yết trên sàn chứng
khốn Việt Nam, cụ thể như sau:
730
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020
Bảng 1: Mẫu nghiên cứu
Loại hình
Bán lẻ
Bán buôn
Tổng
HNX
7
19
26
HoSE
11
22
33
UPCoM
2
2
Tổng số
18
43
61
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin dữ liệu, tác giả đã sử dụng các biện pháp tổng hợp, lựa
chọn phân tích thơng tin định tính bằng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia phân tích chứng
khoán. Dữ liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn.
Các thơng tin định tính thu thập được qua nghiên cứu tài liệu đã hỗ trợ cho việc nêu lên bản chất của
vấn đề, đồng thời đưa ra những phân tích về đặc điểm, thực trạng sử dụng vốn của các doanh nghiệp
phân phối thương mại niêm yết trên sàn chứng khốn Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành
phỏng vấn các lãnh đạo của một số doanh nghiệp phân phối thương mại, chuyên gia kinh tế về các vấn
đề xoay quanh thực trạng sử dụng vốn đầu tư. Thông tin định lượng thu thập được qua các số liệu
thống kê và phỏng vấn thực tế là cơ sở để tác giả đưa ra những minh chứng cụ thể về mức độ sử dụng
vốn hiệu quả, từ đó hỗ trợ tìm ra các kiến nghị, giải pháp quản lý nhà nước, góp phần tháo gỡ những
khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp phân phối thương mại trên sàn chứng khốn.
4. Kết quả nghiên cứu
Qua phân tích các số liệu từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phân phối thương mại
được niêm yết trên sàn chứng khốn Việt Nam có thể thấy được phần nào thực trạng hiệu quả sử dụng
vốn trong các doanh nghiệp này:
Bảng 2: Các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn
Chỉ số
Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn
Tỷ suất lợi nhuận của toàn bộ vốn - ROI (%)
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận của vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân
Giá trị Trung bình
2,07
4,41
72,10
1,22
19,02
0,42
19,02
38,07
109
Độ lệch chuẩn
1,69
0,08
198,71
3,55
34,44
0,62
34,44
154,25
162
Nguồn: Báo cáo tài chính các doanh nghiệp 2018
Thứ nhất, về hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp: Nguồn vốn của mỗi cơng ty
được hình thành từ hai nguồn là vốn vay và vốn chủ sỡ hữu, trong đó vốn chủ sỡ hữu tuy có biến động
nhưng mức độ không nhiều và vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Nguồn vốn
chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có
mức vốn chủ sỡ hữu cao sẽ chủ động về năng lực hoạt động của mình, khơng bị phụ thuộc vào các đối
tác bên ngoài cũng như áp lực nhiều từ việc sử dụng nợ. Với chỉ số hiệu quả sử dụng vốn là 2,07 hiệu
quả sử dụng toàn bộ vốn chỉ ở mức khá. Trong đó, nổi bật là các doanh nghiệp có mã số chứng khốn
như:CMV (5,82),COM (6,55), TMX (8,75), TMC (5,66)… có chỉ số hiệu quả sử dụng tồn bộ vốn
cao; nhưng vẫn có những doanh nghiệp như: UNI (0,20), CMC (0,15), CNT (0,45), VID (0,15)… có
chỉ số rất thấp. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận của toàn bộ vốn (ROI), tức chỉ tiêu đo lường mức độ
sinh lời của đồng vốn dao động trung bình ở mức 4,41%, phản ánh mức độ sinh lời chưa cao của đồng
vốn của các doanh nghiệp phân phối thương mại được niêm yết trên sàn chứng khốn Việt Nam nói
chung. Như vậy, qua việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của các doanh nghiệp này, ta nhận
731
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020
thấy, cơ cấu nguồn vốn và tài sản của các công ty tăng trưởng ở mức thấp, điều này hoạt động kinh
doanh của các công ty vẫn chưa thực sự phát huy hết năng lực của mình.
Thứ hai, về thực trạng sử dụng vốn cố định: Vốn cố định là một phần của vốn kinh doanh để
tạo nên nguồn vốn của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn cố định hợp lý có vai trị quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh, nó cho phép giảm tỷ suất chi phí lưu thơng và tăng doanh lợi kinh
doanh của doanh nghiệp. Qua số liệu, có thể thấy trung bình, hiệu quả sử dụng vốn cố định của các
doanh nghiệp phân phối thương mại trên sàn chứng khoán Việt Nam là 72,1; tỷ suất lợi nhuận vốn cố
định là 1,22. Các doanh nghiệp sử dụng vốn cố định hiệu quả có thể kể đến: BSC (76.69); HTC
(58,82); TMX (343,27), PSD (1171,44)… Thực tế cho thấy, đây là các công ty không ngừng cải tiến,
đổi mới tài sản cố định đưa vào phục vụ quá trình hoạt động kinh doanh của mình nhằm ngày càng sử
dụng vốn cố định tốt hơn, mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
Thứ ba, về thực trạng sử dụng vốn lưu động: Với tính chất là ngành nghề trung gian phân phối
hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng, nguồn tài trợ cho hoạt hoạt động thương mại, dịch vụ của các
doanh nghiệp phân phối thương mại thường rất được chú trọng. Do đó, nguồn vốn lưu động của cơng ty
chiếm tỷ trọng không hề nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp. Số liệu cho thấy, cơ cấu
vốn lưu động của các doanh nghiệp phân phối thương mại vẫn có dấu hiệu khả quan, dù rằng chưa thực
sự đt được những con số ấn tượng. Cụ thể, chỉ số trung bình hiệu quả sử dụng vốn lưu động là 19,2; tỷ
suất lợi nhuận vốn lưu động là 0,42… Các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả vốn lưu động có thể kể đến:
SMC (66,61); THS (37,72); VMD (68,27), VTV (49,24)… Trên thực tế, vốn lưu động tăng lên chủ yếu
từ sự tăng lên của các khoản mục tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho và các khoản phải thu của
doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp này, việc tổ chức, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ giúp đảm
bảo an tồn tài chính cho cơng ty, củng cố sự tồn tại và phát triển của công ty. Việc sử dụng vốn lưu
động hiệu quả sẽ giúp huy động được các nguồn tài trợ khác một cách dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận
lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khắc phục được một số rủi ro nhất định.
Thứ tư, vì sao hiệu quả sử dụng vốn cố định của một số công ty phân phối thương mại
nhưCMV, COM, TMX, TMC… có dấu hiệu tăng trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động?
Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản cố định nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, đây là hệ
quả dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tăng. Điều này cho thấy, lĩnh vực hoạt động
thương mại của các công ty này (như kinh doanh xăng dầu, vận tải hàng hóa, xuất nhập khẩu…) ngày
càng được mở rộng và họ cũng tự chủ hơn về khả năng tài chính của mình. Theo các chuyên gia, để
đạt được những thành quả này, các ban quản trị cơng ty cần phải tìm hiểu và tiến hành quản lý chặt chẽ
hơn sử dụng vốn lưu động của cơng ty mình, nhằm đảm bảo hiệu suất sử dụng có xu hướng tăng
trưởng tốt lên. Bên cạnh đó, với các doanh nghiệp có tỷsuất lợi nhuận vốn lưu động tăng ởmức khá cao
như SMC, THS, VMD, VTV… cho thấy những dấu hiệu đáng mừng về hiệu quả sử dụng vốn lưu
động và đặc biệt, tạo nền tảng hứa hẹn một mức lợi nhuận tốt cho doanh nghiệp trong những năm tiếp
theo. Vốn đóng vai trị to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó có thể gây ra những
tác động tiêu cực nếu công ty không biết quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, qua
phân tích, ta nhận thấy các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty phân phối
thương mại trên sàn chứng khoán phần lớn đều dương đã chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh khá
hiệu quả của lĩnh vực này.
Thứ năm, trong bố cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới sâu rộng, các doanh nghiệp phân
phối thương mại Việt Nam đã không ngừng mạnh tiêu thụ mạng lưới thương mại của mình trong nước
và mở rộng phạm vi ra ngồi quốc tế, chính vì vậy, chính sách huy động và sử dụng nguồn vốn đã có
nhiều thay đổi linh hoạt nhằm có thêm nguồn vốn mở rộng kinh doanh và đảm bảo để nguồn tài trợ
cho vốn lưu động và cố định của công ty luôn được thường xuyên và liên tục. Một số biện pháp được
các doanh nghiệp có chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cao áp dụng có thể kể đến: bổ sung bằng vốn chủ để
giữ vững năng lực tự chủ tài chính của mình (bổ sung bằng cả lợi nhuận để lại và các cổ đơng đóng
góp thêm); vay thêm ngân hàng để tận dùng địn bẩy tài chính trong kinh doanh, cũng như tạo ra tính
linh hoạt hơn cho đồng vốn của cơng ty mình… Mặt khác, do điều kiện khó khăn chung của nền kinh
732
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020
tế, một số doanh nghiệp còn thực hiện phương thức bán chịu, điều này đã giúp cho họ có thêm nhiều
bạn hàng, mở rộng được mạng lưới kinh doanh. Đặc biệt với các sản phẩm máy móc cơng nghệ là chủ
yếu, việc giải phóng được hàng tồn kho, ứ đọng để nhập về những thiết bị tiên tiến đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng là một trong những chiến lược kinh doanh mang tính chiến lược của
một số doanh nghiệp phân phối. Điều này giúp các công ty luôn đáp ứng đủ các khoản nợ đến hạn
cũng như thanh toán nhanh tiền hàng cho người bán, góp phần giữ được chữ tín tốt với bạn hàng cũng
như ngân hàng.
Thứ sáu, song song với những thành tựu mà nhiều doanh nghiệp phân phối được niêm yết trên
sàn chứng khoán Việt Nam đạt được ở trên thì hiệu quả sử dụng vốn của các cơng ty vẫn còn những
hạn chế sau:
- Sự gia tăng liên tục với tốc độcao của các khoản phải thu làm đau đầu các nhà quản trị trong
công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty. Các khoản phải thu tăng lên trong đó chủ yếu là các
khoản phải thu của khách hàng mà thời gian chiếm dụng vốn khá dài. Nguyên nhân là do phần lớn các
công ty mới chú trọng đến tiêu thụ và tìm kiếm bạn hàng mà chưa chú trọng đến việc thẩm định khả
năng trả nợ của khách hàng. Hơn nữa, hệ thống ngân hàng Việt Nam tuy đã phát triển hơn trước nhưng
vẫn còn yếu kém so với hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới. Việc thanh toán của người Việt
hầu như vẫn bằng tiền mặt, khơng quen thanh tốn bằng các hình thức khác như: chuyển khoản, thẻ tín
dụng... Điều này gây khó khăn trong việc nắm bắt tình hình tài chính của khách hàng. Khi khách hàng
ký kết hợp đồng với cơng ty cần có các chỉ tiêu về tài chính của khách hàng nhưng độ chính xác
củaliệu số liệu trên báo cáo tài chính cịn hạn chế, khiếnvấn đề xảy ra nợ quá hạn hay nợ khó địi là
điều khó tránh khỏi đối với nhiều cơng ty.
- Hàng tồn kho tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao. Điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn tại
công ty, lãng phí vốn, làm cho cơng ty gặp nhiều khó khăn trong cơng tác quản trị vốn của mình.
- Do doanh nghiệp áp dụng hình thức khấu hao theo đường thẳng, do đó giá trị tài sản cố định
đã được khấu hao hết nhưng lượng tài sản này lại chưa được đầu tư mới hoặc chỉ đầu tư khi máy móc
đó khơng cịn sử dụng được, hiệu quả kém. Thực tế, nhiều công ty đã chưa thực sự chú trọng đến đầu
tư tài sản cố định của mình nên chất lượng, sản phẩm của công ty chưa được như mong muốn, chưa
phát huy hết khả năng sẵn có của mình, gây khó khăn trong cạnh tranh với các các doanh nghiệp khác
cùng ngành. Việc chưa chú trọng đầu tư vào thiết bị, máy móc mới sẽ làm cho cơng ty khó khăn hơn
trong sản phẩm cạnh tranh của mình.
- Việc bố trí cơ cấu vốn của doanh nghiệp được xem là phù hợp với ngành nghề kinh doanh.
Nhưng vấn đề khơng hợp lý ở đây chính là vấn đề phân bổ cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp đem nguồn vốn dài hạn của mình đi đầu tư vào nguồn vốn lưu động mà hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của công ty chưa thật sự cao mà lại cịn có xu hướng khơng ổn định. Trong khi đó, nguồn
vốn cố định cần đầu tư nâng cấp thì cơng ty chưa thật sự chú trọng.
- Trình độ cán bộ quản lý của nhiều doanh nghiệp phân phối nhìn chung vẫn cịn nhiều hạn chế.
Chi phí quản lý của doanh nghiệp còn quá cao làm giá thành sản phẩm của cơng ty cao lên, khó khăn
trong lĩnh vực cạnh tranh. Điều này địi hỏi cơng ty phải chú trọng hơn nữa nhằm quản lý tốt các chi
phí đã bỏ ra cho kinh doanh của mình.
- Do tình trạng thiếu vốn, nhiều công ty phải đi vay ngân hàng để tài trợ cho kinh doanh của
mình, bao gồm cả vay ngắn hạn và vay dài hạn. Việc đi vay ngân hàng khiến công ty phải mất một
khoản tiền lãi khá lớn, nó làm giảm lợi nhuận của cơng ty làm cho cơng ty ít có cơ hội đầu tư vào các
lĩnh vực kinh doanh khác.
- Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cịn cónhiều bất lợi và hạn chế... Kết quả là từ khi gia
nhập WTO, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, thị trường trong nước của nhiều cơng ty đang bị chiếm
với tốc độ chóng mặt.
733
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020
- Bên cạnh đó, cịn nhiều nguyên nhân khác nữa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp như: Hành lang pháp lý của đất nước, định hướng phát triển kinh tế đất
nước và nhiều nhân tố khác.
5. Giải pháp
Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp phân phối thương mại
được niêm yết trên sàn chứng khốn Việt Nam có thể giúp chúng ta phần nào nhận ra những hạn chế,
tồn tại trong công tác sử dụng vốn cần phải khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn
trong thời gian tới:
Thứ nhất, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp phân phối thương
mại:
- Tiến hành nâng cấp và đổi mới tài sản cố định: Đối với các doanh nghiệp việc mua sắm tài
sản cố định đúng phương hướng, đúng mục đích có ý nghĩa to lớn và cực kỳ quan trọng để nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Điều đó giúp cho việc tính
khấu hao của cơng ty được chính xác hơn và giảm được hao mịn vơ hình. Nếu cơng ty khơng chủ
động đầu tư để đổi mới máy móc, thiết bị thì chắc chắn sẽ bị thua kém trong cạnh tranh.
- Quản lý chặt chẽ tài sản cố định bằng các hình thức như: Tiến hành mở sổ kế tốn theo dõi
chính xác tồn bộ tài sản cố địnhhiện có; Tiến hành kiểm kê lại tài sản cố định theo đúng định kỳ và
khi kết thúc năm tài chính; Tiến hành phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận trong nội bộ
công ty, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn đồng thời kiểm kê, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố
định trong năm; Thực hiện đánh giá lại tài sản vào cuối mỗi kỳ hoặc niên độ kế toán.
Thứ hai, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp:
- Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu: Các khoản phải thu có tác dụng làm tăng doanh thu bán
hàng, chi phí tồn kho giảm, tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả song nó cũng làm tăng chi phí
địi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Cần thống nhất việc không chấp
nhận bán chịu với mọi giá để giải phóng hàng tồn kho mà trước khi quyết định bán chịu hay khơng
cơng ty nên phân tích khả năng tín dụng của khách hàng và đánh giá khoản tín dụng được đề nghị. Để
làm được điều này, doanh nghiệp phải xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu tín dụng như: phẩm
chất, tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, vốn của khách hàng, tài sản thế chấp, điều kiện của khách hàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách sắp xếp chúng theo độ
dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết các khoản phải thu khi đến hạn, theo dõi kỳ thu
tiền bình qn … để có biện pháp kịp thời để giải quyết. Ngoài ra, nên áp dụng biện pháp tài chính
thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm
quá thời hạn thanh toán.
- Quản lý chặt hơn nữa hàng tồn kho: cần giải phóng bớt hàng tồn kho bằng cách điều chuyển
hàng hóa cũng như nguyên vật liệu ứ đọng, cố gắng đưa vào sử dụng hết các nguyên vật liệu cũ ở các
xưởng, tạm ngưng nhập và dự trữ các nguyên vật liệu đang còn dư thừa, tiến hành bán với giá thấp hơn
giá hiện tại trên thị trường nhưng phải đảm bảo hoà vốn để thu hồi vốn nhằm tái đầu tư sang lĩnh vực
kinh doanh khác.
Thứ ba, chú trọng tìm kiếm thị trường ổn định, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm: Biện pháp tốt nhất
để tăng số lượng, doanh số bán hàng trong cả hiện tại và tương lai, tạo điều kiện cho việc định hướng
đầu tư là tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị
trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả:
- Tăng cường cơng tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, Marketing, nắm bắt những yêu cầu của
khách hàng về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời
những mặt tồn tại, hạn chế của sản phẩm, phát huy những thế mạnh hiện có.
734
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020
- Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu lớn và sử dụng có tính chất thường xuyên, lâu dài để ký kết
các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ tạo cho công ty một thị trường lâu dài ổn định.
- Giải quyết mọi yêu cầu của khách hàng như: đáp ứng phương tiệnvận chuyển ở mọi điều kiện
giao thơng, nhiều phương thức thanh tốn nhằm thúc đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm nhanh.
- Xây dựng và mởrộng hệthống dịch vụ ởnhững thị trường đang cónhu cầu thông qua hệ thống
tổ chức công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng.
- Thực hiện phương châm khách hàng là thượng đế, áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều
kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên hay có
khoảng cách vận chuyển xa.
Thứ tư, cần rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt, bao gồm việc giảm thời gian thu hồi các
khoản phải thu, giảm thời gian vận động của hàng tồn kho, tăng thời gian chậm trả các khoản phải trả.
Bên cạnh đó, cần kéo dài thời gian chậm trả để có thể chiếm dụng được số vốn trong ngắn hạn để bổ
sung vào vốn lưu động của mình mà doanh nghiệp khơng phải trả chi phí; giảm chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp góp phần làm gia tăng lợi nhuận; phịng ngừa những rủi ro có thể xảy ra
bằng việc mua bảo hiểm hàng hóa đối với những hàng hóa đang đi đường cũng như hàng hóa nằm
trong kho, trích lập quỹ dự phịng tài chính,…
Thứ năm, đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:
- Cầnhoàn thiện hệthống pháp luật để đảm bảo hành lang pháp lý và mơi trường kinh doanh
bình đẳng, thuận tiện cho các doanh nghiệp nói chung, và đối với các doanh nghiệp phân phối thương
mại nói riêng.
- Hồn thiện cơ chế tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng một thị trường tài
chính, thị trường vốn ổn định. Thơng qua hệ thống các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng,
các cơng ty tài chính, các quỹ đầu tư… để hòa nhập thị trường vốn trong nước với khu vực, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp có thể tự động huy động vốn thơng qua các hình thức phát hành trái phiếu,
cổ phiếu, góp vốn liên doanh để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu kỹ lưỡng để điều chỉnh các chính sách ngoại thương như thuế xuất nhập khẩu,
chính sách bảo hộ, tỷ giá… phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nhà nước cần có
biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao nhận thức và chuyên môn của cán bộ, công nhân viên
cho các doanh nghiệp, đảm bảo nguồn nhân lực thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh dài hạn của
các doanh nghiệp.
6. Kết luận
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang trải qua giai đoạn suy thoái và thị trường chứng
khoán Việt Nam cũng bị tác động mạnh mẽ, các doanh nghiệp phân phối thương mại đang bị bủa vây
bởi muôn vàn khó khăn, đặc biệt là về vốn. Vốn là yếu tố sản xuất đầu tiên của mỗi doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu và nhiệm vụ trung tâm của cơng tác quản lý tài chính ở
mỗi doanh nghiệp. Việc hình thành một cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng tiết kiệm và đẩy nhanh tốc độ luân
chuyển của vốn góp phần gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở mỗi doanh
nghiệp. Vốn khơng chỉ đảm bảo cho q trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, giúp doanh
nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế phát triển theo
xu hướng tồn cầu hóa, hội nhập, mà vốn cịn là một trong những điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm
năng hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn hàng hóa, mở rộng, phát triển trên thị trường, mở
rộng lưu thơng và tiêu thụ hàng hóa…, là chất keo dính kết q trình và quan hệ kinh tế, là dầu bôi
trơn cho cỗ máy kinh tế hoạt động. Vốn còn là một trong những cơ sở quan trọng để đảm bảo sự tồn tại
tư cách pháp nhân, cũng như để doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tái
sản xuất mở rộng kinh doanh của mình.
735
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020
Qua nghiên cứu lý luận trên cơ sở phân tích các số liệu từ báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp phân phối thương mại được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả đã hệ
thống hóa những lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp phân phối thương
mại. Đồng thời, đánh giá thực trạngsử dụng vốn của các doanh nghiệp này, từ đó rút ra hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp phân phối thương mại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Báo cáo Tài chính của các Doanh nghiệp phân phối thương mại được niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
2.
Begg David, Fischer Stanley, Dornbusch Rudiger (2008), Economics, McGraw-Hill Contemporary; 9th
edition.
3.
Brealey Richard, Myers Stewart, Allen Franklin (2019), Principles of Corporate Finance, McGraw-Hill
Education; 13 edition.
4.
Chính Phủ (2018), Nghị định Số 09/2018/NĐ-CP: Quy định chi tiết luật thương mại và luật quản lý ngoại
thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà
đầu tư nước ngồi, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam.
5.
Dent, J. (2011), Distribution Channels: Understanding and Managing Channels to Market, Kogan Page,
2011.
6.
Hasebroek Johannes (1965), Trade and Politics in Ancient Greece, Biblo & Tannen Publishers.
7.
Kotler Philip, Keller Kevin Lane, Brady Mairead, Goodman Malcolm, Hansen Torben (2009), Marketing
management, 1st European Edition ed. Harlow: Person Prentice Hall.
8.
Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2004), Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
9.
Ross Stephen, Jordan Bradford (2018), Fundamentals of Corporate Finance, McGraw Hill; 12th edition
edition.
10. Samuelson Paul A. (1955), Economics: An Introductory Analysis, McGraw-Hill Book Company, Inc.; 3rd
edition.
736