Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Bài giảng Sinh lý bệnh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 100 trang )

Bài mở đầu
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN BỆNH LÝ
HỌC THÚ Y HAY SINH LÝ BỆNH THÚ Y
1. ĐỊNH NGHĨA MÔN HỌC
Sinh lý bệnh (PHthophysiology) theo nghĩa tổng quát nhất là môn học về
những thay đổi chức năng của cơ thể, cơ quan, mô và tế bào khi chúng bị bệnh.
Sinh lý bệnh học là một môn khoa học nghiên cứu những hoạt động của sự sống
trong cơ thể bệnh, cụ thể là nghiên cứu những biến đổi bệnh lý về cơ năng các cơ
quan, hệ thống và mô bào, đồng thời nghiên cứu những nguyên nhân, điều kiện gây
bệnh và tìm ra quy luật chung của sự phát sinh, phát triển và kết thúc của quá trình
bệnh lý.
Môn sinh lý gia súc nghiên cứu tất cả cơ năng, hệ thống trong cơ thể gia súc
(động vật) bình thường và tìm ra được quy luật nhất định, cũng như vậy trên cơ thể
bệnh chúng ta cũng nghiên cứu tuần tự và so sánh lại với quy luật bình thường để
thấy được những thay đổi như thế nào và từ đó rút ra kết luận với từng trường hợp.
Chính vì vậy người ta thấy mỗi một bệnh có một quy luật riêng và nó cũng có
những biểu hiện bệnh lý chung.
Ví dụ: Trong tất cả các loại nhiễm khuẩn chúng ta đều thấy các quá trình
bệnh lý như viêm, sốt, khi kiểm tra máu thấy bạch cầu tăng và đó là những quy luật
chung. Trong khi đó ở bệnh dịch tả lợn chúng ta thấy cơ thể lợn sốt, viêm nhưng
bạch cầu hạ; bệnh lao phổi chúng ta lại thấy cơ thể vật bệnh sốt liên miên, thường
hay sốt vào buổi chiều, ra mồi hơi nhiều và đó là những quy luật riêng.
Những quy luật riêng tạo nên những biến đổi trên cơ quan, tổ chức gọi là
quá trình bệnh lý điển hình và các quá trình này tạo nên bệnh tích điển hình.
Từ những quy luật đó khái quát lại và nêu lên quy luật hoạt động của từng
bệnh, tạo cơ sở lý luận cho các môn học lâm sàng tìm biện pháp khống chế.
2. NỘI DUNG MƠN HỌC
Nội dung của môn sinh lý bệnh học được chia làm ba chương:
Chương 1 : Các khái niệm và quy luật chung về bệnh
Bao gồm: khái niệm về bệnh, nguyên nhân gây bệnh, sinh bệnh học, đặc
tính của cơ thể đối với sự phát bệnh (bệnh lý của quá trình miễn địch).


Chương 2: Sinh lý bệnh các quá trình bệnh lý chung
Bao gồm: rối loạn tuần hoàn cục bộ, rối loạn chuyển hóa các chất, viêm, rối
loạn điều hồ thân nhiệt, q trình bệnh lý của sự phát triển mơ bào.
Chương 3: Sinh lý bệnh các cơ quan, hệ thống
Nghiên cứu rối loạn chức năng của các cơ quan, hệ thống: hệ thống máu và
cơ quan tạo máu, hệ tuần hồn, hệ hơ hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và hệ thống thần
kinh.
Với những nội dung trên môn sinh lý bệnh học là môn học cơ sở của ngành
thú y, có liên quan chặt chẽ với nhiều mơn học khác như: sinh lý gia súc, sinh hóa

1


học, dược lý học, vi sinh vật học và các mơn lâm sàng thú y như: bệnh nội khoa,
chẩn đốn bệnh, bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh sản khoa...
Đặc biệt sinh lý bệnh và giải phẫu bệnh là hai cấu thành của môn Bệnh lý
học, là hai môn học có cùng chung một đối tượng nghiên cứu nhưng sinh lý bệnh
chủ yếu nghiên cứu những biến đổi về cơ năng, cịn giải phẫu bệnh thì nghiên cứu
những biến đổi về hình thái trên cơ thể bệnh
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN SINH LÝ BỆNH THÚ Y
Phương pháp nghiên cứu của môn sinh lý bệnh học là phương pháp thực
nghiệm, một phương pháp rất khách quan và khoa học. Phương pháp này tiến hành
gây bệnh nhân tạo trên cơ thể động vật, sau đó quan sát tồn bộ q trình diễn biến
của bệnh, cuối cùng phân tích và rút ra quy luật chung của quá trình bệnh lý. Trong
phương pháp thực nghiệm, thường sử dụng hai phương pháp là phương pháp thực
nghiệm cấp tính hay cịn gọi là cấp diễn và phương pháp thực nghiệm mãn tính hay
cịn gọi là trường diễn.
3.1. Phương pháp thực nghiệm cấp tính (cấp diễn)
Phương pháp này thường phân tích các chức năng của các cơ quan riêng biệt,
có khi cơ lập ra khỏi cơ thể để nghiên cứu, tức là làm nhanh có kết quả ngay để có

thể nắm được các quy luật Người ta thường sử dụng phương pháp này trong một số
trường hợp chẩn đoán nhanh và dùng để giảng dạy cho sinh viên.
Ví dụ: Người ta thường cơ lập tim ếch hoặc cô lập một đoạn ruột để nghiên
cứu.
Ưu điểm: phương pháp này tương đối đơn giản, quan sát biến đổi về cơ
năng trong một thời gian ngắn.
Nhược điểm: Gây tổn thương trên cơ thể bệnh, kích thích từng cơ quan
riêng biệt một cách nhân tạo, thậm chí cịn tách rời một số cơ quan khỏi cơ thể hoặc
tiến hành nghiên cứu dưới điều kiện gây mê. Trong những điều kiện thực nghiệm
như vậy thì khơng thể biểu hiện được bản chất của bệnh một cách đầy đủ, kết quả
thu được không sát so với khi con vật hoạt động bình thường.
3.2. Phương pháp thực nghiệm mãn tính (trường diễn)
Phương pháp thực nghiệm mãn tính do Páp-lốp đề ra. Phương pháp này tiến
hành trên con vật sau khi đã được phẫu thuật và hoàn toàn hồi phục, cơ thể con vật
ở trạng thái tỉnh táo gần như bình thường.
Ví dụ: người ta làm một ống để hứng dịch vị dạ dầy, làm một ống để hứng
nước bọt.
Ưu điểm: Làm thí nghiệm trên con vật ở trạng thái bình thường nghiên cứu
được lâu dài, chính xác hơn, có thể rút ra những quy luật biến đổi ở cơ thể bệnh
một cách tồn diện trong suất q trình bệnh lý, tốn ít động vật thí nghiệm.
Nhược điểm: Chỉ áp dụng nghiên cứu trong một số trường hợp có thời gian
nghiên cứu lâu dài.
Nhưng người ta thường kết hợp cả hai phương pháp trên để nghiên cứu q
trình bệnh một cách tồn diện hơn.

2


Ngày nay có nhiều phương pháp nghiên cứu tiên tiến như: phương pháp nội
soi, hoặc phương pháp cắt lát bộ óc để xem có u não không, phương pháp dùng

máy siêu âm để kiểm tra hoạt động của thai... cũng được áp dụng trong nghiên cứu
sinh lý bệnh. Ngoài ra sinh lý bệnh học còn ứng dụng những thành tựu và phương
pháp mới nhất của khoa học như: miễn dịch học, sinh hóa học, phân tử học (ni
cấy đen, cắt đen) để nghiên cứu các quá trình bệnh lý.

3


Chương 1
CÁC KHÁI NIỆM VÀ QUY LUẬT CHUNG VỀ BỆNH

biến.

1. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
Kể từ thời nguyên thuỷ tới nay, qua bao ngàn năm, khái niệm về bệnh là bất

Điều đó khơng đúng mà nó thay đổi theo thời gian. Nói chung, sự thay đổi
này phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố:
Trình độ văn minh của xã hội đương thời.
Thế giới quan (bao gồm cả triết học) của mỗi thời đại.
Trong một xã hội, có thể đồng thời xuất hiện nhiều khái niệm về bệnh, kể cả
những khái niệm đối lập nhau. Đó là điều bình thường nói lên những quan điểm
học thuật khác nhau có thể cùng tồn tại trong khi chờ đợi sự ngã ngũ. Tuy nhiên,
trong lịch sử đã có những trường hợp quan điểm chính thống tìm cách đàn áp các
quan điểm khác.
Một quan niệm về bệnh bao giờ cũng chi phối chặt chẽ các ngun tắc chữa
bệnh, phịng bệnh. Do vậy nó có vai trò rất lớn trong thực tiễn.
1.1 Một số khái niệm trong lịch sử
1.1.1 Thời nguyên thuỷ
Người nguyên thuỷ khi biết tư duy cho rằng bệnh là sự trừng phạt của các

đấng siêu linh đối với con người và trần thế. Ở đây có sự lẫn lộn giữa bản chất của
bệnh với nguyên nhân gây ra bệnh (trả lời câu hỏi "bệnh là gì" cũng giống câu hỏi
"bệnh do đâu"). Khơng thể địi hỏi một quan niệm tích cực hơn khi trình độ con
người cịn q thấp kém, với thế giới quan coi bất cứ vật gì và hiện tượng nào cũng
có các lực lượng siêu linh can thiệp vào. Đáng chú ý là quan niệm này bước sang
thế kỷ 21 vẫn còn tồn tại ở những bộ tộc lạc hậu hoặc một số bộ phận dân cư trong
các xã hội văn minh. Với quan niệm như vậy thì người xưa chữa bệnh chủ yếu
bằng dùng lễ vật để cầu xin, có thể cầu xin trực tiếp, hoặc thơng qua những người
làm nghề mê tín dị đoan. Bao giờ cũng vậy, giá trị của vật lễ luôn luôn nhỏ hơn giá
trị của điều cầu xin. Tuy nhiên, trên thực tế người nguyên thuỷ đã bắt đầu biết dùng
thuốc, không phải chỉ phó mặc số phận cho thần linh.
1.1.2. Thời các nền văn minh cổ đại
Trước công nguyên nhiều ngàn năm, một số vùng trên thế giới đã đạt trình
độ văn minh rất cao so với mặt bằng chung. Ví dụ: Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã, Ai

4


Cập hay Ấn Độ. Trong xã hội hồi đó đã xuất hiện tơn giáo, tín ngưỡng, văn học
nghệ thuật, khoa học (gồm cả y học và triết học). Nền y học lúc đó ở một số nơi đã
đạt được những thành tựu lớn về y lý cũng như về phương pháp chữa bệnh và đã
đưa những quan niệm về bệnh của mình.
1.1.2.1. Trung Quốc cổ đại
Khoảng hai hay ba ngàn năm trước cơng ngun, y học chính thống Trung
Quốc chịu ảnh hưởng lớn của triết học đương thời cho rằng vạn vật được cấu tạo từ
năm nguyên tố (Ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) tồn tại dưới hai mặt đối lập
(âm và dương) trong quan hệ hỗ trợ hoặc át chế lẫn nhau (tương sinh hoặc tương
khắc).
Các nhà y học cổ đại Trung Quốc cho rằng bệnh là sự mất cân bằng âm
dương và sự rối loạn quan hệ tương sinh tương khắc của Ngũ hành trong cơ thể. Từ

đó ngun tắc chữa bệnh là điều chỉnh lại, kích thích mặt yếu (bổ), chế át mặt mạnh
(tả).
Trong thời kỳ này quan niệm về bệnh ở đây là duy vật, các thế lực siêu linh
bắt đầu bị loại trừ khỏi vai trò gây bệnh. Cố nhiên, đây mới chỉ là trình độ duy vật
hết sức thơ sơ (cho rằng vật chất chỉ gồm năm nguyên tố) và trong nhiều ngàn năm,
quan niệm này tỏ ra bất biến, không hề vận dụng được các thành tựu vĩ đại của các
ngành khoa học tự nhiên khác vào y học.
Y học Trung Quốc cổ đại khá phong phú và chặt chẽ, thực sự có vai trị
hướng dẫn cho thực hành, đồng thời có thể tự hào về tính biện chứng sâu sắc. Tuy
nhiên, trình độ biện chứng ở đây chỉ là rất chung chung, trừu tượng. Do vậy, y lý
chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết (do quan sát và suy luận mà có) chưa thể gọi là đạt
mức lý luận (dùng thực nghiệm kiểm tra và chứng minh mà có).
Học và y lý Trung Quốc cổ đại có những đóng góp rất lớn cho chẩn đoán và
chữa bệnh. ảnh hưởng của nó lan cả sang phương Tây, xâm nhập cả vào y lý của
một nền y học cổ ở châu âu. Người ta cho rằng chính lý thuyết về "bốn nguyên tố"
của Pythagore và "bốn chất dịch" của Hippocrat cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của y
lý Trung Quốc cổ đại.
Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, nền y học này đã có những
đóng góp hết sức to lớn, với vô số bài thuốc phong phú và công hiệu. Tuy nhiên,
cho đến khi chủ nghĩa tư bản châu âu bành trướng sang phương Đơng để tìm thuộc
địa đồng thời mang theo y học hiện đại sang châu Á - nó chỉ vẫn dừng ở mức y học
cổ truyền mà chưa hề có yếu tố hiện đại nào.
Nguyên nhân do chế độ phong kiến Trung Quốc tồn tại quá lâu, với quan
niệm "chết mà khơng tồn vẹn cơ thể" là điều hết sức đau khổ, nhục nhã cho cả
người chết và thân nhân họ. Do vậy, môn giải phẫu khơng thể ra đời. Các nhà y học
chỉ có thể dùng tưởng tượng và suy luận để mô tả cấu trúc cơ thể. Tiếp sau là một
chuỗi dài những suy luận và suy diễn, mặc dù ít nhiều có đối chiếu với quan sát
thực tiễn nhưng không sao tránh khỏi sai lầm (vì khơng có thực nghiệm chứng
minh). Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những quan sát trực tiếp bằng các giác quan (dù


5


rất tỉ mỉ) mà khơng có trang thiết bị hỗ trợ nên chỉ có thể dừng lại ở hiện tượng và
sau đó lại tiếp tục dùng suy luận để mong hiểu được bản chất.
1.1.2.2. Thời văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại
Muộn hơn ở Trung Quốc hàng ngàn năm. Y học cổ đại của nhiều nước châu
âu cũng chịu ảnh hưởng khá rõ của Trung Quốc, nổi bật nhất là ở Hy Lạp -La Mã
cổ đại. Gồm hai trường phái lớn:
Trường phái Pythagore (600 năm trước công nguyên): dựa vào triết học
đương thời cho rằng vạn vật do bốn nguyên tố tạo thành với bốn tính chất khác
nhau: thổ (khơ), khí (ẩm), hỏa (nóng), thuỷ (lạnh). Trong cơ thể, nếu bốn yếu tố đó
phù hợp về tỷ lệ, tính chất và sự cân bằng sẽ tạo ra sức khoẻ; nếu ngược lại, sẽ sinh
bệnh. Cách chữa bệnh cũng là điều chỉnh lại, bổ sung cái thiếu và yếu, loại bỏ cái
mạnh và thừa.
Trường phái Hippocrat (500 năm trước công nguyên): không chỉ thuần tuý
tiếp thu và vận dụng triết học như trường phái Pythagore mà tiến bộ và cụ thể hơn,
đã quan sát trực tiếp trên cơ thể sống. Hippocrat cho rằng cơ thể có bốn dịch, tồn
tại theo tỷ lệ riêng, có quan hệ cân bằng với nhau để tạo ra sức khoẻ, đó là:
Máu đỏ: do tim sản xuất, mang tính nóng; ơng nhận xét rằng khi cơ thể lâm
vào hồn cảnh nóng (sốt) thì tim đập nhanh và mặt, da đều đỏ bừng. Đó là do tim
tăng cường sản xuất máu đỏ.
Dịch nhầy: không màu, do não sản xuất, thể hiện tính lạnh; xuất phát từ
nhận xét khi cơ thể bị lạnh thì dịch mũi chảy ra rất nhiều, ngược lại khi niêm dịch
xuất tiết nhiều cũng là lúc cơ thể nhiễm lạnh.
Máu đen: do lách sản xuất, mang tính ẩm.
Mật vàng: do gan sản xuất, mang tính khơ.
Bệnh là sự mất cân bằng về tỷ lệ và quan hệ giữa bốn dịch đó. Lý thuyết của
Hippocrat có ảnh hưởng rất lớn đối với y học châu âu thời cổ đại. Bản thân
Hippocrat là nhà y học cổ truyền vĩ đại, có cơng lao tất lớn; đã tách y học khỏi ảnh

hưởng của tôn giáo, chủ trương chẩn đoán bằng phát hiện triệu chứng khách quan,
đề cao đạo đức y học.
Thời kỳ này quan niệm về bệnh khá duy vật và biện chứng, tuy còn thơ
thiển. Có thể nói đây là đặc điểm dễ đạt được khi lý thuyết cịn sơ sài, dừng lại ở
trình độ chung chung và trừu tượng. Tuy nhiên, những quan sát trực tiếp của
Hippocrat lại khá cụ thể như bốn chất dịch là có thật và cho phép kiểm chứng được.
Nhờ vậy, các thế hệ sau có điều kiện kiểm tra, sửa đổi và phát triển nó, nhất là khi
phương pháp thực nghiệm được áp dụng vào y học, đưa y học cổ truyền tiến lên
hiện đại. Chính vì vậy, Hippocrat được thừa nhận là ông tổ của y học nói chung cả
y học cổ truyền và hiện đại.
1.1.2.3. Các nền văn minh khác
Cổ Ai Cập: Dựa vào thuyết Pneuma (sinh khí) cho rằng khí đem lại sinh lực
cho cơ thể. Cơ thể phải thường xuyên hô hấp để đưa sinh khí vào. Bệnh là do hít
phải khí xấu khơng trong sạch. Từ đó, các nhà y học đề ra những nguyên tắc chữa
bệnh.

6


Cổ Ấn Độ: Y học chính thống chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học đạo Phật
cho rằng cuộc sống là một vòng luân hồi (gồm nhiều kiếp), mỗi kiếp trải qua bốn
giai đoạn: sinh, lão, bệnh, tử. Như vậy, bệnh là điều không thể tránh khỏi. Tuy
nhiên, các nhà y học cổ đại ấn Độ vẫn sáng tạo được rất nhiều phương thuốc công
hiệu để chữa bệnh. Đạo Phật cịn cho rằng con người có linh hồn vĩnh viễn tồn tại,
nếu nó cịn ngự trị trong thể xác tồn tại tạm thời là sống, đe doạ thoát khỏi xác là
bệnh, thoát hẳn khỏi thể xác là chết.
1.1.3. Thời kỳ Trung cổ
Châu âu thời kỳ Trung cổ (thế kỷ 4-12) được coi là "đêm dài" vì diễn ra suốt
8 thế kỷ dưới sự thống trị tàn bạo và hà khắc của nhà thờ, tôn giáo và chế độ phong
kiến. Nguyên nhân do sự cuồng tín vào những lý thuyết mang tính tơn giáo khiến

các giáo sĩ dựa vào cường quyền sẵn sàng đàn áp khốc liệt các ý kiến đối lập. Tuy
nhiên, nguyên nhân sâu xa hơn là tầng lớp giáo sĩ và phong kiến muốn bảo vệ lâu
đài đặc quyền thống trị của họ.
Các quan niệm tiến bộ bị đàn áp nếu trái với những tín điều trong kinh thánh,
khoa học lâm vào tình trạng trì trệ và thụt lùi. Các nhà khoa học tiến bộ bị khủng
bố.
Quan niệm chính thống về bệnh tỏ ra rất mê muội, khơng coi trọng chữa
bằng thuốc, thay bằng cầu xin, y lý phải tuân theo các giáo lý của nhà thờ, mỗi vị
thánh trấn giữ một bộ phận trong cơ thể, một số giáo sĩ cấm đọc sách thuốc...
Những nhà y học có quan điểm tiến bộ bị ngược đãi.
Tuy vậy, cuối thời Trung cổ vẫn lác đác có vài quan niệm duy vật nhưng rất
sơ sài, PHracelsus (1493-1541) cho rằng lưu huỳnh có vai trị biểu hiện sức mạnh
của linh hồn, trí tuệ, cịn thuỷ ngân và muối có vai trị trong duy trì sức mạnh thể
chất. Tuy vậy, các quan điểm này khơng được coi là chính thống nên ít ảnh hưởng
trong giới y học.
1.1.4. Thời kỳ Phục hưng
Thế kỷ 16-17, xã hội thoát khỏi thần quyền, văn học nghệ thuật và khoa học
phục hưng lại nở rộ với nhiều tên tuổi như Newton, Descarte, Toricelli, Vesali,
Harvey...
Giải phẫu học (Vesali, 1414-1564) và Sinh lý học (Harvey, 1578-1657) ra
đời đặt nền móng vững chắc để y học từ cổ truyền tiến vào thời kỳ hiện đại. Nhiều
thuyết tiến bộ về y học liên tiếp xuất hiện. Tính duy vật tuy cịn thơ sơ, tính biện
chứng vẫn cịn máy móc nhưng so với thời kỳ y học cổ truyền thì đã có những bước
tiến nhảy vọt về chất.
Thời kỳ này có đặc điểm là:
Mỗi thuyết đều cụ thể hơn trước, giảm mức độ trừu tượng, khiến có thể
dùng thực nghiệm kiểm tra dễ dàng để thừa nhận hoặc bác bỏ; đồng thời có tác
dụng giảm bớt tính nghệ thuật tăng thêm tính khoa học và tính chính xác trong
hành nghề của người thầy thuốc.
Các thuyết đều cố vận dụng các thành tựu mới nhất của các khoa học khác

như co học, lý học, hóa học, sinh học, sinh lý, giải phẫu. Ví dụ:

7


Thuyết cơ học (Descarte): Coi cơ thể như một cỗ máy, ví tim như cái máy
bơm, mạch máu là các ống dẫn; các xương như những đòn bẩy và hệ cơ như các
lực. Bệnh được ví như trục trặc của máy móc...
Thuyết hóa học (Sylvius, 1614-1672): coi bệnh tật là do sự thay đổi tỷ lệ các
hóa chất trong cơ thể, hoặc sự rối loạn của các phản ứng hóa học.
Thuyết lực sống (Stalil, 1660-1734): Các nhà sinh học hồi đó cho rằng các
sinh vật có những hoạt động sống và khơng bị thối rữa là nhờ trong chúng có cái
gọi là lực sống. Lực sống cũng chi phối sức khoẻ và bệnh tật của cơ thể bằng lượng
và chất của nó.
1.1.5. Thời kỳ thế kỷ 18 -19
Đây là thời kỳ phát triển của y học hiện đại với sự vững mạnh của hai môn
Giải phẫu học và Sinh lý học. Nhiều môn y học và sinh học đã ra đời. Ở các nước
phương Tây, y học cổ truyền hoàn toàn tiến sang thời y học hiện đại. Phương pháp
thực nghiệm từ vật lý học được ứng dụng một cách phổ biến và có hệ thống vào y
học đã mang lại rất nhiều thành tựu. Rất nhiều quan điểm về bệnh ra đời, với đặc
điểm nổi bật dựa trên những kết quả đã được thực nghiệm kiểm tra và khẳng định.
Một số quan niệm chủ yếu về bệnh trong thời kỳ này là:
Thuyết bệnh lý tế bào: Wirchow là người sáng lập môn Giải phẫu bệnh cho
rằng bệnh là do các tế bào bị tổn thương, hoặc các tế bào tuy lành mạnh nhưng thay
đổi về số lượng, vị trí và thời điểm xuất hiện.
Thuyết rối loạn hằng định nội môi: Claud Benard - nhà Sinh lý học thiên tài,
người sáng lập môn y học thực nghiệm, tiền thân của môn Sinh lý bệnh - đã đưa
thực nghiệm vào y học một cách hệ thống và sáng tạo, đã đề ra khái niệm "hằng
định nội môi" cho rằng bệnh xuất hiện khi có rối loạn cân bằng này trong cơ thể.
Muộn hơn, sang thế kỷ 19-20, Frend (1856-1939) và môn đệ cho rằng bệnh

là do rối loạn và mất cân bằng giữa ý thức, tiềm thức, bản năng. Môn đệ Páp-lốp đã
lạm dụng q mức các cơng trình của ơng thì cho rằng bệnh là kết quả của sự rối
loạn hoạt động phản xạ của thần kinh cao cấp. Các khái niệm này đã có đóng góp
nhất định trong một phạm vi nào đó, đồng thời cũng biểu hiện những thiên lệch
hiểu biết về bệnh.
1.1.6. Thời kỳ hiện đại (Thế kỷ 20)
Thế kỷ này là thời kỳ của điện tử, của các chất cao phân tử và cũng là thời
kỳ của sinh học. Một số ngành sinh học phát triển mạnh như: di truyền học, miễn
dịch học, sinh học phân tử... có ảnh hưởng lớn tới y học, do đó cũng có nhiều khái
niệm khác nhau về bệnh.
Riêng ở Nga, tiếp thu các cơng trình của các nhà khoa học như Sechenov,
Botkin, Páp-lốp đã đề ra học thuyết thần kinh của bệnh. Theo thuyết này nội môi và
ngoại cảnh là một khối thống nhất, trong đó hoạt động của thần kinh cao cấp đóng
vai trị quyết định đối với khả năng thích ứng của cơ thể (tức nội mơi) với những
thay đổi bên ngoài. Sự kết hợp chặt chẽ giữa vỏ não và những đoạn dưới của hệ
thần kinh, giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai của người, giữa thần kinh và

8


nội tiết có tác động điều hồ chính xác và kịp thời mọi hoạt động của cơ thể, đảm
bảo mối tương quan chính xác giữa nội mơi và ngoại cảnh. Bệnh tật là do rối loạn
hoạt động phản xạ của hệ thần kinh, rối loạn tương quan giữa các khu vực khác
nhau của hệ thần kinh. Páp-lốp chỉ rõ: "trong người bệnh có hai q trình tồn tại
song song: q trình bảo vệ sinh lý và quá trình huỷ hoại bệnh lý".
Qua các lý luận trên các nhà khoa học Nga đã nhìn nhận vấn đề bệnh tật một
cách tồn diện hơn. Tuy nhiên vẫn chưa giải thích một cách hoàn hảo khái niệm về
bệnh. Trong thời kỳ này, ngành hóa chất, nhất là sinh hóa phát triển mạnh mẽ,
người ta đã nhận thấy tính chất tương đối ổn định của các thành phần hóa học trong
cơ thể. Dựa vào đó Hens Selye đưa ra ý kiến "Bệnh là sự rối loạn các khả năng

thích nghi". Nghiên cứu các tác động mạnh của ngoại cảnh (stress) thì Selye cho
rằng bao giờ cơ thể cũng đáp lại bằng những thay đổi của hoạt động nội tiết và thần
kinh. Theo Selye sự mất cân bằng và hiệp đồng giữa hạ não và thượng thận thì sinh
ra bệnh gọi là bệnh thích nghi.
Theo tiến hóa luận khoa học thì mọi sinh vật đều bắt nguồn từ một đơn bào,
sau đó phức tạp dần thành cơ quan, tổ chức khác nhau, có các hoạt động riêng
nhưng nhằm mục đích chung là duy trì sự sống. Do đó, sự ngăn cách giữa các bộ
phận (tế bào, cơ quan), giữa cơ thể trong cộng đồng, giữa cơ thể với thiên nhiên chỉ
các tính chất tương đối, mà về thực chất có sự liên quan trao đổi mật thiết qua lại
với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Giữa ngoại cảnh và cơ thể có sự thống nhất và có sự
mâu thuẫn, ngoại cảnh thì ln ln thay đổi và cơ thể nhờ khả năng thích nghi của
mình để mà duy trì hằng định nội mơi một cách tương đối, để duy trì sự sống.
1.2. Quan niệm về bệnh hiện nay
1.2.1. Hiểu về bệnh qua quan niệm sức khoẻ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO - 1946) đưa ra định nghĩa: "Sức khoẻ là một
tình trạng thoải mái tồn diện về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ khơng chỉ đơn
thuần là khơng có bệnh hay tật". Đây là định nghĩa mang tính mục tiêu xã hội, để
phấn đâu, được chấp nhận rộng rãi.
Tuy nhiên dưới góc độ y học, cần có những định nghĩa phù hợp và chặt chẽ
hơn.
Các nhà y học cho rằng: "Sức khoẻ chức năng, cũng như khả năng điều hoà
với sự thay đổi của hồn cảnh". là tình trạng lành lặn của cơ thể về cấu trúc, giữ cân
bằng nội môi, phù hợp và thích nghi
1.2.2. Những yếu tố để định nghĩa về bệnh
Đa số các tác giả đều đưa vào khái niệm bệnh những yếu tố sau:
Sự tổn thương, lệch lạc, rối loạn trong câu trúc và chức năng (từ mức phân
tử, tế bào, mơ, cơ quan đến mức tồn cơ thể). ,
Do những ngun nhân cụ thể, có hại; đã tìm ra hay chưa tìm ra.
Cơ thể có q trình phản ứng nhằm loại trừ các tác nhân gây bệnh, lập lại
cân bằng, sửa chữa tổn thương. Trong cơ thể bị bệnh vẫn có sự duy trì cân bằng

nào đó, mặc dù nó đã lệch ra khỏi giới hạn sinh lý. Hậu quả của bệnh tuỳ thuộc vào
tương quan giữa quá trình rối loạn, tổn thương và quá trình phục hồi, sửa chữa.

9


Bệnh làm giảm khả năng thích nghi với ngoại cảnh.
Với người, có tác giả đề nghị thêm: bệnh làm giảm khả năng lao động và
khả năng hoà nhập xã hội.
1.2.3. Một số định nghĩa về bệnh
"Bệnh là tình trạng tổn thương hoặc rối loạn về cấu trúc và chức năng, dẫn
tới mất cân bằng nội môi và giảm khả năng thích nghi với ngoại cảnh".
"Bệnh là sử rối loạn các hoạt động sống của cơ thể và mối tương quan với
ngoại cảnh, dẫn đến giảm khả năng lao động".
"Bệnh là sự thay đổi về lượng và chất các hoạt động sống của cơ thể do tổn
thương cấu trúc và rối loạn chức năng, gây ra do tác hại từ môi trường hoặc từ bên
trong cơ thể".
"Bệnh là sự rối loạn đời sống bình thường của cơ thể sinh vật, do tác động
của các yếu tố gây bệnh khác nhau, gây ra một quá trình đấu tranh phức tạp giữa
hiện tượng tổn thương bệnh lý và hiện tượng phòng vệ sinh lý, làm hạn chế khả
năng thích nghi của cơ thể đối với ngoại cảnh, làm cho khả năng sản xuất và giá trị
kinh tế bị giảm sút".
“Bệnh là một điều kiện mà ở đó một cá thể chỉ ra sự sai khác về giải phẫu,
hóa học, sinh lý so với bình thường".
Định nghĩa "thế nào là một bệnh" hiện nay đang được sử dụng phổ biến là:
"Bệnh là bất kỳ sự sai lệch hoặc tổn thương nào về cấu trúc và chức năng của bất
kỳ bộ phận, cơ quan, hệ thống nào của cơ thể biểu hiện bằng các triệu chứng đặc
trưng giúp cho thầy thuốc có thể chẩn đốn xác định và chẩn đoán phân biệt, mặc
dù nhiều khi ta chưa rõ về nguyên nhân, về bệnh học và tiên lượng" (Từ điển y học
Dorlands, 2000).

2. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH NGUYÊN HỌC
2.1. Định nghĩa
Bệnh nguyên học (Etiology) hay nguyên nhân bệnh học là môn học nghiên
cứu về nguyên nhân gây bệnh, bản chất của chúng, cơ chế mà chúng tác động, đồng
thời nghiên cứu các điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi để nguyên nhân trên
phát huy tác dụng. Việc nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa rất to lớn
trong lý luận cũng như trong thực hành. Về lý luận nó biểu hiện một lập trường rõ
rệt; về thực hành nó giúp cho việc phịng trị có hiệu quả. Páp-lốp đã nói: "Vấn đề
phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh là một vấn đề cơ bản của y học và chỉ khi nào
biết rõ những nguyên nhân gây ra bệnh thì mới tiến hành điều trị được chính xác,
hơn nữa mới ngăn chặn chúng đột nhập vào cơ thể và điều này là quan trọng bậc
nhất".
2.2. Một số quan niệm sai lầm về bệnh nguyên học
Để có được những quan điểm và khái niệm khoa học đúng đắn như hiện nay,
bệnh nguyên học đã trải qua một quá trình nghiên cứu lâu dài và đấu tranh gay gắt

10


giữa các học thuyết khác nhau. Trong đó có một số học thuyết sai lầm về nguyên
nhân bệnh học như:
Thuyết "nguyên nhân đơn thuần" (Pure Etiology) cho rằng vi khuẩn là
nguyên nhân của mọi bệnh, hễ có vi khuẩn là có bệnh (tức là mọi bệnh đều do một
nguyên nhân và chỉ khi nào có ngun nhân thì mới có bệnh).
Với thái độ cực đoan, quá nhấn mạnh đến vai trò của một nguyên nhân gây
ra bệnh là vi khuẩn, thuyết này đã bỏ qua vai trò và ảnh hưởng của những điều kiện
khác thuận lợi cho sự phát sinh của bệnh, cũng không chú ý đến cơ chế bảo vệ của
cơ thể chống lại sự đột nhập của các yếu tố gây bệnh và nó cũng khơng xét đến các
ảnh hưởng khác trong bệnh nguyên học.
Thực tế cho thấy rằng, trong nhiều bệnh không phát hiện thấy vi khuẩn như

bệnh cao huyết áp, các bệnh đo tác động của các yếu tố lý, hóa học gây nên và
ngược lại, trong nhiều trường hợp có vi khuẩn nhưng lại khơng thấy bệnh xuất hiện,
ví dụ: có tới 80-90% gà mang vi khuẩn PHsteurella ở trong đường hô hấp trên mà
không gây bệnh tụ huyết trùng hoặc có tới gần 100% vi khuẩn E, còn sống trong
ruột già của động vật và người mà không gây bệnh.
Một quan niệm sai lầm, phiến diện về bệnh nguyên học như trên, chỉ chú ý
đến một nguyên nhân gây bệnh, tất nhiên cũng sẽ dẫn đến sai lầm trong cơng tác
phịng bệnh và điều trị bệnh. Như ta đã biết việc chống lại yếu tố gây bệnh, nhất là
vi khuẩn một cách tích cực cũng mới chỉ là một mặt trong cơng tác phịng bệnh và
điều trị. Cịn có những mặt khác cũng khơng kém phần quan trọng là tạo ra những
điều kiện, những hồn cảnh để yếu tố gây bệnh khơng phát huy được tác dụng như
tăng cường sức đề kháng của cơ thể, v.v… Thuyết "điều kiện đơn thuần" (Pure
Condition) cho rằng bệnh tật là do kết quả tác động tổng hợp của một số điều kiện
và các điều kiện đó có thể gây bệnh mà khơng cán có ngun nhân đặc hiệu. Quan
niệm này là hồn tồn sai lầm, bởi vì từng điều kiện tách riêng ra, cũng như nhiều
điều kiện kết hợp lại không thể quyết định được sự phát sinh ra bệnh và tính đặc
hiệu của bệnh, ví dụ: nếu khơng có vi khuẩn lao thì khơng có bệnh lao. Các điều
kiện chỉ có tác dụng tạo nên cơ sở dễ dàng cho bệnh phát sinh khi có nguyên nhân
gây bệnh tác động.
Học thuyết này mang tính chất tiêu cực: cùng một lúc đưa ra nhiều điều kiện
đòi hỏi phải thoả mãn thì mới có thể giải quyết được vấn đề bệnh tật. Vì vậy nó gây
trở ngại cho cơng tác phịng bệnh và trị bệnh. Nó đã khơng phân biệt nguyên nhân
và điều kiện và cũng không chỉ rõ được vai trò của mỗi yếu tố trong quá trình gây
bệnh.
Thuyết "thể tạng" (Constitution) cho rằng nguyên nhân gây bệnh khơng phải
từ bên ngồi tới mà chính là do đặc điểm của cơ thể, do thể tạng của con vật mà ra.
Đây là quan niệm của thuyết di truyền máy móc, nó khơng kể đến các yếu tố ngoại
cảnh tác động đến quá trình phát triển và di truyền của sinh vật. Như vậy nó chống
lại việc vệ sinh phòng dịch, bảo vệ sức khoẻ cho gia súc ngăn ngừa bệnh tật.
2.3. Quan niệm khoa học về bệnh nguyên học


11


Một số quan niệm đúng đắn về bệnh nguyên học là phải dựa vào phương
pháp duy vật biện chứng để nêu lên được mối quan hệ đúng đắn giữa nguyên nhân
và điều kiện gây bệnh.
2.3.1. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện gây bệnh
Ngun nhân có vai trị quyết định và điều kiện thì phát huy vai trị tác dụng
của nguyên nhân. Nguyên nhân gây bệnh là yếu tố có hại, khi tác động lên cơ thể sẽ
quyết định bệnh phát sinh và các đặc điểm của bệnh, ví dụ: Bốn bệnh đỏ của lợn (là
bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, đóng dấu, dịch tả) do bốn nguyên nhân khác
nhau gây ra và phát sinh ra bệnh có biểu hiện riêng.
Những yếu tố gây bệnh đó khi vào cơ thể phải đạt cường độ nhất định (độc
lực, liều lượng cao...). Đặc điểm của bệnh chính là do nguyên nhân quyết định và
chính dựa vào những đặc điểm của bệnh mà ta có thể khám phá ra nguyên nhân để
từ đó mà xác định phương pháp cần thiết để điều trị.
Song nguyên nhân gây bệnh chỉ có thể phát huy tác dụng trong những điều
kiện cơ thể nhất định, ví dụ: Bệnh tụ huyết trùng gà phát triển dưới tác dụng của vi
khuẩn PHsteurella nhưng phải ở cơ thể yếu, dinh dưỡng kém và đặc biệt là khi thời
tiết thay đổi đột ngột. Ngược lại, khi có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhưng
khơng có ngun nhân thì bệnh khơng thể phát sinh và xảy ra được, nó chỉ phát
sinh ra bệnh khác như suy dinh dưỡng, còi xương. Nguyên nhân và những điều
kiện nhất định gây nên một bệnh được gọi chúng là những yếu tố bệnh nguyên.
Trong những điều kiện nhất định, nguyên nhân có thể trở thành điều kiện,
nghĩa là trong những hoàn cảnh nào đó, một số yếu tố có thể là nguyên nhân nhưng
trong hồn cảnh khác nó có thể trở thành điều kiện. Ví dụ: ni dưỡng kém là
ngun nhân của suy dinh dưỡng, thiếu vitamin là nguyên nhân của bệnh thiếu
vitamin, song có thể lại là điều kiện cho các bệnh nhiễm khuẩn phát triển. Hoặc
bệnh ghép tụ huyết trùng-dịch tả lợn, dịch tả-tụ huyết trùng lợn.

Ví dụ: Khi khẩu phần ăn thiếu protein sẽ gây nên phù do protein trong huyết
thanh giảm mà áp lực keo dựa vào nồng độ protein huyết thanh. Nếu protein huyết
thanh giảm làm cho áp lực keo trong máu giảm từ đó làm cho nước bị đẩy từ động
mạch ra ngoài gian bào gây ra hiện tượng phù (bệnh thận), hoặc khi thiếu vitamin
B1 thì cũng gây ra phù.
2.3.2. Quy luật nhân quả trong bệnh nguyên học
Mỗi bệnh (tức là hậu quả) đều có nguyên nhân nhất định gây ra và nguyên
nhân bao giờ cũng có trước hậu quả. Nguyên nhân gây bệnh dù từ ngoài vào hay từ
trong ra đều tác động lên cơ thể sinh ra hậu quả là bệnh. Bất cứ một bệnh nào cũng
đều có nguyên nhân nhất định gây nên. Mặc dù hiện nay rất nhiều bệnh chưa tìm
được nguyên nhân nhưng ai cũng tin rằng bất cứ bệnh nào cũng phải có ngun
nhân.
Có ngun nhân nhưng khơng nhất thiết phát sinh ra hậu quả (tức bệnh) nếu
khơng có điều kiện thuận lợi.
Như trên ta đã nói về mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện, trong đó
điều kiện phát huy tác dụng quyết định của nguyên nhân. Song cũng cần phải hiểu

12


rõ rằng, trong sinh học nói chung cũng như trong y học nói riêng, vì tính chất phức
tạp của hiện tượng sống, phản ứng của sinh vật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà
trình độ khoa học, kỹ thuật hiện nay cịn chưa phát hiện và kiểm sốt được. Cho
nên đáp ứng của sinh vật đối với yếu tố gây bệnh có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện
bên ngồi cũng như bên trong. Điều kiện bên ngồi thì mn hình mn vẻ, cịn
điều kiện bên trong thì vơ cùng phức tạp cho nên tính phản ứng thường thay đổi
theo từng cơ thể. Do vậy, cùng một nguyên nhân trong những điều kiện nhất định
thì tác động gây nên bệnh nhưng ở những điều kiện khác thì lại khơng gây ra bệnh.
Cùng một nguyên nhân, có thể có những hậu quả khác nhau tuỳ theo điều
kiện, ví dụ: bệnh cúm ở người, khỉ điều kiện sống như nhau nhưng tuỳ thuộc vào

từng cá thể mà có người bị nặng, có người bị nhẹ, có người khơng mắc bệnh. Cùng
một nguyên nhân tuỳ nơi tác động và tuỳ theo đáp ứng của cơ thể mà hậu quả (là
bệnh) có thể khác nhau, ví dụ: Tụ cầu khuẩn có thể gây nên áp xe khi vào da, gây
nên ỉa lỏng khi vào ruột và gây nhiễm khuẩn huyết khi vào máu.
Một hậu quả (triệu chứng bệnh) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây
ra như viêm, sốt là những quá trình bệnh lý điển hình, trong đó các triệu chứng rất
dễ dàng được xác định song lại do rất nhiều nguyên nhân gây nên: cảm lạnh cũng
dẫn đến sốt; chấn thương cũng gây nên sốt. Chính đây là khó khăn thường gặp khi
đi từ những triệu chứng tới xác định được bệnh và nguyên nhân gây bệnh, đời hỏi
phải có phương pháp suy luận đúng đắn và logic để phân biệt giữa hiện tượng và
bản chất.
Như vậy một quan niệm khoa học về bệnh ngun học phải có tính chất tồn
diện, nhìn nhận cả vai trị của ngun nhân, điều kiện cũng như thề tạng. Song mỗi
một yếu tố có tầm quan trọng và vị trí nhất định trong quá trình gây bệnh. Ngăn
ngừa nguyên nhân, hạn chế tác dụng của điều kiện gây bệnh, tăng cường hoạt động
tết của thể tạng, đó là những mặt hoạt động tích cực, là điều kiện quan trọng trong
công tác điều trị và phịng bệnh. Điều trị khơng chỉ tìm ra được ngun nhân mà
còn phải thấy được cả những điều kiện trong đó bệnh cảnh diễn ra.
2.4. Phân loại các yếu tố bệnh nguyên
2.4.1. Yếu tố bệnh nguyên bên ngoài
2.4.1.1. Yếu tố cơ học
Chủ yếu là chấn thương cho các mô bào và các cơ quan, hệ thống của cơ
thể.
Hậu quả tại chỗ bị tổn thương, mất máu, nhiễm khuẩn thứ phát...và hậu quả
toàn thân là cơ thể bị sốc.
2.4.1.2. Yếu tố lý học
- Nhiệt độ:
Nếu nhiệt độ quá 500C có thể gây biến tính các protein và men trong tế bào,
ảnh hưởng xấu tới chức năng hoặc gây chết tế bào.
Nếu nhiệt độ quá cao: gây viêm, bỏng hoặc cháy tại chỗ tiếp xúc;

Nếu nhiệt độ đủ cao và tác đụng lên tồn thân: gây nhiễm nóng;

13


Nhiệt độ quá lạnh gây tê cóng, hoại tử tại chỗ tiếp xúc hoặc gây nhiễm lạnh
khi tác động lên tồn thân.
- Tia phóng xạ:
Gây huỷ hoại các men tế bào, tác hại tương tự nhiệt độ trên 500C nhưng chủ
yếu là tác hại lên ADN, nhất là khi tế bào đang phân chia (như tế bào non ở tuỷ
xương). Cơ chế tác động: tia.xạ với năng lượng mang theo chúng tạo ra các sản
phẩm ton hóa và các gốc tự do, gây rối loạn chuyển hóa cho tế bào, kể cả gây chết
tế bào.
- Dòng điện: tuỳ thuộc diện tiếp xúc rộng hay hẹp và điện trở thấp hay cao.
Tuỳ thuộc vào điện áp: điện áp càng cao thì càng nguy hiểm, nhất là từ
220V trở lên.
Tuỳ thuộc vào dòng điện: dòng một chiều tác dụng rất nhanh; dòng xoay
chiều: tần số 25-50 rất nguy hiểm.
Có thể gây bệnh tại chỗ (bỏng) hay toàn thân.
Tuỳ thuộc cơ quan (nếu dòng điện qua tim, não gây nguy hiểm; qua cơ gây
co
cứng).
Tuỳ thuộc vào khả năng điện ly của các dịch trong cơ thể.
2.4.1.3. Yếu tố hóa học và độc chất
Tuỳ bản chất hóa học và liều lượng của hóa chất mà có thể gây bệnh tại chỗ
(nơi
tiếp xúc) hay tồn thân (khi xâm nhập vào cơ thể) với các cơ chế rất khác
nhau.
Hai cách tác động chủ yếu là gây tổn thương, phá huỷ (hoại tử, tan huyết...),
hoặc gây rối loạn chuyển hóa, suy giảm hay kích thích q mức chức năng cơ quan

(ngộ độc, suy thận, suy gan, hôn mê, co giật...).
Các axit mạnh, kiềm mạnh và một số chất khác có thể gây bỏng, cháy, hoại
tử da và niêm mạc khi tiếp xúc.
Nhiều chất có tác dụng huỷ men trong tế bào, hoặc gây ngộ độc toàn thân do
làm rối loạn chuyển hóa (với các cơ quan đích khác nhau nhất là các cơ quan tích
luỹ và đào thải chúng như gan, thận) với mức độ, hậu quả khác nhau.
Các chất hóa học bao gồm:
Chất vơ cơ (chì, hợp chất thuỷ ngân, arsenic...);
Các chất hữu cơ (benzen, phenylhydrazin, một số dược chất nếu quá liều...);
+ Một số sản phẩm của động vật hay thực vật (nọc rắn, nọc bị cạp, chất độc trong
mật cá trắm, gan cóc, trong một số nấm độc, lá ngón, lá han...).
2.4.1.4. Yếu tố sinh học
Bao gồm các loại sinh vật, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, côn trùng. Tuỳ
theo nguyên nhân gây bệnh mà người ta xếp vào hai loại bệnh đó là:
Bệnh truyền nhiễm
Bệnh ký sinh trùng
2.4.2. Yếu tố bệnh nguyên bên trong

14


2.4.2.1. Yếu tố di truyền
Đó là những biến đổi bệnh lý thông qua cơ chế di truyền từ thế hệ trước
sang thế hệ sau qua tế bào sinh dục mang đến bệnh. Qua nghiên cứu người ta đã
thấy, một số bệnh phát sinh là do thiếu một số tiền chỉ huy tổng hợp nên các loại
men, mà thiếu các men ấy sẽ phát sinh ra bệnh. Ví dụ: Bệnh phenylxeton niệu là do
thiếu men pHrahyđroxylaza nên phenylalanin không chuyển thành tyrôxin được mà
phân huỷ thành phenylxeton và được đào thải ra ngồi qua nước tiểu.
Yếu tố di truyền có thể cũng là điều kiện để cho bệnh phát sinh.
một số con giả súc cái ấy không biểu hiện ra bệnh nhưng mang gen lặn

trong nhiễm sắc thể. Ví dụ trên lặn mang bệnh có ký hiệu là x+, đen khơng bệnh ký
hiệu là x, con cái có ký. hiệu là Xx+, con đực khơng có bệnh có ký hiệu là XY. Ta
có sơ đồ sau:
Như vậy 1/2 số con đực (x+Y) sinh ra mắc bệnh
1/2 số con cái (x+X) sinh ra mang gen bệnh
Nếu cả con đực và cái mang đến bệnh thì khi chúng giao phối ta có sơ đồ
sau:
Như vậy ta thấy: 1/2 số con đực sinh ra mắc bệnh (x+Y)
112 số con cái sinh ra mắc bệnh (x+x+)
1/2 số con cái sinh ra mang đến bệnh (x+X)
Tóm lại chỉ có 1/4 số con sinh ra là khoẻ mạnh và 3/4 số con khác là mắc
bệnh hoặc mang đến bệnh.
Lưu ý: Có một số trường hợp trước khơng bị bệnh nhưng do bị đột biến trên
sau khi bị chất phóng xạ hoặc bị nhiễm độc hóa học đã trở thành người mang đến
bệnh và di truyền được.
2.4.2.2. Yếu tố thể tạng
Thể tạng có thể định nghĩa như là tổng hợp các đặc điểm chức năng và hình
thái của cơ thệ. Những đặc điểm này khá bền vững, được hình thành trên cơ sở tính
di truyền và quyết định những.phản ứng của cơ thể đối với tác nhân bên ngồi
trong q trình sống. Như vậy thể tạng có tính chất rất phức tạp trong đó yếu tố di
truyền đóng vai trò chủ chốt, quyết định. Trước một yếu tố gây bệnh, những cơ thể
có thể tạng khác nhau sẽ có đáp ứng khác nhau hay nói cách khác thể tạng là cơ sở
vật chất của tính phản ứng và chịu ảnh hưởng của một số yếu tố nhất định như
chủng loại, giới tính, tuổi tác, hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết và mơi trường mà
trong đó con vật sinh sống. Cho nên thay đổi môi trường sống có thể làm thay đổi
phản ứng tính của cơ thể và do đó làm thay đổi phần nào thể tạng.
Ví dụ: Bệnh chậm thể tạng giống như bệnh Eczema do cơ thể thích hợp với
một loại nấm nào đó, cho nên không thể chữa được nhưng không lây lan sang
người khác, mà nó được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
3. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH SINH HỌC


15


3.1. Định nghĩa
Bệnh sinh học hay sinh bệnh học (Pathogenesis) là môn khoa học nghiên
cứu những quy luật cơ bản của sự phát sinh, phát triển, diễn biến và kết thúc của
một quá trình bệnh lý hay cơ chế sinh bệnh.
Đối với mỗi một bệnh như ta đã biết đều có một nguyên nhân nhất định tác
động và sau đó là sự phát sinh diễn biến của bệnh. Vì vậy nắm được cơ chế sinh
bệnh là yêu cầu cơ bản trong cơng tác phịng trị bệnh, trên cơ sở đó có thể ngăn
chặn sớm được những diễn biến xấu của bệnh, hạn chế được tác hại, đồng thời xác
định những biện pháp tích cực để bảo vệ đàn vật ni.
3.2. Ảnh hưởng của bệnh nguyên tới quá trình bệnh sinh
Cùng một yếu tố bệnh nguyên liều lượng, thời gian tác dụng và vị trí nhưng
bệnh sinh có thể thay đổi tuỳ theo cường độ, trí tác dụng của bệnh nguyên.
3.2.1. Ảnh hưởng của cường độ và đều lượng bệnh nguyên
Có rất nhiều bằng chứng và ví dụ trong thực tiễn nói lên hai yếu tố này của
bệnh nguyên ảnh hưởng lớn tới quá trình bệnh sinh.
Cùng tác động vào một vị trí trên cơ thể nhưng cường độ dịng điện hoặc
các tác nhân vật lý khác như nhiệt độ, tia xạ, ánh sáng, lực cơ học... mạnh hay yếu
sẽ làm bệnh diễn ra rất khác nhau.
Cùng một chất độc, cùng một đường xâm nhập nhưng liều lượng khác nhau
(lớn hay nhỏ) sẽ gây ra những bệnh có diễn biến khác nhau.
Cùng một loại vi khuẩn, nếu độc lực hay số lượng khác nhau cũng làm bệnh
sinh diễn ra không giống nhau.
Các tác nhân hóa học và sinh học khác cũng có ảnh hưởng tương tự.
Những yếu tố vốn khơng gây bệnh lại có thể gây bệnh nếu cường độ và số
lượng đạt một ngưỡng nào đó. âm thanh có cường độ cao, hoặc khơng khí có áp lực
q ngưỡng đều trở thành những yếu tố bệnh nguyên rất hiệu quả.

3.2.2. Thời gian tác dụng của bệnh nguyên
Những yếu tố bệnh nguyên có cường độ cao hay liều lượng lớn thường chỉ
cần thời gian ngắn cũng đủ làm bệnh phát sinh. Nếu cường độ thấp hơn hoặc liều
lượng nhỏ hơn thì thường cần thời gian tác động dài hơn. Nhưng điều đáng lưu ý là
diễn biến của bệnh cũng thường thay đổi.
Ví dụ: khi ăn lạc bị mốc trong thời gian dài có thể dẫn tới mắc bệnh ung thư;
tiếng ồn dù cường độ không cao nhưng nếu cứ tác động liên tục ngày đêm lên cơ
quan thính giác sẽ gây bệnh và diễn biến của bệnh khác hẳn trường hợp cơ thể chịu
một âm thanh cường độ quá cao (tiếng nổ).
Tương tự như vậy, tác dụng lặp đi lặp lại nhiều lần của một yếu tố bệnh
nguyên dù chưa đạt ngưỡng cũng có thể sinh bệnh (lượn, mất ngủ).
3.2.3. Vị trí tác dụng của bệnh nguyên
Mỗi cơ quan của cơ thể phản ứng khác nhau với cùng một bệnh nguyên.
Mặt khác, tầm quan trọng sinh học của mỗi cơ quan cũng khơng giống nhau. Do
vậy, vị trí tác động của bệnh nguyên trên cơ thể ảnh hưởng rất rõ tới bệnh sinh.

16


Bệnh cảnh, diễn biến của bệnh lao rất khác nhau, tuỳ theo đó là n chống bệnh tiểu đường làm cho protein
vào trong tế bào nhanh kéo theo khu vào trong tế bào).
Tăng kali huyết tương: là tình trạng rất nguy hiểm có khi liên quan tới tính
mạng vì có nguy cơ ngừng tim, triệu chứng chủ yếu là mệt mỏi, liệt nhão cơ; nhưng
quan trọng nhất là triệu chứng tim: tim đập chậm, tiếng khẽ, rung tâm thất, truỵ
mạch và dẫn tới ngừng đập.
Nguyên nhân tăng kali huyết
Do sốc và mất nước nhiều.
Do tăng cả trong và ngoài tế bào trong trường hợp các tế bào bị phân huỷ
(trong trường hợp nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm toan nặng). Ngoài ra thiểu năng
thượng thận, dùng thuốc lợi tiểu chống aldosteron.

2.5. Rối loạn cân bằng axit- bazơ
2.5.1. Ý nghĩa của cân bằng axit-bazơ
Cân bằng axit-bazơ hằng định ở 7,4 + 0,05. Các q trình chuyển hóa trong
cơ thể ln tạo ra các axit cố định: anhydrit cacbonic, axit pyruvic, axit lactic... vì
vậy trong cơ thể phải có một q trình kiềm hóa và nhờ hoạt động của ba hệ thống
trung hồ là hệ thống đệm, phổi và thận.
2.5.2. Hệ thống điều hoà cân bằng axit-bazơ
2.5.2.1. Các hệ thống đệm
Một hệ thống đệm trong huyết tương hoặc tế bào gồm có hai cấu phần, đó
là:
Một axit yếu: ví dụ: H2CO3, NaH2PO4… Ngồi ra protein trong mơi
trường cũng thể hiện tính axit yếu của nó (ký hiệu H-proteinat), cũng như vậy là
hemoglobin và oxyhemoglobin (ký hiệu H-Hb và H-HbO2)…
Muối của axit trên với một kiềm mạnh, ví dụ Na+, K+, Ca+, Mg+, NH4.
Trong thực tế, ở huyết tương thì Na+ có nồng độ cao nhất, vì vậy nó tham gia chủ
yếu vào các hệ thống đệm, còn trong tế bào là K+. Các chuồn khác chỉ có một vai
trị khơng đáng kể.
Hệ thống đệm trong huyết tương:

71


Hoạt động của hệ đệm:
Axit (tử số) của hệ đệm tham gia trung hoà các chất kiềm nếu chúng xuất
hiện trong cơ thể, còn muối bazơ (mẫu số) tham gia trung hồ các axit nếu chúng
xuất hiện.
Ví dụ: hệ đệm H2CO3/NaHCO3 của huyết tương hoạt động như sau: khi tế
bào đào thải ra axit lactic, muối bazơ của hệ thống đệm sẽ tham gia phản ứng trung
hoà làm cho axit lactic biến thành muối lactat (trung tính) và xuất hiện axit của hệ
thống đệm, tức axit cacbonic (yếu).


Như vậy, sau phản ứng đệm, một axit mạnh (lactic) bị trung hoà đi, thay vào
đó là một axit yếu hơn (cacbonic), nhờ đó pH của huyết tương chỉ giảm ít. Cũng
tương tự, nếu một chất kiềm xuất hiện trong máu, nó sẽ bị axit (H2CO3). Của hệ
thống đệm trung hoà, đồng thời thay vào đó là một muối kiềm yếu (NaHCO3),
khiến pH ít bị tăng.
Tính chất của hệ thống đệm:
- Khi hệ thống đệm có lượng axit (tử số) bằng lượng muối kiềm (mẫu số) thì
hiệu suất đệm của nó cao nhất (tỷ lệ 1/1).
Tỉ lệ giữa axit và muối kiềm của một hệ thống đệm quyết định pH mà nó
duy trì. Để duy trì pH của huyết tương ln ln bằng 7,4 thì trong hệ thống đệm
muối kiềm phải nhiều hơn axit. Do đó, ở huyết tương, hệ đệm H2CO3/NaHCO3
Phải có tỉ số 1/20; cịn hệ đệm phosphat NaH2PO4/Na2HPO4 phải có tỉ số 1/4.
Như vậy các hệ thống đệm nói chung có hiệu suất khơng lớn.
Lượng tuyệt đối của axit và muối kiềm trong hệ thống đệm nói lên dung
lượng đệm của hệ thống đó.
Dự trữ kiềm của máu là tổng số muối kiềm của các hệ thống đệm trong máu,
nói lên khả năng (dung lượng) trung hoà axit của chúng.

72


Hệ bicacbonat H2CO3/ NaHCO3 có hiệu suất thấp nhưng bù lại nó có dung
lượng lớn nhất trong huyết tương (vì HCO3- huyết tương tới 28 mEq, chỉ thua Cl= 109 mEq). Ưu điểm đặc biệt của hệ này là axit H2CO3 có thể phân ly để tạo ra
CO2, đào thải ở phổi. Nhờ vậy, sau mỗi phản ứng đệm, nó nhanh chóng lập lại
được tỷ lệ 1/20 vừa bị phá vỡ. Dung lượng lớn nên mẫu số NaHCO3 của nó trên
thực tế được xem như dự trữ kiềm của máu.
Hệ phosphat NaH2PO4/Na2HPO4 có hiệu suất khá hơn nhưng dung lượng
ở huyết tương khơng cao (2 mEq) nên ít quan trọng. Trong tế bào thì nó là một hệ
đệm chính vì dung lượng lớn (140 mEq), nhất là ở tế bào ống thận.

Hệ proteinat: ở môi trường axit, protein thể hiện tính kiềm và ngược lại. Vì
vậy chúng có vai trị đệm nhưng yếu, bù lại chúng có số lượng khá trong huyết
tương (16mEp) và nhất là trong tế bào (65 mEq), nên nó cũng có vai trị đệm đáng
kể.
Hệ H-Hb/K-Hb và H-HbO2/K-HbO2 của hồng cầu có dung lượng rất lớn
nên có vai trị quan trọng nhất trong đào thải axit cacbonic.
2.5.2.2. Điều hồ của hơ hấp
Các axit yếu (H2CO3) do q trình đệm hình thành, cũng như khí CO2 do
q trình chuyển hóa tạo ra được thải qua đường hơ hấp nhờ hoạt động của hệ
thống đệm Hb trong hồng cầu phối hợp với natri hydrocacbonat.
Tại phổi: pHở các mô có xu hướng hạ thấp vì các sản phẩm đào thải từ tế
bào. Sự có mặt của hồng cầu tạo ra sự kiềm hóa rất mạnh: KHbO2 (kiềm mạnh) sẽ
phân ly (do pH thấp) để tạo ra KHb và O2 (vào tế bào). Cùng lúc CO2 của huyết
tương (do tế bào thải ra hoặc tạo ra từ phản ứng đệm) sẽ vào hồng cầu tạo ra
H2CO3, kết hợp với KHb để tạo HHb (axit yếu) và KHCO3, KHCO3 Phân ly cho
HCO3- ra dịch kẽ mô (và huyết tương) kết hợp với Na+ để tạo thành muối kiềm
NaHCO3, đồng thời đón nhận Cl- vào hồng cầu (tạo ra KCl). Nhờ mất Cl- và tạo
thêm NaHCO3 nên làm tăng pH ở dịch kẽ mô.
Tại phổi: Sự đào thải mạnh mẽ CO2 làm pHở đây có xu hướng tăng lên
nhưng được điều chỉnh bằng các phản ứng ngược lại:
Oxy từ huyết tương vào hồng cầu, tạo ra axit mạnh HHbO2, chất này đẩy
H2CO3 ra khỏi muối của nó (KHCO3) và phân ly thành CO2 thải ra phổi.
Cl ra khỏi hồng cầu làm toan hóa huyết tương.

73


Sơ đồ trao đổi khí và các phản ứng đệm của hồng cầu.
Tại phổi (A), Tại tổ chức (B)
Trung tâm hơ hấp rất nhạy cảm với CO2:

Khi cơ thể tích nhiều CO2 sẽ làm pH giảm, chỉ cần pH giảm tới 7,33 là
trung tâm hơ hấp bị kích thích mạnh, tăng thơng khí, nhờ vậy CO2 được đào thải
cho tới khi tỷ lệ H2CO3/ NaHCO3 trở về trị giá 1/20. Ngược lại, khi H2CO3 giảm
hoặc NaHCO3 tăng, pH sẽ có xu hướng tăng (kiềm hố) thì trung tâm hơ hấp bị ức
chế, thở chậm. CO2 tích lại cho đến khi tỷ số nâng lên đến 1/20. Điều đáng lưu ý,
để đảm bảo đào thải CO2 tết thì hoạt động của trung tâm hơ hấp, chức năng hệ tuần
hồn, hơ hấp, số lượng và chất lượng Hb cũng phải tốt.
2.5.2.3. Điều hồ của thận
Điều hồ hơ hấp chỉ đào thải được khí CO2, song cơ thể vẫn mất gốc kiềm
natri của bicacbonat nếu khơng có hoạt động của thận nhằm giữ lại muối này khi
cần thiết đẩy natri được thay bằng H+, K+ hay NH4+ nhờ hoạt động của tế bào ống
thận.
Đổi Na2HPO4 thành NaH2PO4 như vậy giữ được một ion Na+
Sản xuất ra ion muôn (NH4+) thay vào một gốc natri.

74


2.5.3. Rối loạn cân bằng axít-bazơ
Khi có rối loạn cân bằng giữa hai q trình axit hóa và kiềm hóa cơ thể sẽ bị
nhiễm độc axit hoặc nhiễm độc kiềm.
2.5.3.1. Nhiễm độc axit
Nhiễm axit là tình trạng các axit thâm nhập vào huyết tương hoặc tình trạng
huyết tương bị mất các muối kiềm làm cho pH có xu hướng giảm xuống.
Xảy ra khi q trình axit hóa mạnh hơn q trình kiềm hóa. Khi pH chưa
giảm (7,4) song lượng kiềm dự trữ đã giảm đi gọi là nhiệm axit còn bù, còn nhiễm
axit khi pH giảm dưới 7,4 và lượng kiềm dự trữ giảm khơng cịn để trung hồ gọi là
nhiễm axit mất bù.
Nguyên nhân:
Cơ thể sản xuất ra nhiều axit cố định do tăng cường hoạt động, các quá trình

chuyển hóa mạnh hơn khả năng đệm của phổi và thận.
Do ăn uống nhiều chất axit.
Ứ trệ axit cố định do rối loạn cơ chế điều hoà.
Ứ trệ CO2 làm tăng axit cacbonic trong máu.
Mất quá trình kiềm.

75


Biểu hiện: thơng khí tăng để tăng thải khí CO2 ra, còn thận tăng cường giữ
bicacbonat bằng tăng thải ton H+, cho nên nước tiểu axit do có nhiều phosphat axit
và NH3.
a) Nhiễm độc axit hơi
Là do ứ trệ khí CO2 trong cơ thể làm thay đổi tỉ số H2CO3/NaHCO3 về
phía tử số.
Nhiễm axit hơi sinh lý như: trong giấc ngủ, trung tâm hô hấp kém nhạy cảm
với CO2 khiến chất này tích lại và hơi tăng trong máu; hoặc trong lao động năng
CO2 tạo ra vượt quá khả năng đào thải. Nói chung sự tích đọng chưa đến mức giảm
pH.
Nhiễm axit hơi bệnh lý, gặp trong khi dùng các loại thuốc ức chế hô hấp
(thuốc ngủ, morphin) mà cơ chế giống như khi ngủ và nhất là trong các bệnh cản
trở thơng khí như xơ phổi, tắc phế quản, liệt cơ hô hấp, suy tim...
Nếu nhiễm axit hơi kéo dài dẫn tới lãng Na+ huyết do giữ nhiều natri ở thận.
b) Nhiễm độc axit cố định
Do tăng lượng axit cố định trong máu, mà nguyên nhân chủ yếu là:
Nhiễm axit chuyển hóa như trong bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa,
sản xuất ra nhiều sản phẩm axit như thể xê ton, khi sốt nhiễm khuẩn.
Nhiễm axit do mất kiềm mà điển hình là do rối loạn tiêu hóa, nhất là ỉa chảy,
nôn, tắc ruột.
Nhiễm axit do suy thận không giữ được cân bằng con H+, các sản phẩm axit

tích lại trong cơ thể.
2.5.3.2. Nhiễm độc kiềm
a) Nhiễm độc kiềm hơi
Khi tăng thơng khí q nhiều làm cho cơ thể thải quá nhiều CO2 nên tỷ số
H2CO3/NaHCO3 nghiêng về mẫu số. Thường do trung tâm hơ hấp bị kích thích
gặp trong sốt, bệnh viêm não, u não, ngộ độc.
b) Nhiễm độc kiềm cố định
Xảy ra khi mất ton H+ có thể gặp do:
Sau khi ăn có thể tiết nhiều HClI mà chưa kịp tái hấp thu.
Sau khi uống nhiều thuốc chống axit.
Dùng nhiều thuốc lợi niệu chống Clo trong teo thận mãn tính.

76


SINH LÝ BÊNH QUÁ TRÌNH VIÊM
3.1. Khái niệm về viêm
Viêm là những phản ứng vận mạch và tế bào của tổ chức sống đối với kích
thích có hại. Viêm là một phản ứng tại chỗ của mạch máu, của tổ chức liên kết, của
hệ thần kinh đối với nhân tố gây bệnh và mối liên hệ của nó đối với tính phản ứng.
Viêm gồm ba hiện tượng đồng thời tồn tại và liên quan chặt chẽ với nhau: rối loạn
tuần hồn; rối loạn chuyển hóa và tổn thương tổ chức; tế bào tăng sinh.
Chức năng của phản ứng viêm:
Pha loãng các chất kích thích gây viêm (bằng hiện tượng sung huyết và dịch
rỉ viêm); Khoanh vùng các chất kích thích gây viêm; Phá huỷ các chất kích thích
gây viêm; Loại bỏ các chất kích thích gây viêm; Hồi phục và thay thế các tế bào tổ
chức đã bị tổn thương.
3.2. Nguyên nhân gây viêm
Nguyên nhân gây viêm thường rất phức tạp và đơi khi cũng khó phát hiện.
Người ta thường phân ra thành hai loại nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên

ngoài.
3.2.1. Nguyên nhân bên ngoài
Do các loại vi sinh vật: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, amíp, cơn trùng... đều
có thể gây viêm cho cơ thể gia súc do độc lực cũng như do sự tác động cơ giới của
chúng. Vi khuẩn gây viêm thường có ba loại:
Loại vi khuẩn hóa mủ: loại này thường gây viêm hóa mủ đối với tế bào tổ
chức cơ thể gia súc, thường thấy nhất là Staphylococcus, Streptococcus, E. con.
Loại vi khuẩn gây thối rữa: thường chúng gây quá trình thối rữa đối với tế
bào tổ chức và gây nhiễm trùng toàn thân như các loại trực khuẩn gây hoại thư sinh
hơi.
Loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đặc biệt: chủ yếu là những loại vi khuẩn gây
hiện tượng truyền nhiễm vết thương như vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani), vi
khuẩn nhiệt thán (Bacillus anthracis), vi khuẩn tỵ thư (Malleomyces malêi).
- Do cơ giới: do những chấn thương về cơ giới như gia súc bị đánh đập,
trượt ngã, gia súc húc, cắn xé lẫn nhau gây nên những tổn thương bên ngoài cơ thể
dẫn đến viêm.

77


Do vật lý: gia súc bị các nhân tố vật lý như nhiệt độ, điện, các loại tia phóng
xạ (tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia ton) tác động gây viêm. Với nhiệt độ cao gây
bỏng và nhiệt độ thấp bị phát cước.
Do hóa học: các chất axit, kiềm mạnh, muối của kali loại nặng.
3.2.2. Nguyên nhân bên trong
Hiện tượng hoại tử tổ chức, xuất huyết, tắc mạch, rối loạn thần kinh dinh
dưỡng (viêm do tắc động mạch).
Do viêm đặc hiệu, do phản ứng kết hợp kháng nguyên-kháng thể: phản ứng
tuberculin, viêm, hiện tượng Arthus, viêm cầu thận...
Trong thực tế hai nguyên nhân này khó phân biệt, thường nguyên nhân bên

ngoài tác động dẫn tới những biến đổi, mà những biến đổi đó lại tạo ra ngun
nhân bên trong. Vì vậy cần nghiên cứu từng trường hợp cụ thể để xác định nguyên
nhân nào là chủ yếu.
3.3. Biểu hiện của viêm
Căn cứ vào những biểu hiện bên ngoài của viêm, người ta mơ tả viêm có
những biểu hiện sau:
Đỏ (Redness): màu sắc trên bề mặt vùng viêm thay đổi tuỳ theo sự phát triển
của chứng viêm. Giai đoạn đầu tất cả các mạch máu đều có hiện tượng sung huyết,
trong các mạch quản (mao mạch, những mạch máu nhỏ) đều chứa đầy máu nên
vùng viêm có màu đỏ tươi Sau đó mạch máu giãn ra, máu ứ lại (sung huyết tĩnh
mạch) do lưu lượng máu chảy chậm, tổ chức thiếu oxy, vùng viêm chuyển sang
màu tím bầm.
Sưng (Swelling): do dịch rỉ viêm, bạch cầu, hồng cầu thấm ra tổ chức. Mạch
máu bị sung huyết, máu dồn về tổ chức vùng viêm. Ngồi ra cịn do hiện tượng
tăng sinh tế bào tổ chức gây nên.
Nóng (Heat): do có hiện tượng sung huyết cục bộ, quá trình trao đổi chất
vùng viêm tăng lên, nhiệt lượng sản sinh ra mạnh làm cho tổ chức vùng viêm bị
viêm nóng hơn bình thường.
Đau (Pain): do đầu mút thần kinh cảm giác vùng viêm bị dịch rỉ viêm (trong
dịch rỉ viêm có nhiều ton H+, kích thích tế bào tổ chức và tế bào tổ chức bị dịch rỉ
viêm chèn ép gây nên. Mức độ đau khơng giống nhau, nó phụ thuộc vào tính chất
của tế bào tổ chức, mức độ phân bố của thần kinh cảm giác đến vùng viêm. Ví dụ
viêm ở da, màng xương cảm giác đau rõ rệt hơn viêm ở các tổ chức khác.
Rối loạn chức năng (Loss of Function): khi bị viêm thường làm cho cơ năng
vùng viêm bị giảm như viêm khớp, viêm cơ, sự vận động của khớp xương và của
cơ bị trở ngại, con vật sẽ bị què, đi đứng khó khăn. Nhưng cũng có trường hợp tổ
chức bị viêm nhưng hoạt động của cơ năng lại mạnh lên như viêm tuyến nước bọt,
nước bọt lại tiết ra nhiều hơn bình thường.
3.4. Những biến đổi chủ yếu trong ổ viêm
Tại ổ viêm, có bộ ba biến đổi chủ yếu sau đây:

Rối loạn tuần hồn
Rối loạn chuyển hóa và tổn thương tổ chức

78


Tăng sinh tế bào
Sự phân chia như vậy có tính chất tương đối để cho dễ hiểu nhưng trên thực
tế chúng đan xen và liên quan chặt chế với nhau.
3.4.1. Rối loạn tuần hoàn tại ổ viêm
Thường xuất hiện sớm, dễ nhận thấy nhất; xảy ra ngay sau khi yếu tố gây
viêm tác động lên cơ thể. Conheim đã mô tả hiện tượng này khi ông gây viêm thực
nghiệm trên màng treo ruột ếch, hoặc màng chân ếch. Theo ông có thể nhìn thấy
bốn hiện tượng sau đây của rối loạn tuần hoàn là rối loạn vận mạch, tạo dịch rỉ
viêm, bạch cầu xuyên mạch và hiện tượng thực bào.
3.4.1.1. Rối loạn vận mạch
Ngay sau yếu tố gây viêm tác động, tại chỗ lần lượt có các hiện tượng:
Co mạch: xảy ra rất sớm và rất ngắn có tính phản xạ, do thần kinh co mạch
hưng phấn làm các tiểu động mạch co lại. Hiện tượng này chỉ kịp quan sát khi gây
viêm thực nghiệm. Về lâm sàng, nó ít có ý nghĩa nhưng về sinh học nếu khơng có
nó thì khơng có chuỗi phản ứng dây chuyền tiếp theo: giãn tiểu động mạch, tạo
sung huyết động mạch.
Sung huyết động mạch: xảy ra ngay sau co mạch, thoạt đầu do cơ chế thần
kinh và sau đó được duy trì và phát triển bằng cơ chế thể dịch. Thần kinh giãn
mạch bị hưng phấn làm giãn các mao động mạch, máu tới nhiều, huyết áp tăng gây
nóng và đỏ viêm. tình trạng hưng phấn này do phản xạ sợi trục. Cơ chế giãn mạch
thể dịch là do tác dụng lý hóa của các sản phẩm từ ổ viêm như tăng ton H+, K+,
tăng các chất như histamin, polypeptit...
Sung huyết tĩnh mạch: khi quá trình thực bào bắt đầu yếu đi đưa đến giảm
sung huyết động mạch chuyển dần sang sung huyết tĩnh mạch. Lúc này các mao

tĩnh mạch giãn rộng, dòng máu chảy theo nhịp tim, sau đó chậm dần, có hiện tượng
đong đưa, rồi cuối cùng ngừng lại. Cơ chế là thần kinh vận mạch bị tê liệt, các chất
gây giãn mạch ứ lại nhiều hơn tại ổ viêm. Trên lâm sàng, xác định sung huyết tĩnh
mạch bằng các dấu hiệu bên ngồi: ổ viêm bót nóng, từ màu đỏ tươi sang màu tím
sẫm, phù giảm, cảm giác đau giảm chuyển sang đau âm ỉ. Vai trò sinh lý của sung
huyết tĩnh mạch là dọn sạch ổ viêm, chuẩn bị cho q trình sửa chữa và cơ lập ổ
viêm, ngăn cản sự lan rộng của tác nhân gây bệnh.
- Ứ máu: Sau sung huyết tĩnh mạch là giai đoạn ứ máu mà cơ chế là do:
Thần kinh vận mạch của huyết quản bị tê liệt, tác dụng của những chất giãn
mạch như histamin, prostaglandin (PG), leucotrien (LT)... làm tăng tính thấm đến
mức máu quánh đặc. Độ nhớt máu tăng rất cao, tạo ma sát lớn.
Bạch cầu bám vào thành mạch nhiều hơn, cản trở lưu thông máu.
Tế bào nội mô hoạt hóa và phì đại, xuất hiện nhiều phân tử bám dính làm
cho sự vận chuyển máu khó khăn.
Nước tràn vào tổ chức kẽ gây phù, chèn ép vào thành mạch.
Hình thành huyết khối trong lịng mạch gây tắc mạch.
Hiện tượng ứ máu có vai trị cơ lập ổ viêm, khiến yếu tố gây bệnh không thể
lan rộng, đồng thời tăng cường quá trình sửa chữa.

79


×