Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích quy luật giá trị thặng dư trong phương thức sản xuất TBCN và liên hệ với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.1 KB, 10 trang )

Bài tập lớn Triết học Mác- Lênin
Câu 1 (6đ): Phân tích quy luật giá trị thặng dư trong phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Liên hệ với thực tiễn đổi mới kinh tế ở Việt Nam.
Câu 2 (4đ): Từ nội dung học thuyết giá trị thặng dư hãy trả lời các câu hỏi sau:
a, Quan điểm sau đây có đúng khơng? Tại sao?
“Chỉ có phương thức tư bản mới tạo ra giá trị thặng dư.”
b, Tại sao nói: “Quá trình tích lũy tư bản cũng chính là q trình biến quyền sở hữu tư
liệu sản xuất trong sản xuất hàng hóa giản đơn thành quyền chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa.”?
c, Quan điểm sau đây có đúng khơng? Tại sao?
“Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện đại, áp dụng vào quá trình sản xuất tư
bản chủ nghĩa, đã khắc phục được tình trạng các nhà tư bản bóc lột cơng nhân làm th.”

Bài làm

Câu 1 (6đ): Phân tích quy luật giá trị thặng dư trong phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Liên hệ với thực tiễn đổi mới kinh tế ở Việt Nam.
*Quy luật giá trị thặng dư
Xét công thức chung của tư bản là T-H-T’ trong đó T’=T+delta T. phần denta T chính là
phần giá trị thặng dư mà các nhà kinh tế tư bản đã cố chứng minh nó được sinh ra trong
q trình lưu thơng. Nhưng theo học thuyết giá trị, dù trao đổi ngang giá, không ngang
giá hay ăn cắp, bịp bợm thì tổng giá trị trong tồn xã hội vẫn không thay đổi. Vậy lưu
thông không tạo ra giá trị thặng dư. Khi ở ngồi lưu thơng, hàng hóa đứng một mình cũng
khơng thể tạo ra giá trị mới hoặc người sản xuất muốn tạo ra giá trị mới thì phải bằng sức
lao động của mình.
C.mác đã khẳng định: “Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thơng và cũng khơng thể
xuất hiện ở bên ngồi lưu thơng. Nó phải xuất hiện trong lưu thơng và đồng thời khơng
phải trong lưu thơng”.(C.mác và Ph.ăngghen: Tồn tập, sđd, t.23, tr.249)
1



Thật vậy, theo phân tích thuyết giá trị ở trên thì lưu thơng khơng sinh ra giá trị thặng dư
(tư bản) nhưng nếu khơng có lưu thơng sẽ khơng có công thức tư bản tức là sinh ra giá trị
denta T, nhờ lưu thông các nhà tư bản đã đầu tư mua hàng hóa và tạo ra giá trị mới. Hàng
hóa ở đây là hàng hóa đặc biệt- hàng hóa sức lao động.
Theo c.mác: “Sức lao động, đó là tồn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con
người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm
cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”.( c.mác và ph.ăngghen: Toàn tập, sđd,
t.23, tr.254-256)
Sức lao động chính là điều kiện cơ bản nhất để sản xuất trong xã hội nhưng khơng phải
bất kì thời điểm nào nó cũng là hàng hóa. Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi người
chủ của sức lao đơng phải được tự do về thân thể, làm chủ và có quyền bán sức lao động
của mình như một hàng hóa. Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản
xuất buộc anh ta phải bán sức lao động của mình. Muốn tiền biến thành tư bản thì điều
kiện tiên quyết là sức lao động phải trở thành hàng hóa.
Sức lao động cũng có giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị hàng hóa sức lao động do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản
xuất sức lao động quyết định. Người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh
hoạt nhất định cho bản thân, gia đinh và những nhu cầu về văn hóa lịch sử…thì sức lao
động mới được tái sản xuất. Vậy giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá
trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người cơng nhân và gia đình anh ta.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức lao động
của người cơng nhân. Hàng hóa sức lao động khác các hàng hóa khác ở chỗ quá trình tiêu
dùng sức lao động lại là quá trình sản xuất ra một hàng hóa khác và tạo ra giá trị mới.
Mục đích của các nhà tư bản là sử dụng hàng hóa sức lao động sao cho giá trị mới được
tạo ra phải lớn hơn giá trị sức lao động. Đây cũng chính là lời giải cho mâu thuẫn trong
cơng thức chung của tư bản.
Mục đích của nhà tư bản không phải giá trị sử dụng mà là giá trị rõ hơn là giá trị thặng
dư. Quá trình sản xuất là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất giá trị sử dụng và giá trị
thặng dư.
“Giá trị thặng dư là một phần giá trị mới dôi ra ngồi giá trị sức lao động do cơng nhân

tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không”.(NNLCBCCNMLN-Tr.232)

2


Ngày công của người lao động được chia làm hai phần: thời gian công nhân lao động tạo
ra lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình – thời gian lao động tất yếu và
thời gian còn lại là tạo ra giá trị thặng dư – thời gian lao động thặng dư.
Giá trị thặng dư phản ánh bản chất của của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa – quan hệ
bóc lột của nhà tư bản với người lao động. Sức lao động của công nhân thuộc về nhà tư
bản, là một loại hàng hóa đặc biệt được nhà tư bản sử dụng sao cho hợp lí nhất , sản
phẩm do người cơng nhân tạo ra thuộc về nhà tư bản.
Trong chủ nghĩa tư bản, tư liệu sản xuất được trở thành tư bản –giá trị mang lại giá trị
bằng cách bóc lột sức lao động làm thuê của công nhân
Tư bản được chia ra làm tư bản bất biến và tư bản khả biến:
Tư bản bất biến c là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo
toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng – điều kiện cần thiết
trong sản xuất giá trị thặng dư
Tư bản khả biến v là bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng
thông quá lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về
lượng- có vai trị quan trọng trong q trình sản xuất vì nó chính là phần tư bản tăng
lên.
Để sử dụng nguồn lực hợp lí và đạt được giá trị thặng dư lớn nhất có thể, các nhà tư
bản có những phương pháp sản xuất giá trị thặng dư: tuyệt đối và tương đối
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư trên cơ
sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động
tất yếu không đổi và giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này là giá trị
thặng dư tuyệt đối. Phương pháp này thường được thực hiện trong giai đoạn đầu tiên
của sản xuất tư bản chủ nghĩa khi mà kĩ thuật và năng suất thấp. Phương pháp này đã
dẫn tới những cuộc đình cơng địi tăng lương giảm giờ làm và thậm chí sử dụng đến

vũ lực
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được
thực hiện bằng cách rủ ngắn thời gian lao động tất yếu để kéo dài một cách tương ứng
thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội trong điều kiện
độ dài ngày lao động không đổi. Giá trị thặng dư được tạo ra bằng phương pháp này
được gọi là giá trị thặng dư tương đối. từ hậu quả của việc áp dụng phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư tuyệt đối trong thời gian dài cùng với sự ra đời của máy móc
3


thiết bị- khởi đầu là máy hơi nước của giêm-oát đã thúc đẩy năng suất lao động thì các
nhà tư bản đã chuyển sang sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động có ba giai đoạn: hợp tác
đơn giản, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí. Các nhà tư bản sẽ sử dụng
kết hợp đồng thời cả hai phương pháp sản xuất để đạt được hiệu quả cao nhất. Thực tế
sử dụng máy móc, thiết bị khi sản xuất không làm giảm cường độ lao động mà thậm
chí là tăng lên vì năng suất tăng lên và giá trị thặng dư tạo ra được nhiều hơn, tức là bị
bóc lột nhiều hơn.
Nhắc đến giá trị thặng dư ta còn nhắc đến giá trị thặng dư siêu ngạch- “phần giá trị
thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng
hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó”(NNLCBCCNMLN-tr.242). giá trị thặng dư
siêu ngạch chính là khát vọng, động lực sản xuất của các nhà tư bản tuy xét từng
trường hợp thì nó chỉ diễn ra tạm thời, nhanh chóng. Nó cịn biểu hiện cho sự cạnh
tranh của các nhà tư bản khi cùng sản xuất một loại hàng hóa.
Sản xuất giá trị thặng dư được coi là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
bởi giá trị thặng dư phản ánh bản chất của chủ nghĩa tư bản – quan hệ bóc lột của nhà
tư bản với công nhân. Giá trị thặng dư chính là mục đích theo đuổi của các nhà tư bản
bởi nó tạo lên sự giàu có sung túc cho họ. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư cũng
phản ánh phương tiện, thủ đoạn của các nhà tư bản để sản xuất và cạnh tranh lẫn
nhau. Vậy cơ sở tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản chính là giá trị thặng dư.

Giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn trong xã hội tư bản
Nhà tư bản bóc lột sức lao động của cơng nhân và làm giàu cho bản thân dẫn tới sự
phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Bên cạnh đó trong quá trình sản xuất, với mục đích
đạt được càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản cạnh tranh và tiêu diệt lẫn nhau
bằng nhiều thủ đoạn để mở rộng quy mô sản xuất. Các nhà tư bản ra sưc áp dụng tiến
bộ khoa học kĩ thuật, nâng cao năng suất, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ,
phân hóa xã hội ngày càng cao.
Hiện nay, ở các nước tư bản đời sống công nhân đã được cải thiện, họ có thể sở hữu
cổ phiếu, xuất hiện thêm tầng lớp trung lưu nhưng căn bản vẫn là bị bóc lột sức lao
động .
Sau các quá trình sản xuất, một phần giá trị sẽ được tích lũy –tư bản hóa giá trị thặng
dư và tiếp tục tái sản xuất mở rộng tạo ra thêm giá trị thặng dư, mở rộng quy mô tư
bản.
4


Tiếp theo chúng ta xét q trình lưu thơng của tư bản và giá trị thặng dư
Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản qua ba giai đoạn: lưu thôngsản xuất- lưu thông để rồi quay trở lại hình thái ban đầu kèm theo giá trị thặng dư.
Giai đoạn lưu thông đầu tiên nhà tư bản mua hàng hóa sức lao động. Giai đoạn sản
xuất giai đoạn có sự kết hợp giữ tư liệu sản xuất và sức lao động để tạo ra hàng hóađây là giai đoạn bóc lột sức lao động khơng công của công nhân để tạo ra giá trị thặng
dư. Giai đoạn cuối cùng hàng hóa được bán ra, tư bản được thu về với số lượng lớn
hơn trước. Sự tuần hoàn của tư bản nếu được xét là quá trình đổi mới định kỳ và
thường xuyên lặp đi lặp lại sẽ được gọi là chu chuyển của tư bản và được chia là thời
gian sản xuất và thời gian lưu thông.
Sự chu chuyển của các bộ phận tư bản sản xuất khác nhau là khác nhau. Có thể căn cứ
vào phương thức chu chuyển chia ra làm tư bản cố định và tư bản lưu động. Tư bản cố
định được hình dung là máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị…giá trị của nó bị khấu
hao từng phần và được chuyển vào sản phẩm.Tư bản lưu động là những tư bản sản
xuất như nguyên liệu, nhiên liệu, sức lao động…được chuyển toàn bộ vào sản phẩm.
Và toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định gọi là tổng sản

phẩm xã hội. Tổng sản phẩm xã hội cũng có giá trị như giá trị của một loại hàng hóa
được phân thành giá trị bù đắp cho tư bản bất biến (C), giá trị bù đắp cho tư bản khả
biến (V) và giá trị của sản phẩm thặng dư (V). Tổng sản phẩm xã hội bao gồm tư liệu
sản xuất và tư liệu tiêu dùng, dựa trên yếu tố này C.Mác chia tổng sản phẩm xã hội
thành hai phần: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng ứng với nó là hai khu vực của nền
sản xuất. Việc phân chia này có ranh giới khá mỏng manh vì có những tư liệu sản xuất
trong ngành này lại trở thành tư liệu tiêu dùng trong ngành khác.
Theo C.Mác thực hiện tái sản xuất phải có một số điều kiện nhất định. Với tái sản
xuất giản đơn, toàn bộ giá trị thặng dư sẽ được nhà tư bản tiêu dùng hết. Còn trong tái
sản xuất mở rộng, một phần giá trị thặng dư sẽ biến thành tư bản. Khi Lê-nin phát
triển thêm từ quan điểm của C.Mác ông đã chú ý hơn về sự tăng lên cấu tạo hữu cơ
của tư bản và có sự khái quát:
“ Sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu sản xuất phát triển nhanh nhất, sau đến sản
xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu tiêu dùng; và cuối cùng chậm nhất là sự phát
triển của sản xuất tư liệu tiêu dùng. Đó cũng là nội dung của quy luật ưu tiên phát
triển sản xuất tư liệu sản xuất. Quy luật này là quy luật kinh tế của tái sản xuất tư bản
mở rộng trong điều kiện kỹ thuật ngày càng tiến bộ”( NNLCBCCNMLN_tr.271)

5


Trong lịch sử phát triển sản xuất hàng hóa đặc biệt là trong nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa không thể không kể đến những cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng tiêu biểu
của kinh tế tư bản chủ nghĩa là cuộc khủng hoảng “thừa” diễn ra khi công nghệ và kĩ
thuật phát triển vượt bậc tạo ra lượng hàng hóa dư thừa quá nhiều trên thị trường và
người lao động khơng có khả năng chi trả cho hàng hóa đó. Sự khủng hoảng cũng
vạch ra rõ hơn những mâu thuẫn của kinh tế tư bản chủ nghĩa: mâu thuẫn với sự quản
lí tổ chức chặt chẽ và khoa học trong doanh nghiệp với sự tự phát trong xã hội, mâu
thuẫn giữa sự mở rộng quy mô tư bản với sự eo hẹp của công nhân, mâu thuẫn giữa
nhà tư bản với người lao động làm thuê.

Thực tế trong kinh tế tư bản chủ nghĩa, mỗi chu kỳ kinh tế đều bao gồm 4 giai đoạn:
khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh nên sự khủng hoảng là điều không thể
tránh khỏi.
Khủng hoảng kinh tế không chỉ xảy ra trong cơng nghiệp mà cịn xảy ra trong nơng
nghiệp và thậm chí trong nơng nghiệp cịn lâu dài hơn vì rất khó để đổi mới và cải
cách tư bản cố định trong nơng nghiệp.
Với sự can thiệp của chính phủ, sự khủng hoảng sau thế chiến thứ hai đã được kiểm
soát tốt hơn, sự khủng hoảng bớt gay gắt nhưng giá cả lại leo thang, bên cạnh đó cũng
xuất hiện thêm cuộc khủng hoảng trung gian, khủng hoảng cơ cấu.
Tiếp đến chúng ta sẽ tìm hiểu về các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của
giá trị thặng dư. Khi làm kinh tế chúng ta sẽ quan tâm tới lợi nhuận, lợi nhuận chính
là giá trị ngang bằng với giá trị thặng dư trong sản xuất, nó là sự chênh lệch giữa giá
trị hàng hóa và chi phí sản xuất. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa
giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước chịu ảnh hưởng bởi bốn yếu tố: tỷ suất
giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ của tư bản,tốc độ chu chuyển của tư bản, tiết kiệm tư
bản bất biến.
Trong sản xuất luôn tồn tại sự cạnh tranh: cạnh tranh cùng ngành, cạnh tranh khác
ngành. Sự cạnh tranh tạo ra sự đa dạng cho nền kinh tế đồng thời cũng là động lực
phát triển kinh tế. Cạnh tranh đã đưa ra một khái niệm mới là lợi nhuận bình quân- lợi
nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư vào những ngành khác nhau bất
kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào. Kết quả là giá trị hàng hóa chuyển hóa
thành giá cả sản xuất.
Sự phân chia lợi ích tư bản và giá trị thặng dư được chia thành các bộ phận: tư bản
thương nghiệp; tư bản cho vay; quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa; cơng ty cổ phần, tư
bản giả và thị trường chứng khoán; tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp.
6


Học thuyết giá trị thặng dư có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong lịch sử phát triển của nền
kinh tế trên thế giới và vẫn còn nguyên giá trị. Nó là kim chỉ nam cho các nhà tư bản

sản xuất và tạo ra nhiều giá trị. Đồng thời nó cũng vạch rõ bản chất bóc lột của kinh tế
tư bản chủ nghĩa và hướng tới xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn.
* Liên hệ thực tiễn nền kinh tế tại Việt Nam
Việt Nam đã phát triển bỏ qua giai đoạn tích lũy tư bản của chủ nghĩa tư bản và
nhảy vọt lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy trong giai đoạn đầu nền kinh tế cịn có nhiều bất
cập:
Trước đổi mới: hay mọi người còn gọi là “thời bao cấp” kéo dài 10 năm từ 1976-1986.
Trong giai đoạn này, hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa,
kinh tế tư nhân bị xóa bỏ nhường chỗ cho kinh tế do nhà nước chỉ huy, hàng hóa được
nhà nước kiểm sốt và phân phát theo đầu người, hạn chế dùng tiền mặt và hạn chế
vận chuyển tự do. Giai đoạn này nền kinh tế bị trì trệ khơng thể phát triển, cơng
thương nghiệp đình đốn, người dân phải ăn cơm độn khoai sắn, thiếu vật dụng sinh
hoạt. theo thống kê trong 10 năm trước đổi mới GDP tăng 35% trong khi dân số tăng
22% vậy trung bình GDP bình quân đầu người chỉ tăng hơn 1% mỗi năm nguy cơ thiếu
ăn kéo dài cùng sự khó khăn cơ cực đã dẫn tới hiện tượng “phá rào” trong nông nghiệp
và trong việc quyết định giá cả tại một số địa phương nhưng phải đến thời kì đổi mới
1986 thì đời sống nhân dân mới được cải thiện.
Sau đổi mới: Việt Nam chọn con đường phát triển kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN, phát triển nền kinh tế tư nhân. Việt nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP 5
năm từ 6,5-7% và đến 2020 thì GDP bình qn từ 3200$-3500$, theo đó cần tạo ra
nhiều giá trị thặng dư để tích lũy và tái sản xuất. Sau hơn 30 năm đổi mới, mơ hình
kinh tế này cho ta thây được những hiệu quả rõ rệt. quá trình cải cách doanh nghiệp
đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước được xúc tiến mạnh mẽ. Từ chỗ doanh nghiệp nhà
nước chỉ hoạt động theo cơ chế bao cấp nay đã hội nhập và cạnh tranh bình đẳng với
các doanh nghiệp trong và ngồi nước, cơng thương nghiệp phát triển, năng suất lao
động tăng, người dân có quyền tự do trao đổi, bn bán tạo nên sự năng động cho thị
trường, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp
Việt Nam hoat động hiệu quả thấp và năng suất thấp dẫn tới sức cạnh tranh chưa cao,
sự chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước chậm chạp, bộ máy quản lí cồng kềnh hao
phí nguồn lực kinh tế và con người, bên cạnh đó nhân lực có trình độ cao tuy tăng

nhưng vẫn thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan hay Singapo. Bộ máy
quản lí cồng kềnh hao phí nguồn lực kinh tế và con người. Vì vậy vấn đề được đặc biệt
quan tâm bây giờ là giáo dục và công nghệ nhằm đạo tạo nguồn nhân lực có trình độ
7


cao, tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế từ đó tạo ra nhiều
giá trị thặng dư hơn.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, người ta không chỉ quan
tâm tới giá trị thặng dư mà còn quan tâm tới chất lượng cuộc sống của người công
nhân. Nhà nước và doanh nghiệp có nhiều chính sách phúc lợi dành cho nhân dân và
người lao động,nhà nước luôn theo dõi hoạt động của doanh nghiệp và những bất cập
trong công tác quản lí nhằm hạn chế mâu thuẫn phát sinh giữa doanh nghiệp và công
nhân. Đây là điểm tiến bộ hơn trong việc áp dụng quy luật giá trị thặng dư trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN so với nền kinh tế TBCN.
Vậy nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư khơng chỉ nhằm vạch trần bản chất bóc lột giá
trị thặng dư cổ điển và thay thế xã hội tư bản chủ nghĩa bằng một xã hội tốt đẹp hơn mà
nó cịn dùng để khai thác, vận dụng với tư cách là một hệ thống lý luận kinh tế phong phú
áp dụng trong nền kinh tế nhiều thành phần như nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN như ở nước ta hiện nay.

Câu 2 (4đ): Từ nội dung học thuyết giá trị thặng dư hãy trả lời các câu hỏi sau:
a, Quan điểm sau đây có đúng khơng? Tại sao?
“Chỉ có phương thức tư bản mới tạo ra giá trị thặng dư.”
Theo em quan điểm này là đúng.
Khi nghiên cứu về giá trị thặng dư ta quan tâm tới giá trị thặng dư là gì, nguồn gốc và
hình thức của nó. Và giá trị thặng dư ra đời gắn liền với sự ra đời của kinh tế tư bản. “Giá
trị thặng dư là một phần giá trị mới dôi ra ngồi giá trị sức lao động do cơng nhân tạo ra
và bị nhà tư bản chiếm khơng”.(NNLCBCCNMLN-Tr.232). Khơng có tư bản sẽ khơng
xuất hiện hàng hóa sức lao động trên thị trường, điều này trái với điều kiện tiên quyết để

tạo ra giá trị thặng dư là sức lao động phải trở thành hàng hóa.
Bên cạnh đó nếu khơng có kinh tế tư bản,theo quy luật giá trị mọi người chỉ trao đổi
ngang giá hay mua rẻ bán đắt hay trộm cướp sẽ không tạo ra giá trị mới. một số bộ phận
sẽ giàu lên nhưng tổng giá trị trong xã hội không thay đổi vậy là không tạo ra giá trị
thặng dư.

8


b, Tại sao nói: “Q trình tích lũy tư bản cũng chính là q trình biến quyền sở hữu
tư liệu sản xuất trong sản xuất hàng hóa giản đơn thành quyền chiếm hữu tư nhân
tư bản chủ nghĩa.”?
Thuật ngữ tư bản dùng để chỉ một lượng giá trị tích lũy mà có thể sử dụng nó để đầu tư
sản xuất, kinh doanh, buôn bán và tạo ra giá trị. Và, người sở hữu tư nhân tư bản được
gọi là nhà tư bản. các nhà tư bản đều theo đuổi giá trị thặng dư và không ngừng tái sản
xuất mở rộng để tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn. Trong quá trình ấy phần giá trị thặng
dư của lần sản xuất trước sẽ được dùng để đầu tư sản xuất sau tức là lượng tư bản sau lớn
hơn lượng tư bản trước. Quá trình biến giá trị thặng dư thành tư bản được gọi là q trình
tích lũy tư bản hay cịn được gọi là tư bản hóa giá trị thặng dư. Nếu xét trong nền kinh tế
giản đơn trao đổi ngang giá không dẫn tới việc người này chiếm đoạt sức lao động khơng
cơng của người kia. Cịn khi xét nền kinh tế TBCN thì nhà tư bản khơng chỉ chiếm đoạt
một phần lao động khơng cơng mà cịn trở thành người sở hữu hợp pháp lao động không
công đó. Vậy sau q trình tích lũy tư bản thì lượng tư bản mà các mà tư bản chiếm hữu
ngày càng tăng, quyền sở hữu tư liệu sản xuất đã trở thành quyền chiếm hữu tư nhân của
các nhà tư bản.
c, Quan điểm sau đây có đúng khơng? Tại sao?
“Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện đại, áp dụng vào quá trình sản xuất tư
bản chủ nghĩa, đã khắc phục được tình trạng các nhà tư bản bóc lột cơng nhân làm th.”
Theo em quan điểm này không đúng.
Việc áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại hay nói cách khác là phương pháp sản xuất

giá trị thặng dư tương đối làm tăng năng suất lao động trong điều kiện thời gian lao động
không đổi- cường độ lao động cao hơn. Nhưng nó được thể hiện bằng sự căng thẳng đầu
óc thay vì sự mệt mỏi của cơ bắp. Ta có thể thấy thời gian lao động thặng dư sẽ tăng lên,
đồng nghĩa giá trị thặng dư tăng lên và sự bóc lột tăng cường hơn. Bên cạnh đó việc áp
dụng cơng nghệ có thể khiến cho các nhà tư bản cắt giảm công nhân, tạo thêm áp lực
cạnh tranh giữa các công nhân buộc họ phải cố gắng làm nhiều hơn. Trong quá trình tái
sản xuất mở rộng một phần giá trị thặng dư sẽ trở thành tư bản và tiếp tục tạo ra giá trị
thặng dư. Vậy giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân trong quá khứ lại
trở thành phương tiện để bóc lột cơng nhân.

9


Tài liệu tham khảo:
Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
Wikipedia
Báo anh ninh nhân dân
vnexpress

10



×