Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Đặc trưng nghệ thuật thoe tư tuyệt quách tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ HỒNG PHONG

ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT
THƠ TỨ TUYỆT QUÁCH TẤN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

VINH - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ HỒNG PHONG

C TRNG NGH THUT
TH T TUYT QUCH TN
Chuyên ngành: Lý LUËN V¡N HäC
M· sè: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. ĐINH TRÍ DŨNG

VINH - 2010



LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đinh Trí Dũng, người
đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo khoa Ngữ
Văn, tổ Lý luận văn học, Khoa sau Đại học trường Đại học Vinh, gia đình
thi sỹ Quách Tấn cùng bạn bè đồng nghiệp và những người thân đã tạo điều
kiện thuận lợi động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và q trình
hồn thành luận văn.
Dù đã nỗ lực rất nhiều trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu,
luận văn của chúng tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
tơi rất mong nhận được sự thơng cảm, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học,
của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Vinh, tháng 12 năm 2010
Tác giả
Lê Hồng Phong


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1

2.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 2

3.


Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài .......................................... 4

4.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 4

5.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4

6.

Đóng góp và cấu trúc của luận văn ........................................................ 5

Chƣơng 1. THỂ LOẠI THƠ TỨ TUYỆT VÀ CÁI NHÌN CHUNG
VỀ THƠ TỨ TUYỆT QUÁCH TẤN........................................ 6
1.1.

Thể loại thơ tứ tuyệt ................................................................................ 6

1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc thể loại ................................................................ 6
1.1.2. Sơ lược về cấu trúc thơ tứ tuyệt .............................................................. 9
1.1.3. Một cái nhìn tổng quan về tiến trình thơ tứ tuyệt Việt Nam ................ 14
1.2.

Thơ tứ tuyệt trong phong trào Thơ mới ................................................ 23

1.3.


Thân thế, sự nghiệp văn chương Quách Tấn và vị trí, vai trị của
Qch Tấn trong phong trào Thơ mới 1932-1945................................ 26

1.3.1. Thân thế và sự nghiệp văn chương ....................................................... 26
1.3.2. Vị trí, vai trị của Qch Tấn trong phong trào Thơ mới 1932-1945......... 32
1.4.

Vấn đề đặc trưng thơ tứ tuyệt Quách Tấn............................................. 39

1.4.1. Các thể loại thơ Quách Tấn .................................................................. 39
1.4.2. Thơ tứ tuyệt chiếm một tỉ lệ lớn trong thơ Quách Tấn ......................... 40
1.4.3. Nhìn chung về thơ tứ tuyệt Quách Tấn................................................. 41
Chƣơng 2. ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT THƠ TỨ TUYỆT
QUÁCH TẤN TRÊN PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG ............ 45
2.1.

Cảm hứng trong thơ tứ tuyệt Quách Tấn .............................................. 45

2.1.1. Cảm hứng về thiên nhiên ...................................................................... 45


2.1.2. Cảm hứng về con người ........................................................................ 55
2.1.3. Cảm hứng về cuộc đời .......................................................................... 75
2.2.

Cái tơi trữ tình trong thơ tứ tuyệt Quách Tấn ....................................... 83

2.2.1. Cách hiểu về cái tơi trữ tình .................................................................. 83
2.2.2. Cái tơi với nhiều đối cực ....................................................................... 85
Chƣơng 3. ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT THƠ TỨ TUYỆT

QUÁCH TẤN TRÊN PHƢƠNG DIỆN HÌNH THỨC ......... 99
3.1.

Giọng điệu ............................................................................................. 99

3.1.1. Giọng điệu tao nhã, cổ kính .................................................................. 99
3.1.2. Giọng điệu khoan hòa giản dị ............................................................. 102
3.1.3. Giọng điệu u buồn............................................................................... 103
3.1.4. Giọng điệu hào hứng, sôi nổi .............................................................. 105
3.2.

Nghệ thuật sử dụng thi liệu, điển cố và tổ chức ngôn từ .................... 106

3.2.1. Nghệ thuật sử dụng thi liệu, điển cố ................................................... 106
3.2.2. Nghệ thuật tổ chức ngôn từ................................................................. 108
3.3.

Nghệ thuật kết cấu .............................................................................. 114

KẾT LUẬN .................................................................................................. 119

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CĨ LIÊN QUANError! Bookmark not d
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 122


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đã từ lâu, thơ ca luôn được xem là phương tiện, là mục đích, là đối

tượng thể hiện, biểu đạt những tâm tư, tình cảm, những khát vọng, mơ
ước…của con người, thanh lọc tâm hồn con người, hướng con người ta đến
những giá trị Chân - Thiện - Mĩ chân chính, cao đẹp. Qua thời gian, cùng với
sự vận động của lịch sử cũng như sự vận động nội tại của thơ ca, xu hướng thị
hiếu thẩm mĩ của độc giả cũng có nhiều thay đổi tương ứng. Trong bối cảnh
xã hội hiện nay, nhiều giá trị thẩm mĩ đang được xem xét, đánh giá lại trong
đó có thơ Đường luật. Thơ Đường luật hơm nay tuy đã qua thời đỉnh cao
nhưng nó cũng khơng chết như có người dự báo. Nó đã và vẫn tìm kiếm con
đường thích ứng với thời đại mới. Thơ tứ tuyệt Quách Tấn là một hiện tượng
tiêu biểu cho xu thế đó.
Thơ tứ tuyệt Đường luật - một thể thơ độc đáo trong văn học Việt Nam
có thời gian tồn tại trên mười thế kỷ. Trải qua hai thời kỳ lớn, trung đại và
hiện đại, trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tiễn khảo cứu, thể loại thơ
này vẫn cịn nhiều bí ẩn, địi hỏi phải được tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu.
1.2. Trong khi nhiều người quay lưng lại với thơ cổ thì Quách Tấn (1910
-1992), một trong số ít tác gia của dịng văn học 1932-1945 vẫn kiên trì, miệt
mài với lối thơ Đường đã chọn. Chơi ngông hay lập dị? Không! Phải nên nhìn
nhận vấn đề này ở một khía cạnh tích cực. Chọn cho mình một lối đi riêng
trong hồn cảnh thực tại Quách Tấn thực sự khiến bạn văn và độc giả khâm
phục. Góp phần đi tìm và lí giải nguyên nhân Quách Tấn vẫn kiên trì lối đi
riêng ấy, tìm hiểu lí do Qch Tấn chọn thể thơ tứ tuyệt làm thể thơ chủ đạo
trong cuộc đời sáng tạo văn chương và cao hơn nữa là đưa thơ Đường luật đến
với những cảm xúc mới, với hệ đề tài mới, đó phải chăng cũng là cách tác giả
bày tỏ lòng tri ân của hậu thế đối với truyền thống văn học dân tộc?
1.3. Có thể nói ít có tác gia nào sáng tác thơ tứ tuyệt với số lượng lớn
và dường như tập trung phần lớn vào thể loại này như Quách Tấn. Vậy có một


2
đặc trưng nghệ thuật thơ tứ tuyệt Quách Tấn hay không? Và đặc trưng ấy như

thế nào? Vấn đề này rất cần được làm rõ song cho đến nay vẫn cịn bị bỏ ngỏ.
1.4. Vấn đề được tìm hiểu, nghiên cứu có ý nghĩa khoa học cấp thiết
trên nhiều phương diện:
Thơ Đường nói chung, thơ Đường luật nói riêng từ lâu đã có ảnh hưởng
sâu rộng tới đời sống văn học Việt Nam. Nghiên cứu thơ Đường đặc biệt là
thể thơ tứ tuyệt có ý nghĩa quan trọng vừa để hiểu thêm về tinh hoa của nền
văn học Trung Quốc vừa thấy sự tiếp thu, cách tân sáng tạo của các nhà thơ
Việt Nam không chỉ ở thời trung đại mà cả ở thời hiện đại.
Quách Tấn là một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Điểm
lại các cơng trình nghiên cứu về thơ tứ tuyệt nói chung, thơ tứ tuyệt Qch
Tấn nói riêng chúng tơi thấy vẫn cịn nhiều khoảng trống chưa được tìm hiểu.
Thực tế đó thơi thúc chúng tơi nghiên cứu về thơ tứ tuyệt Quách Tấn. Tìm
hiểu, nghiên cứu vấn đề này bước đầu tìm ra mạch thơ, thủ pháp, cảm hứng
và lí luận thơ Đường luật; đem đến cho bạn đọc một tài liệu tham khảo nho
nhỏ góp phần nâng cao chất lượng việc cảm thụ, học tập và giảng dạy thơ
Đường luật nói chung trong nhà trường. Đó là mong muốn của chúng tôi khi
thực hiện luận văn này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Qua những tư liệu mà chúng tôi hiện có, dựa trên tổng thư mục các
sách báo, tạp chí nghiên cứu về thơ tứ tuyệt và tác giả Quách Tấn ở Việt Nam,
có thể khẳng định rằng cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu nào
mang tên Đặc trưng nghệ thuật thơ tứ tuyệt Quách Tấn.
Công trình nghiên cứu đầu tiên về thơ tứ tuyệt ở Việt Nam là của
Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu nhưng ông mới dừng
lại ở định nghĩa, phân loại thơ tứ tuyệt ở mức độ sơ khai.
Từ những năm 30 của thế kỷ trước trong Thi nhân Việt Nam, Hoài
Thanh - Hoài Chân đã giành những dịng vơ cùng trang trọng cho Qch Tấn.


3

Song đó mới chỉ là những dịng mang tính giới thiệu rất khái quát về một
gương mặt thơ.
Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong cuốn Thơ ca Việt Nam hình
thức và thể loại lại đi tìm cách giải thích về nguồn gốc tên gọi thể loại. Cùng
cách làm này ta cịn có thể kể đến Lạc Nam Phan Văn Nhiễm trong Tìm hiểu
các thể thơ và Trần Trọng Kim trong cuốn Đường thi.
Nguyễn Sĩ Đại trong cơng trình nghiên cứu Một số đặc trưng nghệ
thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường đi tìm hiểu về thơ tứ tuyệt Đường luật trên
phương diện thể loại đã đưa ra các định nghĩa về thơ tứ tuyệt, lịch sử ra đời,
đặc trưng của thơ tứ tuyệt đời Đường.
Luận án tiến sĩ của Phạm Hải Anh có tên Tứ tuyệt Lý Bạch - Phong cách
và thể loại đi sâu vào những đặc trưng của phong cách thơ tứ tuyệt Lý Bạch.
Các tác giả Lê Triều Phương, Phan Hồng Châu, Quách Tùng Phong lại
thể hiện sự đồng điệu của mình với Quách Tấn qua cách thẩm bình, đánh giá
về một số bài thơ đặc sắc của ông trong cuốn Hương thơ Quách Tấn.
Quách Giao, con trai của Quách Tấn về sau đã sưu tầm, giới thiệu các
bài viết, phê bình về Quách Tấn và sáng tác của ơng trong cuốn Qch Tấn
qua cái nhìn Phê bình văn học, nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1994.
Đến năm 1996 luận văn Thạc sĩ của Lê Trung Kiệt có nhan đề Mùa cổ
điển, tác phẩm khép lại một thời thơ bảo vệ ngày 4 tháng 8 năm 1996 tại
trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh cũng cho thấy xu hướng nhìn lại
quá khứ với một thái độ khá tích cực, cụ thể là thơ Quách Tấn. Tuy nhiên bản
thân luận văn của Lê Trung Kiệt cũng mới dừng lại ở mức độ của một tập thơ
cụ thể của Quách Tấn mà chưa nhìn rộng ra đến mức độ thể loại.
Gần đây Quách Giao đã tuyển chọn, giới thiệu những sáng tác của cha
mình trong cuốn Tuyển tập thơ Quách Tấn, nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn
hành năm 2006. Đây được xem là công trình tập hợp đầy đủ nhất trước tác
của nhà thơ từ trước tới nay.



4
Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể, có thể nói cho đến nay thơ Quách
Tấn nói chung và thơ tứ tuyệt Đường luật Quách Tấn nói riêng chưa thực sự
được quan tâm đúng mức. Ngoài một số bài viết trên tạp chí khoa học chun
nghành, một số bài thơ bình và giới thiệu đến nay chưa thực sự có một cơng
trình nghiên cứu khoa học quy mơ nào đặt ra vấn đề tìm hiểu đặc trưng nghệ
thuật thơ tứ tuyệt Qch Tấn. Từ những lí do đó chúng tơi mạnh dạn chọn đề
tài này làm mục đích nghiên cứu.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc trưng nghệ thuật thơ tứ tuyệt Quách Tấn
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát của đề tài
- Đề tài tập trung khảo sát thể loại thơ tứ tuyệt Quách Tấn, xác định đặc
trưng nghệ thuật thể loại thơ tứ tuyệt của ông.
- Tài liệu, văn bản thơ tứ tuyệt của Quách Tấn, luận văn dựa vào cuốn
Tuyển tập thơ Quách Tấn do Quách Giao giới thiệu và tuyển chọn, nhà xuất
bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2006.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Giới thuyết về thể loại thơ tứ tuyệt và vấn đề đặc trưng thơ tứ tuyệt
Quách Tấn.
- Khảo sát đặc trưng nghệ thuật thơ tứ tuyệt Quách Tấn trên phương
diện nội dung.
- Khảo sát đặc trưng nghệ thuật thơ tứ tuyệt Quách Tấn trên phương
diện nghệ thuật
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi chủ yếu sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có chú trọng đến các
phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp cấu trúc - hệ thống; Phương pháp
phân tích - tổng hợp; Phương pháp so sánh - đối chiếu…



5
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp
Có thể nói đây là lần đầu tiên đặc trưng thơ tứ tuyệt Quách Tấn được
tập trung khảo sát, phân tích một cách tồn diện, có hệ thống.
Kết quả của luận văn có thể góp phần nâng cao hiệu quả việc tiếp cận
thơ tứ tuyệt trong hoạt động dạy và học ở nhà trường. Ngồi ra đây cịn là tài
liệu sử dụng để tham khảo có giá trị đối với bạn đọc yêu văn nói chung, yêu
thơ Quách Tấn nói riêng.
6.2. Cấu trúc của luận văn
Luận văn của chúng tôi, ngồi phần Mở đầu, Kết luận nội dung chính
được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Thể loại thơ tứ tuyệt và cái nhìn chung về thơ tứ tuyệt
Quách Tấn
Chương 2. Đặc trưng nghệ thuật thơ tứ tuyệt Quách Tấn trên phương
diện nội dung
Chương 3. Đặc trưng nghệ thuật thơ tứ tuyệt Quách Tấn trên phương
diện hình thức


6
Chƣơng 1

THỂ LOẠI THƠ TỨ TUYỆT VÀ CÁI NHÌN CHUNG
VỀ THƠ TỨ TUYỆT QUÁCH TẤN

1.1. Thể loại thơ tứ tuyệt
1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc thể loại
Thơ tứ tuyệt là thể thơ ra đời từ rất sớm và được các thi nhân từ thời

xưa đến nay sử dụng khá rộng rãi và phổ biến. Dù đã có rất nhiều cách lí giải,
biện dẫn về thể thơ này song cho đến nay thơ tứ tuyệt vẫn tiếp tục còn phải
được nghiên cứu, minh định.
Thơ tứ tuyệt là loại thơ chỉ có 4 câu, mỗi câu chỉ có 5 âm tiết (ngũ ngơn
tứ tuyệt) hoặc 7 âm tiết (thất ngôn tứ tuyệt). Về vần, thơ tứ tuyệt thường gieo
vần bằng hoặc vần trắc. Trong quan niệm của nhiều học giả Trung Quốc và
Việt Nam chúng ta thì chữ “Tuyệt” ở đây có 2 cách hiểu: Cách hiểu thứ nhất
“tuyệt” có nghĩa là “tuyệt đối, tuyệt vời, khơng thể có gì sánh bằng”. Cách
hiểu thứ hai cho rằng “tuyệt” ở đây là “dứt”, là “cắt”. Thuyết coi tuyệt cú
như một thể “Tuyệt luật thi chi bán” (tuyệt cú là nửa bài cắt ra từ bài luật thi)
khá phổ biến. Đại diện cho quan niệm này, ở Trung Quốc có học giả Tiền
Mộc Am đời Thanh, Ngơ Nột đời Minh, ở Việt Nam có Dương Quảng Hàm.
Trên thực tế chúng ta đều nhận ra trong văn học có nhiều bài thơ tứ tuyệt
được cắt ra từ bài bát cú. Những bài tứ tuyệt này về niêm, về luật đều tương
ứng với niêm luật một bài bát cú. Xem xét về hình thức thì có vẻ như thơ tứ
tuyệt được cắt ra từ bài bát cú (hoặc cũng có thể hiểu thơ bát cú là do thơ tứ
tuyệt phát triển mà thành), nhưng tìm hiểu về nội dung ta nhận thấy bản thân
mỗi bài thơ tứ tuyệt đã là một tác phẩm thơ ca hoàn chỉnh rồi. Theo Nguyễn
Sĩ Đại thì “tứ tuyệt trước hết là bài thơ 4 câu, không nhất thiết là ngũ ngôn
hay thất ngơn, khơng nhất thiết phải có niêm luật chặt chẽ nhưng phải vận


7
dụng tối đa các thủ pháp nghệ thuật, phát huy thế mạnh của âm vận, đặc biệt
là cách tổ chức hợp lý hình ảnh để tạo ra cấu trúc đa chiều vừa mang tính khái
quát cao…” [10, 36]
Thơ tứ tuyệt ở Trung Quốc gọi là “tuyệt cú” sang Việt Nam được gọi là
“tứ tuyệt”. Để hiểu hơn về nguồn gốc của thơ tứ tuyệt chúng ta sẽ cùng trở lại
với lịch sử thơ ca Trung Quốc. Hoàn cảnh lịch sử xã hội của mỗi thời kỳ có
sự tác động nhất định đến sự hình thành, phát triển, biến đổi hay mất đi của

từng thể loại văn học. Đời Đường, đất nước Trung Hoa thống nhất sau một
thời gian dài bị chia cắt, cuộc sống của nhân dân trở lại yên bình, đất nước
dần đi vào ổn định và phồn vinh, tạo điều kiện cho thơ ca có dịp phát triển.
Hơn nữa đến đời Đường, Nho giáo khơng cịn ở vị trí độc tơn như ở đời Hán,
các tư tưởng Nho - Phật - Lão đều được dung hòa. Điều này khiến cho suy
nghĩ của các nhà thơ Đường được mở mang, kiến thức về cuộc sống xã hội
ngày càng sâu rộng. Lịch sử thời kỳ này ghi nhận sự xuất hiện của khá nhiều
tên tuổi lớn như “Thánh thơ” Đỗ Phủ, “tiên thơ” Lý Bạch và “Phật thơ”
Vương Duy. Các nghành nghệ thuật ở đời Đường như âm nhạc, hội họa, thư
pháp…đều phát triển nên có tác động đến khiếu thẩm mĩ của các nhà thơ,
trong đó hội họa trở nên gắn bó với thơ, khiến cho thơ Đường có nhiều bức
tranh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ…Ngoài ra thi nhân đời Đường còn được
kế thừa cả một truyền thống thơ có từ thời Tiền Tần, thời Hán…
Những đặc điểm lịch sử, xã hội nêu trên là điều kiện để thơ ca thời
Đường phát triển với nhiều thể loại phong phú. Có nhiều thể loại đã đạt được
thành tựu rực rỡ, trong đó phải kể đến thơ tuyệt cú. Thể thơ đời Đường được
chia thành 2 thể chính là cổ thể (gồm cổ phong và nhạc phủ) và kim thể (còn
gọi là cận thể gồm luật thi và tuyệt cú). Từ 2 thể lớn đó người ta chia nhỏ thơ
Đường làm 6 thể gồm: ngũ ngôn cổ thể, thất ngôn cổ thể, ngũ ngôn luật thi,
thất ngôn luật thi, ngũ ngôn tuyệt cú và thất ngôn tuyệt cú. Hai thể đầu thuộc
cổ thể, bốn thể sau thuộc cận thể. Tuy nhiên trên thực tế thơ cổ thể cịn có
thêm thể hành, cổ phong và trường đoản cú.


8
Về nguồn gốc ra đời của thể loại thơ tứ tuyệt, Nguyễn Sĩ Đại trong
luận án Tiến sĩ của mình đã dựa trên sự phân định của Prancoi Cheng để đưa
ra một sơ đồ hợp lý, khoa học về các thể thơ đời Đường, qua đó làm rõ vị trí
của thơ tứ tuyệt. Theo Nguyễn Sĩ Đại, tuyệt cú là thể thơ ra đời trước thời
Đường, “tuyệt cú đã hình thành tên gọi từ thời Lục triều” [10, 29], “truy

nguyên tuyệt cú về mặt chữ nghĩa, người ta thấy nó xuất hiện sớm hơn rất
nhiều so với cận thể thi (Đường luật), tên gọi tuyệt cú đó xuất phát từ liên
cú” [10, 29]. Như vậy tuyệt cú không phải chỉ đến đời Đường mới có mà
trước đó tuyệt cú đã xuất hiện ở thời Lục triều, rõ nhất ở thời Tề, Lương. Sở
dĩ tuyệt cú được xem là thể thơ gắn liền với sự phát triển cuả thơ ca đời
Đường là bởi vì nó xuất hiện trước đời Đường nhưng chỉ đến đời Đường
mới đạt đến độ hoàn mĩ, tinh xảo.
Tuy chỉ bốn câu, đặc điểm nổi bật bề ngoài của thơ tứ tuyệt là “hình
thức nhỏ bé” nhưng “thơ tứ tuyệt mạnh hơn thơ hai câu, ba câu, thơ ngũ ngôn,
thất ngôn, mạnh hơn thơ tứ ngôn, tam ngôn là ở chỗ có dư địa để cho đơi cánh
của tư tưởng sáng tạo bay lên, cho làn sóng của xúc cảm lan tỏa” [10, 36].
Hình thức nhỏ bé nhưng thơ tứ tuyệt lại có khả năng đề cập đến những vẫn đề
lớn lao của cuộc sống, có sức khái quát rất cao. Hay nói đúng hơn “đỉnh cao
và sự độc đáo của thơ tứ tuyệt đời Đường là ở những hình ảnh mang tính ẩn
dụ cao” [10, 166]. Hơn nữa “thơ tứ tuyệt Đường vừa trau chuốt, vừa dung dị
và phóng khống một cách tự nhiên” [10, 167].
Thơ tứ tuyệt đời Đường không chỉ là vốn quý của thơ ca Trung Hoa, là
niềm tự hào của truyền thống lịch sử thơ ca trải qua hơn 300 năm của thơ
Đường mà vẻ đẹp của nó thực sự là một kho báu của nhân loại. Việc xác định
một khái niệm chung và tìm hiểu nguồn gốc của thơ tứ tuyệt đời Đường trên
cơ sở vận dụng tri thức của các nhà nghiên cứu văn học từ trước đến nay sẽ
giúp cho luận văn có một tiền đề về lý thuyết để đi vào nghiên cứu đặc trưng
nghệ thuật thơ tứ tuyệt của Quách Tấn.


9
1.1.2. Sơ lược về cấu trúc thơ tứ tuyệt
Theo quan điểm xem đơn vị câu thơ là chỗ ngắt xuống dịng thì câu thơ
là một dịng thơ, là một đơn vị nhịp điệu, đơn vị ý nghĩa thơ, đơn vị liên kết
trong bài thơ. Theo L.Timôphêep, câu thơ là một đơn vị đơn giản nhất của

ngôn ngữ xúc cảm, là đơn vị ngữ điệu độc lập, là hình thức tổ chức ngơn ngữ
để bộc lộ tính cách (cái tơi). Câu thơ còn là một đơn vị của lời văn, lời nói nghệ
thuật. "Người mang lời nói có giọng nói riêng, nhờ vậy, thế giới bên trong của
nhân vật, không chỉ được phát hiện ở ý nghĩa lơgic của lời nói mà cịn bộc lộ
qua cách nói, cách tổ chức lời nói". Giọng nói riêng ấy chính là phong cách ở
nhà thơ, thường đóng dấu rõ nét trên một thể loại sở trường nào đó.
Về đại thể, câu thơ hiện đại khác câu thơ truyền thống ở chỗ mang lời
nói tự nhiên của đời sống vào thơ. Câu thơ tự do đã chiếm ưu thế với tính
năng động, co duỗi tự nhiên, ít lệ thuộc vào vần, câu thơ tồn vần bằng hay
toàn vần trắc hoặc phần lớn là vần bằng, phần lớn là vần trắc, vào hoà thanh
và nhịp cố định. Nhịp của thơ là nhịp điệu của tâm hồn. Các câu thơ mang ý
nghĩa triết học hay tổng kết một vấn đề, nêu lên một kinh nghiệm, một bài
học, một suy nghĩ sâu sắc, một nhận xét, một quan sát tinh tế, lịch lãm thường
là những câu thơ hay của tứ tuyệt, trọn vẹn cả hình thức nghệ thuật: Ngữ điệu,
tiết tấu lạ và thuận tai, cách dùng ẩn dụ tinh tế, cách chọn từ công phu. Theo
Giáo sư Nguyễn Khắc Phi: "Trong các cuốn từ điển danh cú (những câu thơ
hay, những câu văn hay) xuất bản gần đây ở Trung Quốc, những câu thơ
tuyệt cú đời Đường thường chiếm tỷ lệ cao nhất so với các thể tài khác.
Nhiều danh cú trích từ tuyệt cú đời Đường đã biến thành câu nói thường ngày
thể hiện những chân lý phổ quát của cuộc sống muôn thuở".
Mỗi bài thơ tứ tuyệt là một chỉnh thể trọn vẹn. "Thể tuyệt cú cũng
theo phương hướng khai - thừa - chuyển - hợp của luật thi". Nghĩa là câu
đầu khởi nhập, câu hai chuyển tiếp câu đầu, câu ba chuyển từ đề mục để
khởi phát ý mới và câu bốn là hội tụ của ba câu trên nhập lại cùng nhau.


10
Song xét trong thực tế không bao quát được sự đa dạng trong cấu trúc
của thơ tứ tuyệt. Có kiểu bài từng câu có vị trí độc lập (nhất cú nhất tuyệt) tạo
nên vẻ đẹp của bức tranh tứ bình. Bài ngũ tuyệt dưới đây có thể xem là khá

tiêu biểu cho sự toàn vẹn ấy:
Tháng năm xanh ai đốt
Tàn tro bay trắng đầu
Về quê thăm bạn cũ
Mây bồng bềnh mắt nhau
(Thăm bạn - Nguyễn Ngọc Oánh)
Nhà thơ có cái tài lấy một sợi tóc (hốn dụ) từ xanh đến bạc mà gói
được cái kiếp người ngắn ngủi trong bể dâu thân phận. Bài tứ tuyệt cô đọng
trong mỗi chữ mỗi câu mà chất chứa, dồn nén tình người, tình bạn sâu nặng
và cảm động.
Song bố cục thường gặp nhất ở một bài tứ tuyệt là theo công thức 2/2.
Tuy nhiên, theo khảo sát một số lượng lớn thơ tứ tuyệt đời Đường của của GS
Nguyễn Khắc Phi thì thấy "bố cục hết sức đa dạng: 1/1/1/1, 2/1/1, 1/1/2, 1/3,
3/1". Chúng ta có thể mơ hình hóa một cách sơ lược như sau:
* Câu thứ nhất: Câu Khai (còn gọi là Khởi hoặc Phá)
Giữ vị trí khá khiêm tốn, chỉ là sự mở đề, tạo ra "duyên cớ" để triển
khai tứ thơ nhưng thường ngay trong câu đầu đã hàm chứa nội dung, hàm
chứa tình cảm tác giả. GS Phan Ngọc cho rằng: do cái tứ nảy sinh bài thơ tứ
tuyệt là chủ yếu nên thường cái câu hay nhất, cái câu phát hiện tứ thơ thường
đến trước. Câu ấy thường lùi vào vị trí thứ 3, 4 của bài thơ. Câu 1 hoặc 2 chỉ
làm cái việc "lắp ghép" cho hợp lý để hoàn thiện bài thơ.
Chúng ta vẫn thường nghe khởi phải như thể "mở cửa thấy núi, đột
ngột vươn cao" hoặc "mây lửng dời non, nhẹ nhàng tự tại" phải làm sao phá
vỡ ý đề trong một câu đó thơi. Cũng có người cho rằng, câu thứ nhất phải vén
cho người ta thấy hoàn cảnh bài thơ (địa điểm, thời gian những dấu hiệu chính


11
của cảnh, tình ý). Câu thứ nhất thường có thế, khoẻ, với nhà thơ có bút lực
mạnh có khi cái hay đến từ câu thơ đầu:

Đứng ngã ba đường cây gạo son
Người tình nhân đỏ chói mơi hơn
Xe ta qua mãi mà khơng dứt
Chiều tím màu son đỏ chói hồn
(Hoa gạo son - Chế Lan Viên)
Và:
Anh thốt gặp em buổi sáng nay
Trời ơi, không biết rủi hay may
Thôi rồi: em hoặc không ai cả
Phúc - họa khai sinh tự phút này
(Em hoặc không ai cả - Nguyễn Trung Thu)
Một câu nêu địa điểm, một câu chỉ thời gian, cụ thể đấy mà cũng phiếm
định đấy: một ngã ba đường, một buổi sáng trong thơ tồn tại mãi vì một lẽ
khác đặc biệt hơn. Dấu hiệu đem đến qua thị giác (đứng), hay thính giác (thốt)
đã gây nên sự bất ngờ, báo trước điều khơng bình thường. Từ đời cây chuyển
sang đời người tài tình trong một từ "đứng" này. Sẽ khơng cịn là thủ pháp
nhân cách hóa mà đó là hình ảnh của người đưa tiễn, của tình yêu một đời
khơng hóa thạch bởi nó khơng ngừng tỏa phát từ sắc độ "đỏ chói" của hoa
gạo. Thơng thường trong hồn cảnh "tống biệt", người ta hay nhớ tới địa
điểm, còn trong "gặp gỡ" lại khơng qn được thời gian, vì chính “em” chứ
khơng ai khác gây nên sự thảng thốt ngọt ngào lẫn lo âu ở chỗ "phúc - họa
khai sinh tự phút này".
* Câu thứ hai: Câu Thừa
Mang nghĩa là thừa tiếp, thừa hành "nhiệm vụ" câu một nêu lên. Theo
Nguyễn Sĩ Đại, câu này có hai chức năng cơ bản:
- Cùng với câu một hoàn thiện một ý và " niêm" liên một với liên hai.


12
- Vừa làm chức năng trên, vừa hé lộ nội dung tư tưởng bài thơ.

Câu Thừa phải tiếp liền với câu Khởi trên hợp thành nhất khí mà
nói rõ ý đề một cách minh bạch, nhưng cũng không được lộ q khiến bên
dưới khơng cịn chỗ xoay chuyển nữa. Có khi câu thứ hai trình bày tình
thế của bài thơ. Câu thứ hai thường thực, cụ thể. Cái thực này làm nền, bệ
phóng chuẩn bị cho sự đột biến vút lên câu ba.
Một ta ra tắm biển
Đằm sóng nước mn trùng
Có giọt nào năm ấy
Quấn quanh mình em khơng?
(Tắm biển - Nguyễn Trung Thu)
Đằm mình trong sóng nước là sự thực hiển nhiên. Câu này thừa tiếp
ý "tắm biển" ở trên cũng khơng có gì lạ. Nhưng tinh ý một chút, điều khác
lạ ở chỗ đi tắm có một mình. Một mình trước biển dễ gây cảm giác cơ đơn,
trống trải. Câu ba vút lên như con sóng của kỷ niệm dâng cao thay vào chỗ
trống ấy.
* Câu thứ ba: Câu Chuyển (Tỉ)
Câu Chuyển "có vị trí đặc biệt quan trọng trong bài thơ tứ tuyệt", "là
câu có tác dụng quyết định nhất đối với chất lượng bài thơ". GS Nguyễn
Khắc Phi cũng cho đa số trường hợp câu thứ ba đúng với vai trò then chốt
quyết định thành bại của bài thơ. Tác giả Thơ văn cổ Trung Hoa, mảnh đất
quen mà lạ còn dẫn dụ "trong các sách nói về thi pháp tuyệt cú câu ba được
bàn tới nhiều nhất...”. Dương Tải (đời Nguyên) nói: "câu hết mà ý chưa hết,
phần lớn là do biết lấy câu ba làm chủ cịn câu bốn thì chỉ phát triển
tiếp...Uyển chuyển biến hố, cơng phu là ở câu ba, nếu ở đây chuyển được tốt
thì câu bốn cứ như thuyền thuận trơi theo dịng vậy, câu thứ ba là câu "bản lề
" có thể tạo nên những bước ngoặt thú vị nên phải đặc biệt lưu ý". Điều đó
cho thấy, nhiều khi sức nặng toàn bài nằm ở câu thứ ba song cũng có khi
nhiều câu thứ ba chỉ là dây dẫn cho sự bùng nổ ở câu bốn:



13
Giặc đến làng tơi thành bãi gió
Tro tàn xương trắng nắng vành đai
Cỏ lưa một nhúm chim gầy tổ
Tiếng hót xanh trong lại sắc trời
(Xanh lại sắc trời - Phan Anh Tùng)
Giặc đến, làng quê bị hủy diệt hoàn toàn. Nắng, gió chỉ làm tăng thêm
sự rợn ngợp (câu 1-2). Một chút cỏ cịn sót lại cho chim gầy tổ, dựng lại cuộc
sống (câu 3) và tiếng chim báo yên làm "xanh trong lại sắc trời" đột khởi cất
lên làm lịng người rưng rưng xúc cảm. Đó là tín hiệu về cuộc sống được phục
sinh trên quê hương hoang tàn đổ nát (câu 4).
* Câu thứ tư: Câu Hợp (hoặc Kết).
Là câu thâu tóm ý tồn bài, làm "l sáng" vấn đề, làm bộc lộ tư
tưởng của tác giả theo quan điểm cấu trúc khai - thừa - chuyển - hợp.
Ở mức sâu hơn, câu thứ tư đóng vai trị của một tư tưởng. Câu thứ tư
như là một "tổng kết" có nhiệm vụ mở ra hướng mới. Nó tựa hồ như một cái
cửa kỳ diệu đặc biệt, khép lại nghĩa đen và mở nghĩa bóng ra một cách thần
tình và đây cũng là chìa khố để "giải mã" tứ thơ ẩn giấu toàn bài. Ở những
bài thơ hay, câu kết thường dùng lối "hư tiếp" để tạo nên những trường liên
tưởng rộng rãi. Câu kết trong tứ tuyệt cổ điển không những điêu luyện hơn về
kỹ thuật ngôn từ mà còn sâu xa về ý tứ: phần lớn đều tổng kết được một nhận
thức có tính chân lý hoặc một nét khắc họa tình cảm nào đó của con người
mang tầm vóc vũ trụ. Đó là cơng đoạn cuối của bức tranh thơ, cũng như vẽ
rồng đến chỗ điểm nhãn, tức là đến chỗ hoàn thành cái hay, đẹp nhất. Nói câu
cuối là "thần tứ" tồn bài là theo cách ấy. Câu thứ tư gắn lại và làm đột khởi
lên cả tình cả cảm mà tình, cảm là cảm động nhất. Vì thế câu cuối thường
khơng mang giọng điệu trần thuật giản đơn mà là giọng điệu nghi vấn, giả
thiết, cảm thán hay cầu khiến. Chức năng của những giọng điệu này là biểu
đạt tiếng lòng của nhà thơ và khiến cho lời thơ tuy hết mà ý mở ra vô cùng.
Trong thơ tứ tuyệt, hầu như tất cả các câu cuối viết bằng ngôn ngữ suy luận



14
bởi sự nối tiếp suy luận là nguyên tắc tiềm tại: khi ngôn ngữ suy luận xuất
hiện trong câu cuối của thơ tứ tuyệt nó thường làm mờ ý nghĩa cảm giác, nó
chỉ có nhận thức và lý giải.
Nói tóm lại, "nếu mơ hình hố một bài thơ tứ tuyệt thì nó có cấu trúc
tồn vẹn, đẹp đẽ và trong suốt của một cái nhà, câu thứ nhất là cửa, câu thứ
hai là nền, câu thứ ba là cột, câu thứ tư là mái" (Hồi Anh).
1.1.3. Một cái nhìn tổng quan về tiến trình thơ tứ tuyệt Việt Nam
Quá trình phát triển của văn học luôn gắn liền với sự kế thừa, tiếp thu
có chọn lọc nhằm phát huy tối đa những giá trị của truyền thống. Một khi văn
học nghệ thuật trở thành tài sản tinh thần chung của nhân loại thì sự tiếp thu,
học hỏi hay sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn học là hợp quy luật. Có
thể khẳng định kế thừa và cách tân là quy luật sinh thành và phát triển của bất
cứ một nền văn học nào.
Văn học Việt Nam trên hành trình từ văn học trung đại đến văn học
hiện đại chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của văn học Trung Hoa trên nhiều phương
diện từ chữ viết đến đề tài, thể loại…Trong sự ảnh hưởng sâu rộng của văn
học Trung Hoa đối với văn học Việt Nam thì thơ Đường chiếm một vị trí đặc
biệt quan trọng. “Trên thế giới có lẽ hiếm có quan hệ văn chương nào đặc biệt
như quan hệ giữa thơ Đường với thơ Việt” [46, 166]. Mối quan hệ đặc biệt đó
giữa thơ Đường và thơ Việt được biểu hiện rõ nhất ở phương diện thể loại,
trong đó việc tiếp thu thể loại thơ tứ tuyệt - một thể loại đặc trưng nhất của
nghệ thuật thơ Đường đã góp phần làm giàu có, phong phú hơn cho nền thơ
ca Việt Nam.
Vậy thơ Đường xuất hiện ở nước ta vào thời gian nào? Lý giải điều này
Ngô Văn Phú cho rằng: “Ở thế kỷ thứ X, ở Việt Nam, thơ Đường đã được
truyền bá và đã có nhiều bậc thức giả am hiểu, đã sáng tác ứng dụng vào thiền
học” [46, 79]. Sử sách còn truyền lưu một bài kệ được coi là bài thơ cổ nhất

của thơ ca Việt Nam khi bắt đầu có chữ viết của Pháp Thuận (?- 991) viết nối
vần ứng khẩu với sứ nhà Tống là Lý Giác như sau:


15
Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha
Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba
(Dịch thơ: Đôi ngỗng trời song song
Ven trời ngẩng cổ trông
Nước biếc phô lông trắng
Sóng gợn hiện chân hồng)
Hai câu đầu bài thơ là của Lý Giác ứng khẩu, hai câu sau là Pháp
Thuận tiếp vần. Bài thơ được xem là một bài thơ ngũ ngôn cổ phong. Những
bài thơ Đường được xem là xuất hiện sớm ở Việt Nam đều do các thiền sư
viết ra như Ngô Chân Lưu (959-1011), Vạn Hạnh (?-1018), Viên Chiếu (9981090).
Thơ tứ tuyệt xuất hiện ở Việt Nam khá sớm, bắt đầu từ thời Lý - Trần.
Ở thời Lý - Trần học vấn rất được coi trọng. Triều đình thường xuyên mở các
khoa thi tuyển chọn người tài, thơ ca do đó cũng phát triển mạnh mẽ. Nhắc
đến thơ tứ tuyệt thời Lý - Trần trước tiên phải kể đến bài thơ Nam quốc sơn
hà, tương truyền là của Lý Thường Kiệt:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !
(Dịch thơ: Sông núi nước Nam vua Nam ở
Sách trời phân giới định rạch rịi
Giặc dữ vì sao tới xâm phạm?
Tan tành lập tức bay chờ coi)

Bài thơ được xem như bản tun ngơn của lịng u nước, ý chí quyết
tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Ở đây tác giả đã vận dụng tư tưởng


16
“thiên mệnh” của Nho giáo để khẳng định chủ quyền của nước nhà, lòng
quyết tâm và niềm tin to lớn vào vận mệnh đất nước. Nhà thơ đã “đem gắn
chặt hai chữ “Nam quốc” và “Nam đế” chính lại làm cho bài thơ có tính chiến
đấu mạnh mẽ và lời thơ đã phản ánh sự trưởng thành của giai cấp phong kiến
Đại Việt khi ấy” [24, 69]. Tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của nhà thơ còn
biểu hiện ở thái độ kiên quyết vạch rõ tính chất phi lý, phi nghĩa trong hành
động xâm lăng của kẻ thù (nghịch lỗ) và niềm tin sắt đá vào khí thế, sức
mạnh, tình đồn kết của dân tộc nhất định sẽ đánh bại mọi âm mưu của quân
xâm lược.
Bài thơ nhỏ, gọn, chỉ với 4 câu 28 chữ nhưng đã mang đầy đủ những
nét tiêu biểu của thể loại thơ tứ tuyệt. Hình thức tuy nhỏ bé nhưng chuyển tải
nội dung có tính khái qt cao.
Nói đến thơ ca thời Lý - Trần không thể không kể đến bộ phận thơ ca
nhà chùa, thường gọi là thơ Thiền. Sáng tác của các nhà sư thời Lý tuy chịu
ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo rất sâu sắc nhưng cũng có rất nhiều bài thơ đề
cập đến những vấn đề đời sống, vận mệnh dân tộc có ý nghĩa giáo huấn tích
cực vượt ra ngồi phạm vi tơn giáo, Ngơn hồi của Khơng Lộ Thiền sư là một
ví dụ:
Trạch đắc long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vơ dư
Hữu thì trực thướng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư
(Dịch nghĩa: Chọn được mạch đất long xà là nơi ở được
Tình q suốt ngày vui khơng chán
Có lúc lên thẳng đỉnh núi trơ trọi

Kêu dài một tiếng lạnh cả bầu trời)
Bài thơ là nỗi lịng, hồi bão của thi nhân khi được sống một cuộc sống
thanh nhàn, ẩn dật, gắn bó với làng q thơn dã. Đúng hơn đó là sự hài lòng


17
khi chọn được cho mình một lý tưởng, một con đường đi riêng tâm đắc.
Nhưng đến hai câu cuối bài thơ thì đã có một nỗi niềm, một sự thơi thúc mãnh
liệt nào đó trong tâm hồn nhà thơ. Mảnh đất “long xà” và cuộc sống thanh
nhàn mà ông đã chọn không làm cho nhà thơ mãn nguyện, không thỏa được ý
chí và khát vọng. Khát khao nhập thế, được hành động, tâm hồn tràn đầy
niềm khát vọng hướng tới lý tưởng sống cao đẹp, vượt ra khỏi cuộc đời hạn
hẹp để hịa cùng thiên nhiên vũ trụ là hình ảnh tuyệt đẹp tạo nên giá trị nhân
bản sâu sắc cho bài thơ.
Cùng với Khơng Lộ Thiền sư cịn có thể kể đến nhiều nhà sư thời Lý
tiêu biểu như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Pháp Thuận… Chính bộ phận văn học
nhà chùa đã tạo nên điểm khác biệt, sự bổ sung cho nét đẹp và sự phong phú
của văn học Việt Nam trên tiến trình phát triển.
Đến thời Trần, thơ ca thời Trần phát triển gắn liền với Hào khí Đông A.
Cũng như thời Lý, thơ thời Trần hầu hết được viết bằng chữ Hán, với sự phát
triển của các thể loại như thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ
tuyệt, cổ phong... Các bài thơ tứ tuyệt xuất hiện khá nhiều mang cảm hứng
yêu nước, thể hiện ý chí và niềm tin khơng gì lay chuyển được về vận mệnh
Tổ quốc:
Hồnh sóc (sáo) giang san cáp kỷ thu (thâu)
Tam qn tì hổ khí thơn Ngưu
Nam nhi vị liễu cơng danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu
(Dịch nghĩa:


Cắp ngang ngọn giáo (bảo vệ) non sông đã mấy thu
Ba quân (mạnh như) hổ báo, khí thế át sao Ngưu
Kẻ nam nhi này chưa trả xong nợ công danh
Nên thẹn nghe người đời kể chuyện Vũ Hầu
(Phạm Ngũ Lão - Thuật hoài)


18
Thời đại Lý - Trần đã sinh ra những con người kì vĩ. Con người ấy
mang tầm vóc vũ trụ với khí thế tung hồnh ngang dọc và với tấm lòng yêu
nước mãnh liệt, thiết tha. Cảm hứng hào hùng và tinh thần nhập thế đầy trách
nhiệm ấy không chỉ là của riêng Phạm Ngũ Lão nữa mà đã trở thành khí thế
chung của cả một thời đại, cả một dân tộc.
Những bài thơ viết bằng thể thơ tứ tuyệt tuy nhỏ bé, ngắn gọn nhưng lại
thể hiện được nhiều nội dung sâu sắc về đời sống xã hội và con người. Cảm
hứng yêu nước trong thơ tứ tuyệt đời nhà Trần mang nhiều màu sắc, trạng thái
khác nhau. Đó là cảm hứng tự hào khi hồi tưởng về chiến thắng oanh liệt của
tiền nhân trên dịng sơng Bạch Đằng:
Sơn hà kim cổ song khai nhãn
Hồ Việt doanh thâu nhất ỷ lan
Giang thủy đình hàm tàng nhật ảnh
Tích nghi chiến huyết vị tằng can
(Dịch thơ: Giang sơn sau trước hai phen rạng
Hồ Việt hơn thua một chớp bày
Đỏ rực ráng chiều in đáy nước
Ngỡ rằng máu giặc hãy còn đây)
(Trần Minh Tông - Bạch Đằng giang)
Hay niềm mong mỏi thiết tha rằng nhân dân sẽ được sống trong cảnh
thái bình, an lạc đời đời:
Thử lại yêu khách khiêu trà uyển

Vũ quá hô đồng hý dược lan
Nam vong lung yên vô phục khởi
Đồi nhiên nhất tháp mộng thiên an
(Dịch nghĩa:

Nắng lên mời tân khách đến pha trà
Mưa tạnh gọi tiểu đồng sửa giàn thuốc
Trơng về phía Nam khơng có báo hiệu giặc đến


19
Nghiêng mình trên tấm phản ngủ yên giấc)
(Trần Quang Khải - Phúc Hưng viên)
Có thể thấy ngay từ thời Lý - Trần, khi văn học viết ra đời, thơ tứ tuyệt
đã có mặt với sự xuất hiện của nhiều bài thơ hay, đặc sắc. Có thể kể ra đây
như: Hưu hướng Như Lai của Quảng Nghiêm thiền sư, Cảm Hoài của Vương
Hải Thiền, Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông, Tống Phạm công Sư
Mạnh Bắc sử của Lê Quát, Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải…
Sang thế kỷ XV văn học viết chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho
giáo. Đáng chú ý là thời kỳ này có sự xuất hiện của dịng văn học viết bằng
chữ Nôm. Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi được xem là bước nhảy vọt của
thơ ca viết bằng chữ Nơm. Về văn học chữ Hán thì thể Phú đạt nhiều thành
tựu, các thể loại chữ Hán khác cùng song song tồn tại với các thể loại chữ
Nôm. Nguyễn Trãi được xem là một tác gia tiêu biểu nhất của văn học thời kỳ
này. Ơng viết thành cơng trên nhiều thể loại văn học, đặc biệt là bát cú Đường
luật. Tuy tứ tuyệt không phải là thể loại sáng tác chủ yếu song trong Ức Trai
thi tập và Quốc âm thi tập của ơng có khơng ít các bài tứ tuyệt xuất sắc như:
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong cịn kín

Gió nơi đâu gượng mở xem
(Cây chuối)
Hay:
Mãn giang hà xứ hưởng đơng đinh
Dạ nguyệt thiên kinh cửu khách tình
Nhất chủng Tiêu quan chinh phụ oán
Tổng lương ly hận nhập thu thanh
(Dịch nghĩa:

Cả sơng chốn nào cũng nghe tiếng thình thình
Trăng đêm riêng kinh động lòng người làm khách lâu ngày


20
Một nỗi lịng ốn của người chinh phụ ở Tiêu quan
Thảy đều là đem mối hận biệt ly ngụ vào tiếng mùa thu)
(Thơn xá thu châm)
Ngồi ra cịn có thể kể tới một số bài như: Đề Bá Nha cổ cầm đổ, Ngẫu
thành, Vãn lập, Đề sơn điểu hồ nhân đồ, Đề Đông Sơn tự, Mộng sơn trung,
Mộ xuân tức sự, Trại đầu xuân độ …
Giai đoạn từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII văn học phát triển
phong phú về mặt thể loại, đặc biệt là văn học viết bằng chữ Nôm. Về thơ ca,
thơ viết bằng chữ Nôm xuất hiện nhiều thể loại như thơ Nôm Đường luật,
vãn, ngâm, ca trù, diễn ca, thơ lục bát… Về thơ chữ Hán đặc biệt phát triển
thơ vịnh sử, thơ đi sứ (còn gọi là thơ bang giao) và thơ đạo lý (loại thơ có tính
triết lý, đạo đức). Các thể loại văn học chữ Hán thời kỳ này bao gồm: Thơ cổ
phong, thơ Đường luật, phú, hịch, cáo. Thơ tứ tuyệt thời kỳ này vẫn tồn tại
tuy nhiên vì đây là giai đoạn văn học chữ Nơm phát triển nhiều thể loại mới ra
đời cho nên thơ tứ tuyệt xuất hiện ít hơn, kém phát triển hơn.
Giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đến nửa sau thế kỷ XIX văn học viết bằng

chữ Hán và chữ Nôm phát triển với một tốc độ chưa từng có. Các thể thơ như
Đường luật, lục bát, phú cổ thể, phú Đường luật các giai đoạn trước đã phát
triển nay lại càng phát triển hơn. Các thể ngâm khúc, truyện thơ, hát nói cũng
đạt nhiều thành tựu. Địa vị của văn học chữ Nôm ngày càng được nâng cao.
Thời kỳ này bên cạnh thể thơ Đường luật (bát cú và tứ tuyệt) viết bằng
chữ Hán thì Đường luật Nơm cũng khẳng định được chỗ đứng ngày càng
vững chắc với sự xuất hiện của nhiều tên tuổi lớn như Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Khuyến, Tú Xương… Về thơ tứ tuyệt phải kể đến những bài thơ tứ
tuyệt viết bằng chữ Nôm của Hồ Xuân Hương. Vì được viết bằng chữ Nơm
với giọng điệu trào phúng, ngôn từ mộc mạc, giản dị, gần gũi với văn học dân
gian nên thơ tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương đã mất đi cái tao nhã, trang trọng.
Tính ước lệ tượng trưng vốn là nét nổi bật của thơ tứ tuyệt đời Đường do vậy


×