Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đa dạng tảo silic ( bacilariophyta) ở hạ lưu sông mã ( thanh hoá)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 55 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THƠM

ĐA DẠNG TẢO SILIC (BACILLARIOPHYTA)
Ở HẠ LƢU SÔNG MÃ (THANH HÓA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 60.42.20

Vinh, 2010


2
MỞ ĐẦU
Tảo silic (Bacillariophyta) là những cơ thể ở dạng đơn bào hoặc tập
đồn, có kích thước hiển vi, sống lơ lửng trong nước. Chúng có khả năng
quang hợp để tạo ra chất hữu cơ - nguồn dinh dưỡng cần thiết, quan trọng
trong hệ sinh thái nước.
Nhiều loài sinh vật phù du, ấu trùng, động vật thân mềm ăn lọc, các loài
cá bột và nhiều loài cá trưởng thành đã sử dụng trực tiếp hay gián tiếp tảo
silic như là một nguồn thức ăn cần thiết, không thể thay thế, bởi giá trị dinh
dưỡng của tảo silic không thua kém các loài thực vật khác dùng làm thức ăn
cho chăn ni, thậm chí cá biệt, hàm lượng prơtein và lipit cịn cao hơn khoai
tây và lúa mì.
Do hợp chất silic (SiO 2 hoặc SiO4) không bị phân huỷ bởi nhiều loại


hoá chất, nên sau khi tảo chết, lớp vỏ silic tích tụ qua nhiều năm, hình thành
nên những trầm tích lớn (quặng diatomit) với cấu trúc nhẹ, xốp, bền và nhiều
đặc tính tốt khác, diatomit được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất
chất lọc, vật liệu cách nhiệt, cách âm, thuỷ tinh và vật liệu xây dựng.
Như vậy, những hiểu biết về tảo silic là rất cần thiết cho việc đánh giá
tiềm năng của các hệ sinh thái nước, để từ đó có thể đưa ra những giải pháp
hợp lí phục vụ cho việc phát triển và khai thác các nguồn lợi trong thủy vực.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về tảo nói chung và tảo silic nói riêng chủ
yếu tập trung ở các thủy vực dạng ao, hồ, hồ chứa, các đầm, phá ven biển và
vùng biển ven bờ, riêng dạng sông, suối, đặc biệt đối với các hệ thống sông
lớn, tuy những năm gần đây đã có một vài cơng trình đề cập nhưng nhìn
chung hãy cịn ít ỏi và tản mạn.
Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Đa dạng tảo silic
(Bacillariophyta) ở hạ lưu sơng Mã (Thanh Hóa )”.


3
Mục tiêu của đề tài nhằm xác định thành phần lồi tảo silic ở hạ lưu
sơng Mã, đồng thời tìm hiểu sự phân bố của chúng trong mối liên quan với
một số yếu tố sinh thái của môi trường.
Để đạt được mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài là:
- Phân tích một số chỉ tiêu thủy lý - thủy hóa tại địa bàn nghiên cứu.
- Điều tra thành phần loài tảo silic cũng như số lượng của chúng ở hạ
lưu sông Mã.
Đề tài được tiến hành từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 9 năm 2010 tại
phòng thí nghiệm Bộ mơn Thực vật, Khoa Sinh học – Trường Đại học Vinh.


4
CHƢƠNG I


TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sơ lƣợc về tình hình nghiên cứu tảo
1.1.1. Nghiên cứu về phân loại thực vật
Loài người ngay từ khi mới xuất hiện, trong lúc tiếp xúc với thiên
nhiên, tìm hoa quả hoang dại, đào rễ, củ để ăn...đã phải tìm cách phân biệt các
cây cối với nhau. Dần dần, sau này con người biết sử dụng cây để làm nhà cửa,
đồ đạc, dụng cụ... thì sự hiểu biết về thực vật cũng được mở rộng thêm. Khi
nghề nông phát triển, số lượng cây được biết đến ngày càng nhiều lên. Một yêu
cầu thực tế đặt ra là phải phân loại chúng để sử dụng.
Đó là mầm mống ra đời của phân loại thực vật mà nhiệm vụ lúc đầu là
tìm cách sắp xếp thực vật thành từng loại, từng nhóm. Về sau, cùng với sự phát
triển của học thuyết Darwin, phân loại học thực vật cịn có thêm một nhiệm vụ
to lớn hơn: sắp xếp các thực vật theo một trật tự tự nhiên từ thấp đến cao, gọi là
hệ thống tiến hóa, hệ thống ấy phải phản ánh được q trình tiến hóa của giới
thực vật.
Với gần hai triệu loài sinh vật, càng ngày các nhà phân loại càng phát
hiện thêm nhiều loài mới và người ta ước tính có đến 30 triệu lồi sống trong
sinh quyển. Riêng tảo, tính đến nay, trên tồn thế giới đã phát hiện khoảng trên
40 000 loài [theo 24]. Phân loại học thực vật nói chung và phân loại tảo nói
riêng ngày càng hồn thiện hơn các phương pháp nghiên cứu, vì vậy các hệ
thống phân loại tảo cũng ngày một hoàn chỉnh hơn.
1.1.2. Các hệ thống phân loại tảo
Việc nghiên cứu vi tảo nói chung, tảo silic nói riêng đã có từ lâu, gắn
liền với sự ra đời của kính hiển vi quang học. Tùy thuộc mức độ hoàn chỉnh
của các thiết bị nghiên cứu (điều này tùy thuộc vào sự phát triển của nền khoa
học kỹ thuật), việc nghiên cứu vi tảo được thực hiện theo nhiều hướng khác
nhau. Trước hết (và quan trọng nhất) là điều tra phân loại và tìm hiểu quy luật
phân bố của chúng; sau đó là đi sâu nghiên cứu bản chất của các quá trình trao



5
đổi chất trong cơ thể tảo và cuối cùng là những nghiên cứu ứng dụng nhằm
phục vụ lợi ích con người.
Lần đầu tiên tảo (Algae) được biết đến nhờ hệ thống phân loại của
Linaeus (1753). Theo quan điểm 2 giới của ông, phần lớn tảo (bao gồm cả Vi
khuẩn lam) thuộc giới thực vật. Trong hệ thống này, ông đã đưa ra 14 chi tảo,
nhưng chỉ có 4 trong chúng (Conferva, Ulva, Fucus, Chara) là đúng với định
nghĩa hiện nay về tảo.
Harvey (1836) xác định tảo gồm có: tảo silic (đơn bào); tảo lục, tảo đỏ,
tảo nâu (đa bào) căn cứ vào cấu trúc của tế bào, vào màu sắc và cho rằng đó
chính là sự biểu hiện của các sắc tố khác nhau [theo 24].
Tảo mắt có khả năng chuyển động và quang hợp nên đôi khi được xếp
vào cả hai giới động vật và thực vật. Do có những khó khăn trong việc sắp xếp
vị trí của các taxon như Euglena và nấm nhày nên Ernst Haeckel (1866) đã đề
xuất ra giới thứ 3 là Protista cho các taxon này. Theo Ernst Haeckel, phần lớn
tảo thuộc Protista, chỉ có Chlorophyta và Charophyta là thuộc giới thực vật
[theo 13].
Coperland (1956) đề xuất hệ thống 4 giới: giới Sinh vật phân cắt
(Monera), giới Ngun sinh (Protista, trong đó có tồn bộ tảo, nấm và động
vật nguyên sinh), giới Thực vật và giới Động vật (Animalia). Hệ thống 4 giới
của Gordon (1975) gồm: giới Tiền nhân (Procaryota), Thực vật (Plantae),
Nấm (Fungi) và giới Động vật (Animalia), ông đã bỏ giới Nguyên sinh
(Protista) và xếp tảo và giới Thực vật. Tuy không có nhiều khác biệt với hệ
thống của Haeckel ở trên song ơng đã có một tiến bộ lớn là phân biệt sinh giới
trên cơ sở nhân thật và nhân sơ [theo 24].
Cho tới nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau trong xây dựng hệ
thống phân loại tảo.
G. Smith (1950) chia tảo thành 7 ngành ngang hàng như các ngành

khác của giới thực vật, đó là: Chlorophyta, Euglenophyta, Chrysophyta,
Phaeophyta, Pyrrhophyta, Cyanophyta và Rhodophyta [theo 26].


6
Gordon F. Leedale (1974) đã phân ra 11 ngành tảo là: Rhodophyta,
Cryptophyta,

Dinophyta,

Haptophyta,

Chrysophyta,

Xanthophyta,

Eustigmatophyta, Bacillariophyta, Phaeophyta, Euglenophyta và Chlorophyta
[theo 13].
Sự khác biệt về số lượng ngành tảo của các tác giả khác nhau chủ yếu ở
tảo vàng ánh, tảo vàng, tảo silic có tách thành các ngành riêng biệt hay khơng.
Whittaker (1978) phân chia tảo thành 10 ngành, Vi khuẩn lam thành một
lớp của ngành Eubacteriophyta. Quan điểm của hầu hết các nhà tảo học Liên
Xơ cũ cũng chia tồn bộ tảo thành 10 ngành trong đó Vi khuẩn lam được xếp
là một ngành tảo.
Hệ thống phân loại tảo của Gollerbakh M.M. (1977) [35] đã nâng lớp tảo
vịng Charophyceae mà trước đó là một lớp của ngành tảo lục Chlorophyta,
thành ngành Charophyta. Hệ thống phân loại này dựa trên cơ sở của các tiêu
chuẩn: sự đa dạng của chất màu, sản phẩm quang hợp, sự đa dạng về hình thái
cấu trúc tế bào, cấu trúc vỏ, cấu trúc roi, đặc điểm các tế bào s inh sản, chu
trình sinh sản và sự xen kẽ thế hệ lưỡng bội (2n) với đơn bội (n). Theo đó,

tồn bộ tảo được phân thành 10 ngành: Cyanophyta, Chrysophyta,
Xanthophyta,

Bacillariophyta,

Pyrrophyta,

Phaeophyta,

Rhodophyta,

Euglenophyta, Chlorophyta và Charophyta. Hầu hết các tác giả ở Liên Xô
(cũ) và các nước Đông Âu đều theo hệ thống phân loại của Gollerbakh M. M.
Graham & Wilcox (2000) [33], đã căn cứ vào những kết quả đạt được
trong sinh học phân tử khi nghiên cứu trình tự gen SSU rARN 18S, trình tự
rADN 18S và xây dựng cây chủng loại phát sinh xuất phát từ thông tin trình tự
phân tử đã cung cấp một cách rõ ràng về sự tồn tại của 8 – 9 mối quan hệ
huyết thống chính hay đó là các ngành tảo. Sự khác biệt thể hiện trong hệ
thống này là tảo vàng ánh và tảo silic được xếp ở bậc phân loại lớp trong
ngành Ochrophyta. Hai tác giả trên chia tảo thành 9 ngành: Cyanophyta,
Ochrophyta, Glaucophyta, Rhodophyta, Haptophyta, Cryptophyta, Dinophyta,
Euglenophyta và Chlorophyta.


7
Reynolds (2006) [theo 26], căn cứ vào những kết quả nghiên cứu đối
với các vi khuẩn quang dị dưỡng, nhận thấy có một vài lồi trong nhóm này là
tảo, ơng đã đề nghị bổ sung thêm một ngành mới Anoxyphotobacteria chưa hề
có trong bảng phân loại nào từ trước đến nay. Bảng phân loại này chỉ đề cập
đến các đối tượng là tảo nước ngọt và nước mặn, có 14 ngành gồm:

Cyanophyta, Anoxyphotobacteria, Glaucophyta, Prasinophyta, Chlorophyta,
Euglenophyta, Cryptophyta, Raphidophyta, Xanthophyta, Eustigmatophyta,
Chrysophyta, Dinophyta, Bacillariophyta và Haptophyta.
1.1.3. Vài nét về việc nghiên cứu tảo silic trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới:
Nghiên cứu phân loại tảo silic được tiến hành rất sớm, từ những thập
niên đầu thế kỷ XIX, với công trình đầu tiên là “Systema Algarum” của
Agardh C.A. năm 1824. Sau đó, Ehrenberg C.G., Kuetzing F.T., Smith W.,
Ralfs J. đã đề xuất các hệ thống phân loại tảo silic. Tuy nhiên, cơ sở phân loại
của các tác giả còn đơn giản, chủ yếu dựa và số lượng thể sắc tố và các rãnh
có hay khơng để phân loại. Sau đó, hệ thống phân loại tảo silic đã được
Kastern G. (1928), Kokubo A. (1955), Kim Đức Tường (1965)...bổ sung
(theo Trương Ngọc An, 1993 [1]).
Do sự phát triển chung của khoa học kỹ thuật, những tri thức về tảo silic
ngày một phong phú. Chúng đã được nghiên cứu theo các hướng sinh thái
khác nhau: tảo nước ngọt, tảo biển, tảo đất, tảo bì sinh, tảo sống trên băng
tuyết...
Theo hướng nghiên cứu về tảo phù du biển, Cupp E.E. (1943) đã điều
tra, nghiên cứu thành phần loài tảo silic biển ven bờ ở khu vực Bắc Mỹ;
Crossby và Cassie (1959) nghiên cứu tảo silic ở Ôxtrâylia và Niudilân hay
Sournia A. (1968) khảo sát tảo silic phù du ở vùng biển ven bờ Môzămbic.
Đáng chú ý hơn cả là những cơng trình điều tra, khảo sát silic trên vùng biển
Ấn Độ Dương mà Kastern G. là người đầu tiên thực hiện vào năm 1907. Về
sau, vào những năm 1964 – 1965 một số nhà khoa học đã nghiên cứu đối


8
tượng này tại 103 điểm, trong đó có một số khu vực mà Kastern G. đã quan
tâm 60 năm trước đó. Kết quả được Reimer Simonsen (1974) tổng hợp trong
cuốn “The Diatoms Plankton of The India Ocean”, mô tả 247 taxon lồi và

dưới lồi thuộc 80 chi, trong đó có 15 loài, 1 thứ và 3 chi được coi là mới đối
với khoa học [theo 4].
Kokubo A. (1955) đã công bố cuốn “Tảo silic phù du” bằng tiếng Nhật,
trong đó đã mơ tả chi tiết 370 lồi tảo silic ở biển và ao, hồ của Nhật Bản.
Năm 1965, Kim Đức Tường và cộng sự đã xuất bản cuốn “Trung Quốc hải
dương phù du kh tảo loại” trình bày 228 lồi tảo silic phù du ở các vùng
biển Trung Quốc, là nơi có mối quan hệ mật thiết với biển và sơng ngịi của
nước ta [theo 1].
Ở Việt Nam
Dẫn liệu về tảo silic phù du ở nước ta đã được đề cập khá sớm ở miền
Nam. Năm 1926, Rose M. đã cơng bố 13 chi với 20 lồi tảo silic khi nghiên
cứu vùng biển vịnh Nha Trang [theo 1]. Hoàng Quốc Trương (1962 - 1963)
đã phát hiện 154 loài tảo silic ở vịnh Nha Trang [28].
Năm 1966, trong cuốn “The plankton of South Vietnam”, cùng với các
loài tảo nước ngọt, Shirota A. đã giới thiệu 213 loài tảo silic trong 15 vùng
nước lợ, nước mặn ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Kiên Giang [32]. Tuy chỉ
mới trình bày bảng tên lồi cùng với những hình vẽ cịn đơn giản, khơng có
phần mơ tả hình thái mà chỉ nêu các kích thước nhưng đây là cơng trình
nghiên cứu quan trọng về thực vật phù du biển. Với danh mục loài phong phú,
cơng trình đã giới thiệu bao qt về thực vật nổi vùng ven biển miền Nam
Việt Nam - điều mà trước đó chưa có tác giả nào thực hiện được.
Ở miền Bắc, trong những năm từ 1959 - 1962 và 1965 - 1966, chương
trình hợp tác điều tra cơ bản tổng hợp vịnh Bắc Bộ đã được Trung Quốc và
Việt Nam tiến hành ở vịnh Bắc Bộ, kết quả có trên 140 lồi tảo silic đã được
cơng bố [1].


9
Sau đó, Trương Ngọc An và một số đồng nghiệp đã tiến hành khảo sát
vùng cửa sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ và vùng biển ven bờ tỉnh Nam

Hà. Kết quả sơ bộ cho thấy sự ưu thế vượt trội của tảo silic phù du (110 loài,
chiếm 88%) trong những thủy vực nước lợ đó [2].
Năm 1978, trong báo cáo “Thực vật phù du vùng ven biển Quảng Ninh
– Hải Phịng”, ơng đã giới thiệu một bảng tên lồi ghi danh 156 loài tảo silic.
Dựa vào các nguồn tài liệu trước đó ơng đã biên soạn cuốn “Phân loại tảo
silic phù du biển Việt Nam” mơ tả 225 lồi tảo thuộc 2 bộ, 18 họ, 60 chi tảo
silic [1]. Với danh mục lồi phong phú, phần mơ tả chi tiết, dễ hiểu, các hình
vẽ rõ ràng, cuốn sách thực sự là một tài liệu chuyên sâu về phân loại có giá trị,
rất cần thiết và thuận lợi trong nghiên cứu tảo silic.
Trần Trường Lưu (1970) [14], trong báo cáo “Tổng kết thực vật phù du
các vực nước điều tra”, đã thống kê được 74 chi thực vật nổi trong đó tảo
silic: 29, tảo lục: 23, tảo lam: 14, tảo mắt: 4, tảo giáp: 1, tảo vàng: 2, tảo vàng
ánh: 1.
Cũng Trần Trường Lưu (1975) [15] đã tiến hành nghiên cứu trên sông
Hồng, sông Đà, sông Mã và một số sông đào khác và đã thống kê được 98 chi
tảo sông thuộc các ngành: tảo silic, tảo lục, tảo lam, tảo mắt, tảo giáp, tảo vàng
và tảo vàng ánh.
Dương Đức Tiến (1981) [36] đã nghiên cứu thực vật nổi trên một số
sông, suối tiêu biểu thuộc các miền khác nhau ở Việt Nam, đã phát hiện được
286 loài/dưới loài, trong đó tảo silic chiếm ưu thế với 180 lồi. Ở một số con
sông lớn như sông Hồng, trong số 55 lồi vi tảo đã phát hiện có 33 lồi tảo
silic, ở sơng Hương có 64 lồi tảo silic (trong số 95 lồi được tìm thấy), cịn ở
sơng Cửu Long tác giả đã phát hiện 136 lồi vi tảo, trong đó tảo silic có 83
lồi/dưới lồi.
Ở miền Trung, Tơn Thất Pháp (1993) khi nghiên cứu phá Tam Giang
(Thừa Thiên Huế) đã cơng bố 244 taxon bậc lồi và dưới lồi thực vật thủy
sinh, trong đó có 159 lồi tảo silic [18]. Năm 1996, Đặng Thị Sy trong luận án


10

PTS với đề tài: “Tảo Silic vùng cửa sông ven biển Việt Nam” đã cơng bố 338
taxon bậc lồi và dưới loài [23].
Lê Thị Thúy Hà, Võ Hành (1999) [10], trong cơng trình “Chất lượng
nước và thành phần lồi vi tảo (Mcroalgae) ở sông Lam – Hà Tĩnh” đã xác
định được 136 lồi và dưới lồi trong đó có 60 lồi tảo silic (chiếm 44,12%).
Ở sơng Lam (Nghệ An), Lê Thị Thuý Hà (2004) đã phát hiện được 164 loài
tảo silic, trong đó bộ Discales và bộ Diraphinales có nhiều lồi nhất [9].
Nguyễn Đình San (2001), giới thiệu trong luận án tiến sĩ sinh học của
mình một danh mục gồm 196 loài thuộc 5 ngành tảo trong một số thủy vực bị
ô nhiễm ở 3 tỉnh Bắc miền Trung, trong đó có 59 lồi tảo silic phù du [21].
Lương Quang Đốc (2007) đã phát hiện 113 loài/dưới loài tảo silic sống
trên nền đáy mềm ở đầm, phá tỉnh Thừa Thiên - Huế [5].
Gần đây, Võ Hành cùng Phan Tấn Lượm (2010) [8] đã thống kê được
110 loài tảo silic ở cửa Cung Hầu (sơng Tiền Giang), trong đó các chi chủ đạo
thuộc về Coscinodiscus, Chaetoceros, Pleurosigma, Cyclotella, Nitzschia,
Rhizosolenium, Gyrosigma và Biddulphia.
Hiện nay, các nghiên cứu về tảo được gắn liền với nhiều thiết bị và
phương pháp hiện đại. Kính hiển vi điện tử được sử dụng trong những nghiên
cứu sâu về từng nhóm tảo giúp cho việc phân loại chính xác hơn. Các phương
pháp phân tích ADN được áp dụng với một số nhóm tảo, nhất là với các nhóm
có tính độc tố giúp cho việc xây dựng cây phát sinh chủng loại và phát hiện
các loài và dưới loài mới cũng như thẩm định lại các loài đã biết được chính
xác hơn. Có thể kể đến các cơng trình của Nguyễn Thị Thu Liên, Lê Như Hậu
và Nguyễn Hữu Đại, Đặng Diễm Hồng và cộng sự, Đặng Đình Kim và cộng
sự. Các ứng dụng về toán học và tin học trong sinh học cũng được sử dụng để
đánh giá tác động của các yếu tố môi trường lên tảo [theo 13].
Bên cạnh những thành tựu nói trên, chắc chắn cịn có nhiều cuộc điều
tra, khảo sát đã được tiến hành trên quy mơ nhỏ hay mang tính địa phương



11
nhưng chưa được công bố đầy đủ, dù vậy chúng đều có những đóng góp đáng
kể trong việc nghiên cứu về tảo silic ở nước ta.
1.1.4. Hình thái tảo silic
+ Hình thái vỏ (vách tế bào):
Tảo silic rất đa dạng về mặt hình thái, có ít nhất 16 kiểu khác nhau:
hình que, hình thuyền, hình đĩa, hình chuỗi, sợi, dải, sao ... [6].
- Tập đồn có thể tách rời: các tế bào được liên kết lại với nhau nhờ cơ
chất và trong những điều kiện thích hợp, chúng có thể tách ra những tập đồn
nhỏ hơn.
- Tập đồn khơng thể tách rời: Các tế bào được liên kết lại với nhau
nhờ vách có tẩm silic hoặc nhờ các gai, sừng để móc với nhau.
- Tập đồn vỏ phân cách: giữa các tế bào liền kề nhau, do có cấu trúc
khác nhau nên chúng có thể nối với nhau thơng qua mặt vỏ.
- Chuỗi: các tế bào nối với nhau liên tiếp tạo thành chuỗi dài nhờ vỏ
phân cách, các gai, các lông gai.
- Dạng dải: các tế bào nối lại với nhau liên tiếp nhờ các mặt vỏ tiếp xúc
hoặc các gai ở viền mép mặt vỏ.
- Dạng chuỗi bậc chồng nhau: các tế bào liền nhau nối với nhau bằng
cách một phần của tế bào này gối lên một phần của tế bào kia.
- Dạng chữ chi (zigzag) hay hình sao: đầu mút của mỗi tế bào dính lại
với nhau theo kiểu zigzag hay hình sao nhờ các tấm chất nhầy.
+ Cấu trúc vỏ tảo:
Tảo silic có cấu tạo gồm hai mảnh vỏ lồng vào nhau tương tự như hộp
đĩa petri, nên khi quan sát tảo có thể thấy mặt đai (nhìn ngang) hoặc một vỏ
(nhìn từ trên xuống).
Ngồi các đặc điểm về hình dạng, kích thước (chiều dài, chiều rộng,
chiều cao) của tế bào tảo thì các cấu trúc và vi cấu trúc lỗ trên bề mặt của vỏ
tảo như hình dạng, số lượng, cách sắp xếp của chúng cũng phải được quan sát
để căn cứ vào đó mà định danh.



12
- Tảo silic trung tâm: hình dạng, số lượng, cách sắp xếp dải lỗ vân (đơn
lẻ hay thành nhóm) từ trung tâm đến viền mép của mặt vỏ; bề mặt vỏ (lồi,
lõm, phẳng, hình nón hay gợn sóng); số lượng, hình dạng các u lồi, lơng gai,
gai, mấu, chúng sắp xếp ở trung tâm hay viền mép mặt vỏ.
- Tảo silic lơng chim khơng rãnh: thường có dạng hình que, kích thước
rất nhỏ, đa số sống bám. Những đặc điểm cần chú ý: hình dạng, cách liên kết
các tế bào, có hay khơng có rãnh giả, số lượng các dải vân, sự sắp xếp các dải
vân, các dải trơn chạy dọc theo mặt vỏ, đặc điểm phân bố các dải vân ở trung
tâm với vùng đầu của mặt vỏ.
- Tảo silic lơng chim có rãnh: rãnh hay khe có phía ngoài rộng và hẹp ở
giữa, chia mặt vỏ thành hai phần bằng nhau hoặc có thể lệch sang bên, rãnh
có một u lồi ở trung tâm và kết thúc bởi 2 u lồi ở cực tế bào.
Ngoài ra, trong thực tế khi định danh còn phải sử dụng một số các đặc
điểm khác như: gần phía đầu mặt vỏ và hai bên mép mặt vỏ thắt lại rồi mở
rộng ra tạo thành hình đầu; đoạn kết thúc của rãnh ở trung tâm hoặc đầu mặt
vỏ có hình dạng như thế nào; quanh vùng trục có hay khơng có cấu trúc dạng
hạt; cấu trúc trơn dạng chữ H trên bề mặt vỏ; rãnh lệch tâm hay khơng lệch
tâm. Ở nhiều lồi tảo silic trung tâm chỉ có thể định danh qua hình dạng và
cấu trúc của mặt đai; một số lồi tảo silic lơng chim có cấu trúc vỏ khác nhau:
một vỏ có rãnh (thường là nắp dưới) và một vỏ khơng có rãnh.

1.2. Đặc điểm tự nhiên của sơng ngịi Việt Nam
1.2.1. Vài nét về sơng ngịi Việt Nam
Việt Nam có 2360 con sơng lớn, nhỏ (dài từ 10 km trở lên), trong đó có
9 hệ thống sơng lớn với diện tích lưu vực trên 10 000 km2, đó là hệ thống
sơng Bằng Giang - Kỳ Cùng, sơng Thái Bình, sông Hồng, sông Mã, sông Cả,
sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai - Vàm Cỏ và sông Cửu Long. Các

sơng lớn này đều có lưu vực bên ngồi lãnh thổ, lớn nhất là sông Cửu Long
(chiếm 91%) và điều đó sẽ dẫn đến hệ quả là đa phần nước sơng ngịi của ta
được đưa vào từ bên ngồi lãnh thổ và tình hình lũ kiệt khơng chỉ phụ thuộc


13
vào lượng mưa trong nước mà còn phụ thuộc vào các đập thủy điện khổng lồ
từ các quốc gia ở thượng nguồn [12].
Tuy mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc, nhưng phân bố khơng đều, sơng
ngịi của nước ta đại bộ phận là các sông nhỏ và vừa. Mật độ sơng, suối trên
tồn lãnh thổ là 0,6 km/km2, hầu hết chúng đều đổ ra biển Đơng.
Mỗi con sơng thường có thể chia làm 3 vùng: thượng lưu, trung lưu và
hạ lưu, ranh giới cũng như độ dài giữa 3 vùng này khó phân biệt rạch rịi. Tuy
nhiên, khơng phải mọi con sơng đều có đầy đủ 3 vùng như trên, điều này cịn
phụ thuộc vào cấu tạo địa hình, địa chất của từng lưu vực cũng như giai đoạn
phát triển của sơng.
Hướng chảy của sơng ngịi nước ta phụ thuộc rất rõ vào hướng của cấu
trúc địa chất và hướng nghiêng chung của địa hình từ đất liền ra biển. Có hai
hướng chính: hướng Tây Bắc - Đơng Nam như hướng của sông Hồng, sông
Mã, sông Ba, sông Cửu Long …, hướng vịng cung như hướng chảy của sơng
Lơ, sơng Lục Nam và sơng Thương. Ngồi hai hướng chính trên, sơng ngịi
của Đơng và Tây Trường Sơn cịn chảy theo hướng Tây hoặc hướng Đông
[20, 30].
1.2.2. Đặc điểm tự nhiên của hệ thống sông Mã
- Đặc điểm tự nhiên của sông Mã
Sông Mã được bắt nguồn từ tỉnh Sơn La và một phần trên đất Lào ở độ
cao 800 - 1000 m, nó chảy vào Thanh Hóa qua các huyện Mường Lát, Quan
Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Yên Định...đến ngã ba Bơng, dịng
chính rẽ sang phải và tiếp tục chảy về phía Đơng qua huyện Hoằng Hóa,
TP.Thanh Hóa và huyện Quảng Xương rồi đổ ra biển ở cửa Hới. Tính từ

nguồn tới cửa, tồn sơng dài 512 km, trong đó phần chảy trên lãnh thổ Việt
Nam là 410 km, phần chảy trên đất Lào là 102 km, riêng ở địa phận Thanh
Hóa là 242 km. Tồn bộ diện tích lưu vực sơng Mã là 28 400 km2 trong đó
phần trong lãnh thổ Việt Nam là 17 600 km2. Độ cao bình quân lưu vực là
762 m, độ dốc bình quân là 17,6%, chiều rộng bình quân lưu vực là 68,8 km,


14
mật độ lưới sơng là 0,66. Sơng Mã có 89 phụ lưu có chiều dài hơn 10 km,
trong đó gồm 39 phụ lưu cấp I; 33 phụ lưu cấp II và 17 phụ lưu cấp III [17].
Các phụ lưu chính của sông Mã gồm sông Chu, sông Bưởi và sông Cầu Chảy.
1.2.3. Vài nét về điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu
(Theo Trung tâm Quan Trắc và Bảo vệ mơi trường Thanh Hóa) [11].
- Đặc điểm về khí hậu
+ Chế độ nhiệt:
Thanh Hóa có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình nằm khoảng 23 240C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình thấp dưới 200C (từ tháng 12
đến tháng 3 năm sau), có 8 tháng nhiệt độ trung bình cao hơn 20 0C (từ tháng
4 đến tháng 11). Biên độ ngày đêm từ 7 - 100C, biên độ năm từ 11 - 120C, chế
độ thủy văn của sơng Mã có hai mùa rõ rệt, mùa mưa (mùa lũ) và mùa khô
(mùa cạn).
+ Độ ẩm:
Độ ẩm khơng khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa
các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85%.
Mùa mưa độ ẩm khơng khí thường cao hơn mùa khơ từ 10 - 18%.
+ Chế độ mưa:
Lượng mưa ở Thanh Hóa khá lớn, trung bình năm từ 1456,6 - 1762,6
mm, nhưng phân bố rất không đều giữa 2 mùa và tăng dần từ Bắc vào Nam và
từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) lượng mưa rất
ít (chỉ chiếm 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm), đặc biệt vào tháng 1 (lượng
mưa chỉ đạt 4 - 5 mm/tháng). Ngược lại, mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10)

tập trung tới 80 - 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 8 (có 15
- 19 ngày mưa với lượng mưa lên tới 440 – 677 mm).
- Chế độ gió: Thanh Hóa nằm ở vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng
năm có 3 mùa gió:
+ Gió Bắc (cịn gọi là gió Bấc): do khơng khí lạnh từ Bắc cực qua lãnh
thổ Trung Quốc thổi vào.


15
+ Gió Tây Nam: từ vịnh Belgan qua lãnh thổ Thái Lan, Lào thổi vào,
gió rất nóng nên gọi là gió Lào.
+ Gió Đơng Nam (cịn gọi là gió Nồm): thổi từ biển vào đem theo
khơng khí mát mẻ.
Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 – 2 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong
bão từ 30 – 40 m/s, tốc độ gió trong gió mùa Đơng Bắc mạnh trên dưới 20
m/s.
+ Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi lớn nhất trong lưu vực vào khoảng 900 mm đến hơn
1000 mm, lượng bốc hơi tổng cộng vào khoảng 800 – 900 mm [30].
- Chế độ thủy văn:
+ Thủy triều
Thủy triều ở Thanh Hóa thuộc loại triều yếu (thuộc chế độ nhật triều
khơng đều). Thời gian triều lên từ 8 - 9 giờ, thời gian triều xuống khoảng 15 16 giờ. Biên độ triều trung bình đạt 1,2 m, lớn nhất đạt 2,9 m. Các tháng có
triều lớn nhất là tháng 11, tháng 12 và tháng 1. Các tháng có triều thấp là
tháng 8, tháng 9 và tháng 10.
Do quá trình hoạt động của thủy triều, nước biển xâm nhập vào sông
mang theo nước mặn vào. Càng cách xa cửa sông độ mặn càng thấp, cùng
một vị trí độ mặn cũng khơng ngừng thay đổi tương ứng với sự thay đổi của
thủy triều.
+ Chế độ dòng chảy:

Chế độ dòng chảy phân thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ từ tháng 5 – 10,
mùa kiệt từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 2, 3, 4 là
các tháng có lưu lượng dịng chảy nhỏ nhất, vùng cửa sơng mực nước dao
động theo thủy triều.
+ Độ mặn:
Hầu hết độ mặn lớn nhất đều xuất hiện cùng với mức nước đỉnh triều.
Độ mặn nhỏ nhất xuất hiện khi mực nước thấp nhất (chân triều). Trong một số


16
trường hợp độ mặn lớn nhất lại xuất hiện muộn hơn 1- 2 giờ so với mực nước
lớn nhất (đỉnh triều).
Ở sông Mã, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền tới 25 km và nhiều khả
năng còn sâu hơn thế nữa, nhất là trong bối cảnh khí hậu trái đất đang dần
nóng lên như hiện nay.


17
CHƢƠNG II

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa và
thành phần lồi tảo silic ở hạ lưu sơng Mã (Thanh Hóa).

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi chọn hạ lưu sông Mã từ điểm ngã ba sơng Chu (huyện Thiệu
Hóa) tới cửa Hới (TX. Sầm Sơn) thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa với độ dài

khoảng 36 km để tiến hành thu mẫu, nghiên cứu.
Mẫu được thu trên 3 mặt cắt, tại mỗi mặt cắt thu 3 điểm: bờ trái, bờ phải
và giữa dịng (hình 1).
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thu mẫu của 4 đợt: Đợt I: vào tháng 12 năm 2008; Đợt II:
tháng 3 năm 2009; Đợt III: tháng 6 năm 2009 và Đợt IV vào tháng 4 năm
2010.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp thu mẫu nƣớc
Mẫu nước được thu vào chai Thạch Bích 1,25 lít, bảo quản ở 4 0C và
phân tích trong vịng 24 giờ. Mẫu nước dùng để phân tích chỉ tiêu oxy hòa tan
(DO) được thu riêng và cố định ngay trong lọ thủy tinh nút mài 125 ml.
2.3.2. Phƣơng pháp thu mẫu tảo silic
Mẫu tảo được thu bằng lưới vớt thực vật nổi N075, vợt qua vợt lại trên
tầng mặt nhiều lần để thu mẫu định tính. Lấy 10 lít nước lọc qua lưới nêu trên
để lấy 50 ml làm mẫu định lượng. Các mẫu tảo được cố định bằng formol 4%
(gồm 144 mẫu định tính và 144 mẫu định lượng, tất cả đều được ghi nhãn đầy
đủ).
Mẫu tảo được phân tích và bảo quản tại Bộ mơn Thực vật, Khoa Sinh
học, Trường Đại học Vinh.


18


19
2.3.3. Phƣơng pháp phân tích thủy lý, thủy hóa
- Các chỉ tiêu: nhiệt độ, pH được đo tại hiện trường bằng máy
Watertest.

- Độ trong được đo bằng đĩa Shecchi.
- Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen) được xác định bằng phương pháp
Winkler.
- Độ mặn được đo tại chỗ bằng máy đo độ mặn ATAGO.
2.3.4. Phƣơng pháp định loại tảo silic
Mẫu định tính được xử lý bằng phương pháp đốt trên bếp điện 6 -7 giờ,
sau đó cố định bằng Baume Canada và quan sát dưới kính hiển vi quang học
có độ phóng đại 400 - 1000 lần, đo kích thước, vẽ hình chi tiết, lập bản mô tả
và chụp ảnh hiển vi.
Để định loại các lồi tảo silic, chúng tơi đã sử dụng các tài liệu:
+ Khóa định loại tảo silic của Zabelina M.M. và cộng sự (1951) [34].
+ “Phân loại tảo Silic phù du biển Việt Nam” của Trương Ngọc An
(1993) [1].
+ “Tảo và Địa y” của Gollerbakh M.M. (chủ biên) (1977) [35].
Ngồi ra, chúng tơi tham khảo thêm các tài liệu:
+ “The Plankton of South Vietnam” của Shirota A. (1966) [32].
+ “Phiêu sinh vật trong vịnh Nha Trang” của Hoàng Quốc Trương
(1962) [28].
Danh mục loài được sắp xếp theo hệ thống phân loại Gollerbakh M.M. (1977)
[ 35].
2.3.5. Phƣơng pháp định lƣợng tảo silic
- Xác định mức độ gặp theo quy ước (10 tiêu bản đối với mỗi mẫu thu).
Nếu một loài xuất hiện:
+ ở 7 – 10 tiêu bản tức là từ 70-100%, gặp nhiều:

+++

+ ở 4 – 6 tiêu bản tức là từ 40 - 60%, gặp trung bình: ++
+ ở 1 – 3 tiêu bản tức là dưới 40%, gặp ít:


+


20
-

Xác định số lượng tế bào tảo silic: bằng cách đếm trên buồng đếm

Goriaev. Gọi m là số tế bào có trong 25 ơ lớn của buồng đếm. Do thể tích
buồng đếm là 10-4 cm3 (ml) nên số lượng tế bào có trong 1 ml là (m.104), tức
là trong 1 lít nước có m.104.103 = m.107 (tế bào/ lít). Khi thu mẫu ta lọc 10 lít
nước lấy 50 ml, nghĩa là đã cơ đặc thể tích 200 lần (2.102). Vậy số lượng tế
bào tảo silic có trong 1 lít nước mẫu thực tế là:
m.10 7
1
x=
= .m.105 (tế bào / lít)
2
2.10
2

2.3.6. Đánh giá mức độ gần gũi thành phần loài giữa các điểm nghiên cứu
Hệ số thân thuộc lồi tính theo cơng thức Sorenxen (S):
S=
Trong đó:

2c
ab

c : là tổng số lồi chung gặp ở các điểm nghiên cứu

a : là tổng số loài gặp ở điểm A
b : là tổng số loài gặp ở điểm B
S dao động từ 0 đến 1.

Nếu S càng gần tới 1 thì thành phần lồi giữa 2 điểm nghiên cứu càng
giống nhau; ngược lại, S càng bé thì thành phần lồi giữa 2 điểm nghiên cứu
càng khác nhau nhiều.
Cụ thể:
Nếu S = 1 thì cấu trúc thành phần lồi giữa 2 điểm nghiên cứu khơng có
sự khác nhau.
Nếu S < 1 thì cấu trúc thành phần lồi giữa 2 điểm nghiên cứu có khác
nhau.


21
CHƢƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số chỉ tiêu thuỷ lý, thuỷ hố ở hạ lƣu sơng Mã
3.1.1. Một số chỉ tiêu thủy lý
3.1.1.1. Nhiệt độ
Trong các thủy vực, nhiệt độ nước phụ thuộc vào nhiệt độ khơng khí.
Thơng thường nhiệt độ nước (nhất là tầng nước mặt) có trị số gần với nhiệt độ
khơng khí. Nhiệt độ nước sơng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của
thực vật nổi. Ở trong khoảng nhiệt độ cực thuận thì chúng sinh trưởng và phát
triển tốt nhất.
Bảng 1: Nhiệt độ môi trường ở các địa điểm nghiên cứu qua 4 đợt thu mẫu
Chỉ
tiêu
Nhiệt

độ
khơng
khí
(0 C)
Nhiệt
độ
nước
(0 C)

Hàm Rồng

Sơng Chu

Quảng Phú

Cửa Hới

Đợt
I

Đợt
II

Đợt
III

Đợt
IV

Đợt

I

Đợt
II

Đợt
III

Đợt
IV

Đợt
I

Đợt
II

Đợt
III

Đợt
IV

Đợt
I

Đợt
II

Đợt

III

Đợt
IV

24,5

26,3

32,8

27,2

22,0

27,5

33,3

29,1

18,4

29,0

34,8

31,0

19,5


23,6

36,9

28,7

27,7
20,1

24,6

33,5

28,0
27,4

20,2

26,4

24,2

33,0

26,5

28,3
28,4


20,2

23,9

32,1

25,9

27,2
27,5

20,7

23,1

32,9

26,2

Ghi chú: đợt I: tháng 12/2008; đợt II: tháng 3/2009; đợt III: tháng 6/2009 và đợt
IV: tháng 4/2010.

Qua 4 đợt thu mẫu, nhiệt độ nước sông dao động từ 20,10C – 33,50C,
thấp nhất tại sông Chu ở đợt I là 20,10C và cao nhất cũng tại sông Chu ở đợt
III là 33,50C. Đợt I trung bình là 20,30C, đợt II là 24,00C, đợt III là 32,90C và
đợt IV là 27,80C. Tại thời điểm mỗi đợt thu mẫu, nhiệt độ nước sông khá ổn
định, dao động đợt I từ 0,1- 0,60C, đợt II từ 0,4 – 1,50C, đợt III từ 0,5 –
1,40C, đợt IV từ 0,5 - 10C.

27,9



22
Nhiệt độ trung bình của nước sơng qua 4 đợt thu mẫu của năm 2008,
2009 và 2010 cũng có sự khác nhau, cao nhất vào đợt III (tháng 6/2009) trung
bình trên tồn sơng 32,90C, cịn các đợt khác có trị số trung bình từ 20,30C
đến 27,80C.
40
35
30
SC

25

HR

20

QP

15

CH

10
5
0
Đợt I

Đợt II


Đợt III

Đợt IV

Biểu đồ 1: Sự biến động của nhiệt độ nước qua 4 đợt thu mẫu
3.1.1.2. Độ trong
Độ trong là một yếu tố rất quan trọng đối với sự phân bố theo chiều
thẳng đứng và biến đổi theo mùa của các thực vật nổi trong thủy vực.
Nước là môi trường truyền ánh sáng, nó liên quan tới q trình quang
hợp của tảo. Nước càng trong, ánh sáng truyền xuống càng sâu tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình quang hợp của thủy sinh vật nói chung, vi tảo nói
riêng và ngược lại.
Bảng 2: Độ trong trung bình ở các địa điểm nghiên cứu qua 4 đợt thu mẫu
(đơn vị: cm)
Chỉ

Hàm Rồng

Sông Chu

Quảng Phú

Cửa Hới

tiêu

Đợt
I


Đợt
II

Đợt
III

Đợt
IV

Đợt
I

Đợt
II

Đợt
III

Đợt
IV

Đợt
I

Đợt
II

Đợt
III


Đợt
IV

Đợt
I

Đợt
II

Đợt
III

Đợt
IV

Độ
trong

90,2

94,3

86,3

92,1

81,3

83,4


79,0

81,6

73,2

71,5

66,1

69,3

54,1

55,3

47,8

52,0

Trung
bình

90,7

81,3

70,0

52,3



23
Qua 4 đợt thu mẫu chúng tôi thấy rằng :
- Độ trong của sông vào mùa khô cao hơn so với mùa mưa.
- Độ trong giảm dần từ điểm thu mẫu ở sông Chu đến cửa Hới.
(Tại các mặt cắt nghiên cứu nhìn chung độ trong giữa dịng cao so với hai
bên bờ).
Vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau), độ trong cao hơn hẳn do
mực nước sơng khá ổn định (trung bình tồn sơng đợt I là 74,7 cm, đợt II là
76,1 cm và đợt IV là 73,8 cm), ngược lại vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng
10) do mực nước sông lớn, mặt khác lại bị ảnh hưởng của những trận mưa lũ
kéo theo một lượng lớn các chất hữu cơ bị bào mòn từ rừng núi, ruộng đồng. .
. chảy vào sông làm nước sông bị đục nên độ trong giảm xuống (trung bình
tồn sơng đợt III là 69,8 cm). Theo các đợt thu mẫu thì độ trong cao nhất vào
đợt II (tháng 3/2009), thấp nhất vào đợt III (tháng 6/2009).
Sự dao động về độ trong của hạ lưu sông Mã từ 47,8 – 94,3 cm và nằm
trong khoảng dao động độ trong so với sông Lam từ 18,3 – 120 cm [9].
100

94.3

90.2

90
80

81.3
73.2


92.1
86.3

83.4
71.5

70

66.1

69.3
SC

55.3

54.1

60

81.6

79

52

47.8

50

HR

QP

40

CH

30
20
10
0
Đợt I

Đợt II

Đợt III

Đợt IV

Biểu đồ 2 : Sự biến động độ trong ở hạ lưu sông Mã qua các đợt nghiên cứu
3.1.2. Một số chỉ tiêu thủy hóa
3.1.2.1. pH
Độ pH là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước về mặt hóa
học. Nó rất có ý nghĩa đối với đời sống thủy sinh vật, đặc biệt là ảnh hưởng


24
đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của chúng. Độ pH quá cao hay quá
thấp đều ảnh hưởng xấu đến độ thẩm thấu của màng tế bào, làm rối loạn q
trình trao đổi nước, muối khống của thủy sinh vật.
Bảng 3 : pH trung bình ở các địa điểm nghiên cứu qua 4 đợt thu mẫu

Chỉ
tiêu
pH

Hàm Rồng

Sông Chu
Đợt
I
7,9

Đợt
II
7,9

Đợt
III
7,7

Đợt
IV
8,0

Đợt
I
7,9

Đợt
II
7,9


Đợt
III
7,7

Quảng Phú
Đợt
IV
7,9

Đợt
I
7,9

Đợt
II
7,7

Đợt
III
7,9

Cửa Hới
Đợt
IV
7,8

Đợt
I
8,2


Đợt
II
7,9

Đợt
III
7,6

Qua 4 đợt thu mẫu chúng tôi nhận thấy pH của hạ lưu sông Mã tương
đối ổn định và thể hiện ở mức kiềm yếu và kiềm. Trị số dao động từ 7,6 – 8,2,
tương ứng với điểm thấp nhất tại cửa Hới ở đợt III và điểm cao nhất tại cửa
Hới ở đợt I.
So sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả đối với các sông
miền Bắc nơi mà pH biến thiên từ 3,8 – 8,9 (trung bình 7,06), cịn ở các sơng
miền Nam từ 6,20 – 8,27 (trung bình 7,60) [25] và với kết quả nghiên cứu của
Lê Thị Thúy Hà (2004) [9] ở hệ thống sông Lam dao động trong khoảng từ
7,03 – 8,07 thì pH ở hạ lưu sơng Mã có biên độ dao động nhỏ hơn nhiều so
với các sông trên.
8.3

8.2

8.2
8.1
8

8
7.9 7.9 7.9


7.9 7.9

7.9

7.9

8
7.9

7.9

SC
7.8

7.8

7.7

7.7 7.7

7.7

QP
7.6

CH

7.6
7.5
7.4

7.3
Đợt I

Đợt II

Đợt III

HR

Đợt IV

Biểu đồ 3: Sự biến động của pH trung bình qua 4 đợt thu mẫu

Đợt
IV
8,0


25
3.1.2.2. Độ mặn
Độ mặn là một trong yếu tố quan trọng quyết định sự phân bố và phát
triển của vi tảo, đặc biệt là ở khu vực cửa sông – nơi môi trường thường
xuyên bị thay đổi theo sự tác động giữa nước mặn và nước ngọt tạo thành
môi trường nước lợ.
Về mùa khô, các sông vùng triều đều bị tác động mạnh mẽ của triều
biển và nước mặn từ biển xâm nhập vào sông. Nguyên nhân do lượng mưa
giảm hẳn, lưu lượng dịng chảy nhỏ và mực nước sơng rất thấp khơng thắng
được áp lực dịng triều nên triều mặn theo sông xâm nhập vào đất liền khá
sâu. Do đó, khả năng nhiễm mặn ở vùng hạ lưu thường xảy ra vào các tháng
mùa cạn.

Bảng 4: Độ mặn trung bình ở các địa điểm nghiên cứu qua 4 đợt thu mẫu
(đơn vị ‰)
Thời điểm

I

II

III

IV

Sơng Chu

1

1

2

2

Hàm Rồng

1

1

5,7


6,3

Quảng Phú

5

2

25

24,1

Cửa Hới

20

7

26

27

Trung bình

6,75

2,75

14,7


14,9

Địa điểm

Qua bảng 4 cho thấy độ mặn ở cửa Hới (vùng cửa sông) cao nhất ở cả 4
đợt thu mẫu. Càng ngược dịng lên phía trên Quảng Phú, cầu Hàm Rồng, ngã
ba sơng Chu thì độ mặn càng giảm dần. Ở đợt IV độ mặn cao nhất vì lúc đó
chúng tôi đi thu mẫu vào lúc triều lên cao nên nước sơng bị nước mặn xâm
nhập. Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phấn bố thành phần loài tảo silic ở
các địa điểm nghiên cứu.
3.1.2.3. Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen - DO)
DO là một thông số rất quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nước.
Mặc dù hàm lượng DO thay đổi theo hoạt động của thủy sinh vật trong những


×