Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Tổng quan về mạng thông tin di động 3g wcdma

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.11 KB, 81 trang )

LỜI CẢM ƠN
Suốt trong thời gian học tập vừa qua, đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của
trƣờng Đại học Vinh, khoa Điện Tử Viễn Thơng, nay em đã hồn thành khố
học của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Quý thầy cô trong khoa Điện Tử Viễn Thơng đã tận tình chỉ bảo em
trong suốt q trình học tập.
- Q thầy cơ ở các khoa có liên quan đã cung cấp cho em những kiến
thức cần thiết cho một sinh viên.
- Trƣờng Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho em học tập trong suốt thời
gian qua.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy LƢU
TIẾN HƢNG đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực
hiện đồ án tốt nghiệp này.
Cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ tơi và chia sẽ những khó khăn trong
quá trình thực hiện đồ án này.
Vinh, tháng 05/2011
Sinh viên
Hồ Việt Anh

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... 1
MỤC LỤC ..................................................................................................... 2
TÓM TẮT ĐỒ ÁN........................................................................................ 5
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................................................ 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...................................................................... 12
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 13
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THƠNG TIN DI ĐỘNG 3G……………15
1.1 Q trình phát triển của hệ thống thông tin di động 3G ........................ 15


1.2 Hệ thống thông tin di động thế hệ 3G .................................................... 21
1.2.1 Tiêu chuẩn IMT-2000 ......................................................................... 22
1.2.2 Phân bố tần số cho IMT-2000 ............................................................. 24
1.2.3 Mơ hình tổng qt cho mạng IMT-2000............................................. 25
1.2.4 Các dịch vụ và ứng dụng trong thông tin di động thế hệ ba ............... 27
1.3 Kết luận chƣơng ...................................................................................... 29
CHƢƠNG 2. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM ... 30
2.1 Giới thiệu chƣơng.................................................................................... 30
2.2 Cấu trúc mạng GSM............................................................................... 31
2.2.1 Trạm di động ........................................................................................ 32
2.2.2.Hệ thống con trạm gốc ......................................................................... 33
2.2.3.Hệ thống mạng con

....................................................................... 33

2.2.4 Đa truy cập trong GSM ........................................................................ 34
2.2.5 Các thủ tục thông tin ........................................................................... 35
2.2.5.1 Đăng nhập thiết bị vào mạng ............................................................ 35
2.2.5.2 Chuyển vùng ..................................................................................... 36
2.2.5.3 Thực hiện cuộc gọi ............................................................................ 36
2.2.5.3.1 Cuộc gọi từ thiết bị di động vào điện thoại cố định ..................... 36
2.2.5.3.2 Cuộc gọi từ điện thoại cố định đến thiết bị di động ....................... 37
2.2.5.3.3 Cuộc gọi từ thiết bị di động đến thiết bị di động ........................... 38

2


2.2.5.3.4 Kết thúc cuộc gọi .......................................................................... 38
2.3 Sự phát triển của mạng GSM lên 3G ................................................... 39
2.3.1 Hệ thống GSM sẽ đƣợc nâng cấp từng bƣớc lên thế hệ ba.................. 39

2.3.2 Các giải pháp nâng cấp ........................................................................ 40
2.4 Kết luận chƣơng .................................................................................... 42
CHƢƠNG 3. CẤU TRÚC HỆ THỐNG W - CDMA VÀ KỸ THUẬT
TRẢI PHỔ…………………………………………………………………43
3.1 Cấu trúc hệ thống WCDMA…………………………………………..43
3.1.1 Thiết bị ngƣời sử dụng UE .................................................................. 43
3.1.2 Mạng lõi CN ........................................................................................ 44
3.1.3 Mạng truy cập vô tuyến mặt đất UMTS (UTRAN) ........................... 45
3.1.3.1 Các thành phần của UTRAN ........................................................... 46
3.1.3.2 Các đặc tính chính của UTRAN ...................................................... 47
3.2 Trải phổ trong W-CDMA....................................................................... 47
3.2.1 Khái quát về kỹ thuật trải phổ ............................................................. 47
3.2.2 Khái niệm hệ thống thông tin trải phổ ................................................ 49
3.2.3 Các phƣơng thức trải phổ .................................................................... 51
3.2.4 Nguyên lí cơ bản của kĩ thuật trải phổ chuỗi trực tiếp DSSS ............. 52
3.2.4.1 Các đặc tính của DS-CDMA........................................................... 54
3.2.4.2 Ƣu và nhƣợc điểm của DS-CDMA.................................................. 55
3.3 Công nghệ CDMA băng rộng ................................................................. 56
3.4 Kết luận chƣơng ...................................................................................... 58
CHƢƠNG 4 GIAO DIỆN VÔ TUYẾN VÀ KỸ THUẬT VÔ TUYẾN ...... 59
4.1 Giao diện vô tuyến ................................................................................. 59
4.1.1 Các kênh truyền tải và sắp xếp chúng lên các kênh vật lý................... 60
4.1.1.1 Kênh truyền tải riêng ......................................................................... 61
4.1.1.2 Các kênh truyền tải chung ................................................................. 61
4.1.1.3 Sắp xếp các kênh truyền tải lên các kênh vật lý ............................... 62

3


4.2 Kỹ thuật vô tuyến .................................................................................... 64

4.2.1 Vấn để điều khiển công suất ................................................................ 64
4.2.2 Vấn đề chuyển giao .............................................................................. 71
4.3 Kết luận chƣơng………………………………………………………..77
KẾT LUẬN………………………………………………………………...78
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….80

4


TĨM TẮT ĐỒ ÁN
Sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ số liệu mà IP đặt ra các yêu mới
đối với công nghệ viễn thông di động. Thông tin di động thế hệ 2 mặc dù sử
dụng công nghệ số nhƣng là hệ thống băng hẹp và đƣợc xây dựng trên cơ chế
chuyển mạch kênh nên không thể đáp ứng đƣợc dịch vụ mới này. 3G (thirdgeneration) công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba là giai đoạn mới nhất trong
sự tiến hóa của ngành viễn thơng di động. Nếu 1G (the
first gerneration) của điện thoại di động là những thiết bị analog, chỉ có khả
năng truyền thoại. 2G (the second generation) của ĐTDĐ gồm cả hai công
năng truyền thoại và dữ liệu giới hạn dựa trên kỹ thuật số. Trong bối cảnh đó
ITU đƣa ra đề án tiêu chuẩn hóa hệ thống thơng tin di động thế hệ thứ 3 với
tên gọi IMT – 2000. IMT – 2000 mở rộng đáng kể khả năng cung cấp dịch vụ
và cho phép sử dụng nhiều phƣơng tiện thơng tin.
Mục đích của IMT – 2000 là đƣa ra nhiều khả năng mới nhƣng cũng đồng
thời đảm bảo sự phát triển liên tục của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ
hai (2G) vào những năm 2000. 3G mang lại cho ngƣời dùng các dịch vụ giá
trị gia tăng cao cấp, giúp chúng ta thực hiện truyền thông thoại và dữ liệu
(nhƣ e-mail và tin nhắn dạng văn bản), download âm thanh và h.nh ảnh với
băng tần cao. Các ứng dụng 3G thông dụng gồm hội nghị video di động; chụp
và gửi ảnh kỹ thuật số nhờ điện thoại máy ảnh; gửi và nhận e-mail và file đính
kèm dung lƣợng lớn; tải tệp tin video và MP3; thay cho modem để kết nối đến
máy tính xách tay hay PDA và nhắn tin dạng chữ với chất lƣợng cao…


5


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACCH

Associated control channel

Kênh điều khiển liên kết

AICH

Acquisition indicator channel

Kênh chỉ thị bắt

ACIR

Adjacent channel interference ration Tỷ số nhiễu kênh lân cận

AS

Access stratum

Tầng truy nhập

AuC


Authentication Centre

Trung tâm nhận thực

BCCH

Broadcast Control Channel

Kênh điều khiển quảng bá

BCH

Broadcast Chanel

Kênh quảng bá

BER

Bit Error Rate

Tỷ lệ lỗi bit

BS

Base Station

Trạm gốc

BSS


Base Station System

Phân hệ trạm gốc

BTS

Base Transceiver Station

Trạm thu phát gốc (trong GSM)

CACH

Common Assignment Chanel

Kênh ấn định chung

CAICH

Kênh chỉ thị gán kênh CPCH

CCCH

CPCH Chanel Assignment
Indicator chanel
Common Control Chanel

CCPCH

Common Control Physical Chanel


Kênh vật lý điều khiển chung

CN

Core Network

Mạng lõi

CPCH

Common Packet Chanel

Kênh gói chung

CS

Circuit Switched

Chuyển mạch kênh

CSMACD

Carrier Sense Multiple Access with
Collision Detection

Phƣơng thức truy nhập đa sóng
mang kết hợp phát hiện va chạm

6


Kênh điều khiển chung


DCH

Dedicated Channel

Kênh dành riêng

DPCH

Dedicated Physical Chanel

Kênh vật lý dành riêng

DPCCH

Dedicated Physical Control Chanel

DPDCH

Dedicated Physical Data Chanel

Kênh vật lý điều khiển dành
riêng
Kênh vật lý dữ liệu dành riêng

DTCH

Dedicated Traffic Chanel


Kênh lƣu lƣợng dành riêng

DHO

Diversity Handover

Chuyển giao phân tập

EDGE

Enhanced Data Rates for GSM
Evolution
Equipment Identity Register

Tốc độ bit tăng cƣờng sử dụng
cho nhánh tiến hóa GSM
Thanh ghi nhận dạng thiết bị

FACH

Equivalent Isotropic Radiated
Power
European Telecommunications
Standards Instutute
Forward Access Channel

Công suất bức xạ đẳng hƣớng
tƣơng đƣơng
Viện tiêu chuẩn viễn thông

Châu Âu
Kênh truy nhập đƣờng xuống

FBI

Feedback Information

Thông tin phản hồi

FDD

Frequency Division Duplex

Song công phân chia theo tần số

FDMA
FEC

Frequency Division Multiple
Access
Forward Error Correction

Đa truy nhập phân chia theo
tần số
Mã sửa sai đƣờng xuống

FER

Frame Error Rate


Tỷ lệ lỗi khung

GPS

Global Positioning System

Hệ thống định vị toàn cầu

GMSC

Gateway MSC

MSC cổng

GPRS

General Packet Radio Service

Dịch vụ vơ tuyến gói chung

GSM

Global System for Mobile
Communications
Header

Hệ thống thơng tin di động tồn
cầu
Mào đầu


EIR
EIRP
ETSI

HDR

7


HLR

Home Location Register

Thanh ghi định vị thƣờng trú

HSDPA

High Speed Downling Packet
Access
High Speed Uploading Packet
Access
Handover

Truy nhập gói đƣờng xuống
tốc độ cao
Truy nhập gói đƣờng lên tốc
độ cao
Chuyển giao

HSUPA

HO

International Electrotechnical
Commission
IMT-2000 International Mobile
Telecommunications 2000
IN
Intelligent Network

Ủy ban kỹ thuật điện tử quốc tế

IS-95

Một phiên bản CDMA Bắc Mỹ

Iur

North American Version of the
CDMA Standard
International telecommunication
union
ITU Recommendation Working
Group 8F
UMTS Interface Between 3G MSC/SGSN and RNC
UMTS Interface Between RNC and
BS
UMTS Interface Between RNCs

MAC


Medium Access Control

Điều khiển truy nhập trung gian

MAC

Message Authentication Code

Mã nhận thực bản tin

MAP

Mobile Application Part

Phần ứng dụng di động

ME

Mobile Equipment

Thiết bị di động

MS

Mobile Station

Trạm di động

MSC


Mobile Swithching Center

Trung tâm chuyển mạch di động

NMS

Network Management Subsystem

Phân hệ quản lý mạng

NMT

Nordic Mobile Telephone

Mạng điện thoại di động của
Nauy

IEC

ITU
ITU-R
WP8F
Iu
Iub

8

Tiêu chuẩn viễn thông di động
quốc tế 2000
Mạng thông minh


Hiệp hội viễn thơng quốc tế
Nhóm làm việc 8F của tổ chức
ITU
Giao diện UMTS giữa 3G MSC/SGSN với RNC
Giao diện UMTS giữa RNC với
BS
Giao diện UMTS giữa các RNC


OSI

Open System Interconnection

Kết nối các hệ thống mở

PCCH

Paging Control Chanel

Kênh điều khiển tìm gọi

P-CCPCH Primary Common Control Physical
Chanel
PCH
Paging Chanel

Kênh vật lý điều khiển chung cơ
sở
Kênh tìm gọi


PN

Pseudo Noise

Nhiễu giả ngẫu nhiên

PS

Packet Switched

Chuyển mạch gói

P-SCH

Physical Shared Chanel

Kênh vật lý dùng chung

RC

Radio Configuration

Cấu hình vơ tuyến

RANAP
RLC

Radio Access Network
Application Part

Radio Link Control

Phần ứng dụng mạng truy cập
vô tuyến
Điều khiển liên kết vô tuyến

RNC

Radio Network Controller

Bộ điều khiển mạng vô tuyến

RNSAP
RNS

Radio Network Subsystem
Application Part
Radio Network Subsystem

Phần ứng dụng phân hệ mạng
vô tuyến
Phân hệ mạng vô tuyến

RRC

Radio Resource Control

RACH

Random Access Channel


Điều khiển tài nguyên vô
tuyến
Kênh truy cập ngẫu nhiên

SF

Spreading Factor

Hệ số trải phổ

SIR

Signal to Interference Ratio

Tỷ số tín hiệu trên nhiễu

SMS

Short Message Service

Dịch vụ bản tin ngắn

SSC

Secondary Synchronization
Protocol
Site Selection Diversity
Transmission
Space Time Transmit Diversity


Mã đồng bộ thứ cấp

SSDT
STTD

9

Truyền dẫn phân tậplựa chọn
trạm
Phân tập truyền dẫn theo thời
gian không gian


SGSN

Serving GPRS Support Node

Nút cung cấp GPRS phục vụ

SS

Spreading spectrum

Kỹ thuật trải phổ

SCCH

Synchronisation Control Chanel


Kênh đồng bộ

Signalling Connection Control
Part
S-CCPCH Secondary Common Control
Physical Chanel
SCH
Synchronisation Chanel

Phần điều khiển kết nối báo
hiệu
Kênh vật lý điều khiển chung
thứ cấp
Kênh đồng bộ

SGSN

Serving GPRS Support Node

Nút phục vụ hỗ trợ GPRS

SHCCH

Shared Chanel Control Chanel

SIM

GSM Subcriber Identity Module

Kênh điều khiển phân chia

kênh
Modun chỉ thị thuê bao GSM

SOH

Soft Handover

Chuyển giao mềm

SRNC

Serving Radio Network
Controller
Serving RNS

Bộ điều khiển mạng vô tuyến
phục vụ
RNS phục vụ
Kênh đồng bộ thứ cấp

TCP

Secondary Synchronisation
Chanel
Transmission Control Protocol

TDD

Time Division Duplex


TFC

Transport Format Combination

TFCI

Transport Format Combination
Indicator
Time Hopping CDMA

SCCP

SRNS
S- SCH

THCDMA
TPC

Giao thức điều khiển truyền
dẫn
Song công phân chia theo thời
gian
Kết hợp khuôn dạng truyền
dẫn
Bộ chỉ thị kết hợp khuôn dạng
truyền dẫn
CDMA nhảy thời gian

TRAU


Transcoder Rate Adaptor

Điều khiển cơng suất truyền
dẫn
Khối thích ứng tốc độ

TAF

Terminal Adaptation Function

Chức năng thích ứng đầu cuối

Transmit Power Control

10


UBR

Unspecified Bit Rate Service

UDP

User Datagram Protocol

UE

User Equipment

Dịch vụ không xác định tốc

độ bit
Giao thức gói dữ liệu ngƣời
sử dụng
Thiết bị ngƣời sử dụng

UL

Uplink

Đƣờng lên

Um

Radio Interface for GSM BSS

UM

Unacknowledged Mode in RLC

UMTS

Universal Mobile
Telecommunication System
UTRAN Registration Area

Giao diện vô tuyến cho GSM
BSS
Chế độ khơng phúc đáp trong
RLC
Hệ thống viễn thơng di động

tồn cầu
Khu vực đăng ký UTRAN

UTRAN Radio Network
Temporary Identity
Uplink Shared Chanel

Chỉ thị tạm thời của mạng vô
tuyến UTRAN
Kênh chia sẻ đƣờng lên

Universal Terrestrial Radio
Access
Radio interface for UTRA

VCI

Universal Terrestrial Radio
Access Network
Virtual Circuit Identifier

Truy nhập vơ tuyến mặt đất
tồn cầu
Giao diện vơ tuyến dùng cho
UTRA
Mạng truy nhập vơ tuyến mặt
đất tồn cầu
Bộ chỉ thị mạng ảo

VHE


Virtual Home Environment

Môi trƣờng thƣờng trú ảo

VLR

Visitor Location Register

Thanh ghi định vị tạm trú

VMS

Voice Mail System

Hệ thống thƣ thoại

VoD

Video On Demand

Truyền hình theo yêu cầu

WAP

Wireless Application Protocol

Thủ tục ứng dụng không dây

WCDMA


Wideband Code Division
Multiple Access
World Administrative Radio
Conference

Đa truy nhập phân chia theo
mã băng rộng
Hội nghị vô tuyến quản lý
toàn cầu

URA
U-RNTI
USCH
UTRA
Uu
UTRAN

WARC

11


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
1.1 Lộ trình phát triển các thế hệ thông tin di động ...................................... 20
1.2 Phân bố tần số cho IMT-2000 ở một số nƣớc ......................................... 24
1.3 Mơ hình tổng qt cho mạng IMT-2000 ................................................. 25
1.4 Các đề xuất đối với mạng truy cập vô tuyến ........................................... 27
2.1 Mơ hình tổng qt cho mạng GSM ......................................................... 31
2.2 Mơ hình hệ thống thơng tin di động tế bào ............................................. 32

2.3 Gọi từ thiết bị di động vào điện thoại cố định ........................................ 37
2.4 Gọi từ điện thoại cố định đến thiết bị di động ........................................ 38
2.5 Các giải pháp nâng cấp hệ thống 2G lên 3G ........................................... 40
2.6 Quá trình nâng cấp GSM lên W-CDMA ................................................ 41
3.1 Cấu trúc chi tiết hệ thống W-CDMA ...................................................... 43
3.2 Cấu trúc UE ............................................................................................ 43
3.3 Cấu trúc mạng lõi CN ............................................................................. 44
3.4 Mạng truy cập vô tuyến mặt đất UMTS (UTRAN) ................................ 45
3.5 Mơ hình hệ thống thơng tin trải phổ ...................................................... 49
3.6 Khả năng loại trừ nhiễu ........................................................................... 51
3.7 Các chức năng phần phát trong hệ thống DS-CDMA ............................ 54
3.8 Các chức năng phần thu trong hệ thống DS-CDMA .............................. 54
3.9 Hệ thống búp hƣớng ănten ...................................................................... 57
4.2 Sắp xếp các kênh truyền tải lên kênh vật lý ............................................ 64
4.3 Điều khiển cơng suất vịng hở cho tuyến lên .......................................... 68
4.4 Điều khiển cơng suất vịng kín cho tuyến lên ......................................... 70
4.5 Điều khiển cơng suất vịng kín cho tuyến xuống ................................... 71
4.6 Chuyển giao cứng cùng tần số và khác tần số ........................................ 73
4.7 Chuyển giao mềm ................................................................................... 74
4.8 Chuyển giao mềm hơn ............................................................................ 74
4.9 Trình tự thực hiện chuyển giao ............................................................... 75
4.10 Nguyên tắc chung của các thuật toán chuyển giao ............................... 76
12


LỜI NĨI ĐẦU
Thơng tin di động số đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới với
những ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thông tin, trong dịch vụ và trong
cuộc sống hằng ngày. Các kĩ thuật không ngừng đƣợc hoàn thiện đáp ứng
nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Công nghệ điện thoại di động phổ biến nhất thế

giới GSM đang gặp nhiều cản trở và sẽ sớm bị thay thế bằng những công
nghệ tiên tiến hơn, hỗ trợ tối đa các dịch vụ nhƣ Internet, truyền hình...
Hệ thống viễn thông di động thế hệ hai là GSM và IS 95. Những
công nghệ này ban đầu đƣợc thiết kế để truyền tải giọng nói và nhắn tin. Để
tận dụng đƣợc tính năng của hệ thống 2G khi chuyển hƣớng sang 3G cần thiết
có một giải pháp trung chuyển. Các nhà khai thác mạng GSM có thể bắt đầu
chuyển từ GSM sang 3G bằng cách nâng cấp hệ thống mạng lên GPRS (Dịch
vụ vơ tuyến chuyển mạch gói), tiếp theo là EDGE (tiêu chuẩn 3G trên băng
tần GSM và hỗ trợ dữ liệu lên tới 384kbit) và UMTS (công nghệ băng thông
hẹp GSM sử dụng truyền dẫn CDMA), và WCDMA.
3G là một bƣớc đột phá của ngành di động, bởi vì nó cung cấp băng
thơng rộng hơn cho ngƣời sử dụng. Điều đó có nghĩa sẽ có các dịch vụ mới và
nhiều thuận tiện hơn trong dịch vụ thoại và sử dụng các ứng dụng dữ liệu nhƣ
truyền thông hữu ích nhƣ điện thoại truyền hình, định vị và tìm kiếm thơng
tin, truy cập Internet, truyền tải dữ liệu dung lƣợng lớn, nghe nhạc và xem
video chất lƣợng cao,… Truyền thơng di động ngày nay đã và đang đóng một
vai trị quan trọng trong cuộc sống. Việc vẫn có thể giữ liên lạc với mọi ngƣời
trong khi di chuyển đã làm thay đổi cuộc sống riêng tƣ và công việc của
chúng ta.
Thế giới đang có 2 hệ thống 3G đƣợc chuẩn hóa song song tồn tại,
một dựa trên cơng nghệ CDMA còn gọi là CDMA 2000, chuẩn còn lại do dự
án 3rd Generation Partnership Project (3GPP) thực hiện. 3GPP đang xem xét

13


tiêu chuẩn UTRA - UMTS Terrestrial Radio Access TS. Tiêu chuẩn này có 2
sơ đồ truy nhập vơ tuyến. Một trong số đó đƣợc gọi là CDMA băng thơng
rộng (WCDMA).
“Ngày 10/3/2005, Bộ BCVT đã tiến hành nghiệm thu đề tài xây

dựng tiêu chuẩn thiết bị đầu cuối thông tin di động WCDMA (UTRA-FDD)
mã số 49-04-KTKT-TC dành cho công nghệ 3G. Theo đánh giá của các thành
viên phản biện, việc xây dựng và hồn thành cơng trình là một việc làm cần
thiết, có ý nghĩa và đặc biệt là độ khả thi trong giai đoạn hiện nay, khi nhu cầu
phát triển lên 3G là một xu hƣớng tất yếu ở Việt Nam, nhất là các nhà di động
mạng GSM” (Theo báo điện tử VietNamNet).
Xuất phát từ định hƣớng này mà em chọn đề tài nghiên cứu về 3G. Đề tài
“Tổng quan về mạng thông tin di động 3G - WCDMA” gồm có 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về thơng tin di động 3G
Chƣơng 2: Giới thiệu hệ thống thông tin di động GSM
Chƣơng 3: Cấu trúc hệ thống W-CDMA và kỹ thuật trải phổ
Chƣơng 4: Giao diện vô tuyến và kỹ thuật vơ tuyến
Trong q trình thực hiện đồ án em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của
thầy giáo hƣớng dẫn Lƣu Tiến Hƣng, là giảng viên khoa ĐTVT trƣờng ĐH
Vinh. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc hoàn thành đồ án nhƣng với
thời gian và trình độ có hạn nên đồ án cịn có nhiều thiếu sót, em rất mong nhận
đƣợc các ý kiến đóng góp và chỉ dẫn thêm từ các thầy cơ và các bạn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lƣu Tiến Hƣng đã giúp
em hoàn thành đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Hồ Việt Anh

14


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN DI ĐỘNG 3G
1.1 Q trình phát triển của hệ thống thơng tin di động 3G
Ngày nay, thơng tin liên lạc đóng một vai trị hết sức quan trọng trong
đời sống xã hội lồi ngƣời. Cùng với sự đi lên của xã hội, nhu cầu thơng tin

của con ngƣời ngày càng tăng địi hỏi các hệ thống thơng tin liên lạc nói
chung, các hệ thống viễn thơng nói riêng phải khơng ngừng phát triển và cải
tiến để đáp ứng các nhu cầu đó. Thơng tin di động là một ứng dụng có nhu cầu
lớn nhất và đạt đƣợc sự phát triển mạnh mẽ nhất trong những năm gần đây.
Trƣớc nhu cầu ngày càng tăng của ngƣời sử dụng, thông tin di động sẽ phát
triển theo xu hƣớng nào. Để có thể hiểu rõ cũng nhƣ có những có cái nhìn
chính xác về xu hƣớng phát triển tiếp theo của thông tin di động, trƣớc hết cần
phải nhìn lại lịch sử phát triển của nó từ khi mới ra đời đến nay.
Năm 1924, điện thoại vô tuyến di động đầu tiên ra đời nhƣng mới chỉ
đƣợc sử dụng nhƣ là phƣơng tiện thông tin giữa các đơn vị cảnh sát ở Mỹ.
Đến những năm 1960 hệ thống điện thoại di động đầu tiên sử dụng
phƣơng pháp điều tần mới xuất hiện nhƣng chúng có dung lƣợng rất thấp so
với hiện nay và ít tiện lợi.
Đầu những năm 1980 đánh dấu sự ra đời của các hệ thống di động tổ
ong điều tần song công sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo tần số
FDMA với chỉ duy nhất phục vụ thoại. Nhƣng đây mới chỉ là các hệ thống tổ
ong tƣơng tự có nhƣợc điểm là chất lƣợng thấp, vùng phủ sóng hẹp, dung
lƣợng nhỏ, khơng có tính bảo mật thơng tin và các thiết bị cho ngƣời sử dụng
rất nặng và đắt tiền. Những hệ thống thông tin di động đầu tiên này, nay đƣợc
gọi là thế hệ thứ nhất (1G). Một số hệ thống trong thế hệ này là:
+ AMPS (Advanced Mobile Phone Service - Dịch vụ điện thoại di động
cấp cao): triển khai ở Nhật (1979) và Mỹ (1983), băng tần 800MHz và vẫn còn
đƣợc sử dụng rỗng rãi ở Mỹ và nhiều phần khác trên thế giới.

15


+ NMT (Nordic Mobile Telephony - Điện thoại di động Bắc Âu) triển
khai ở Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch và Phần Lan từ năm 1981 nhƣng nay
phần lớn không còn đƣợc sử dụng.

+ TACS ( Total Access Communications System – Hệ thống truyền
thơng truy cập tồn phần) triển khai ở Anh năm 1985 và một số hệ thống
TACS-900 vẫn còn đƣợc sử dụng ở châu Âu.
Vào cuối thập niên 1980, ngƣời ta nhận thấy rằng các hệ thống tổ ong
tƣơng tự không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin ngày càng tăng lúc đó.
Điều này đã dẫn đến sự ra đời của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai
(2G). Đây là các hệ thống di động số sử dụng các cơng nghệ địn bẩy để tăng
dung lƣợng (nén thoại, xử lí tín hiệu số), thực thi và mở rộng khái niệm “mạng
thông minh”, tăng cƣờng khả năng chống lỗi và thêm một số dịch vụ mới
nhƣng chỉ giới hạn trong thoại và dữ liệu tốc độ thấp. Cho đến thời điểm hiện
nay trên thế giới tồn tại nhiều hệ thống thông tin di động thế hệ 2 nhƣng nhìn
chung có thể phân thành 2 loại hệ thống. Loại thứ nhất ra đời trƣớc là các hệ
thống 2G sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA.
Loại thứ hai ra đời muộn hơn vào giữa thập kỷ 1990 sử dụng công nghệ đa
truy nhập phân chia theo mã CDMA, nay gọi là cdmaOne. Một số hệ thống
trong thế hệ này là:
+ D-AMPS/ TDMA & PDC : hệ thống này sử dụng phƣơng pháp
TDMA, có thể tiến hành 3 cuộc gọi trên một khe thời gian, triển khai năm
1993 (PDC 1994) có định hƣớng chuyển sang GSM và sau này là W-CDMA.
Hiện nay PDC là hệ thống tổ ong nội địa ở Nhật với mạng lƣới rộng nhất của
NTT DoCoMo.
+ IDEN: hệ thống này sử dụng công nghệ TDMA về cơ bản vẫn dựa
trên thiết kế GSM và cung cấp giao thức đặc biệt cho “Nhấn-để-nói” một
cách nhanh chóng. Đây là hệ thống độc quyền của Motorola với băng tần
800 MHz.

16


+ DECT and PHS : đây là các hệ thống thông tin di động hạn chế cho

mạng nội hạt sử dụng máy cầm tay không dây số. Các hệ thống này cơ bản vẫn
dựa trên công nghệ TDMA chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thƣơng mại nhƣ
PBX không dây. Với băng tần rộng (các kênh 32 Kbps), thoại và số liệu ISDN
chất lƣợng cao, phục vụ cho các tế bào nhỏ và trong các toà nhà, hệ thống PSH
đƣợc sử dụng ở các thành phố có mật độ dân số cao ở Nhật Bản và hiện này
mới đƣợc triển khai ở Trung Quốc.
+ GSM: hệ thống này sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo thời
gian TDMA. Hệ thống này ban đầu có tên là “Groupe Special Mobile” về sau
đổi thành “Global System for Mobile – Hệ thống thơng tin di động tồn cầu.
GSM đƣợc phát triển từ năm 1982 khi các nƣớc Bắc Âu gửi đề nghị đến CEPT
để quy định một dịch vụ viễn thông chung châu Âu ở băng tần 900 MHz. Năm
1991, hệ thống chính thức đƣợc thử nghiệm với 8 ngƣời sử dụng cho 200Khz
và GSM đã đạt đƣợc nhiều thành công trên thị trƣờng châu Âu ( hiện nay
chiếm 59% thuê bao) và châu Á (33%), trở thành một tiêu chuẩn chiếm ƣu thế
vƣợt trội trên thế giới.Sau này hệ thống mở rộng đến băng tần 1800 MHz. Ở
Việt Nam, hệ thống thông tin di động GSM đƣợc đƣa vào từ năm 1993, hiện
nay đang đƣợc công ty VMS và GPC khai thác rất hiệu quả. Hiện nay trên thế
giới 70% thuê bao sử dụng hệ thống này và thực hiện roaming quốc tế trên 140
nƣớc với 400 mạng.
+ North American CDMA (cdmaOne): hệ thống này sử dụng kỹ thuật đa
truy nhập phân chia theo mã CDMA. Vào đầu những năm 70, CDMA đƣợc
phát triển cho lĩnh vực quân đội vì nó có tính bảo mật cao. Đến năm 1989,
Qualcom chính thức đƣa hệ thống ra thử nghiệm và tuyên bố sẽ nâng cao dung
lƣợng cũng nhƣ đơn giản hoá việc quy hoạch mạng. Hệ thống này đƣợc triển
khai đầu tiên là ở Hồng Kông vào năm 1994 nhƣng đạt đƣợc sự thành công lớn
nhất là ở Hàn Quốc (1996) và đƣợc Verizon và Sprint sử dụng ở Mỹ.
+ CdmaOne - IS-95: Hệ thống CDMA thƣơng mại đƣợc thử nghiệm ở
Mỹ với tiêu chuẩn nội địa của ngƣời Mỹ gọi là IS-95. IS-95 triển khai ở băng
17



tần 800 MHz. Ngồi truyền thoại có thể truyền số liệu. Phiên bản IS-95A cung
cấp tốc độ dữ liệu là 14.4 kbps.
Ngồi các hệ thống thơng tin di động mặt đất cịn có các hệ thống thơng
tin di động vệ tinh: Global Star và Iridium cũng đƣợc đƣa vào thƣơng mại
trong năm 1998.
Mặc dù thông tin di động thế hệ 2 đã đạt đƣợc những thành công vƣợt
bậc cả về mặt công nghệ cũng nhƣ là thƣơng mại nhƣng các hệ thống này vẫn
tồn tại một số nhƣợc điểm sau:
+ Thứ nhất, vẫn xảy ra nghẽn mạng do có hơn 300 triệu thuê bao trên
khắp thế giới, do đó cần phải tăng dung lƣợng hệ thống.
+ Thứ hai, do tồn tại nhiều hệ thống di động cũng nhƣ nhiều mạng di
động nên nó giới hạn phạm vi di động của các thuê bao trên khắp thế giới, do
đó cần phải một chuẩn quốc tế.
+ Thứ ba, các hệ thống này cịn cung cấp ít các dịch vụ mà trong đó nhu
cầu về các dịch vụ mới nhất là Internet ngày càng tăng với hơn 200 triệu thuê
bao, do đó cần phải có thêm nhiều dịch vụ và ứng dụng đa phƣơng tiện mới.
Để giải quyết các hạn chế của các hệ thống thông tin di động thế hệ hai
mà ở phần trên đã đề cập đến, có 2 giải pháp, đó là:
Phát triển từ 2G lên 2,5 G (hay cịn gọi là thế hệ hai cộng): với giải
pháp này yêu cầu chi phí thấp nhƣng ngắn hạn. Ví dụ nhƣ phát triển từ GSM
lên HSCSD, GPRS, EDGE. Một số ƣu thế mà thế hệ hai cộng GSM đạt đƣợc:
+ Các dịch vụ mạng mới và cải thiện các dịch vụ liên quan đến truyền số
liệu nhƣ nén số liệu của ngƣời sử dụng, số liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao,
dịch vụ vơ tuyến gói đa năng.
+ Các cơng việc liên quan đến dịch vụ thoại nhƣ : mã hoá và giải mã
tiếng tồn tốc cải tiến, mã hố và giải mã đa tốc độ thích ứng.
+ Các dịch vụ bổ sung nhƣ: chuyển hƣớng cuộc gọi, hiển thị tên chủ gọi,
chuyển giao cuộc gọi và các dịch vụ cấm gọi mới.


18


+ Cải thiện liên quan đến dịch vụ bản tin ngắn SMS nhƣ móc nối SMS,
mở rộng bảng chữ cái, mở rộng tƣơng tác giữa các SMS.
+ Các công việc liên quan đến tính cƣớc nhƣ các dịch vụ trả tiền trƣớc,
tính cƣớc nóng…
+ Tăng cƣờng cơng nghệ SIM.
+ Dịch vụ mạng thông minh nhƣ CAMEL.
+ Các cải thiện chung nhƣ : chuyển mạng GSM-AMPS, các dịch vụ định
vị tƣơng tác với các hệ thống thông tin vệ tinh và hỗ trợ định tuyến tối ƣu.
+ Thiết kế một chuẩn mới hồn tồn 3G: giải pháp này có chi phí cao,
dài hạn nhƣng lại có một số lƣợng lớn các dịch vụ tiềm năng mới.
Ngày nay với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ cũng
nhƣ của xã hội, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng cả về nhiều
mặt, thông tin di động vẫn sẽ tiếp tục phát triển sang một thế hệ mới. Hiện nay
các hệ thống thông tin di động số đang ở giai đoạn chuyển từ thế hệ 2 + sang thế
hệ 3.
Thông tin di động thế hệ ba sẽ phải là hệ thống thông tin di động cho các
dịch vụ di động truyền thông cá nhân đa phƣơng tiện. Hộp thƣ thoại sẽ đƣợc
thay thế bằng bƣu thiếp điện tử đƣợc lồng ghép với hình ảnh và các cuộc thoại
thơng thƣờng trƣớc đây sẽ đƣợc bổ sung các hình ảnh để trở thành thoại có
hình[3]...Dƣới đây là một số yêu cầu chung đối với hệ thống thông tin di động
thứ ba này:
+ Mạng phải là băng rộng và có khả năng truyền thông đa phƣơng tiện.
Nghĩa là mạng phải đảm bảo đƣợc tốc độ bit của ngƣời sử dụng đến 2 Mb/s.
+ Mạng phải có khả năng cung cấp độ rộng băng tần (dung lƣợng) theo
yêu cầu. Ngoài ra cần đảm bao đƣờng truyền vô tuyến không đối xứng chẳng
hạn với: tốc độ bit cao ở đƣờng xuống và tốc độ bit thấp ở đƣờng lên hoặc
ngƣợc lại.


19


+ Mạng phải cung cấp thời gian truyền dẫn theo yêu cầu. Nghĩa là đảm
bảo các kêt nối chuyển mạch cho thoại, các dịch vụ video và các khản năng số
liệu gói cho các dịch vụ số liệu.
+ Chất lƣợng dịch vụ phải không thua kém chất lƣợng dịch vụ mạng cố
định, nhất là đối với thoại.
+ Mạng phải có khả năng sử dụng toàn cầu, nghĩa là bao gồm cả thông tin
vệ tinh.
tacs
Gsm (900)
Nmt
(900)

gprs

W-cdma

Gsm (1800)

Gsm (1900)
gprs
is-136
(1900)
is-95 cdma
(j-std-008)
(1900)


edge

is-136
tdma (800)
amps
is-95 cdma
(800)
smr

1g

Iden (800)

cdma2000
1x

cdma2000
Nx

2g

2,5g

3g

Hình 1.1 Lộ trình phát triển các thế hệ thơng tin di động. [1]
Một số nét chính của nền tảng công nghệ thông tin di động từ thế hệ một đến
thế hệ ba.
Thế hệ
thông tin di

động

Hệ thống

Dịch vụ chung

Thế hệ
(1G)

1 AMPS,
TACS,
NMT

Tiếng thoại

Thế

2 GSM, IS-

Chủ

hệ

yếu

20

Chú thích
FDMA, tƣơng tự


cho TDMA hoặc CDMA, số,


(2G)

136, IS-95

thoại kết hợp với băng hẹp (8-13Kbit/s)
dịch vụ bản tin
ngắn

Thế hệ trung GPRS,
Trƣớc hết là
gian (2,5G)
EDGE,
tiếng thoại có
cdma200-1x đƣa thêm các
dịch vụ số liệu
gói

TDMA (kết hợp nhiều khe
hoặc nhiều tần số), CDMA,
sử dụng chồng lên phổ tần
của thế hệ hai nếu không sử
dụng phổ tần mới, tăng
cƣờng truyền số liệu gói cho
thế hệ hai

Thế hệ
(3G)


CDMA, CDMA kết hợp
TDMA, băng rộng (tới
2Mbps), sử dụng chồng lấn
lên thế hệ hai hiện có nếu
khơng sử dụng phổ tần mới

3 Cdma2000,
W-CDMA

Các dịch vụ
tiếng và số liệu
gói đƣợc thiết kế
để truyền tiếng
và số liệu đa
phƣơng tiện là
nền tảng thực sự
của thế hệ ba.

1.2 Hệ thống thông tin di động thế hệ 3G
Do các tiêu chuẩn chỉ thực hiện đƣợc trong phạm vi khu vực nên khái
niệm thơng tin di động tồn cầu khơng thực hiện đƣợc. Bên cạnh đó, sau gần
20 năm phát triển, thông tin di động mà phổ biến là GSM đã bắt đầu bộc lộ
những khiếm khuyết của nó khi nhu cầu truyền số liệu và các dịch vụ băng
rộng ngày càng trở nên cấp thiết.
Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba - 3G ra đời với mục tiêu là hình
thành một hệ thống di động duy nhất trên toàn thế giới. Khác với các dịch vụ
đƣợc cung cấp bởi những hệ thống thông tin di động hiện nay chủ yếu là thoại
(công nghệ tƣơng tự là đặc trƣng của hệ thống 1G, công nghệ số là đặc trƣng
của 2G), hệ thống 3G nhằm vào các dịch vụ băng rộng nhƣ truy cập Internet

tốc độ cao, truyền hình và ảnh chất lƣợng cao tƣơng đƣơng với mạng hữu
tuyến[3].
Quá trình phát triển:
21


Chính do sự thành cơng to lớn trên phạm vi toàn thế giới của GSM, các
nhà vận hành mạng viễn thông châu Âu và các nhà sản xuất đã không chú ý
đến một hệ thống mới (3G) cho đến tận giữa thập niên 90.
Chỉ sau khi ITU đƣa ra định hƣớng về một hệ thống di động mới cần
phát triển cho những năm đầu của thế kỷ 21, các nhà hoạt động cụ thể đối với
UMTS của ETSI mới đƣợc thực thi năm 1995.
Hệ thống 3G tƣơng lai sau đó đã đƣợc ITU đặt tên là IMT-2000, hệ
thống viễn thông quốc tế thế kỷ 21.Thời hạn chót để các tiêu chuẩn khu vực đệ
trình các dự thảo kỹ thuật của mình cho IMT-2000 đã đƣợc ITU đặt ra là tháng
7 năm 1998.
Đến tháng 1 năm 1998, ETSI chọn hai kỹ thuật truyền dẫn vô tuyến cho
truy nhập vô tuyến đối với UMTS là UTRA FDD và UTRA TDD, chính là hai
kỹ thuật dùng cho IMT-2000.
Một loạt các kỹ thuật truyền dẫn vô truyến mặt đất đƣợc đề xuất với
ITU vào tháng 1 năm 1998. Trong đó có một số đề xuất về kỹ thuật đa truy
nhập vô tuyến theo mã băng rộng của ETSI, TTC/ARIB (Nhật), TTA (Hàn
Quốc), ANSI T1(Mỹ) và TIA (Mỹ) có thể phân làm hai nhóm. Một nhóm đề
xuất địi hỏi các trạm gốc đồng bộ và đƣợc xây dựng trên cơ sở IS-95 2G và đề
xuất cịn lại khơng dựa trên cơ sở trạm gốc đồng bộ.
Đến cuối năm 1998, cả hai đề xuất đều đƣợc hỗ trợ bởi các tổ chức tiêu
chuẩn khu vực gọi là 3GPP và 3GPP2. Mục đích của cả 3GPP và 3GPP2 đều
là kết hợp các đề xuất cơ bản và CDMA băng rộng thành một đề xuất duy nhất.
Đây là hai tiêu chuẩn đƣơc chấp nhận cho IMT-2000.
1.2.1 Tiêu chuẩn IMT-2000

Đối với bất kỳ công nghệ nào, điều kiện tiên quyết cho việc phát triển
trên phạm vi toàn thế giới là phải xây dựng đƣợc một bộ tiêu chuẩn cho công

22


nghệ này và việc tuân thủ theo chuẩn là một yêu cầu bắt buộc đối với nhà cung
cấp dịch vụ, nhà khai thác và nhà sản xuất thiết bị.
Các chuẩn 3G đƣợc ITU khuyến nghị với tên gọi IMT-2000. IMT-2000
đƣợc tạo ra nhằm thỏa mãn việc phát triển các tiêu chuẩn cho phép một cơ sở
hạ tầng thông tin vô tuyến toàn cầu bao gồm các hệ thống mặt đất và vệ tinh,
các truy nhập cố định và di động cho các mạng công cộng cá nhân.
Hệ thống mới này sẽ làm việc ở dải tần 2GHz. Nó sẽ cung cấp nhiều loại
hình dịch vụ bao gồm các dịch vụ thoại và số liệu tốc độ cao, video và truyền
thanh. Tốc độ của thế hệ thứ ba đƣợc xác định nhƣ sau:
+ 384 Kbps đối với vùng phủ sóng rộng.
+ 2 Mbps đối với vùng phủ sóng địa phƣơng.
Một số yêu cầu chính về IMT-2000 cho UMTS đƣợc ITU đề ra nhƣ sau:
- Sử dụng dải tần quy định quốc tế 2 GHz nhƣ sau:
+ Đƣờng lên: 1885 – 2025 MHz
+ Đƣờng xuống: 2110 – 2200 MHz
- Là hệ thống thơng tin di động tồn cầu cho các loại hình thơng tin vơ
tuyến:
+ Tích hợp các mạng thơng tin hữu tuyến và vô tuyến
+ Tƣơng tác cho mọi loại dịch vụ viễn thông
- Cung cấp khả năng truy nhập mạng trong nhiều loại mơi trƣờng khác
nhau nhƣ trong nhà, ngồi trời, trên xe…
- Có thể hỗ trợ các dịch vụ nhƣ :
+ Mơi trƣờng gia đình ảo (VHE: Virtual Home Eviroment) trên cơ sở
mạng thông minh, di động cá nhân và chuyển mạng toàn cầu.

+ Đảm bảo các dịch vụ đa phƣơng tiện đồng thời cho thoại, số liệu
chuyển mạch kênh và số liệu chuyển mạch gói.
+ Đảm bảo chuyển mạng quốc tế.
23


- Chất lƣợng thoại tƣơng đƣơng mạng hữu tuyến.
- Dễ dàng hỗ trợ các dịch vụ mới xuất hiện trong tƣơng lai.
1.2.2 Phân bố tần số cho IMT-2000
Phân bố tần số cho IMT-2000 cho châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đƣợc
thể hiện nhƣ trong hình sau đây.

Hình 1.2 Phân bố tần số cho IMT-2000 ở một số nƣớc.
Châu Âu sử dụng hệ thống thế hệ hai là DCS 1800 ở băng tần 17101755 cho đƣờng lên và 1805-1850 cho đƣờng xuống. Châu Âu và hầu hết các
nƣớc châu Á băng tần IMT-2000 là 2x60 Mhz có thể sử dụng cho WCDMA
FDD. Băng tần sử dụng cho TDD ở châu Âu thay đổi tuỳ theo cho các ứng dụng
đƣợc cấp giấy phép hay không. Các hệ thống FDD sử dụng các băng tần khác
nhau cho đƣờng lên và đƣờng xuống còn hệ thống TDD sử dụng cùng tần số cho
cả đƣờng lên và đƣờng xuống.
Nhật Bản sử dụng hệ thống thế hệ hai là PDC còn Hàn Quốc sử dụng hệ
thống thế hệ hai là IS-95 cho cả khai thác tổ ong lẫn PDS. ấn định phổ PCS ở
Hàn Quốc khác với ấn định phổ PCS ở Mỹ, vì thế Hàn Quốc có thể sử dụng
tồn bộ phổ tần quy định của IMT-2000. ở Nhật Bản, một phần phổ của IMT2000 TDD đã sử dụng cho PHS.

24


Mỹ khơng cịn phổ mới cho các hệ thống thơng tin di động thế hệ ba.
Các dịch vụ của thế hệ ba sẽ đƣợc thực hiện trên cơ sở thay thế phổ tần của hệ
thống thông tin

thế hệ ba bằng phổ tần của hệ thống PCS thế hệ hai hiện tại.
Trung Quốc phổ tần dành trƣớc cho PCS và WLL sử dụng một phần phổ
tần của IMT-2000. Theo quyết định về phân định tần số, có đến 2x60 Mhz
đƣợc sử dụng cho W-CDMA ở Trung Quốc.
Các nƣớc đã bắt đầu cấp phép cho sử dụng tần số của IMT-2000, đầu
tiên là Phần Lan vào 3/1999
1.2.3 Mơ hình tổng qt cho mạng IMT-2000
Mạng IMT-2000 có mơ hình tổng qt nhƣ sau:
Vùng thiết bị đầu cuối

Vùng mạng truy nhập

Vùng mạng lõi

Thiết
bị đầu
cuối
Giao
diện
ngƣòi
sử
dụng
Giao
diện
ngƣòi
sử
dụng

Thiết
bị đầu

cuối
Thiết
bị đầu
cuối
Thiết
bị đầu
cuối

MẠNG
LÕI
- Phát quảng
bá thông tin
truy nhập hệ
thống
- Phát và thu
vô tuyến
- Điều khiển
truy nhập vô
tuyến

- Điều khiển
cuộc gọi
- Điều khiển
tài nguyên
quy định
- Quản lí
dịch vụ
- Quản lí vị
trí
- Quản lí

nhận thực

Vùng các dịch vụ ứng dụng
Các dịch vụ
ứng dụng

Hình 1.3 Mơ hình tổng qt cho mạng IMT-2000[7].

25


×