Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Mức độ gây hạn của sâu xanh bướm trắng pieris rapae linnaeus hại rau họ hoa thập tự và biện pháp phòng trừ ở điều kiện thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.65 KB, 53 trang )

i

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƢ
------------

MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA SÂU XANH
BƢỚM TRẮNG Pieris rapae Linnaeus HẠI RAU
HỌ HOA THẬP TỰ VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ
Ở ĐIỀU KIỆN THỰC NGHIỆM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NGÀNH NƠNG HỌC

Ngƣời thực hiện:

Bùi Quang Hùng

Lớp:

48K2 - Nông học

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thanh

VINH – 7.2011


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khố luận này là
hồn tồn trung thực, có được qua các thí nghiệm do bản thân tiến hành và chưa


từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan các thí nghiệm để thu thập số liệu trong khoá luận đã
được chính bản thân tơi tiến hành tại phịng thí nghiệm Khoa Nông Lâm Ngư Trường Đại học Vinh với sự đồng ý và hướng dẫn của Ths. Nguyễn Thị Thanh
và các kỹ thuật viên phụ trách phịng thí nghiệm.
Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước Tổ bộ môn, Khoa và Nhà trường.
Vinh, ngày 20 tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Bùi Quang Hùng


iii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của thầy cơ giáo khoa Nơng Lâm Ngư, chính quyền địa phương nơi nghiên
cứu, gia đình, bạn bè.
Để hồn thành khố luận này, trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc và kính trọng đến Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh người đã trực tiếp hướng dẫn
và chỉ bảo tận tình cho tôi thực hiện đề tài. Đồng thời tôi xin gửi đến cô giáo
Thái Thị Ngoc Lam lời cảm ơn chân thành và sâu sắc, người đã tận tình giúp đỡ
tơi để tơi hồn thành tốt đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy giáo, cô giáo Khoa Nông Lâm Ngư
đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn cô giáo Phan
Thị Giang và cơ giáo Hà Thị Thanh Hải phụ trách phịng thí nghiệm đã giúp đỡ
tơi về thời gian cũng như cơ sở vật chất, thiết bị cho hoàn thành tốt đề tài.
Xin cảm ơn chính quyền địa phương và bà con nông dân xã Hưng Đông
và xã Nghi Liên, Thành phố Vinh, Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ
tôi trong việc điều tra và thu thập mẫu vật.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên giúp
đõ tơi hồn thành khoá luận này.

Vinh, ngày 20 tháng 7 năm 2011
SINH VIÊN

Bùi Quang Hùng


iv
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài ....................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
4. Nội dung nghiên cứu đề tài ................................................................................ 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .................................... 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại rau họ hoa Thập tự ở Việt Nam và trên thế
giới.......................................................................................................................... 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu sâu xanh bướm trắng hại rau họ hoa Thập tự ở trên
thế giới .................................................................................................................... 8
1.1.3. Tình hình nghiên cứu sâu xanh bướm trắng (P. rapae L.) hại rau họ hoa
Thập tự ở Việt Nam................................................................................................ 9
1.1.4. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu và giải quyết ................................... 11
CHƢƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 12
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................ 12
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 12
2.1.1.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu xanh bướm trắng (P. rapae) ........ 12

2.1.1.2. Hệ sinh thái nông nghiệp và dịch hại cây trồng ...................................... 13
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................... 16
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ..................................................................... 17
2.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu..................................................................... 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 18
2.4.1. Phuơng pháp thu mẫu vật ........................................................................... 18


v
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm ..................................... 18
2.4.3. Phương pháp điều tra ngoài đồng ruộng .................................................... 22
2.5. Phương pháp tính tốn, xử lý số liệu ............................................................ 22
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 23
3.1. Vết cắn trên lá của sâu xanh bướm trắng ở các tuổi khác nhau .................... 23
3.2. Mức độ gây hại của sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) trong điều kiện
thực nghiệm .......................................................................................................... 27
3.2.1. Diện tích lá và khối lượng lá bị sâu xanh bướm trắng (P. rapae) gây hại...... 27
3.2.2. Tỷ lệ % năng suất lý thuyết bị hại ngồi đồng ruộng ................................ 31
3.3. Thử nghiệm phịng trừ sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L. bằng chế phẩm
nấm Isaria javanica.............................................................................................. 35
3.4. Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên ruộng rau cải xanh vụ
Xuân năm 2011 ở xã Hưng Đông và xã Nghi Liên – TP Vinh. ........................... 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 41
1. Kết luận ............................................................................................................ 41
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 43
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BVTV

Bảo vệ thực vật

CT

Cơng thức

DT

Diện tích

GĐST

Giai đoạn sinh trưởng

KL

Khối lượng

P. rapae

Pieris rapae

SXBT

Sâu xanh bướm trắng


TB

Trung bình

TCN

Tiêu chuẩn ngành

GĐ1

Giai đoạn 10 ngày sau khi trồng

GĐ2

Giai đoạn 20 ngày sau khi trồng

GĐ3

Giai đoạn 30 ngày sau khi trồng

TP

Thành phố


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Diện tích lá bị sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) gây hại ........... 27
Bảng 3.2. Khối lượng lá bị sâu xanh bướm trắng (P. rapae L.) gây hại .............. 28

Bảng 3.3. Mức độ gây hại của sâu xanh bướm trắng (P. rapae) ở pha sâu non .......... 29
Bảng 3.4. Diện tích lá rau cải xanh trên đồng ruộng ........................................... 31
Bảng 3.5. Tỷ lệ % năng suất lý thuyết bị sâu xanh bướm trắng gây hại trên đồng
ruộng..................................................................................................................... 33
Bảng 3.6. Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) của Isaria
javanica ở các tuổi sâu khác nhau ........................................................................ 35
Bảng 3.7. Mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên ruộng rau cải xanh ở các
giai đoạn sinh trưởng cây rau ............................................................................... 38


viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1. Sử dụng chế phẩm nấm Isaria javanica phòng trừ sâu xanh bướm trắng
Pieris rapae Linnaeus .......................................................................................... 20
Hình 3.1. Vết cắn của SXBT (Pieris rapae L.) ở các tuổi khác nhau ................. 23
Hình 3.2. Sâu tuổi 1 mới nở ................................................................................. 24
Hình 3.3. Vết cắn sâu non tuổi 2 .......................................................................... 24
Hình 3.4. Vết cắn sâu non tuổi 3 .......................................................................... 25
Hình 3.5. Vết cắn sâu non tuổi 4 .......................................................................... 25
Hình 3.6. Vết cắn của sâu non tuổi 5 ................................................................... 26
Hình 3.7. Sâu non lột xác chuẩn bị sang tuổi mới ............................................... 26
Hình 3.8. Mức độ gây hại của SXBT (P. rapae) ở các tuổi khác nhau ............... 27
Hình 3.9. Khối lượng lá SXBT (P. rapae) ở các tuổi khác nhau ........................ 28
Hình 3.10. Diễn biến về mức độ gây hại của SXBT (P. rapae) từng ngày ở pha
sâu non.................................................................................................................. 30
Hình 3.11. Diện tích lá rau cải xanh ở từng giai đoạn sinh trưởng ...................... 31
Hình 3.12. Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) của Isaria
javanica ở các tuổi sâu khác nhau ........................................................................ 36
Hình 3.13. Sâu xanh bướm trắng (P. rapae) bị nhiễm nấm ................................. 37

Hình 3.14. Biến động mật độ sâu xanh bướm trắng tại xã Hưng Đông và xã Nghi
Liên TP Vinh ........................................................................................................ 38


1
MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài
Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của
con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đặc biệt khi lương thực và thức ăn
giàu đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia
tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ.
Rau cung cấp cho cơ thể những chất cần thiết như protein, axit hữu cơ, vitamin
và các chất khống. Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau tươi là làm tăng khả
năng kích thích tới chức phận tiết của tuyến tiêu hoá. Ăn rau tươi phối hợp với
những thức ăn nhiều protid, lipid, gluxit làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày,
làm tăng khả năng tiêu hoá (Viện dinh dưỡng Quốc gia, 2009) [24]. Ngồi ra, rau
cịn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao và nguồn thức ăn chăn ni.
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng rau của người tiêu dùng ngày
càng cao. Để đảm bảo năng lượng lượng cần thiết thì một người phải dùng từ 250
– 300 (g) rau/ngày (Hồ Thị Xuân Hương 2004) [3].
Về mặt kinh tế, rau đem lại hiệu quả kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Theo
số liệu thống kê, trong tháng 2 năm 2011 kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của
Việt Nam đạt 41,13 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2010 (Thông tin
thương mại Việt Nam 2011) [23].
Về mặt xã hội, sản xuất rau góp phần tăng thu nhập cho người lao động,
tạo công ăn việc làm cho người nông dân.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng rau của người tiêu dùng, diện tích trồng rau
của cả nước tăng lên nhanh chóng. Theo Cục trồng trọt thì tổng diện tích trồng
rau xanh trong cả nước năm 2009 là 722000 ha. Trong đó, hơn 50% là tập trung
ở miền Bắc, còn lại là miền Trung và miền Nam, và chỉ khoảng 8% - 8,5% là

vùng rau sạch đã được quy hoạch tập trung. Nó khơng những cung cấp đủ nhu
cầu sử dụng trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên
thế giới (Vietlinh, 2009) [25].


2
Theo FAO, 3 yếu tố làm tăng sản lượng cây trồng là diện tích, tăng vụ và
tăng năng suất. Ở các nước Đơng Nam Á thì yếu tố diện tích làm tăng sản lượng
10%, tăng vụ 14% và tăng năng suất 76%.
Dự tính diện tích rau ở các vùng
(Đơn vị : 1000 ha)
Tên vùng
Cả nước

Năm

Năm

Năm

Tốc độ tăng trƣởng (%)

2000

2005

2010

2000 - 2005 2000 - 2010


437,00 574,00 729,00

5,31

5,14

77,00

114,00

4,73

3,93

105,00 130,00 161,00

4,39

4,39

Khu 4 cũ

49,00

61,00

75,00

4,65


4,77

Duyên hải Trung Bộ

35,00

44,00

54,00

4,39

4,39

Tây Nguyên

32,00

39,00

58,00

3,71

5,97

Đông Nam Bộ

42,00


56,00

75,00

5,82

5,82

93,00

135,00 177,20

7,73

5,72

Miền núi, trung du Bắc
Bộ
Đồng bằng Bắc Bộ

Đồng bằng Sông Cửu
Long

97,00

(Nguồn: Tạ Thu Cúc- Hồ Hữu An- Nghiêm Thị Bích Hà - Giáo trình Cây Rau)
Ở Nghệ An, rau là loại cây trồng chính đem lại nguồn thu nhập chính cho
người dân của nhiều vùng như Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, TP Vinh,…
với tổng diện tích trồng rau của cả tỉnh là 7557,5 ha (Lê Xuân Bảo, 2008) [9].
Theo Trạm BVTV TP Vinh, diện tích trồng rau ở thành phố là 320 ha

trong đó phần diện tích trồng rau chun canh là 85,8 ha tập trung các xã ngoại
thành như xã Hưng Đông, Nghi Liên,…
Tuy nhiên, một vấn đề lớn đặt ra cho việc sản xuất rau là đảm bảo được an
toàn thực phẩm. Bởi như chúng ta đã biết, các biện pháp phịng sâu hại nói chung
vẫn dựa nhiều vào thuốc hố học nhưng việc tuân thủ nguyên tắc 4 đúng không
được quan tâm (thời gian phun, chủng loại thuốc, số lần phun và nồng độ sử
dụng đều cao hơn nhiều so với khuyến cáo, thậm chí người nơng dân cịn trộn


3
một số loại thuốc với nhau). Chính vì vậy đã xuất hiện nhiều sâu hại mang tính
chống thuốc như sâu tơ, sâu xanh... (Lê Thị Kim Oanh, 2003) [10]. Làm giảm số
lượng, chủng loại các lồi sinh vật có ích gây mất cân bằng sinh thái. Đồng thời
tạo điều kiện cho các loài sâu hại trước đây là thứ yếu nay trở thành chủ yếu.
Điều này càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, khi kinh tế Việt Nam hội nhập
nền kinh tế thế giới WTO, rau không chỉ giải quyết vấn đề thực phẩm trong nước
mà còn là mặt hàng xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Rau xanh gồm nhiều họ khác nhau, trong đó rau họ Thập tự chiếm hơn
50% tổng sản lượng rau và xuất hiện hầu như quanh năm trên thị trường. Đây là
loại rau có giá trị dinh dưỡng và đem lại giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy mà các
loại rau này được rất nhiều người ưa thích và được trồng rộng rãi khắp cả nước.
Tuy nhiên do đặc điểm của nhóm rau này có thân, lá mềm yếu và chứa nhiều chất
dinh dưỡng kết hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta, rau họ hoa Thập
tự bị nhiều loài sâu phá hại như sâu xanh bướm trắng, sâu tơ,… gây ảnh hưởng
đến năng suất và chất lượng rau (Phạm Thị Nhất, 1993) [18].
Trong tập đoàn sâu hại họ Thập tự thì sâu xanh bướm trắng là loại dịch
hại nguy hiểm ở nhiều vùng trồng rau trong cả nước. Việc phòng trừ sâu bệnh hại
sẽ được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn khi xác định được tuổi sâu gây hại cũng
như mức độ gây hại của sâu xanh bướm trắng (P. rapae L.).
Để góp phần hồn thiện quy trình phịng trừ sâu xanh bướm trắng trên rau

họ Thập tự. Tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Mức độ gây hại của sâu xanh bƣớm trắng (Pieris rapae Linnaeus) hại
rau họ hoa Thập tự và biện pháp phịng trừ ở điều kiện thực nghiệm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu vết cắn trên lá và mức độ gây hại của sâu xanh
bướm trắng (P. rapae) ở từng tuổi để bước đầu cung cấp dẫn liệu cho biện pháp
quản lý dịch hại tổng hợp sâu hại rau, giúp người dân trồng rau xác định được
tuổi sâu thơng qua các vết gây hại để từ đó có các biện phòng trừ đạt hiệu quả
cao.


4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Sâu xanh bướm trắng hại rau họ hoa Thập tự.
- Tên khoa học: Pieris rapae Linnaeus
- Họ bướm phấn (Pieridae)
- Bộ cánh vảy (Lepidoptera)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hình dạng vết cắn, mức độ diện tích lá và khối
lượng lá bị sâu xanh bướm trắng (P. rapae) gây hại rau cải xanh tại phòng Thí
nghiệm Cơn trùng – Khoa Nơng Lâm Ngư – Trường Đại học Vinh
- Thử nghiệm phòng trừ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) sử dụng chế
phẩm nấm Isaria javanica tại phịng thí nghiệm Cơng nghệ nấm ký sinh cơn
trùng - Khoa Nông Lâm Ngư – Trường Đại học Vinh.
- Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên sinh quần ruộng
rau họ Thập tự tại xã Hưng Đông, xã Nghi Liên – TP Vinh.
4. Nội dung nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu những nội dung sau:
- Hình dạng vết cắn của sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên cải xanh

thuộc rau họ hoa Thập tự ở từng độ tuổi khác nhau.
- Tỷ lệ % năng suất lý thuyết bị hại do sâu xanh bướm trắng (P. rapae)
gây hại trên đồng ruộng.
- Thử nghiệm hiệu lực phòng trừ của nấm Isaria javanica trên sâu xanh
bướm trắng (P. rapae).
- Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trong vụ Xuân năm
2011 tại xã Hưng Đông và xã Nghi Liên.


5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Có thêm tài liệu khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu xanh
bướm trắng (P. rapae).
- Đóng góp dẫn liệu khoa học, góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng biện
pháp quản lý dịch hại tổng hợp có hiệu quả, tránh ơ nhiễm mơi trường và bảo vệ
sức khoẻ con người.


6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc
1.1.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại rau họ hoa Thập tự ở Việt Nam và trên
thế giới
Rau họ hoa Thập tự là loại cây quan trọng và được trồng phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới. Thành phần rau họ hoa Thập tự khá phong phú và được trồng
phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Do vậy, thành phần sâu hại ở từng khu vực
cũng khác nhau, có lồi gây hại mạnh ở vùng này nhưng sang vùng khác lại gây
hại không đáng kể. Ở Jamaica có 14 lồi gây hại, trong đó có 7 lồi sâu hại
chính, riêng sâu tơ Plutella xylostella Linnaus và sâu khoang Spodoptera litura
F. là gây hại 74 – 100% năng suất cải bắp (Alam, 1992). Kết quả nghiên cứu

trong 2 năm 1993 – 1994 ở Canada cho thấy có 2 lồi sâu hại thuộc bộ cánh vảy
quan trọng nhất là Plutella xylostella Linnaeus và Pieris rapae (Godin et. al,
1998). Ở Đơng Nam nước Mỹ có 2 lồi nguy hiểm nhất là Plutella xylostella
Linnaeus và Tricho Plusiani Hunbner (Cart wringht B, 1990) (Hồ Thị Thu
Giang, 2002) [5].
Theo một số nghiên cứu ở châu Á về sâu hại rau họ Hoa Thập tự cho thấy,
ở Malayxia có 3 lồi gây hại nghiêm trọng là sâu tơ (Plutella xytostella), sâu
xanh bướm trắng (P. rapae), sâu kéo màng (Hellula undalis) (Lim et. al, 1996), ở
Indonexia có 2 lồi chính là Plutella xytostella, Crocidolomia binotalis
(Mohammad Imanet al, 1986).
Ở Việt Nam, rau họ hoa Thập tự là cây trồng phổ biến ở nhiều vùng trong
cả nước, nhưng đồng thời thành phần các loài sâu hại cũng đa dạng và phát sinh
gây hại. Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng các tỉnh phía Bắc 1967 – 1968 đã
ghi nhận được 23 lồi thuộc 13 họ và 6 bộ, trong đó có 14 lồi thường xun gây
hại (Giáo trình cơn trùng chun khoa, 2004) [1].
Theo kết quả điều tra năm 1995 của Lê Văn Trịnh ở đồng bằng sông Hồng
ghi nhận được 31 lồi thuộc 16 họ và 7 bộ, trong đó có 12 loài gây hại rõ rệt là


7
sâu tơ (Plutella xytosstella), sâu khoang (Spordoptera litura F.), ... (Lê Văn
Trịnh, 1999) [11].
Cho tới nay đã ghi nhận được trên 30 loài sâu hại rau họ Thập tự trong cả
nước, trong đó có 1 số lồi gây hại thường xuyên ở các vùng trồng rau như: Sâu
tơ (Plutella xylostella L.), bọ nhảy (Phyllotreta striolata F.), rệp muội
(Brevicoryne barassicae L.), ngồi ra cịn có một số lồi gây hại nặng mang tính
cục bộ như sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.), sâu khoang (Spodoptera
litura Farb).
Kết quả điều tra ở các tỉnh phía Nam năm 1977 – 1978 ghi nhận 30 lồi
sâu hại trong đó có 8 lồi thường xun gây hại (Giáo trình cơn trùng chun

khoa, 2004) [1].
Theo Nguyễn Hữu Nam có 6 lồi sâu hại phổ biến trên cây rau thuộc họ
hoa Thập tự. Các loài phổ biến gồm sâu tơ Plutella xyllostella Linnaeus, bọ nhảy
Phyllotreta Striolata Fabr và rệp cải Brevicoryne brassicae.
Sâu hại xuất hiện phổ biến với mật độ tương đối cao trên rau họ Thập tự là
sâu tơ, rệp xám hại cải, sâu khoang, bọ nhảy, và sâu xanh bướm trắng. Trong đó,
sâu khoang, sâu xanh bướm trắng xuất hiện rải rác trong suốt vụ rau, chúng gây
hại nặng với mật độ cao trên bắp cải vụ muộn từ tháng 2 đến tháng 5 (Hồ Thị
Thu Giang, 2002) [5].
Ở Việt Nam có 5 lồi sâu hại chủ yếu trên rau họ hoa Thập tự gồm: sâu tơ,
sâu khoang, bọ nhảy sọc cong, sâu xanh bướm trắng, và rệp muội hại rau (Hồ
Khắc Tín và cộng sự, 1982) [4].
Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Thế
Nghiệp về sâu hại rau họ hoa Thập tự tại xã Võ Cường – Bắc Ninh thì phát hiện
có 7 loài xuất hiện thường xuyên trên rau họ hoa Thập tự. Trong đó, bọ nhảy,
sâu khoang, sâu tơ là dịch hại phổ biến nhất cịn các lồi khác trong đó có sâu
xanh bướm trắng (Pieris rapae) xuất hiện ở mức ít phổ biến và gây hại khơng
đáng kể. Kết quả của Nguyễn Văn Đĩnh về “Sâu hại rau chủ yếu trồng trong nhà
có mái che ở Lĩnh Nam (Hồng Mai) và Đặng Xá (Gia Lâm) Hà Nội năm 2003 –


8
2004” cho thấy có 6 lồi gây hại phổ biến là sâu xanh bướm trắng, sâu khoang,
sâu tơ, bọ nhảy, rệp cải và ruồi đục lá (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004) [17].
Từ các kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy được sự phong phú và đa dạng
về thành phần và số lượng lồi. Trong đó sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) là
một trong những đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất, xuất hiện phổ biến. Do
đó, sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) là đối tượng đang được nghiên cứu để
đạt hiệu quả cao trong phòng trừ trên rau họ Thập tự ở các vùng trồng rau trong
cả nước và trên thế giới.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu sâu xanh bƣớm trắng hại rau họ hoa Thập tự ở
trên thế giới
Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) thuộc họ bướm phấn Pieridae, bộ
cánh vảy Lepidoptera là một trong các loài sâu hại nghiêm trọng trên rau họ hoa
Thập tự hiện nay. Sâu xanh bướm trắng phân bố rộng hầu như khắp các nước
trồng rau trên thế giới, có phạm vi ký chủ rộng gần 35 loài thuộc 9 họ thực vật
khác nhau như họ Thập tự, họ bách hợp, họ cúc,...Trong đó, rau họ Thập tự bị
sâu xanh bướm trắng gây hại phổ biến.
Vùng phía Đơng Nam của Canada, Godin et. al (1998) qua 2 năm nghiên
cứu 1993 – 1994 trên cây trồng vụ sớm đã phát hiện có 6 lồi ký sinh sâu xanh
bướm trắng. Ở vụ muộn, sâu xanh bướm trắng có tỷ lệ bị ký sinh trên 43%
(Nguyễn Thị Hạnh, 2009) [14].
Ở Trung Quốc, sâu xanh bướm trắng là đối tượng gây hại nghiêm trọng
nhất chỉ sau sâu tơ. Ở khu vực phía Bắc và Đơng Bắc có 3 – 4 lứa/năm nhưng ở
phía Nam và Tây Nam – Trung Quốc lên tới 7 -8 lứa/năm. Sâu phát sinh gây hại
nặng thậm chí thành dịch từ tháng 3 – tháng 5 và từ tháng 7 – tháng 9. Theo Liu,
Brough và Norton (1995) nhiệt độ từ 24 0C – 30 0C và độ ẩm trong khoảng 82% 90% là điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển số lượng quần thể sâu xanh bướm
trắng trên đồng ruộng.
Theo Liu và Wang (1994) có tới 19 lồi ong ký sinh, 34 loài bắt mồi ăn
thịt là thiên địch của sâu xanh bướm trắng. Trong số các lồi ong ký sinh, có tới 5


9
lồi đóng vai trị quan trọng trong điều hịa số lượng quần thể sâu xanh bướm
trắng trên đồng ruộng là: Pteromalus sp., Apatales glomeratus, A. rubecula, P.
puparum và Phryxe vulgaris. Loài P. puparum phát sinh mạnh trong tháng 5 và
tháng 6, tỷ lệ nhộng bị ký sinh khoảng 60% ở Hàng Châu, khoảng 35% – 60% ở
Quỳ Châu – Trung Quốc và tới 70 – 80% ở An Huy còn loài A. glomeratus là ký
sinh quan trọng ở vùng thung lũng sông Trường Giang với tỷ lệ ký sinh lên tới
90% trong tháng 6 và tháng 7, còn P. vulgaris là ký sinh nhộng chủ yếu ở vùng

Đông Bắc – Trung Quốc với tỷ lệ ký sinh trên nhộng từ 40% - 60% (Hoàng Thị
Hường, 2009) [6].
Nghiên cứu của Mecully et. al (1992) cho biết ở Mehico có 3 đỉnh cao của
sâu xanh bướm trắng vào tháng 6 – 9 và tháng 11, rau bắp cải thường bị sâu xanh
bướm trắng phá hại nhiều hơn rau súp lơ. Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, bắt mồi ăn
thịt có thể làm giảm mật độ trứng và sâu non từ 51% - 79% (Nguyễn Thị Hạnh,
2009) [14].
Từ các kết quả nghiên cứu sâu xanh bướm trắng ở các nước trên thế giới,
cho thấy sâu xanh bướm trắng là lồi có khả năng thích nghi ở nhiều vùng có
điều kiện sinh thái khác nhau.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu sâu xanh bƣớm trắng (P. rapae L.) hại rau họ
hoa Thập tự ở Việt Nam
Hiện nay, sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) là đối tượng phát sinh
gây hại nghiêm trọng và phổ biến trên các vùng trồng trồng rau trong cả nước.
Theo kết quả nghiên cứu những năm 1997 – 1999 tại Viện Bảo vệ thực
vật thấy rằng ở điều kiện khí hậu vùng đồng bằng sơng Hồng thì thời gian mỗi
lứa sâu xanh bướm trắng chịu tác động chủ yếu của nhiệt độ khơng khí, cịn mật
độ sâu tại mỗi đỉnh cao lại chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng mưa. Theo
nghiên cứu của Viện BVTV cho thấy tại đồng bằng sông Hồng mỗi năm có thể
có 15 lứa sâu gối tiếp nhau nhưng đỉnh cao mật độ dẫn đến gây hại chỉ vào tháng
2 và tháng 5.


10
Một trong những yếu tố quan trọng hạn chế và điều hòa số lượng sâu xanh
bướm trắng trên đồng ruộng là kẻ thù tự nhiên của chúng. Việc xác định thành
phần và đánh giá vai trò của thiên địch là nền tảng cỏ bản trong quản lý dịch hại
cây trồng. Thành phần thiên địch của sâu hại cũng khá phong phú bao gồm các
loài ký sinh, bắt mồi ăn thịt, nấm, vi khuẩn, virus. Lê Văn Trịnh (1999) cũng thu
thập được 20 loài thiên địch sâu hại rau họ hoa Thập tự ở vùng đồng bằng sông

Hồng bao gồm 13 lồi cơn trùng và nhện bắt mồi, 3 lồi ong ký sinh và 4 tác
nhân gây bệnh trong đó cơn trùng bắt mồi ăn thịt đóng vai trị quan trọng trong
việc hạn chế số lượng côn trùng (Lê Văn Trịnh, 1999) [11].
Theo Thái Thị Ngọc Lam (2009) khi mật độ sâu non sâu xanh bướm trắng
là 10 con/m2 chỉ cần thả 1 bọ xít nâu viền trắng/ 1m2 và mật độ sâu non là 20
con/m2 thả 2 con BXNVT là hoàn toàn khống chế được mật độ sau 12 ngày (Thái
Thị Ngọc Lam, 2009) [19].
Sử dụng vi sinh vật gây bệnh cho sâu xanh bướm trắng đã thu được những
thành công nhất định. Năm 2006, Lê Thùy Quyên đã ứng dụng chế phẩm nấm
Metarhizium anisopliae sorok để tiêu diệt sâu xanh bướm trắng hại su hào bắp
cải, sâu khoang hại cà chua... cho kết quả trừ sâu bệnh trên 70% (Lê Văn Trịnh,
1999) [11].
Một số nghiên cứu sử dụng nấm Isaria javanica để phòng trừ sâu hại cây
trồng. Năm 2008 ở Argentina đã phòng trừ sâu hại cây trồng đạt hiệu quả
phòng trừ từ 26,6 – 76,6 % với nồng độ 107 sau 7 ngày xử lý cùng các loại nấm
ký sinh côn trùng khác. Nấm ký sinh côn trùng Isaria javanica thuộc họ
Clavicipitaceae, lớp Ascomycetes. Nấm Isaria javanica đã được sử dụng để
phòng trừ nhiều loại cây trồng. Nghiên cứu phân tích các hợp chất hố học cho
thấy có nhiều hoạt chất sinh học mới đa dạng được thử nghiệm, đặc biệt là lồi
Isaria javanica hiện có 5 hoạt chất sinh học, trong đó có 3 hoạt chất được ghi là
mới trên thế giới (Trần Ngọc Lân, 2009).


11
Theo Nguyễn Thị Hà (2011) [13] sau 10 ngày tiến hành phòng trừ sâu
xanh bướm trắng sử dụng nấm Isaria javanica, ở nồng độ 107 đạt hiệu lực
93,18%.
1.1.4. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu và giải quyết
* Những vấn đề tồn tại
- Sâu xanh bướm trắng (P. rapae) đã được nghiên cứu nhiều về đặc điểm sinh

học, sinh thái nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào về mức độ gây hại của sâu
xanh bướm trắng trên các đối tượng rau họ Thập tự (cải xanh, bắp cải,...), để đưa
ra giải pháp phòng trừ hợp lý và đạt hiệu quả cao.
* Những vấn đề mà đề tài tập trung nghiên cứu
- Với nội dung của một đề tài tốt nghiệp, đề tài tiến hành nghiên cứu theo
dõi mức độ diện tích lá và khối lượng lá bị sâu xanh bướm trắng gây hại trên
rau cải xanh thuộc họ hoa Thập tự.


12
CHƢƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu xanh bƣớm trắng (P. rapae)
* Đặc điểm sinh học:
Sâu xanh bướm trắng là loài cơn trùng thuộc loại biến thái hồn tồn trải
qua 4 pha phát dục: Trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành trong đó pha sâu non
có 5 tuổi. Trứng được đẻ rải rác, rời rạc từng quả và thường ở mặt dưới của lá, so
với trứng của các loài sâu hại khác thì trứng của sâu xanh bướm trắng khá lớn.
Từ đỉnh có các khía hình quả khế kéo dài xuống cuối quả trứng, giữa các khía có
các vân nối tạo thành các hình ơ lưới.
Trứng mới đẻ có màu vàng nhạt, đến khi gần nở chuyển sang màu vàng
đậm và phía trên đỉnh trứng xuất hiện chấm đen. Hình dạng của trứng đơi khi
được mơ tả như hình viên đạn.
Sâu non có màu xanh đặc trưng của màu xanh lá rau (rau cải xanh, cải
bắp...). Cơ thể sâu bao phủ nhiều lông, số lượng và màu sắc của lông phụ thuộc
vào các giai đoạn phát dục của sâu non. Dọc sống lưng từ gáy kéo dài xuống hậu
mơn có một đường vân màu vàng mờ, cơ thể có 13 đốt, mỗi đốt thân có một
chấm vàng và chấm đen xen lẫn ở dọc hai bên hơng. Sâu non có 5 cặp chân giả,
hoạt động chậm chạp và ít di chuyển nhưng bám rất chắc vào lá cây. Cấu tạo

phần phụ miệng của sâu non theo kiểu gặm nhai. Nhộng sâu xanh bướm trắng
thuộc nhộng màng, khi mới hố nhộng có màu xanh lá cây sau đó chuyển sang
màu xanh hơi vàng, gần vũ hố có màu nâu xám hoặc màu xám đen lộ rõ 2 cánh
và các vệt đen trên cánh. Hình dạng của nhộng được mơ tả như chiếc tàu ngầm,
phần đầu và phần cuối thn nhọn. Phía trên lưng nhô lên và nhọn, hai bên cánh
xếp lại với nhau trơng như mạn thuyền, phía dưới bụng nhộng có một đường vân
kéo dài từ đầu nhộng đến cuối hậu mơn, ở giữa phần bụng nhộng có hai mấu gai
nhọn đối xứng hai bên qua đường vân. Trong quá trình hình thành nhộng, sâu
nhả tơ mỏng để dính kết nhộng và thân (lá) cây.


13
Trưởng thành sâu xanh bướm trắng có kích thước khá lớn. Cơ thể hầu hết
màu trắng, phía đỉnh cánh trước phủ phấn đen, phần lưng ngực màu đen. Trưởng
thành có 3 cặp chân, mắt hình cầu nhơ ra, râu đầu hình dùi đục có khoang đen
trắng (Hồng Thị Hường, 2009) [6].
* Đặc điểm sinh thái
Bướm hoạt động ban ngày, thường bay lượn và hút mật hoa, giao phối và
đẻ trứng vào buổi sáng. Hoạt động mạnh nhất vào buổi sáng (từ 7h - 10h) và buổi
chiều (3h - 6h) (Giáo trình cơn trùng chun khoa, 2004) [1]. Hoạt động giao
phối và đẻ trứng thường diễn ra vào buổi sáng kéo dài khoảng 2 - 3 h. Trứng đẻ
rải rác ở mặt dưới lá rau. Mỗi bướm cái đẻ vào khoảng 120 - 140 trứng. Sâu non
có 5 tuổi, hoạt động rất chậm chạp, nhưng bám vào lá rất chắc (Lê Lương Tề,
2005) [8].
Thời gian hoá nhộng của sâu tuổi 5 thường kéo dài trong khoảng 12 h –
24 h còn hoạt động vũ hố của nhộng thì diễn ra rất nhanh (2 -5 phút). Khi ruộng
rau mới trồng sâu thường chui vào phần ngọn cây làm các lá khi lớn bị cong
queo, thủng lỗ chỗ (Hoàng Thị Hường, 2009) [6].
Trong năm, sâu xanh bướm trắng thường có 15 đỉnh cao mật độ. Quần thể
sâu đạt đỉnh cao mật độ vào tháng 9 – 10 hại xu hào, bắp cải vụ Đông Xuân sớm

và vào các tháng 2 – 5 hại rau vụ Xuân muộn. Mật độ sâu phát sinh trên đồng
ruộng có liên quan chặt chẽ với nhiệt độ, độ ẩm khơng khí và lượng mưa. Mưa
phùn nhẹ hoặc độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ 25 – 28 0C và có nắng nhẹ là điều
kiện thuận lợi cho sâu xanh bướm trắng phát triển và gây hại nặng trên rau họ
hoa Thập tự (Nguyễn Thị Hạnh, 2009) [14].
2.1.1.2. Hệ sinh thái nông nghiệp và dịch hại cây trồng
* Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống bao gồm các sinh vật tác động qua
lại với môi trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất
định, sự đa dạng về lồi và chu trình tuần hoàn vật chất.


14
Hệ sinh thái nông nghiệp vốn là hệ sinh thái tự nhiên được con người biến
đổi để sản xuất lương thực, thực phẩm, sợi và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Hệ sinh thái đồng ruộng là sự tồn tại của sinh vật (bao gồm các sinh vật
sống như cây trồng, cỏ dại, chuột, sâu hại, côn trùng ăn thịt, ký sinh, chim,
ếch,...) trong môi trường nhất định (đất, nước, không khí,...).
Hệ sinh thái nơng nghiệp có khả năng tạo ra khối lượng nơng sản có ích
cho con người. Con người khơng ngừng cải tạo, hồn chỉnh theo hướng có lợi
cho mình, cho hệ sinh thái nơng nghiệp đơn giản, ít thành phần hơn hệ sinh thái
tự nhiên.
Hệ sinh thái nông nghiệp kém bền vững cho nên muốn tồn tại phải có tác
động của con người. Tuy nhiên, cây trồng theo quy luật tự nhiên là thức ăn của
nhiều loài sinh vật. Hệ sinh thái nơng nghiệp càng được chăm sóc, cây trồng càng
trở thành nguồn thức ăn tốt cho sinh vật đó. Chúng hoạt động mạnh, tích luỹ số
lượng phát triển thành dịch tác động đến toàn bộ hệ sinh thái nơng nghiệp. Các
lồi sinh vật gây hại cho cây chiếm giữ những khâu nhất định trong chuỗi dây
chuyền dinh dưỡng, tham gia một cách tự nhiên vào chu trình chuyển hoá vật
chất tự nhiên (Nguyễn Thị Hạnh, 2009) [14].

* Dịch hại cây trồng là trạng thái tự nhiên của hệ sinh thái nông nghiệp
Thực tiễn sản xuất nông nghiệp cho thấy một trong những nguyên nhân
chủ yếu gây tổn thất về năng suất và phẩm chất của cây trồng là dịch hại. Dịch
hại làm giảm năng suất và làm cho cây trồng không thể tiến hành tạo năng suất
một cách bình thường. Sinh vật gây hại cịn tiết ra các chất có tác động làm rối
loạn hoạt động sống của tế bào, làm ảnh hưởng đến phẩm chất cây trồng, làm
giảm giá trị hàng hố của nơng sản. Nói chung, dịch hại gây tổn hại cho cây
trồng nông nghiệp ở nhiều mặt (số lượng và chất lượng nông sản), mức độ gây
hại khác nhau tuỳ thuộc vào loại cây trồng và vùng sinh thái.
Sâu hại cây trồng là trạng thái tự nhiên của hệ sinh thái nơng nghiệp. Nói
về tác hại của một lồi sinh vật nào đó, thực ra là xét dưới góc độ lợi ích của nó
đối với con người. Trong tự nhiên khơng có lồi sinh vật gây hại cũng khơng có


15
sinh vật nào hồn tồn có lợi. Thực ra, mỗi lồi sinh vật đều có một vị trí nhất
định trong mạng lưới dinh dưỡng của hệ sinh thái, chúng thực hiện những chức
năng riêng trong chu trình chuyển hố vật chất của tự nhiên.
Sản xuất
Tiêu thụ
Tái sản xuất
Ở vòng tuần hoàn vật chất các loại sinh vật tồn tại hài hồ với nhau khi hệ
sinh thái hoạt động bình thường. Do đó, đảm bảo cho hệ sinh thái tồn tại và phát
triển. Trên cơ thể cây trồng và xung quanh các lồi cây trồng có rất nhiều loại sinh
vật khác nhau cùng tồn tại. Trong số đó, có lồi cần thiết cho hoạt động sống của
cây trồng, thiếu chúng cây khơng thể sống được một cách bình thường. Bên cạnh
đó, có lồi sinh vật lấy cây làm thức ăn. Mặc dù vậy, không phải tất cả tất cả sinh vật
lấy cây trồng làm thức ăn đều là dịch hại đối với con người: côn trùng ăn cỏ dại trở
thành côn trùng có ích. Cơn trùng bắt mồi, ký sinh là yếu tố điều hoà quần thể dịch
hại, tạo điều kiện cho dịch hại giữ được số lượng thích hợp cho hệ sinh thái.

Như vậy “Sinh vật có lợi hay có hại khơng phải là thuộc tính của một sinh
vật nào đó mà là đặc tính của lồi đó trong mối quan hệ dinh dưỡng nhất định
của mỗi hệ sinh thái”. Các loài sinh vật vừa là điều kiện tồn tại của nhau vừa là
yếu tố hạn chế nhau trong chuỗi dinh dưỡng của chu trình tuần hồn vật chất. Vì
vậy, dịch hại cây trồng là trạng thái tự nhiên của hệ sinh thái nông nghiệp (Hà
Quang Hùng , 2005) [2].
* Mối quan hệ giữa sâu hại và cây trồng.
Giai đoạn sâu non của sâu xanh bướm trắng là đối tượng gây hại cho cây
trồng (rau thuộc họ Thập tự). Sâu non có kiểu miệng gặm nhai, gây những tổn
thương cơ giới, cây bị hại phần nhiều bị hỏng toàn bộ lá, ảnh hưởng đến sự
quang hợp và sự hút chất khống, nước của rễ từ đó ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng, phát triển, từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng.


16
Mật độ quần thể sâu hại và thức ăn có quan hệ mật thiết với nhau. Khi
lượng thức ăn nhiều thì mật độ sâu hại cao. Như vậy, yếu tố thức ăn ảnh hưởng
đến quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sâu hại và mơi trường. Nó làm kéo dài
hoặc rút ngắn vòng đời hoặc pha phát dục, làm tăng cường hoặc hạn chế khả
năng sinh sản của sâu hại từ đó làm thay đổi quy luật phát sinh của loài sâu hại ở
từng vùng sinh thái nhất định.
Cây trồng là nguồn thức ăn chính của sâu hại vì vậy lồi sâu hại và số
lượng sâu hại có liên quan đến cây trồng (sự sinh trưởng, phát triển, năng suất,
chất lượng...) (Lê Thị Phương Lan, 2006) [7].
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Hiện nay, người tiêu dùng đã và đang quan tâm nhiều đến sự an toàn của
thực phẩm bởi sự tồn dư một số chất độc hại trong cây rau như: các chất hoá bảo
vệ thực vật, dư lượng nitrat (NO3-) và kim loại nặng ...Trong đó các chất hoá
BVTV đang được sử dụng phổ biến. Theo GS Phạm Đình Quyền (Trung tâm
nghiên cứu tài nguyên và môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội): nếu cuối thập

kỷ 80 lượng thuốc BVTV ở Việt Nam mới chỉ là 10000 tấn/năm, thì thập kỷ 90
tăng gấp đơi 21000 tấn/năm (1992), thậm chí gấp 3 - 30000 tấn/năm (1995) (Tạ
Thu Cúc, 2000) [19]. Vùng trồng rau ở Nghệ An cũng như các vùng trồng rau
trong cả nước, do thời gian sinh trưởng của cây rau ngắn, sâu hại nhiều nên
người dân đã sử dụng nhiều loại thuốc hoá học có tính độc cao, với số lần phun
thuốc từ 4 - 20 lần/vụ rau, khoảng cách giữa các lần phun là 5 - 15 ngày (Trần
Văn Quyền, Thái Thị Phương Thảo, 2008). Ảnh hưởng của tồn dư thuốc hoá học
gây ra những hậu quả trực tiếp cho người tiêu dùng và vật ni. Thuốc hố học
tồn dư trong đất, nước, cây rau gây ra những ảnh hưởng lâu dài, làm phá vỡ cân
bằng sinh thái, các lồi cơn trùng thiên địch trên cánh đồng rau bị tiêu diệt (Lê
Thị Kim Oanh, 2003) [10].
Chính vì vậy, để giảm thiểu tối ưu nhất những thiệt hại do dịch hại gây ra đối
với cây trồng và khắc phục những hạn chế nói trên. Quản lý phòng trừ tổng hợp dịch
hại cây trồng (IPM và IPM – B) là hướng đi để có một nền nông nghiệp bền vững.


17
Nếu có thể xác định được mức độ bị hại do sâu bệnh gây ra trên đồng
ruộng ở từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng là bao nhiêu thì điều đó rất có ý
nghĩa. Nhà trồng trọt có thể dựa vào mức độ thiệt hại theo tính tốn để quyết định
có cần phải xử lý thuốc, tuỳ theo tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng, ở bất kỳ
thời điểm nào (Nguyễn Công Thuật, 1996) [12].
Sâu ăn lá là đối tượng phá hại nghiêm trọng, làm ảnh hưởng lớn đến năng
suất và chất lượng cây trồng. Các loài sâu ăn lá thường có xu hướng hoạt động
vào chập tối đến sáng sớm, trong điều kiện thời tiết râm mát, ẩn nấp phía sau mặt
lá, cho nên khó phát hiện được chúng mà chỉ thấy biểu hiện các vết gây hại trên
lá. Do đó, người dân rất lúng túng trong cơng tác phịng trừ, hoặc người dân tiến
hành phịng trừ trong khi chưa đạt đến ngưỡng để phòng trừ. Theo Lê Thị
Phương Lan (2006) nghiên cứu thấy rằng: Sâu gây hại ở các lứa tuổi khác nhau
đã để lại trên lá lạc những vết cắn khác nhau bởi sự gây hại gắn liền với hoạt

động ăn và sức ăn của sâu ở từng tuổi. Điều này phù hợp với đặc điểm sinh học,
sinh thái của sâu. Vì thế, dựa vào đặc điểm này có thể xác định được tuổi phổ
biến của sâu non gây hại trên đồng ruộng. Từ đó đưa ra biện pháp phòng trừ hợp
lý để đạt hiệu quả cao (Lê Thị Phương Lan, 2006) [7].
Chính vì vậy, xác định mức độ và khả năng gây hại của sâu hại là một
phần quan trọng trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng nông nghiệp.
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 2/2011- 5/2011
- Địa điểm thực hiện đề tài:
+ Theo dõi mức độ gây hại của sâu xanh bướm trắng (P. rapae) được thực
hiện ở Phịng thí nghiệm Cơn trùng - Khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh.
+ Thử nghiệm hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) sử dụng
chế phẩm nấm Isaria javanica tại phịng thí nghiệm Cơng nghệ nấm ký sinh cơn
trùng – Khoa Nông Lâm Ngư – Trường Đại học Vinh.
+ Điều tra diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trong vụ Xuân
năm 2011 tại ruộng rau xã Hưng Đông và xã Nghi Liên, TP Vinh.


×