Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Ảnh hưởng của các mức phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương dvn6 vụ xuân 2011 trên địa bàn xã xuân hòa, huyện nam đàn, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.15 KB, 63 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGHUYỄN QUỐC TUẤN

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC MỨC PHÂN LÂN ĐẾN SINH
TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG ĐẬU TƢƠNG DVN6
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ XUÂN HỒ HUYỆN NAM ĐÀN, NGHỆ AN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NÔNG HỌC

VINH - 2011


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC MỨC PHÂN LÂN ĐẾN SINH
TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG ĐẬU TƢƠNG DVN6
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ XUÂN HOÀ HUYỆN NAM ĐÀN, NGHỆ AN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NƠNG HỌC

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN QUÔC TUẤN
Lớp: 48K 2 – NÔNG HỌC


Người hướng dẫn:

KS.NGUYỄN HỮU HIỀN


3

LỜI CẢM ƠN
Thực nghiệm nghiên cứu khoa học là một cơng việc rất quan trọng trong đợt
thực tập cuối khố của sinh viên, đây cũng là cơ hội để sinh viên vận dụng những
kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, đồng thời bước đầu làm quen với phương
pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp tổ chức và phục vụ.


4
Được sự nhất trí của Ban Giám Hiệu nhà trường, khoa Nông Lâm Ngư
trường Đại Học Vinh và được sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của các mức phân lân đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của giống DVN6 trong vụ xuân 2011 trên địa bàn xã Xuân
Hoà, huyện Nam Đàn, Nghệ An.”
Để hồn thành tốt khố luận tốt nghiệp, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới Ban
Giám Hiệu nhà trường, các thầy cô giáo khoa Nông Lâm Ngư, trong nghành Nông
học, đặc biệt tới thầy giáo KS.Nguyễn Hữu Hiền người đã trực tiếp giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu và hồn thành khố luận tốt nghiệp, đồng thời tơi
xin bày tỏ lịng biết ơn đến thầy cơ kỹ thuật viên phịng thí nghiệm khoa học cây
trồng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành
khố luận tốt nghiệp.
Tơi xin cảm những ý kiến đóng góp vơ cùng quý báu của các thầy cô giáo
khoa Nông Lâm Ngư, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ bộ mơn khoa học cây
trồng.

Cảm ơn gia đình bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Lần đầu tiên tham gia nghiên cứu khoa học sẽ khơng tránh khỏi sự thiếu sót,
rất mong nhận được những ý kiến đóng quý báu của các thầy giáo, cô giáo và bạn
bè để luận văn của tơi hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Quốc Tuấn

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tất cả có được đều là sự nỗ lực của
bản thân dưới sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn.


5
Tơi xin cam đoan những điều trên là hồn tồn trung thực nếu có gì sai sự
thật tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Nguyễn Quốc Tuấn

MỤC LỤC

Trang
Mở Đầu ..............................…………………………………………………….. 1


6


1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………. 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài …………………………………………….. 2
2.1 Mục đích …………………………………………………………………… 2
2.2 Yêu cầu …………………………………………………………………….. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài …………………………………. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học …………………………………………………………. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn …………………………………………………………. 3
CHƢƠNG 1. Tổng quan lài liệu nghiên cứu………………………………… 4
1.1. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới và Việt Nam ………………4
1.1.1. Tình hình sản xuất cây đậu tƣơng trên thế giới ………………............ 4
1.1.2. Tình hình sản xuất cây đậu tƣơng ở Việt Nam ………………………. 6
1.1.3. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Nghệ An ............................................. 7
1.1.4. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Nam Đàn ............................................ 8
1.2. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tƣơng ……………………………………. 9
1.2.1 Nhiệt Độ ………………………………………………………………….. 9
1.2.2. Ánh Sáng .................................................................................................... 9
1.2.3 Độ Ẩm ........................................................................................................ 10
1.2.4. Đất và các chất dinh dƣỡng .................................................................... 10
1.3. Vai trò của lân đối với cây đậu tƣơng ………………………………… 10
1.4. Lân trong đất …………………………………………………………….. 10
1.4.1. Các dạng lân trong đất ………………………………………………….12
1.4.1.1. Lân tổng số trong đất ………………………………………………… 12
1.4.1.2. Lân trong dung dịch đất …………………………………………….. 13
1.4.2. Thành phần lân trong đất …………………………………………….13


7
1.4.2.1. Lân hữu cơ trong đất .........................................................................13
1.4.2.2. Lân khoáng trong đất .........................................................................14
1.5. Tình hình nghiên cứu phân lân trên Thế Giới và ở Việt Nam …………16

1.5.1. Trên Thế Giới ..........................................................................................16
1.5.2. Ở Việt Nam ..............................................................................................16
CHƢƠNG 2. Vật liệu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu………………17
2.1.Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu ……………………………………………17
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu …………………………………………..17
2.2.1. Địa điểm …………………………………………………………………17
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………17
2.3. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………………18
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………………18
2.4.1. Bố trí thí nghiệm …………………………………………………………18
2.4.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm …………………………19
2..4.3.1. Chuẩn bị giống trƣớc khi gieo .............................................................19
2.5. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ……………………………………19
2.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trƣởng ……………………………………21
2.5.2. Xác định diện tích lá và chỉ số diện tích lá ……………………………..21
2.5.3. Tích luỹ chất khô ………………………………………………………...21
3.6.1. Xác đinh số lƣợng và khối lƣợng nốt sần ………………………………22
3.6.2.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ………………………..22
3.6.2.2. Các yếu tố cấu thành năng suất ………………………………………22
3.6.2.3. Năng suất ………………………………………………………………22
3.6.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu ………………………………………………23
CHƢƠNG 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ………………………………
3.1. Ảnh hƣởng của các mức phân lân đến các chỉ tiêu sinh trƣởng của đậu
tƣơng ....................................................................................................................24
3.1.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm ......................................................................24
3.1.2. Ảnh hƣởng của các mứ phân lân đến chiều cao cây ...............................26


8
3.1.3. Ảnh hƣởng của các mức phân lân đến số lƣợng nốt sần ………………28

3.1.4. Ảnh hƣởng của các mức lân bón đến diện tích lá ……………………..31
3.1.5. Ảnh hƣởng của các mức lân bón đến chỉ số diện tích lá qua các thời kỳ
.........................................................................................................................34
3.2. Ảnh hƣởng của các mức lân bón đến khả năng tích luỹ vật chất khơ …..36
3.3. Ảnh hƣởng của các mức lân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất đậu tƣơng ..........................................................................................38
3.3.1. Ảnh hƣởng của các mức lân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất..38
3.3.2. Ảnh hƣởng của các mức lân bón đến năng suất đậu tƣơng .................40
3.4. Hiệu suất sử dụng phân lân ………………………………………………43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................44
Kết luân ................................................................................................................44
Đề nghị ………………………………………………………………………….44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC


9
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây đậu tương (Glycine Max (L) Merill) còn được gọi là cây đậu nành, là
một cây trồng có từ lâu đời được xem là “cây đỗ thần”.
Đậu tương là cây trồng chính trên một số vùng đất màu ở Nghệ An, sản
phẩm đậu tương đóng góp một phần khơng nhỏ đến sản xuất và chế biến tương
Nam Đàn một thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước. Ngoài giá trị kinh tế cây đậu
tương cịn có giá trị cải tao đất và có một vị trí quan trọng trong việc thực hiện cơng
thức ln canh cây trồng 3 vụ/năm để làm tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện
tích.
Đậu tương cũng giống như nhiều loại cây trồng nông nghiệp khác muốn đạt
được năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải đáp ứng một số điều kiện
thích hợp như: nhiêt độ, ánh sáng, nước, giống, phân bón cho quá trình sinh trưởng

phát triển của cây đậu tương và cây đậu tương ln có mối quan hệ khăng khít với
đất và phân bón trong một hệ sinh thái thống nhất. Sự mất cân bằng dinh dưỡng
trong đất sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng bình thường của cây. Phân bón có một
vị trí quan trọng trong việc nâng cao sức sản xuất của đất. Cung cấp dinh dưỡng cho
cây trồng tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất và chất
lượng nơng sản. Để có một nền nông nghiệp phát triển bền vững bắt buộc phải
chuyển từ nông nghiệp truyền thống “dựa vào đất” sang một nền nơng nghiệp thâm
canh “dựa vào phân bón”. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu lực của phân bón cần phải
xác định liệu lượng, tỷ lệ giữa các nguyên tố dinh dưỡng phù hợp với từng loại cây
trồng trên từng chân đất và từng tiểu vùng khí hậu cụ thể.
Đậu tương là cây trồng nơng nghiệp có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây
trồng nông nghiệp của tỉnh Nghệ An. Nghệ An với diện tích nơng nghiệp 196000
ha, trong đó diện tích đậu tương chiếm 1.188 ha năm 2005.
Các nghiên cứu chủ yếu tạo ra các giống mới có năng suất và chất luợng cao,
lượng phân bón và mật độ trồng thích hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao.


10
Đối với đậu tương thì lân giữ vai trị quan trọng trong sự phát triển của bộ rễ,
thân cây, tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu, sự cố định đạm của vi khuẩn nốt sần và sự tổng
hợp lipit trong hạt trong q trình quả chín. Thiếu lân được coi là nguyên nhân hàng
đầu hạn chế năng suất và bón lân là một tiến bộ kỹ thuật góp phần nâng cao sản
lượng cây trồng nhiều vùng ở Việt Nam.
Xuất phát từ u cầu đó chúng tơi đã nghiên cứu đề tài “ Ảnh hưởng của các
mức phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu tương ĐVN-6
vụ Xuân 2011tại huyện Nam Đàn, Nghệ An”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
- Xác định ảnh hưởng của các mức phân lân đến sinh trưởng và phát triển
đậu tương ĐVN-6 trên địa bàn huyện Nam Đàn.

- Xác định mức phân lân bón thích hợp mang lại năng suất và hiệu quả cao
nhất.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mức lân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và
phát triển của giống đậu tương ĐVN-6.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mức lân bón đến khả năng chống chịu của
giống đậu tương ĐVN-6.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mức lân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống đậu tương ĐVN-6.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp dẫn liệu, cơ sở khoa học
cho việc sử dụng phân lân cho cây đậu tương
- Xác định có cơ sở khoa học về lượng phân lân ảnh hưởng đến sinh trương,
phát triển của đậu tương ĐVN-6
- Xác định có cơ sở khoa học về lượng phân lân ảnh hưởng đến năng suất
của đậu tương ĐVN-6


11
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được liều lượng lân thích hợp với điều kiện đất đai tại huyện Nam
Đàn, Nghệ An
- Kết quả nghiên cứu góp phần tăng năng suất và chất lượng đậu tương mở
rộng diện tích đáp ứng được nhu cầu của người dân huyện Nam Đàn.


12
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất cây đậu tƣơng trên thế giới
Cây đậu tương là loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng và nhu cầu ngày
càng tăng của xã hội, hiện nay cây đậu tương đã được trồng ở 78 nước trên thế giới
của các châu lục. Đậu tương được trồng tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ tiếp đến là
châu Á.
Sản lượng đậu tương của thế giới tính đến năm 2009 là 259,7 triệu tấn. Trong
đó lượng đâu tương dùng để ép lấy dầu là 205,61 triệu tấn, lượng còn lại dùng để
chế biến thức ăn cho gia súc và làm thực phẩm cho con người.Các nước sản xuất
đậu tương lớn trên thế giới là : Mỹ, Ac hentina, Brazin và Trung Quốc. Nước có
nhiều diện tích đậu tương nhất là Mỹ. Hiện nay tổng sản lượng đậu tương của Mỹ
chiếm 55% sản lượng đậu tương thế giới. Nhờ các phương pháp chọn lọc và nhập
nội, gây đột biến và lai tạo, họ đã tạo ra được những giống đậu tương mới.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ năm 2008 diện tích
trồng cây đậu tương chuyển gen tại Hoa Kỳ chiếm 91,3% trong tổng diện tích trồng
đậu tương trên cả nước, với diện tích trồng tăng từ 23.6 triệu ha năm 2007 lên 27.7
triệu ha năm 2008. Diện tích trồng tăng trên 95% tại các bang như Indiana, Iowa,
Kansas, Missouri, South Dakota và Nebraska. Đậu tương chuyển gen được người
dân Mỹ sử dụng nhiều. Hàng năm khoảng 70 triệu tấn bột đậu tương là có nguồn
gốc từ đậu tương chuyển gen được dùng làm thức ăn chăn ni. (Trần Đình Long,
1999)[4].


13
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của một số nước trên thế giới
Nƣớc

Diện tích

Năng suất


Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2005

2006

2007 2005 2006 2007

Thế giới

91,39

92,98

94,90 22,93 23,82 22,78 209,53 221,50 216,14

Mỹ

28,84

30,20

30,56 28,76 28,70 23,14 82,82


86,12

70,71

Braxin

22,89

20,70

20,64 21,92 28,50 28,20 50,19

59,00

58,20

Argentina

14,04

15,22

16,10 27,28 26,60 28,26 38,30

40,50

45,50

9,26


8,90

16,20

15,60

Trung Quốc 9,50

2005

17,79 17,05 17,53 16,90

2006

2007

(Nguồn:FAOSTAT,2008)
Nguồn gốc của đậu tương là Đông Nam Châu Á nhưng 45% diện tích trồng
đậu tương và 55% sản lượng đậu tương của thế giới nằm ở Mỹ Nước Mỹ sản xuất 75
triệu tấn đậu tương năm 2000, trong đó hơn một phần ba được xuất khẩu. Các nước
sản xuất đậu tương lớn khác là Braxil,Argentina,Trung Quốc và Ấn Độ Phần lớn sản
lượng đậu tương của Mỹ hoặc để nuôi gia súc, hoặc để xuất khẩu, mặc dù tiêu thụ
đậu tương ở người trên đất nước này đang tăng lên. Dầu đậu tương chiếm tới 80%
lượng dầu ăn được tiêu thụ ở Mỹ.[FAOSTAT, 2006]
Các nước của châu Á có diện tích sản xuất đậu tương chỉ tương đương với
diện tích sản xuất đậu tương của Brazin nhưng sản lượng mới chỉ đạt xấp xỉ 50% của
Brazin. Hiện nay sản lượng đậu tương ở châu Á chưa đáp ứng được nhu cầu đậu
tương làm thực phẩm và thức ăn cho chăn nuôi. Những nước nhập khẩu đậu tương
nhiều là: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Triều Tiên, Indonexia, Malaixia,

Philippines.


14
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới
Năm

Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha)

Sản lƣợng (triệu tấn)

1985

54,1

17,5

88,3

1995

62,4

20,35

126,4

2000

74,4


21,70

161,4

2001

76,8

23,02

176,7

2002

78,6

22,97

180,6

2003

83,6

22,67

189,5

2004


87,2

24,90

217,0

2005

91,3

23,00

210,3

2006

93,0

23,82

221,5

2007

94,9

22,78

216,14


(Nguồn: FAOSTAT, 2008)
1.1.2. Tình hình sản xuất cây đậu tƣơng ở Việt Nam
Cây đậu tương có tính thích nghi trên diện rộng và khơng địi hỏi điều kiện
chăm sóc cao nên cây đậu tương được người nơng dân ưa thích và được gieo trồng
ở những vùng khác nhau vì thế đã hình thành nên nhiều khu vực trồng đậu tương
tập trung lớn hay được trồng rải rác khắp các vùng ở Việt Nam.
Bảng 1.2. diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Viêt Nam
Năm

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

1980

42,20

6,60

32,10

1985

102,00

7,80


79,10

1990

110,00

7,90

86,60

1995

121,10

10,30

125,50

2000

122,30

11,60

141,90

2005

203,60


14,30

291,5

2006

185,60

13,90

258,1

2007

190,10

14,50

275,5
(Nguồn: FAOSTAT, 2008)


15
Cây Đậu tương là cây trồng chính có giá trị kinh tế cao và có giá trị đa dạng
về nhiều mặt.
Diện tích và sản lượng đều tăng lên một cách đáng kể, năm 1980 diện tích
đậu tương cả nước chỉ đạt 42,20 nghìn ha thì đến năm 2007 diện tích đậu tương đạt
190,10 nghìn ha và sản lượng năm 1980 chỉ đạt 32,10 nghìn tấn thì đến năm 2007
sản lượng đạt 275,5 nghìn tấn.
Diện tích trồng đậu tương tập trung phân bố ở các vùng khác nhau. Diện tích

trồng lớn nhất (30,6%) ở vùng Bắc Trung Bộ và diện tích đạt thấp nhất (5,12%) ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương một số tỉnh trong cả nước
Tỉnh
2005

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2006

2007

2005

2006 2007

2005

2006


2007

Cả nước

204,1 185,8 190,1 14,3

13,9

14.6

292,7 258,2 275,1

Hà Tây

27,5

31,8

33,6

15,5

15,0

15,4

42,5

47,7


51, 7

Hà Giang

15,7

15,9

18,2

09,4

08,9

09,5

14,7

14,1

17,3

Đắk Nông

15,1

13,7

14,8


19,2

19,5

19,8

29,0

26,7

29,3

Đắk Lắk

11,5

9,6

9,9

11,3

10,8

10,3

13,0

10,4


10,2

Sơn La

12,1

9,2

9,2

11,2

12,1

12,4

13,6

11,1

11,4

Đồng Tháp 11,5

6,7

7,3

20,9


20,9

22,7

24,1

14,0

16,0

(Nguồn: FAOSTAT, 2008)
1.1.3. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Nghệ An
Hiện nay cây đậu tương đang được tỉnh Nghệ An chú trọng đưa vào sản xuất
và mở rộng diện tích để tạo sự đa dạng hóa cây trồng tuy nhiên diện tích cũng như
sản lượng đậu tương ở Nghệ An đang còn thấp. Năng suất đậu tương ở đây chưa cao
cũng do nhiều yếu tố tác động như: Sâu bệnh phá hại, thời tiết khắc nghiệt, kỹ thuật
sản xuất chưa cao, sử dụng giống cũ. So với năng suất bình quân của cả nước thì
trước đây và hiện tại năng suất đậu tương ở Nghệ An ln thấp hơn. . Diện tích sản


16
xuất đậu tương ở Nghệ An phân bố chủ yếu ở các huyện như: Nghĩa Đàn, Nam Đàn,
Diễn Châu, Hưng Nguyên và chiếm tỷ lệ không đáng kể như Nghi Lộc, Quỳnh
Lưu...trong đó đậu được gieo trồng nhiều nhất ở Nam Đàn. Tuy có diện tích lớn về
trồng đậu tương nhưng năng suất, sản lượng đậu của huyện còn thấp. Yếu tố ảnh
hưởng lớn đến năng suất đậu tương ở Nam Đàn nói riêng và Nghệ An nói chung
chính là yếu tố về phân bón. Trong những năm qua nhìn chung nghiên cứu đậu tương
ở Nghệ An đang cịn ít, các giống mới chưa được sử dụng nhiều vào sản xuất, các
loại giống sản xuất đều là những giống có năng suất thấp.
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Nghệ An từ năm

2001- 2005
Năm

2001

2002

2003

2004

2005

Diện tích(ha)

1.100

800

985

1.188

1.188

Năng suất(tạ/ha)

6.4

7,5


8,2

8,6

6,3

Sản lượng(tấn)

700

600

804

1.016

591

(Theo niên giám thống kê của Bộ NN và PTNT năm 2006)
Bình qn trong 5 năm(2001- 2005) diện tích trồng đậu tương cao nhất ở
Nam Đàn (204 ha), Nghĩa Đàn (105 ha), Diền Châu (70 ha), Hưng Nguyên (25ha)
1.1.4. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Nam Đàn
Nam Đàn ln là huyện đứng đầu về diện tích trồng cây đậu tương của
tỉnh.Tồn huyện có 12/24 xã trồng đậu tương với tổng diện tích 280 ha ( năm 2008).
Các xã sản xuất đậu tương là : Xuân Lâm, Hùng Tiến, Hồng Long, Nam Cường,
Nam Trung, Nam Phúc, Nam Lộc, Nam Tân, Nam Thượng, Thị trấn, Xuân Hòa,
Khánh Sơn, Tuy nhiên cho đến hiện nay thì hàng năm huyện Nam Đàn còn phải
nhập đậu tương từ các nơi khác về để phục vụ cho các làng nghề chế biến, hiện
trạng này cũng là do nghiên cứu về cây đậu tương trên vùng đất này đang cịn ít, các

giống mới chưa được tuyển chọn vào sản xuất.Chính vì thế cần tiến hành nhiều
cơng trình nghiên cứu về đậu tương hơn nữa ở Nam Đàn để chọn tạo các giống mới,
và phương pháp bón phân cho đậu tương có năng suất cao hơn nhằm tăng sản lượng
cho toàn huyện.


17
Các đề tài nghiên cứu đậu tương cịn ít, hơn nữa cơng tác dự tính dự báo sâu
bệnh hại khơng được thực hiện nên năng suất đang còn hạn chế do đó việc mở rộng
diện tích sản xuất đậu gặp nhiều khó khăn.
1.2. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tƣơng
1.2.1 Nhiệt Độ
Cây đậu tương có nguồn gốc ơn đới, nhưng khơng phải là cây chịu rét. Tổng
tích ơn của cây đậu tương biến động từ 1700oC đến 2700oC . Nhiệt độ thích hợp cho
đậu tương mọc nhanh khoảng 30oC.[9] Phạm vi nhiệt độ tối thiểu và tối đa ở thời kì
mọc là 10o - 40oC. Trên 40oC hạt khơng mọc được và dưới 10oC sự vươn dài của
trục dưới lá mầm bị ảnh hưởng đáng kể. Nhiệt độ cho hạt nảy mầm tốt nhất trong
phạm vi là 18 - 26oC, trên 30oC hạt nảy mầm nhanh nhưng mầm yếu.
Thời kì cây con từ lá đơn cho đến 3 lá kép, đậu tương chịu rét khá hơn ngơ, ở
thời kì lá đơn có thể chịu đựng được nhiệt độ dưới 0oC, lá kép phát triển ở nhiệt độ
trên 12oC. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng là từ 22oC - 27o C. Nhiệt độ xấu sẽ
ảnh hưởng đến sự ra hoa kết quả. Nhiệt độ ở 10oC ngăn cản sự phân hóa mầm, hoa,
nhiệt độ ở dưới 18oC thì tỷ lệ đậu quả thấp. Nhiệt độ cao hơn 39oC ảnh hưởng xấu
đến tốc độ hình thành đốt, cây đậu tương sẽ phát triển lóng và phân hóa hoa. Nhiệt
độ thích hợp nhất của lá đậu tương trong vụ hè là 25 oC - 40o C. Trong các thời kì
sinh trưởng, phát triển cuối cùng nếu nhiệt độ quá thấp hạt khó chín, khó đồng đều,
tỷ lệ nước cao và chất lượng của hạt kém.(Nguyễn Thế Côn, 1992) [15]
1.2.2. Ánh Sáng
Ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đên hình thái cây đậu tương, ánh sáng
là yếu tố quyết định đến sự quang hợp của lá, sự cố định (N 2) ở nốt sần, từ đó ảnh

hưởng đến sản lượng chất khô của cây và năng suất của hạt. Đậu tương là cây ngắn
ngày điển hình tác động của ánh sáng ngày ngắn mạnh nhất vào các thời kì sinh
trưởng trước khi ra hoa, ánh sáng ngày ngắn vào các thời kì trên làm cho cây rút
ngắn được thời kì sinh trưởng, chiều cao cây giảm, số đốt ít và độ dài đốt giảm.[9]


18
1.2.3 Độ Ẩm
Nhu cầu nước của cây đậu tương thay đổi theo điều kiện khí hậu, nên kĩ
thuật trồng trọt và thời gian sinh trưởng của cây đậu tương cũng địi hỏi về độ ẩm
nhất định. ở thời kì đậu tương mọc, đất phải đủ ẩm để hạt mọc đều, nếu khơ hạn kéo
dài thì hạt thối.Trong thời kì nảy mầm, lượng nước cần hút 100-150% trọng lượng
khô của hạt giống.
Nhu cầu nước của đậu tương tăng dần khi cây lớn lên, sự mất nước do thoát nước
trong ngày thường nhiều lượng nước cây hút vào do rễ. Những ngày có nhiệt độ
cao, gió khơ làm cây héo tạm thời có thể làm giảm hoạt động đồng hóa ảnh hưởng
tới năng suất hạt, chiều cao cây, số đốt, đường kính thân, số hoa, tỷ lệ đậu quả, số
hạt, trọng lượng hạt đều tương quan thuận với độ ẩm đất.
Thời kì quả mẩy đậu tương cần nhiều nước nhất, hạn lúc này làm giảm năng
suất rõ rệt. Hạn vào thời kì ra hoa và bắt đầu có quả, gây rụng hoa, trọng lượng
giảm.[9].
1.2.4. Đất và các chất dinh dƣỡng
Cây đậu tương khơng u cầu nghiêm ngặt về đất trồng trọt. Nói chung loại
đất nào trồng cũng được, đối với đất trồng hoa màu đều trồng được đậu tương. Trên
đất thịt nặng, đậu tương khó mọc nhưng sau khi mọc, đậu tương thích ứng với đất
nặng khá hơn so với cây màu khác, độ PH thích hợp cho cây đậu tương là 5,2-6,5
(Ngơ Thế Dần, 1982)
1.3. Vai trị của lân đối với cây đậu tƣơng
Lân là nguyên tố đa lượng giữ vai trị quan trọng trong q trình quang hợp,
q trình hình thành và chuyển hoá năng lượng cho mọi hoạt động trao đổi chất của

cây trồng
Lân là thành phần của axit nucleic, photphatit, protein, lipit, coenzim, NAD,
NADN, ATP và nhiễm sắc thể. Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào, mơ phân sinh,
kích thích sự phát triển của rễ, sự ra hoa, sự phát triển của hạt và quả.[2] Ngoài việc
xúc tiến sự phát triển của rễ, lân còn là thức ăn chính của vi khuẩn, có tác dụng đẩy
mạnh sự hình thành và nâng cao hoạt tính của nốt sần, làm tăng khả năng hút, giữ


19
đạm khí trời, hoa nở sớm và tập trung, nâng cao tỷ lệ đậu quả và quả chắc, màu sắc
đẹp, giảm tỷ lệ nước trong quả. Quan trọng hơn là xúc tiến quá trình hình thành chất
béo, dầu và chất đạm, làm tăng tỷ lệ dầu trong hạt, quả chóng già chín. Đặc biệt khi
bón lân sẽ tăng cường hiệu lực hút phân đạm, nên tiết kiệm được một lượng phân
đạm đáng kể. (Hoàng Minh Châu, 1998)[2].
Lân thường được xem như là một yếu tố dinh dưỡng hạn chế sinh trưởng, phát
triển và năng suất của các loại cây họ đậu vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thiếu lân
làm giảm sự phát triển của lá và hình thành lá trên cây. Chiều dài của cành ít chịu ảnh
hưởng của sự thiếu hụt lân trong cây, trong khi đó thiếu lân làm cho bộ rễ phát triển
kém dẫn đến sự mất cân đối trong tỷ lệ giữa thân lá và rễ . Lượng lân bón khơng thích
hợp sẽ làm giảm cường độ đồng hố cacbon hyđrat, trong khi đó việc tổng hợp chất
này thơng qua q trình quang hợp vẫn tiếp tục xẩy ra và gây ra hiện tượng tích luỹ
carbonhydrate làm cho lá có màu xanh thẫm, trầm trọng hơn sẽ có màu huyết dụ và có
ảnh hưởng bất lợi đến quá trình quang hợp của cây, cuối cùng sẽ làm giảm năng suất
cây trồng rất rõ rệt.
Sự hình thành và phát triển của nốt sần ở rễ đậu tương và quá trình cố định
đạm chịu sự ảnh hưởng rất lớn của lượng lân trong đất trồng đậu tương cũng như
lượng lân được bổ sung từ các loại phân bón.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa nguyên tố lân và quá trình cố định đạm của cây
họ đậu được thể hiện như sau:
- Nốt sần bắt đầu hình thành khi lông hút của rễ bị lây nhiễm bởi vi khuẩn

Rhyzobium và ở giai đoạn này nếu thiếu hụt lân làm cho rễ kém phát triển sẽ ngăn
cản sự hình thành nốt sần và giảm cường độ quá trình cố định đạm cũng như sự hút
nước và dinh dưỡng của cây.
- Q trình cố định đạm địi hỏi nguồn năng lượng lớn cho sinh trưởng của vi
khuẩn nốt sần và sự chuyển hố N2 thành NH3. Nguồn năng lượng đó chủ yếu được
cung cấp từ lân ở dạng ATP.[2].


20
- Lân có vai trị tích cực trong việc vận chuyển các sản phẩm của quá trình
quang hợp từ lá về rễ và sự di chuyển của các hợp chất có đạm trong nốt sần về các
bộ phận khác của cây và làm tăng hàm lượng đạm trong thân lá.
Ngoài ra, bón lân có tác dụng kích thích sự phát triển của bộ rễ cây trồng,
nhờ đó mà cây có khả năng thu hút nhiều hơn các nguyên tố dinh dưỡng từ đất và từ
phân bón.
Thiếu lân có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nốt sần, khả năng tích luỹ
chất khơ và năng suất đậu tương, bón lân có tác dụng kích thích sự phát triển bộ rễ
vì vậy ở cây họ đậu nói chung và cây đậu tương nói riêng được bón lân đầy đủ
thường hình thành một lượng lớn nốt sần hữu hiệu ở rễ, nốt sần lớn và thường có
màu hồng, vì vậy làm tăng khả năng tích luỹ đạm của cây. Thiếu lân làm cho cây
cằn cỗi, sinh trưởng chậm, lá non vàng nhạt thể hiện dấu hiệu khô héo nhanh, làm
cho hoa rụng nhiều, quả ít, kém chắc, năng suất và phẩm chất đậu tương đều
giảm.(Nguyễn Như Hà, 2006) [16]
1.4. Lân trong đất
1.4.1. Các dạng lân trong đất
1.4.1.1. Lân tổng số trong đất
Hàm lượng lân tổng số trong đất Việt Nam biến động trong phạm vi từ 0,02
- 0,06% P2O5 (đất đỏ vàng trên đá sét); 0,08 - 0,15% P2O5 (đất phù sa Sông Hồng)
đến 0,20 - 0,30% P2O5 (đất đỏ bazan). Đất cát biển và đất bạc màu đều thuộc loại
nghèo lân (0,03 - 0,05% P2O5).

Do sự phân hoá đa dạng về nguồn gốc phát sinh, đất Việt Nam có hàm
lượng lân tổng số dao động khá mạnh từ 44 - 1.310 mg P2O5/kg (tương đương với
0,01 - 0,30% P2O5) nghĩa là từ mức rất nghèo lân đến giàu lân. Mẫu chất là yếu tố
quan trọng quyết định hàm lượng lân trong đất. Đất cát biển và các loại đất phát
triển trên đá mẹ axit có hàm lượng lân tổng số trung bình nghèo nhất (44 - 264
mg/kg). Đất phù sa Đồng Bằng Sơng Hồng có hàm lượng lân tổng số dao động từ
(350 - 650 mg P2O5/kg ), đất Đồng Bằng Sơng Cửu Long có hàm lượng lân tổng số
nghèo hơn (110 - 540 mg P2O5/kg ), đất đỏ bazan có hàm lượng lân tổng số thuộc


21
loại cao nhất (4.340 - 1.310 mg P2O5/kg). Nhìn chung đất Việt Nam đựơc xếp vào
loại nghèo lân.[17]

Bảng 1.5. Hàm lượng lân trong một số loại đất ở Việt Nam
Lân tổng số

Lân dễ tiêu

(%)

(mg/100g đất)

Đất cát biển

0,03 - 0,05

1-5

Đất xám bạc màu


0,03 - 0,08

3-5

Đất đỏ vàng trên đá sét

0,02 - 0,06

2-4

Đất đỏ nâu trên đá vôi

0,10 - 0,20

0 - 10

Đất nâu trên Bazan

0,02 - 0,30

3 - 10

Đất vàng nhạt trên đá cát

0,04 - 0,06

1 - 1,5

Đất phù sa hệ thống Sông Hồng


0,08 - 0,15

0 - 15

Đất phù sa hệ thống Sông Cửu Long

0,05 - 0,10

2-8

Loại đất

(Nguồn: Nguyễn Trọng Bộ, Viện Thổ Nhưỡng Nơng hố)[1]
1.4.1.2. Lân trong dung dịch đất
Lân hồ tan trong dung dịch đất có nồng độ rất thấp (1mg/lít) và tuỳ theo độ
chua đất mà lân trong dung dịch đất có thể tồn tại dưới dạng H2PO4- và HPO42-, khi
PH< 7,2 thì lân trong dung dịch đất tồn tại dưới dạng H2PO4- và ngược lại khi PH >
7,2 thì lân trong dung dịch đất tồn tại dưới dạng HPO42. Cây trồng hút lân chủ yếu
dưới dạng H2PO4- và một phần dưới dạng HPO42- , ở nước ta đại đa số các loại đất
có PH < 6 do vậy phần lớn lân trong dung dịch đất tồn tại ở dạng H2PO4-.[5].
1.4.2. Thành phần lân trong đất
1.4.2.1. Lân hữu cơ trong đất


22
Lân hữu cơ nằm trong các tế bào vi sinh vật (30 - 50%) và các tàn dư hữu cơ
khác trong đất. Lân hữu cơ chiếm 20 - 80% lân tổng số trong đất. Hàm lượng lân
hữu cơ trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, thực bì, thành phần cơ
giới, loại hình sử dụng đất, cách bón phân, việc tưới nước và tháo nước.[3] Nói

chung ở vùng ấm áp trên lớp đất mặt tỷ lệ lân hữu cơ trong lân tổng số thấp hơn ở
vùng lạnh. Vùng xích đạo lân hữu cơ chiếm 35,2% lân tổng số, trong khi ở vùng
lạnh tỷ lệ này là 48,6% . Đất hữu cơ và than bùn cũng có nhiều lân hữu cơ hơn đất
khống. Ở đất khống, đất có tỷ lệ sét cao thì tỷ lệ lân hữu cơ cũng cao. Trong lân
hữu cơ thì ba nhóm: inozitol photphat (0,3 - 62%), axit nucleic (0,1 - 65%) và
photpholipid (0,03 - 5,4) chiếm từ 50 - 70%.[3].
Phần lớn trong đất Việt Nam, lân hữu cơ có hàm lượng dao động trong khoảng
10 - 45% so với lân tổng số tuỳ theo loại đất
Lân hữu cơ trong đất tồn tại chủ yếu dưới dạng các tàn dư thực vật hữu cơ và
một phần được tổng hợp bởi các vi sinh vật đất từ các nguồn hữu cơ khác nhau. Lân
hữu cơ hồn tồn khơng có khả năng cung cấp trực tiếp cho cây trồng mà chỉ trở nên
hữu hiệu khi được khống hố. Q trình phân huỷ chất hữu cơ với sự tham gia của các
vi sinh vật. C/P là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định khả năng giải phóng
lân từ các nguồn này vì các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ sẽ lấy lân từ dung dịch đất
và gây hiệu ứng tăng lượng lân cố định thay vì giải phóng lân. Trong điều kiện oxy hố
với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam rất thuận lợi cho qúa trình khống hố thì
lân hữu cơ là nguồn dự trữ lân quan trọng đối với cây trồng. (Nguyễn Thị Dần, Thái
Thị Phiên).[3]
1.4.2.2. Lân khoáng trong đất
Trong đất lân tồn tại ở hai dạng đó là: dạng lân hữu cơ và dạng lân vô cơ.
Các công trình nghiên cứu tập trung vào nhóm lân vơ cơ.[3]
Kết quả phân tích của các tác giả cho thấy tỷ lệ % các nhóm lân vơ cơ trong
đất Việt Nam tuỳ thuộc vào các loại đất hay nói cách khác là tuỳ thuộc vào hàm
lựơng canxi, sắt, nhôm và độ pH của đất. Tuy vậy có thể nhận định chung là:


23
- Nhóm photphat sắt, photphat nhơm chiếm ưu thế, chiếm từ 90 - 95%, trong
đó photphat sắt trội hơn photphat nhơm (trừ đất bazan).[3]
- Nhóm photphat canxi thấp, từ 5 - 10%.

- Nhóm photphat hồ tan hầu như khơng đáng kể, chỉ chiếm từ 0 đến 5%
trong tổng số lân vơ cơ.
Mức độ phong hố là yếu tố quan trọng nhất chi phối đến sự phân bố các
nhóm lân trong đất. Trong đất chua bị khống hố mạnh thì Al - P, Fe - P và Rs - P
chiếm ưu thế trong đất và ngựơc lại trong đất kiềm thì Ca - P lại chiếm ưu thế.
Fe - P trong đất tồn tại chủ yếu dưới dạng Strengit (FePO4.2H2O) và
Vivianit ((Fe3(PO4)2.8H2O)), Al - P tồn tại chủ yếu dưới dạng Variscit
(AlPO4.2H2O) và một phần dưới dạng Wavlit (Al3(OH)3(PO4)2.2H2O), các dạng
phosphat Canxi chủ yếu tồn tại dưới dạng Fluroapatit((Ca5PO403F0 và
hydroxyapatit ((Ca5(PO4)3OH)). Các dạng phosphat có độ hồ tan khác nhau, vì vậy
cũng đóng vai trị khác nhau trong cung cấp chất dinh dưỡng lân cho cây trồng.


24
Bảng 1.6. Thành phần các nhóm phosphat trong đất (mg/kg)
Nhóm lân
Đất
Fle

Arh

FRX

FRr

Fe - P

Al – P

Ca - P


Rs - P

149

52

107

417

(14,48)*

(5,06)

(10,40)

(40,46)

101

35

41

327

(16,78)

(5,90)


(16,76)

(54,51)

151

131

221

227

(14,14)

(12,21)

(20,61)

(21,25)

538

82

62

750

(31,10)


(4,74)

(3,58)

(43,36)

Nguồn: Nguyễn Thị Dần[3]
Ghi chú:
(*) số liệu trong ngoặc đơn là % so với tổng số.
Fle: đất phù sa trung tính ít chua ở đồng bằng Sông Hồng.
Arh: đất cát biển.
FRX: đất nâu vàng.
FRr: đất nâu đỏ.
1.5. Tình hình nghiên cứu phân lân trên Thế Giới và ở Việt Nam
1.5.1. Trên Thế Giới
Các kết quả nghiên cứu về sử dụng phân bón cho đậu tương đã cho thấy rằng
để đạt hiệu quả sử dụng phân bón cao nhất cần dựa vào kết quả phân tích đất.
Trong các ngun tố dinh dưỡng thì lân được coi là ngun tố có vai trị rất
lớn đối với sự sinh trưởng và phát triển của đậu tương. Hiệu lực của lân phụ thuộc
vào loại đất trồng đậu tương, lượng bón, tỷ lệ, phương pháp bón và dạng lân được
sử dụng.[14]
Bón lân cho đậu tương có vai trị quan trọng trong việc tích luỹ lipit ở hạt
trong thời kỳ chín. Bón đủ lân, hàm lượng dầu trong hạt tăng rõ rệt.


25
Ở Tây Phi người ta xác định liều lượng phân lân thích hợp để bón cho cây
đậu tương là 30 kg P2O5 /ha, nhưng ít nhất là số phân này ở dạng hoà tan.
Tại nhiều vùng trồng đậu tương của Trung Quốc, loại phân lân thường được

sử dụng bón cho đậu tương là super photphat và phân lân nung chảy. Loại phân lân
này phù hợp cho đất có độ phì trung bình, đất chua.(www.Faostat.org)[14]
1.5.2. Ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam cịn ít các cơng trình nghiên cứu về phân lân, một số
cơng trình nghiên cứu:
Một số kết quả nghiên cứu của Viện Nơng hố thổ nhưỡng trên nhiều vùng
đất trồng đậu tương khác nhau ở phía Bắc cho thấy, với liều lượng bón 60 kg P 2O5
trên nền 8 - 10 tấn phân chuồng, 30 kg K2O, 30 kg N đạt giá trị kinh tế cao nhất.
Trung bình hiệu suất 1 kg P2O5 là 4 - 6 kg đậu tương. Nếu bón 90 kg P2O5 thì năng
suất cao nhưng hiệu quả không cao, hiệu suất 1 kg P2O5 là 3,6 - 5,0 kg đậu
tương.[1]


×