Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tài liệu CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG VIÊN doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.26 KB, 15 trang )

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG VIÊN

ã có lúc ,người ta xem nhân viên như một loại hàng hoá hay dịch vụ mà
ờ đó người lao động bán sức lao động cho công ty.Tuy nhiên,quan
điểm này có lẽ đựoc thay đổi trên thế giới từ rất sớm,nghiên cứu của
Elton Mayo (1924-1932) ,(Dickson,1973) đã chỉ ra rằng người lao động không chỉ
được động viên bởi yếu tố tiền bạc(thu nhập hay trả công) để trả cho sức lao động
mà còn các yếu tố về tinh thần.Ngày nay,bất kỳ một nhân viên nhân sự nào cũng
biết rằng đối với các nhà quản trị , một trong những ưu tiên hàng đầu của công việc
quản trị nhân sự là khám phá nhu cầu của nhân viên và động viên nhân viên làm
việc.
Đ
Một công ty hay một tổ chức dù có nguồn tài chính dồi dào ,máy móc kỹ thuật
hiên đại đên đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu không biết quản trị nhân sự.Chính
phương thức quản trị nhân sự sẽ tạo bộ mặt,bầu không khí tuơi vui phấn khởi hay
căng thẳng,u ám trong công ty.
Bầu không khí sinh hoạt trong công ty sẽ quyết định sự thành đạt của bạn. Chúng ta
không phủ nhận vai trò của các lĩnh vực khác như quản trị tài chính, quản trị sản
xuất, quản trị hành chính, kế toán… nhưng rõ ràng quản trị nhân sự đóng vai trò rất
quan trọng trong mọi doanh nghiệp. Bất cứ cấp quản trị nào cũng phải biết quản trị
nhân viên của mình.
Sochiro Honda đã từng nói: “nhân viên” luôn là tài sản quý giá nhất của công ty”.
Qua nhận định trên, vị chủ tịch tập đoàn Honda ngụ ý rằng, nếu có một đội ngũ
nhân viên tốt và hết mình vì công việc, công ty sẽ như “hổ mọc thêm cánh”. Nhưng
làm thế nào để nhân viên coi công ty như gia đình của mình và coi các kế hoạch
kinh doanh của công ty như công việc của chính mình? Câu trả lời là với cương vị
lãnh đạo, bạn cần biết cách động viên và khích lệ nhân viên sao cho hiệu quả nhất.
2
Thế động viên là gì?Tại sao các nhà quản trị cần phải động viên nhân viên và làm
nó bằng cách nào?Câu trả lời là sự tồn tại (smith,1994).Động viên là sự tăng cường
nổ lực hướng đến thực hiên mục tiêu của tổ chức trên cơ sở thoả mãn nhu cầu cá


nhân.Mà chúng ta đã biết “nhu cầu” là một trạng thái tâm lý của cá nhân,nó xuất
hiện khi chưa có sự thỏa mãn những đòi hỏi của họ.Thoả mãn nhu cầu là khi nhu
cầu xuất hiên nó sẽ hình thành động cơ và dẫn đến hành động để đạt được kết
quả.Khi kết quả đã đạt đuợc thì một nhu cầu mới sẽ xuất hiện và nó cứ lập đi lâp lại
như một vòng tuần hoàn.
Theo Maslow thì ông chia nhu cầu của con người thành 5 cấp độ được sắp thành
bậc thang.Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ
thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì
các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước và được mô tả theo hình
như sau:
Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc từ thấp đến
cao.Và ở đây tôi chia nó thành 2 cấp mức độ : cấp mức độ thấp và mức độ cao.
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu
cầu cơ bản(cấp độ thấp) này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối
thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.
Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”, cần
NHU CẦU
ĐƯỢC TÔN TRỌNG
NHU CẦU XÃ HỘI
NHU CẨU AN TOÀN
NHU CẦU SINH LÝ
3
NHU CẦU
TỰ THỂ
HIỆN
phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao
hơn.Muốn một người phát triển ở mức độ cao thì phải đáp ứng các nhu cầu bậc thấp của họ
trước: đồng lương tốt, chế độ đãi ngộ hợp lý, nhà cửa ổn định,…Chẳng phải ông bà chúng
ta đã nói: “An cư mới lạc nghiệp” hay sao?Thoả mãn nhu cầu cấp thấp thì kích thích tinh
thần làm việc của nhân viên không bao nhiêu.Nhưng nếu không thoả mãn thì dễ sinh bất

mãn.Ngược lại,thoả mãn nhu cầu cấp cao thì sẽ động viên tinh thần nhân viên hiệu quả
hơn.
Các phương pháp động viên nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại trước nhu cầu của thời
đại là sự thay đổi chỗ làm nhanh chóng của nhân viên.Động viên giúp tổ chức năng cao
năng suất lao động.Vì vậy ,các nhà quản trị cần hiểu rõ động viên để có thể hoạt động một
cách có hiệu quả.Chúng ta dễ dàng thừa nhận rằng động viên là một trong những chức năng
“phức tạp” nhất của nhà quản trị thuộc về con người!
Tại Việt Nam ,mặc dù các nhà quản trị nhân sự đều thống nhất về vai trò của động
viên,tuy nhiên,vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về đo lường các biện pháp động viên trong tổ
chức và doanh nghiệp.Đặc biệt các doanh nghiệp Viêt Nam cũng rất chú ý đến hiệu quả
làm việc và giữ chân người tài nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO và nền kinh tế xuất
hiện nhu cầu lớn về nhân sự cũng như vấn đề nạn chảy chất xám!
4
CHƯƠNG 2 : “THUẬT” ĐỘNG VIÊN BẰNG LỜI KHEN
NGỢI

ạn muốn là một nhà quản lý tốt thì phải là người luôn có thái độ đúng
mực và biết cách động viên cấp dưới bằng những lời khen ngợi, hoan
nghênh trung thực và lịch sự, chứ không chỉ trích hay phàn nàn. Một nhà
quản lý tốt luôn thể hiện mối quan tâm thật sự đến người khác bằng việc tạo cho
nhân viên cảm giác chính họ mới là người quan trọng. Để tạo lòng tin và sự tín
nhiệm, nhà quản lý luôn biết bày tỏ mối cảm thông và đồng cảm đúng lúc”- Harold
Dresner, chuyên gia nhân sự nổi tiếng người Pháp, cho biết: “Thực tế đã cho thấy
công ty nào có lãnh đạo biết quan tâm tới nhân viên, khích lệ nhân viên, ở đó sẽ
gây dựng được đội ngũ nhân viên làm việc hăng hái, nhiệt tình, đồng thời đem lại
được thành công cho công ty của mình”. Các doanh nhân thành đạt trên thế giới
luôn là những người có tài khích lệ nhân viên như vậy. Bạn có thể rút ra những bài
học quý giá từ nghệ thuật động viên của những người đứng đầu các công ty lớn trên
thế giới.
B

Vậy nghệ thuật động viên đó là gì? Thật ra nó rất là đơn giản mà tôi tin rằng
chắc bạn cũng biết đó là:khen ngợi khi họ làm tốt,khích lệ họ và khiển trách khi
nhân viên làm sai.Việc này thì ai cũng biết nhưng phải làm thế nào để nhân viên
không thấy tự tín khi được khen và chỉ trích họ ra sao để không gây oán thù,không
làm họ thấy bất mãn,nhận rõ việc mình làm sai và điều đặc biệt là không làm mất
thể diện của nhân viên.
Đối với một người nhân viên thì thể diện cũng rất quan trọng.Bạn và tôi cũng
thế,khi đi làm đâu ai muốn mình bị “sếp” la trước khách hàng,đồng nghiệp.Lúc ấy
mình sẽ cảm thấy mất thể diện trước mọi người và một ác cảm của bạn về nhà quản
lý sẽ xuất hiện.Vì thế,nếu bạn là một nhà quản lý bạn nên giữ thể diện cho nhân
viên của mình.
5
“Giữ thể diện !”Điều đó quan trọng lắm.Vấn đề sinh tử!Vậy mà chúng ta,có
mấy người biết giữ thể diện cho người khác?chúng ta chà đạp lên tình cảm của
họ,bắt họ làm theo ý ta,buộc lỗi họ;chúng ta rầy la con cái,người giúp việc hay
nhân viên của mình trước mặt bất cứ ai,không hề nghĩ rằng lòng tự ái của họ đang
bị chà đạp.Mà có khó khăn gì đâu,chỉ cần một chút suy nghĩ,vài lời ngọt,một lòng
thành thật gắng sức quên mình và hiểu người là đủ dịu hẳn vết thương.Nếu làm
được điều ấy bạn sẽ tạo quan hệ tốt đối với nhân viên; khi đó nhân viên sẽ làm tốt
công việc của bạn giao hơn.Tất cả những điều trên thì đa số nhân viên nào cũng
đều mong muốn ở nhà quản trị của mình.
Đã có người từng nói : “Chìa khoá đem lại sự thành công cho bất kì một doanh
nghiệp nào đó là đời sống của nhân viên đó có được thoả mãn hay không”.
Dựa trên nghiên cứu của thuyết Maslow về cấp bậc nhu cầu thì sự mong đợi của
nhân viên là
• Thăng tiến và phát triển
• Tiền lương xứng đáng
• An toàn về công ăn,việc làm
• Công việc hấp dẫn và tương xứng với khả năng
• Được người khác dánh giá cao và tôn trọng

• Có quyền lực
Đó là những sự mong đợi mà bất kỳ cá nhân nào cũng mong muốn.Tôi sẽ kể cho
bạn nghe về câu chuyện của ông Dale Carnigie( tác giả của cuốn sách nổi tiếng “
ĐẮC NHÂN TÂM” hướng dẫn cho mọi người cách cư xử trong cuộc sống, làm thế
nào để có nhiều bạn bè và để thành công ). “ Ông ta thì ưa trái cây,nhưng không
hiểu vì một bí mật gì những con cá của ông không ưa trái cây như ông mà ưa
trùng.Vì vậy khi đi câu, ông không nghĩ đến cái ông ta thích mà chỉ nghĩ đến cái
mà cá thích thôi. Ông không móc trái cây vào lưỡi câu để nhử chúng, mà móc vào
đó một con trùng hay một con cào cào, rồi đưa đi đưa lại trước miệng cá và hỏi nó:
"Cá có thèm không?". Thế tại sao ta không dùng chiến thuật đó với người? Tại sao
6
cứ luôn luôn nói tới cái mà chúng ta muốn? Thực là vô ích, ngây thơ và vô lý. Đã
đành, cái gì ta thích thì ta để ý tới luôn, nhưng chỉ có một mình ta để ý tới nó. Vì
những người khác họ cũng chỉ nghĩ tới cái họ thích thôi, không cần biết ta thích cái
gì.
Cho nên chỉ có mỗi cách dẫn dụ người khác làm theo mình là lựa cách nói sao cho
lời yêu cầu của mình hạp với sở thích của họ và chỉ cho họ cách đạt được sở thích
đó.Mà người nhân viên muốn gì?Ngoài những vật chất như: tiền lương,thăng tiến
thì tinh thần cũng không kém phần quan trọng.Mà nó không gì khác là những lời
khen ngợi khi họ hoàn thành tốt công việc.Theo tríêt gia tâm lý cổ Abraham
Lincoln nói: "Ai cũng muốn được người ta khen mình". Chúng ta đều khát những
lời khen chân thành mà than ôi! ít khi người ta cho ta cái đó.
Những kẻ nào đã học được cái bí quyết làm thỏa mãn lòng đói khát lời khen đó, nó
tuy kín đáo mà giày vò người ta, đâm rễ trong lòng người ta, thì kẻ ấy "nắm được
mọi người trong tay mình" và được mọi người tôn trọng, sùng bái, nghe lời, "khi
chết đi, kẻ đào huyệt chôn người đó cũng phải khóc người đó nữa".
Cái vốn quí giá nhất của nghệ thuật động viên là khả năng khêu gợi được lòng hăng
hái của mọi người.Chỉ có khuyết khích và khen gợi mới làm phát sinh và gia tăng
những tài năng quý nhất của người ta mà thôi.
Tới Công ty, bạn có thể để chỗ này một câu biểu dương, chỗ kia một câu khen

ngợi, làm nhân viên nở nang mặt mũi. Khi được khen ngợi, nhân viên sẽ phấn
chấn, tăng khả năng chịu đựng sức ép công việc, năng suất của họ sẽ tăng lên. Công
khai thưởng, công khai khen ngợi, công khai đề bạt nhưng phê bình kín, khiển trách
kín. Có Công ty họp toàn thể nhân viên văn phòng chỉ để khen ngợi và thưởng cho
một vài cá nhân mấy trăm nghìn đồng. Số tiền không lớn nhưng được khen thưởng
trước mặt hàng chục, hàng trăm người khác khiến nhân viên vui sướng và hãnh
diện.
7

×