Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Điều tra một số chỉ tiêu di truyền học người ở học sinh khối 11 trường THPT chuyên đại học vinh và tật di truyền ''mắt to, mắt nhỏ'' trong quần thể người ở huyện diễn châu tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.26 KB, 65 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hoài Thương

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình điều tra, nghiên cứu đề tài, tơi xin chân thành cảm ơn sự
quan tâm giúp đỡ tận tình của thầy, cô giáo, các em học sinh khối 11 – trường
THPT chuyên Trường Đại Học Vinh và đại gia đình ơng Nguyễn Đình Sáng Xóm 3-Xã Diễn Liên-Huyện Diễn Châu-Tỉnh Nghệ An. Đặc biệt là sự chỉ dẫn
nhiệt tình của thầy giáo: PGS – TS Lê Văn Trực đã trực tiếp hướng dẫn tơi
hồn thành luận văn này.
Vinh,ngày 20 tháng 1 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Thị Hoài Thương

1


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hoài Thương

Chương 1. MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Vật chất di truyền, cách mã hóa và giải mã, cách biểu hiện các tính trạng,
về căn bản là thống nhất từ virus, vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật và con
người cũng không phải ngoại lệ trong lĩnh vực di truyền. Con người là một sinh
vật đặc biệt, vừa tuân theo quy luật sinh học vừa tuân theo quy luật xã hội. Cho
nên tính di truyền của loài người đã được quan tâm từ lâu, nhưng việc nghiên
cứu di truyền ở người gặp một số khó khăn về lí do đạo đức; khơng thể tiến


hành lai theo ý muốn; không thể tạo các điều kiện đồng nhất cho thí nghiệm;
khơng thể gây đột biến nhân tạo... để nghiên cứu như thực vật, động vật, vi sinh
vật.
Tuy không thể dùng con người làm vật thí nghiệm, nhưng một mặt nhờ các
số liệu liên quan đến y học, nhân chủng học, dựa vào một số phương pháp
nghiên cứu về quy luật di truyền như : phả hệ, trẻ đồng sinh, tế bào mà di truyền
học người được tích lũy theo thời gian càng ngày càng tăng. Mặt khác, nhiều
tính trạng khó có thể theo dõi ở một sinh vật khác, nhiều kiểu hình rất tinh tế đã
được nghiên cứu ở người và sẽ phát hiện thêm nhiều điều mới lạ, vì mọi thành
tựu khoa học cuối cùng nhằm phục vụ con người. Do đó,các vấn đề di truyền
học người không những thu hút được một số lượng lớn các nhà khoa học mà
còn hấp dẫn nhiều nhà sản xuất của các công ty dược phẩm lớn. Những thành
tựu khoa học mới nhất được ưu tiên cho con người, nên di truyền người là lĩnh
vực được phát triển nhanh, mạnh và có nhiều thành tựu trong hiện nay. Một
trong những thành tựu quan trọng nhất phải kể đến ở đây là việc lập được bản
đồ di truyền người ( năm 2003 ) , điều trị bằng liệu pháp gen. Đến ngày
10 – 9 – 2004 thế giới đã long trọng kỉ niệm 20 năm khởi đầu việc lập bản đồ
gen người, khẳng định được tính tiên tiến, hiện đại của việc dùng gen di truyền
2


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hoài Thương

trong việc xác định đúng kẻ thủ phạm ( hình sự ); tìm nguồn gốc, chữa trị một
số bệnh cho người và như thế sẽ có thêm nhiều biện pháp hữu hiệu bảo vệ sức
khỏe con người.
Hiện nay, con người đang sống trong thời kì của khoa học kĩ thuật cao,
có cuộc sống no đủ, có đủ mọi điều kiện để phát triển cao hơn nữa, thì về mặt

tiêu cực đã đẩy vấn đề về môi trường theo hướng bất lợi,đặc biệt là việc khai
thác cạn kiệt tài nguyên, làm mất cân bằng sinh thái và làm nóng lên của khí
quyển trái đất. Cộng vào đó, là sự bùng nổ dân số đang là những mối quan tâm
của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam của chúng ta.
Khi cuộc sống phát triển, thì nhu cầu của con người tăng lên, ai cũng
muốn con mình sinh ra khỏe mạnh, thơng minh, và nhất là phương Đơng trong
gia đình phải có con trai. Chính vì thế mà trên thế giới có nhiều nước đang có
xu hướng mất cân bằng giới tính. Trong vấn đề đó phải kể đến một vài quốc gia
như Trung Quốc, Hàn Quốc, đang có tình trạng tỉ lệ trai nhiều hơn gái trầm
trọng, và đã xảy ra việc “mua phụ nữ’’. Việt Nam cũng đang trong tình trạng
được cảnh báo về tình hình đó.
Trên thế giới hiện nay có khoảng 600 triệu người bị khuyết tật(600triệu/6.5tỷ
=10% dân số thế giới).Số lượng các bệnh,tật di truyền ở người đã biết có tới
2500 loại.Số trẻ em sơ sinh có mang một tật,bệnh di truyền nào đó lớn tới
4%.Hầu hết các bệnh di truyền thuộc loại biến dị gen,có thể truyền bệnh cho thế
hệ sau bằng nhiều dạng:
+ Di truyền bệnh theo kiểu trội:do gen bệnh là những gen trội nên bệnh
thường xuất hiện với những bệnh lý rõ rệt biểu hiện ra bên ngồi,vì mỗi đơi
nhiễm sắc thể có những đơi gen tương ứng mà một là của bố,một là của mẹ.Nếu
chỉ có bố hoặc mẹ bị bệnh truyền gen bệnh trội “dị hợp tử” thì phân bố giữa con
mắc bệnh và con bình thường là 1/1.Những con bình thường này nếu lấy vợ
hoặc chồng bình thường thì thế hệ sau hồn tồn bình thường.Nếu cả hai bố mẹ
đều truyền gen trội”đồng hợp tử ”thì thường thai sẽ chết sớm hoặc con cái sinh
ra đều mắc bệnh nặng khó ni sống.Cũng có một số bệnh di truyền trội không
3


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hoài Thương


xác định ở thế hệ này mà tới thế hệ sau nữa mới xác định.Xếp vào loại này có
các bệnh teo cơ thần kinh thính giác bẩm sinh,bệnh múa vờn,cận thị…
+ Di truyền kiểu lặn (lép): Do các gen bị biến dị là các gen lặn, bị lấn
át,che lấp.Khi có mặt gen alen trội của nó nên bị bệnh thường biểu hiện yếu ớt
hoặc khơng biểu hiện ra ngồi.Người mang gen bệnh bên ngồi có vẻ khỏe
mạnh,các chức phận cơ thể ít thấy biểu hiện khác thường, nhưng vẫn có thể
truyền gen bệnh cho các thế hệ sau.Sự truyền bệnh dị hợp tử này có thể tồn tại
lâu dài,ngấm ngầm khó phát hiện,bệnh có thể phát sinh mạnh mẽ khi kết hợp
hai gen bệnh tạo những đồng hợp tử bệnh lý. Ví dụ: sứt mơi,dị tật vịm họng,tật
rối loạn chuyển hóa…
+ Di truyền theo kiểu trội khơng hồn tồn:khi khối gen một biến thể,một
biến dị đều là gen trội thì 2 đơn tính bình thường và bệnh đều có thể biểu hiện
ra ngồi, như vậy,bệnh nhân vẫn tương đối khỏe mạnh dù vẫn mắc bệnh.Ví
dụ:bệnh huyết cầu tố khi số lượng bệnh huyết cầu tố khơng q nhiều hơn so
với huyết cầu tố bình thường…
+ Di truyền liên kết giới tính: Do gen bệnh lý là gen lặn và thường nằm ở
chromosome giới tính X.Rối loạn lặn liên kết với X cũng gây ra bởi những đột
biến trong gen nằm trên nhiễm sắc thể X.Nam giới bị ảnh hưởng thường xuyên
hơn nữ giới và khả năng truyền rối loạn lặn liên kết với X khác nhau ở nam và
nữ.Những gia đình mang rối loạn lặn liên kết với X trong mỗi thế hệ thường có
nam giới bị ảnh hưởng. Nữ giới bị ảnh hưởng chỉ khi ở dạng đồng hợp .Dấu
hiệu nổi bật của di truyền liên kết với X là bố không truyền những tính trạng
liên kết với X cho các con trai của họ. Ví dụ:bệnh ưa chảy máu.
Thơng qua phương pháp nghiên cứu phả hệ,trẻ đồng sinh mà các nhà khoa
học đã phát hiện ra các bệnh di truyền có những biểu hiện khác nhau và có
nhiều loại.Ví dụ như các tật di truyền thuộc trao đổi chất,bệnh di truyền về
máu,về tim mạch,về thần kinh và hệ cơ,bệnh di truyền da,tóc,men,tật di truyền
về xương,giác quan….


4


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hoài Thương

Trong tất cả các bệnh di truyền thì nó biểu hiện khác nhau,có khi ảnh hưởng
đến lao động,đến thẩm mỹ,nhưng cũng có khi nó không ảnh hưởng đến lao
động,hoặc chỉ một phần đến sinh hoạt đời sống bình thường.
Ở Việt Nam tật di truyền có ở khắp nơi, nhưng sự hiểu biết của con người về
nó cịn hạn chế..
Vì quyền của con người,quyền của người tàn tật đòi hỏi di truyền người phải
cùng với di truyền y học nói chung,chiến đấu với bệnh di truyền để góp phần
đưa lại hạnh phúc cho mỗi người,mỗi gia đình.
Chính vì những ý nghĩa thực tiễn của di truyền học người đó mà tơi chọn đề
tài
“ Điều tra một số chỉ tiêu di truyền học người ở học sinh khối 11 – trường
THPT chuyên Đại Học Vinh và tật di truyền “mắt to, mắt nhỏ”trong quần thể
người ở huyện Diễn Châu-tỉnh Nghệ An”

1.2 LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU
Di truyền học người đã được nghiên cứu từ lâu nhưng ta chỉ biết được từ
khi có văn tự. Sau đây là một số mốc:
- 1750 Mopertin ( 1689 – 1759 ) mơ tả tật sáu ngón tay. Sau này biết tật
này do gen trội TNS thường quy định , tuân theo quy luật Mendel.
- 1803, Otto; 1813, Hey; 1815, Buels; 1820,Natxe, mô tả bệnh tiêu huyết.
Sau này biết bệnh này do gen lặn trên TNS X qui định.
- 1814, J.Adams; 1857, Bemis; 1876, Gorner mô tả bệnh mù màu. Sau này
biết bệnh này do gen lặn trên TNS X qui định.

- 1853 F.Keber mô tả việc xâm nhập của tinh trùng vào tế bào trứng người.
- 1871 F.Galton, phát hiện mối quan hệ giữa di truyền và mơi trường, phát
hiện tính nhiều hình của di truyền người, đề xuất phương pháp nghiên
cứu trẻ sinh đôi.
- 1871 F.Micher phát hiện ra axit nhân.
*

Hai thập kỉ đầu thế kỉ XX:

- 1900 K.Landchteiner phát hiện nhóm máu A, B, O.
5


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hoài Thương

- Garrod phát hiện về di truyền trong các phản ứng về trao đổi chất.
- F.Galton, K.Pearson, V.Bateson trên đối tượng con người bảo vệ và phát
triển thuyết Mendel, phát hiện tính thơng minh, chiều cao của con người do
nhiều gen tham gia qui định.
- 1908, G.Hardy, V.Weinberg đề xuất di truyền học quần thể.
- 1908, Farab mơ tả tật chân chó. Sau này biết tật này do gen lặn TNS
thường qui định.
- 1911, T.Morgan, E.Wilson xác định được gen lặn trên TNS X qui định tật
mù màu và bệnh tiêu huyết.
- 1918 R.Fisher nêu các tính trạng số lượng ở người.
- 1920 O.Levi mô tả neuron thần kinh của người.
* Từ năm 1920 – 1940
- R.Fisher, J.Holdel, S.Right, G.Dalberg trên đối tượng người đề xuất mơn học

“ Di Truyền Tiến Hóa ” và mơn học “ Thống Kê Xác Suất ” để tính tần số đột
biến các tật di truyền người.
- Hoàn thiện việc nuôi tế bào, hồng cầu, bạch cầu, theo dõi đột biến trên các
TNS.
- 1931 Xác định tính nhiều hình của cảm giác vị của Phenylthiouric.
- S.G.Levit, S.N.Ardanicov, I.A.Rubkin, A.G.Anders, G.K.Khrusev theo dõi di
truyền sinh hóa ở các tế bào nuôi và ở người.
- A.P.Đubinhin, P.D.Romasov, A.A.Malinovski đưa ra “ Di Truyền Quần Thể
’’ ở đối tượng là con người.
* Từ 1940 – 1960
- Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu di truyền hóa sinh trên đối tượng con người.
- 1940 Phát hiện thể Ba, phát hiện các nhóm máu khác ngồi nhóm máu A, B,
O như Rh, Lu, S, N, M...
- 1941 phát hiện ra yếu tố Rhesus.
- Năm 1954 A.Ellison đề xuất về quan hệ giữa bệnh sốt rét cơn và tần số gen
gây bệnh thiếu máu hình liềm.
6


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hoài Thương

E.Ford, J.Holden đề xuất vai trị của các bệnh lây nhiễm trong việc hình thành
kiểu hình của người.
- Năm 1956 xác định bộ TNS của người là 46: 44XX và 44XY.
- Năm 1957 V.Ingram khi theo dõi sự khác nhau giữa hêmơglơbin hồng cầu
bình thường và hình liềm đã phát hiện vai trị của gen trong việc xác định trình
tự của các aminơaxit trong phân tử prơtit do gen đó qui định.
- Năm 1959 J.Lejen và cộng sự cho biết sai lệch TNS là một trong những

nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh Đao.
- C.Chord, P.Jekov và cộng sự cho biết vai trò của TNS Y trong việc xác định
giới tính ở người.
- P.Nouel, D.Hengerford đề xuất vai trò của sai lệch TNS đặc biệt trong việc
phát triển u ác tính ở người.
* Từ 1960 đến nay
- Năm 1961 nhiều nhà nghiên cứu đồng thời phát hiện việc một TNS X trong
các phụ nữ bình thường khơng hoạt động và đề xuất giả thuyết Layon.
- Ngày 10- IX- 1984 tại trường đại học Leicester (Anh) dị được trình tự của
một gen đầu tiên ở người.
- Đi sâu nghiên cứu về các tật di truyền ở người và tìm hướng điều trị. Đến nay
đã biết trên 300 bệnh di truyền từ mẹ truyền lại cho con trai qua TNS X.
- Cấy gen người sang hệ gen lợn, sau đó lấy mơ của lợn có chứa gen của người
để chữa bệnh cho người bị bệnh đó. Phương pháp này gọi là phương pháp
xenotransplantation được phát triển ở Anh, Mỹ. Đến năm 1999 công ty
Imutran(Anh) đã ghép mơ gan lợn theo phương pháp đó cho 160 người bệnh
thành cơng. Có dự định sau năm 2000 sẽ ghép tim, thận theo kiểu đó.
+ Con người cũng có nhịp sinh học và thời khắc học như các sinh vật khác và
đã biết được một số trường hợp sau đây:
- Sống ở độ sâu 200m trong vòng 200 ngày liên tục vẫn tuân theo quy luật ngày
đêm như sống trên mặt đất.
- Tốc độ làm việc tốt nhất trong ngày từ 9 đến 10 giờ sáng.
7


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hoài Thương

- Cảm giác đau nhất trong ngày từ 8 đến 11h 30 phút.

- Sinh con phần lớn từ 5 đến 7 giờ sáng.
- Người chết bình thường khoảng từ 6 đến 11h30 phút sáng.
- Hành kinh ở phụ nữ lần đầu vào mùa thu hoặc mùa đông.
- Lượng testeron trong nam giới cao nhất vào tháng 9 hàng năm.
- Thận thải vào ban đêm cao hơn vào ban ngày.
- Bệnh nhân ung thư uống thuốc điều trị vào 12 giờ trưa có cuộc sống kéo dài
thêm từ 60-80%.
- Thuốc chữa viêm da dùng lúc 8 giờ sáng là tốt nhất.
+ Dùng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm bắt đầu từ 1978 ở Anh bé
Louise ra đời, sau đó đã được sử dụng ở nhiều nơi. Ở Việt Nam đến năm 2003
đã có 3 nơi tiến hành công việc này: ( Bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện trung ương
Huế, bệnh viên nhi Hà Nội ). Đến năm 2008 hội nghị Di truyền người thế giới
họp kỉ niệm 30 năm về thụ tinh trong ống nghiệm và nhận thấy đây là một việc
làm thiếu tự nhiên.
+ Dùng phương pháp phân thân và nhân bản vô tính:
Năm 1997 con cừu Dolly ra đời ở Anh, sau 7,8 năm được mày mò ở Mỹ,
Anh trên thỏ, chuột, lợn nhưng chưa thành công. Sau 1997 ở các nước phương
tây đã thử nghiệm thành cơng trên chuột, dê, bị... Tháng 1 năm 2000 ở Mỹ đã
thành công phương pháp phân thân được 2 khỉ từ một trứng thụ tinh.
+ Năm 1995 viện hàn lâm khoa học Pháp công bố bản đồ di truyền TNS Y của
người. Từ đó bắt đầu có sự hợp tác lập bản đồ di truyền người ở các nơi trên thế
giới.
+ Năm 2000 đã lập xong bản đồ di truyền của các TNS số 22, 21, 20, 14 và hơn
90% bản đồ di truyền tổng thể ở người.
+ Đầu năm 2003 lập xong bản đồ di truyền người. Cuối năm 2003 lập xong bản
đồ di truyền của chuột nhắt, so sánh và kiểm tra lại bản đồ di truyền người qua
hệ gen của chuột.Sau đó vài năm đã lập xong bản đồ di truyền mèo,để làm việc
so sánh với hệ gen người.
8



Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hoài Thương

+Năm 2007 lập ngân hàng cuống rốn của trẻ sơ sinh,để lấy tế bào gốc chung
cho truyền máu,chữa tim, vá trên 90% da bị bỏng,…
+Năm 2008 đã lập được bộ gen hoàn chỉnh cho một người cụ thể.
+Từ năm 2009 về sau,người ta đi sâu phát hiện từng gen bệnh cụ thể,để đưa gen
lành vào thay cho gen bệnh,hay theo một hướng khác như đã phát hiện được
gen quy định tiếng nói của người là gen đột biến khơng nói được của động vật
linh trưởng (Mỹ, tháng 11-2009).Phát hiện này có ứng dụng trong truyền
thơng,thơng tin.Trên cơ sở đó,người ta truy tìm gen quy định tiếng hót,tiếng nói
ở chim.

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
-Học sinh lớp 11A1, 11A2, 11A3, 11A7, 11A8 – khối THPT chuyên Đại Học
Vinh.
-Biểu hiện “mắt to,mắt nhỏ” trong quần thể người ở huyện Diễn Châu-tỉnh
Nghệ An
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-Học sinh khối 11 trường THPT chuyên Đại Học Vinh.
-Quần thể người ở huyện Diễn Châu-tỉnh Nghệ An.

1.4 YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
*

Điều tra qua phiếu với các học sinh khối chuyên THPT trường Đại Học


Vinh, để nắm được đúng thực trạng của đối tượng muốn điều tra, để làm sáng tỏ
cho lý thuyết học được về di truyền người.
Đề tài được giới hạn ở 3 chỉ tiêu sau:
1. Tỉ lệ giới tính 1 : 1 ở người.
2. Tuổi bố, tuổi mẹ lúc thụ thai ảnh hưởng đến việc sinh con trai, con gái như
thế nào?
3. Tháng sinh có ảnh hưởng tới năng khiếu, học lực hay không?
Qua đề tài này cần phải củng cố thêm phần kiến thức đã học, làm quen được
các phương pháp nghiên cứu khoa học, để sau này khi công tác ở địa phương
9


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hồi Thương

nào đó hay tổ chức nào đó có thể tự nghiên cứu theo hướng này để phục vụ cho
giảng dạy di truyền học người ở trường phổ thơng được tốt hơn, đồng thời góp
ích cho cơng tác quản lí của chính quyền địa phương cho cơng tác kế hoạch hóa
gia đình, truyền thơng dân số.
* Điều tra và quan sát tật di truyền “mắt to,mắt nhỏ” trong quần thể người ở
huyện Diễn Châu-tỉnh Nghệ An, để biết được mức độ biểu hiện của bệnh và
viết sơ đồ phả hệ về tật di truyền đó ,xác định được gen quy định tật đó trên
TNS thường hay giới tính, có thuộc tương tác hay liên kết gì khơng.

1.5 THỜI GIAN VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1.5.1 Các bước tiến hành.
- Gặp lãnh đạo trường THPT chuyên Đại học Vinh, thầy cô giáo chủ nhiệm lớp
và các bạn học sinh được điều tra.
-Quan sát các đối tượng được điều tra về tật “mắt to,mắt nhỏ” trong quần thể

người ở huyện Diễn Châu-tỉnh Nghệ An.
- Phát phiếu điều tra từng người, lấy số liệu, đọc tài liệu tham khảo.
- Xử lí số liệu.
-Lập sơ đồ phả hệ
1.5.2 Thời gian tiến hành.
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 10/2009 – 5/2010
- Gồm các bước:
+ Nhận đề tài, lập đề cương và tìm tài liệu.
+ Điều tra thực địa: 10/2009 – 11/ 2009
+ Thu thập và xử lí số liệu.
+ Xử lí số liệu : Điều tra đến đâu xử lí đến đó.
+ Viết luận văn: 12/ 2009
+ In ấn và nộp bài: 1/2010
+Báo cáo : 5/2010

10


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hoài Thương

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập thông tin về lĩnh vực này qua giáo trình, sách báo, các phương tiện
nghe nhìn.
- Phương pháp điều tra :
+ Điều tra gián tiếp qua ban lãnh đạo trường THPT chuyên Đại học Vinh, thầy
cô giáo chủ nhiệm lớp.
+ Điều tra trực tiếp đối tượng.
+ Thông qua phiếu điều tra.

- Phương pháp xử lí thơng tin:
+ Dùng thống kê tốn học để xử lí số liệu.
+ Dùng sơ đồ hóa để biểu hiện số liệu báo cáo.

11


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hoài Thương

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Vài nét về đặc điểm học sinh được điều tra.
Gặp trực tiếp đối tượng,nói rõ chủ ý điều tra, cách ghi vào phiếu điều tra.
Phát phiếu điều tra cho học sinh lớp 11 chuyên THPT – Trường Đại Học Vinh,
và thu lại được 128 phiếu.
Phiếu điều tra được chuẩn bị trước như sau:

PHIẾU ĐIỀU TRA
Lớp...................................................................................................
Trường..............................................................................................
I. Bản Thân
Họ và tên học sinh .......................................................................................
Ngày sinh................tháng...............năm................. nam/nữ............................
Học lực...........................................................................................................
II. Gia đình
1. Họ tên bố............................. sinh ngày.......tháng .....năm............(tuổi......)
2. Họ tên mẹ............................ sinh ngày.....tháng.......năm.............(tuổi.......)
3. Anh, chị em trong gia đình
Họ tên...............................sinh ngày.....tháng.....năm......(nam/nữ),học lực........

Họ tên...............................sinh ngày.....tháng.....năm......(nam/nữ), học lực.......
Họ tên.............................. sinh ngày.....tháng.....năm......(nam/nữ), học lực.......
Họ tên.............................. sinh ngày.....tháng.....năm......(nam/nữ), học lực.......
III . Họ nội
1. Bác,chú
Họ tên.............................tuổi....................số con trai..........số con gái...............
Họ tên..............................tuổi....................số con trai..........số con gái...............
Họ tên..............................tuổi....................số con trai..........số con gái...............
Họ tên..............................tuổi....................số con trai..........số con gái...............
2. Cô

12


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hồi Thương

Họ tên.............................t̉i....................sớ con trai..........sớ con gái...............
Họ tên..............................tuổi....................số con trai..........số con gái...............
Họ tên.............................tuổi....................số con trai..........số con gái...............
Họ tên..............................tuổi....................số con trai..........số con gái...............
IV. Họ ngoại
1. Bác,cậu
Họ tên..............................tuổi....................số con trai..........số con gái...............
Họ tên..............................tuổi....................số con trai..........số con gái...............
Họ tên..............................tuổi....................số con trai..........số con gái...............
2. Dì
Họ tên..............................tuổi....................số con trai..........số con gái...............
Họ tên.............................tuổi....................số con trai..........số con gái...............

Họ tên..............................tuổi....................số con trai..........số con gái...............
Họ tên..............................tuổi....................số con trai..........số con gái...............
3.2 Kết quả điều tra.
3.2.1 Tỉ lệ giới tính
Tỉ lệ giới tính theo lí thuyết là 1 :1, để tìm hiểu tỉ lệ đó được biểu hiện như
thế nào trong thực tế, chúng tôi đã theo dõi ở một số khía cạnh như sau:
3.2.1.1 Tỉ lệ giới tính của các đối tượng điều tra trong tổng số các lớp điều tra,
thu được số liệu sau:
Lớp
11A1
11A2
11A3
11A7
11A8
Tổng

Nam
6
12
17
17
10
62

Nữ
8
15
18
18
7

66

Tính riêng cho từng lớp thì có 2 lớp 11A3; 11A7 có tỉ lệ nam:nữ là:(nếu coi tỉ lệ
nữ là 1,00) : 17 : 18

~

0,94 : 1,00

13


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hồi Thương
~

0,75 : 1,00

11A2 có tỉ lệ 12 : 15 ~

0,80 : 1,00

~

1,43 : 1,00

Còn lớp 11A1 có tỉ lệ 6 : 8

11A8 có tỉ lệ 10 : 7

~

Cả 3 lớp có tỉ lệ 28 : 30

0,93 : 1,00

Vậy tỉ lệ giới tính này qua điều tra ở các lớp tính chung là có tỉ lệ nam : nữ là :
62 : 66

~

0,94 : 1,00

( nếu coi nữ là 1,00 )

3.2.1.2 Tỉ lệ giới tính trong số anh chị em ruột của các đối tượng điều tra, thu
được số liệu sau đây:
Lớp
11A1
11A2
11A3
11A7
11A8
Tổng

Nam
6
22
27
28

13
96

Nữ
9
18
19
27
11
84

Nếu tính riêng cho từng lớp thì có lớp 11A7 có tỉ lệ nam:nữ là:(nếu coi tỉ lệ nữ
là 1,00): 28 : 27

~

1,04 : 1,00
~

0,88 : 1,00

11A2 có tỉ lệ 22 : 18

~

1,22 : 1,00

11A3 có tỉ lệ 26 : 20

~


1,30 : 1,00

11A8 có tỉ lệ 13 : 11

~

1,19 : 1,00

Còn các lớp còn lại : 11A1 có tỉ lệ 7 : 8

Cả 4 lớp có tỉ lệ : 68 : 57

~

1,19 : 1,00

Vậy tỉ lệ giới tính qua giới tính ở các lớp tính chung là:
coi nữ là 1,00 thì tỉ lệ nam : nữ là :

96 : 84

14

~

1,14 : 1,00


Luận văn tốt nghiệp


Nguyễn Thị Hoài Thương

3.2.1.3 Tỉ lệ giới tính trong số chú bác, cơ ( về phía cha) có kết quả như sau :
Lớp
Chú , bác

11A1
28
22
11A2
44
56
11A3
76
81
11A7
60
59
11A8
41
25
Tổng
249
243
Tính riêng từng lớp thì có 2 lớp có tỉ lệ nam:nữ là:(nếu coi tỉ lệ nữ là 1,00):
Lớp 11A3 có tỉ lệ 76 : 81
136 : 140

~


0,97 : 1,00

Lớp 11A7 có tỉ lệ 60 : 59
Cịn các lớp 11A1 có tỉ lệ 28 : 22

~

1,27 : 1,00

11A8 có tỉ lệ 41 : 25

~

1,64 : 1,00

11A2 có tỉ lệ 44 : 56

~

0,79 : 1,00

Cả 3 lớp có tỉ lệ

113 : 103

~

1,10 : 1,00


Tính chung các lớp thì tỉ lệ giới tính :
coi nữ là 1,00 thì tỉ lệ nam : nữ là :

249 : 243

~

1,02 :1,00

3.2.1.4 Tỉ lệ giới tính trong số anh chị em họ ( phía nội ) có kết quả như sau :
Lớp
11A1
11A2
11A3
11A7
11A8

Anh, em họ
63
103
183
116
88
15

Chị, em họ
60
126
161
114

75


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hồi Thương

Tổng

553

536

Tính riêng từng lớp thì có 3 lớp có tỉ lệ giới tính là nam:nữ là: (nếu coi tỉ lệ nữ
là 1,00):
Lớp 11A1 có tỉ lệ 63 : 60
Lớp 11A2 có tỉ lệ 103 : 126

~

282 : 300

0,94 : 1,00

Lớp 11A7 có tỉ lệ 116 : 114
Cịn xét chung 2 lớp có tỉ lệ 1,15 : 1,00 là :
Lớp 11A3 có tỉ lệ 183 : 161
~

271 : 236


1,15 : 1,00

Lớp 11A8 có tỉ lệ 88 : 75
Tính chung các lớp thì tỉ lệ giới tính ( nam : nữ ) là: ( nếu coi nữ là 1,00 )
553 : 536

~

1,03 : 1,00

3.2.1.5 Tỉ lệ giới tính trong số cậu – dì ( ở phía mẹ) có kết quả như sau ;
Lớp
11A1
11A2
11A3
11A7
11A8
Tổng

Cậu
15
57
74
56
27
229


28

61
85
53
27
254

Tính riêng thì có 3 lớp có tỉ lệ nam:nữ là:(nếu coi tỉ lệ nữ là 1,00):
Lớp 11A2 có tỉ lệ 57 : 61
Lớp 11A7 có tỉ lệ 56 : 53

140 : 141

Lớp 11A8 có tỉ lệ 27 : 27
Cịn lớp 11A1 có tỉ lệ 15 : 28

~

0,54 : 1,00

11A3 có tỉ lệ 74 : 85

~

0,87 : 1,00
16

~

0,99 : 1,00



Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hồi Thương

Tính chung cho các lớp thì có tỉ lệ nam/nữ là:
Coi nữ là 1,00 thì tỉ lệ nam/nữ ở đây là: 229 : 254

~

0,90 : 1,00

3.2.1.6 Tỉ lệ giới tính trong số anh chị em họ ( phía mẹ) có kết quả như sau ;
Lớp
11A1
11A2
11A3
11A7
11A8
Tổng

Anh, em họ
55
153
184
109
53
554

Chị, em họ

41
136
156
111
50
494

Xét riêng từng lớp có 2 lớp có tỉ lệ nam/nữ là:(nếu coi tỉ lệ nữ là 1,00):
Lớp 11A7 có tỉ lệ 109 : 111
162 : 161

~

1,01 : 1,00

Lớp 11A8 có tỉ lệ 53 : 50
Lớp 11A1 có tỉ lệ 55 : 41

~

1,34 : 1,00

Lớp 11A2 có tỉ lệ 153 : 136

~

1,13 : 1,00

Lớp 11A3 có tỉ lệ 184 : 156


~

1,18 : 1,00

Tính chung 3 lớp 11A1, 11A2, 11A3 có tỉ lệ nam/nữ là:
392 : 333

~

1,18: 1,00

Xét chung các lớp có tỉ lệ nam : nữ ( nếu coi nữ là 1,00) là :
554 : 492

~

1,13 : 1,00

* Tỉ lệ nam/nữ về phía cha và tỉ lệ nam/nữ về phía mẹ sẽ được :
- So sánh II.1.3 và II.1.5 thì có tỉ lệ nam/nữ là: 478 : 497

~

- So sánh II.1.4 và II.1.6 thì có tỉ lệ nam/nữ là : 1107 : 1030

~ 1,07 : 1,00

0,96 : 1,00

Như vậy tính chung tỉ lệ nam/nữ về phía cha và tỉ lệ nam/nữ về phía mẹ sẽ

được: 1585 : 1527

~

1,04 : 1,00 nghĩa là nam nhiều hơn nữ 0,04
17


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hồi Thương

Tính chung cho tất cả các trường hợp trên thì tỉ lệ nam/nữ là:
1743:1677

~

1,04:1,00 ( nếu coi nữ la 1,00)

Điều này chứng tỏ tỉ lệ nam/nữ của tất cả các trường hợp trên cho tỉ lệ gần
1,00 : 1,00 và nó đã làm sáng tỏ thêm cho lí thuyết về tỉ lệ giới tính đã học.
*Giới tính Việt Nam tại điều tra dân số và nhà ở ngày 1 - 4 - 2009 kết quả
như sau:
Bảng 3.1. Giới tính Việt Nam tại điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009
TT

Tỉnh/thành phố

Tổng số dân


Tỉ

lệ

giới

tính(nam/100
Tổng số
V1

Trung

du

Nữ

và 11064449 5534925

Nam

nữ )
Năm

Năm

5529524

1999
98,60


2009
99,90

miền núi phía
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
V2

bắc
Hà Giang
Cao Bằng
Bắc Cạn
Tuyên Quang
Lào Cai
Điện Biên
Lai Châu
Sơn La
n Bái

Hịa Bình
Thái Ngun
Lạng Sơn
Bắc Giang
Phú Thọ
Đồng bằng sông

724353
510884
294660
725467
613075
491046
370135
1080641
740905
786964
1124786
731887
1555720
1313926
19577944

361451
257757
145823
360635
304648
244698
180858

535236
370603
395542
565633
366893
780062
665086
9930337

362902
253127
148837
364832
308435
246348
189277
545405
370302
391422
559153
364994
775658
648840
9647717

98,00
95,90
99,90
97,80
99,70

102,10
102,10
100,70
99,50
98,40
99,30
98,50
97,70
96,40
95,80

100,40
98,20
102,10
101,20
101.20
100,70
104,70
101,90
99,90
99,00
98,90
99,50
99,40
97,60
97,20

15
16
17

18

Hồng
Hà Nội
Quảng Ninh
Vĩnh Phúc
Bắc Ninh

6448837
1144381
1000838
1024151

3272735
558793
505247
520951

3176102
585588
495591
503200

97,70
104,20
95,00
94,40

97,00
104,80

98,10
96,60

18


Luận văn tốt nghiệp
19
20
21
22
23
24
25
V3

Nguyễn Thị Hồi Thương

Hải Dương
Hải Phịng
Hưng n
Thái Bình
Hà Nam
Nam Định
Ninh Bình
Bắc Trung bộ
và dun

1703492
1837302

1128702
1780954
785057
1825771
898459
18835485

870033
926309
574549
919833
399998
930201
451578
9503886

833459
910993
554153
861121
385059
895570
446881
9331599

93,50
97,30
93,40
91,50
94,30

94,80
95,90
96,40

95,80
98,30
96,50
93,60
96,30
96,30
99,00
98,20

3400239
2913055
1227554
846924
597985
1087579
887069
1419503
1217159
1485943
861993
1156903
564129
1169450
5107437
430037
1272792

1728380
489442
1186786
14025387
874961
1066402
1482636
24833211
994837

1717067
1463696
619370
422632
301170
550030
449557
727138
617010
759596
430370
584491
282980
578779
2523936
211662
632448
854726
234372
590728

7180709
430686
535275
769496
1251029
496808

1683172
1449359
608184
424292
296815
537549
437512
692365
600149
726347
431623
572412
281149
590671
2583501
218375
640344
873654
255070
596058
6844678
444275
531127

713140
1232182
498029

95,60
97,00
96,30
97,80
96,90
97,30
96,40
93,70
95,10
94,30
98,10
97,90
97,40
99,60
102,50
101,30
102,00
103,30
103,30
101,80
95,80
103,90
96,50
93,60
99,70
100,00


98,00
99,00
98,20
100,40
98,60
97,70
97,70
95,20
97,30
95,60
100,30
97,90
99,40
102,10
102,40
103,20
101,20
102,20
108,80
100,90
95,30
103,20
99,20
92,70
98,50
100,20

hải


26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
V4
40
41
42
43
44
V5
45
46
47
48
49

miền trung
Thanh hóa
Nghệ An

Hà Tĩnh
Quảng Bình
Quảng Trị
Thừa Thiên Huế
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Khánh Hịa
Ninh Thuận
Bình Thuận
Tây Ngun
Kom Tum
Gia Lai
Đắk Lăk
Đắc Nơng
Lâm Đồng
Đơng Nam Bộ
Bình Phước
Tây Ninh
Bình Dương
Đồng Nai
Bà Rịa Vũng

50

Tàu
Thành Phố Hồ 7123340


3697415

3425925

92,80

92,70

V6

Chí Minh
Đồng bằng sông 17178871 8633341

8545530

96,00

99,00

19


Luận văn tốt nghiệp

51
52
53
54
55
56

57
58
59
60
61
62
63

Cửu Long
Long An
Tiền Giang
Bến Tre
Trà Vinh
Vĩnh Long
Đồng Tháp
An Giang
Kiên Giang
Cần Thơ
Hậu Giang
Sóc Trăng
Bạc Liêu
Cà Mau

Tổng cả nước

Nguyễn Thị Hoài Thương

1436914
1670216
1254589

1000933
1028365
1665420
2144772
1683149
1187089
756625
1289441
856520
1205108
85789573

723326
849476
638777
506985
521480
833165
1077627
833639
597572
375931
648019
429286
598058
43307024

713588
820740
615812

493948
506885
832255
1067145
849510
589517
380694
641422
426964
6070505
42482549

96,10
93,90
93,70
99,40
94,30
96,30
97,00
97,20
96,40
96,40
95,00
96,00
97,60
96,70

98,70
96,60
96,40

97,40
97,20
99,90
99,00
101,90
98,70
101,30
99,00
99,50
101,50
98,10

Qua bảng điều tra trên ta thấy tỉ lệ giới tính của cả nước năm 2009 là
98,1 nam/ 100 nữ. Tỉ lệ này tăng 1,40% so với tổng điều tra năm 1999 ( tỉ lệ
giới tính 96,7nam/100 nữ).
Nhìn vào bảng ta thấy tỉ lệ giới tính cao hơn ở những vùng phát triển nhanh các
ngành nghề thu hút những người di cư là nam giới. Ví dụ : như ở vùng Tây
Nguyên có tỉ lệ 102,40 nam/100 nữ, trong khi đó thấp nhất là vùng Đơng Nam
Bộ chỉ đạt 95,30 nam/ 100 nữ. Nhưng nhìn chung cả nước có tỉ lệ giới tính gần
với tỉ lệ 1 :1 ( theo lý thuyết ).
3.2.2 Tuổi bố, tuổi mẹ lúc thụ thai có ảnh hưởng đến sinh con trai, con

gái không?
3.2.2.1 Tuổi bố mẹ khác nhau thu được 256 trường hợp:
Dựa vào phép tính 1 : Lấy tuổi bố, tuổi mẹ chia cho 7 . số dư bên nào nhiều
hơn thì giới tính ở con thiên về bên ấy, đã thu được kết quả ở các lớp như sau:
Lớp
11A1
11A2
11A3


Đúng
16
31
40

Sai
11
31
39
20


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hồi Thương

11A7
11A8
Tổng

33
13
133

26
16
123

Như vậy, có 133 trường hợp đúng chiếm 51,95%

có 123 trường hợp sai chiếm 48,05%
3.2.2.2 Trường hợp bố mẹ cùng tuổi đã thu được kết quả sau:
Lớp
11A1
11A2
11A3
11A7
11A8
Tổng

Số cặp
1
0
1
8
1
11

Con trai
0
0
1
10
2
13

Con gái
2
0
1

11
0
14

Như vậy, trường hợp bố, mẹ bằng tuổi nhau là 11 cặp sinh 27 con trong đó con
trai là 13 chiếm 48,15 %, con gái là 14 chiếm 51,85%.
3.2.2.3 Sử dụng thêm phép tính 2 có chú ý tới tháng có thai ở người mẹ.
123 trường hợp sai được tính bằng cơng thức 2:
Tuổi mẹ + 19 (1)
49 + tháng có thai (2)
[ (2) – (1) ] : 2 nếu số trịn thì sinh con trai, nếu thập phân thì sinh con gái.
Theo cơng thức 2 thì tỉ lệ đúng là 72 trường hợp chiếm 58,54%. Còn tỉ lệ sai là
51 trường hợp chiếm 41,46%.
21


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hoài Thương

Ngoài 123 trường hợp đó thì có 3 trường hợp khác ( bố mất không rõ tuổi ) đã
được chúng tôi kiểm tra bằng cơng thức liên quan đến tháng có thai của mẹ, thu
được kết quả sau: tỉ lệ đúng là 2 ; tỉ lệ sai là 1 ( ở lớp 11A2 ).
Như vậy tổng cả 123 trường hợp và 3 trường hợp đó ta có:
Tỉ lệ đúng là 74 trường hợp chiếm 58,73 %
Tỉ lệ sai là 52 trường hợp chiếm 41,27%.
- Tuổi bố mẹ bằng nhau tính theo cơng thức 2 ta được :
27 trường hợp: Đúng14
Sai 13
* Kết hợp cả 2 cách tính về tuổi bố,tuổi mẹ lúc thụ thai có ảnh hưởng đến sinh

con trai, con gái là :
Đúng : 221 trường hợp chiếm 77,27 %
Sai : 65 trường hợp chiếm 22,73 %
3.2.3 Tháng sinh ảnh hưởng đến năng lực học tập?
3.2.3.1 Cơ sở của trí thơng minh
Thật khó có một định nghĩa đầy đủ, hồn chỉnh, tồn diện về trí thơng minh,
sao cho đáp ứng mọi điều kiện, hồn cảnh, tình thế khác nhau. R.Jensen cũng
đã phải nói: “ Thơng minh cũng như luồng điện, có nó dễ hơn xác định nó”.
Chính vì thế trí thơng minh có nhiều khái niệm khác nhau mang tính lịch sử,
phụ thuộc vào trình độ văn minh, tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự tiến hóa
của xã hội lồi người.
Thơng minh được đánh giá, biểu hiện qua nhiều yếu tố đa dạng:
- Trí nhớ.
- Khả năng tư duy trừu tượng.
- Khả năng xử lý từng tình huống đặt ra.
- Khả năng tập trung tư tưởng, diễn đạt ( nói, viết, vẽ )
- Khả năng tính tốn, phân tích, tổng hợp vấn đề.
- Khả năng hiểu và hành động...

22


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hoài Thương

Người ta cho rằng, trí thơng minh của con người là kết quả của một mối tương
tác, tác động qua lại lẫn nhau giữa quá khứ của chúng ta, hiện tại của chúng ta,
giữa cả hệ gen của con người với môi trường.
Các thành tựu nghiên cứu gần đây về trí thơng minh trong các lĩnh vực sinh

học, di truyền học, tâm lí học, xã hội học kết hợp cùng nhiều lĩnh vực khác đã
làm rõ hai mặt di truyền và môi trường trong sự xuất hiện và phát triển trí
thơng minh. Nhiều người cho rằng, di truyền đóng góp khoảng 70 – 80% trong
sự hình thành thơng minh. Di truyền chi phối trí thơng minh trong suốt cuộc đời
của mỗi con người, có thể xem phần di truyền là nền tảng của trí thơng minh,
trên nền tảng này mà hình thành các nhân tố do môi trường tác động, kể từ giai
đoạn bào thai ( dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai...) cho đến khi ra đời,
qua các giai đoạn từ sơ sinh, 2- 3 tuổi, 10- 15 tuổi... cho đến khi trưởng thành
( quan hệ bố mẹ,con cái, quan hệ tình cảm, giáo dục của gia đình, nhà trường,
xã hội, quá trình học tập, lao động...)
Khi phân tích cấu trúc của gen cho thấy rằng, gen cấu trúc có vai trị ít quan
trọng hơn đối với trí thơng minh, vì đó là những tác động nhỏ, lẻ, từng khía
cạnh đơn chiếc, rời rạc, cịn các gen điều hịa đóng vai trị quan trọng hơn, vì
chúng tác động đồng bộ, tồn diện, trong mối quan hệ qua lại thống nhất, đồng
bộ, kịp thời.
Theo Francis Galton thì phần lớn các tính trạng ở người như : chiều cao, trí
thơng minh,hình dạng mặt, màu da... đều được di truyền theo quy luật nhiều
nhân tố. Nghĩa là các tính trạng như trên khơng chỉ do một gen quy định, tại
riêng lẻ một locus, mà được chi phối bởi nhiều gen tại nhiều locus khác nhau,
hoặc trên cùng một nhiễm sắc thể, hoặc trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Các
alen tương ứng của từng gen trong locus có sự tác động lẫn nhau và tương tác
với môi trường, tạo ra kết quả cuối cùng là các tính trạng được biểu hiện
[ kiểu hình ].
Bảng 3.2. Các loại nhân tố tham gia hình thành trí thơng minh
23


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hoài Thương


Loại nhân tố tham gia hình thành trí thơng minh
Nhân tố di truyền

Tỉ lệ ( % )

- Di truyền đa gen

47,92

- Di truyền đơn gen

21,73

Hôn nhân không ngẫu nhiên

17,91

Nhân tố môi trường
- Tác động thường xuyên

1,43

- Tác động ngẫu nhiên

5,77

- Các nhân tố còn chưa rõ

5,24


Con người khác với con vật sống khác là vừa chịu tác động của môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội. Càng về sau môi trường càng bị thay đổi do con
người tác động lên nó, và con người càng văn minh thì mọi luật lệ của xã hội
càng chặt chẽ, buộc con người vào vịng xốy chung càng gấp gáp hơn.
Qua nghiên cứu ở trẻ đồng sinh cùng trứng và bảng số liệu trên thì nhân tố di
truyền nói chung và các gen quy định trí thơng minh nói riêng, là cơ sở cơ bản
cho sự phát triển tiềm năng của trí thơng minh, nhưng mơi trường lại là nhân tố
quyết định phương hướng, khả năng biển hiện, thời gian xuất hiện và mức độ
bộc lộ của tiềm năng ấy.
3.2.3.2 Kết quả điều tra
Chúng tôi chỉ điều tra 1 khía cạnh ảnh hưởng đến trí thơng minh đó là tháng
sinh của đối tượng được điều tra. Theo viện hàn lâm khoa học Pháp cho rằng :
Những người sinh vào đầu năm thường thông minh hơn những người sinh vào
cuối năm.
Kết quả điều tra ở 5 lớp khối 11 như sau:

24


Luận văn tốt nghiệp

Lớp
11A8

Nguyễn Thị Hoài Thương

Tháng 1 – tháng 4
Tổng
Học lực

10
- 4 giỏi

Tháng 5 – tháng 12
Tổng
Học lực
20
- 5 giỏi

- 2 khá
11A1
11A2

- 5 khá

7

- 4 không biết
- 2 giỏi

22

- 10 không biết
- 12 giỏi

19

- 5 không biết
- 9 giỏi


46

- 10 không biết
- 12 giỏi

- 6 khá
11A3

33

- 14 khá

- 4 không biết
- 16 giỏi

- 20 không biết
- 20 giỏi

48

- 9 khá
- 8 khơng biết
11A7

22

- 14 khá
- 1 trung bình

- 10 giỏi


- 13 không biết
- 27 giỏi

57

- 2 khá
Tổng

91

- 11 khá

- 10 không biết
- 41 giỏi

193

- 19 không biết
- 76 giỏi

- 19 khá

- 44 khá

- 31 khơng biết

- 1 trung bình
- 72 không biết


Diện khá giỏi ở tháng 1 đến tháng 4 chiếm 65,93 % trong khi ở tháng 5 đến
tháng 12 chiếm 62,18 %. Như vậy, diện khá giỏi ở tháng 1 đến tháng 4 cao hơn
diện khá giỏi ở tháng 5 đến tháng 12 là 3,75 %.
Theo kết quả trên ta thấy tỉ lệ giỏi ở tháng 1đến tháng 4 có sự sai lệch so với tỉ
lệ giỏi ở tháng cuối năm là 3,75 %. Và ở tháng 1 đến tháng 4 khơng có tỉ lệ
trung bình nào, trong khi đó ở tháng cuối năm có 0,52 % ( tỉ lệ trung bình ). Đặc
biệt là ở những tháng cuối năm thì tỉ lệ khơng biết chiếm cao hơn là 37,3 % .

25


×