TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TIỂU LUẬN MƠN:
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
TÊN TIỂU LUẬN:
LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC – LÊNIN VỀ
CƠNG NGHIỆP HỐ HIỆN ĐẠI HỐ VÀ VAI TRỊ CỦA
CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG
SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Họ và tên sinh viên: TRỊNH MINH QUÂN
Mã sinh viên: 3119150118
Lớp: DGT1193
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2021
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ........................................................................................................................ 3
LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC – LÊNIN VỀ CƠNG NGHIỆP HỐ
HIỆN ĐẠI HỐ Ở VIỆT NAM ........................................................................................ 3
1.
2.
KHÁI QUÁT VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ............................................................. 3
1.1.
Khái niệm cách mạng công nghiệp .................................................................. 3
1.2.
Khái niệm cơng nghiệp hố .............................................................................. 3
TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ NỘI DUNG CỦA CƠNG NGHIỆP HĨA HIỆN ĐẠI
HĨA VIỆT NAM................................................................................................................. 3
2.1.
Tính tất yếu của cơng nghiệp hóa hiện đại hóa Việt Nam.............................. 3
2.2.
Những đặc điểm chủ yếu của cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam ..... 5
2.3.
Những nội dung cơ bản của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .................................................................... 5
CHƯƠNG II: ...................................................................................................................... 8
VAI TRÒ CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐỐI VƠI LỰC LƯỢNG SẢN
XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................................... 8
1.
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (4.0) ............................................. 8
2.
VAI TRÒ CỦA CUỘC CÁCHH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐỐI VỚI LỰC
LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...................................................................... 9
3.
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VIỆT NAM THÍCH ỨNG VỚI CUỘC
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 ......................................................................... 10
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 13
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại trình độ phát triển diễn ra nhanh chóng cả về mặt kinh tế lẫn công nghệ,
những đất nước chưa phát triển hay đang phát triển như nước ta cần phải lựa chọn cho mình
một con đường đi phù hợp để bắt kịp tiến độ với các nước phát triển. Việc nghiên cứu lý
luận về cơng nghiệp hố hiện đại hố và vai trị của cách mạng cơng nghiệp đối với lực
lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay sẽ giúp tìm ra con đường đúng đắn. Và xác định những
giải pháp để lực lượng sản xuất ở Việt Nam tận dụng tốt ưu thế mà cuộc cách mạng công
nghiệp hiện nay mang lại.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: tận dụng những ưu thế mà cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay mang
lại để bắt kịp các nước phát triển.
Nhiệm vụ: xác định các biện pháp để đáp ứng những ưu điểm và khắc phục những
bất lợi mà cuộc cách mạng công nghiệp mang lại hiện nay.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:lý luận về cơng nghiệp hố hiện đại hoá, lực lượng sản xuất Việt Nam
Phạm vi: kinh tế Việt Nam
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Lý luận: tìm ra con đường đúng đắn bắt kịp các nước phát triển trước cuộc cách
mạng công nghiệp hiện nay, đưa ra những biện pháp phát triển lực lượng sản xuất để tận
dụng cơ hội của cộng cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
Thực tiễn: áp dụng vào quản lý sản xuất thực tế để nâng cao tốc độ phát triển kinh tế
5. Kết cấu tiểu luận
Gồm 2 chương:
Chương I: Lý luận của kinh tế chính trị mac – lênin về cơng nghiệp hố hiện đại hố ở Việt
Nam
1. Khái qt về cách mạng cơng nghiệp
2. Tính tất yếu khách quan và nội dung của cơng nghiệp hóa hiện đại hóa Việt Nam
1
Chương II: Vai trị của cách mạng cơng nghiệp đối vơi lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện
nay
1. Cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư (4.0)
2. Vai trị của cách mạng công nghiệp đối với lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay
3. Những biện pháp để lực lượng sản xuất Việt Nam thích ứng với cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4
2
CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC – LÊNIN VỀ CƠNG NGHIỆP
HỐ HIỆN ĐẠI HỐ Ở VIỆT NAM
1. Khái quát về cách mạng công nghiệp
1.1.
Khái niệm cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu
lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và cơng nghệ trong q trình phát
triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo
bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính
năng mới trong kỹ thuật công nghệ vào đời sống xã hội.
1.2.
Khái niệm công nghiệp hố
Cơng nghiệp hóa là q trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ
công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo
ra năng suất lao động xã hội cao.
2. Tính tất yếu khách quan và nội dung của cơng nghiệp hóa hiện đại hóa Việt
Nam
Tính tất yếu của cơng nghiệp hóa hiện đại hóa Việt Nam
2.1.
Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công
là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động công nghệ, phương tiện phương pháp
tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ
nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa bao gồm:
Một là lý luận và thực tiễn cho thấy, công nghiệp hóa là quy mơ phổ biến của sự phát
triển lực lượng sản xuất xã hội mà mỗi quốc gia đều trải qua dù ở các quốc gia phát triển
sớm hay các quốc gia đi sau.
Cơng nghiệp hóa là q trình tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế là đòn bẩy
quan trọng tạo sự phát triển đột biến trong các lĩnh vực hoạt động của con người. Thông
3
qua cơng nghiệp hóa các ngành, các lĩnh vực của kinh tế quốc dân được trang bị những tư
liệu sản xuất, kỹ thuật nhiều của cải vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng
của con người.
Mỗi phương thức sản xuất có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất
kỹ thuật của một phương thức sản xuất là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản
xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật và lực lượng lao động xã hội sử dụng để tiến
hành quá trình lao động động sản xuất. Cơ sở vật chất - kỹ thuật được xem là tiêu chuẩn để
đánh giá mức độ hiện đại của một nền kinh tế nó cũng là điều kiện quyết định xã hội có đạt
được một năng suất lao động nào đó. Bất kỳ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội đều phải
thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội phải là nền kinh tế hiện đại có cơ cấu kinh tế
hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và cơng nghệ hiện đại.
Hai là đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội
như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội và được thực hiện từ
đầu thơng qua cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.Mỗi bước tiến của q trình cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa là một bước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chủ nghĩa Xã hội phát
triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hồn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa, trên cơ sở đó từng bước nâng trình độ văn minh của xã hội.
Thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam, trước hết là nhằm xây dựng
cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế dựa trên những thành tựu khoa học công nghệ
tiên tiến hiện đại.Mỗi bước tiến của quá trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa là một bước
tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời củng cố hoàn thiện
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, làm cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển,
đời sống vật chất văn hóa tinh thần của người dân khơng ngừng được nâng cao.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển lực lượng sản xuất, nhằm khai thác
phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao dần tính độc
lập tính tự chủ của nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy sự liên kết hợp tác giữa các ngành, các
vùng trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình phân cơng
lao động và hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả.
4
Q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho khối liên minh công
nhân nông dân và tri thức ngày càng được tăng cường, củng cố đồng thời nâng cao vai trị
lãnh đạo của giai cấp cơng nhân. Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa được thực hiện thuộc sẽ
tăng cường tiềm lực cho an ninh quốc phòng, đồng thời tạo điều kiện vật chất và tinh thần
để xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.
Như vậy Có thể nói cơng nghiệp hóa hiện đại hóa là nhân tố quyết định sự thắng
lợi của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
2.2.
-
Những đặc điểm chủ yếu của cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”.
-
Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
-
Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
-
Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế và Việt Nam đang
tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
2.3.
Những nội dung cơ bản của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Thực hiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
Nước ta đang định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa,
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tất yếu phải được tiến hành bằng cách mạng khoa
học và công nghệ. Cố nhiên, trong điều kiện thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ và điều kiện cơ cấu kinh tế mở, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
ở nước ta có thể và cần phải bao hàm các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mà thế
giới đã, đang trải qua.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay có thể khái quát gồm
hai nội dung chủ yếu sau:
5
- Một là, xây dựng thành công cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội để
dựa vào đó mà trang bị cơng nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế quốc dân.
- Hai là, tổ chức nghiên cứu, thu thập thông tin, phổ biến ứng dụng những thành
tựu mới của khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, đời sống với những hình thức,
bước đi, quy mơ thích hợp.
Trong q trình thực hiện cách mạng khoa học và công nghệ, chúng ta cần chú ý:
- Ứng dụng những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học và công nghệ, đặc biệt là
công nghệ thông tin, cơng nghệ sinh học, phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng
bước phát triển nền kinh tế tri thức.
- Sử dụng công nghệ mới gắn với yêu cầu tạo nhiều việc làm, tốn ít vốn, quay vịng
nhanh, giữ được nghề truyền thống; kết hợp công nghệ cũ, công nghệ truyền thống với
công nghệ hiện đại.
- Tăng đầu tư ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho khoa học và công
nghệ; kết hợp phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, xây dựng mới, cải tạo cũ, thực hiện tiết
kiệm, hiệu quả.
- Kết hợp các loại quy mơ lớn, vừa và nhỏ cho thích hợp; ưu tiên quy mô vừa và
nhỏ, coi trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế - xã hội.
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỷ trọng và quan
hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân.Trong cơ cấu kinh
tế thì cơ cấu ngành là bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt, là bộ xương của cơ cấu kinh tế.
6
Xây dựng cơ cấu kinh tế là yêu cầu cần thiết khách quan của mỗi nước trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vấn đề quan trọng là tạo ra một cơ cấu kinh tế tối ưu.
Xây dựng một cơ cấu kinh tế được gọi là tối ưu khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Phản ánh được và đúng các quy luật khách quan, nhất là các quy luật kinh tế và
xu hướng vận động phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nông nghiệp phải giảm dần về tỷ trọng, công nghiệp và dịch vụ phải tăng dần về
tỷ trọng.
- Phù hợp với xu hướng tiến bộ của khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra như
vũ bão trên thế giới.
- Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của các ngành, các địa
phương, các thành phần kinh tế.
- Thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu hướng tồn cầu hố kinh
tế, do vậy, cơ cấu kinh tế được tạo dựng phải là "cơ cấu mở".
Cơ cấu nói trên ở nước ta trong thời kỳ quá độ được thực hiện theo phương châm
là: Kết hợp cơng nghệ với nhiều trình độ, tranh thủ công nghệ mũi nhọn, tiên tiến vừa tận
dụng được nguồn lao động dồi dào, vừa cho phép rút ngắn khoảng cách lạc hậu, vừa phù
hợp với nguồn vốn có hạn ở nước ta; lấy quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, có tính đến quy
mơ lớn nhưng phải là quy mơ hợp lý và có điều kiện; giữ được nhịp độ (tốc độ) phát triển
hợp lý, tạo ra sự cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế và các vùng trong nền kinh
tế...
Tiến hành phân công lại lao động xã hội
Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phân cơng lại lao động xã hội phải tn
thủ các q trình có tính quy luật sau:
7
- Tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng và số tuyệt đối lao
động công nghiệp ngày một tăng lên.
- Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong
tổng lao động xã hội.
- Tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất (dịch vụ) tăng nhanh hơn tốc
độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất.
Chương II:
VAI TRỊ CỦA CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP ĐỐI VƠI LỰC LƯỢNG
SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)
Là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra
những khả năng sản xuất hoàn tồn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính
trị, xã hội của thế giới. Có thể khái quát bốn đặc trưng chính của Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư:
Một là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp cơng nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn,
điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự
động hóa và hệ thống sản xuất thơng minh.
Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hồn chỉnh nhờ nhất
thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ - công
nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm mới bằng những phương pháp phi
truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể.
Ba là, cơng nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng rãi
trong hầu hết các lĩnh vực.
Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm sốt từ xa, khơng
giới hạn về khơng gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn.
8
2. Vai trị của cuộc cáchh mạng cơng nghiệp lần thứ tư đối với lực lượng sản xuất
ở Việt Nam hiện nay
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư, giai cấp cơng nhân Việt Nam có những thuận lợi đan xen với khó khăn cơ bản:
Một là, về thuận lợi, giai cấp cơng nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên. Cơng nhân
trong doanh nghiệp ngồi nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phát triển
nhanh; ngược lại, công nhân trong doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm về số lượng.
Trình độ học vấn và trình độ chun mơn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp cơng nhân
ngày càng được cải thiện. Số cơng nhân có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên
tiến tăng lên. Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngồi
nhà nước và có vốn đầu tư nước ngồi được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm
việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn
luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được đào
tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện
trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến
sản xuất cơng nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế trong tương lai…
Hai là, về khó khăn, trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn
nhiều hạn chế, bất cập. Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về
số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ
thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động
còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ
thống.
Chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi
cơ cấu kinh tế lại chưa tương thích với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Để hướng
đến một nền sản xuất công nghiệp hiện đại, số lượng giai cấp công nhân lao động công
nghiệp chỉ chiếm khoảng 24% lực lượng lao động xã hội là tỷ lệ còn thấp.
9
Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân nước ta dù được cải thiện,
song vẫn cịn thấp, đã ảnh hưởng khơng thuận đến việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, đến
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Nếu không tập trung đầu tư nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, có kế hoạch đào tạo đón đầu, thì chúng ta sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng về
lao động khi các dự án lớn đầu tư vào Việt Nam. Một thực trạng đáng quan tâm khác là tỷ
lệ thất nghiệp của những người đã qua đào tạo đang ngày càng cao…
3. Những biện pháp để lực lượng sản xuất Việt Nam thích ứng với cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4
Thứ nhất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động, đặc biệt là
người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Từng bước thực hiện chính sách tiền
lương bảo đảm đời sống cho người lao động và có tích lũy từ tiền lương; đồng thời, mở
rộng cơ hội cho công nhân mua cổ phần trong doanh nghiệp, nhằm góp phần xây dựng quan
hệ lao động hài hịa, ổn định và tiến bộ, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình cơng trong
doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng và tổ chức cơng đồn cần tăng cường cơng tác kiểm
tra, thanh tra để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, xử lý
nghiêm các doanh nghiệp vi phạm quyền lợi của người lao động. Xây dựng và thực hiện
tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chính sách cụ thể
giải quyết nhà ở cho người lao động. Khi phê duyệt các khu công nghiệp, khu chế xuất, cần
yêu cầu dành quỹ đất tương xứng để xây dựng nhà ở và các cơng trình dịch vụ thiết yếu
cho công nhân. Chú trọng chăm lo xây dựng đời sống văn hóa - tinh thần, nhất là quan tâm
tới các dịch vụ văn hóa, thể thao, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ cơng nhân có trình độ
cao, ngày càng làm chủ được khoa học - cơng nghệ, có kỹ năng lao động, tác phong cơng
nghiệp, ý thức kỷ luật. Cần kịp thời bổ sung, sửa đổi, xây dựng chính sách đào tạo và đào
tạo lại công nhân; tạo điều kiện cho họ tự học tập nâng cao trình độ; điều chỉnh, bổ sung
quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề gắn với các ngành, các vùng kinh tế trọng điểm.
Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dành kinh phí và thời gian
thích đáng cho đào tạo, đào tạo lại cơng nhân.
10
Thứ ba, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến
việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng nhân. Xây dựng, hồn thiện
các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, đời sống, nâng cao thể chất cho công nhân.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước, tổ chức cơng đồn và các tổ chức
chính trị - xã hội khác trong doanh nghiệp, có chế tài xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân
vi phạm chính sách, pháp luật. Khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động chủ động
học tập nâng cao kiến thức pháp luật, nắm bắt những quy định cơ bản về quyền và nghĩa
vụ của mình trong quan hệ lao động, giúp họ tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng trong
trường hợp cần thiết.
Thứ tư, tăng cường vai trò của các cấp uỷ đảng, Cơng đồn và các đồn thể nhân dân
trong việc xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong các loại hình doanh nghiệp,
nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tăng tỷ lệ tham gia của cơng nhân vào tổ
chức chính trị - xã hội ở doanh nghiệp, để có điều kiện được bảo vệ quyền lợi chính đáng
và góp phần rèn luyện về tư tưởng, lập trường chính trị, tránh bị các thế lực thù địch lôi kéo
vào các hoạt động tiêu cực.
11
KẾT LUẬN
Tóm lại sau khi phân tích lý luận của kinh tế chính trị Mac – Lênin về cơng nghiệp
hố hiện đại hố và có thể thấy việc thực hiện cơng nghiệp hố hiện đại hố ở nước ta là vô
cùng hợp lý. Với những điều kiện và đặc trưng rất thích hợp để thực hiện cơng nghiệp hố
hiện đại hố tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Về vai trị của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với lực lượng sản xuất ở Việt Nam
đã cung cấp một cơ hội tốt làm nền tảng để lực lượng sản xuất của nước ta có thể bắt kịp
với các nước phát triển về trình độ kỹ thuật. Muốn được như vậy phải thực hiện được những
biện pháp để giúp đỡ hỗ trợ lực lượng lao động có cuộc sống tốt hơn về cả vật chất lẫn tinh
thần.
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
Giáo trình kinh tế chính trị Mac – Lênin (dành cho bậc đại học không
chuyên lý luận chính trị), Hà Nội, 2019.
-
Internet
13