Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thuc trang va cac bien phap xu li rac thai bao ve moi truong hoc truong truong trung hoc co so Dao My

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.16 MB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG GIANG ----------------------------. Trường :THCS Đào Mỹ Địa chỉ :Đào Mỹ -Lạng giang-Bắc Giang Điện thoại :02403890510 Gmail: Thông tin về học sinh : 1.Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Sinh ngày : 28/3/2002 Lớp 8A. N¨m häc 2015 - 2016 ****************.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hưởng ứng cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, đồng thời dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo kết hợp những kiến thức mà các em đã học được : Nguyễn Thị Ánh Nguyệt , Nguyễn Toàn Thắng học sinh lớp 8A đã cùng nhau tìm đề tài và hướng giải quyết của đề tài để tham gia. Với mục đích của cuộc thi là khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh ; thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành” ; đồng thời xuất phát từ thực tiễn cuộc sống hằng ngày các em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Làm gì để xử lí hạn chế rác thải, bảo vệ môi trường học đường ở trường THCS Đào Mỹ ?”. Qua đề tài này các em đã gởi đến tất cả các bạn học sinh trong toàn trường cũng như tất cả mọi người thông điệp: “Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta”. Dưới đây là nội dung bài thi của các em: I.Tên tình huống :Thực trạng và các biện pháp xử lí rác thải bảo vệ môi trường học trường trường trung học cơ sở Đào Mỹ . Làm gì để xử lí hạn chế rác thải, bảo vệ môi trường học đường ở trường trung học cơ sở Đào Mỹ trước lượng rác thải ngày càng gia tăng do nhu cầu sử dụng của học sinh ngày càng nhiều. Trước thực trạng trên chúng em cùng trải nghiệm quyết biến những gì mình vứt đi và được coi là “rác thải” trở thành thứ hữu ích để làm hạn chế ô nhiễm môi trường học đường góp phần làm cho môi trường học đường luôn xanh –sạch –đẹp hơn . II. Mục tiêu giải quyết tình huống : -Qua vận dụng kiến kiến thức liên môn nêu được các giải pháp nhằm hạn chế rác thải ở môi trường học đường và khó khăn trong việc xử lí rác thải . Giúp cho môi trường học đường của trường trung học cơ sở Đào Mỹ luôn xanh – sạch – đẹp. Rèn cho mỗi học sinh chúng em có tính đức tính gọn gàng, sạch sẽ, tiết kiệm không lãng phí ,luôn biết bảo vệ môi trường chung và đoàn kết tình yêu thương con người, biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tạp cũng như trong cuộc sống . II. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống : Để đưa ra các biện pháp hạn chế rác thải, bảo vệ môi trường học đường ở trường THCS Đào Mỹ chúng em cần vận dụng kiến thức của nhiều môn học sau: - Môn Sinh học: + Cách làm phân ủ hữu cơ. + Cách phân loại rác. - Môn Công nghệ : + Cách làm các sản phẩm tái chế từ rác thải. - Môn Hóa học:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Các thành phần độc hại của bao ni lông - một trong những loại rác phổ biến hiện nay. - Môn Giáo dục công dân, Ngữ Văn: + Giáo dục hành vi, ý thức giữ gìn môi trường, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống + Sử dụng ca dao tục ngữ . - Môn Toán : + Biết tính toán số tiền giấy vụn thu được trong một tháng - Môn Địa lí : + Các loại rác thải. + Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. + Tác hại của ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ. +Vẽ được biểu đồ thể hiện giá trị thu được từ rác thải qua các năm. IV. Giải pháp giải quyết tình huống : - Tuyên truyền rộng rãi để huy động nguồn vốn xã hội hóa xây nhà đốt rác thông minh, rác đưa ra đến đâu thì đốt và xử lí hết đến đó, không còn để tình trạng hố rác quá tải, tràn rác ra ngoài mất vệ sinh. - Các thành viên trong liên chi đội tuyên truyền vận động, các đội viên trong các chi đội hãy gom giấy vụn để vào thùng, hộp đựng giấy để tích lũy giấy vụn sau đó đem bán, lập quỹ giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng vượt khó . -Tham mưu với thày Tổng phụ trách phân công người lấy tro đất hun đem bón cây hoa, chậu cảnh và rắc vào nhà vệ sinh (đại tiện) để đỡ ô nhiễm môi trường . - Tuyên truyền các bạn trong lớp không sử dụng túi ni lông, vứt rác bừa bãi không đúng qui định. Tuyên truyền với bà con nhân dân địa phương hạn chế sử dụng túi ni lông . V.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống : Thực trạng và các giải pháp giải quyết xử lí rác thải : Trường trung học cơ sở Đào Mỹ nằm ở phía Tây huyện Lạng Giang, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 15 Km, cách thị tứ Tân Quang khoảng 500 m và nằm ngay liền kề với trường tiểu học Đào Mỹ. Có lẽ ai đã từng đến trường thì không thể nào quên trước cảnh quan nhà trường ngày càng đổi thay ngoài có sở vật chất khang trang còn có những hàng cây xà cừ không dưới 30 năm tuổi đời đang vươn mình che khắp sân trường với những tán lá đan xen vào nhau tạo nên bóng mát cho học sinh vui chơi . Tuy nhiên cứ vào mùa thu đến khí hậu thay đổi sau thời kì “tận hưởng” của bóng mát màu xanh thì tất cả học sinh trường trung học cơ sở Đào Mỹ hàng ngày cứ vào buổi sáng lại phải gồng mình lên vệ sinh sân trường thỏa sức quét hót lá rụng có lớp thì cho rác vào bao, có lớp thì cho vào thùng rác và cũng có lớp thì dùng xe rùa đẩy đi đổ vào hố rác ở sau sân trường . Trước lượng rác thải quá lớn trong khi đó hố rác diện tích thì có hạn dẫn đến tình trạng “quá tải”, cũng nhiều lần thầy Tổng phụ trách cho các lớp lao động cho đào mở rộng diện tích hố rác thế nhưng vào những hôm trời mưa đốt thì không cháy hết, dẫn đến tình trạng “tràn bờ”. Trong khi đó kinh phí nhà trường còn hạn hẹp phải đầu tư nhiều cho chuyên môn và các vấn đề khác nên chưa có điều kiện để nâng cấp xử lí rác thải . Đứng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> trước thực trạng trên chúng em thuộc ban liên chi đội nghĩ ra một kế tuyên truyền với tất cả các bạn trong các chi đội về bàn với bố mẹ đóng thêm tiền xã hội hóa giáo dục sau đó nhờ ban đại diện cha mẹ học sinh thuê và giám sát công trình xây dựng lò đốt rác thông minh (lò đốt rác thông minh có ưu điểm thoáng khí, róc nước, hút gió nên cháy mạnh…) khi công trình được xây xong và đi vào sử dụng thì kết quả không ngờ hiệu quả đến như vậy, rác cho vào đến đâu thì cháy hết đến đó.Từ đó nhờ có lò đốt rác thông minh cho nên vấn đề rác thải đã được giải quyết, một số bạn trong nhóm thở phào nhẹ nhõm nói rằng “rẻ mà hiệu quả”, “giá mà làm trước từ nhiều năm nay thì…”. Còn lượng tro cùng với đất hun cháy chúng em liên hệ với bà con nông dân gần trường lấy về pha trộn để bón cây, có bà con nông dân tâm sự “ bón cái này vào thì củ to lắm vì nó có chất kali” thấy vậy chúng em rất vui mừng và thấy giải thích có lí vì cây lấy quả và củ khi có chất kali bón vào thì sẽ phát triển củ và quả . Còn một phần đất và tro hun chúng em bàn với thầy Tổng phụ trách cứ mỗi tuần một lần lớp trực ban sẽ lấy tro hun đó đem rắc vào nhà vệ sinh công cộng (nhà đại tiện) để tránh mùi hôi cho vệ sinh sau đó lại nhờ các bác nông dân đó lấy về để đem bón cây như vậy được cả hai bên cùng có lợi . Ngoài ra chúng em còn đem đất tro hun đó đem bón cho bồn hoa cây cảnh khắp sân trường, nhờ đó mà cây cảnh bồn hoa trong nhà trường luôn xanh tươi tốt .. Các em lấy đất tro đốt đem bón cho cây cảnh bồn hoa..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Các bạn lấy đất tro hun đem rắc vào nhà vệ sinh (nhà đại tiện) cho đỡ mùi hôi Ban liên chi đội chúng em còn có một hành động độc đáo nữa mà ít trường khác làm được đó là hành động và quyết tâm “Quyết biến rác thành tiền” để ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng vượt khó đó là hành động tuy nhỏ nhưng rễ làm bằng việc yêu cầu mỗi chi đội để một thùng hay hộp bằng giấy để ở góc lớp sau đó chúng em họp liên chi đội tuyên truyền cho các chi đội hãy bỏ những tờ giấy vụn không dùng cho vào thùng hàng ngày vừa làm vệ sinh cho lớp vừa để tích giấy sau đó thu lại các lớp được kha khá đem bán. Chúng em nghiệm thu thực tế tính trung bình mỗi ngày toàn trường tích được 5kg giấy vụn nếu đem nhân 30 ngày trong tháng thì sẽ được 150kg giấy vụn x 2000 đồng/kg =300.000 đồng /tháng . Một năm có 10 tháng học x 300000 đồng = 3.000.000 đồng ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Các bạn liên chi đội trường THCS Đào Mỹ thu rác sau cuối mỗi buổi học BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN GIÁ TRỊ THU ĐƯỢC TỪ RÁC THẢI Ở TRƯỜNG THCS ĐÀO MỸ TỪ NĂM 2012-2015 (Giá trị nghìn đồng ). Năm.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Chúng em còn tuyên truyền vận động các bạn hãy nhặt giấy vụn ở sân trường bỏ vào thùng giấy vụn trong lớp nhờ vậy sân trường không thấý có rác, trong lớp ngăn bàn dưới đất đều sạch sẽ kể cả học sáng hay học chiều trường lớp đều sạch sẽ . Tuy nhiên rác thải đâu chỉ có lá và giấy vụn mà còn nhiều loại rác khác trước nhu cầu sử dụng của học sinh ngày càng nhiều. Theo các chuyên gia thì trong 100 tấn rác chúng ta thải ra chỉ có 2,22 tấn là rác vô cơ không thể tái chế cần phải đem chôn lấp, hai loại rác còn lại là rác hữu cơ và rác tái chế đều có thể tận dụng để chế biến làm phân bón hoặc tái chế thành các sản phẩm có ích. Tuy nhiên rác thải để lẫn lộn với nhau thì không có giá trị gì. Rác thải được phân loại chính xác mới trở thành nguyên liệu có giá trị. Vậy tại sao chúng ta không học cách vứt bỏ rác có ý thức hơn? Em và các bạn đã dán nhãn để đánh dấu cho các bạn trong trường biết đâu là thùng rác hữu cơ, đâu là thùng rác vô cơ. Chúng được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà trường như ở trong sân trường, nhà xe,….Như vậy, thông qua những thùng rác này các bạn đã biết cách phân loại rác.. Các thùng rác được dán nhãn để phân loại rác (ảnh minh họa) Vậy cách làm phân ủ phân từ rác hữu cơ như thế nào và để làm gì ? à tớ mách cho các.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> bạn biết nhé ! Vì nhà tớ là nhà nông mà, bố tớ cũng từng làm và còn dạy cho tớ biết nữa . Rác hữu cơ có thể sử dụng làm phân ủ hữu cơ để bón cho các bồn hoa trong sân trường, các chậu cây trong lớp học,…. Cách tiến hành: Các bạn chuẩn bị một thùng xốp có nắp thoáng khí, đáy của thùng có lỗ thoáng để tiếp xúc với không khí. Đặt thùng cách mặt sàn khoảng 5cm, đặt 1 khay ở dưới để hứng nước (nếu có). Để dưới đáy thùng các vật liệu như lá khô, trấu, rơm hoặc một phần đất xốp dày khoảng 15cm. Tiếp đó cho các loại rác hữu cơ như lá rau, vỏ hoa quả, bã chè, bã cà phê, … (Chú ý không cho các chất béo, mỡ thịt, các sản phẩm bơ sữa vì chúng sẽ gây mùi ; không cho các loại lá cây bị sâu bệnh, phân chó mèo vì có thể có sán và không được phân hủy hết trong quá trình ủ) Rảy chút nước vào để đảm bảo độ ẩm vừa đủ ở mức như ta vắt một miếng mút. Cung cấp oxi bằng cách đảo trộn thường xuyên và cho thêm các rác hữu cơ mới vào thùng phân ủ hằng ngày. Sau 30 ngày chúng ta có một thùng phân ủ với đầy đủ các chất dinh dưỡng để bón cho cây, vừa tiết kiệm chi phí mà lại không gây ô nhiễm môi trường.. Phân ủ hữu cơ được làm từ rác hữu cơ thu gom ở trường THCS Đào Mỹ (ảnh minh họa) Đó là rác thải hữu cơ. còn rác thải vô cơ thì chúng ta xử lí như thế nào để trở thành có ích ? Các bạn có biết một phần những gì chúng ta đang sử dụng sẽ trở thành rác thải không? Có khi nào bạn nghĩ rằng chất thải là một nguồn tài nguyên chưa được sử dụng? Từ việc phân loại rác chúng ta có thể sử dụng các rác thải vô cơ như vỏ lon, vỏ chai, giấy, vỏ bút,…để làm ra các sản phẩm tái chế phục vụ cho học tập và cho cuộc sống. Và còn.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> ý nghĩa hơn khi những sản phẩm này đã được giới thiệu đến thầy cô và các bạn trong trường thông qua buổi ngoại khóa “Festival đồ tái chế” do các thầy cô giáo trong tổ Hóa – Sinh - Công nghệ tổ chức.. Các hoạt động trong buổi ngoại khóa “Festival đồ tái chế” Từ việc phân loại rác chúng ta có thể sử dụng các rác thải vô cơ như vỏ lon, vỏ chai, giấy, vỏ bút,…để làm ra các sản phẩm tái chế phục vụ cho học tập và cho cuộc sống. Và còn ý nghĩa hơn khi những sản phẩm này đã được giới thiệu đến thầy cô và các bạn trong trường thông qua cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật do nhà trường tổ chức và qua bàn tay khéo léo cũng như những ý tưởng sáng tạo của các bạn đã tạo nên nhiều sản phẩm từ những chất liệu từ rác tưởng chừng như không còn có tác dụng. Ngoài ra, điểm nhấn của cuộc thi còn là những sản phẩm tái chế độc đáo từ rác thải, mang thông điệp bảo vệ môi trường sống đầy ý nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Các bạn học sinh trình bày những sản phẩm được làm từ rác Túi ni lông ngày nay không những chỉ sử dụng ngày càng nhiều sinh hoạt gia đình mà còn ở học đường cũng vậy do việc ăn quà vặt và mang đồ ăn sáng đến trường vẫn còn diễn ra và một bộ phận các bạn chưa có ý thức bảo vệ môi trường,cảnh quan của nhà trường vứt rác không đúng nơi qui định gây mất vệ sinh môi trường,lớp học.Túi ni lông thì có tiện nhưng tác hại không nhỏ .Túi ni lông khi đốt cháy tạo ra đi-ô-xin gây ngộ độc, khó thở, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ; khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy quá trình biến đổi khí hậu. Theo các nhà khoa học chất phụ gia hóa dẻo trong túi ni lông có thể làm tổn thương, thoái hóa thần kinh và tủy sống; chất tạo màu trong túi ni lông gây hại cho não và là một trong những nguyên nhân gây ung thư; chất DOP (dioctinplatalat) trong túi ni lông có thể gây vô sinh nam và dậy thì sớm ở bé gái. Thế nhưng hiện nay hầu hết các siêu thị, hiệu sách, cửa hàng, chợ,… và trong sinh hoạt hằng ngày ở cộng đồng, mọi người có thói quen sử dụng túi ni lông để đựng đồ cho khách hàng. Còn tại các quán ăn, hàng trăm hộp xốp được sử dụng để đựng thức ăn sẵn cho khách hàng mang về. Như vậy hằng ngày các bạn học sinh đều sử dụng túi nilon, hộp xốp để đem thức ăn sáng, quà vặt,…. đến trường. Đây là loại rác không thể tái chế được và phải mất hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn năm để phân hủy trong môi trường tự nhiên. Thay vì sử dụng túi ni lông hay hộp xốp chúng ta có thể sử dụng các túi sinh thái, túi giấy, hộp nhựa, cặp lồng,…..để mang thức ăn hay đồ dùng đến trường. Với sự hỗ trợ kinh phí từ chương trình “Em học sống xanh”, chúng em đã in tờ rơi, mua một số túi sinh thái để phát, tuyên truyền cho các bạn trong trường và người dân ở chợ phố Tân Quang biết về tác hại của túi ni lông để tránh xa nó. Khuyên bạn bè trong lớp, trong trường, người thân và mọi người nên sử dụng giỏ khi đi chợ..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Các bạn học sinh lớp 8 tuyên truyền cho người dân ở chợ Tân Quang-Đảo Mỹ về tác hại của túi ni lông và khuyên mọi người nên sử dụng giỏ, túi sinh thái khi đi chợ (ảnh minh họa) Để môi trường học đường của nhà trường luôn sạch đẹp hơn được thuấm nhuần ăn sâu vào ý thức mỗi người, chúng em còn mạnh dạn tham mưu với thày Tổng phụ trách ý kiến với nhà trường cho tổ chức cuộc thi vẽ tranh với đề tài “Bảo vệ môi trường” và được nhà trường nhất trí.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Các bạn học sinh tham gia cuộc thi vẽ tranh đề tài “Bảo vệ môi trường” VI.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống thực tiễn : Việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp giải quyết xử lí rác thải ở nhà trường là một việc làm có ý nghĩa rất quạn trọng làm cho cảnh quan khuôn viên nhà trường luôn xanh- sạch- đẹp . Qua việc làm này các em thấy mình có ý thức trách nhiệm trong cộng đồng bảo vệ môi trường chung của xã hội và ngay cả trong gia đình cũng vậy. Giúp cho các em rèn luyện tính ngăn nắp, sạch sẽ , cẩn thận, gọn gàng . Việc giải quyết xử lí rác thải ngoài vấn đề về môi trường còn xuất phát từ tình cảm “ tương thân, tương ái”, giúp bạn nghèo nhưng biết vượt khó trong học tập bằng việc làm “kiếm tiền từ rác” thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong học tập . Qua việc làm này chúng em còn biết cách tư duy kiếm tiền từ những gì xung quanh mình và biết tiết kiệm không lãng phí, biết tận dụng tối đa mọi thứ và đừng vứt bỏ đi..

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

×