Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

ke hoach thang 9 nam 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.82 KB, 125 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 9/ 2016 LỚP B1: 4 - 5 tuổi Giáo viên thực hiện: Tuần I : Văn Thị hằng Tuần II : Nguyễn Thị Hà Tuần III: Nguyên Hồng Xen Hoạt động. Đón trẻ Trò chuyện. Thể dục sáng. Thời gian Tuần I Tuần II Tuần III Tuần IV (Từ 5- 9/9/2016 (Từ 12- 16/9/2016) (Từ 19- 23/9/2016) (Từ 26- 30/9/2016) Ngày hội đến trường Trung thu Tôi học lớp MGN 4 tuổi Trường MN Tân của bé Lớp B1 Ước - Cô đón trẻ: Quan tâm đến sức khỏe của trẻ; Trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ trước khi đến lớp. Quan sát, nhắc nhở trẻ sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp tình huống - Rèn kĩ năng cất dép và đồ dùng đúng nơi qui định của lớp * Trò chuyện với trẻ về trường, lớp mới, về cô giáo và các bạn trong lớp * Trò chuyện về cảm xúc của trẻ khi đến lớp trong dịp khai giảng, tết trung thu; về những đồ vật, đồ chơi trong lớp, trường mầm non Tân Ước. * Chơi các trò chơi bé thích. - Khởi động: (Tập theo bài hát “Đi tàu hỏa”) Đi các kiểu chân: Đi thường, gót chân, mũi chân, mé bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh… - Trọng động: Tập các động tác: Tay, Bụng, chân, bật. + Tuần 1,2,3,4: Tập trên nền bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” + ĐT Tay: 2 tay song song trước mặt, sang ngang. (2lx8n) tương ứng câu hát “Ai hỏi cháu cháu học trường nào đây……………………trường của cháu đây là trường mầm non. + ĐT Chân: Bước lên trước, khụy gối (2lx8n) tương ứng câu “Ai hỏi cháu có trường nào vui thế…………………….trường của cháu đây là trường mầm non” + ĐT Lườn: 2 tay trống hông, nghiêng người sang 2 bên (2lx8n) tương ứng câu hát “Ai hỏi cháu cháu học trường nào đây……………………trường của cháu đây là trường mầm non. + ĐT Bật: Bật chụm tách chân (2lx8n) Ứng với câu hát “Ai hỏi cháu có trường nào vui.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> thế…………………….trường của cháu đây là trường mầm non” - Hồi tĩnh: Đi 1 – 2 vòng tròn vẫy tay, hít thở nhẹ nhàng. * Điểm danh. Hoạt động học. Thứ 2. Khai giảng. Thứ 3. Trò chuyện dư âm ngày hội đến trường, Rèn nề nếp học tập. Thứ 4. Thứ 5. Thứ 6. Hoạt động ngoài trời. VĂN HỌC Thơ: “Bé yêu trăng” Tác giả: Lê Bình. ÂM NHẠC NDTT: DH: “Bông hoa mừng cô” NDKH: NH: “Cô giáo em” TC: Ai nhanh hơn THỂ DỤC THỂ DỤC VĐCB: Đi khụy gối VĐCB: Đi lùi TCVĐ: Tung bóng cao TCVĐ: truyền bóng qua hơn nữa đầu. VĂN HỌC Truyện: “món quà của cô giáo”. Rèn trẻ nhận đúng ký hiệu. KPKH Tìm hiểu về tết trung thu. KPKH Thăm quan tìm hiểu về lớp học, bạn bè của bé. THỂ DỤC VĐCB: Bật về phía trước. TCVĐ: Truyền bóng qua chân. KPKH Trò chuyện về trường Mầm Non.. Rèn rửa mặt rửa tay đúng cách. TOÁN Dạy trẻ mối quan hệ nhiều hơn – ít hơn. TOÁN Phân biệt hình:hình tam giác,chữ nhật. TOÁN Nhận biết hình tròn, hình vuông.. Rèn nếp ăn ngủ TẠO HÌNH Tập văn nghệ trung thu Vẽ đồ chơi trung thu của bé (Đề tài). TẠO HÌNH Tô màu trường Mầm Non (Đề tài). TẠO HÌNH Dán và vẽ bài bé tập thể dục (Mẫu). * HĐCMĐ: - Quan sát và trò chuyện về thời tiết, cây cối, đồ chơi ở sân trường, các khu vực trong trường ….

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Vẽ phấn dưới sân trường: Đồ chơi trung thu, vẽ cây, hoa, lá… - Ôn luyện các bài hát, tập văn nghệ biểu diễn đi thời trang, … * TCVĐ: - Kéo co, nhảy lò cò, tung và bắt bóng, đá bóng, thi xem ai nhanh hơn, mèo đuổi chuột, chơi đồ chơi ngoài trời, … * Chơi tự do: - Chơi theo ý thích - Giao lưu với các bạn cùng lứa tuổi Hoạt động góc * Góc trọng tâm: - Làm quen, ghi nhớ, nhận biết vị trí bày các góc (T1) - Góc Tạo hình: Làm đồ chơi trung thu (T2) - Góc XD: Xây dựng trường mầm non (T3) - Góc bán hàng: Bán đồ dùng cho năm học mới (T4). * Góc phân vai: - Góc gia đình: Bố mẹ dẫn con đi mua sắm, chuẩn bị cho con đến trường, trò chuyện với con về ngày đi học của con, đón con đi học về - Góc nấu ăn: Các bác nấu nướng các món ở trường mầm non, cửa hàng ăn uống - Góc bán hàng: Siêu thị, cửa hàng tạp hoá bán các đồ dùng, quần áo, mũ dép, bóng, cờ, hoa - Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non * Góc nghệ thuật: - Góc tạo hình: Vẽ tranh về các bạn, chân dung cô giáo, đồ chơi, nặn, xé dán đồ chơi ngoài trời, làm đồ chơi trung thu từ các nguyên vật liệu - Góc âm nhạc: Hát, biểu diễn các bài về trường mn, cô giáo, vui đến trường, trung thu, hát các bài hát mà trẻ đã biết. * Góc học tập: - Góc toán : nhận biết các hình, phân loại đồ dùng theo nhóm, in số 1,2, vẽ nhóm có số lượng trong phạm vi 2, tạo nhóm có số lượng tương ứng. - Góc văn học: Tập đọc thơ “Bé yêu trăng”, Truyện “Món quà của cô giáo”, xem tranh ảnh, sách về các hoạt động ở trường mn, 1 ngày của bé ở trường; - Góc chữ cái: nhận biết các nét, tập tô, vẽ, đồ, trang trí các nét xiên, thẳng, ngang, móc; từ nét cho sẵn tạo thành các hình đơn giản ngộ nghĩnh * Góc thiên nhiên: Làm quen với các dụng cụ, cách chăm sóc cây Hoạt động ăn - Luyện tập rửa tay bằng xà phòng, đi vệ sinh đúng nơi qui định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách ngủ - Thực hiện thói quen văn minh trong khi ăn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hoạt động chiều. Chủ đề sự kiện. - Nói được tên món ăn hàng ngày, nhận biết một số thực phẩm thông thường và lợi ích của các món ăn đối với sức khỏe * Rèn văn nghệ biểu diễn “Ngày hội bé đến trường”. Ôn luyện các bài hát mà trẻ đã biết, hát các bài hát hát về trường lớp và tết trung thu như: “Vui đến trường”, “Trường chúng cháu là trường MN”, “Bông hoa mừng cô”, “Rước đèn ông sao”… * Làm quen với bài thơ, câu truyện “Món quà của cô giáo”, “Bé yêu trăng”, * Làm bài tập, xem video trò chuyện về trường lớp và ngày tết trung thu của bé * Rèn một số kỹ năng tự phục vụ như: Rửa tay, rửa mặt, bê ghế,… một số qui định của lớp. * Chơi theo ý thích Thứ sáu hàng tuần: Biểu diễn văn nghệ, nêu gương - bé ngoan. Ngày khai trường Trung thu Những vấn đề cần lưu ý và điều chỉnh kế hạch tháng tới. Đánh giá kết quả thực hiện. Năm học 2016 - 2017. Năm học 2017 - 2018. ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… …………………………………………………………. ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… …………………………………………………………. GV thực hiện. Ban giám hiệu. Thứ 2 ngày 12 tháng 9 năm 2016.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tên hoạt động học Văn học: -Thơ : Bé yêu trăng . Tác giả : Lê Bình ( Đa số trẻ chưa biết). Lưu ý ngày. Mục đích yêu cầu. Chuẩn bị. Cách tiến hành. 1. Kiến thức - Trẻ biét tên bài thơ “ Bé yêu trăng” và biết tên tác giả Lê Bình - Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Bé yêu trăng” nói lên em bé rất yêu quý thiên nhiên, bé yêu trăng bằng giọng hát, bé mong ông trăng không nặn để bé được vui đùa cùng chú Cuội và chị Hằng.2. Kỹ năng: - Trẻ đọc diễn cảm cùng cô - Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạnh lạc 3.Thái độ: - Trẻ hứng thú hoạt động học. - Trẻ biết yêu quý thiên nhiên. * Địa điểm: Trong lớp học * Đội hình: Ngồi hình chữ u xung quanh lớp * Chuẩn bị của cô: -Tranh thơ: Bé yêu trăng . Tác giả : Lê Bình * Đồ dùng của trẻ: - Ghế đủ cho trẻ ngồi.. 1: Ổn định lớp - Cô và trẻ cùng hát bài hát “ Ánh trăng hòa bình” - Cô và trẻ trò chuyện về bài hát hướng trẻ vào bài. 2: Phương pháp hình thức tổ chức: HĐ1: Dạy trẻ đọc thơ Bé yêu trăng .Tác giả : Lê Bình - Cô đọc lần 1: Giới thiệu tên bài thơ,tên tác giả. + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? + Tác giả của bài thơ là ai? * Giảng nội dung: bài thơ “Bé yêu trăng .Tác giả : Lê Bình nói lên em bé rất yêu quý thiên nhiên, bé yêu trăng bằng giọng hát, bé mong ông trăng không nặn để bé đuọc vui đùa cùng chú Cuội và chị Hằng - Cô đọc lần 3 HĐ2: Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ: + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? + Bạn bé trong bài thơ yêu ông trăng như thế nào? + Ánh trăng như thế nào? +Trăng sáng vằng vặc để làm gì + Bé nhắn gửi tới ông trăng điều gì? + Bé nhắn ông trăng đừng lặn để bé làm gì? * Giáo dục: trẻ biết yêu quý con vật cảnh vật thiên nhiên xung quanh và bảo vệ thiên nhiên. * Dạy trẻ đọc thơ: - Cô dạy trẻ từng câu từ đầu bài đến hết bài. - Trẻ đọc thơ theo cô 2 – 3 lần. - Đọc theo lớp tổ, nhóm đọc thơ và cá nhân (cô sửa sai) - Cô và trẻ đọc lại bài thơ 1 lần - Củng cố hỏi trẻ 3: Kết thúc, củng cố, nhận xét tuyên dương trẻ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Chỉnh sửa năm.... Thứ 3 ngày 13 tháng 9 năm 2016..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tên hoạt động học Thể Dục: -VĐCB: Đi khụy gối -TCVĐ: Tung cao hơn nữa. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên vận động: : Đi khụy gối - Biết tập thể dục có ích cho sức khỏe - Trẻ biết cách chơi trò chơi tung cao hơn nữa. 2. Kĩ năng: - Trẻ thực hiện đúng kĩ thuật đi khụy gối. - Trẻ nhớ tên vận động đi khụy gối. - Chơi trò chơi đúng cách. 3. Thái độ: - Trẻ vui vẻ hào hứng sôi nổi trong giờ học.. Chuẩn bị. Cách tiến hành. * Đồ dùng của cô - Vạch chuẩn. - Bóng nhựa - Nhac một số bài hát : “ Trường chúng cháu là trường mầm non, vui đến trường…” - Sắc xô. * Đồ dùng của trẻ. Bóng nhựa. *Đội hình: 3 hàng dọc,. 1. ổn định tổ chức: - Cô trò chuyện với trẻ về việc tập thể dục là có lợi cho sức khỏe dẫn trẻ vào bài mới. 2. Phương pháp hình thức tổ chức HĐ1: Khởi động Kết hợp nhạc bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, đi thường, đi bằng gót chân,đi kiễng mũi bàn chân, đi chậm , đi nhanh, chạy chậm , chạy nhanh…. HĐ2: Trọng động * Bài tập phát triển chung: - Cho trẻ về đội hình 3 hàng ngang. - Tập theo các động tác : Tay, chân, bụng,bật + ĐT Tay: 2 tay dơ cao, gập xuống vai ( 2 lần 8 nhịp) + ĐT chân: Bước lên trước , khụy gối (4 lần 8 nhịp ) + ĐT lườn: 2 tay xuống hông, soay người sang 2 bên (2 lần 8 nhịp ) + ĐT bật : Bật tại chỗ ( 2 lần 8 nhịp ) * VĐ cơ bản: Đi khụy gối. - Đội hình : 2 hàng ngang đối diện cách nhau khoảng 3 m - Cô giới thiệu tên bài tập và cho 1- 2 trẻ lên tập thử ( Cô nhận xét) + Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 1 không phân tích + Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 2: phân tích động tác: + Tư thế chuẩn bị cô đứng trước vạch xuất phát khi có hiệu lệnh cô đi thường khoảng 3m sau đó cô khom lưng xuống, đầu gối cô hơi khụy xuống và trong khi cô đi 2 tay cô vung để giữ thăng bằng trong khi đi, và cứ như vậy cô đi khụy gối được 2m thì cô lại đi thường. - Cô gọi 1- 2 trẻ khá lên thực hiện . * Trẻ thực hiện: - Lần 1: Cô cho trẻ tập lần lượt theo hàng.( mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần ) - Lần 2 cô cho trẻ thi đua theo hàng. + Trong quá trình trẻ tập cô quan sát và sửa sai cho trẻ ) Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài tập. * TCVĐ: “Tung cao hơn nữa”.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Cô giới thiệu cách chơi : cô đưa 2 tay ra trước và cầm bóng khi có hiệu lệnh thì cô sẽ tung bóng lên caomắt nhìn theo bóng và khi bóng rơi xuống cô phải bắt bóng bằng 2 tay Luật chơi: Bạn nào để rơi bóng xuống đất thì sẽ phải nhảy lò cò vòng quanh lớp. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. + Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ. - Cô nhận xét sau khi trẻ chơi. HĐ3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 phút. 3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ Lưu ý ngày. Chỉnh sửa năm.... Thứ 4 ngày 14 tháng 9 năm 2016.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tên hoạt động học KHXH Tim hiểu về ngày tết trung thu. Mục đích yêu cầu. Chuẩn bị. Cách tiến hành. 1.Kiến thức: - Trẻ biết ý nghĩa của ngày tết trung thu,tết trung thu có bánh trung thu, đèn ông sao, ông trăng, chị hằng…. 2. Kĩ năng: - Trẻ trả lời câu hỏi của cô mạch lạc rõ ràng. - Trẻ có kĩ năng quan sát, ghi nhớ 3.Thái độ: - Trẻ hứng thú học bài Giáo dục trẻ yêu quý các bạn trong lớp,biết đoàn kết với nhau.. * Đồ dùng của cô: - video ngày tết trung thu - 3 bức tranh cảnh đêm trung thu chưa hoàn chỉnh cho trẻ chơi trò chơi. - Bài hát “ Đêm trung thu,chiếc đèn ông sao” * Đồ dùng của trẻ Bút sáp, 3 tờ giấy a4 cho 3 tổ. 1. Ổn định tổ chức. Cô và trẻ vận động bài “ chiếc đèn ông sao‘’ Cô và trẻ trò chuyện về bài hát . 2. Phương pháp hình thức tổ chức. HĐ 1: Trò chuyện về ngày tết trung thu Các con biết ngày tết trung thu như thế nào? Cô cho trẻ xem video cảnh tết trung thu + trong đoạn video quay cảnh gì? +vì sao con biết? + Trong video các bạn đã cầm trên tay những thứ gì? + các con còn nhìn thấy gì ở trên bầu trời nhỉ? + các con đã được đón rằm trung thu chưa? + Bố mẹ đã mua cho chúng mình những đồ chơi gì? + Đêm tết trung thu chúng mình được làm gì? Các con a,ngày 15/8 âm lịch là ngày tết trung thu đấy,trong đêm trung thu trên bầu trời có rất nhiều sao và đặc biệt là đêm trung thu trăng rất tròn và rất sáng.Các bạn nhỏ rất vui khi được đi đón rằm trung thu với rất nhiều đồ chơi đẹp và được phá cỗ trung thu nữa đâý. HĐ 2: TC: Ai khéo tay. Cô cho trẻ về 3 tổ nhiệm vụ của các bạn là phải vẽ ông trăng,ông sao,vẽ đồ chơi cho các bạn để hoàn thiện bức tranh trung thu Hết 1 bản nhạc nhóm nào vx trang trí cho bức tranh đẹp hơn thì sẽ là nhóm chiến thắng. 3.Kết thúc : Cô nhận xét giờ học Tuyên dương trẻ học Cho trẻ đọc bài thơ “ Đêm trung thu”.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Lưu ý ngày. Chỉnh sửa năm.... Thứ 5 ngày 15 tháng 9 năm 2016.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tên hoạt động học Toán : Dạy trẻ mối quan hệ nhiều hơn – ít hơn.. Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ biết sự khác biệt về số lượng giữa 2 nhóm đối tượng. 2. Kĩ năng: - Trẻ sử dụng đúng từ nhiều hơn- ít hơn. 3. Thái độ: - Trẻ vui vẻ hào hứng sôi nổi trong giờ học.. Chuẩn bị. Cách tiến hành. * Đồ dùng của cô - 1 rổ đồ chơi đựng 5 bông hoa đỏ và 3 chấm tròn màu vàng để làm nhụy hoa. * Đồ dùng của trẻ: - Đồ dung của trẻ giống của ô nhưng nhỏ hơn. - Bàn ghế cho trẻ ngồi.. 1: Ôn định tổ chức: -Cô cho trẻ xòe tay ra , để 2 bàn tay quay vào nhau và nói tên từng ngón tay Ngón cái- trẻ để 2 ngón tay chạm vào nhau và lần lượt các ngón tay còn lại -Cho trẻ chơi 2 lần 2. Phương pháp hình thức tổ chức. HĐ1: Phân biệt nhiều hơn- ít hơn. - Cô mời 3 bạn tổ trưởng lên lấy rổ đồ chơi và chia cho các bạn . - ác con xem trong rổ có gì?( có hoa và chấm tròn) - Các bong hoa trong rổ có nhụy chưa ?( không có) Các con hãy xếp những bông hoa có nhụy vàng các con xem cô xếp nhé. -Cô xếp 5 bông hoa chưa có nhụy ra và cô sẽ thêm nhụy vào những bông hoa này mỗi bông hoa 1 nhụy. Và cho trẻ xếp nhụy vào những bông hoa và hỏi trẻ có bông hoa nào chưa có nhụy hoa không? -Các con có biết vì sao lại thiếu nhụy hoa ?( số nhụy hoa ít hơn số hoa). + Còn số hoa thì sao? Vì số nhụy hoa ít hơn sô hoa và số hoa nhiều hơn sô nhụy hoa nên không đu nhụy hoa . + Hỏi trẻ :số hoa nhiều hơn hay ít hơn số nhụy? + Số nhụy hoa? + Số hoa ? Sau đó cho trẻ nói tiếp câu của cô -Cô nói số hoa nhiều hơn… -Số nhụy …( cô nói nhiều lần cho trẻ nói tiếp) HĐ2: TC: Thi ai nhanh -Cô đặt 5 cái ghế thành hàng, cho mỗi nhóm lên chơi 6,7,8 bạn lên chơi vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh các con chạy nhanh về ghế ngồi ( sau mỗi lần chơi cô cho trẻ nhận xét xem số ghế là nhiêu hơn , ít hơn, hay bằng số bạn lên chơi..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Cho 2-3 nhóm trẻ lên chơi mỗi nhóm chơi 2-3 lần 3:Kết thúc - Cô nhận xét giờ học, chuyển hoạt động. Lưu ý. Chỉnh sửa năm.... Thứ 6 ngày 16 tháng 9 năm 2016.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Tên hoạt động học Tạo hình Vẽ đồ chơi trung thu của bé (đề tài). Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ biết vẽ đồ chơi trung thu - Trẻ biết lựa chọn cho riêng mình một món quà của đêm trung thu và vẽ. 2. Kĩ năng: - Trẻ phối hợp hình vẽ và các màu để tô tạo nên bức tranh đẹp. - Trẻ cầm bút đúng cách,ngồi đúng tư thế. 3. Thái độ: - Trẻ vui vẻ hào hứng sôi nổi . - Trẻ giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Máy tính, một số hình ảnh đêm trung thu. - Tranh mẫu của cô. - Nhạc bài hát: “ Đêm trung thu,gác trăng”. - Nhac bài hát vui đến trường. * Đồ dùng của trẻ: - Sách bài tập. - Hồ dán , bút màu, giấy màu. - Bàn ghế cho trẻ ngồi. - Vở “ Bé tập vẽ “ đủ cho trẻ.. Cách tiến hành 1.Ôn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng hát bài “ Đêm trung thu” + Các con vừa hát bài hát gì? + Trong bài hát các bạn đã làm gì ? - Cô dẫn dắt vào bài 2. Phương pháp hình thức tổ chức. *HĐ1 : Cho trẻ quan sát tranh vẽ đồ chơi trung thu. - Cho trẻ nhận xét bức tranh 1: Tranh đêm trung thu + Trong tranh vẽ gì + Các bạn nhỏ đang làm gì? +Bạn nhỏ cầm đồ chơi trung thu + Các bạn nhỏ đang đi đâu vậy? + Trên tay các bạn cầm gì vậy? - Bức tranh 2: Cô vẽ đồ chơi trung thu bằng chất liệu bút màu sáp + các con hãy nhìn xem cô đã vẽ cái gì đây? + trong bức tranh cô đã vẽ những đồ chơi gì? Cô đã vẽ bằng chất liệu bút màu sáp đấy,bây giờ cô có bức tranh nữa các con hãy thử xem cô đã dùng bằng gì nhé. - Bức tranh 3: cô vẽ bằng chất liệu bút màu nước. Co cho trẻ nhận xét bức tranh. *HĐ2 : Hỏi ý tưởng của trẻ. + Các con định vẽ đồ chơi gì cho các bạn? + Tại sao con lại vẽ đồ chơi đó? + Con vẽ như thế nào? +Con dùng chất liệu bút màu gì. Cô gợi ý hướng dẫn trẻ các vẽ và tô màu. *HĐ 3: Cho trẻ thực hiện Cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi vẽ ,cách cầm bút vẽ và tô màu. Cô bao quát nhắc nhở trẻ cách vẽ cách tô màu với trẻ yếu cô gợi ý hướng dẫn trẻ để trẻ hoàn thành bức tranh. *HĐ 4 : Trưng bày sản phẩm Cô cho trẻ treo bài lên giá sản phẩm. Cô và trẻ nhận xét tranh:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Con thích bài nào nhất? vì sao? + Bạn đã vẽ đồ chơi gì? + Bạn tô màu như thế nào? Có đẹp không? Cô nhận xét về màu sắc,cách tô mù 3.Kết thúc: Cô nhận xét giờ học Khuyến khích và tuyên dương trẻ Cho trẻ hát bài “ Gác trăng” Lưu ý. Chỉnh sửa năm.... Thứ 2 ngày 19 tháng 9 năm 2016.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Tên hoạt động học ÂM NHẠC: NDTT: Dạy hát: “Bông hoa mừng cô” NS: Trần Thị Duyên. NDKH. Nghe Hát: “ Cô giáo em”. Trò chơi: Ai nhanh nhât.. Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát “ Bông hoa mừng cô” tác giả Trần Thị Duyên và hiểu nội dung : Bài hát nói về tình cảm của bạn nhỏ đối với cô giáo kính yêu. - Trẻ biết cách chơi trò chơi. 2. Kĩ năng: - Trẻ hát thuộc lời đúng giai điệu bài hát “ bông hoa mừng cô” - Chơi được trò chơi 3. Thái độ: - Trẻ hào hứng sôi nổi vào giờ học. - Trẻ tích cực tham gia trò chơi. Chuẩn bị. Cách tiến hành. * Đồ dùng của cô - Nhạc không lời bài hát:Bông hoa mừng cô”. - Bài hát “cô giáo em ” - Một số hình ảnh có trong bài hát: “ bông hoa mừng cô ” * Đồ dùng của trẻ: - Sắc xô. Ghế đủ cho trẻ.. 1: Ổn định tổ chức. - Cô và trẻ trò chuyện về lớp học của chúng mình. - Cô cho trẻ xem những hình ảnh mà cô đã chuẩn bị. + Các con xem cô có gì đây? + Các bạn nhỏ cầm hoa đi đâu ? - Cô dẫn dắt vào bài 2: Phương pháp hình thức tổ chức. HĐ1: Dạy hát: “ Bông hoa mừng cô” NS: Trần Thị Duyên - Cô giới thiệu tên bài hát , tác giả - Cô hát lần 1: không nhac + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì ? + Do ai sáng tác ? - Cô hát lần 2: Cùng nhạc - Giảng giải nội dung bài hát : +Bài hát nói về tình cảm của bạn nhỏ đối với cô giáo kính yêu, bạn nhỏ muốn dành cho cô giáo của mình những bông hoa đẹp nhất. - Cô hát lần 3: - Giáo Dục: trẻ biết yêu quý bạn bè cô giáo, và hàng ngày đến trường phải rửa mặt sạch sẽ . * Dạy trẻ hát: - Cô dạy trẻ hát từng câu từ đầu bài đến cuối bài. - Cô bắt nhịp cho cả lớp hát 3-4 lần + cô mời tổ- nhóm bạn trai nhóm bạn gái- cá nhân hát - Cả lớp hát lại 1 lần. -Trong khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ, nhắc trẻ chú ý nghe nhạc để hát cho đúng HĐ2:Nghe hát: “Cô giáo em”nhạc và lời Trần Kiết Tường. - Cô giới thiệu tên bài hát tên tác giả. + Cô hát lần 1 cho trẻ nghe + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì ? + Cô hát lần 2: Kết hợp nhạc và giảng giải nội dung. Bài hát nói về cô giáo của bạn nhỏ, người cô giáo của bạn nhỏ ấy xinh xinh và có đôi mắt long lanh, cô giáo của bạn nhỏ yêu cánh đồng.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> xanh và tình cảm của bạn nhỏ đấy yêu cả cô giáo và quê hương. + Lần 3 nghe ca sĩ hát, cô và trẻ hưởng ứng theo nhạc. HĐ3:TC: “ Ai nhanh nhất”. - Cô giới thiệu cách chơi: cô đặt trên lớp 4-5 cái vòng gọi 1 số trẻ lên chơi nhiều hơn số vòng . cô hát trẻ đi xung quanh chỗ để vòng , cô hát nhanh trẻ đi nhanh , cô hát chậm trẻ đi chậm, cô hát nhỏ trẻ đi gần vòng, cô hát to trẻ nhanh chân nhảy vào vòng mỗi vòng 1 người, nếu bạn nào chậm chân không vào vòng được thì bạn đó là người thua cuộc phải nhảy lò cò xung quanh lớp - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần và nhận xét trẻ chơi 3. Kết thúc : Cô nhận xét giờ học. Lưu ý ngày. Chỉnh sửa năm.... Thứ 3 ngày 20 tháng 9 năm 2016..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tên hoạt động học Thể Dục: -VĐCB: Đi lùi -TCVĐ: Truyền bóng qua đầu.. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên vận động: : Đi lùi. - Biết tập thể dục có ích cho sức khỏe - Trẻ biết cách chơi trò chơi truyền bóng 2. Kĩ năng: - Trẻ thực hiện đúng kĩ thuật đi lùi. - Chơi trò chơi đúng cách 3. Thái độ: - Trẻ vui vẻ hào hứng sôi nổi trong giờ học.. Chuẩn bị. Cách tiến hành. * Đồ dùng của cô - Vạch chuẩn. - Bóng nhựa - Nhac một số bài hát : “ Đoàn tàu nhỏ xíu, vui đến trường…” - Sắc xô. * Đồ dùng của trẻ. Bóng nhựa. 1. ổn định tổ chức: - Cô trò chuyện với trẻ về việc tập thể dục là có lợi cho sức khỏe dẫn trẻ vào bài mới. 2. Phương pháp hình thức tổ chức HĐ1: Khởi động Kết hợp nhạc bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, đi thường, đi bằng gót chân,đi kiễng mũi bàn chân, đi chậm , đi nhanh, chạy chậm , chạy nhanh…. HĐ2: Trọng động * Bài tập phát triển chung: - Cho trẻ về đội hình 3 hàng ngang. - Tập theo các động tác : Tay, chân, bụng,bật + ĐT Tay: 2 tay ra trước lên cao ( 2 lần 8 nhịp) + ĐT chân: Bước lên trước , khụy gối (4 lần 8 nhịp ) + ĐT lườn: 2 tay xuống hông, soay người sang 2 bên (2 lần 8 nhịp ) + ĐT bật : Bật tại chỗ ( 2 lần 8 nhịp ) * VĐ cơ bản: Đi lùi. - Đội hình : 2 hàng ngang đối diện cách nhau khoảng 3 m - Cô giới thiệu tên bài tập và cho 1- 2 trẻ lên tập thử ( Cô nhận xét) + Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 1 không phân tích + Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 2: phân tích động tác: + Tư thế chuẩn bị 2 tay cô trống hông,cô đứng trước vạch xuất phát khi có hiệu lệnh. Cô đi lùi đều từng bước hai bàn chân luôn luôn dặt thẳng nhau theo hàng dọc, mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước. Chú ý khi đi lùi cô bước chân sau bước lùi trước. - Cô gọi 1- 2 trẻ khá lên thực hiện . * Trẻ thực hiện: - Lần 1: Cô cho trẻ tập lần lượt theo hàng.( mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần ) - Lần 2 cô cho trẻ thi đua theo hàng. + Trong quá trình trẻ tập cô quan sát và sửa sai cho trẻ ) Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài tập. * TCVĐ: “Truyền bóng qua đầu”.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Cô giới thiệu cách chơi : Cô chia lớp mình thành 2 đội, đội bạn trai và đội bạn gái.khi có hiệu lệnh bạn đàu hàng sẽ cầm bóng truyền bóng qua đầu đua cho bạn phía sau, bạn phía sau đón bóng bằng 2 tay và lại truyền cho bạn tiếp theo và cứ như vậy cho đến hết hàng, bạn cuối cùng có nhiệm vụ cầm bóng mang lên cho bạn đầu hàng. Đội nào truyền bóng nhanh nhất đội đó dành chiến thắng. Luật chơi: Đội nào để rơi bóng xuống đất thì sẽ phải truyền bóng lại từ đầu. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. + Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ. - Cô nhận xét sau khi trẻ chơi. HĐ3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 phút. 3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ Lưu ý. Chỉnh sửa năm.... Thứ 4 ngày 21 tháng 9 năm 2016..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Tên hoạt động học KPKH Thăm quan tìm hiểu về lớp học, bạn bè của bé.. Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ biết tên lớp học của mình - Trẻ biết tên cô giáo,tên các bạn trong lớp,các góc chơi trong lớp. 2. Kĩ năng: - Trẻ trả lời câu hỏi của cô mạch lạc rõ ràng. 3.Thái độ: - Trẻ hứng thú học bài Giáo dục trẻ yêu quý các bạn trong lớp,biết đoàn kết với nhau.. Chuẩn bị. Cách tiến hành. * Đồ dùng của cô: - Tranh ảnh về lớp học - đoạn video về những hoạt động trong ngày của trẻ. - Các đồ dùng trong lóp học - Nhạc bài “Vui đến trường”. * Đồ dùng của trẻ - Một số đồ chơi rtrong lớp.. 1.Ổn định tổ chức. Cô và trẻ cùng hát bài hát“ Vui đến trường” Trò chuyện về nội dung bài hát hướng trẻ vào bài. 2 Phương pháp hình thức tổ chức HĐ1: Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh về lớp B2 + Các bạn lớp b2 đang làm gì? + Các con có biết các bạn không? + Con biết tên các cô giáo lớp B2 không? HĐ2: Cho trẻ quan sát lớp học của mình + Chúng mình đang học lớp gì? + Lớp mình có những cô giáo nào? + Cô cho trẻ giới thiệu tên của mình? + Con ngồi cạnh bạn nào? + Con được cô giáo xếp ở tổ nào? + Trong lớp có những đồ dùng đồ chơi nào? + Đến lớp các con được học, được chơi những gì? + Lớp mình có những góc chơi nào? + Cô cho trẻ nói cách chơi và các loại đồ chơi đó có tác dụng để làm gì? ( VD : Đồ chơi góc xây dựng có gạch,cây cỏ,nhà,hàng dào...để xây các công trình như nhà,trường học,công viên...) + Ngoài đồ chơi trong lớp còn có nhiều đồ dùng phục vụ cho các con,chúng mình có biết đó là những đồ dùng gì không? (bát,thìa,khăn mặt...) + Những đồ dùng đó để các con làm gì?(ăn cơm, uống nước…) - Cô cho trẻ quan sát tranh những hoạt động của trẻ trong ngày,trẻ nhận xét ở lớp bé có những hoạt động đó không? -> Giáo dục trẻ yêu quý cô giáo và các bạn trong lớp,biết yêu thương nhường nhịn nhau,không đánh nhau ,không tranh dành đồ chơi của nhau,phải biết đoàn kết,đến lớp vui vẻ,ngoan ngoãn. 3.Kết thúc : - Cô nhận xét giờ học tuyên dương trẻ. - Cho trẻ đọc bài thơ “ Nghe lời cô giáo.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Lưu ý. Chỉnh sửa năm.... Tên hoạt động. Mục đích yêu. Thứ 5 ngày 22 tháng 9 năm 2016 Chuẩn bị. Cách tiến hành.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> học LQVT: Phân biệt, hình tam giác, chữ nhật. Lưu ý. cầu 1.Kiến thức: -Trẻ biết được hình tam giác, chữ nhật, qua đường bao, hình và que tính khác nhau để tạo thành 2.Kỹ năng. - Rèn kỹ năng quan sat ghi nhớ có chủ định. 3.Thái độ: Trẻ hứng thú vào hoạt động,rèn ý thức tổ chức kỷ luật.. 1.Của trẻ: Mỗi trẻ có1 Rổ đựng các hình tam giác,,chữ nhật,11 que tính giống cô kích thước nhỏ hơn 2. Của cô: 1 hộp quà,các hình giống trẻ giống trẻ, kích thước hợp lý. 1. Ổn định tổ chức:Cô cùng trẻ hát bài “Tập đếm”Cô cùng trẻ trò chuyện về n/d bài hát. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức * HĐ1: Nhận dạng các hình( hình tam giác, chữ nhật) và gọi tên các hình. -Cô giới thiệu hộp quà và mở cho trẻ QSvà nhận dạng - Cô có gì nào ( Lá cờ,phong bì) - Lá cờ có dạng hình tam giác và có 3cạnh bằng nhau được gọi là hình tam giác, phong bì có dạng hình chữ nhật vì nó có 2 cạnh dài, 2 cạnh ngắn nên gọi là hình chữ nhật. * HĐ2: Phân biệt hình theo số lượng cạnh của hình qua việc xếp hình và so sánh. - Cô cho trẻ lấy rổ về chỗ ngồi hình chữ u - Cô yêu cầu trẻ dùng các que tính để xếp các hình tam giác,chữ nhật - Cô xếp mẫu ra trước và yêu cầu trẻ xếp giống cô - Hình chữ nhật xếp bằng mấy que tính( 4 que tính,2 que dài .2 que ngắn) - Các con có nhận xét gì về các que tính xếp thành hình chữ nhật? các que tính ntn? -Hình chữ nhật có đặc điểm: được tạo bởi 1 mặt phẳng, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. - Với các hình khác cũng thực hiện như trên - Cô cho trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các hình * HĐ3: Trò chơi củng cố. -Cô cho trẻ chơi trò chơi tìm nhà. Cách chơi cô yêu cầu mỗi trẻ cầm bất kỳ 1 hình trên tay vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh” tìm nhà”, nhiệm vụ là phải tìm về dúng kí hiệu của hình đang cầm tương ứng với số nhà- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và kiểm tra kết quả, cô cho trẻ chơi 2-3 lần 3. Kết thúc: Cô củng cố lại bài học, nhận xét tuyên dương giáo dục trẻ.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Chỉnh sửa năm.... Thứ 6 ngày 23 tháng 9 năm 2016. Tên hoạt động học. Mục đích yêu Chuẩn bị cầu 1.Kiến thức: * Đồ dùng của. Cách tiến hành 1: Ôn định tổ chức:.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> HĐTH Tô màu trường mầm non. ( Đề tài). - Trẻ biết cách tô màu, biết phối màu để tạo thanh bức tranh hoàn chỉnh. 2. Kĩ năng: - Rèn trẻ kỹ năng ngồi đúng tư thế - Rèn kỹ năng cầm bút bằng tay phải và kỹ năng tô màu không chờm ra ngoài. 3. Thái độ : - Trẻ hào hứng sôi nổi vào giờ học.. cô - Tranh mẫu của cô + Tranh1 cô tô màu trường mầm non bằng bút dạ. + Tranh 2 bằng bút sáp. Tranh 3 bằng bút dạ và bút sáp. * Đồ dùng của trẻ: Sách tạo hình, bút sáp, bút dạ, bàn ghế. Cô và trẻ cùng hát bài trường chúng cháu là trường mầm non + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về gì? Dẫn trẻ vào bài mới 2: Phương pháp hình thức tổ chức: * HĐ1: Quan sát đàm thoại. - Cô cho trẻ xem một số hoạt động của các bạn nhỏ ở trường mầm non trên màn hình vi tính và trò chuyện với trẻ. Cô cho trẻ quan sát tranh trường mầm non. Tranh 1: ( Cô tô bằng chất liệu bút sáp) + Tranh cô vẽ gì? + Màu sắc bức tranh như thế nào? + Trong bức tranh có những gì? +Cô dùng chất liệu màu gì để tô tranh ? Tranh 2:( Cô to bằng chất liệu bút dạ) + Bức tranh này cô vẽ ai? + Các bạn nhỏ đang làm chơi gì? + Chiếc bập bênh được cô tô màu gì? + Tranh này cô tô bằng chất liệu bút gì? - Tranh 3( Tô bằng bút sáp và bút dạ) + Các con thấy bức tranh cô tô như thế nào? Cô đã sử dụng những màu gì để tô bức tranh? *HĐ2: Hỏi ý tưởng của trẻ. - Các con thích tô màu bức tranh như thế nào ? - Các con tô tranh trường mầm non bằng chất liệu bút gì? - Các con dùng những màu gì để tô tranh trường mầm non? - Vậy khi tô các con phải chú ý điều gì? ( 4-5 trẻ t) * HĐ3: Cho trẻ thực hiện ( Cô mở nhạc nhỏ cho trẻ thực hiện) Cô quan sát trẻ tô tranh và nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ còn yếu về cách cầm bút và hướng dẫn trẻ tô gọn gàng không chờm ra ngoài. Khi trẻ thưc hiệncô viết ngày tháng vào vở của trẻ. * HĐ3: Trưng bày nhận xét sản phẩm Cô và trẻ treo tranh và cho trẻ nhận xét bài của mình và của bạn. + Con thích bài nào nhất?.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> + Vì sao con thích? + Con tô được bức tranh trường mầm non bằng chất liệu bút gì? Cô mời vài bạn nên giới thiệu về sản phẩm của mình và của bạn. + Con thấy bức tranh tô trường mầm non của con và các bạn như thế nào? + Con có yêu quý trường mầm non của mình không? vì sao? Cô nhận xét tuyên dương những tranh đẹp và động viên khuyến khích những bài chưa đẹp. 3:Kết thúc - Củng cố- giáo dục - Cô nhận xét giờ học, chuyển hoạt động. Lưu ý. Chỉnh sửa năm.... Thứ 2 ngày 25 tháng 9 năm 2016 Tên hoạt động học. Mục đích yêu cầu. Chuẩn bị. Cách tiến hành.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> LQVH Truyện: “ Món quà của cô giáo”. ( Trẻ chưa biết).. 1.Kiến thức: - Trẻ biết tên câu truyện, tên tác giả. - Trẻ hiểu nội dung truyện: Muốn nói với chúng ta phải biết quan tâm , đoàn kết với các bạn ,khi có lỗi phải biết xin lỗi . 2. Kĩ năng: - Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu. - Trẻ nhớ các nhân vật trong câu truyện. - Rèn trẻ khả năng chú ý nghe câu hỏi của cô. 3. Thái độ: - Trẻ biết yêu quý mọi người xung quanh, - Biết yêu quý cô giáo của mình.. * Đồ dùng của cô - Tranh minh họa nội dung câu truyện. - Nhạc bài hát “Cô giáo”. * Đồ dùng của trẻ: - Ghế đủ cho trẻ ngồi.. 1: Ôn định tổ chức gây hứng thú: Cô cùng trẻ hát bài hát: “cô giáo”. + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về gì? Trong bài hát cô giáo ở trường được ví như là ai ? -Cô giới thiệu truyện. 2: Phương pháp hình thức tổ chức:. HĐ1: Cô kể chuyện cho trẻ nghe - Cô kể lần 1: Kể diễn cảm + Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? + Tác giả của truyện là ai? - Cô kể lần 2: Kết hợp sử dụng tranh minh họa. + Cô hỏi trẻ tên truyện, tên tác giả. Giảng giải nội dung câu truyện: Muốn nói với chúng ta khi xếp hàng không được chen lấn bạn , khi có lỗi phải biết xin lỗi bạn và phải biết quan tâm giúp đỡ người khác. HĐ2: Đàm thoại với trẻ về nội dung truyện: + Cô vừa kể truyện gì? +Trong câu truyện có những ai? +Chuyện gì đã xảy ra với Mèo Khoang? + Cô hươu sao đã làm gì gúp Mèo Khoang? + tại sao gấu xù không nhận ra món quà của cô giáo? -Cô giáo đã nói gì với bạn Mèo Khoang? - Cuối cùng cô giáo có phát quà cho mèo khoang và Gấu Xù không? >Giáo dục: Qua câu chuyện nhắc nhở các con khi mình làm việc gì sai thì mình phải nhận lỗi và biết xin lỗi , khi xếp hàng không nên xô đấy nhau . - Cô kể lần 3 cho trẻ nghe trên màn hình 3. Kết thúc: Củng cố: Hôm nay đến lớp các con được nghe cô kể câu chuyện gì? -Câu chuyện của tác giả nào? - Cô nhận xét tuyên dương trẻ..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Lưu ý. Chỉnh sửa năm....

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Thứ 3 ngày 26 tháng 9 năm 2016 Tên hoạt động học THỂ DỤC VĐCB: Bật tiến về phía trước TC: Truyền bóng qua chân. Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ biết tên vận động : Bật tiến về phía trước - Trẻ biết cách chơi trò chơi. 2. Kĩ năng: - Trẻ bật và hạ chân nhẹ nhàng. Luyện cho trẻ kỹ năng vận động phát triển thể lực cho trẻ Trẻ chơi được trò chơi 3. Thái độ: - Trẻ vui vẻ hào hứng sôi nổi trong giờ học.. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Vạch chuẩn. - Nhạc một số bài hát trong chủ điểm: “ Trường chúng cháu là trường mầm non, vui đến trường…” - Sắc xô. * Đồ dùng của trẻ: - Bóng. * Đội hình - 3 hàng dọc. Cách tiến hành 1: ổn định tổ chức. Cô cùng trẻ trò chuyện về việc tập thể dục là có lợi cho sức khỏe, dẫn dắt trẻ vào bài. 2: Phương pháp hình thức tổ chức: HĐ1:Khởi động: Kết hợp nhạc bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, đi thường, đi bằng gót chân,đi kiễng mũi bàn chân, đi chậm , đi nhanh, chạy chậm , chạy nhanh…. HĐ2: Trọng động: * Bài tập phát triển chung: - Cho trẻ về đội hình 3 hàng ngang. - Tập theo các động tác : Tay, chân, lườn,bật + ĐT Tay: 2 tay ra trước, xang ngang,lên cao. ( 2 lần 8 nhịp) + ĐT chân: co chân cao , 2 tay xang ngang (4 lần 8 nhịp ) + ĐTbụng: 2 tay lên cao, cúi người tay chạm gót chân (2 lần 8 nhịp ) + ĐT bật : Bật tại chỗ ( 2 lần 8 nhịp ) *VĐCB: Bật tiến về phía trước - Đội hình : 2 hàng ngang đối diện cách nhau khoảng 3 – 3,5m.ở giữa 2 hàng trẻ đứng cô kẻ 4-5 đường thắng sng song khoảng cách giữa các đường thẳng khoảng 25cm. -Theo các con cô chuẩn bị những vạch này cô sẽ dạy các con bài tập gì? ( mời 2-3 bạn trả lời) -Cô mời 1 bạn lên làm thử + Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 1 không phân tích + Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 2: phân tích động tác: Cô đứng trước vạch xuất phát khi có hiêu lệnh bật 2 tay cô chống hông để giữ thăng bằng rồi cô bật qua từng vạch kẻ cho đến hết. -Cô gọi 1- 2 trẻ khá lên thực hiện . * Trẻ thực hiện: - Lần 1, lần 2 : Cô cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện . - Lần 3: cô cho trẻ thi đua theo hàng..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> + Trong quá trình trẻ tập cô quan sát và sửa sai cho trẻ ) Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài và chọn một trẻ khá lên làm lại 1 lần nữa. * TCVĐ: “Truyền bóng qua chân” - Cô giới thiệu cách chơi : Cô chia lớp mình thành 2 đội, đội bạn trai và đội bạn gái.khi có hiệu lệnh bạn đàu hàng sẽ cầm bóng cúi xuống truyền bóng qua chân đưa cho bạn phía sau, bạn phía sau cúi đón bóng bằng 2 tay và lại truyền cho bạn tiếp theo và cứ như vậy cho đến hết hàng, bạn cuối cùng có nhiệm vụ cầm bóng mang lên cho bạn đầu hàng. Đội nào truyền bóng nhanh nhất đội đó dành chiến thắng. Luật chơi: Đội nào để rơi bóng xuống đất thì sẽ phải truyền bóng lại từ đầu. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. + Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ. - Cô nhận xét sau khi trẻ chơi. *HĐ3: Hồi tĩnh : Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 phút. 3: Kết thúc Nhận xét tuyên dương- chuyể hoạt động. Lưu ý. Chỉnh sửa năm....

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Thứ 4 ngày 28 tháng 9 năm 2016 Tên hoạt động học. Mục đích yêu cầu. Chuẩn bị. Cách tiến hành. KPKH. 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên trường mầm non của mình đang học - Trẻ biết 1 số khu trong trường như khu hiệu bộ, khu nhà bếp và khu các lớp học. 2.Kỹ năng: - Dạy trẻ biết TMN của mình thuộc thôn khu Hoa Lan. - Dạy trẻ biết các khu và công việc của các cô trong trường khác nhau nhưng đều là chăm sóc và dạy dỗ các con 3. Thái độ: - Trẻ biết yêu quý và biết bảo vệ trường không vẽ bậy lên tường - Biết ơn các bác và các cô, trẻ biết phải chăm ngoan học giỏi. * Địa điểm: Trong lớp học * Đội hình: Trẻ ngồi hình chữ u xung quanh lớp * Chuẩn bị của cô: - Tranh vẽ trường mầm non.3 tranh - Lau đu quay cầu trượt sạch sẽ. - Sách bút và phấn. * Chuẩn bị của trẻ: - Nhạc bài hát (Trường chúng cháu là trương Mầm Non) và bài “Lớp chúng ta đoàn kết”. 1. *Gây hứng thú: - Cô và trẻ đi vòng tròn xung quanh lớp mình và hát bài “Trường chúng cháu là trường Mầm Non”. - Cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung bài hát 2.Phương pháp hình thức tổ chức: HĐ1. Giới thiệu tranh: + Các con ạ hôm nay cô tặng lớp mình 1 món quà - Bạn nào lên mở quà và đoán tên tranh. - Cô cho trẻ quan sát bức tranh về trường Mầm Non. - Cô đặt câu hỏi đàm thoại về bức tranh. +Bức tranh vẽ gì? +Khu lớp mình nằm ở đâu. +Tên khu lớp mình là gì. +Trong trường mình có những khu vực nào. +Các con được làm gì ở trường. + Cô tóm tắt lại và giới thiệu lần lượt các bức tranh vẽ về trường mình. - Cô giới thiệu tranh tiếp tranh khác vẽ về trường mầm non nào, cô và trẻ cùng quan sát và đàm thoại về tranh ấy - Cô và trẻ cùng vận động bài hát “Vui đến trường” HĐ2. So sánh: - Cô cho trẻ so sánh các bức tranh có điểm gì khác nhau - Cô mời 3 -4 trẻ lên tìm và chỉ điẻm khác nhau giữa 3 bức tranh. - Giống nhau đều là tranh vẽ về trường của chúng mình, chúng ta cùng nhau bảo vệ cho trường ngày càng đẹp thêm không được vẽ bậy lên tường nhé HĐ3. Trò chơi “ Nhanh và khéo” - Kết hợp tô tranh vẽ về đồ chơi của trường Mầm Non, cô nói cách tô tranh, dạy trẻ cách chọn màu tô sao cho tranh đẹp và hợp lý - Khi trẻ tô tranh cô quan sát trẻ. Trò chuyện về trường Mầm Non.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 3. Kết thúc tiết học: Củng cố nhận xét tuyên dương cô và trẻ cùng hát bài “Em đi mẫu giáo” Lưu ý. Chỉnh sửa năm....

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Thứ 5 ngày 29 tháng 9 năm 2016 Tên hoạt động học TOÁN Nhận biết hình tròn, hình vuông. Mục đích yêu cầu - Kiến thức Trẻ nhận biết được hình vuông, hình tròn và biết đặc điểm khác nhau giữa chúng - Kỹ năng: Trẻ có kỹ năng so sánh đúng - Thái độ: Trẻ yêu quý lễ phép với cô giáo và giữ gìn đồ dùng,đồ chơi. Chuẩn bị. Cách tiến hành. - Đồ dùng của cô: Một số đồ dùng xung quanh lớp có dạng hình tròn, hình vuông đặt xung quanh lớp Giấy gấp hình. Đĩa nhạc về sự kiện - Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ có 2 hình: hình vuông, hình tròn, có màu sắc xanh – đỏ và kích cỡ khác nhau. 1: Ổn định tổ chức . Cho trẻ hát bài: “ Trường cháu đây là trường mầm non” 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: HĐ 1. Dạy trẻ nhận biết gọi tên hình tròn, hình vuông. - Cô cho trẻ ngồi theo nhóm -Cô đưa hình tròn ra và hỏi trẻ. - Cô có hình gì đây? Hình tròn màu gì ? - Các con thử lăn hình tròn xem điều gì xảy ra? - Vì sao hình tròn lăn được. Cô cho trẻ sờ đường bao cong hình tròn - Hình tròn có đặc điểm gi? -> Hình tròn có đường bao cong tròn khép kín và lăn được - Cô đưa ra hình vuông và hỏi trẻ (tương tự) - Hình vuông có mấy cạnh đấy ? - Cho trẻ lăn thử nhé. Hình vuông có lăn được không ? - Vậy hình vuông không lăn được như hình tròn vì hình vuông có các cạnh. - Cô cho cá nhân và cả lớp nhắc laị tên hình vuông nhiều lần Cho cả lớp đếm cạnh hình vuông cùng cô 2 lần. HĐ2: So sánh - So sánh điểm khác nhau giữa 2 hình - Vậy hình nào trong rổ của các con lăn được ? - Cho trẻ chọn hình theo yêu cầu của cô (trẻ giơ hình và gọi tên) HĐ3. Luyện tập. - Tìm xung quanh lớp xem có đồ vật, đồ chơi nào có dạng hình vuông. - Thi lấy nhanh lấy đúng theo yêu cầu của cô: + Cho cả lớp xếp các hình ra trước mặt theo yêu cầu của cô + Cho cả lớp cất hình vào rổ theo yêu cầu của cô - Tạo hình vuông bằng cách gấp hình bằng giấy.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> * Cho trẻ chơi trò chơi về đúng nhà: Cho mỗi trẻ cầm 1 hình vuông trên tay, vừa đi vừa hát theo nhạc và tìm xem đâu có hình vuông có màu giống hình mà trẻ cầm trên tay.Khi nghe hiệu lênh “ về đúng nhà” thì trẻ phải nhảy về đúng nhà hình mình có trên tay trẻ chơi 2-3 lần 3: Kết thúc: - Cho chơi trò chơi: nu na nu nống Lưu ý. Chỉnh sửa năm....

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Thứ 6 ngày 30 tháng 9 năm 2016 Tên hoạt động học TẠO HÌNH Dán và vẽ bài bé tập thể dục. ( Tiết mẫu). Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ biết phết hồ dán, và vẽ hoàn thiện bài tập thể dục. 2. Kĩ năng: - Trẻ phối hợp được màu sắc tạo nên bức tranh đẹp. 3. Thái độ: - Trẻ vui vẻ hào hứng sôi nổi . - Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.. Chuẩn bị. Cách tiến hành. * Đồ dùng của cô: - Máy tính, một số hình ảnh các bạn tập thể dục. - Tranh mẫu của cô. - Nhạc bài hát: “ Thể dục sáng”. * Đồ dùng của trẻ: - Sách bài tập. - Hồ dán , bút màu, giấy màu. - Bàn ghế cho trẻ ngồi.. 1. Ôn định tổ chức : - Cô và trẻ cùng hát và vận động bài“ Thể dục sáng” + Các con vừa hát bài hát gì? + Trong bài hát cô giáo dạy các bạn nhỏ làm gì ? - Cô dẫn dắt vào bài 2. Phương pháp hình thức tổ chức:: HĐ1: Cho trẻ xem hình ảnh và tranh mẫu của cô - Cho trẻ xem một số hình ảnh các bạn đang tập thể dục + Vừa rồi các con đã xem những hình ảnh , vậy bạn nào cho cô biết các bạn trong hình ảnh đang làm gì ? + Bạn nào cho cô biết tập thể dục để làm gì ? + Đúng rồi đấy tập thể dục để giúp cho chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh đấy, vì vậy hang ngày chúng mình phải tập thể dục các con nhớ chưa nào. - Cho trẻ quan sát tranh mẫu của cô + Cô có bức tranh gì đây ? + Ai có nhận xét gì về bức tranh này ? + Trong bức tranh các bạn đang làm gì? + Cô đã sử dụng nguyên liệu gì để tạo ra bức tranh ? + Các con nhìn xem người bạn trai được dán bằng hình gì? + Còn bạn gái được dán bằng hình gì? *Cô làm mẫu : Cô dán hình vuông làm thành bạn trai, dán 2 nửa hình tròn làm thân bạn gái sau đó cô lấy bút vẽ thêm mặt mũi chân tay cho các bạn đang đứng thể dục. HĐ3: Trẻ thực hiện + Khi trẻ làm cô bao quát trẻ , hương dẫn những trẻ chưa làm được. HĐ4: Trưng bày nhận xét sản phẩm.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Khi trẻ làm bài xong cô cho trẻ mang vở lên treo và nhận xét + Con thích bài của bạn nào nhất? vì sao? + Ngoài ra con còn thích bài nào nữa? + Bạn dán như nào? 3. Kết thúc: Cô nhận xét giờ học, chuyển hoạt động. Lưu ý. Chỉnh sửa năm....

<span class='text_page_counter'>(35)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THÁNG 10/ 2016 LỚP MẪU GIÁO 4-5TUỔI Giáo viên thực hiện: Tuần I + IV: Văn Thị Hằng Tuần II : Nguyễn Thị Hà 3Tuần III : Nguyễn Hồng Xen HOẠT ĐỘNG. Thời gian. Tuần I : Tuần II: Tuần III: Tuần IV : Bé là ai Cơ thể của bé. Mừng ngày hội của cô của Sinh nhật bạn và tôi (từ ngày 3- 7/10) (từ ngày 10-14/10) mẹ (từ ngày 17- 21/10) (từ ngày 24- 28/10) -Đón trẻ *Cô đón trẻ: Cô niềm nở đón trẻ vào lớp quan tâm; Quan sát, nhắc nhở trẻ sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phépphù hợp tình huống. Hướng dẫn trẻ KN cất balô đúng nơi qui định, cởi dép, giầy, đi giầy, dép cất đúng chỗ, nhắc trẻ vào lớp chọn góc chơi rồi hoạt động cùng các bạn . trao đổi cùng phụ huynh về sức khỏe của trẻ. Thể dục sáng -Thể dục sáng: Tập theo nhạc bài “ Em yêu cây xanh ” - Khởi động: Đi vòng tròn theo nhạc ,kết hợp các động tác tay chân ,nhanh chậm ,về thành 3 hàng ngang - Trọng động - Hô hấp : Hai tay đưa khum lên miệng ra vào theo nhịp . - Tay: Hai tay đưa lên cao, ra trước , sang ngang. - Chân : Hai chân bước sang ngang, tay đưa xuôi theo chiều chân nghiêng trái phải - Bụng: cúi người , một tay chạm đầu ngón chân và một tay đưa ra sau. - Bật : Hai tay đưa lên cao ,chân nhảy sang trái sang phải. Trò chuyện. - Trò chuyện về bé là ai: con là trai hay gái,tên con là gì.sở thích của con là gì…. - Trò chuyện về co thể bé:cơ thể con có những gì?tác dụng của các bộ phận,hàng ngày chúng mình cần phải làm gì để bảo vệ cho cơ thể sạch sẽ và khỏe mạnh - Trò chuyện về ngày hội của bà và mẹ: ngày hội đó được gọi là ngày gì? Chúng mình phải làm gì để mừng.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> ngày hội - Trò chuyện về tôi cần gì để lớn :làm thế nào để cơ thể luôn khỏe mạnh và mau lớn, …. Điểm danh. Hoạt động học. - Điểm danh báo ăn Thứ 2 Âm nhạc: NDTT: Dạy hát bài “ Tìm bạn thân” -NDKH: Nghe hát bài “Em là bông hồng nhỏ” - Trò chơi: Ai nhanh nhất. 3 Thể dục: VĐCB: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. -TCVĐ: kéo co. 4. 5. 6. Khám phá Trò chuyện về 1 số đặc điểm để phân biệt bạn trai, bạn gái . Toán Dạy trẻ xác định phía phải phía trái của bản thân. Tạo hình Vẽ và tô những chiếc vòng. ( Đề tài). Văn học Dạy đọc thơ “ Đôi mắt của em” Lê Thị Mỹ Phương. Âm nhạc NDTT:Dạy hát: “ Tay thơm tay ngoan”( Bùi Đình Thảo) NDKH:Nghe hát: “ Bàn Tay Mẹ ( Bùi Đình Thảo) TC: “ Ai nhanh nhất”. Văn học Kể chuyện: “Gấu con bị sâu răng” ( Đa số trẻ chưa biết). Thể dục VĐCB: Đi thay đổi hướng ( dích dắc) theo hiệu lệnh. TCVĐ: Cáo và thỏ.. Thể dục VĐCB: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. TC: Chuyền bóng. Thể dục *VĐCB:Chạy thay đổi hướng theo vật chuẩn. *TCVĐ: chuyền bóng qua chân.. Khám phá : Khám phá chức năng của 5 giác quan cơ thể người. Khám phá Khám phá -Tìm hiểu về ngày hội của Trò chuyện về sinh nhật của bé bà của mẹ. Toán Xác định phía trước phía sau của bản thân. Toán Dạy trẻ so sánh chiều cao của 2 đối tượng. Toán Nhận biết mối quan hệ trong phạm vi 3,nhận biết số 3. Tạo hình Cắt dán khăn mặt của bé ( Mẫu). Tạo hình Vẽ hoa tặng cô ( Đề tài). Tạohình: Gấp và dán áo. (Mẫu).

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Hoạt động ngoài trời. Hoạt động góc.. * HĐCMĐ: - Quan sát bạn trai, bạn gái, -Quan sát chiều cao của bạn trai,bạn gái - Quan sát trò chuyện về các giác quan. - Vẽ 1 số bộ phận trên cơ thể. - Quan sát hình ảnh bà. - Quan sát về 1 số nhóm thực phẩm, -Xem các hình ảnh sinh nhật của các bạn trong lớp. - Ôn luyện các bài hát, bài thơ.. * TCVĐ: - Mèo đuổi chuột -Chuyền bóng - Oẳn tù tì - Kéo co. - Rồng rắn lên mây. * Chơi tự do: - Chơi theo ý thích với đồ chơi ngoài trời - Kỹ năng tự phục vụ: thực hiện 1 số quy định( cất đồ chơi…) * Góc trọng tâm: Góc TH: trang trí khung ảnh (T1+ T2); Làm quà tặng bà,mẹ ( T3 ) Xây dựng ngôi nhà của bé (T4); - CB: các loại giấy màu, nilong trong cắt thành từng miếng nhỏ; các loại giấy màu, hồ, kéo, dây xù… ; hoa giả, cây xanh, ….,. * Góc phân vai: - Bố mẹ dẫn con đi mua sắm, các đồ dùng, đồ chơi và đồ dùng cá nhân, đồ dùng, dụng cụ làm trang trí khung ảnh. - Góc bác sỹ: Khám bệnh,lời khuyên của y tế trường - Góc bán hàng: Siêu thị, cửa hàng tạp hoá, cửa hàng thời trang; - Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà của bé, xây đường về nhà bé , xây khu vui chơi của bé. * Góc nghệ thuật: - Tạo hình: Vẽ tranh về các bộ phận còn thiếu trên cơ thể, đồ dùng, đồ chơi trời trong lớp, ngoài , cắt, xé dán hình người - Âm nhạc: Hát vận động , sử dụng dụng cụ âm nhạc hát múa về chủ đề ( Tay ngoan,tay thơm,cô và mẹ….) * Góc học tập: - Góc toán- khám phá: tìm dấu hiệu hình, phân loại các bộ phận trên cơ thể bé, in hình bàn tay bàn chân , vẽ.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Hoạt động vệ sinh, ăn ngủ. Hoạt động chiều. Chủđề/sự kiện. Đánh giá kết quả thực hiện. nhóm có số lượng trong phạm vi 3, tạo nhóm có số lượng tương ứng, vẽ sơ đồ trường của bé, sơ đồ lớp bé, tìm hiểu, phân biệt các loại đồ dùng trong lớp: hãy lựa chọn hình ảnh những việc làm được/ không được gắn lên bảng chơi. - Góc văn học: Tập đọc thơ Đôi mắt, Cô dạy; tập đọc và kể chuyện Tay phải ,tay trái ,, gấu con bị sâu răng, tập đọc thơ, truyện Món quà của cô giáo xem tranh ảnh, về các bộ phận trên cơ thể bé. * Góc thiên nhiên: Làm quen với các dụng cụ, cách chăm sóc cây - Luyện tập rửa tay bằng xà phòng, đi vệ sinh đúng nơi qui định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách - Thực hiện thói quen văn minh trong khi ăn - Nói được tên món ăn hàng ngày, nhận biết một số thực phẩm thông thường và lợi ích của các món ăn đối với sức khỏe - Nghe hát du, hát dân ca, kể chuyện : “Gấu con bị đau răng” Thơ: “đôi mắt” ,.. Rèn nề nếp học tập, đọc thơ "Đôi mắt", nghe kể chuyện" Gấu con bị sâu răng" - Rèn văn nghệ, chuẩn bị mừng ngày của bà,cuả mẹ xem tranh anh, clip về ngaỳ hội của bà,cuả mẹ. - Vệ sinh đồ chơi góc chơi - Hát: Chiếc khăn tay,Đôi và một - LQ bài thơ “ Tay ngoan” - Cắt dán 1 số bộ phận thiếu trên cơ thể bé * Rèn một số kỹ năng tự phục vụ như: Rửa tay, rửa mặt, bê ghế,… một số qui định của lớp. * Chơi theo ý thích Thứ sáu hàng tuần : Biểu diễn văn nghệ, nêu gương – bé ngoan. Bé là ai Cơ thể của bé Mừng ngày hội của cô , Sinh nhật bạn và tôi của mẹ. Những vẫn đề cần lưu ý và điều chỉnh kế hoạch tháng tới Năm học 2016 - 2017 Năm học 2017 - 2018.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Giáo viên thực hiện. Ban giám hiệu. Thứ 2 ngày 03 tháng 10 năm 2016 Tên hoạt động học Âm Nhạc: Dạy hát “Tìm bạn thân” ST Việt Anh Nghe hát Em là bông hồng nhỏ”ST: Trịnh Công Sơn Trò chơi : Ai nhanh nhất. Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát “ Tìm bạn thân” tác giả Việt Anh và hiểu nội dung : Bài hát nói về tình cảm bạn bè rất là thân thiết ,tình cảm và quan tâm đến nhau mọi lúc ,mọi nơi - Trẻ biết cách chơi trò chơi. 2. Kĩ năng: - trẻ có kỹ năng hát đúng giai điệu ,đúng lời - phát triển ngôn ngữ , vốn từ cho trẻ - có kỹ năng cảm thụ âm nhạc - Chơi được trò chơi.. Chuẩn bị. Cách tiến hành. * Đồ dùng của cô - Nhạc không lời bài hát:Tìm bạn thân”. - Bài hát “Em là bông hồng nhỏ” * Đồ dùng của trẻ: - Ghế ngồi đủ cho trẻ. - 5 vòng thể dục * Đội hình chữ u. 1: Ổn định tổ chức. - Cô và trẻ cùng hát bài hát “ Cái mũi” cô cùng trẻ trò chuyện về bài hát hướng trẻ vào bài. 2: Phương pháp hình thức tổ chức. HĐ1: Dạy hát: “ Tìm bạn thân” NS: Việt Anh - Cô giới thiệu tên bài hát , tác giả - Cô hát lần 1: không nhac + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì ? + Do ai sáng tác ? - Cô hát lần 2: Cùng nhạc - Giảng giải nội dung bài hát : bài hát nói về tình cảm bạn bè rất là thân thiết ,tình cảm và quan tâm đến nhau mọi lúc ,mọi nơi. - Cô hát lần 3: Cùng nhạc -GD trẻ biết yêu quý bạn bè cô giáo * Dạy trẻ hát: - Cô dạy trẻ hát từng câu từ đầu bài đến cuối bài. - Cô bắt nhịp cho cả lớp hát 3-4 lần + cô mời tổ- nhóm bạn trai nhóm bạn gái- cá nhân hát - Cả lớp hát lại 1 lần. - Trong khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ, nhắc trẻ chú ý nghe nhạc để hát cho đúng HĐ2:Nghe hát: Em là bông hồng nhỏ”ST: Trịnh Công Sơn - Cô giới thiệu tên bài hát tên tác giả. + Cô hát lần 1 cho trẻ nghe + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì ? + Cô hát lần 2: Kết hợp nhạc và giảng giải nội dung..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 3. Thái độ: - Trẻ hào hứng sôi nổi vào giờ học. - Trẻ tích cực tham gia trò chơi. Lưu ý. Chỉnh sửa năm.... + Lần 3 nghe ca sĩ hát, cô và trẻ hưởng ứng theo nhạc. HĐ3:TC: “ Ai nhanh nhất”. - Cô giới thiệu cách chơi: cô đặt trên lớp 4-5 cái vòng gọi 1 số trẻ lên chơi nhiều hơn số vòng . cô hát trẻ đi xung quanh chỗ để vòng , cô hát nhanh trẻ đi nhanh , cô hát chậm trẻ đi chậm, cô hát nhỏ trẻ đi gần vòng, cô hát to trẻ nhanh chân nhảy vào vòng mỗi vòng 1 người, nếu bạn nào chậm chân không vào vòng được thì bạn đó là người thua cuộc phải nhảy lò cò xung quanh lớp - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần và nhận xét trẻ chơi 3. Kết thúc : Cô nhận xét giờ học..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Thứ 3 ngày 4 tháng 10 năm 2016 Tên hoạt động học THỂ DỤC VĐCB: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. -TCVĐ: kéo co. Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ biết tên vận động : Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. - Trẻ biết cách chơi trò chơi kéo co. 2. Kĩ năng: - trẻ đi khéo léo. Luyện cho trẻ kỹ năng vận động phát triển thể lực cho trẻ Trẻ chơi được trò chơi 3. Thái độ: - Trẻ vui vẻ. Chuẩn bị * Đồ dùng -Băng dính làm vạch chuẩn - Sắc xô.. Cách tiến hành 1. ổn định tổ chức: - Cô cùng trẻ trò chuyện về việc tập thể dục là có lợi cho sức khỏe, dẫn dắt trẻ vào bài. 2. Phương pháp hình thức tổ chức: *HĐ1:Khởi động: Kết hợp nhạc bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, đi thường, đi bằng gót chân,đi kiễng mũi bàn chân, đi chậm , đi nhanh, chạy chậm , chạy nhanh…. *HĐ2: Trọng động: * Bài tập phát triển chung: - Cho trẻ về đội hình 3 hàng ngang. - Tập theo các động tác : Tay, chân, lườn,bật + ĐT Tay: 2 tay ra trước, xang ngang,lên cao. ( 2 lần 8 nhịp) + ĐT chân: co chân cao , 2 tay xang ngang (4 lần 8 nhịp ) + ĐTbụng: 2 tay lên cao, cúi người tay chạm gót chân (2 lần 8 nhịp ) + ĐT bật : Bật tại chỗ ( 2 lần 8 nhịp ) *VĐCB: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. - Đội hình : 2 hàng ngang đối diện cách nhau. -Theo các con cô chuẩn bị ghế và túi cát này cô sẽ dạy các con bài tập gì? ( mời 2-3 bạn trả lời) -Cô mời 1 bạn lên làm thử + Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 1 không phân tích + Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 2: phân tích động tác:.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> hào hứng sôi nổi trong giờ học.. Lưu ý. Chỉnh sửa năm.... - Tư thế chuẩn bị cô đứng trước vạch xuất phát , khi có hiệu lệnh xắc xô lắc nhỏ thì cô đi chậm và khi xắc xô lắc to thì cô đi nhanh và cứ như vậy cô đi đến vạch đích. -Cô gọi 1- 2 trẻ khá lên thực hiện . * Trẻ thực hiện: - Lần 1, lần 2 : Cô cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện . - Lần 3: cô cho trẻ thi đua theo hàng. + Trong quá trình trẻ tập cô quan sát và sửa sai cho trẻ ) + Cô hỏi lại trẻ tên bài và chọn một trẻ khá lên làm lại 1 lần nữa. * TCVĐ: “Kéo co” - Cô giới thiệu t/c “kéo co”cô chia trẻ ra làm 2 đội cô chuẩn bị dây kéo ,vạch chuẩn,cô phổ biến cách chơi và luật chơi.Khi trẻ chơi cô bao quát, động viên trẻ chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. + Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ. - Cô nhận xét sau khi trẻ chơi. *HĐ3: Hồi tĩnh : Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 phút. 3: Kết thúc Nhận xét tuyên dương- chuyể hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Thứ 4 ngày 5 tháng 10 năm 2016 Tên hoạt động học. Mục đích yêu cầu. Chuẩn bị. Cách tiến hành. KPKH: Tìm hiểu, trò chuyện về: 1 số đặc điểm để phân biệt bạn trai, bạn gái.. 1.Kiến thức: Trẻ biết mình là bạn trai hay gái– biết sở thích của bạn trai, bạn gái là gì Biết tên bạn trai hay bạn gái -Trẻ biết các đặc điểm của bạn trai,bạn gái. Trẻ biết sở chơi 2. Kỹ nắng: - Rèn kỹ năng chú ý ,quan sát ,ghi nhớ có chủ đích. *Đồ dùng của cô. “Bạn có biết tên tôi” *Đồ dùng của trẻ. Tranh có chứa hình bạn trai, bạn gái chưa tô màu, màu, bàn ghế. 1:Ổn định, tổ chức: Cô cùng trẻ hát bài “ Bạn có biết tên tôi”. Trò chuyện về nội dung bài hát hướng trẻ vào bài. 2.Phương pháp, hình thức tổ chức * HĐ1 Quan sát trò chuyện. * Quan sát trò chuyện về đặc điểm của bạn trai - Cô mời đại diện 1 bạn trai của lớp lên bảng. - Cô mời bạn trai tự giới thiệu về mình? + Chào các bạn tôi tên là:Nguyễn tiến Dũng, tôi là bạn trai, tôi 4 tuổi, học lớp B1 trường MN Tân ước, tóc tôi thường cắt ngắn, mặc quần áo và đi dép siêu nhân, .. Cô mời trong lớp bạn nào là bạn trai tự giới thiệu về giới tính, đặc điểm sở thích của mình cho cô và cả lớp cùng nghe nào. => Cô chốt: Bạn trai ( bạn nam) là những bạn thường để tóc ngắn, mặc quần áo và đi dép siêu nhân, thích đá bóng… * Quan sát trò chuyện về đặc điểm của bạn gái Cô mời đại diện 1 bạn gái của lớp lên bảng. Cô mời bạn gái tự giới thiệu về mình?.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Phát triển ngôn mạch lạc cho trẻ - Trẻ biết cách chơi trò chơi 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Lưu ý. Chỉnh sửa năm. Chào các bạn tôi tên là: Lê thị Lộc tôi là bạn gái, tôi 4 tuổi, học lớp B1 trường MN Tân ước, tóc tôi thường để ngang vai, tôi thích mặc váy đi giầy , tôi thích chơi với búp bê … - Cô mời trong lớp bạn nào là bạn gái tự giới thiệu về giới tính, đặc điểm sở thích của mình cho cô và cả lớp cùng nghe nào. => Cô chốt: Bạn gái ( bạn nữ ) là những bạn thường để tóc dài, thường buộc, cặp tóc mặc váy, đi giầy cao gót, đeo hoa tai, đồ trang sức, thích chơi với búp bê… *HĐ2.Trò chơi: Nhanh và đúng. -Cô giới thiệu, cách chơi và luật chơi: Cô đã chuẩn bị cho mỗi bạn 1 bức tranh có chứa hình bạn trai, hình bạn gái.Nhiệm vụ của các bé là hãy xác định mình là bạn trai hay bạn gái và tô màu hình bạn trai hay bạn gái giống mình, bạn nào tô sai thì phải nhảy lò cò. - Trong quá trình chơi cô hướng dẫn 3, Kết thúc : Củng cố bài,nhận xét, tuyên dương trẻ.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Thứ 5 ngày 06 tháng 10 năm 2016 Tên hoạt động học LQVT Dạy trẻ xác định phía phải phía trái của bản thân. Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ biết xác định phía phải, phía trái của bản thân - Trẻ biết cách chơi trò chơi. 2. Kĩ năng: Trẻ xác định được phía phải phía trái của mình. - Trẻ trả lời câu hỏi của cô to rõ ràng. 3. Thái độ: Trẻ tập trung chú ý vào hoạt động. Chuẩn bị. Cách tiến hành. Đồ dùng của cô -Bàn tay, bàn chân bằng xốp -Nhạc bài hát “ tay thơm tay ngoan” Đồ dùng của trẻ: -Bàn tay, bàn chân bằng xốp giống của cô nhưng nhỏ hơn.. 1:Ôn định tổ chức: Cô và trẻ cùng trò chuyện về bản thân của trẻ. 2:Phương pháp hình thức tổ chức *HĐ1:Ôn xác định tay phải- tay trái của bản thân. Cô cho trẻ ngồi thành 3 hàng ngang quay mặt về phí cô. -Cô và trẻ hát bài “tay ngoan tay thơm ” Các con giơ tay phải lên cùng vẽ nhé . vẽ ông mặt trời nào. -cho trẻ giơ tay phải vừa vẽ xong rồi cho trẻ giơ tay trái lên + các con có nhớ tay phải thường dùng để làm gì nữa nhỉ ( cầm thìa,cầm bàn chải...) + Lúc ăn cơm cầm bát bằng tay nào?Các con giơ tay trái lên. + Bây giờ chúng mình cùng chơi 1 trò chơi nhé trò chơi mang tên : “ Làm theo hiệu lệnh” -Cô nói tay phải - Trẻ nói tay phải và giơ tay phải lên . + Cô nói tay trái - Trẻ nói tay trái và gơ tay trái lên. Cô nói nhiều lần đẻ trẻ giơ tay. *HĐ2: Dạy trẻ xác định phía phải phía trái của bản thân Cô hỏi trẻ có biết chân phải là chân nào không? Thế mắt phải đâu? Chúng mình cùng làm những con thỏ vừa nói vừa làm nhé. Cô nói cháu và cô cùng làm.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Cô vẫy tay phải vẫy vẫy Vẫy tai trái vẫy vẫy Dậm chân trái thình thịch Bịt mắt trái, phải..... mắt trái, phải Nghiêng người sang trái..... nghiêng sang trái Quay đầu sang trái, phải.... quay sang trái , phải. - Bây giờ con cầm đồ chơi bằng tay phải giơ lên nào? Con ngồi xuống và đặt đồ chơi xuống cạnh mình nào( bên phải) + Con có biết đồ chơi ở phía bên nào của các con không ?ỏ phía tay nào? -Các con câm đồ chơi bằng tay trái giơ lên và các con lại đặt xuống bên cạnh(trẻ làm theo cô bên trái) + Con có biết đồ chơi ở phía tay nào của các con không ?Ở phía bên nào? - Cho trẻ chơi tc Cô nói phía nào cháu đặt tay lên vai bạn ngồi ở phía đó nhé. Cô đặt tay lên vai bạn bên phải, trái cháu làm theo. Con quay đấu sang bên phải, trái con thấy có những đồ vật gì ỏ phía bên phải, trái của cháu?( 3-4 trẻ) *HĐ3: Luyện tập - Con cầm đồ chơi đặt nhanh vào phía cô nói nhé. - Cô phía trước, phái, trái, sau cháu làm theo( chơi tùy theo hứng thú của trẻ). 3: kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ Lưu ý. Chỉnh sửa năm....

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Thứ 6 ngày 07 tháng 10 năm 2016 Tên hoạt động học Tạo Hình Vẽ và tô những chiếc vòng ( Đề tài). Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: -Trẻ biết vẽ và tô màu những chiếc vòng. -Trẻ biết phối hợp màu để tạo thành bức tranh . 2:kỹ năng - Trẻ có kĩ năng quan sát, cách sử dụng màu sắc. -Trẻ sử dụng thành thạo các kĩ năng vẽ để vẽ được bức tranh hoàn chỉnh. 3.Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia hoạt. Chuẩn bị. Cách tiến hành. * Đồ dùng của cô - 3-4 chiếc vòng thật kiểu dáng khác nhau + Tranh 1:Hình ảnh chiếc vòng trơn. + Tranh 2: Vẽ chiếc vòng có mặt. - Giá treo tranh. - Nhạc bài hát “ Bạn có biết tên tôi ”. * Đồ dùng của trẻ: - Vở của trẻ Bút sáp. 1: Ôn định tổ chức gây hứng thú: Cô cho trẻ nghe và hưởng ứng bài hát : “cái mũi” và trò chuyện với trẻ về bản thân trẻ dẫn dắt vào bài mới 2: Phương pháp hình thức tổ chức : *HĐ1:Quan sát vòng thật cô cho trẻ quan sát một số loại vòng thật và đàm thoại với trẻ. + Con có biết đây là gì? + Ở lớp có bạn nào đeo vòng không ? +Có bạn nào có chiếc vòng giống chiếc vòng của cô không? Cho trẻ quan sát tranh mẫu của cô. - Tranh 1: Cô vẽ chiếc vòng trơn bằng bút sáp + Bức tranh của cô vẽ về gì? + Chiếc vòng này được cô vẽ bằng những hình gì? + Bức tranh được cô tô bằng chất liệu gì ? - Tranh 2: ( Cô vẽ chiếc vòng có mặt bằng bút dạ) + Cô có bức tranh gì đây ? -Các con có nhận xét gì về bức tranh này ? + Chiếc vòng được cô vẽ bằng những hình gì ? + Tranh này cô còn vẽ thêm gì nữa? + Và được cô tô bằng chất liệu màu gì ?.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> động. -Bàn ghế cho - Biết gữ dìn sản trẻ ngồi phẩm của mình và của bạn. Lưu ý. Chỉnh sửa năm.... *HĐ2:Hỏi ý tưởng của trẻ Cô có rất nhiều các bức tranh vẽ về những chiếc vòng đấy bây giờ các con thích vẽ vòng như thế nào ? + Cô gọi 2-3 trẻ lên nói ý tưởng của mình. + Con vẽ chiếc vòng như thế nào ? Con tô tranh bằng chất liệu bút gì? + Con dùng màu gì để tô tranh? * HĐ3: trẻ thực hiện ( Cô mở nhạc nhỏ cho trẻ thực hiện) cô quan sát trẻ thực hiện và hướng dẫn những trẻ yếu , động viên khuyến khích những trẻ khá vẽ thêm nhiều loại vòng. *HĐ4: Trưng bày nhận xét sản phẩm Cô và trẻ treo tranh và cho trẻ nhận xét bài của mình và của bạn. + Con thích bài nào nhất? + Vì sao con thích? + Con tô được bức tranh trường mầm non bằng chất liệu bút gì? Cô mời vài bạn nên giới thiệu về sản phẩm của mình và của bạn. + Con thấy bức tranh vẽ và tô màu những chiếc vòng của con và các bạn như thế nào? + Con có thích những chiếc vòng không? Vì sao? Cô nhận xét tuyên dương những tranh đẹp và động viên khuyến khích những bài chưa đẹp. 3: Kết thúc Củng cố- giáo dục Nhận xét giờ học – chuyển hoạt dộng.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Tên h/đ KPKH: Tìm hiểu, trò chuyện về: 1 số đặc điểm để phân biệt bạn trai, bạn gái.. MYC. Chuẩn bị. Cách tiến hành. 1.Kiến thức: Trẻ biết mình là bạn trai hay gái– biết sở thích của bạn trai, bạn gái là gì Biết tên bạn trai hay bạn gái -Trẻ biết các đặc điểm của bạn trai,bạn gái. Trẻ biết sở chơi 2. Kỹ nắng: - Rèn kỹ năng chú ý ,quan sát ,ghi nhớ có chủ đích - Phát triển ngôn mạch lạc cho trẻ. *Của cô Bạn có biết tên tôi *Của trẻ Tranh có chứa hình bạn trai, bạn gái chưa tô màu, màu, bàn ghế. 1:Ổn định, tổ chức: Cô cùng trẻ hát bài “ Bạn có biết tên tôi”. Trò chuyện về ND ,ý nghĩa bài hát. Dẫn dắt vào bài 2.Phương pháp,hình thức tổ chức - Trẻ ngồi hình chữ U * Quan sát trò chuyện về đặc điểm của bạn trai - Cô mời đại diện 1 bạn trai của lớp lên bảng. - Cô mời bạn trai tự giới thiệu về mình? + Chào các bạn tôi tên là: Lê Văn Phúc, tôi là bạn trai, tôi 4 tuổi, học lớp B3 trường MN Bột Xuyên, tóc tôi thường cắt ngắn, mặc quần áo và đi dép siêu nhân, tôi thích đá bóng… Cô mời trong lớp bạn nào là bạn trai tự giới thiệu về giới tính, đặc điểm sở thích của mình cho cô và cả lớp cùng nghe nào. => Cô chốt: Bạn trai ( bạn nam) là những bạn thường để tóc ngắn, mặc quần áo và đi dép siêu nhân, thích đá bóng… * Quan sát trò chuyện về đặc điểm của bạn trai Cô mời đại diện 1 bạn gái của lớp lên bảng. Cô mời bạn gái tự giới thiệu về mình? Chào các bạn tôi tên là: Nguyễn Thị Lan tôi là bạn gái, tôi 4 tuổi, học lớp B3 trường MN Bột Xuyên, tóc tôi thường để dài, buộc 2 bên, tôi thích mặc.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Trẻ biết cách chơi trò chơi 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Lưu ý. Chỉnh sửa năm. váy đi giầy cao gót, tôi thích đeo hoa tai đồ trang sức, tôi thích chơi với búp bê … - Cô mời trong lớp bạn nào là bạn gái tự giới thiệu về giới tính, đặc điểm sở thích của mình cho cô và cả lớp cùng nghe nào. => Cô chốt: Bạn gái ( bạn nữ ) là những bạn thường để tóc dài, thường buộc, cặp tóc mặc váy, đi giầy cao gót, đeo hoa tai, đồ trang sức, thích chơi với búp bê… * Trò chơi: Nhanh và đúng -Cô giới thiệu, cách chơi và luật chơi: Cô đã chuẩn bị cho mỗi bạn 1 bức tranh có chứa hình bạn trai, hình bạn gái.Nhiệm vụ của các bé là hãy xác định mình là bạn trai hay bạn gái và tô màu hình bạn trai hay bạn gái giống mình, bạn nào tô sai thì phải nhảy lò cò. - Trong quá trình chơi cô hướng dẫn 3, Kết thúc : Củng cố bài,nhận xét, tuyên dương trẻ.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Thứ 2 ngày 10 tháng 10 năm 2016 Tên hoạt động học Văn học: -Thơ : Đôi mắt của bé. Tác giả : Lê Thị Phương.. Mục đích yêu cầu. Chuẩn bị. Cách tiến hành. 1. Kiến thức - Trẻ biét tên bài thơ : Đôi mắt của bé. Tác giả : Lê Thị Phương - Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Đôi mắt của bé” nói lên vẻ đẹp đôi mắt của bạn nhỏ, đôi mắt đã giúp bạn nhỏ nhìn được mọi vật xung quanh, và bạn nhỏ đó rất yêu quý đôi mắt đó,và bạn nhỏ giữ cho đôi mắt luôn được sạch sẽ. .2. Kỹ năng: - Trẻ đọc diễn cảm cùng cô - Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạnh lạc. * Địa điểm: Trong lớp học * Đội hình: Ngồi hình chữ u xung quanh lớp * Chuẩn bị của cô: -Tranh minh họa bài thơ “ Đôi mắt của bé”: Tác giả : Lê Thị Phương. * Đồ dùng của trẻ: - Ghế đủ cho trẻ ngồi.. 1: Ổn định lớp - Cô và trẻ cùng hát bài hát “ cái mũi” - Cô và trẻ trò chuyện về bài hát hướng trẻ vào bài. 2: Phương pháp hình thức tổ chức: HĐ1: Dạy trẻ đọc thơ “ Đôi mắt của bé” .Tác giả : Lê Thị Phương - Cô đọc lần 1: Giới thiệu tên bài thơ,tên tác giả. + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? + Tác giả của bài thơ là ai? * Giảng nội dung: bài thơ “Đôi mắt của bé” nói lên vẻ đẹp đôi mắt của bạn nhỏ, đôi mắt đã giúp bạn nhỏ nhìn được mọi vật xung quanh, và bạn nhỏ đó rất yêu quý đôi mắt đó,và bạn nhỏ giữ cho đôi mắt luôn được sạch sẽ. - Cô đọc lần 3: HĐ2: Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ: + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? + bài thơ nói về gì các con ? + Đôi mắt của bạn nhỏ như thế nào ? + Đôi mắt giúp bạn nhỏ làm gì? + Tình cảm của bạn nhỏ đối với đôi mắt ntn? + Vì sao phải giữ gìn đôi mắt ngày càng sáng hơn?.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 3.Thái độ: - Trẻ hứng thú hoạt động học. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ đôi mắt, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các bộ phận trên cơ thể . Lưu ý ngày. Chỉnh sửa năm.... Năm học 2016 - 2017. * Giáo dục: trẻ biết giữ gìn vệ sinh đôi mắt để có đôi mắt sáng đẹp, không nghịch bẩn tay bản không được dụi vào mắt sẽ bị đau mắt. * Dạy trẻ đọc thơ: - Cô dạy trẻ đọc từng câu từ đầu bài đến hết bài. - Trẻ đọc thơ theo cô 2 – 3 lần. - Đọc theo lớp tổ, nhóm đọc thơ và cá nhân (cô sửa sai) - Cô và trẻ đọc lại bài thơ 1 lần - Củng cố hỏi trẻ 3: Kết thúc, củng cố, nhận xét tuyên dương trẻ. Năm học 2017 - 2018.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Thứ 3 ngày 11 tháng 10 năm 2016. Tên hoạt động học Thể Dục: -VĐCB: Đi thay đổi hướng ( dích dắc) theo hiệu lệnh -TCVĐ: Cáo và Thỏ. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên vận động: Đi thay đổi hướng ( dích dắc) theo hiệu lệnh - Biết tập thể dục có ích cho sức khỏe - Trẻ biết cách chơi trò chơi cáo và thỏ. 2. Kĩ năng: - Trẻ thực hiện tung và bắt bóng với người đối diện đúng cách. - Chơi trò chơi đúng cách 3. Thái độ: - Trẻ vui vẻ. Chuẩn bị. Cách tiến hành. * Đồ dùng của cô - Sắc xô, kẻ đường dích dắc * Đồ dùng của: Quần áo gọn gàng. 1. ổn định tổ chức: - Cô trò chuyện với trẻ về việc tập thể dục là có lợi cho sức khỏe dẫn trẻ vào bài mới. 2. Phương pháp hình thức tổ chức HĐ1: Khởi động Kết hợp nhạc bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, đi thường, đi bằng gót chân,đi kiễng mũi bàn chân, đi chậm , đi nhanh, chạy chậm , chạy nhanh…. HĐ2: Trọng động * Bài tập phát triển chung: - Cho trẻ về đội hình 3 hàng ngang. - Tập theo các động tác : Tay, chân, bụng,bật + ĐT Tay: 2 tay dơ cao, ra trước, dang ngang ( 4 lần 8 nhịp) + ĐT chân: Bước lên trước , khụy gối (2 lần 8 nhịp ) + ĐT lườn: 2 tay lên cao cúi xuống 2 tay trạm mũi bàn chân (2 lần 8 nhịp ) + ĐT bật : Bật tại chỗ ( 2 lần 8 nhịp ) * VĐ cơ bản: Đi thay đổi hướng ( dích dắc) theo hiệu lệnh. - Đội hình : 2 hàng ngang đối diện cách nhau khoảng 3 m - Cô giới thiệu tên bài tập và cho 1- 2 trẻ lên tập thử ( Cô nhận xét) + Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 1 không phân tích.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> hào hứng sôi nổi trong giờ học.. Lưu ý ngày. + Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 2: phân tích động tác: - Tư thế chuẩn bị 2 tay chống hông cô đứng trước vạch xuất phát khi có hiệu lệnh cô đi vào đường dích dắc mắt nhìn theo đường, khi có hiệu lệnh vỗ sắc xô thì cô đi nhanh, vỗ sắc xô nhỏ thì cô đi chậm và cứ như vậy cô đi đến hết đường. - Cô gọi 1- 2 trẻ khá lên thực hiện . * Trẻ thực hiện: - Lần 1: Cô cho trẻ tập lần lượt theo hàng.( mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần ) - Lần 2 cô cho trẻ thi đua theo hàng. + Trong quá trình trẻ tập cô quan sát và sửa sai cho trẻ ) Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài tập. * TCVĐ: “Cáo và thỏ” - Cô giới thiệu cách chơi : Cô sẽ gọi 1 bạn lên làm cáo các bạn khác đóng làm thỏ đi kiếm mồi vừa đi vừa đọc bài : Thỏ đi vào rừng Hái nấm hái hoa Đi qua nhà cáo Nhà gần hay xa Khi đọc đến câu cuối cùng thì chú cáo nhảy ra bắt các chú thỏ. Luật chơi: Nếu chú thỏ nào bị bắt thì sẽ phải làm cáo và phải nhảy lò cò. -Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. + Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ. -Cô nhận xét sau khi trẻ chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. HĐ3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 phút. 3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ Năm học 2016 - 2017. Năm học 2017 - 2018.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Chỉnh sửa năm.... Thứ 4 ngày 12 tháng 9 năm 2016 Tên hoạt động học KPKH: Tìm hiểu chức năng 5 giác quan. Mục đích yêu cầu. Chuẩn bị. Cách tiến hành. 1.Kiến thức: Trẻ nhận biết được các giác quan -Trẻ biết tác dụng của 5 giác quan cơ thể như, thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, súc giác 2.Kỹ năng: -Có kỹ năng so sánh, quan sát ghi nhớ có chủ định, -Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3.Thái độ: - Trẻ hào hứng trong giơ học.. 1.Đồ dùng của cô. tranh vẽ hình người - Các loại đồ dùng ,đồ chơi khăn ướt , nước hoa, nước lạnh ,nóng ,các loại quả có vỏ sần, nhẵn - 2. Đồ dùng của trẻ: lô tô các giác quan “mắt, mũi miệng ,tai”,. 1.Ổn định tổ chức:Cô cùng trẻ hát bài hát “ Cái mũi” cô cùng trẻ trò chuyện về bài hát hướng trẻ vào bài. 2. Phương pháp hình thức tổ chức. - Hình thức tổ chức:cho trẻ ngồi hình chữ u *HĐ1 :Khám phá: -Cho trẻ chơi trò chơi tạo cảm xúc trên khuôn mặt VD: cô cùng trẻ chơi làm động tác mếu, cười để NX xem khuôn mặt NTN? -Cho trẻ trải nghiệm với các giác quan trên cơ thể như bịt mắt vẽ tranh cô hỏi trẻ con có vẽ dược không? vì sao( bịt mắt lại con không nhìn thấy) - Cô cho trẻ biết trong mắ có con ngươi,bên ngoài có mí mắt lông mày cótác dụng là để bảo vệ mắt s? mắt còn được gọi là thi giác - Cô vỗ tiếng sắc xô hỏi trẻ nghe tiếng gì ?tại sao biết ?thử bịt tai lại xem khi cô vỗ thấy thế nào? tai có tác dụng gì( dùng để nghe) - Muốn bảo vệ tai ntn? tai còn được gọi là ( thính giác) - Đối với mũi : cho trẻ ngửi mùi nước hoa hỏi trẻ tại sao con.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> - Biết giữ gìn vệ sinh bản thân. Lưu ý ngày. Năm học 2016 - 2017. biết nước hoa có mùi thơm, cô cho bịt mũi lại và hỏi con thấy thế nào?( khó thở) vậy mũi còn dùng để thở nữa đấy/? mũi được gọi là khứu giác….cứ như vậy cô lần lượt cho trẻ được trải nghiệm với 5 giác quan cơ thể ( tay ,chân,miệng) Cho trẻ ngồi theo nhóm lấy đồ dùng ,đồ chơi về trải nghiệm bằng cách sờ ,nhìn… *HĐ2: so sánh:cô hỏi trẻ về tác dụng của 5 các giác quan chúng có tác dụng ntn đối với cơ thể con người - Tai có tác dụng gì đối cơ thể con người ?( tai dùng để nghe tất cả các âm thanh...) + Mắt có tác dụng gì? tại sao con biết + giữa tai và măt có gì khác nhau?( tai dùng để nghe ,mắt dùng để nhìn),,,,,cứ như và lần lượt cho trẻ so sánh với các giác quan khác ( mũi, miệng ,tay ,chân ) giáo dục trẻ phải biết bảo vệ giữ gìn cơ thể để cơ thể luôn khỏe mạnh… *HĐ3: củng cố ôn luyện:Cho trẻ chơi trò chơi : Tai, mồm, mắt, mũi -Cách chơi: cô nói tên bộ phận trẻ chỉ đúng bộ phận đó -VD: cô nói tai đâu – trẻ chỉ vào tai nói tai đây -Lần 2 cô cho trẻ chơi ngược lại, cô nói tên giác quan- trẻ nói tên bộ phận 3: Kết thúc: củng cố bài ,nhậ xét tuyên dương. Năm học 2017 - 2018.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Chỉnh sửa năm.... Thứ 5 ngày 13 tháng 10 năm 2016 Tên hoạt động học - LQVT: nhận biết phía trước, sau , của bản thân. Mục đích yêu cầu 1: Kiến thức: -Trẻ biết ,xác định được phía trước, sau, bản thân 2:kỹ năng: - rèn kỹ năng phân biệt, so sánh 3: Thái độ : -Trẻ hào hứng trong giờ học. Chuẩn bị. Cách tiến hành. Một cái ghế ,1 đôi dép, 1 cây hoa, Mỗi trẻ có 1 đồ chơi - Đổi chỗ 1 số đồ dung trong lớp. 1:Ổn định tổ chức :cô cùng trẻ hát bài hát “Hát bài đôi và 1” -Trò chuyện về nội dung bài hát 2: Phương pháp hình thức tổ chức : - Hình thức cho trẻ đứng xung quanh cô * HĐ1: Ôn xác định phía bên phải ,bên trái - Cô cùng trẻ chơi “Tạo dáng”.Cô cho trẻ vặn người sang trái, sang phải - yêu cầu trẻ sang tay bên phải. Hỏi trẻ tay ở bên phải hay bên trái( Cô chốt lại tay sang bên phải được gọi là phía bên phải ?, muốn nhìn thấy những gì ở phía bên phải làm thế nào?... - Cô cho trẻ quay trái, quay phải sau mỗi lần như vậy cô định hướng trước để trẻ xác định đúng * HĐ 2 : Dạy trẻ xác định phía trước , sau, của bản thân. - Cô cho trẻ cầm rổ đồ chơi về chỗ ngồi của mình.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Cô yêu cầu trẻ hãy cầm đồ chơi bằng tay phải giơ lên sau đó đặt đồ chơi ở các phía theo yêu cầu của cô - Cô gắn 1 số đồ dùng, đồ chơi lên bảng sau đó cho trẻ nhận xét vị trí của các đồ vật đó. Cô cho trẻ chơi chốn cô sau đó cô thay đổi vị trí của các đồ vật và yêu cầu trẻ sắp xếp lại theo đúng vị trí cũ. *HĐ 3: củng cố: gì thay đổi so với trước - Cô cho trẻ xác định vị trí góc chơi của lớp cô cho trẻ hát đi vòng tròn sau đó cô yêu cầu trẻ phải chú ý đến hiệu lệnh của của cô VD cô nói bảng bé ngoan ở phía trước thì tất cả trẻ phải đứng làm sao cho bảng bé ngoan phải ở phía trước của mình 3- Kết thúc:Cô nhận xét tuyên dương trẻ chuyển hoạt Lưu ý. Chỉnh sửa năm.... Năm học 2016 - 2017. Năm học 2017 - 2018.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Thứ 6 ngày 14 tháng 10 năm 2016 Tên hoạt động học Tạo Hình Cắt và dán khăn mặt bé. ( Tiết mẫu). Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ biết một số đồ dùng cá nhân: Khăn mặt, bàn chải… - Biết cách sử dụng kéo để cắt khăn mặt theo mẫu. 2. Kĩ năng : - Luyện kỹ năng cầm kéo, phết hồ. 3.Thái độ :. Chuẩn bị. Cách tiến hành. * Đồ dùng của cô: - Tranh mẫu của cô. - Nhạc bài hát “ Rửa mặt như mèo”. * Đồ dùng của trẻ: - Kéo, hồ dán,giấy màu. -Vở của trẻ. 1.Ôn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng hát và hưởng ứng bài: “ Rửa mặt như mèo”. - Cô trò chuyện với trẻ rồi dẫn dắt vào bài. 2: Phương pháp hình thức tổ chức HĐ1: Quan sát, nhận xét tranh. - Cô cho trẻ xem tranh mẫu và nhận xét . + Cô có bức tranh gì ? +Ai có nhận xét gì về bức tranh ? + Về màu sắc như thế nào ? + Hình dáng như thế nào ? + Cái khăn mặt được cô xé dán hay cắt dán ? HĐ2: Dạy trẻ cắt dán * Cô làm mẫu cho trẻ xem: - Cô làm lần 1: Không giải thích. - Cô làm lần 2: Giải thích: Trên tay trái cô cầm 1 hình chữ nhật,và tay phải cầm kéo, cô cắt nhiều nhát kéo vào 2 bên cạnh của hình chữ nhật để tạo thành viền khăn mặt, chú ý không làm đứt các tua rua. Và muốn có chiếc.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình và của bạn làm ra. Lưu ý. Chỉnh sửa năm.... khăn mặt đẹp cô dùng bút vẽ thêm những bông hoa và những chiếc lá. Vậy là cô đã xong chiếc khăn mặt rồi đấy. Bây giờ các con lấy vở ra dán vào là được,các con nhớ bôi hồ vào mép giấy rồi dán vào là được. - Muốn có chiếc khăn mặt đẹp thì trước tiên cô phải làm gì - Cô hỏi lại trẻ cách cầm kéo và cắt ? Các con có muốn cắt dán cái khăn mặt cho chính mình không? Hôm nay con sẽ cắt cho mình cái khăn mặt như thế nào? + Con cắt khăn mặt màu gì? HĐ3: Trẻ hực hiện Trong lúc thực hiện cô hướng dẫn những trẻ yếu để trẻ hoàn thành bài tập. HĐ4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm. Cho trẻ mang sản phẩm lên treo Cô gọi 3- 4 bạn lên nhận xét bài của mình và của bạn Cô nhận xét chung tuyên dương bài đẹp động viên bài chưa đẹp của mình 3. Kết thúc: Hôm nay các con được học cắt gì? Giáo dục trẻ các con ạ muốn cơ thể được sạch sẽ hàng ngày các con phải tắm rửa sạch sẽ. mỗi sáng đến lớp các con phải rửa mặt sạch sẽ các con nhớ chưa nào. Năm học 2016 - 2017 Năm học 2017 - 2018.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Thứ 2 ngày 17 tháng 10 năm 2016 Tên hoạt động học ÂM NHẠC: NDTT: Dạy hát: “Tay Thơm tay ngoan” NS: Bùi Đình Thảo . NDKH. Nghe Hát: “ Bàn Tay Mẹ”. Trò chơi: Ai nhanh nhât.. Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát “ Tay thơm tay ngoan” NS Bùi Đình Thảo và hiểu nội dung - Trẻ biết cách chơi trò chơi “ Ai nhanh nhất”. 2. Kĩ năng: - Trẻ hát thuộc lời đúng giai điệu bài hát “ Tay thơm tay ngoan” - Trẻ chơi được trò chơi “ Ai. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Cô thuộc bài hát. - Nhạc không lời bài hát: “ Tay thơm tay ngoan”. - Bài hát “Bàn tay mẹ ” - Một số hình ảnh có trong bài hát: “ Tay thơm tay ngoan ” * Đồ dùng của trẻ: - Sắc xô. Ghế đủ. Cách tiến hành 1: Ổn định tổ chức. - Cô và trẻ cùng đọc bài đồng dao “Tay đẹp” cô và trẻ cùng trò chuyện về bài đồng dao dắt trẻ vào bài. 2: Phương pháp hình thức tổ chức. HĐ1: Dạy hát: “ Tay thơm tay ngoan” NS: Bùi đình Thảo - Cô giới thiệu tên bài hát , tác giả - Cô hát lần 1: không nhac + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì ? + Do ai sáng tác ? - Cô hát lần 2: Cùng nhạc - Giảng giải nội dung bài hát : +Bài hát nói về đôi bàn tay đẹp của bạn nhỏ, đôi bàn tay đó như những bông hoa,đôi bàn tay của bạn nhỏ luôn được mẹ khen ngợi. - Cô hát lần 3: - Giáo Dục: trẻ biết giữ gìn đôi bàn tay luôn được sạch sẽ. * Dạy trẻ hát: - Cô dạy trẻ hát từng câu từ đầu bài đến cuối bài..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> nhanh nhất” 3. Thái độ: - Trẻ hào hứng sôi nổi vào giờ học. - Trẻ tích cực tham gia trò chơi. Lưu ý ngày. Chỉnh sửa. cho trẻ.. - Cô bắt nhịp cho cả lớp hát 3-4 lần + cô mời tổ- nhóm bạn trai nhóm bạn gái- cá nhân hát - Cả lớp hát lại 1 lần. -Trong khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ, nhắc trẻ chú ý nghe nhạc để hát cho đúng HĐ2:Nghe hát: “Bàn tay mẹ ”nhạc và lời Bùi Đình Thảo. - Cô giới thiệu tên bài hát tên tác giả. + Cô hát lần 1 cho trẻ nghe + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì ? + Cô hát lần 2: Kết hợp nhạc và giảng giải nội dung. Bài hát nói về tình cảm của người mẹ đối với các con, mẹ luôn thương yêu chăm sóc các con từ bữa ăn giấc ngủ. + Lần 3 nghe ca sĩ hát, cô và trẻ hưởng ứng theo nhạc. HĐ3:TC: “ Ai nhanh nhất”. - Cô giới thiệu cách chơi: cô đặt trên lớp 4-5 cái vòng gọi 1 số trẻ lên chơi nhiều hơn số vòng . cô hát trẻ đi xung quanh chỗ để vòng , cô hát nhanh trẻ đi nhanh , cô hát chậm trẻ đi chậm, cô hát nhỏ trẻ đi gần vòng, cô hát to trẻ nhanh chân nhảy vào vòng mỗi vòng 1 người, nếu bạn nào chậm chân không vào vòng được thì bạn đó là người thua cuộc phải nhảy lò cò xung quanh lớp - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần và nhận xét trẻ chơi 3. Kết thúc : Cô nhận xét giờ học.. Năm học 2016 - 2017 .................................................................................... ................................................................................... ................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... Năm học 2017 - 2018 ................................................................................... . ................................................................................... ................................................................................... ................................................................................... . ................................................................................... . ....................................................................................

<span class='text_page_counter'>(63)</span> năm.... Thứ 3 ngày 18 tháng 10 năm 2016. Tên hoạt động học Thể Dục: -VĐCB: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh -TCVĐ: Chuyền bóng. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên vận động: “ Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”. - Biết tập thể dục có ích cho sức khỏe - Trẻ biết cách chơi trò chuyền bóng. 2. Kĩ năng: - Trẻ thực hiện. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Vạch chuẩn. - Bóng nhựa - Nhac một số bài hát : “ Đoàn tàu nhỏ xíu, …” - Sắc xô. * Đồ dùng của trẻ. - Bóng - Quần áo gọn gàng.. Cách tiến hành 1. Ổn định tổ chức: - Cô trò chuyện với trẻ về việc tập thể dục là có lợi cho sức khỏe dẫn trẻ vào bài mới. 2. Phương pháp hình thức tổ chức HĐ1: Khởi động Kết hợp nhạc bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, đi thường, đi bằng gót chân,đi kiễng mũi bàn chân, đi chậm , đi nhanh, chạy chậm , chạy nhanh…. HĐ2: Trọng động * Bài tập phát triển chung: - Cho trẻ về đội hình 3 hàng ngang. - Tập theo các động tác : Tay, chân, bụng,bật + ĐT Tay: 2 tay dang ngang lên cao ( 2 lần 8 nhịp) + ĐT chân: Bước lên trước , khụy gối (4 lần 8 nhịp ).

<span class='text_page_counter'>(64)</span> đúng kĩ thuật Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh . - Chơi trò chơi đúng cách 3. Thái độ: - Trẻ vui vẻ hào hứng sôi nổi trong giờ học.. *Đội hình 3 hàng dọc.. + ĐT lườn: 2 lên cao cúi xuống 2 đầu bàn tay chạm 2 mũi bàn chân (2 lần 8 nhịp ) + ĐT bật : Bật tách chụm tại chỗ ( 4 lần 8 nhịp ) * VĐ cơ bản: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh . - Đội hình : 2 hàng ngang đối diện cách nhau khoảng 3 m - Cô giới thiệu tên bài tập và cho 1- 2 trẻ lên tập thử ( Cô nhận xét) + Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 1 không phân tích + Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 2: phân tích động tác: + Tư thế chuẩn bị cô đứng trước vạch xuất phát mắt nhìn thẳng về phía trước khi có hiệu lệnh của xắc xô thì cô chạy, xắc xô lắc nhỏ thì cô chạy chậm và xắc xô kêu to thi cô chạy nhanh và cứ như vậy cô chạy tới đích sau đó cô về chỗ đứng. - Cô gọi 1- 2 trẻ khá lên thực hiện . * Trẻ thực hiện: - Lần 1: Cô cho trẻ tập lần lượt theo hàng.( mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần ) - Lần 2 cô cho trẻ thi đua theo hàng. + Trong quá trình trẻ tập cô quan sát và sửa sai cho trẻ ) Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài tập. * TCVĐ: “Truyền bóng qua đầu” - Cô giới thiệu cách chơi : Cô chia lớp mình thành 2 đội, đội bạn trai và đội bạn gái.khi có hiệu lệnh bạn đàu hàng sẽ cầm bóng truyền bóng qua đầu đua cho bạn phía sau, bạn phía sau đón bóng bằng 2 tay và lại truyền cho bạn tiếp theo và cứ như vậy cho đến hết hàng, bạn cuối cùng có nhiệm vụ cầm bóng mang lên cho bạn đầu hàng. Đội nào truyền bóng nhanh nhất đội đó dành chiến thắng. Luật chơi: Đội nào để rơi bóng xuống đất thì sẽ phải truyền bóng lại từ đầu. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. + Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ. - Cô nhận xét sau khi trẻ chơi. HĐ3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 phút. 3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Lưu ý. Năm học 2016 - 2017 .................................................................................... ................................................................................... ................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... Năm học 2017 - 2018 ................................................................................... . ................................................................................... ................................................................................... ................................................................................... . ................................................................................... . .................................................................................... Chỉnh sửa năm.... Thứ 4 ngày 19 tháng 10 năm 2016. Tên hoạt động học KPKH Tìm hiểu về ngày hội của bà, mẹ 20/10. Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ biết ngày 20/10 là ngày thành lập liên hiệp phụ nữ việt nam và ý nghĩa 20/10. - Trẻ biết một số hoạt động. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô: Một số hình ảnh về ngày 20/10,1 số hình ảnh diễn ra trong ngày hội * Đồ dùng của trẻ: Giấy , màu. Cách tiến hành 1.Ổn định tổ chức. Cô và trẻ cùng hát bài hát “Bàn tay mẹ ” NS Bùi đình Thảo Trò chuyện về nội dung bài hát hướng trẻ vào bài. 2 Phương pháp hình thức tổ chức HĐ1: Tìm hiểu về ngày hội của bà, mẹ 20/10. Cô cho trẻ xem hình ảnh về ngày 20/11. Cô có hình ảnh gì đây? Hình ảnh nói về ngày gì? Trong hình ảnh các con thấy ai xuất hiện nhiều nhất? Các con biết vì sao họ được nhắc đến nhiều không?.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> trong ngày 20/10 như : lễ kỷ niệm, tặng hoa cho mẹ , bà.cô. văn nghệ chào mừng 20/10. 2.Kỹ năng: -Có kỹ năng so sánh, quan sát ghi nhớ có chủ định, -Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, - Trẻ khéo léo tạo ra sản phẩm tặng mẹ,bà. 3.Thái độ: trẻ hào hứng trong giơ học. Giáo Dục trẻ biết yêu quý quan tâm tới bà, me, cô, nhân ngày 20/10.. Lưu ý. Các con biết gì về ngày 20/10 ( Ngày thành lập liên hiệp phụ nữ) Ngày 20/10 dành cho những ai? Mọi người thể hiện sự quan tâm bằng cách nào? Vào ngày đó thì có những hoạt động gì diễn ra? Ở gia đình con vào ngày này bố các con sẽ chuẩn bị quà gì dành tặng bà, me , em gái hoặc chị gái con? Lớp mình vào ngày đó các bạn trai sẽ chguẩn bị quà gì, lời chúc gì để tặng các bạn gái? Cô mời 2-3 trẻ trai trả lời. Các con sẽ có những lời chúc gì với các cô giáo ở lớp, và bà ,mẹ các con ở nhà? =>Các con ạ ngày 20/10 là ngày thành lập liên hiệp phụ nữ việt nam, đây là lễ kỷ niệm có rất nhiều hoạt động diễn ra dành tặng và tôn vinh những người phụ nữ. Những người phụ nữ đó là ai : Là bà , mẹ , cô giáo và các bạn gái trong lớp mình. Vào ngày 20/10 những người thân thường thể hiện tình cảm của mình qua những món quà, những lời chúc, tổ chức các hoạt động ý nghĩa dành tặng những người phụ nữ mà mình yêu thương. HĐ2: Trò Chơi Trò chơi “ Nhanh và khéo” Sắp đến 20/10 rùi các con có muốn làm những bưu thiếp tặng cho bà, mẹ không. Cô chuẩn bị cho các con những vật liệu để trang trí những bưu thiếp, các con sẽ về các nhóm trang trí những bưu thiếp thật đẹp để tặng mẹ nhé. *Tổ chức văn nghệ múa hát chào mừng ngày 20/10. Ngoài các món quà các con làm tặng bà , mẹ các con còn tặng quà gì nữa nào? Cô dẫn dắt giới thiệu cho trẻ múa hát Giáo Dục trẻ biết yêu quý quan tâm tới bà, me, cô, nhân ngày 20/10 .3.Kết thúc : - Cô nhận xét giờ học tuyên dương trẻ.. Năm học 2016 - 2017. Năm học 2017 - 2018.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> .................................................................................... ................................................................................... ................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... ................................................................................... ................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... Chỉnh sửa năm.... Tên hoạt động học LQVT: Dạy trẻ so sánh chiều cao của 2 đối tượng. Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ biết so sánh chiều cao của 2 đối tượng. - Trẻ nhận biết được sự khác nhau rõ về chiều cao của 2 đối tượng. 2:Kĩ năng:. Thứ 5 ngày 20 tháng 10 năm 2016 Chuẩn bị * Đồ dùng của cô: - 1 cây màu đỏ, 1 cây màu xanh - Tranh cây có chiều cao khác nhau. Bóng bay * Đồ dùng của. Cách tiến hành. 1.Ôn định tổ chức: Cô cùng trẻ hát bài hát “ em yêu cây xanh” cô cùng trẻ trò chuyện về bài hát hướng trẻ vào bài. 2.Phương pháp hình thức tổ chức: HĐ1: Ôn luyện “Cao hơn, thấp hơn” Cô chuẩn bị những quả bóng bay thật đẹp các con hãy nhảy lên và đập tay vào những quả bóng đó. Trẻ nhảy lên đập bóng nhưng không trẻ nào chạm tay tới bóng. Cô hỏi 1 trẻ cạnh cô con có đập được bóng không..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> - Rèn trẻ kĩ năng trả lời câu hỏi của cô, kĩ năng so sánh. - Trẻ so sánh được chiều cao của 2 đối tượng. 3. Thái độ: Trẻ tập chung chú ý vào hoạt động. trẻ : - Mỗi trẻ 1 cây màu đỏ, 1 cây màu xanh có chiều cao khác nhau. Các con nhìn cô xem co có đập được bóng không ? Cô cho cả lớp nhận xét sự khác biệt về chiều cao giữa cô và trẻ. Để hiểu rõ hơn vì sao cô đập được bóng mà các con không đập được bóng thì hôm nay cô cùng các con hãy so sánh chiều cao của 2 đối tượng. Cô cho trẻ vvề ngồi hình chữ U HĐ2: : So sánh chiều cao của 2 đối tượng. Các con xem cô có cây gì đây? Cây gì nữa? Các con thấy cây màu đỏ và cây màu xanh có chiều cao ntn với nhau? Làm thế nào các con biết 2 cây này không bằng nhau. Cô đặt 2 cây cạnh nhau trên 1 mặt phẳng. Các con chú ý, cô dặt thước từ ngọn cây màu đỏ, sang ngọn cây màu xanh, các con thấy cây màu xanh ntn? Cô cho trẻ nhắc lại : Tổ, cá nhân Còn cây màu đỏ ntn? Cô cho trẻ nhắc lại: Tổ, cá nhân. Đúng rồi cây màu đỏ có phần thừa ra ở phía trên nên cây màu đỏ cao hơn, cây màu xanh thấp hơn. Cô cho trẻ nhắc lại cây màu đỏ cao hơn cây màu xanh thấp hơn, Cô cho trẻ xếp các cây trong rổ ra. Các con thấy 2 cây này ntn với nhau? Cây nào cao hơn? Cây nào thấp hơn? Cây màu đỏ có phần thừa ở phía trên cây màu đỏ cao hơn, cây màu xanh thấp hơn vì cây màu xanh ngắn hơn một đoạn. Cô cho trẻ nhắc lại : Tổ , cá nhân. Cô chột lại : Các con ạ muốn so sánh chiều cao của 2 đối tượng các con phải đặt 2 cây trên cùng một mặt phẳng sát cạnh nhau nếu có một ngọn cây nào thò ra thì cây đó là cây cao hơn. HĐ3: Luyện tập T/C Thi xem ai nhanh Khi cô nói “cao hơn” các con giơ cây màu đỏ lên và nói cao hơn. Khi cô nói “ thấp hơn” các con giơ cây màu xanh và nói thấp hơn..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> Cô cho trẻ chơi 2-3 lần T/C: Nhanh và khéo Cô chia lớp mình làm 2 đội, trên bảng cô chẩn bị 2 bức tranh cây cao cây thấp, cô yêu cầu đội nào khoanh cây thấp thì đội đó sẽ khoanh cây thấp, cô yêu cầu đội nào khoanh cây cao thì đội đó klhoanh cây cao hơn. Đội nào khoanh đúng đội đó dành chiến thắng. Cô cho trẻ chơi 2 lân cô nhận xét sau mỗi lần chơi. 3.Kết thúc : Nhận xét- tuyên dương . Lưu ý. Năm học 2016 - 2017 .................................................................................... ................................................................................... ................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... Năm học 2017 - 2018 .................................................................................... ................................................................................... ................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... Chỉnh sửa năm... Thứ 6 ngày 21 tháng 10 năm 2016. Tên hoạt động học Tạo hình Vẽ hoa tặng cô (đề tài). Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ biết dùng các nét cong xiên thẳng để vẽ những bông hoa. - Trẻ biết tô màu những bông hoa đẹp. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô + Tranh vẽ hoa hồng + Tranh vẽ hoa cúc + Tranh vẽ nhiều loại hoa. * Đồ dùng của trẻ:. Cách tiến hành 1.Ôn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng hát bài “ Bó hoa tặng cô” + Các con vừa hát bài hát gì? + Trong bài hát các bạn đã làm gì ? - Cô dẫn dắt vào bài 2. Phương pháp hình thức tổ chức. *HĐ1 : Cho trẻ quan sát tranh - Cho trẻ nhận xét bức tranh vẽ hoa hồng . + cô có bức tranh gì đây? + Trong tranh vẽ gì.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> và mịn. bút màu, giấy - Trẻ biết - Bàn ghế cho trẻ ngày 20 / 10 ngồi. là ngày hội của bà, mẹ, cô.. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng vẽ cho trẻ. -Luyện kỹ năng tô màu cho trẻ - Trẻ cầm bút đúng cách,ngồi đúng tư thế. 3. Thái độ: - Trẻ vui vẻ hào hứng sôi nổi . - Trẻ giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.. Lưu ý. + Bông hoa hồng có màu gì? + Hoa hồng cô vẽ ntn? + Cánh hoa có dạng hình gì?Cô dùng nét gì để vẽ? + Lá hoa cô vẽ ntn? + Cô vẽ bức tranh này bằng chất liệu gì? - Bức tranh 2: Cô vẽ hoa cúc bằng chất liệu bút màu sáp + cô có bức tranh gì đây? + Trong tranh vẽ gì + Bông hoa cúc có màu gì? + Hoa hồng cô vẽ ntn? + Cánh hoa có dạng hình gì?Cô dùng nét gì để vẽ? + Lá hoa cô vẽ ntn? + Cô vẽ bức tranh này bằng chất liệu gì? - Bức tranh 3: cô vẽ nhiều loại hoa bằng chất liệu bút màu nước. Co cho trẻ nhận xét bức tranh. *HĐ2 : Hỏi ý tưởng của trẻ. + Các con định vẽ hoa gì để tặng cô? + Con vẽ như thế nào? +Con dùng chất liệu bút màu gì. Cô gợi ý hướng dẫn trẻ các vẽ và tô màu. *HĐ 3: Cho trẻ thực hiện Cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi vẽ ,cách cầm bút vẽ và tô màu. Cô bao quát nhắc nhở trẻ cách vẽ cách tô màu với trẻ yếu cô gợi ý hướng dẫn trẻ để trẻ hoàn thành bức tranh. *HĐ 4 : Trưng bày sản phẩm Cô cho trẻ treo bài lên giá sản phẩm. Cô và trẻ nhận xét tranh: + Con thích bài nào nhất? vì sao? + Bạn đã vẽ hoa gì? + Bạn tô màu như thế nào? Có đẹp không? Cô nhận xét về màu sắc,cách tô màu 3.Kết thúc:Cô nhận xét giờ học. Năm học 2016 - 2017 ..................................................................................... Năm học 2017 - 2018 ....................................................................................

<span class='text_page_counter'>(71)</span> ................................................................................... ................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... ................................................................................... ................................................................................... ................................................................................... .................................................................................... Chỉnh sửa năm.... Thứ 2 ngày 23 tháng 10 năm 2016 Tên hoạt động học Văn học: Truyện : “ Gấu con bị đau răng” (Sưu tầm) ( Đa số trẻ chưa biết). Mục đích yêu cầu. Chuẩn bị. Cách tiến hành. 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên truyện, các nhân vật trong truyện. - Trẻ hiểu được nội dung truyện (Gấu con lười đánh răng nên bị đau răng, sau khi gấu con nhận ra đánh răng sẽ giúp cho hàm răng trắng đẹp và chắc khoẻ Gấu con đã chăm chỉ đánh răng hàng ngày.) - Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ: Sinh nhật, tiệc. * Địa điểm: Trong lớp học * Đội hình: Ngồi hình chữ u xung quanh lớp Đồ dùng của cô. Cô thuộc truyện - Giáo án điện tử, Tranh truyện: “Gấu con bị đau răng”.. 1.Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng vận động bài hát “ Vui đến trường” - Mỗi sáng ngủ dậy chúng mình thường làm gì? - Tại sao phải đánh răng? - Con thường đánh răng vào những lúc nào? - Nếu không đánh răng điều gì sẽ xảy ra? - Lớp mình có bạn nào bị đau răng không? - Cảm giác lúc bị đau răng sẽ như thế nào nhỉ? - Khi bị đau răng sẽ rất đau đớn, khó chịu. - Chỉ vì lười đánh răng mà một bạn trong câu chuyện mà cô sắp kể cho chúng mình nghe cũng bị đau răng đấy! 2. Phương pháp hình thức tổ chức: *HĐ1: Cô giới thiệu câu truyện “ Gấu con bị đau răng” * Cô kể diễn cảm lần 1: Không tranh. - Các con vừa nghe cô kể chuyện gì? Trong truyện có những nhân vật nào? * Cô kể chuyện lần 2: (Kết hợp tranh) *HĐ2 :Đàm thoại, trích dẫn và giảng từ khó..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> linh đình, tấn công… 2. Kĩ năng: - Trả lời câu hỏi lưu loát, rõ ràng. - Rèn luyện khả năng chú ý có chủ định và biết lắng nghe 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện “Gấu con bị đau răng” - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, chăm đánh răng hằng ngày - Biết ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng, không ăn bánh kẹo nhiều Lưu ý ngày. Chỉnh sửa năm.... + Cô vừa kể chuyện gì? + Trong câu truyện có những nhân vật nào? “ Hôm nay là sinh nhật……… cảm ơn các bạn” - Giải thích từ: “Sinh nhật” là ngày đặc biệt kỉ niệm mình cất tiếng khóc chào đời, ngày mình được nhận những món quà và những lời chúc yêu thương từ những người thân, bạn bè. + Vào ngày sinh nhật Gấu con được các bạn tặng cho rất nhiều quà, đó là những món quà gì nhỉ? “Sau buổi sinh nhật Gấu…………….. bị sâu răng tấn công” + Điều gì xảy ra với Gấu con sau buổi sinh nhật? + Những con sâu đã làm gì? + Mẹ của gấu con đã phải làm gì? - Giải thích từ “tiệc linh đình”: là bữa tiệc lớn có nhiều thức ăn ngon. “Bác sĩ đã khám cho Gấu con…………. đến hết” + Nghe lời bác sĩ Gấu con đã làm gì? + Vì sao sau này Gấu con có được hàm răng đẹp và chắc khoẻ? + Qua câu chuyện này các con học tập được điều gì ở bạn Gấu con? => Giáo dục trẻ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể thật sạch sẽ: Mỗi ngày bé đánh răng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, bé không nên ăn nhiều bánh kẹo mà hãy ăn nhiều các thức ăn như: Thịt, cá, trứng, sữa và nhiều rau quả tươi để có một cơ thể khỏe mạnh, có hàm răng chắc khỏe, trắng bóng. * Cô kể lần 3: Trên máy vi tính. 3. Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ.. Năm học 2016 - 2017 ............................................................................... ............................................................................... ............................................................................... ............................................................................... ............................................................................... ................................................................................ Năm học 2017 - 2018 .......................................................................................... ............................................................................................ ........................................................................................... ............................................................................................ ......................................................................................... ....................................................................................

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Thứ 3 ngày 24 tháng 10 năm 2016. Tên hoạt động học Thể Dục: -VĐCB: Chạy thay đổi hướng theo vật chuẩn. -TCVĐ: Chuyền bóng qua chân.. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên vận động: Chạy thay đổi hướng theo vật chuẩn - Biết tập thể dục có ích cho sức khỏe - Trẻ biết cách chơi trò chơi cáo và thỏ. 2. Kĩ năng: - Trẻ thực hiện Chạy. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Sắc xô, cờ làm vật chuẩn * Đồ dùng của trẻ: Quần áo gọn gàng Bóng nhựa. Cách tiến hành 1. ổn định tổ chức: - Cô trò chuyện với trẻ về việc tập thể dục là có lợi cho sức khỏe dẫn trẻ vào bài mới. 2. Phương pháp hình thức tổ chức HĐ1: Khởi động Kết hợp nhạc bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, đi thường, đi bằng gót chân,đi kiễng mũi bàn chân, đi chậm , đi nhanh, chạy chậm , chạy nhanh…. HĐ2: Trọng động * Bài tập phát triển chung: - Cho trẻ về đội hình 3 hàng ngang. - Tập theo các động tác : Tay, chân, bụng,bật + ĐT Tay: 2 tay dơ cao, ra trước, dang ngang ( 2 lần 8 nhịp) + ĐT chân: Bước lên trước , khụy gối (4 lần 8 nhịp ) + ĐT lườn: 2 tay lên cao cúi xuống 2 tay trạm mũi bàn chân (2 lần 8 nhịp ) + ĐT bật : Bật tại chỗ ( 2 lần 8 nhịp ) * VĐ cơ bản: Chạy thay đổi hướng theo vật chuẩn.. - Đội hình : 2 hàng ngang đối diện cách nhau khoảng 3 m.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> thay đổi hướng theo vật chuẩn - Chơi trò chơi đúng cách 3. Thái độ: - Trẻ vui vẻ hào hứng sôi nổi trong giờ học.. Lưu ý ngày. - Cô giới thiệu tên bài tập và cho 1- 2 trẻ lên tập thử ( Cô nhận xét) + Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 1 không phân tích + Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 2: phân tích động tác: - Tư thế chuẩn bị cô đứng trước vạch xuất phát mắt nhìn thẳng về phía trước khi có hiệu lệnh chạy, cô chạy thẳng đến vật chuẩn thứ nhất sau đó cô lại chạy đến vật chuẩn thứ 2 sau đó cô dừng lại và về cuuói hàng đứng. - Cô gọi 1- 2 trẻ khá lên thực hiện . * Trẻ thực hiện: - Lần 1: Cô cho trẻ tập lần lượt theo hàng.( mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần ) - Lần 2 cô cho trẻ thi đua theo hàng. + Trong quá trình trẻ tập cô quan sát và sửa sai cho trẻ ) Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài tập. * TCVĐ: “Truyền bóng qua chân” - Cô giới thiệu cách chơi : Cô chia lớp mình thành 2 đội, đội bạn trai và đội bạn gái.khi có hiệu lệnh bạn đàu hàng sẽ cầm bóng cúi xuống truyền bóng qua chân đưa cho bạn phía sau, bạn phía sau cúi đón bóng bằng 2 tay và lại truyền cho bạn tiếp theo và cứ như vậy cho đến hết hàng, bạn cuối cùng có nhiệm vụ cầm bóng mang lên cho bạn đầu hàng. Đội nào truyền bóng nhanh nhất đội đó dành chiến thắng. Luật chơi: Đội nào để rơi bóng xuống đất thì sẽ phải truyền bóng lại từ đầu. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. + Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ. - Cô nhận xét sau khi trẻ chơi-Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. + Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ. -Cô nhận xét sau khi trẻ chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. HĐ3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 phút. 3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ. Năm học 2016 - 2017 ............................................................................... ................................................................................ Năm học 2017 - 2018 .......................................................................................... .............................................................................................

<span class='text_page_counter'>(75)</span> ............................................................................... ............................................................................... ............................................................................... ................................................................................ ........................................................................................... ............................................................................................ ......................................................................................... .................................................................................... Chỉnh sửa năm.... Thứ 4 ngày 25 tháng 10 năm 2016 Tên hoạt động học HĐKH Trò chuyện về ngày sinh nhật.. Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ nhận biết là ai cũng có ngày sinh nhật và ý nghĩa của ngày sinh nhật. -Trẻ biết được đến ngày sinh nhât sẽ được tặng quà và những lời chúc tốt đẹp . 2. kỹ năng - Rèn kỹ năng đếm số lượng nhóm đối tượng. Chuẩn bị Đồ dùng của cô Trang phục gọn gang Đồ dùng của trẻ - 2 mũ chóp và một số hình để trang trí mũ. - Bàn tiệc sinh nhật: bánh ga tô Quà, hoa, quả, bánh kẹo, nến,..... Cách tiến hành 1: Ổn định tổ chức. -Cô cho trẻ xem một số hình ảnh ngày sinh nhật của các bạn. + Cô có hình ảnh gì? + Các bạn đang làm gì? + Sinh nhật bạn có gì? + Bạn nhỏ đang cầm gì trên tay? + Hôm nay cô cùng các con cùng trò chuyện về ngày sinh nhật của các bạn nhé 2:Phương pháp hình thức tổ chức. HĐ1: Trò chuyện với trẻ về ngày sinh nhật -Các con ạ hôm nay là ngày sinh nhật của bạn Ngọc Hân đấy. Còn ngày sinh nhật của các con là ngày nào? + Cô hỏi trẻ các con có biết Vì sao lại có ngày sinh nhật? (Vì bố mẹ sinh mình vào 1 ngày trong năm, ngày đó được gọi là ngày sinh nhật, cứ mỗi năm vào ngày đó bố mẹ và người thân lại tổ chức sinh nhật cho mình).

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 3 : thái độ - Giáo dục trẻ biết yêu quý và tự hào về ngày sinh nhật của mình. giáo dục trẻ biết chăm sóc bản thân để có cơ thể khỏe mạnh, giữ vệ sinh môi trường.. Lưu ý ngày. Chỉnh sửa năm.... - Có phải mình bạn Hân mới có ngày sinh nhật không ? ( ai cũng có ngày sinh nhật) - Các con có biết ngày nào là ngày sinh nhật của mình không? - Năm nay con đã được tổ chức sinh nhật chưa? vào ngày sinh nhật các con được những ai tặng quà? ( 3-4 trẻ ) - Bố mẹ và bạn bè tặng quà gì cho con? + Con có vui khi được tổ chức sinh nhật không ? Trong ngày sinh nhât của mình các con được làm gì? ( thổi nến, nhận quà...) Cô khái quát lại: Các con ạ ai cũng có ngày sinh nhât ngày mà mình được sinh ra đó chính là ngày sinh nhật của mình vào ngày sinh nhật bố mẹ mua bánh ga tô tổ chức sinh nhật cho các con và các con sẽ được nhận quà và lời chúc từ ông,bà, bố,mẹ và cả bạn bè nữa. HĐ2: Luyện tập Tổ chức buổi sinh nhật cho bạn Hân. - Cho bạn lên thổi nến. Hỏi trẻ ước điều gì? - Các bạn hát mừng sinh nhật và cho trẻ ăn sinh nhật. 3: kết thúc Củng cố - giáo dục- chuyển hoạt động. Năm học 2016 - 2017 ............................................................................... ............................................................................... ............................................................................... ............................................................................... ............................................................................... ................................................................................ Năm học 2017 - 2018 .......................................................................................... ............................................................................................ ........................................................................................... ............................................................................................ ......................................................................................... ....................................................................................

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Thứ 5 ngày 26 tháng 10 năm 2016 Tên hoạt động học LQVT Đếm đến 3 và nhận biết số lượng 3 nhận biết chữ số 3. Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: Trẻ biết đếm đến 3, biết tạo nhóm có số lượng 3,nhận biết nhóm có 3 đối tượng 2.Kỹ năng: - Có kỹ năng đếm - Rèn kỹ năng. Chuẩn bị. Cách tiến hành. * Đồ dùng của cô: rổ đựng 3cái quần, 3 cái áo, bảng, thẻ số 1,2,3 -một số đồ dùng ở xung quanh lớp có số lượng là 1,2,3. 2 Của trẻ: Mổi trẻ 1 bảng con, một rổ đựng mỗi trẻ : 3 cái quần,3 cái. 1:Ổn định tổ chức: - Cô cùng trẻ hát bài hát “Cái mũi” -Trò chuyện về nội dung bài hát hướng trẻ vào bài. 2. Phương pháp hình thức tổ chức: *HĐ1 :ôn số lượng 1,2: - Cô cho trẻ tìm một số đồ dùng , đồ chơi có số lượng là 1 ở xung quanh lớp.(1 cái cốc, 1 cái áo, 1 cái mũ ) những loại đồ dùng đó dùng để làm gì? - Cô hỏi trẻ những loại đồ dùng này đều có số lượng là mấy, chúng tương ứng với số mấy - Lần này cô muốn các con tìm các loại đò dùng, đồ chơi có số lượng.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> phát triển các áo,thẻ số 1,2,3 giác quan cho trẻ - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3.Thái độ: - trẻ hào hứng trong giơ học.giáo dục trẻ biết yêu quý bản thân. Lưu ý. 2 (Cô mời 3-4 trẻ tìm ) *HĐ 2:tạo nhóm có số lượng là 3, đếm đến 3 - Cho trẻ lấy đồ dùng về chỗ ngồi và hỏi trẻ trong rổ đồ dùng có những gì? Các con hãy xếp những chiếc áo thành hàng ngang trước mặt,cô nhắc trẻ xếp từ trái qua phải - Chúng mình cùng đếm có bao nhiêu cái áo * * * 3 cái áo - Bây giờ các con hãy xếp 2 cái quần xếp dưới những cái áo nào?(cho trẻ đếm) + Số quần và số áo ntn với nhau, số nào nhiều hơn,số nào ít hơn? Số quần ít hơn số áo là mấy? - Để số quần và số áo bằng nhau thì ltn? (thêm 1 cái quần) - Cho trẻ đếm lại số quần (2-3lần) - Bây giờ số quần và số áo ntn với nhau?đều bằng nhau và bằng mấy?( cho trẻ đặt thẻ số tương ứng) - Các con cùng đếm lại lần nữa nào - Cho trẻ cất tất số quần và số áo vào rổ vừa cất vừa đếm. ?(cho cả lớp đọc ,tổ nhóm ,cá nhân..) - Cho trẻ tìm xung quanh lớp có số lượng là 3 * HĐ3: trò chơi: Tìm nhà Trên nền nhà cô gắn thẻ số 2- 3. Mỗi trẻ cầm 1 thẻ số 2, 3 Cách chơi: cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “ Tay thơm tay ngoan ”.Khi nghe hiệu lệnh” tìm nhà thì các con phải nhanh chân nhảy mà có số thẻ giống trên tay các con cầm Luật chơi: nếu trẻ nào tìm không đúng nhà của mình thì phải nhảy lò cò ( cho trẻ chơi 2-3 lần) 3.Kết thúc : Cô củng cố lại bài học, nhận xét tuyên dương. Năm học 2016 - 2017 Năm học 2017 - 2018 ............................................................................... ...........................................................................................

<span class='text_page_counter'>(79)</span> ............................................................................... ............................................................................... ............................................................................... ............................................................................... ................................................................................ ............................................................................................ ........................................................................................... ............................................................................................ ......................................................................................... .................................................................................... Chỉnh sửa năm.... Thứ 6 ngày 27 tháng 10 năm 2016 Tên hoạt động Mục đích yêu học cầu Tạo Hình 1.Kiến thức: Cắt và dán áo. - Trẻ biết gấp ( Tiết mẫu) và dán áo. - Trẻ biết quy trình gấp và dán áo 2 Kĩ năng : Trẻ có kĩ năng gấp giấy, gấp. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô: - Mẫu của cô : các chiếc áo gấp sẵn to, nhỏ và màu sắc khác nhau. - Giấy màu, hồ, khăn lau tay. * Đồ dùng của. Cách tiến hành 1.Ôn định tổ chức: - Cô và. - Cô trò chuyện với trẻ rồi dẫn dắt vào bài. 2: Phương pháp hình thức tổ chức HĐ1: Quan sát, nhận xét - Cô cho trẻ xem những chiếc áo cô gấp mẫu và nhận xét . +Ai có nhận xét gì về chiếc áo cô gấp ? + Chiếc áo cô gấp bằng chất liệu gì? + Cô gấp chiếc áo ntn? +Chiếc áo gồm có những chi tiết nào? + Chiếc áo cô gấp có màu gì?.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> thẳng, gấp chéo và vuốt mép, miết theo đường gấp Rèn kĩ năng phết hồ, dán. 3.Thái độ : Trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình và của bạn làm ra. Lưu ý. Chỉnh sửa năm.... trẻ: - Giấy màu, hồ dán,giấy màu.khăn lau tay -Vở của trẻ. + các con thấy áo cô gấp có đường gấp ntn? HĐ2:Cô làm mẫu. - Cô làm lần 1: Không giải thích. - Cô làm lần 2: Giải thích: cô lấy một miếng giấy hình chữ nhật sau đó cô gấp đôi tờ giấy lại và cô miết dọc tờ giấy để lấy nếp gấp giữa. Cô mở giấy ra gấp 1 mép giấy vào để mép giấy thẳng, trùng khít với mép gấp giấy giữa, miết dọc giấy sau đó tiếp tục gấp mép bên kia, tiếp theo theo cô lật góc giấy phía trên tạo thành hình tam giác, miết giấy tạo thành cổ áo rồi lại lật giấy tiếp cổ áo thứ 2 cuối cùng mở giấy và cô được cái áo. Sau khi gấp xong , cô chấm hồ phết hồ đều vào mặt sau cua chiếc áo và dán chính giữa vở. - Muốn có chiếc khăn mặt đẹp thì trước tiên cô phải làm gì Các con có muốn gấp và dán ao cho chính mình không? + Con gấp áo màu gì? HĐ3: Trẻ hực hiện Trong lúc thực hiện cô hướng dẫn những trẻ yếu để trẻ hoàn thành bài tập. HĐ4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm. Cho trẻ mang sản phẩm lên treo Cô gọi 3- 4 bạn lên nhận xét bài của mình và của bạn Cô nhận xét chung tuyên dương bài đẹp động viên bài chưa đẹp của mình 3. Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ. Năm học 2016 - 2017 Năm học 2017 - 2018 ............................................................................... .......................................................................................... ............................................................................... .......................................................................................... ............................................................................... ......................................................................................... ............................................................................... .......................................................................................... ............................................................................... .......................................................................................... ............................................................................... ....................................................................................

<span class='text_page_counter'>(81)</span>

<span class='text_page_counter'>(82)</span> TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 4 ngày 5 Tháng 10 năm 2016 Tên h/đ. MĐYC. Chuẩn bị. GD ÂN:NDTT:Dạ y hát “Tìm bạn thân” ST Việt Anh. 1.Kiến thức:trẻ nhớ tên bài hát ,tác giả,thuộc lời và hiểu nội dung bài hát,chăm chú nghe cô hát ,biết cách chơi trò chơi. Mũ chóp, băng đĩa nhạc bài hát: Em là bông hồng nhỏ. -NDKH :Nghe hát “ Em là bông hồng nhỏ”ST: Trịnh Công Sơn Trò chơi : Đoán tên bạn hát”. 2.Kỹ năng: trẻ có kỹ năng hát đúng giai điệu ,đúng lời. Các bước tiến hành 1ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề: “Bản thân” chúng mình đang học chủ đề gì? Các con làm gì để luôn được khỏe mạnh? Để đôi tay luôn sạch sẽ các con phải làm gì? Dẫn dắt vào bài 2.PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC: -Hình thức tổ chức: ngồi hình chữ u *Phần 1:giới thiệu bài:cô gới thiệu bài hát:”Tìm bạn thân”ST Việt Anh -Cô hát mẫu lần 1: bằng lời ,(hỏi trẻ tên bài hát ,tên tác giả)-Cô hát lại lần 2 :giảng nội dung tính chất của bài hát: bài nói về tình cảm bạn bè rất là thân thiết ,tình cảm và quan tâm đến nhau mọi lúc ,mọi nơi *Phần 2:Dạy hát: -Cho cả lớp hát cùng cô 2 lần - mời các tổ lần lượt hát (chú ý sửa sai) -Mời nhóm nam ,nữ lên hát,mời cá nhân xuất sắc hát( cô chú ý sửa sai cho trẻ).

<span class='text_page_counter'>(83)</span> - phát triển ngôn ngữ , vốn từ cho trẻ - có kỹ năng cảm thụ âm nhạc 3.Thái độ:hào hứng tham gia hoạt động âm nhạc, -yêu quý bản thân mình và giữ gìn vệ sinh cho mình Lưu ý. Chỉnh sửa năm. *Phần3:Nghe hát:cô giới thiệu bài hát “ Em là bông hồng nhỏ” ST Trịnh Công Sơn - Cô hát lần 1: bằng lời (hỏi trẻ tên bài hát.tên t/g) - Cô hát lần 2: thể hiện điệu bộ minh họa hỏi trẻ tên bài hát . Các con thấy bài hát ntn?(bài hát nhẹ nhàng,tình cảm ,vui tươi) -Cô hát lần 3: mời trẻ hưởng ứng cùng cô qua băng đĩa *Trò chơi ÂN: Đoán tên bạn hát -cách chơi ,luật chơi: cô mời lên 1 bạn bất kỳ nhiệm vụ đội mũ chóp,bên dưới cô sẽ chỉ điểm một bạn nào đó hát những bài hát có trong chủ đề ,bạn đội mũ phải đoán tên bạn vừa hát xong tên là gì? Nếu đoán đúng thì bạn đó lên đội mũ chóp,nếu đoán sai phải nhảy lò lò.( khuyến khích trẻ chơi, cho trẻchơi 3-4 lần) 3,Kết thúc : củng cố bài, nhận xét tuyên dương trẻ chuyển hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ.5. ngày 6 Tháng 10 năm 2016 Tên h/đ - LQVT: nhận biết phía trên, dưới, trước sau giữa của bản thân. Lưu ý. MĐYC 1: Kiến thức: -Trẻ biết ,xác định được phía trên, dưới, trước sau của bản thân 2:kỹ năng: - rèn kỹ năng phân biệt, so sánh 3: Thái độ : -Trẻ hào hứng trong giờ học. Chuẩn bị -Một cái giường,1đôi dép, 1 lọ hoa, một giỏ quả Mỗi trẻ có 1 đồ chơi - Đổi chỗ 1 số đồ dung trong lớp. Cách tiến hành 1: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:cô cùng trẻ hát bài hát “Hát bài đôi và 1” -Trò chuyện về nội dung bài hát 2: PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC: -Hình thức cho trẻ đứng xung quanh cô * Phần 1: Ôn xác định phía bên phải ,bên trái - Cô cùng trẻ chơi “Tạo dáng”.Cô cho trẻ vặn người sang trái, sang phải - yêu cầu trẻ sang tay bên phải. Hỏi trẻ tay ở bên phải hay bên trái( Cô chốt lại tay sang bên phải được gọi là phía bên phải ?, muốn nhìn thấy những gì ở phía bên phải làm thế nào?... - Cô cho trẻ quay trái, quay phải sau mỗi lần như vậy cô định hướng trước để trẻ xác định đúng * Phần 2 :Hình thức ngồi hình chữ u: dạy trẻ xác định phía trên, dưới, phía trước ,phía sau của bản thân ( ĐGCS22) - Cô cho trẻ cầm rổ đồ chơi về chỗ ngồi của mình - Cô yêu cầu trẻ hãy cầm đồ chơi bằng tay phải giơ lên sau đó đặt đồ chơi ở cácphía theo yêu cầu của cô - Cô gắn 1 số đ/d, đ/c lên bảng sau đó cho trẻ NX vị trí của các đồ vật đó. Cô cho trẻ chơi chốn cô sau đó cô thay đổi vị trí của các đồ vật và yêu cầu trẻ sắp xếp lại theo đúng vị trí cũ. *Phần 3: củng cố: gì thay đổi so với trước - Cô cho trẻ xác định vị trí góc chơi của lớp cô cho trẻ hát đi vòng tròn sau đó cô yêu cầu trẻ phải chú ý đến hiệu lệnh của của cô VD cô nói bảng bé ngoan ở phía trước thì tất cả trẻ phải đứng làm sao cho bảng bé ngoan phải ở phía trước của mình 3- Kết thúc:Cô nhận xét tuyên dương trẻ chuyển hoạt động.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> Chỉnh sửa năm. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 6 ngày 7tháng 10 năm 2016 Tên h/đ TH: Vẽ đồ dùng cá nhân bé thường sử dụng. MĐYC Kiến thức: Trẻ biết về một số đồ dùng các nhân thường sử dụng. Chuẩn bị 1. Của cô: Một số loại đồ dùng cá nhân như là: bàn chải đánh. Cách tiến hành 1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Bé chẳng sợ tiêm”.Trò chuyện về tên bài thơ, nội dung, ý nghĩa bài thơ để dẫn dắt trẻ vào bài 2.PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC: -Hình thức cho trẻ ngồi hình chữ u *Phần 1: Quan sát vật mẫu: - Cô cho trẻ quan sát một số loại đồ dùng cá nhân mà các con thường hay.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> (ý thích). Lưu ý. Chỉnh sửa. Trẻ biết kết hợp một số nét cơ bản để vẽ 1 số loại đồ dùng cá nhân mà bé thường sử dụng, biết cách bố cục tranh, sử dụng mầu. 2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vẽ và tô màu cho trẻ - KNQS, ghi nhớ có chủ định cho trẻ 3.Thái độ: trẻ hào hứng vơi HĐ.giáo dục trẻ biết yêu quí bản thân,bảo vệ một số đồ dùng cá nhân của mình. răng…, tranh là SP của cô và trẻ vẽ -Tranh vẽ các loại đ/d để ăn; tranh vẽ đồ dùng để uống, tranh vẽ đồ dùng để mặc, tranh vẽ đồ dùng để đi 2. Của trẻ: giấy vẽ ,bút mầu đủ cho mỗi trẻ, bảng trưng bày sản phẩm.. dùng ,đố trẻ đó là cái gì mà bé thường s/d(bàn chải đánh rang,cốc,thìa,dép….) + cô cho trẻ quan sát nêu lên nhận xét về hình dáng, mầu sắc, tác dụng của loại đồ dùng đó. Ví dụ :cho trẻ quan sát cái bàn chải đánh răng . Các con thường dùng để làm gì? Có tác dụng gì đối với chúng ta? -Cô đưa 1 số bức tranh vẽ về 1 số loại đồ dùng cá nhân bé thường sử dụng cho trẻ nêu lên NX của mình về cách vẽ ,bố cục tranh, tô mầu… - Cô mời vài trẻ giới thiệu về cách vẽ của mình về đồ dùng mà con vẽ cho các bạn nghe , cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút vẽ NTN..? - Bạn nào có chung ý tưởng vẽ loại tranh về loại đồ dùng nào thì các con sẽ về ngồi cùng 1 nhóm, sau khi vẽ song các con hãy đặt tên cho bức tranh của nhóm mình nhé! * Phần 2:Trẻ thực hiện -Cô cho trẻ về bàn ngồi theo nhóm để vẽ tranh .Trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý bao quát trẻ , đến bên trẻ quan sát động viên , hướng dẫn nếu trẻ có lúng túng. * Phần 3:Trưng bày sản phẩm của trẻ:Cô treo toàn bộ s/p của trẻ lên - Cho trẻ nhận xét sản phẩm đep của bạn . - Trẻ tự nói lên sản phẩm của mình, cô nhận xét tuyên dương trẻ,giáo dục trẻ phải biết yêu quí, giữ gìn đồ dùng ở trường cũng như ở nhà 3- Kết thúc: cô củng cố lại bài học, hát vận động bài “hai bàn tay của em” chuyển hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(87)</span> năm. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TUÂN II Thứ 2 ngày 10 tháng 10năm 2016 Tên HĐ MĐ yêu cầu Chuẩn bị VH:Dạy 1.Kiến thức: Tranh đọc thơ -Trẻ nhớ tên minh họa bài “Đôi bài thơ,tên cho bài mắt” tác giả,hiểu thơ, bài nội dung bài thơ,bài thơ. hát bổ 2.Kỹ năng: xung, Rèn trẻ kỹ ?: năng đọc thơ diễn cảm,rõ rang mạch lạc,trả lời câu hỏi của cô rõ ràng. 3.Thái độ: Trẻ hứng thú vào. Cách tiến hành I.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:Cô cùng trẻ hát bài “Vui đến trường” s/t của Hoàng văn Yến II.PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: * Cho trẻ ngồi hình chữ u 1.Phần 1:Giới thiệu tên bài t thơ . - Cô giới thiệu bài thơ “Đôi mắt” ST Lê Thị Mỹ Phương. - Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1 bằng lời.(Hỏi trẻ tên bài thơ tên t/g) - Cô đọc lần 2 kết hợp thể hiện điệu bộ minh họa 2,Phần 2: Đàm thoại, giảng nội dung ,tính chất của bài thơ. - Đôi mắt NTN?thể hiện câu thơ nào -Đôi mắt sinh sinh…………tròn tròn - đôi mắt giúp em nhìn thấy gì? -giúp em nhìn thấy……… xung quanh -Em yêu ,em quý NTN? -Em yêu ,em quý………..sáng tinh - Em giữ cho đôi ntn? - Đúng rồi các con hàng ngày phải biết bảo vệ và châm sóc cho đôi mắt.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> h/đ,gd trẻ biết yêu quý và bảo vệ đôi mắt. 3.Phần 3: Dạy trẻ đọc thơ. - Dạy trẻ đọc theo cô 1-2 lần sau đó cho trẻ đọc cùng cô(Cô chú ý rèn trẻ đọc diễn cảm,rõ ràng ,mạch lạc. - Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm,cá nhân đọc(cô chú ý sửa sai) - Cô nhận xét tuyên dương giáo dục trẻ. III- Kết thúc cô cùng trẻ múa hát bài “Cô và mẹ”chuyển h/đ.. Lưu ý Chỉnh sửa năm TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 3ngày 11 tháng 10 năm 2016 Tên h/đ KPKH: Tìm hiểu chức năng 5 giác quan. MĐYC 1.Kiến thức: Trẻ nhận biết được các giác quan. CB 1. Của cô tranh vẽ hình người. -Trẻ biết tác dụng của 5 giác quan cơ thể như, thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, súc giác. 2. Của trẻ: các loại đồ dùng ,đồ chơi khăn ướt , nước hoa, khô:nước lạnh. 2.Kỹ năng: -Có kỹ năng. Cách tiến hành 1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề: tên con là gì ? con là bạn trai hay bạn gái ?... Dẫn dắt vào bài. 2. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC: -Hình thức tổ chức:cho trẻ ngồi hình chữ u *Phần 1:Khám phá:-Cho trẻ chơi trò chơi tạo cảm xúc trên khuôn mặt VD: cô cùng trẻ chơi làm động tác mếu, cười để NX xem khuôn mặt NTN? -Cho trẻ trải nghiệm với các giác quan trên cơ thể như bịt mắt vẽ tranh cô hỏi trẻ con có vẽ dược không? vì sao( bịt mắt lại con không nhìn thấy) - Cô cho trẻ biết trong mắ có con ngươi,bên ngoài có mí mắt lông mày cótác dụng là để bảo vệ mắt s? mắt còn được gọi là thi giác - Cô vỗ tiếng sắc xô hỏi trẻ nghe tiếng gì ?tại sao biết ?thử bịt tai lại xem khi cô vỗ thấy thế nào? tai có tác dụng gì( dùng để nghe) - Muốn bảo vệ tai ntn? tai còn được gọi là ( thính giác).

<span class='text_page_counter'>(89)</span> so sánh, quan sát ghi nhớ có chủ định, -Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3.Thái độ: trẻ hào hứng trong giơ học. Biết giữ gìn vệ sinh bản thân. ,nóng - Đối với mũi : cho trẻ ngửi mùi nước hoa hỏi trẻ tại sao con biết nước hoa có mùi ,quả thơm, cô cho bịt mũi lại và hỏi con thấy thế nào?( khó thở) vậy mũi còn dùng để thở nhẵn ,sần nữa đấy/? mũi được gọi là khứu giác….cứ như vậy cô lần lượt cho trẻ được trải nghiệm với 5 giác quan cơ thể ( tay ,chân,miệng) - Của trẻ:lô tô Cho trẻ ngồi theo nhóm lấy đồ dùng ,đồ chơi về trải nghiệm bằng cách sờ ,nhìn… các giác *Phần 2: so sánh:cô hỏi trẻ về tác dụng của 5 các giác quan chúng có tác dụng ntn đối quan với cơ thể con người “mắt, - Tai có tác dụng gì đối cơ thể con người ?( tai dùng để nghe tất cả các âm thanh...) mũi + Mắt có tác dụng gì? tại sao con biết miệng + giữa tai và măt có gì khác nhau?( tai dùng để nghe ,mắt dùng để nhìn),,,,,cứ như và ,tai”, lần lượt cho trẻ so sánh với các giác quan khác ( mũi, miệng ,tay ,chân ) giáo dục trẻ phải biết bảo vệ giữ gìn cơ thể để cơ thể luôn khỏe mạnh… *Phần 3: củng cố ôn luyện:Cho trẻ chơi trò chơi : Tai, mồm, mắt, mũi -Cách chơi: cô nói tên bộ phận trẻ chỉ đúng bộ phận đó -VD: cô nói tai đâu – trẻ chỉ vào tai nói tai đây -Lần 2 cô cho trẻ chơi ngược lại, cô nói tên giác quan- trẻ nói tên bộ phận 3: Kết thúc: củng cố bài ,nhậ xét tuyên dương. Lưu ý. Chỉnh sửa năm.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 4 ngày 12tháng 10năm 2016 Tên h/đ MĐ yêu cầu C /Bị TH:Cắt 1.Kiến thức: 1. Của ,dán trẻ nhận biết cô: 2-3 khăn cái khăn mặt: tranh mặt (đt) cắt dán -trẻ biết cách hình cầm kéo để khăn cắt ,dán mô mặt phỏng hình khác khăn mặt nhau đơn giản biết phết hồ,biết 2: của dán trẻ:giấy mầu 2.Kỹ năng: ,bìa dán - Rèn KN ,kéo,hồ gấp giấy và dán cắt theo các kiểu như thẳng, xiên, cong…KN nhận xét SP 3.Thái độ : Trẻ hứng thú vào h/đ, yêu quí giữ gìn SP. Lưu ý. Cách tiến hành 1. Ổn định tổ chức: Cô cùng trẻ hát bài “trường của cháu là trường MN ”cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát, dẫn dắt trẻ vào bài. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức: - Hình thức tổ chức:trẻ ngồi bên cô dưới sàn nhà, ngồi theo nhóm * Quan sát tranh -Cô cho trẻ quan sát tranh cắt dán hình khăn mặt, hỏi trẻ - Đây là cái gì, khăn mặt dùng để là gì?.cô hỏi trẻ, trẻ nêu lên NX của mình về cách cắt, dán hình khăn mặt - Cô giới thiệu các phần của khăn mặt, mầu sắc… để trẻ nhớ - Cô hỏi trẻ có muốn cắt, dán bức tranh hình cái khăn mặt này không? - Cô nói cách gấp giấy, cắt và cách phết hồ, dán sao cho phẳng để tạo thành bức tranh đẹp.Cho trẻ nhắc lại cách gấp giấy, cắt và dán *Trẻ thực hiện:-Cho trẻ về bàn ngồi theo nhóm để thực hiện cô bao quát lớp đến bên trẻ động viên hướng dẫn trẻ khi trẻ lúng túng.(chú ý đến trẻ yếu kém) * Trưng bày sản phẩm:cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày -Cho trẻ nhận xét sản phẩm đẹp của đẹp bạn.Cho trẻ tự nói lên SP của mình. 3: Kết thúc:.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> Chỉnh sửa năm. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày13Tháng 10 năm 2016 Tên h/đ. MĐYC. Chuẩn bị. GD ÂN:NDTT:Dạ y hát “Đôi và một” Nhạc hàn quốc. 1.Kiến Mũ chóp, thức:trẻ nhớ băng đĩa tên bài hát ,tác nhạc bài giả,thuộc lời hát: lý cây và hiểu nội. Các bước tiến hành 1ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề: “Bản thân” chúng mình đang học chủ đề gì? Các con làm gì để luôn được khỏe mạnh? Để đôi tay luôn sạch sẽ các con phải làm gì? Dẫn dắt vào bài.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> -NDKH :Nghe hát “ Em là bông hồng nhỏ”ST: Trịnh Công Sơn. dung bài bông, hát,chăm chú nghe cô hát ,biết cách chơi trò chơi. Trò chơi : Đoán tên bạn hát”. 2.Kỹ năng: trẻ có kỹ năng hát đúng giai điệu ,đúng lời - phát triển ngôn ngữ , vốn từ cho trẻ - có kỹ năng cảm thụ âm nhạc. 2.PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC: -hình thức tổ chức: ngồi hình chữ u *Phần 1:giới thiệu bài:cô gới thiệu bài hát:”Đôi và một”Nhạc hàn Quốc -Cô hát mẫu lần 1: bằng lời ,(hỏi trẻ tên bài hát ,tên tác giả) -Cô hát lại lần 2 kết hợp điệu bộ minh họa -giảng nội dung tính chất của bài hát: bài nóivề các chức năng của các giác quan trên cơ thể con người *Phần 2:Dạy hát: -Cho cả lớp hát cùng cô 2 lần - mời các tổ lần lượt hát (chú ý sửa sai) -Mời nhóm nam ,nữ lên hát,mời cá nhân xuất sắc hát( cô chú ý sửa sai cho trẻ) *Phần3:Nghe hát:cô giới thiệu bài hát “ Em là bông hồng nhỏ” ST Trịnh Công Sơn - Cô hát lần 1: bằng lời (hỏi trẻ tên bài hát.tên t/g) - Cô hát lần 2: thể hiện điệu bộ minh họa hỏi trẻ tên bài hát .. 3.Thái độ:hào hứng tham gia hoạt động âm nhạc,. Các con thấy bài hát ntn?(bài hát nhẹ nhàng,tình cảm ,vui tươi). -yêu quý bản thân mình và giữ gìn vệ sinh cho mình. -cách chơi ,luật chơi: cô mời lên 1 bạn bất kỳ nhiệm vụ đội mũ chóp,bên dưới cô sẽ chỉ điểm một bạn nào đó hát những bài hát có trong chủ đề ,bạn đội mũ phải đoán tên bạn vừa hát xong tên là gì? Nếu đoán đúng thì bạn đó lên đội mũ chóp,nếu đoán sai phải nhảy lò lò.( khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ chơi 3-4 lần). -Cô hát lần 3: mời trẻ hưởng ứng cùng cô qua băng đĩa *Trò chơi ÂN: Đoán tên bạn hát. 3,Kết thúc : củng cố bài, nhận xét tuyên dương trẻ chuyển hoạt động. Lưu ý.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> Chỉnh sửa năm. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ.6ngày 14Tháng 10 năm 2016 Tên h/đ - LQVT: nhận biết phía phải,trái giữa mình với bạn và bạn khác. MĐYC 1: Kiến thức: -Trẻ biết ,xác định được phía bên phải,bên trái của bản thân và ban 2:kỹ năng: - rèn kỹ năng phân biệt, so sánh 3: Thái độ : -Trẻ hào hứng trong giờ học. Chuẩn bị -Một cái giường,1đôi dép, 1 lọ hoa, một giỏ quả Mỗi trẻ có 1 đồ chơi - Đổi chỗ 1 số đồ dung trong lớp. Cách tiến hành 1: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:cô cùng trẻ hát bài hát “Hát bài đôi và 1” -Trò chuyện về nội dung bài hát 2: PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC: -Hình thức cho trẻ đứng xung quanh cô * Phần 1: Ôn xác định phía bên phải,bên trái của bản thân - Cô cùng trẻ chơi “Tạo dáng”.Cô cho trẻ vặn người sang trái, sang phải - yêu cầu trẻ đưa tay sang phải. Hỏi trẻ tay phía phải,hay trái( Cô chốt lại tay đưa sang phảiđược gọi là phía phải. Ở phía bên phải còn có gì không?, muốn nhìn thấy những gì ởbên phải, phải làm thế nào?... - còn tay còn lại được gọi là phía nào? Ai biết?, vì sao con biết - Cô cho trẻ quay trái, quay phải sau mỗi lần như vậy cô định hướng trước để trẻ xác định đúng * Phần 2 :Hình thức ngồi hình chữ u: dạy trẻ xác định phía bên phải,bên tráicủa bản thân so với ban khác - Cô cho trẻ cầm rổ đồ chơi về chỗ ngồi của mình - Cô yêu cầu trẻ hãy cầm đồ chơi bằng tay phải giơ lên sau đó đặt đồ chơi ở.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> cácphía theo yêu cầu của cô - Cô gắn 1 số đ/d, đ/c lên bảng sau đó cho trẻ NX vị trí của các đồ vật đó. Cô cho trẻ chơi chốn cô sau đó cô thay đổi vị trí của các đồ vật và yêu cầu trẻ sắp xếp lại theo đúng vị trí cũ. *Phần 3: củng cố: gì thay đổi so với trước - Cô cho trẻ xác định vị trí góc chơi của lớp cô cho trẻ hát đi vòng tròn sau đó cô yêu cầu trẻ phải chú ý đến hiệu lệnh của của cô VD cô nóigóc phân vai ở phía bên phải thì tất cả trẻ phải đứng làm sao cho góc phân vai phải ở phía bên phải của mình và ngược lại 3- Kết thúc:Cô nhận xét tuyên dương trẻ chuyển hoạt động Lưu ý Chỉnh sửa năm. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TUÂN III Thứ 2ngày 17 tháng 10 năm 2016 Tên h/đ MĐYC KPKH: 1.Kiến thức: Tìm hiểu về Trẻ nhận ngày hội của biếtđược ý nghĩa 20/10 là bà,của mẹ ngày hội của. CB 1. Của cô tranh về ngày 20/10,1 số hình ảnh diễn ra. Cách tiến hành 1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:Cô cùng trẻ hát bài tay thơm ,tay ngoan?... Dẫn dắt vào bài. 2. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC: -Hình thức tổ chức:cho trẻ ngồi hình chữ u 1 Trò chuyện về ngày hội của bà,của mẹ.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> bà ,của trong ngày hội mẹ,một số HĐ diễn ra trong ngày hội 2.Kỹ năng: -Có kỹ năng so sánh, quan sát ghi nhớ có chủ định, -Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3.Thái độ: trẻ hào hứng trong giơ học. Biết giữ gìn vệ sinh bản thân Lưu ý. Chỉnh sửa năm. - Vào ngày 20/10 là ngày hội của bà,của mẹ các con phải chuẩn bị gì? - Các con làm việc gì để chào mừng - Vào ngày hội thường tổ chức hoạt động gì? 2 Cô cho trẻ xem các tranh về ngày 20/10 để trẻ quan sát và nhận xét - Các con thấy buổi lễ như thế nào? Không khí thế nào? -Các bạn nhỏ thể hiện tình cảm của mình đối với bà và mẹ như thế nào ? - Giáo dục trẻ biết yêu quý mọi người chăm ngoan học giỏi -Cô giáo dục trẻ .Các con ạ để tỏ lòng biết ơn, kính trọng bà và mẹ các con phải luôn chăm ngoan học giỏi, biết nghe lời bà và mẹ 3 Kết thúc: củng cố bài, cô cho trẻ biểu diễn văn nghệ chúc mừng bà và mẹ Nhận xét tuyên dương t.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 3 ngày 18 tháng 10năm 2016 Tên h/đ MĐ YC CB TD: 1.Kiến 1. Của VĐCB thức: cô: Tung và -Trẻ biết bóng to bắt bóng tung và phòng với bắt được học gọn người bóng với gàng đối diện( người đối sạch sẽ, ĐGCS04 diện , nhớ an toàn ) tên bài 2. Của -TC: kéo tập, biết trẻ: co qui trình - 5-10 thực hiện quả,dây bài tập, kéo dài biết chơi 4m TC 2.Kỹ năng: Rèn trẻ. Cách tiến hành 1.Ổn định tổ chức: Cô cùng trẻ trò chuyện về cơ thể của bé, Dẫn dắt trẻ vào bài 2. Phương pháp và hình thức tổ chức: - Hình thức: đứng hàng ngang, hàng dọc *P hần 1: Khởi động:Cho trẻ đi theo vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân 1-2 vòng sau đó cho trẻ về xếp thành 2 hàng dọc, điểm số 1-2 đến hết rồi chuyển thành 4 hàng ngang dãn cách đều dể tập BTPTC. * Phần 2: trọng động: tập BTPTC. + ĐT Tay: 2 tay đưa cao, ra trước (3 lần x 8 nhịp) + ĐT bụng: Tay đưa cao, cúi gập người, tay chạm ngón chân( 2lần x 8 nhịp) + ĐT chân: Từng chân nhấc cao ra phía trước( 2 lần x 8 nhịp) + ĐT bật: Bật tại chỗ (2lần x 8 nhịp) * VĐCB: Cho trẻ dồn thành 2 hàng ngang đứng đối diện cách nhau 3m. Cô để dụng cụ tập ra giữa sau đó hỏi trẻ với loại dụng cụ này sẽ tập bài tập gì, giới thiệu bài tập VĐCB “ Tung và bắt bóng với người đối diện” - Cô làm mẫu : Lần đầu không giải thích - lần 2 cô vừa làm vừa giải thích cho trẻ hiểu : Muốn tung và bắt dược bóng với người đối diện thì tư thế chuẩn bị là cô và cô phụ đứng đói diện nhau cách nhau 3m khi có tín hiệu tung, cô cầm bóng bằng 2 tay tung mạnh sang cho người đối diện bắt.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> kỹ năng tung và bắt khéo léo không làm rơi Biết cách chơi, luật chơi 3.Thái độ:Trẻ hứng thú vào h/đ,rèn ý thức tổ chức kỷ luật. Lưu ý Chỉnh sửa. được bóng -Cô mời 1 vài trẻ trung bình lên thực hiện trước cho các bạn quan sát. *Trẻ TH:(ĐGCS04) khi trẻ TH cô lần lượt cho trẻ tập theo tổ, nhóm.Cô bao quát chú ý những trẻ yếu để sửa sai,động viên khuyến khích trẻ thực hiện(Mỗi trẻ được thực hiện 2-3 lần) -Cô mời những trẻ khá lên thực hiện lại cho các bạn quan sát. * BT nâng cao: cô tăng độ xa ra 4mvà nói bạn nào tự tin thì đứng sang bên tay phải cô, còn những bạn nào không đủ tự tin vẫn tung như lúc ban đầu *T/CVĐ:cô giới thiệu t/c “kéo co” cô chia trẻ ra làm 2 đội cô chuẩn bị dây kéo ,vạch chuẩn,cô phổ biến cách chơi và luật chơi.Khi trẻ chơi cô bao quát, động viên trẻ chơi. * Hồi tĩnh: cô cùng trẻ hát VĐ bài “Vui đến trường” 3- Kết thúc :cô củng cố lại bài học, nhận xét tuyên dương trẻ,chuyển H/Đ..

<span class='text_page_counter'>(98)</span> TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 4 ngày19Tháng 10 năm 2016 Tên h/đ. MĐYC. Chuẩn bị. GD ÂN:NDTT:Dạ y hát kết hợp vỗ theo tiết tấu chậm bài“Múa cho mẹ xem”ST Xuân Giao. 1.Kiến thức:trẻ nhớ tên bài hát ,tác giả,thuộc lời và hiểu nội dung bài hát,chăm chú nghe cô hát ,biết cách chơi trò chơi. Mũ chóp, băng đĩa nhạc bài hát: lý cây bông,. -NDKH :Nghe hát “ Em là bông hồng nhỏ”ST: Trịnh Công Sơn Trò chơi : Đoán tên bạn hát”. 2.Kỹ năng: trẻ có kỹ năng hát đúng giai điệu ,đúng lời - phát triển ngôn ngữ , vốn từ cho trẻ - có kỹ năng cảm thụ âm nhạc 3.Thái độ:hào hứng tham gia. Các bước tiến hành 1ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề: “Bản thân” chúng mình đang học chủ đề gì? Các con làm gì để luôn được khỏe mạnh? Để đôi tay luôn sạch sẽ các con phải làm gì? Dẫn dắt vào bài 2.PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC: -hình thức tổ chức: ngồi hình chữ u * Phần 1: Dạy vận động - Cô bắt nhịp bài hát “Múa cho mẹ xem”ST Xuân Giao - Cô hỏi trẻ vừa hát bài gì, ST của ai.Cô nhắc lại tên bài hát, tác giả - Cho cả lớp hát lại lần nữa kết hợp sử dụng nhạc( cô chú ý sửa giai điệu nếu trẻ hát sai) - Cô nói với trẻ để bài hát thêm hay chúng mình sẽ kết hợp với vỗ tay theo tiết tấu chậm - Cô hát kết hợp vỗ tay TT chậm lần 1 không phân tích ĐT vỗ - Lần 2 cô phân tích cách vỗ ứng với từng câu hát - Cô cho trẻ hát 1- 2 kết hợp với vỗ tay theo tiết tấu chậm (Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả) - Cô mời từng tổ hát kết hợp vỗ tay theo TT chậm (cô chú ý đến những trẻ yếu để sửa sai cho trẻ) - Mời nhóm nam,nhóm nữ hát vỗ tay theo TT chậm - Mời cá nhân xuất sắc biểu diễn *Phần 2: Nghe hát: Cô giới thiệu bài hát “Em là bông hồng nhỏ” ST Trịnh Công Sơn - Cô hát lần 1 kết hợp với cử chỉ,điệu bộ * Giảng ND tính chất bài hát: bài hát nói về một em bé được ví như loài hoa hồng và em mơ ước - Hát lần 2 mời trẻ hưởng ứng cùng cô.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> hoạt động âm nhạc, -yêu quý bản thân mình và giữ gìn vệ sinh cho mình. - Lần 3 cô cho trẻ nghe qua đầu đĩa CD * Phần 3:TC ÂN:cô giới thiệu trò chơi: Đoán tên bạn hát -cách chơi ,luật chơi: cô mời lên 1 bạn bất kỳ nhiệm vụ đội mũ chóp,bên dưới cô sẽ chỉ điểm một bạn nào đó hát những bài hát có trong chủ đề ,bạn đội mũ phải đoán tên bạn vừa hát xong tên là gì? Nếu đoán đúng thì bạn đó lên đội mũ chóp,nếu đoán sai phải nhảy lò lò.( khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ chơi 3-4 lần) 3-KẾT THÚC: cô củng cố lại bài học, NX tuyên dương chuyển HĐ.. -. Lưu ý. Chỉnh sửa năm. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ.5ngày 20Tháng 10 năm 2016 Tên h/đ - LQVT : Đếm đến 3 và tạo. MĐYC 1: Kiến thức: Trẻ biết đếm đến 3, biết tạo. Chuẩn bị - Của cô: rổ đựng 3cái quần,3 cái áo,bảng,thẻ. Cách tiến hành 1: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:cô cùng trẻ hát bài hát “Hát bài đôi và 1” -Trò chuyện về nội dung bài hát 2: PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC: -Hình thức cho trẻ đứng xung quanh cô.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> nhóm có nhóm có số số 1,2,3 3 đối lượng 3,nhận -một số đồ tượng biết nhóm có dùng ở xung 3 đối tượng quanh lớp 2.Kỹ năng: có số lượng - Có kỹ năng là 1,2,3, các đếm hình học: - Rèn kỹ hình năng phát vuông,hình triển các tròn… giác quan 2-Của trẻ: cho trẻ Mổi trẻ 1 - phát triển bảng con, ngôn ngữ một rổ đựng mạch lạc cho mỗi trẻ : 3 trẻ cái quần,3 3.Thái độ: cái áo,thẻ số - trẻ hào 1,2,3 hứng trong giơ học.giáo dục trẻ biết yêu quí bản thân. * Phần 1:ôn số lượng 1,2: - Cô đã cho chúng mình rất nhiều đồ dùng xung quanh lớp mình đấy - Cô cho trẻ tìm một số đồ dùng , đồ chơi có số lượng là 1 ở xung quanh lớp.(1 cái cốc, 1 cái áo, 1 cái mũ ) những loại đồ dùng đó dùng để làm gì? - Cô hỏi trẻ những loại đồ dùng này đều có SL là mấy, chúng tương ứng với số mấy - Lần này cô muốn các con tìm các loại đò dùng, đồ chơi có số lượng 2 (Cô mời 3-4 trẻ tìm ) (2cái quần,2 chai nước…) *Phần 2:tạo nhóm có số lượng là 3, đếm đến 3 - Cho trẻ lấy đồ dùng về chỗ ngồi và hỏi trẻ trong rổ đồ dùng có những gì? Các con hãy xếp những chiếc áo thành hàng ngang trước mặt,cô nhắc trẻ xếp từ trái qua phải -chúng mình cùng đếm có bao nhiêu cái áo(3 cái) -bây giờ các con hãy xếp 2 cái quần xếp dưới những cái áo nào?(cho trẻ đếm) +số quần và số áo ntn với nhau,số nào nhiều hơn,số nào ít hơn? Số quần ít hơn số áo là mấy? - để số quần và số áo bằng nhau thì ltn?(thêm 1 cái quần) - cho trẻ đếm lại số quần(2-3lần) -bây giờ số quần và số áo ntn với nhau?đều bằng nhau và bằng mấy?( cho trẻ đặt thẻ số tương ứng) - các con cùng đếm lại lần nữa nào -cho trẻ tìm xung quanh lớp có số lượng là 3( 3 hộp bánh,3cái quạt..) -cho trẻ cất tất số quần và số áo vào rổ vừa cất vừa đếm. ?(cho cả lớp đọc ,tổ nhóm ,cá nhân..) * Phần 3: trò chơi: Tìm nhà Trên nền nhà cô đặt các số hình học ( hình tam giác,hình vuông,hình tròn) Cách chơi: cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “ cháu đi mẫu giáo”.Khi nghe hiệu lệnh” tìm nhà hình vuông” thì các con phải nhanh chân nhảy vào hình vuông,mỗi nhà chỉ được 3 bạn. Luật chơi: nếu trẻ nào tìm không đúng nhà của mình thì phải nhảy lò cò ( cho trẻ chơi 2-3 lần).

<span class='text_page_counter'>(101)</span> 3. KẾT THÚC: cô củng cố lại bài học, nhận xét tuyên dương GD trẻ chuyển HĐ Lưu ý. Chỉnh sửa năm. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 6 ngày21tháng 10năm 2016 Tên h/đ MĐ yêu cầu C /Bị TH vẽ 1.Kiến thức: 1. Của chân trẻ biết vẽ cô: dung chân dung tranh vẽ bạn trai bạn trai hoặc mẫu của hoặc bạn gái qua cô: chân bạn gái đầu dung (mẫu) tóc,mắt,mũi , bạn miệng trai,bạn gái,2 2:kỹ. Cách tiến hành 1. Ổn định tổ chức: Cô cùng trẻ hát bài “trường của cháu là trường MN ”cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát, dẫn dắt trẻ vào bài. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức: - Hình thức tổ chức:trẻ ngồi bên cô dưới sàn nhà, ngồi theo nhóm -*Phần 1 : quan sát và nhận xét tranhvề hình dáng,màu sắc * Quan sát tranh bạn trai -các con cùng quan sát lên đây cô có bức tranh gì đây? - tóc bạn ntn? - bạn mặc áo gì? Bạn mặc áo màu gì? * quan sát tranh bạn gái:.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> năng:trẻ có kỹ năng vẽ ,tô màu,rèn cho trẻ sự khéo léo của đôi bàn tay. bảng. - bức tranh vẽ gì? Vì sao con biết bức tranh vẽ bạn gái? - tóc bạn ntn?bạn mặc áo màu gì? 2: của -Hôm naycô sẽ dạy chúng mình vẽ chân dung bạn trai nhé, trẻ:giấy, - các con cùng chú ý nhìn cô vẽ chân dung bạn trai nào. bút + cô vừa làm vừa phân tích cách vẽ,cách tô màu ,màu đủ +tay phải cầm bút,tay trái cô giữ giấy,tô mịn không tô chườm ra ngoài cho mỗi *Phần 2 :trẻ thực hiện: Rèn cho trẻ trẻ -Cho trẻ về bàn ngồi thực hiện kỹ năng - cô nhắc nhở trẻ cách vẽ khi ngồi thì phải ntn?cách cầm màu bên tay phải, tay trái quan sát,ghi giữ giấy. nhớ có chủ cô bao quát lớp đến bên trẻ động viên hướng dẫn trẻ khi trẻ lung túng.(chú ý đến trẻ định 3.Thái yếu kém) độ :Trẻ hứng *Trưng bày sản phẩm:cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày thú vào h/đ, -Cho trẻ nhận xét sản phẩm đẹp của đẹp bạn. yêu quí giữ gìn SP. + con thích bài của bạn nào? Vì sao con lại thích? Cho trẻ tự nói lên sản phẩm của mình ,,giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh,yêu quý bản thân mình 3. Kết thúc:Củng cố bài,Cô nhận xét tuuyên dương GD trẻ chuyển h/đ Lưu ý Chỉnh sửa năm.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TUÂN IV Thứ 2 ngày 24 tháng 10năm 2016 Tên HĐ MĐ yêu cầu Chuẩn bị VH:Kể 1.Kiến thức: Tranh chuyện -Trẻ nhớ tên minh “Gấu chuyện,tên họacốt con bị tác giả,hiểu chuyện sâu nội dung bài răng” chuyện,nhớ (ĐGCS tên nhân vật. 24) 2.Kỹ năng: . Kể diễn cảm lại tưng đoạn truyện phân biệt được ngữ điêu,giọng điệu của các nhân vật. 3.Thái độ: Trẻ hứng thú vào h/đ,gd trẻ biết yêu quý và bảo vệ đôi mắt. Cách tiến hành I.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:Cô cùng trẻ hát bài “Đôi và một” s/t của Hoàng văn Yến II.PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: * Cho trẻ ngồi hình chữ u Phần 1:Nghe kể chuyện.( ĐGCS 24) Cô giới thiệu truyện “Gấu con bị sâu rănh”Phỏng theo lời Tạ Thị Liên -Cô kể diễn cảm lần 1 bằng lời (hỏi trẻ tên truyện) -kể lần 2 kết hợp tranh minh họa,hỏi trẻ tên truyện -Cô giảng lại nội dung cốt truyện: +Các bạn nhỏ ạ có 1 chú sâu răng,trước đây chú sống thỏa mái trong miệng của chú gấu con ,vì gấu con rất lười đánh răng,nên hàng ngày chú kiếm ăn trong các kẽ răng của chú gấu, mà hàng ngày chú sâu răng rất thích ăn là sô cô la, một hôm gấu con tổ chức sinh nhật,có rất nhiều bạn đến tặng ,gấu con rất là nhiều bánh kẹo ,gấu con thích lắm chú ăn rất là ngon lành,khi buổi tiệc sinh nhật tan ,gấu con không đánh răng và cứ thế lên gường đi ngủ và sau đó các chú sâu răng tha hồ đục khoét những chiếc răng bám đầy bánh kẹo trong các kẽ răng và gấu con đã bị đau răng và kêu ngào lên và đã được mẹ đưa đến bác sỹ để khám ,bác sỹbảo gấu con răng cháu đau nhiều quá phải chữa ngay thôi,nếu để lâu sẽ bị sâu răng ,con không được ăn nhiều bánh kẹo mà phải đánh răng vào buổi tối từ đo gấu con đã nghe lời và từ đó gấu con khộng bị sâu răng nữa *Phần 2:Đàm thoại,đặt câu hỏi nội dung cốt truyện - Các bạn nhỏ tôi là một chú gì?? - trước đây sống thỏa mái ở đâuu?? - Chú ggaaus này rất lười làm gì? - Vào một buổi sinh nhật ai? -Những bạn nào đẫ mang gì đến? - Gấu con đã dược ăn thỏa thích những gì -Khi buổi tiệc tan gấu con đã không làm gi?.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> -Đêm đó gấu con ddabj làm sao? -Mẹ đưa gấu con đi đâu? Bác nói NTN -Gấu con có nghe lời bác sỹ không - Cô kê lại truyện , cô là người dẫn truyện trẻ kể tiếp lời cô. Củng cố bài cô cho trẻ về bàn tập vẽ lại nội dung truyện,nhận xét tuyên dương III- Kết thúc cô cùng trẻ múa hát bài “Cô và mẹ”chuyển h/đ. Lưu ý Chỉnh sửa năm. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 3ngày 25 tháng 10 năm 2016 Tên h/đ MĐYC KPKH: 1.Kiến thức: Tìm hiểu về Trẻ thức:trẻ. CB 1 Của cô:, ảnh ,lô tô về 4. Cách tiến hành 1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:Cô cùng trẻ hát bài “ Mời bạn ăn?... Dẫn dắt vào bài..

<span class='text_page_counter'>(105)</span> 4 nhóm thực biết tên một số loại thực phẩm phẩm thuộc nhóm thực phẩm chính như nhóm đạm ,nhóm chất béo ,nhóm giàu vitamin,nhóm bột đường, -Biết 1 số món ăn giàu các chất dinh dưỡng đối với cơ thể.. nhóm thực phẩm chính chưa chế biến và đã được chế biến, bài hát : “Mời bạn ăn” Của trẻ: hình ảnh một số món ăn: rau ,thịt,cơm… - rổ lô tô 4 nhóm thực phẩm.. 2. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC: -Hình thức tổ chức:cho trẻ ngồi hình chữ u *Phần 1:trò chuyện về 4 nhóm thực phẩm 1.nhóm vitamin và muối khoáng: cho trẻ xem h/a một số loại rau củ quả các con vừa xem các loại t/p gì? Các loại t/p này có thể chế biến thành những món gì?ăn các loại này cung cấp gì cho cơ thể mình? CÔ chốt: đây là các loại thực phẩm thuộc nhóm vitamin và muối khoáng cung câó cho cơ thể da đẹp,mắt sáng chế biến thành nhiều món: luộc,xào,nấu canh… 2. nhóm chất đạm: cho trẻ qs h/a: thịt cá ,trứng ,tôm +các lạo t/p ddó cung cấp gì cho cơ thể mình? Có thể chế biến thành những món gì? Cô chốt: các loaị t/p trên đều cung cấp chất đạm cho cơ thể ta, được chế biến thành nhiều món như: rang,rán,nấu canh… 3. nhóm bột: cho trẻ qs h/a:gạo ,khoai... 2.Kỹ năng: -Có kỹ năng so sánh, quan sát ghi nhớ có chủ định, -Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3.Thái độ: trẻ hào hứng trong giơ học.. +các laoị t/p đó có thể chế biến thành những món gì? Trước khi ăn phải ltn? Chế biến thành những món ăn nào?cung cấp chất gì? Cô chốt: những loại t/p đó cung cấp nhiều tinh bột cho cơ thể,được chế biến thành nhiều món : luộc,nấu… 4. nhóm béo : cho trẻ qs :mỡ ,dầu + các loại t/p đó dùng để làm gì? Cung cấp gì cho cơ thể mình? Cô chốt: các loại như mỡ dầu cung cấp nhiều chất béo cho cơ thể mình, dùng để nấu canh,chế biến các món ăn....

<span class='text_page_counter'>(106)</span> Biết giữ gìn vệ sinh bản thân. * cho trẻ qs một số món ăn đã được chế biến rồi Giáo dục: các con phải luôn luôn ăn uống đầy đầy đủ các chất đó giúp cho cơ thể mình khỏe mạnh,lớn cao hơn…,cung cấp vitamin cho cơ thể *Phần 2: chơi trò chơi: thi ai chọn giỏi Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi để ra trước mặt Cách chơi và luật chơi: trong rổ cô đã chuẩn bị rất nhiều lôtô các loại t/p ,khi cô nói “tìm nhóm,tìm nhóm”,các con nói “ nhóm gì,nhóm gì”. Cô nói tìm cho cô nhóm t/p gì thì các con sẽ lựa chọn tp phải dơ t/p đó lên và nói tên t/p đó .bạn nào không tìm được phải nhảy lò cò . (khuyến khích trẻ chơi 3-4 lần) III.Kết thúc :củng cố ôn luyện,nx và tuyên dương trẻ. Lưu ý. Chỉnh sửa năm.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 4 ngày26tháng 10năm 2016 Tên h/đ MĐ yêu cầu C /Bị TH Dán 1.Kiến thức: 1. Của chân trẻ biết Dán cô: dung chân dung tranh bạn bạn trai hoặc dán trai,gái bạn gái qua mẫu của ( đt) đầu cô: chân tóc,mắt,mũi , dung miệng bạn trai,bạn 2:kỹ gái,2 năng:trẻ có bảng kỹ năng dán,rèn cho 2: của trẻ sự khéo trẻ:giấy léo của đôi A4,hồ bàn tay dán cho. Cách tiến hành 1. Ổn định tổ chức: Cô cùng trẻ hát bài “Đôi và một ”cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát, dẫn dắt trẻ vào bài. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức: - Hình thức tổ chức:trẻ ngồi bên cô dưới sàn nhà, ngồi theo nhóm -*Phần 1 : quan sát và nhận xét tranhvề hình dáng,màu sắc * Quan sát tranh bạn trai -các con cùng quan sát lên đây cô có bức tranh gì đây? - tóc bạn ntn? - bạn mặc áo gì? Bạn mặc áo màu gì? * quan sát tranh bạn gái: - bức tranh dán gì? Vì sao con biết bức tranh dán bạn gái? - tóc bạn ntn?bạn mặc áo màu gì? -Hôm naycô sẽ dạy chúng mình dán chân dung bạn trai nhé, - các con cùng chú ý nhìn cô dán chân dung bạn trai nào. + cô vừa làm vừa phân tích cách dán,cách phết hồ *Phần 2 :trẻ thực hiện:.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> Rèn cho trẻ mỗi trẻ kỹ năng quan sát,ghi nhớ có chủ định 3.Thái độ :Trẻ hứng thú vào h/đ, yêu quí giữ gìn SP.. -Cho trẻ về bàn ngồi thực hiện - cô nhắc nhở trẻ cáchdánkhi ngồi thì phải ntn?cách phết hồ cô bao quát lớp đến bên trẻ động viên hướng dẫn trẻ khi trẻ lung túng.(chú ý đến trẻ yếu kém) *Trưng bày sản phẩm:cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày -Cho trẻ nhận xét sản phẩm đẹp của đẹp bạn. + con thích bài của bạn nào? Vì sao con lại thích? Cho trẻ tự nói lên sản phẩm của mình ,,giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh,yêu quý bản thân mình 3. Kết thúc:Củng cố bài,Cô nhận xét tuuyên dương GD trẻ chuyển h/đ. Lưu ý Chỉnh sửa năm.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày27Tháng 10 năm 2016 Tên h/đ. MĐYC. Chuẩn bị. GD ÂN:NDTT:Dạ y hát “Tay thơm tay ngoan” ST Bùi Đình thảo. 1.Kiến thức:trẻ nhớ tên bài hát ,tác giả,thuộc lời và hiểu nội dung bài hát,chăm chú nghe cô hát ,biết cách chơi trò chơi. Mũ chóp, băng đĩa nhạc bài hát: lý cây bông,. -NDKH :Nghe hát “ Lý cây bông”dân ca nam bộ Trò chơi : Đoán tên bạn hát”. 2.Kỹ năng: trẻ có kỹ năng hát đúng giai điệu ,đúng lời - phát triển ngôn ngữ , vốn từ cho trẻ - có kỹ năng cảm thụ âm nhạc 3.Thái độ:hào. Các bước tiến hành 1ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề: “Bản thân” chúng mình đang học chủ đề gì? Các con làm gì để luôn được khỏe mạnh? Để đôi tay luôn sạch sẽ các con phải làm gì? Dẫn dắt vào bài 2.PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC: -hình thức tổ chức: ngồi hình chữ u *Phần 1:giới thiệu bài:cô gới thiệu bài hát:”Tay thơm ,tay ngoan”ST Bùi đình Thỏa -Cô hát mẫu lần 1: bằng lời ,(hỏi trẻ tên bài hát ,tên tác giả) -Cô hát lại lần 2 kết hợp điệu bộ minh họa -giảng nội dung tính chất của bài hát: bài nóivề các bộ phận trên cơ thể con người *Phần 2:Dạy hát: -Cho cả lớp hát cùng cô 2 lần - mời các tổ lần lượt hát (chú ý sửa sai) -Mời nhóm nam ,nữ lên hát,mời cá nhân xuất sắc hát( cô chú ý sửa sai cho trẻ) *Phần3:Nghe hát:cô giới thiệu bài hát “Lý cây bông” Dân ca nam bộ - Cô hát lần 1: bằng lời (hỏi trẻ tên bài hát.tên t/g) - Cô hát lần 2: thể hiện điệu bộ minh họa hỏi trẻ tên bài hát . Các con thấy bài hát ntn?(bài hát nhẹ nhàng,tình cảm ,vui tươi).

<span class='text_page_counter'>(110)</span> hứng tham gia hoạt động âm nhạc, -yêu quý bản thân mình và giữ gìn vệ sinh cho mình. -Cô hát lần 3: mời trẻ hưởng ứng cùng cô qua băng đĩa *Trò chơi ÂN: Đoán tên bạn hát -cách chơi ,luật chơi: cô mời lên 1 bạn bất kỳ nhiệm vụ đội mũ chóp,bên dưới cô sẽ chỉ điểm một bạn nào đó hát những bài hát có trong chủ đề ,bạn đội mũ phải đoán tên bạn vừa hát xong tên là gì? Nếu đoán đúng thì bạn đó lên đội mũ chóp,nếu đoán sai phải nhảy lò lò.( khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ chơi 3-4 lần) 3,Kết thúc : củng cố bài, nhận xét tuyên dương trẻ chuyển hoạt động.. Lưu ý. Chỉnh sửa năm. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ.6ngày 28Tháng 10 năm 2016 Tên h/đ. MĐYC. Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn-. 1.Kiến thức: Trẻ biết tạo nhóm thêm bớt trong phạm vi 3. Chuẩn bị. Cách tiến hành 1số nhóm đồ 1: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:cô cùng trẻ hát bài hát “Hát bài đôi và 1” dùng, đồ -Trò chuyện về nội dung bài hát chơi có số 2: PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC: lượng -Hình thức cho trẻ đứng xung quanh cô Mỗi trẻ có.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> kém trong phạm vi 3. Lưu ý. Chỉnh sửa năm. 2. Kỹ năng: Sắp xếp theo quy tắc kĩ năng thêm bớt tương ứng số 3.Thái độ: Giáo dụcgiơ. cái áo, 3cái *phần 1: Ôn tập đếm đến 9, NB nhóm có 3đối tượng NB số 3 lquần các thẻ *phần 2:luyện tập thêm bớt trong phạm vi 3 số từ 1-3 Cô cho trẻ lấy rổ đ/d về chỗ ngồi 3 ngôi nhà -Trẻ xếp cùng cô từ trái sang phải 3 cái áo mang số - Xếp 2 cái quần( trẻ xếp tương ứng 1-1cứ 1 cái áo thì tương ứng với 1 cái quần) 1,2,3 - Cho trẻ đếm số lượng và so sánh giữa nhóm áo và nhóm quần trẻ phát hiện thấy 2 nhóm không bằng nhau phải thêm 1 cái quầnnữa( trẻ thêm 1 quần) - Bớt 2 lá so sánh thêm, tạo nhóm bằng nhau - Bớt 3 lá, đếm so sánh học.giáo dục - Bớt 4 lá, so sánh trẻ biết yêu Bớt dần nhóm áo đến hết, vừa cất, vừa đếm quí bản thân Đếm nhóm và cất dần vừa đếm còn lại số 3 Cô phân tích lại số 3 đê trẻ nhớ -cô cho trẻ xếp các số thứ tự từ bế đến lớn,nhận biết các số liền kề trước, sau *phần 3:Luyện tập.Cho trẻ chơi trò chơi tìm đúng nhà của mình Cô nói cách chơi cô chuẩn bị 3 ngôi nhà và trên mỗi ngôi nhà có ngắn số tương ứng 1,2,3vaf cô phát cho mỗi bạn 1 thẻ số 1,2,3 nhiệm vụ là các con vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm nhà,các con quan sát trên tay mình mang thẻ sô mây và tương ứng với số nhafthif phải về đúng với số nhà tương ứng , luật chơi nếu bạn nào tìm sai phải nhảy lò cò 1 vòng. Trẻ chơi cô bao quát trẻ .Sau mỗi lần chơi cô KT trẻ xem có về đúng không và nhắc trẻ đổi thẻ cho nhau trò chơi chơi tiếp tục( cho trẻ chơi 1-2 lần) kết thúc cô NX tuyên dương chuyển HĐ.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THÁNG 11/ 2016 LỚP MẪU GIÁO 4-5TUỔI HOẠT ĐỘNG -Đón trẻ Thể dục sáng. Trò chuyện. Thời gian Tuần I : Tuần II: Tuần III: Tuần IV Tuần V (từ ngày 31- 4/11) (từ ngày 7-11/11) (từ ngày 14.-18/11) (từ ngày 21- 25/11) (từ ngày 28-2/12) *Cô đón trẻ: Cô niềm nở đón trẻ vào lớp quan tâm; Quan sát, nhắc nhở trẻ sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp tình huống. Hướng dẫn trẻ KN cất balô đúng nơi qui định, cởi dép, giầy, đi giầy, dép cất đúng chỗ, nhắc trẻ vào lớp chọn góc chơi rồi hoạt động cùng các bạn . trao đổi cùng phụ huynh về sức khỏe của trẻ. -Thể dục sáng: Tập theo nhạc baì “Lại đây với cô ” - Khởi động: Đi vòng tròn theo nhạc ,kết hợp các động tác tay chân ,nhanh chậm ,về thành 3 hàng ngang - Trọng động - Tay đưa . 2 tay đưa ra trước lên cao sang ngang - Tay: từng tay áp vào ngực - Bụng: 2 tay sang cúi người tay chạm mũi chân -Lườn 2 chân sang ngang,1 tay chống hông ,tay vắt chéo nghiêng người sang trái ,phải - Bật : chân nhảy chân sáo sau đó ký từng gót chân - Trò chuyện về ngôi nhà thân yêu của bé: nhà con ở đâu,nhà con có những ai,bố mẹ con làm ghề gì? - Trò chuyện về đò dùng thân quen trong gia đình- con có biết gia đình mình có những loai đ/d gì?muốn cho đồ dùng không bị hỏng cần phải làm gì ?những loại đồ dùng nào nguy hiểm,con có nên chơi loại đồ dùng đó không ?.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> - Trò chuyện về ngày hội của cô giáo- Biết công việc của người giáo viên và biết kính trọng các thầy cô giáo ai có bố mẹ làm nghề giáo viên?các con sẽ làm gì để chuẩn bị đón ngày hội của cô giáocon có yêu quí cô giáo của mình không?... - Trò chuyện về nhu cầu gia đình của bé Trước khi đến lớp ở nhà chúng mình phải làm những công việc gì? buổi sáng các con thường được mẹ cho ăn món ăn gì ?buổi tối thường được xem gì, ngày nghỉ thường được đi đâu ?...con phải làm gì để gia đình luôn vui vẻ ?.... -Điểm danh. - Điểm danh báo ăn Thứ 2. Khám phá Văn học Tìm hiểu về Dạy đọc thơ “ ngôi nhà Thương ông” thân yêu của bé. 3. Thể dục: VĐCB:Chạ y đổi theo hướng chuẩn (4-5 vật zíc zắc) -TCVĐ: kéo co. Hoạt động học. Âm nhạc:. Khám phá : Khám phá:tìm hiểu về một số loại đồ dùng trong gia đình. Tạo hình. Khám phá -Tìm hiểu về ngày hội cô giáo. Văn học Kể chuyện: “Tích chu”. Khám phá: Tìm hiểu về nghề của bố mẹ. Thể dục Ném chúng đích nằm ngang( ĐGCS05) TCVĐ: Tìm bạn thân. Khám phá Tìm hiểu về 1 số món ăn trong gia đình. Thể dục;Đi bằng gót chân ,mũi chân. Tạohình: cất dán đồ. Ân nhạc:. Âm nhạc.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> 4. 5. 6. Hoạt động ngoài trời. NDTT: Dạy hát vỗ tay theo nhịp “Bé quét nhà” -NDKH: Nghe hát bài “Tổ ấm gia đình” - Trò chơi: chiếc vòng kỳ diệu. Toán:Dạy trẻ thêm bớt trong phạm vi 3. Vẽ đồ dùng trong gia đình(ĐT) ( ĐGCS18). Âm nhạc NDTT: dạy hát: “ Nhà tôi” NDKH: nghe: “ Cho con” TC: Nghe hát đoán tên bạn hát Tạo hình Toán Vẽ ngôi nhà Đếm trên cùng là 5 của bé (m). * HĐCMĐ: - QS ngôi nhà cấp 4 - vẽ ngôi nhà bằng phấn trên sân -QS nhà tâng -QS nhà nhiều tầng * TCVĐ: - Mèo đuổi chuột -Chuyền bóng. * HĐCMĐ: -QS và trò chuyện về đ/d sinh hoạt trong gia đình - QS cái phích -QS bát - QS cái giường -Vẽ 1 số đ/d bằng phấn trên sân *TCVĐ:. -NDTT:dạy hát “Cô và mẹ” NDKH: Nhge hát” Cô giáo miềm xuôi TC:Tai ai tinh. dùng trong gia đình sưu -NDTT:dạy hát tấm tranh “Cháu yêu cô chú công nhân” NDKH: Nhge hát Cô giáo miềm xuôi TC:Tai ai tinh. Toán Âm nhạc đếm đến 4 tạo nhóm -NDTT: Dạy hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu có 4 đối tượng chậm:Cô và mẹ -NDKH:Nghe hát : Cho con -TC: Tai ai tinh. Toán:Đếm trên cùng là 6. Tạo hình Vẽ người thân trong gia đình( đt). Tạo hình: Tô màu tranh nghề sửa chữa. *HĐCMĐ -QS và trò chuyện về ngày hội của cô - Vẽ hoa bằng phấn trên sân tặng cô giáo - QS 1 số hoạt động diễn ra trong ngày hội - Vẽ theo ý thích * TCVĐ:. Toán Thêm bớt trong phạm vi 4 * HĐCMĐ: - Quan sát cô cấp dưỡng chế biên móm ăn - Quan sátnhóm thực phẩm chứa chất vitamin -QS nhóm thực phẩm chứa chất bột đường -QS nhóm thực phẩm. * HĐCMĐ: - QS và trò chuyện về nghề của bố mẹ -QS cái liềm -QS dụng cụ của nghề thợ xây -Vẽ 1 số đ/d của các nghề bằng phấn trên sân.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> - Oẳn tù tì - Kéo co * Chơi theo ý thích với đồ chơi ngoài trời. - Chuyền bóng qua đầu - Nhảy tiếp sức - nhảy lò cò - Ném bóng vào rổ * Chơi theo ý thích với đồ chơi ngoài trời, vòng, bóng.. - Chuyền bóng qua đầu - Bịt mắt bắt dê -Tìm bạn thân - Rồng rắn lên mây * Chơi theo ý thích với đồ chơi ngoài trời. chứa chất đạm *TCVĐ: * TCVĐ: - kéo co - Chuyền bóng qua - Nhảy tiếp sức chân - nhảy lò cò - Mèo đuổi chuột - Ném bóng vào rổ - TC Kể nhanh nói * Chơi theo ý đúng thích với đồ chơi - Nhảy lò cò ngoài trời, vòng, - Rồng rắn lên mây bóng. * Chơi yheo ý thích với đồ chơi ngoài trời Hoạt động * Góc trọng tâm: Góc gia đình(T1); Góc TH: trang trí khung ảnh (T2); Xây dựng ngôi nhà của bé( Tuần 3); góc (ĐGCS - CB: các loại giấy màu, nilong trong cắt thành từng miếng nhỏ; các loại giấy màu, hồ, kéo, dây xù… ; hoa giả, 23) cây xanh, ghế đá….,. * Góc phân vai: - Góc gia đình: Bố mẹ dẫn con đi mua sắm, các đồ dùng, đồ chơi và đồ dùng cá nhân, đồ dùng, dụng cụ l - Góc bác sỹ: Khám bệnh,lời khuyên của y tế trường - Góc bán hàng: Siêu thị, cửa hàng tạp hoá, cửa hàng thời trang; cửa hàng ăn - Thực hànhKN tự phục vụ: Luyện KN gấp khăn, cách kéo khóa áo - Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà của bé, xây đường về nhà bé , xây khu vườn rau nhà bé * Góc nghệ thuật: - Tạo hình: Vẽ tranh về các kiểu nhà, đồ dùngtrong gia đình, cắt, xé dán1 số đ/d trong gia đình - Âm nhạc: Hát vận động , sử dụng dụng cụ âm nhạc hát múa về chủ đề ( nhà của tôi,cô và mẹ, múa cho mẹ xem….) chơi TCÂN tai ai tinh * Góc học tập: - Góc toán- khám phá: tìm dấu hiệu hình, phân loại các đồ dung trong gia đình, in hình cái bát, vẽ nhóm có số lượng trong phạm vi 3, tạo nhóm có số lượng tương ứng, vẽ sơ đồngôi nhà của bé tìm hiểu, phân biệt các loại đồ dùng trong gia đình: hãy lựa chọn hình ảnh những việc làm được/ng được gắn lên bảng chơi. - Góc văn học: Tập đọc thơ Quạt cho bà ngủ, lấy tăm cho bà; tập kể chuyện Tích chu, gấu con chia quà, tập đọc đồng dao(dềnh dềnh,ràng ràng) xem tranh ảnh, về các kiểu nhà * Góc thiên nhiên: Làm quen với các dụng cụ, cách chăm sóc cây Hoạt động - Luyện KN rửa mặt, tay trước khi ăn cơm, đi VS đúng nơi quy định vệ sinh, ăn Luyện KN chuẩn bị giờ ăn: cách bê khay và chia cơm cho bạn cùng nhóm tự cầm thìa xúc ăn gọn gàng.

<span class='text_page_counter'>(116)</span> ngủ không làm rơi vãi và kể tên 1 số món ăn hàng ngày ( ĐGCS 30 - Nghe hát du, hát dân ca, kể chuyện : “Gấu con chia quà,tích chu.. ” Thơ: “em yêu nhà em, quạt cho bà ,10)) ngủ” ,.. Hoạt động chiều. *HĐC:- Rèn nề nếp học tập, đọc thơ "Em yêu nhà em", nghe kể chuyện" Gấu con chia quà" - Xem tranh ảnh, clip về các kiểu nhà. - Tập gấp áo. * HĐC:- Cho trẻ tập viết số 1 , 2 bằng phấn vào bảng - Làm sách bé LQVT trang 6 - Vệ sinh đồ chơi v góc chơi - Hát: nhà của tôi. * HĐC: - Rèn văn nghệ, chuẩn bị mừng ngày của cô, xem tranh anh, clip về ngaỳ hội của cô, Làm sách thủ công trang 4 - Vệ sinh đồ chơi - Hát: cả nhà thương nhau. - Hướng dẫn KNTPV: Cách gắp bằng các loại kẹp Hướng dẫn KNTPV:Cách quét rác trên sàn,cách sử dụng kẹp lên dây phơi -Hướng dẫn kỹ năng: Cách gấp khăn,cách kéo khóa áo -Hướng dẫn kỹ năng:Cách luồn và buộc dây giày, rót nước( bình nhựa có vòi -Hướng dẫn kỹ năng:Chuyền hạt từ 1 bát thành 2 bát - Chơi tự chọn tại các góc - Biểu diễn văn nghệ thưởng bé ngoan vào thứ 6 cuối tuần. - Vệ sinh trả trẻ, trao đổi cùng PH tình hình của trẻ( ĐGCS28). * HĐC: - Cho trẻ tập vẽ 1 số đ/d trong gia đình bằng phấn vào bảng - Làm sách bé tập vẽ trang 5 - Vệ sinh đồ chơi v góc chơi - Hát: nhà của tôi. * HĐC - LQ bài thơ“Bé làm bao nhiêu nghề” - Cắt dán 1 số dụng cụ của nghề thợ xây - Làm sách thủ công, trang 5 - Vệ sinh đồ chơi.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> Chủđề/sự kiện. Ngôi nhà thân yêu Đồ dùng thân quen Mừng ngày hội Nhu cầu gia đình của bé trong gia đình bé của cô. Nghè của bố mẹ. Đánh giá kết quả thực hiện. Ngày ….Tháng….Năm 2016. Ngày ….Tháng….Năm 2016. Tổ trưởng duyệt.. Ban giám hiệu duyệt..

<span class='text_page_counter'>(118)</span> TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNGTUẦN I Thứ 2ngày 31 tháng 10 năm 2016 Tên h/đ MĐYC KPKH:Tìm 1. Kiến thức: hiểu về ngôi Trẻ nhận biết nhà thân yêu về hinh dáng của bé bên ngoài của ngôi nhà biết kể về ngôi nhà thân yêu của mình như hình dáng, sắp xếp đồ dùng trong GĐ, cách trang trí ,biết so sánh nhà mái ngói,nhà 2 tầng và nhà nhiều tầng,biết được TD… 2. Kỹ năng; .. CB Của cô: bài hát “ nhà của tôi” Tranh ảnh vẽ về 1 Số kiểu nhà như 1 tầng, 2 tầng, mái ngói. Của trẻ.mỗi trẻ rổ đựng ngôi nhà mái ngói,nhà nhiều tầng,giấy vẽ bút màu. Cách tiến hành 1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:Cô cùng trẻ hát bài “ Nhà của tôi?... Dẫn dắt vào bài. 2. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC: -Hình thức tổ chức:cho trẻ ngồi hình chữ u 1: Quan sát khám phá. -Cô cho trẻ QS tranh ảnh vẽ về các kiểu nhà cho trẻ nêu lên nhận xét về hình dáng, đồ dùng GĐ. * Cô đặt câu hỏi với trẻ như + Nhà con là nhà mái ngói hay nhà mái bằng ? Nhà bạn nào có 2 tầng ? Có nhà bạn nào 3 tầng không ? -Trong nhà các con thường bày những loại đồ dùng gì ? + Nhà con có mấy phòng, trong phòng thường trưng bày những loại đồ dùng gì 2.So sánh, phân biệt. -Cô cho trẻ lấy rổ về chỗ ngồi ,hỏi trẻ xem trong rổ có những gì? - Cho trẻ quan sát nhận xét những điểm giống và khác nhau của các ngôi nhà như nhà cao tầng, nhà mái ngói ,quang cảnh ngôi nhà của mình… -Cô yêu cầu trẻ lấy giúp cô ngôi -nhà có mái ngói - lấy giúp cô ngôi nhà nhiều tầng -Cô cùng trẻ quan sát và trò chuyện, cô hỏi trẻ.

<span class='text_page_counter'>(119)</span> Rèn kỹ năng ghi nhớ quan sát có chủ định. -Đây là ngôi nhà gì? vì sao con biết? nó như thế nào?. 3. Thái độ: biết yêu quý chăm sóc ngôi nhà của mình. *Ôn luyện củng cố: cô cho trẻ về bàn ngồi vẽ tranh về ngôi nhà thân yêu của mình.. -Các con quan sát những ngôi nhà này có điểm gì giống và khác nha giáo dục trẻ biết yêu quí giữ gìn bảo vệ ngôi nhà, đồ dùng trong nhà…. 3* Kết thúc: củng cố bài,nhận xét tuyên dương trẻ chuyển h/đ. Lưu ý. Chỉnh sửa năm. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 3 ngày 1 tháng 11năm 2016 Tên h/đ MĐ YC CB. Cách tiến hành.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> TD VĐCB:C hạy đổi theo hướng chuẩn (4-5 vật zíc zắc) -TCVĐ: kéo co. 1.Kiến thức: -Trẻ biếtchạy đổi theo hướng chẩn, nhớ tên bài tập, biết qui trình thực hiện bài tập, biết chơi TC 2.Kỹ năng: Rèn trẻ kỹ năng chạy khéo léo không chạm vào vật zíc zắc Biết cách chơi, luật chơi 3.Thái độ:Trẻ hứng thú giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ ngôi nhà của mình. 1. Của cô: phòng học gọn gàng sạch sẽ, an toàn, các vật để zíc zắc 2. Của trẻ: - dây kéo dài 4m. 1.Ổn định tổ chức: Cô cùng trẻ trò chuyện về ngôi nhà thân yêu của bé, Dẫn dắt trẻ vào bài 2. Phương pháp và hình thức tổ chức: - Hình thức: đứng hàng ngang, hàng dọc *P hần 1: Khởi động:Cho trẻ đi theo vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân 1-2 vòng sau đó cho trẻ về xếp thành 2 hàng dọc, điểm số 1-2 đến hết rồi chuyển thành 4 hàng ngang dãn cách đều dể tập BTPTC. * Phần 2: trọng động: tập BTPTC. + ĐT Tay: 2 tay đưa cao, ra trước (2 lần x 8 nhịp) + ĐT bụng: Tay đưa cao, cúi gập người, tay chạm ngón chân( 2lần x 8 nhịp) + ĐT chân: Từng chân nhấc cao ra phía trước( 3 lần x 8 nhịp) + ĐT bật: Bật tại chỗ (3lần x 8 nhịp) * VĐCB: Cho trẻ dồn thành 2 hàng ngang đứng đối diện cách nhau 3m. giới thiệu bài tập VĐCB “ chạy thay đổi theo hướng chuẩn” - Cô làm mẫu : Lần đầu không giải thích - lần 2 cô vừa làm vừa giải thích cho trẻ hiểu : - Cô đứng ở vạch xuất phát khi có hiệu lệnh chạy thì cô chạy theo đường zíc zắc ,khi chạy chúng mình phải khéo léo không chạm vào các vật cản ở trên đường -Cô mời 1 vài trẻ trung bình lên thực hiện trước cho các bạn quan sát. *Trẻ TH khi trẻ TH cô lần lượt cho trẻ tập theo tổ, nhóm.Cô bao quát chú ý những trẻ yếu để sửa sai,động viên khuyến khích trẻ thực hiện(Mỗi trẻ được thực hiện 2-3 lần) -Cô mời những trẻ khá lên thực hiện lại cho các bạn quan sát. * BT nâng cao: cô tăng thêm đường zíc zắcvà nói bạn nào tự tin thì đứng sang bên tay phải cô, còn những bạn nào không đủ tự tin vẫn tung như lúc ban đầu *T/CVĐ:cô giới thiệu t/c “kéo co” cô chia trẻ ra làm 2 đội cô chuẩn bị dây kéo ,vạch chuẩn,cô phổ biến cách chơi và luật chơi.Khi trẻ chơi cô bao quát, động viên trẻ chơi. * Hồi tĩnh: cô cùng trẻ hát VĐ bài “Vui đến trường” 3- Kết thúc :cô củng cố lại bài học, nhận xét tuyên dương trẻ,chuyển H/Đ.. Lưu ý.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> Chỉnh sửa. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 4 ngày2Tháng 11 năm 2016 Tên h/đ. MĐYC. GDÂN:NDTT: 1.Kiến thức:trẻ nhớ : Dạy hát vỗ tên bài hát ,tác tay theo nhịp giả,thuộc lời “Bé quét nhà” và biết vỗ tay -NDKH: Nghe theo nhịp, hát bài “Tổ ấm hiểu nội dung gia đình” bài hát,chăm chú nghe cô. Chuẩn bị Mũ chóp, băng đĩa nhạc bài hát:Tổ ấm gia đình. Các bước tiến hành 1ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề: “gia đình” chúng mình đang học chủ đề gì? Các con làm gì để luôn được khỏe mạnh? Để đôi tay luôn sạch sẽ các con phải làm gì? Dẫn dắt vào bài 2.PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC: -hình thức tổ chức: ngồi hình chữ u *Phần 1:giới thiệu bài:cô gới thiệu bài hát:”Bé quét nhà”ST Hà Bích Hậu -Cô hát mẫu lần 1: bằng lời ,(hỏi trẻ tên bài hát ,tên tác giả).

<span class='text_page_counter'>(122)</span> - Trò chơi: chiếc vòng kỳ diệu.. hát ,biết cách chơi trò chơi 2.Kỹ năng: trẻ có kỹ năng hát đúng giai điệu ,đúng lời - phát triển ngôn ngữ , vốn từ cho trẻ - có kỹ năng cảm thụ âm nhạc 3.Thái độ:hào hứng tham gia hoạt động âm nhạc, -yêu quý bản thân mình và giữ gìn vệ sinh cho mình. Lưu ý. Chỉnh sửa năm. -Cô hát lại lần 2 kết hợp vỗ tay theo nhịp -giảng nội dung tính chất của bài hát: bài nóivề 1 sọi rơm vàng, bà ngồi bà bện chổi to,nhỏ để cho bé quét nhà *Phần 2:Dạy hát: -Cô bắt nhịp cho cả lớp hát - mời các tổ lần lượt hát (chú ý sửa sai) -Mời nhóm nam ,nữ lên hát,mời cá nhân xuất sắc hát( cô chú ý sửa sai cho trẻ) *Phần3:Nghe hát:cô giới thiệu bài hát “Lý cây bông” Dân ca nam bộ - Cô hát lần 1: bằng lời (hỏi trẻ tên bài hát.tên t/g) - Cô hát lần 2: thể hiện điệu bộ minh họa hỏi trẻ tên bài hát . Các con thấy bài hát ntn?(bài hát nhẹ nhàng,tình cảm ,vui tươi) -Cô hát lần 3: mời trẻ hưởng ứng cùng cô qua băng đĩa *Trò chơi ÂN: Đoán tên bạn hát -cách chơi ,luật chơi: cô mời lên 1 bạn bất kỳ nhiệm vụ đội mũ chóp,bên dưới cô sẽ chỉ điểm một bạn nào đó hát những bài hát có trong chủ đề ,bạn đội mũ phải đoán tên bạn vừa hát xong tên là gì? Nếu đoán đúng thì bạn đó lên đội mũ chóp,nếu đoán sai phải nhảy lò lò.( khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ chơi 3-4 lần) 3,Kết thúc : củng cố bài, nhận xét tuyên dương trẻ chuyển hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(123)</span> TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ.6ngày 28Tháng 10 năm 2016 Tên h/đ. MĐYC. Trẻ nhận biết mối quan hệ hơnkém trong phạm vi 3. 1.Kiến thức: Trẻ biết tạo nhóm thêm bớt trong phạm vi 3 2. Kỹ năng: Sắp xếp theo quy tắc kĩ năng thêm bớt tương ứng số 3.Thái độ: Giáo dục giơ. Lưu ý. Chuẩn bị. Cách tiến hành 1số nhóm đồ 1: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:cô cùng trẻ hát bài hát “Hát bài đôi và 1” dùng, đồ -Trò chuyện về nội dung bài hát chơi có số 2: PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC: lượng -Hình thức cho trẻ đứng xung quanh cô Mỗi trẻ có. *phần 1: Ôn tập đếm đến 9, NB nhóm có 3đối tượng NB số 3 cái áo, 3cái lquần các thẻ *phần 2:luyện tập thêm bớt trong phạm vi 3 Cô cho trẻ lấy rổ đ/d về chỗ ngồi số từ 1-3 -Trẻ xếp cùng cô từ trái sang phải 3 cái áo 3 ngôi nhà - Xếp 2 cái quần( trẻ xếp tương ứng 1-1cứ 1 cái áo thì tương ứng với 1 cái quần) mang số - Cho trẻ đếm số lượng và so sánh giữa nhóm áo và nhóm quần trẻ phát hiện thấy 2 1,2,3 nhóm không bằng nhau phải thêm 1 cái quầnnữa( trẻ thêm 1 quần) - Bớt 2 lá so sánh thêm, tạo nhóm bằng nhau - Bớt 3 lá, đếm so sánh học.giáo dục - Bớt 4 lá, so sánh trẻ biết yêu Bớt dần nhóm áo đến hết, vừa cất, vừa đếm Đếm nhóm và cất dần vừa đếm còn lại số 3 quí bản thân Cô phân tích lại số 3 đê trẻ nhớ -cô cho trẻ xếp các số thứ tự từ bế đến lớn,nhận biết các số liền kề trước, sau *phần 3:Luyện tập.Cho trẻ chơi trò chơi tìm đúng nhà của mình Cô nói cách chơi cô chuẩn bị 3 ngôi nhà và trên mỗi ngôi nhà có ngắn số tương ứng 1,2,3vaf cô phát cho mỗi bạn 1 thẻ số 1,2,3 nhiệm vụ là các con vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm nhà,các con quan sát trên tay mình mang thẻ sô mây và tương ứng với số nhafthif phải về đúng với số nhà tương ứng , luật chơi nếu bạn nào tìm sai phải nhảy lò cò 1 vòng. Trẻ chơi cô bao quát trẻ .Sau mỗi lần chơi cô KT trẻ xem có về đúng không và nhắc trẻ đổi thẻ cho nhau trò chơi chơi tiếp tục( cho trẻ chơi 1-2 lần) kết thúc cô NX tuyên dương chuyển HĐ.

<span class='text_page_counter'>(124)</span> Chỉnh sửa năm. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 4 ngày26tháng 10năm 2016 Tên h/đ MĐ yêu cầu C /Bị TH Dán 1.Kiến thức: 1. Của chân trẻ biết Dán cô: dung chân dung tranh bạn bạn trai hoặc dán trai,gái bạn gái qua mẫu của ( đt) đầu cô: chân tóc,mắt,mũi , dung miệng bạn trai,bạn 2:kỹ gái,2 năng:trẻ có bảng kỹ năng dán,rèn cho 2: của trẻ sự khéo trẻ:giấy léo của đôi A4,hồ bàn tay dán cho mỗi trẻ Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát,ghi nhớ có chủ định 3.Thái độ :Trẻ hứng. Cách tiến hành 1. Ổn định tổ chức: Cô cùng trẻ hát bài “Đôi và một ”cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát, dẫn dắt trẻ vào bài. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức: - Hình thức tổ chức:trẻ ngồi bên cô dưới sàn nhà, ngồi theo nhóm -*Phần 1 : quan sát và nhận xét tranhvề hình dáng,màu sắc * Quan sát tranh bạn trai -các con cùng quan sát lên đây cô có bức tranh gì đây? - tóc bạn ntn? - bạn mặc áo gì? Bạn mặc áo màu gì? * quan sát tranh bạn gái: - bức tranh dán gì? Vì sao con biết bức tranh dán bạn gái? - tóc bạn ntn?bạn mặc áo màu gì? -Hôm naycô sẽ dạy chúng mình dán chân dung bạn trai nhé, - các con cùng chú ý nhìn cô dán chân dung bạn trai nào. + cô vừa làm vừa phân tích cách dán,cách phết hồ *Phần 2 :trẻ thực hiện: -Cho trẻ về bàn ngồi thực hiện - cô nhắc nhở trẻ cáchdánkhi ngồi thì phải ntn?cách phết hồ cô bao quát lớp đến bên trẻ động viên hướng dẫn trẻ khi trẻ lung túng.(chú ý đến trẻ yếu kém) *Trưng bày sản phẩm:cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày -Cho trẻ nhận xét sản phẩm đẹp của đẹp bạn..

<span class='text_page_counter'>(125)</span> thú vào h/đ, yêu quí giữ gìn SP.. + con thích bài của bạn nào? Vì sao con lại thích? Cho trẻ tự nói lên sản phẩm của mình ,,giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh,yêu quý bản thân mình 3. Kết thúc:Củng cố bài,Cô nhận xét tuuyên dương GD trẻ chuyển h/đ. Lưu ý Chỉnh sửa năm.

<span class='text_page_counter'>(126)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×