Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

cong van 923 thuc hien nhiem vu Giao duc trung hoc nam hoc 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.15 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND TỈNH BẠC LIÊU <b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b> <b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


Số: 923/SGDĐT-GDTrH <i>Bạc Liêu, ngày 07 tháng 9 năm 2015</i>


Vv hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ Giáo dục trung học


năm học 2015-2016


Kính gửi: - Các phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố;
- Các trường THPT, THCS và THPT;


Căn cứ Công văn số 4509/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 9 năm 2015 của
Bộ GD&ĐT về việc “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học
2015-2016”; trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016
của toàn ngành, Sở GD&ĐT Bạc Liêu hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục trung học
năm học 2015-2016 trên địa bàn tỉnh như sau:


<b>A. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CHUNG</b>
<b>I. Phương hướng nhiệm vụ </b>


1. Tiếp tục quán triệt thực hiện Chương trình hành động của ngành giáo dục
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ
tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các
phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp
điều kiện từng cơ sở giáo dục trung học, từng địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt
động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại mỗi cơ quan quản lý và cơ sở
giáo dục trung học.



2. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với các
cơ sở giáo dục trung học theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ
động của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao
năng lực quản trị nhà trường, nhất là công tác tự kiểm tra, tự chấn chỉnh, trách
nhiệm giải trình của đội ngũ cán bộ quản lý và chức năng giám sát của xã hội, kiểm
tra của cấp trên.


Đẩy mạnh yêu cầu dạy học phân hóa theo năng lực học tập của học sinh. Tạo
điều kiện để các cơ sở giáo dục trung học chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện
chương trình; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học
sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng các
chủ đề tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của
từng cấp học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng
của học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu
biết xã hội, thực hành pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

theo chủ đề nâng cao để phát triển năng khiếu ở một số môn học dành cho học sinh
các lớp chất lượng cao (thí điểm) cấp THCS.


3. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến
thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học
tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học
sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.


Triển khai thực nghiệm mơ hình trường học mới cấp THCS đối với lớp 6.
4. Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập và rèn luyện của học sinh, bảo đảm trung thực, khách quan; phối hợp sử dụng
kết quả đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh


giá của giáo viên với tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh; đánh giá của nhà
trường với đánh giá của gia đình và cộng đồng.


5. Tập trung củng cố, kiện toàn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về
năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định
hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm
tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; quan tâm phát triển đội ngũ
tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm lớp; chú trọng đổi
mới sinh hoạt chun mơn; nâng cao vai trị của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ
chức Đồn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục
toàn diện cho học sinh.


6. Tăng cường vai trò của các Hội đồng bộ môn cấp THCS và THPT vào việc
đổi mới hoạt động chun mơn, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt của các
tổ, nhóm bộ mơn và chất lượng, hiệu quả dạy học.


<b>II. Mục tiêu:</b>


1. Tỉ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông từ 90% trở lên. Tỉ lệ xét công nhận tốt
nghiệp Trung học cơ sở từ 98% trở lên và tiếp tục đạt chuẩn PCGD THCS. Phấn
đấu nâng kết quả trúng tuyển vào đại học chính qui lên mức trung bình của khu
vực.


2. Giảm tỉ lệ học sinh bỏ học: THCS không quá 2,0%; THPT không quá
3,5%.


3. Phấn đấu nâng dần tỉ lệ học sinh xếp loại học lực khá giỏi theo tiêu chuẩn
trường đạt chuẩn quốc gia; tỉ lệ học sinh xếp loại học lực yếu kém đối với cấp
THCS dưới 05%, cấp THPT dưới 10%.



<b>B. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ</b>
<b>I. Thực hiện kế hoạch giáo dục </b>


<b>1. Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo</b>
<b>dục để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nhà trường và địa phương, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng
cấp học với những yêu cầu chủ yếu:


- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Công văn số 829/SGDĐT-GDTrH ngày
05/8/2013 và các văn bản liên quan (Công văn số 1056/SGDĐT-GDTrH ngày
13/9/2013, Công văn số 1267/SGDĐT-GDTrH ngày 26/10/2013) của Sở Giáo dục
và Đào tạo Bạc Liêu về việc tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học tập của
học sinh cấp trung học. Chú ý bố trí sĩ số học sinh đảm bảo đúng qui định; biên chế
lớp phải đảm bảo thuận lợi cho việc thực hiện yêu cầu dạy học phân hóa theo năng
lực học tập của học sinh, phù hợp với yêu cầu dạy học tự chọn và phân luồng học
sinh sau khi học hết một cấp học. Cụ thể là:


+ Nơi có điều kiện thì xếp lớp theo năng lực giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
+ Nơi khơng có điều kiện xếp lớp theo yêu cầu trên thì phải hình thành các
nhóm để tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi và giúp đỡ học sinh yếu kém.


- Trên cơ sở Chương trình Giáo dục phổ thơng cấp THCS, cấp THPT (ban
hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT); Tài liệu “Phân phối chương trình THCS, THPT áp dụng từ
năm học 2009-2010” (Khung phân phối chương trình THCS, THPT ban hành theo
Cơng văn số 7608/ BGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2009 và Tài liệu “Hướng dẫn thực
hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” các môn học của Bộ GD&ĐT; Công văn số
5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn
điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông; SGK, SGV và các tài liệu tham


khảo liên quan, <i><b>các cơ sở giáo dục trung học xây dựng và thực hiện kế hoạch</b></i>
<i><b>giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh theo khung thời gian 37 tuần</b></i>
<i><b>thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần), đảm bảo thời gian kết thúc học kỳ I,</b></i>
kết thúc năm học thống nhất theo Công văn của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn kế
hoạch thời gian thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 cấp trung học; đảm bảo có
đủ thời lượng dành cho luyện tập, ơn tập, bồi dưỡng HSG, giúp đỡ HS yếu kém, thí
nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ. Việc
sắp xếp lịch học phải khoa học, hợp lí; khơng để xảy ra tình trạng dạy tăng tiết, dạy
chéo buổi quá nhiều làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và việc tiếp thu kiến
thức của HS.


Kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh của mỗi trường
phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập
của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chun mơn, giáo
viên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chun mơn của trường trung học qua
mạng cho mỗi chủ đề theo hướng dẫn tại Công văn số 1474/SGDĐT-GDTrH ngày
21/10/2014 của Sở GDĐT Bạc Liêu mà không nhất thiết phải theo bài/tiết trong
sách giáo khoa.


(Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực
hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học. Các nhiệm vụ học
tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho
học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần chú trọng giao nhiệm vụ
học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở nhà.)


- Tổ chức sơ kết, đánh giá và tiếp tục triển khai dạy học, kiểm tra đánh giá tài
liệu Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí địa phương Bạc Liêu. Căn cứ vào qui định của


chương trình để đưa một phần kiến thức, kĩ năng trong tài liệu dạy học Ngữ văn,
Lịch sử, Địa lí địa phương Bạc Liêu vào đề kiểm tra thường xun và định kì các
mơn học này.


- Triển khai thực nghiệm mơ hình trường học mới cấp THCS đối với lớp 6 theo
chỉ đạo của Bộ GDĐT.


- Các trường có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, nhất là các trường có
học sinh nội trú; bố trí và huy động được kinh phí tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo
tinh thần Công văn số 1452/SGDĐT-GDTrH ngày 10/02/2010 về việc hướng dẫn
học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học. Thời gian dạy học 2 buổi/ngày cần
được bố trí cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi;
tăng thời gian cho các nội dung dài, khó dưới sự hướng dẫn của giáo viên; tổ chức
các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh, hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống; hoạt động văn nghệ, thể
thao phù hợp đối tượng học sinh.


- Tổ chức dạy học môn tiếng Anh:


+ Về cơ bản, việc dạy học môn tiếng Anh tiếp tục thực hiện như đã hướng
dẫn ở năm học 2010-2011 về dạy học ngoại ngữ trong trường THCS, THPT. Chú
trọng tổ chức các hoạt động giao lưu để khuyến khích học sinh sử dụng tiếng Anh
trong giao tiếp nhằm tăng cường các kỹ năng, nhất là kỹ năng nghe - nói - viết
tiếng Anh cho học sinh;


+ Bên cạnh đó, phải tích cực tham gia thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 trên địa bàn tỉnh. Trong
năm học 2015-2016 sẽ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

chương trình thí điểm của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục


quốc dân giai đoạn 2008-2020”.


* Tổ chức cho học sinh các lớp 11,12 của trường THPT Chun Bạc Liêu
(đã tham gia thí điểm chương trình lớp 10, 11) và học sinh lớp 11 của các trường
THPT: Bạc Liêu, Giá Rai, Võ Văn Kiệt, Điền Hải, Lê Văn Đẩu, Lê Thị Riêng,
Ngan Dừa (đã tham gia thí điểm chương trình lớp 10) tiếp tục học theo chương
trình thí điểm của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
giai đoạn 2008-2020”.


* Tiếp tục triển khai cho học sinh lớp 6 của trường THPT Chuyên Bạc
Liêu và các một số lớp 6 của các trường THCS: Lê Hồng Phong (Đông Hải),
Nguyễn Minh Nhựt (Vĩnh Lợi), Chu Văn An (Hồng Dân), Hòa Bình (Hịa Bình),
Võ Thị Sáu, Trần Huỳnh, Lê Thị Cẩm Lệ (Bạc Liêu), Giá Rai B, Hộ Phòng (Giá
Rai), TT Phước Long (Phước Long) và một số học sinh lớp 10 của trường THPT
Chuyên Bạc Liêu và các trường THPT: Bạc Liêu, Giá Rai, Võ Văn Kiệt, Điền Hải,
Lê Văn Đẩu, Lê Thị Riêng, Ngan Dừa tham gia dạy học theo chương trình thí điểm
của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2008-2020”.


+ Tích cực chuẩn bị điều kiện để có thể sớm chuyển sang dạy theo chương
trình mới.


+ Triển khai đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
học sinh theo Công văn số 5333/GDTrH-BGDĐT ngày 29/9/2014 của Bộ GDĐT.
Tổ chức đánh giá năng lực đầu ra Bậc 3 đối với học sinh lớp 12 tham gia chương
trình thí điểm tiếng Anh.


- Tiếp tục triển khai hoạt động giáo dục nghề phổ thông theo kế hoạch số
1162/KH-SGDĐT ngày 19/9/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu. Tiếp tục
đa dạng các phương thức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh trung học.



- Thực hiện tốt yêu cầu tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phịng chống tham
nhũng; tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục
về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phịng
tránh và giảm nhẹ thiên tai; hướng dẫn tổ chức tham quan, học tập thông qua di sản,
tại các cơ sở sản xuất,...


- Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.
- Tổ chức tốt hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học mới, đặc biệt
quan tâm đối với các lớp đầu cấp nhằm giúp học sinh làm quen với điều kiện học
tập, sinh hoạt và tiếp cận phương pháp dạy học và giáo dục trong nhà trường. Tổ
chức tập luyện và duy trì nền nếp tập thể dục vệ sinh buổi sáng, thể dục giữa giờ để
tạo môi trường học tập gần gũi, thân thiện đối với học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa.


<b>2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá </b>


Tiếp tục đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả
giáo dục theo hướng khoa học, hiện đại, tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau
giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học - giáo dục, đánh giá
trong quá trình dạy học - giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục nhằm phát triển
năng lực và phẩm chất học sinh.


a) Đổi mới phương pháp dạy học


Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ


động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
học sinh theo tinh thần Công văn số 890/SGDĐT-GDTrH ngày 15/3/2013 về áp
dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác;
đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành,
dạy học theo dự án trong các mơn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù
hợp với nội dung bài học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, phương pháp tự học; bảo đảm cân đối giữa
trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh;
chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thơng.


b) Đổi mới hình thức tổ chức dạy học


- Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng
dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông như: dạy học trực tuyến, trường học ảo;...
Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi
trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.


- Tổ chức tốt và động viên học sinh tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứu
khoa học kỹ thuật học sinh trung học theo Kế hoạch số 827/KH-SGDĐT ngày
14/8/2015 và Cuộc thi vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết các tình huống
thực tiễn dành cho học sinh trung học. Tăng cường tổ chức các hoạt động như: Hội
thi thí nghiệm - thực hành của học sinh, Ngày hội công nghệ thông tin, Ngày hội sử
dụng ngoại ngữ, Ngày hội đọc,…


- Tiếp tục thực hiện việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn
số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

giới. Khơng lấy thành tích của các hoạt động giao lưu nói trên làm tiêu chí để xét thi
đua các đơn vị có học sinh tham gia.


c) Đổi mới kiểm tra và đánh giá


- Chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra
đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo
thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ
của học sinh.


- Tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và
phẩm chất của học sinh. Chú trọng đánh giá trong quá trình dạy học: đánh giá trên
lớp; đánh giá bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét; tăng cường hình thức đánh giá
thơng qua sản phẩm dự án; bài thuyết trình; kết hợp kết quả đánh giá trong quá
trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Các hình thức kiểm tra,
đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp
đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của
các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học
sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết
vận dụng khơng.


- Trong q trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, giáo viên cần coi
trọng việc quan sát và hướng dẫn học sinh tự quan sát các hoạt động và kết quả hoạt
động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định tính và định lượng về kết quả
hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.


- Chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự
luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành
trong các bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào


thực tiễn, đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tăng cường ra các câu
hỏi mở; gắn với thời sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến
của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Khi chấm bài kiểm tra phải có
phần nhận xét, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết
hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú
ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.


- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận; chỉ đạo
việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các
câu hỏi 1 lựa chọn đúng như trước đây; triển khai phần kiểm tra tự luận trong các
bài kiểm tra viết môn ngoại ngữ. Tiếp tục nâng cao chất lượng việc thi cả bốn kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết đối với môn ngoại ngữ; thi thực hành đối với các mơn
Vật lí, Hóa học, Sinh học để tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Sở GD&ĐT quản lý đề kiểm tra học kỳ. Cụ thể như sau:
+ Khối lớp 6, 7, 8: mơn Tốn, Ngữ văn, Tiếng Anh.


+ Lớp 9: mơn Tốn, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hố học, Sinh học.


+ Lớp 10, 11, 12: mơn Tốn, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hoá học, Sinh
học, Lịch sử, Địa lý.


- Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là các
huyện) và các trường THPT căn cứ tình hình cụ thể của các đơn vị, trường học để
thực hiện phân cấp quản lý đề kiểm tra định kỳ của các mơn cịn lại của đơn vị
mình.


- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt Thông tư số
58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học
sinh THCS và học sinh THPT; Công văn số 2642/BGDĐT-GDTrH ngày


04/5/2012 của Bộ GD&ĐT về việc trả lời một số câu hỏi khi triển khai thực hiện
Thông tư 58.


- Đối với môn Tiếng Anh theo chương trình thí điểm của Đề án “Dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”: triển khai đổi mới
kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo hướng dẫn của
Công văn số 5333/GDTrH-BGDĐT ngày 29/9/2014 của Bộ GDĐT, đặc biệt chú trọng
tới việc sử dụng các hình thức thực hành để đánh giá tồn diện q trình học tập của
học sinh.


- Tăng cường ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực
để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu
mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham
khảo có chất lượng trên website của Bộ (tại địa chỉ <i>)</i>
của sở/phòng GDĐT và các trường học. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên và
học sinh tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "Trường học kết
nối" về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên mơn; đổi mới phương pháp,
hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học
sinh.


<b>3. Nâng cao chất lượng hoạt động của các Hội đồng bộ mơn, các tổ, nhóm</b>
<b>chun mơn</b>


- Trên cơ sở các Công văn số 1055/SGDĐT-GDTrH, 1056/SGDĐT-GDTrH và
kế hoạch nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015-2016, Phòng GDTrH sẽ phối
hợp với lãnh đạo các HĐBM và lãnh đạo các cụm trường, các tổ chuyên môn liên
trường xây dựng, triển khai kế hoạch hoạt động của các HĐBM cấp tỉnh với các yêu
cầu chủ yếu:


+ Tổ chức tốt các cuộc sinh hoạt chuyên môn liên trường và cụm trường.



+ Nghiên cứu biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng HSG các khối lớp và
tài liệu tham khảo phục vụ dạy học chương trình nâng cao cấp THCS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

+ Phối hợp với các trường tổ chức khảo sát, đánh giá trình độ năng lực của giáo
viên…


- Phòng GD&ĐT các huyện phối hợp với lãnh đạo các HĐBM cấp THCS (CT,
hoặc PCT HĐBM cấp THCS tại địa phương) và lãnh đạo các cụm trường, tổ chuyên
môn liên trường của huyện, thị xã, thành phố xây dựng, triển khai kế hoạch hoạt động
của các tổ HĐBM cấp huyện.


- Các tổ, nhóm chun mơn tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp để góp ý,
tư vấn, thúc đẩy giáo viên thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, quan
tâm giúp đỡ những giáo viên còn hạn chế về năng lực giảng dạy; bồi dưỡng cho
cán bộ quản lý, giáo viên kiến thức, kỹ năng về đổi mới phương pháp dạy học; xây
dựng kế hoạch tăng cường tổ chức hội thảo hoặc sinh hoạt chuyên đề từ cấp
trường, cụm trường, phòng, sở; tổ chức nghiêm túc, hiệu quả hội thi giáo viên giỏi
các cấp; chú trọng tổ chức cho giáo viên nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng,
sáng kiến cải tiến; đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học trong
các cơ sở giáo dục thuộc cấp THCS, THPT. Đổi mới việc sinh hoạt tổ chuyên môn
theo hướng tăng cường giúp đỡ vì sự tiến bộ của các thành viên trong tổ thông qua
trao đổi, thảo luận về các chủ đề, rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng
mắc trong giảng dạy, nhất là hoạt động nghiên cứu bài học.


<b>II. Củng cố, kiện toàn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục</b>
<b>1. Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo</b>
<b>dục</b>


- Tổ chức tốt việc tập huấn các nội dung: Mô hình trường học mới cấp THCS; dạy


học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; tổ chức dạy học
và kiểm tra, đánh giá theo chun đề tích hợp, liên mơn; tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo; tổ chức công tác nghiên cứu khoa học kĩ thuật và cuộc thi khoa học kĩ thuật
cho học sinh trung học; giáo dục kỹ năng sống; công tác giáo viên chủ nhiệm lớp,
cán bộ phụ trách công tác Đoàn, Đội, giáo viên tư vấn trường học;... đã được tiếp
thu trong các đợt tập huấn của Bộ GDĐT. Đồng thời, xây dựng và tổ chức tập huấn cho
CBQL và GV về: Dạy học phân hóa, cơng tác lập kế hoạch và tổ chức sinh hoạt tổ
chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn liên trường, cụm trường, phân công chuyên mơn và
phương pháp tính tốn định mức giáo viên, khai thác, sử dụng phiếu đánh giá dự giờ,
khai thác sử dụng tài liệu dạy học chất lượng cao cấp THCS …


- Các trường trung học tổ chức tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên đối với
giáo viên THCS và THPT. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ
quản lý, giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn
nghề nghiệp giáo viên theo các hướng dẫn của Bộ GDĐT. Tăng cường các hình
thức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy học và quản lý
qua trang mạng "Trường học kết nối".


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>2. Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của giáo viên và cán bộ</b>
<b>quản lý giáo dục</b>


- Tiếp tục đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn trong các cơ sở GDTrH dựa
trên nghiên cứu bài học. Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn
học trong các cơ sở GDTrH. Chủ động triển khai các hoạt động chuyên môn trên
trang mạng "Trường học kết nối" (khơng gian quản lí của sở GDĐT đã được cấp
đầy đủ các chức năng tổ chức và quản lí các hoạt động chun mơn) để tổ chức,
chỉ đạo và hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; tăng cường tổ
chức sinh hoạt chun mơn tại trường, cụm trường, phịng/sở GDĐT (trực tiếp và
qua mạng) theo hướng dẫn tại Công văn số 1474/SGDĐT-GDTrH ngày
21/10/2014 của Sở GDĐT Bạc Liêu.



- Nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả của hội thi giáo viên dạy giỏi,
giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách Đội giỏi theo các văn bản hướng dẫn của
Bộ GDĐT. Tổ chức tốt và động viên giáo viên tham gia Cuộc thi dạy học theo chủ
đề tích hợp dành cho giáo viên trung học.


<b>3. Sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên, nhân viên</b>


Trên cơ sở Đề án 826, các đơn vị trường trung học cần chủ động rà soát đội
ngũ, bố trí sắp xếp để đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu giáo viên,
cho các môn học, cán bộ tư vấn trường học, nhân viên phụ trách thư viện, thiết bị
dạy học.


<b>III. Phát triển mạng lưới trường lớp; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất,</b>
<b>thiết bị dạy học; đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia; phát triển trường</b>
<b>THPT chuyên, trường - lớp chất lượng cao</b>


<b>1. Phát triển mạng lưới trường lớp</b>


Các cấp quản lý giáo dục tích cực tham mưu với UBND rà soát quy hoạch
mạng lưới trường lớp THCS, THPT giai đoạn 2011-2015, trong đó chú trọng giải
quyết quỹ đất cho trường học theo quy định đối với trường chuẩn quốc gia.


Tiếp tục phát triển các lớp thí điểm chất lượng cao cấp THCS tại trường
THPT Chuyên Bạc Liêu và nhân rộng việc thí điểm loại hình giáo dục THCS chất
lượng cao tại các trường THCS: Lê Hồng Phong (Đông Hải), Nguyễn Minh Nhựt
(Vĩnh Lợi), Chu Văn An (Hồng Dân), Hịa Bình (Hịa Bình), Giá Rai B (Giá Rai),
TT Phước Long (Phước Long).


<b>2. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất trường học</b>



a. Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các
nguồn huy động hợp pháp khác để tăng cường trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học, xây dựng phòng học bộ môn, thư viện, nhà đa năng, vườn trường…


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

c. Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa
chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã ban hành theo
Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 và Thông tư số
01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010. Thực hiện nghiêm túc Công văn số 7842/01/2010/TT-BGDĐT-
7842/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 28/10/2013 về việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, học liệu
các cơ sở giáo dục đào tạo. Tiếp tục triển khai Đề án “Phát triển thiết bị dạy học tự
làm giáo dục mầm non và phổ thông giai đoạn 2010-2015” theo Quyết định số
4045/QĐ-BGDĐT ngày 16/9/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Tăng cường bồi
dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của viên chức làm công tác thiết
bị dạy học.


Các đơn vị, trường học chỉ đạo giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị giáo
dục, đồ dùng dạy học, khai thác triệt để cơ sở vật chất của nhà trường để đảm bảo
việc dạy học có chất lượng. Chỉ đạo, tổ chức tốt phong trào giáo viên tự làm đồ
dùng dạy học; tổ chức Hội thi sáng tạo đồ dùng dạy học ở cấp đơn vị trường học
và cấp huyện.


d. Tăng cường thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các nguồn
lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh quan đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an tồn
theo quy định; xây dựng mơi trường sư phạm lành mạnh thực sự để thu hút học
sinh đến trường, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục.


<b>3. Quan tâm đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia</b>


Căn cứ vào Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ


GD&ĐT ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học
phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia (gọi tắt là
Thông tư 47) và các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT, các đơn vị trường học
cần chủ động tham mưu cho lãnh đạo ngành, địa phương tiếp tục đầu tư nguồn lực,
chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cơng tác xây dựng trường chuẩn
quốc gia gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.


- Đối với cấp THPT:


+ Tổ chức kiểm tra công nhận trường THPT Ninh Quới đạt chuẩn quốc gia.
+ Phấn đấu xây dựng các trường THPT: Giá Rai, PTDTNT, Trần Văn Bảy,
Ngan Dừa sớm đạt chuẩn quốc gia.


+ Trường THPT Chuyên Bạc Liêu tiến hành làm các thủ tục để đề nghị Sở
GD&ĐT kiểm tra công nhận lại.


+ Các trường còn lại phấn đấu đạt các tiêu chuẩn (1), (2), (5) theo Thông tư
47.


- Đối với cấp THCS:


+ Mỗi huyện, thị xã, thành phố phấn đấu có thêm 01 trường THCS đạt chuẩn
quốc gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

+ Các trường còn lại phấn đấu đạt các tiêu chuẩn (1), (2), (5) theo Thông tư
47.


<b>4. Tiếp tục triển khai Đề án phát triển trường THPT chuyên giai đoạn </b>
<b>2010-2020 </b>



a. Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển trường THPT
Chuyên Bạc Liêu thành cơ sở giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao, đạt
chuẩn quốc gia; có trang thiết bị dạy học đồng bộ, tạo sự chuyển biến tích cực
trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu tạo nguồn đào tạo nhân lực
bậc cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh.


b. Tích cực triển khai các biện pháp và bước đi phù hợp để thực hiện hiệu quả
Kế hoạch phát triển trường THPT Chuyên Bạc Liêu giai đoạn 2011-2020 đã được
UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3492/QĐ-UBND ngày 09/12/2011. Trường
THPT chuyên xây dựng, triển khai kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về chun mơn,
nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học để có thể tham gia học tập, nghiên cứu nâng cao
trình độ trong thời gian tới theo Chương trình của các dự án. Khuyến khích các
trường THPT có điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cơ sở
vật chất hiện đại thực hiện những mục tiêu, giải pháp như trường THPT chuyên.


c. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 834/KH-SGDĐT ngày
05/8/2013 của Sở GD&ĐT Bạc Liêu về “Triển khai xây dựng thí điểm để phát
triển loại hình giáo dục THCS chất lượng cao (điều chỉnh, bổ sung thay thế kế
hoạch 865/ KH-SGDĐT ngày 23/7/2012) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên
địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2012-2015” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số 1775/QĐ-UBND ngày 13/8/2013 và Kế hoạch số 916/KH-SGDĐT
ngày 22/7/2014 của Sở GD&ĐT Bạc Liêu về triển khai nhân rộng việc thí điểm
loại hình giáo dục THCS chất lượng cao cho các huyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1181/QĐ-UBND ngày 35/7/2014.
Các đơn vị, trường học tham mưu cho lãnh đạo ngành, địa phương đầu tư nguồn
lực, đội ngũ để phát triển mơ hình trường, lớp chất lượng cao tại các địa phương.


<b>IV. Duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục</b>


1. Phịng GD&ĐT huyện tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo chính


quyền tại địa phương xây dựng kế hoạch, tập trung mọi nguồn lực với các giải
pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục; củng cố, duy trì và nâng cao tỉ lệ,
chất lượng đạt chuẩn PCGD THCS.


2. Các địa phương kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo PCGD, đội ngũ cán bộ giáo
viên chuyên trách; thực hiện nghiêm túc việc quản lý và lưu trữ hồ sơ PCGD các
cấp; coi trọng cơng tác điều tra cơ bản, rà sốt đánh giá kết quả và báo cáo hằng
năm về thực trạng tình hình PCGD; tích cực huy động các đối tượng diện PCGD
THCS ra lớp; hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.


<b>V. Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo và điều hành hoạt động giáo dục</b>
<b>trung học </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

chính xác, cơng bằng; quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm; quản lý,
phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số
55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011.


Tăng cường sử dụng phần mềm máy tính trong việc quản lý hoạt động giảng
dạy của giáo viên, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sắp xếp thời
khoá biểu, quản lý thư viện trường học,...; thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng xuất
bản phẩm tham khảo trong giáo dục phổ thông theo Thông tư số
21/2014/TT-BGDĐTngày 07/7/2014 của Bộ GD&ĐT.


Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Tích cực áp dụng
hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp, trao đổi công tác qua mạng
Internet, video, website, đặc biệt trong công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán
bộ quản lý giáo dục.


Duy trì và phát triển hơn nữa phong trào thi đua “Giúp đỡ học sinh yếu kém”,
“Củng cố, kiện toàn chất lượng đầu vào, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập ở


lớp đầu cấp và hiệu quả giáo dục lớp cuối cấp cấp trung học” và công tác phát
hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi.


<b>VI. Giáo dục thể chất - Y tế, giáo dục quốc phòng và an ninh, tổ chức</b>
<b>hoạt động ngoại khóa</b>


Các đơn vị, trường học chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định
về Giáo dục thể chất - Y tế, giáo dục quốc phịng và an ninh, tổ chức hoạt động
ngoại khóa, được quy định trong chương trình giáo dục phổ thơng cấp THCS, cấp
THPT (có hướng dẫn riêng).


<b>VII. Cơng tác thi đua, khen thưởng</b>


Thủ trưởng các đơn vị, trường học chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học, các
tổ, bộ phận của đơn vị phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu công tác một cách thực
chất; kiên quyết khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.


Các đơn vị, trường học chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo, thực hiện đầy
đủ và đúng thời hạn các nội dung chỉ đạo của Sở GD&ĐT theo quy định tại Công
văn của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn kế hoạch thời gian thực hiện nhiệm vụ
năm học 2015-2016 cấp trung học.


<b>C. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH</b>


<b>I. Nâng cao chất lượng hoạt động dạy học</b>


- Căn cứ vào kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học và tình hình đội ngũ
giáo viên, các trường học xây dựng kế hoạch và các giải pháp thực hiện dạy học
phân hóa theo năng lực học tập của học sinh, giúp đỡ học sinh yếu kém; bồi dưỡng
học sinh giỏi; củng cố, kiện toàn chất lượng đầu vào, nâng cao chất lượng giảng


dạy, học tập lớp đầu cấp và hiệu quả giáo dục lớp cuối cấp cấp trung học, triển
khai các hoạt động củng cố, kiện toàn các lớp trên liền kề lớp đầu cấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

giảng dạy, giáo dục học sinh phù hợp với năng lực học tập và đặc điểm tâm lí của
từng nhóm, lớp học sinh.


- Tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn theo tinh
thần hướng dẫn của Sở và Bộ GD&ĐT.


- Các cấp quản lý giáo dục quan tâm chỉ đạo và thực hiện triệt để đổi mới
phương pháp dạy học gắn với sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, ứng dụng cơng
nghệ thơng tin nhằm khắc phục tình trạng dạy chay, học chay. Khai thác, sử dụng
có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, đẩy mạnh phong trào thi đua
sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học. Tiếp tục xây dựng thư viện trường học theo
hướng đạt chuẩn theo Quyết định số 01.


- Thường xuyên tổ chức thao giảng, hội giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi báo
cáo chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm và áp dụng vào thực tiễn dạy và học của
mỗi đơn vị, trường học.


- Dạy đủ môn, theo đúng chương trình đã được Hiệu trưởng các trường phê
duyệt; quản lý chặt chẽ, nghiêm túc hoạt động dạy thêm, học thêm.


- Kiện toàn tổ chức, bộ máy để thực hiện tốt công tác tự kiểm tra tại các đơn
vị, trường học. Kịp thời phát hiện nhân rộng điển hình những nhân tố tích cực,
cách làm hay, mơ hình tốt và đơn đốc, chấn chỉnh, xử lý những nhân tố tiêu cực.


- Chủ động đề xuất các giải pháp phối hợp với các tổ chức xã hội trong và
ngoài nhà trường, nhất là cha mẹ học sinh để cùng nhà trường chăm lo quản lý,
giáo dục học sinh; tuyên dương khen thưởng kịp thời những học sinh vượt khó


vươn lên trong học tập hoặc đạt thành tích trong các kỳ thi, các đợt sơ tổng kết
năm học...


- Đầu năm học 2015-2016, các trường phải hoàn thành việc kiểm tra, thống kê
số thiết bị, đồ dùng dạy học, thực hành thí nghiệm tối thiểu các khối lớp cấp
THCS, cấp THPT, để có kế hoạch sửa chữa, mua sắm bổ sung.


<b>II. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ,</b>
<b>giáo viên và học sinh</b><i><b>: </b></i>


Tiếp tục thực hiện và triển khai có hiệu quả các phong trào: các cuộc vận
động: “<i>Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hai khơng” với</i>
<i>bốn nội dung, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; </i>tổ
chức đủ và có chất lượng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.


- Tăng cường giáo dục truyền thống. Ở thời điểm đầu năm học, tăng cường tổ
chức giới thiệu cho học sinh về lịch sử nhà trường, những thành tích đạt được của
trường qua từng giai đoạn, những gương mặt tiêu biểu của các thế hệ thầy cô giáo
và học sinh. Trưng bày khoa học những thành tựu đạt được của trường trong phòng
truyền thống (hoặc vị trí thích hợp) để giáo viên nhất là học sinh thuận tiện đến
xem và học tập, giáo dục cho học sinh ý thức tự hào và phấn đấu học tập rèn luyện
xứng đáng với truyền thống của nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

quy định của Bộ GD&ĐT. Nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục Công dân,
thực hiện tốt các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt chào cờ.


<b>D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>
<b>I. Phòng Giáo dục Trung học</b>


- Phối hợp với các phòng chức năng Sở để tổ chức triển khai và trực tiếp chỉ


đạo các đơn vị, trường học, xây dựng và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả kế
hoạch nhiệm vụ năm học 2015-2016 theo những định hướng nêu trên.


- Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động của các
HĐBM góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các đơn vị.


- Tham mưu tổ chức các hội thi trong năm học.


- Tham mưu Lãnh đạo Sở bổ sung, điều chỉnh kế hoạch, giải pháp phù hợp
với thực tiễn, ở từng thời điểm khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao hơn đối với từng
cấp học.


- Phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học ở các đơn vị, trường học.


<b>II. Các phòng GD&ĐT, trường THPT</b>


- Tổ chức quán triệt nhiệm vụ năm học đến từng cán bộ, giáo viên, các tổ
chức đoàn thể của đơn vị một cách kịp thời và đầy đủ.


- Xây dựng kế hoạch năm học và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng trường, bộ
phận, cá nhân phù hợp với tình hình của mỗi đơn vị, trường học.


Trong quá trình thực hiện, phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá nhằm phát
hiện những mặt tích cực để nhân rộng và kịp thời chấn chỉnh các mặt hạn chế, tiêu
cực để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học./.


<i><b>Nơi nhận</b>:</i> <b>KT.GIÁM ĐỐC</b>


- Vụ GDTrH-Bộ GD&ĐT; PHÓ GIÁM ĐỐC



- Như trên; (đã ký)


- GĐ, các PGĐ phụ trách;


- Phòng KTKĐCLGD, Thanh Tra Sở; <b>Lâm Thị Sang</b>


</div>

<!--links-->
HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC 2008-2009
  • 10
  • 408
  • 0
  • ×