Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

BÀI tập môn học PHÁP LUẬT về xuất khẩu, nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.02 KB, 36 trang )

Chang Chang

BÀI TẬP PHẦN LÝ THUYẾT MÔN HỌC PHÁP LUẬT VỀ XK, NK
(Đây là bài tập lấy điểm 30% môn này, gồm Lý thuyết và Bài tập. Bài tập này do mình
tổng hợp lại chỉ mang tính chất tham khảo. Chúc các bạn làm bài được điểm cao hơn
nhé!)
I. PHẦN LÝ THUYẾT
1 Xuất khẩu, nhập khẩu là gì?
2 Những trường hợp nào được xem là xuất khẩu, nhập khẩu?
3 Xuất khẩu tại chỗ là gì? Những trường hợp nào được xem là xuất khẩu tại
chỗ?
4 Tạm xuất, tái nhập và tạm nhập, tái xuất là gì?
5 Những trường hợp nào được xem là tạm xuất, tái nhập và tạm nhập, tái xuất?
6 Nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh hàng hóa là gì?
7 Khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng là gì và có những loại khu vực đặc biệt nào như vậy?
8 Kho bảo thuế là gì?
9 Kho ngoại quan là gì?
10 Có những hình thức quản lý nhà nước nào đối với hoạt động xuất, nhập khẩu?
11 Cấp giấy phép xuất, nhập khẩu là gì?
12 Những trường hợp nào thương nhân cần phải có giấy phép xuất, nhập khẩu để
thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu?
13 Quyền xuất khẩu, nhập khẩu là gì?
14 Cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất, nhập khẩu là gì?
15 Chủ thể nào cần phải có giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất, nhập khẩu?
16 Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu là gì?
17 Chủ thể nào cần phải có Giấy phép kinh doanh để kinh doanh xuất khẩu, nhập
khẩu?
18 Phân phối trong pháp luật về xuất nhập khẩu có nghĩa là gì?
19 Giới hạn giữa quyền nhập khẩu và quyền phân phối hàng nhập khẩu?
20 So sánh thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất, nhập khẩu cho


thương nhân nước ngoài khơng có hiện diện thương mại tại Việt Nam với thẩm
quyền cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu cho doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi?
21 Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động là gì và nhằm mục đích gì?
22 Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động có áp dụng đối với hàng hóa từ khu
phi thuế quan vào nội địa không?
23 Thương mại nhà nước và doanh nghiệp thương mại nhà nước là gì?
24 Hiện nay thương mại nhà nước tồn tại trong lĩnh vực nào?
25 Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi theo pháp luật về xuất nhập khẩu là
gì?
26 Việc xác định tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là gì có ý nghĩa gì đối
với pháp luật về xuất, nhập khẩu?
1


Chang Chang

27 Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu cho tổ chức kinh tế
28
29
30
31
32
33
34
35
36

có vốn đầu tư nước ngồi?
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có được quyền ủy thác và

nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hay không?
Thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện thương mại tại Việt Nam là gì?
Hạn ngạch là gì? Hiện nay tồn tại hạn ngạch đối với loại hàng hóa nào?
Thủ tục hải quan là gì?
Mục đích của thủ tục hải quan là gì?
Có những loại thủ tục hải quan nào?
Nguyên tắc quản lý rủi ro là gì?
Mã HS là gì và có chức năng gì?
Pháp luật quy định doanh nghiệp phải lưu trữ hồ sơ hải quan trong thời hạn
bao lâu? Ý nghĩa của quy định về việc lưu trữ hồ sơ hải quan?

2


Chang Chang

TRẢ LỜI
I/ LÝ THUYẾT
1. Xuất khẩu, nhập khẩu là gì?
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được:
Trường hợp 1: đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
Trường hợp 2: đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 28 Luật thương mại 2005
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam
Trường hợp 1: từ nước ngoài
Trường hợp 1: khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 28 Luật thương mại 2005
2. Những trường hợp nào được xem là xuất, nhập khẩu ?

- Xuất khẩu
Trường hợp thứ nhất, đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, gồm:
Một là, từ nội địa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
Hai là, từ khu vực hải quan riêng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
Trường hợp thứ hai, đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 28 Luật thương mại 2005
- Nhập khẩu
Trường hợp thứ nhất, đưa hàng hóa từ nước ngồi vào lãnh thổ Việt Nam, gồm:
Một là, từ nước ngoài vào nội địa
Hai là, từ nước ngoài vào khu vực hải quan riêng
Trường hợp thứ hai, đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 28 Luật thương mại 2005
- Tạm xuất, tái nhập: là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào
các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục
nhập khẩu lại chính hàng hố đó vào Việt Nam. Cụ thể:
Trường hợp thứ nhất, tạm xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, tái nhập lại vào lãnh
thổ Việt Nam
Một là, từ nội địa ra nước ngoài; từ nước ngoài vào nội địa.

3


Chang Chang

Hai là, từ khu vực hải quan riêng ra nước ngoài, từ nước ngoài vào khu vực hải
quan riêng.
Trường hợp thứ hai, tạm xuất từ nội địa vào khu vực hải quan riêng, tái nhập vào
nội địa

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 29 Luật thương mại 2005
- Tạm nhập, tái xuất: là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ
tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
Trường hợp thứ nhất, tạm nhập từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam, tái xuất ra
nước ngoài
Một là, tạm nhập từ nước ngoài vào nội địa, tái xuất từ nội địa ra nước ngoài.
Hai là, tạm nhập từ nước ngoài vào khu vực hải quan riêng, tái xuất từ khu vực
hải quan riêng ra nước ngoài.
Trường hợp thứ hai, tạm nhập từ khu vực hải quan riêng vào nội địa, tái xuất lại
khu vực hải quan riêng
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 29 Luật thương mại 2005
- Xuất nhập khẩu tại chỗ là một trong các hình thức trong đó hàng hóa do
doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài) sản xuất rồi bán cho thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua
bán, được thương nhân nước ngồi thanh tốn nhưng theo chỉ định của thương nhân
nước ngồi hàng hố đó được giao tại việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác. Cụ
thể:
Một là, hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngồi
đặt gia cơng bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam;
Hai là, hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất,
doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
Ba là, hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước
ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngồi chỉ định giao,
nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Cơ sở pháp lý: Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện
pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải
quan.
Câu 3. Xuất khẩu tại chỗ là gì? Những trường hợp nào được xem là xuất khẩu tại

chỗ?
a

Định nghĩa
4


Chang Chang

Xuất khẩu được hiểu là hình thức bán hàng hóa hay dịch vụ cho đối tác ở quốc
gia khác nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc tại vùng kinh tế đặc biệt nằm trên lãnh thổ
Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo luật định1.
Xuất nhập khẩu tại chỗ là một trong các hình thức của nghiệp vụ xuất nhập
khẩu, trong đó hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp Việt
Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi) sản xuất rồi bán cho thương nhân
nước ngoài theo hợp đồng mua bán, được thương nhân nước ngồi thanh tốn nhưng
theo chỉ định của thương nhân nước ngồi hàng hố đó được giao tại việt Nam doanh
nghiệp khác tại Việt Nam.
Ví dụ: Cơng ty A tại Singapore (thương nhân nước ngồi) mua hàng hóa
(ngun vật liệu, sản phẩm gia cơng...) từ cơng ty B tại Việt Nam (thương nhân tại
Việt Nam) và đem bán hàng hóa này cho một thương nhân Việt Nam khác là công ty
C tại Việt Nam. Như vậy, ta thấy, hợp đồng ký kết giữa các công ty (A ký với B; A ký
với C) là các hợp đồng ngoại thương, hàng hóa đã được chuyển quyền sở hữu từ
thương nhân Việt Nam sang thương nhân nước ngoài và từ thương nhân nước ngoài
sang thương nhân Việt Nam. Tuy nhiên, hàng hóa khơng được vận chuyển ra khỏi
biên giới quốc gia mà được vận chuyển, giao hàng ngay tại lãnh thổ Việt Nam.
b

Các trường hợp xuất khẩu tại chỗ
Có ba trường hợp xuất khẩu tại chỗ bao gồm2:

i
ii
iii

Hàng hố đặt gia cơng tại Việt Nam và được tổ chức ,cá nhân nước
ngồi đặt gia cơng bán cho tổ chức, cá nhân Việt Nam
Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế
xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân
nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước
ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Đặc điểm chung của các trường hợp xuất khẩu hàng hố tại chỗ:
Thứ nhất, hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ cũng được xem như là hàng hóa
xuất nhập khẩu, phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế quan.
Thứ hai, hợp đồng là căn cứ để xác định các trường hợp được xem là hàng hóa
xuất khẩu. Hàng hố được xem là xuất khẩu tại chỗ có hai hợp đồng riêng biệt, bao
gồm:
i

Hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mướn có điều
khoản ghi rõ hàng hố được giao cho người nhận hàng tại Việt Nam;

1 Khoản 1 Điều 28 Luật Thương mại 2005
2 Khoản 1 Điều 35 Nghị định 08/2015/ND-CP

5



Chang Chang

ii

Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng th mướn có điều
khoản ghi rõ hàng hố được nhận từ người giao hàng tại Việt Nam.

Thứ ba, về mặt chủ thể, bên bán và bên mua phải thỏa mãn hai yêu cầu sau:
i
ii

Người xuất khẩu tại chỗ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp xuất khẩu): Là
người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.
Người nhập khẩu tại chỗ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhập khẩu): là
người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân
nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.

Câu 4. Tạm xuất, tái nhập và tạm nhập, tái xuất là gì?
Tạm nhập, tái xuất hàng hố là việc hàng hố được đưa từ nước ngồi vào Việt Nam
hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt
Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hố đó ra khỏi Việt Nam. Cơ sở pháp lý:
khoản 1 Điều 29 Luật Thương mại 2005.
Tạm xuất, tái nhập hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào
các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục
nhập khẩu lại chính hàng hố đó vào Việt Nam. Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 29 Luật
Thương mại 2005.
[Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành
lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần
lãnh thổ cịn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Cơ sở pháp lý: khoản
4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017].
Câu 5. Những trường hợp nào được xem là tạm xuất, tái nhập và tạm nhập, tái
xuất?
a) Về tạm xuất, tái nhập
Các trường hợp được xem là tạm xuất, tái nhập bao gồm:
- Tạm xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; tái nhập vào lãnh thổ Việt Nam
- Từ nội địa ra nước ngoài; từ nước ngoài vào nội địa
- Từ khu vực hải quan riêng ra nước ngoài; từ nước ngoài vào khu vực hải quan riêng
- Tạm xuất từ nội địa vào khu vực hải quan riêng, tái nhập vào nội địa
b. Về tạm nhập, tái xuất
Các trường hợp được xem là tạm nhập, tái xuất bao gồm:
- Tạm nhập từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam; tái xuất ra nước ngoài;
- Tạm nhập từ nước ngoài vào nội địa; tái xuất từ nội địa ra nước ngoài
- Tạm nhập từ nước ngoài vào khu vực hải quan riêng; tái xuất từ khu vực hải quan
riêng ra nước ngoài
- Tạm nhập từ khu vực hải quan riêng vào nội địa, tái xuất lại khu vực hải quan riêng.
Câu 6: Nhập cảnh, xuất cảnh và q cảnh hàng hóa là gì?
6


Chang Chang

Thuật ngữ xuất cảnh, nhập cảnh dùng để chỉ những người ra khỏi hoặc vào lãnh thổ
của một quốc gia, khi đó những người này mang theo hàng hóa của mình. Vậy nên, có
thể hiểu xuất, nhập cảnh hàng hóa là hàng hóa của người xuất nhập cảnh mang theo
khi xuất nhập cảnh.
Theo nghị định 66/2002/NĐ-CP quy định về hành lý của người xuất nhập cảnh:
Điều 4.

1 Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.
Người xuất cảnh, nhập cảnh không phải khai hải quan trên Tờ khai nhập - xuất cảnh
Việt Nam nếu khơng có hành lý vượt định mức miễn thuế, khơng có hành lý gửi trước
hoặc gửi sau chuyến đi.
Về nhập cảnh hàng hóa:
Định mức hành lý được miễn thuế của người nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt
Nam được quy định chi tiết tại phụ lục ban kèm NĐ 66/2002
Điều 6.
2 Trường hợp hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức được miễn thuế thì phần
vượt này được coi là hàng hoá nhập khẩu, phải thực hiện theo quy định của pháp luật
về hàng hoá nhập khẩu, pháp luật về thuế. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để
nộp thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.
Như vậy, vượt quá mức hành lý miễn thuế thì phần cịn lại của hàng lý đó được
xem là hàng hóa nhập khẩu.
Về xuất cảnh hàng hóa:
Điều 5:
3 Khơng hạn chế định mức hành lý của người xuất cảnh, trừ các vật phẩm nằm trong
Danh mục hàng cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện theo quy định của pháp
luật.
Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu được quy định tại nghị định 187/2013/NĐCP.
Quá cảnh hàng hóa: Theo quy định tại Điều 242 của Luật thương mại 2005 thì q
cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước
ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách
lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong
thời gian quá cảnh.
Xuất cảnh, nhập cảnh còn áp dụng đối với cả phương tiện vận tải: là việc phương tiện
vận tải của một quốc gia dịch chuyển về mặt cơ học sang lãnh thổ của một quốc gia
khác.
7



Chang Chang

Việc xuất, nhập cảnh của phương tiện vận tải được quy định tại Điều 66 đến Điều 72
Luật Hải quan 2014.
Đối với xuất nhập cảnh người và phương tiện của Việt Nam được quy định tại Nghị
định 14/2018/NĐ-CP
Điều 21. Xuất nhập cảnh người và phương tiện của Việt Nam
1. Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền, chủ phương tiện, người điều
khiển phương tiện vận tải hàng hóa, nhân viên phục vụ trên xe, tàu, thuyền phải có
một trong các loại giấy tờ có giá trị sử dụng như sau: Hộ chiếu, Giấy Chứng minh
nhân dân, Thẻ Căn cước công dân (áp dụng đối với cư dân biên giới trên tuyến biên
giới đất liền Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cam-pu-chia), Giấy Thông hành xuất nhập
cảnh vùng biên giới (Hộ chiếu thuyền viên đối với tàu, thuyền) hoặc các giấy tờ qua
lại biên giới khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Riêng người điều khiển phương tiện, ngồi giấy tờ quy định nêu trên cịn phải có
giấy phép điều khiển phương tiện phù hợp với loại phương tiện điều khiển.
2. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa khi vào các
địa điểm tại khu vực biên giới phải xuất trình hoặc nộp các giấy tờ theo quy định của
pháp luật hiện hành.
3. Phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa và chủ thể kinh
doanh của Việt Nam được đi qua các cửa khẩu, lối mở biên giới quy định tại Nghị
định này để ra hoặc vào chợ biên giới của nước có chung biên giới, phải chịu sự kiểm
tra, kiểm soát của các lực lượng quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu, lối mở biên giới;
trường hợp vào sâu nội địa nước có chung biên giới phải tiến hành thủ tục xuất cảnh,
nhập cảnh cho người và phương tiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và của
nước có chung biên giới.
4. Việc quản lý phương tiện của Việt Nam xuất nhập cảnh qua biên giới để giao
nhận hàng hóa ngay tại khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới sau đó quay lại trong
ngày và phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên

qua lại biên giới thực hiện theo quy định pháp luật.
5. Người và phương tiện vận tải hàng hóa quy định tại Điều này có nhu cầu đi
vào điểm chuyển tải hàng hóa được quy định tại Hiệp định vận tải giữa Chính phủ
Việt Nam và các nước có chung biên giới để giao nhận hàng hóa thì phải thực hiện
theo các quy định của Hiệp định, Nghị định thư và các văn bản thỏa thuận khác đã ký
kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước có chung biên giới về
xuất nhập cảnh và vận tải hàng hóa.
Cịn đối với xuất nhập cảnh người và phương tiện của nước có chung biên giới
Điều 22. Xuất nhập cảnh người và phương tiện của nước có chung biên giới
8


Chang Chang

1. Cơng dân nước có chung biên giới là chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy
quyền, chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện và nhân viên phục vụ trên
phương tiện vận tải hàng hóa của nước có chung biên giới được theo phương tiện vận
tải hàng hóa đi qua các cửa khẩu, lối mở biên giới quy định tại Nghị định này để vào
các điểm giao, nhận hàng hóa bằng Hộ chiếu, Hộ chiếu thuyền viên, Giấy Chứng
minh nhân dân (áp dụng đối với cư dân biên giới trên tuyến biên giới đất liền Việt
Nam - Lào, Việt Nam - Cam-pu-chia) hoặc Giấy Thông hành xuất nhập cảnh vùng
biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung biên giới cấp hoặc giấy tờ
qua lại biên giới khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
2. Phương tiện vận tải hàng hóa của nước có chung biên giới được qua các cửa
khẩu biên giới theo quy định của Nghị định này để vào các điểm giao, nhận hàng hóa
do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại khu vực biên giới.
3. Phương tiện và cơng dân của nước có chung biên giới là người điều khiển
phương tiện vận tải hàng hóa và chủ thể kinh doanh của nước có chung biên giới khi
ra, vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam
để vận chuyển hàng hóa phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch của các cơ quan

quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu; khi có nhu cầu ra khỏi phạm vi chợ
biên giới để vào trong nội địa Việt Nam thì phải thực hiện các thủ tục về xuất cảnh,
nhập cảnh cho người và phương tiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
4. Phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu, lối mở biên
giới của Việt Nam để giao nhận hàng hóa sau đó quay về nước ngay trong ngày và
phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại
khu vực biên giới trong ngày không phải kê khai tờ khai hải quan và nộp hồ sơ
phương tiện nhưng phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch của các cơ quan quản
lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.
5. Việc quản lý phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu,
lối mở biên giới của Việt Nam để giao nhận hàng hóa ngay tại khu vực cửa khẩu sau
đó quay lại trong ngày và phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên
giới thường xuyên qua lại biên giới thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Trường hợp người và phương tiện của nước có chung biên giới có nhu cầu đi
vào các địa điểm khác ngoài khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới để giao nhận hàng
hóa thì phải thực hiện theo các quy định của Hiệp định, Nghị định thư và các văn bản
thỏa thuận khác đã ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các
nước có chung biên giới về xuất nhập cảnh và vận tải hàng hóa.

9


Chang Chang

Câu 7: Khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng là gì và có những loại khu vực đặc biệt nào như vậy?
Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam, được
thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều Ước Quốc Tế mà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa
với phần lãnh thổ cịn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu (khoản 4

Điều 3 Luật QLNT).
Những loại khu vực hải quan riêng:
Khu chế xuất: là Khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu (khoản 10 Điểu 3 LĐT).
Doanh nghiệp chế xuất: là Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu
chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong
khu công nghiệp, khu kinh tế (khoản 10 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định
về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế).
Kho bảo thuế: là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông
quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế
(khoản 9 Điều 4 LHQ 2014).
Các khu hải quan riêng có tên gọi khác: được thành lập theo Quyết định của
TTCP, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ
xuất khẩu, nhập khẩu. (Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu PTQ trong KKT, KKT cửa
khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg).
Câu 10. Có những hình thức quản lý nhà nước nào đối với hoạt động xuất, nhập
khẩu?
Những hình thức quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất, nhập khẩu là:
-

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua công cụ tiền tệ, thuế,…
Quy định và thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (Thông

-

tư số 38/2015/TT-BTC, Thông tư số 39/2018/TT-BTC).
Thu thuế, phí, lệ phí liên quan xuất khẩu, nhập khẩu (Thơng tư 80/2019/TT-BTC).
Thống kê hoạt động xuất, nhập khẩu.
Sử dụng các công cụ theo pháp luật thương mại quốc tế (Tự vệ trong nhập khẩu hàng

hóa nước ngồi vào Việt Nam; chống bán phá giá; chống trợ cấp): Chương V Luật
Quản lý ngoại thương.

10


Chang Chang

-

Quyết định 0890/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 23/02/2010 về việc áp dụng

-

biện pháp tự vệ.
Quyết định 2564/QĐ-BCT ngày 22/4/2013 của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện

-

pháp tự vệ tạm thời.
Quyết định 5987/QĐ-BCT ngày 23/08/2013 của Bộ Cơng Thương về việc áp dụng
biện pháp tự vệ chính thức.
Câu 11. Cấp giấy phép xuất, nhập khẩu là gì?
Cấp giấy phép xuất, nhập khẩu là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
nước cấp phép cho một đối tượng hàng hóa của một doanh nghiệp nào đó có mong
muốn xuất, nhập khẩu tuân theo những tiêu chuẩn nào đó. Đối với sản phẩm hàng hóa
cần đạt được những tiêu chuẩn nào đó, chất lượng cần phải được kiểm chứng mới có
thể xin được giấy phép xuất, nhập khẩu cho hàng hóa đó.
Có các loại giấy phép xuất, nhập khẩu nổi bật như: giấy phép kinh doanh xuất
nhập khẩu xăng dầu, giấy phép xuất nhập khẩu phế liệu, giấy phép xuất nhập khẩu

thuốc,…
Có nhiều điều kiện cần phải thực hiện khi tiến hành xin cấp giấy phép xuất nhập
khẩu, và đối với mỗi sản phẩm hàng hóa thì lại có thêm các điều kiện riêng khác biệt
đi kèm. Nhưng có 2 điều kiện cơ bản sau: Điều kiện về loại sản phẩm hàng hóa và
điều kiện về chủ thể (doanh nghiệp) của hàng hóa.
Trình tự cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều
9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP:

-

Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp

-

giấy phép (Điểm a Khoản 2 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP)
Bước 2: Bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân (Điểm b, c, d Khoản 2

-

Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP)
Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo
nguyên tắc sau: (Điểm đ Khoản 2 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP).
Câu 12. Những trường hợp nào thương nhân cần phải có giấy phép xuất, nhập
khẩu để thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu?
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì trong các trường hợp thương
nhân thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu các hàng hóa theo giấy phép thì phải có giấy
11


Chang Chang


phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
theo giấy phép quy định tại phụ lục III của nghị định này.
Ví dụ: Thương nhân muốn xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu thì phải có giấy phép của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Thương nhân xuất, nhập khẩu tiền chất cơng nghiệp
thì phải có giấy phép của Bộ Cơng thương.
Câu 13: Quyền xuất khẩu, nhập khẩu là gì?
 Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền
đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ
tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ
các đối tượng khơng phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt
Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
CSPL: Khoản 2 Điều 3 NĐ 09/2018/NĐ-CP
 Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngồi vào Việt Nam để

bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền
đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ
tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc
tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt
Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
CSPL: Khoản 3 Điều 3 NĐ 09/2018/NĐ-CP
Câu 14: Cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất, nhập khẩu là gì?
 Cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất, nhập khẩu là việc cơ quan có thẩm quyền
cấp phép cho thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam muốn thực
hiện quyền kinh doanh xuất nhập khẩu. Một loại giấy tờ tên là giấy chứng nhận đăng
ký quyền xuất, nhập khẩu để họ có thể thực hiện được việc xuất nhập khẩu tại thị
trường Việt Nam.
 Những vấn đề liên quan:



Đối tượng: áp dụng thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền
nhập khẩu đối với thương nhân nước ngoài thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành
viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO và các nước, vùng lãnh thổ có thỏa
thuận song phương với Việt Nam về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và các tổ
chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương
nhân nước ngoài khơng có hiện diện tại Việt Nam.



Thẩm quyền: Bộ Tài chính hoặc cơ quan được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện thủ
tục cấp giấy chứng nhận.

12


Chang Chang

Ngoại lệ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
không điều chỉnh hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong
khu kinh tế cửa khẩu của thương nhân nước có chung đường biên giới.
CSPL: Điều 4 NĐ 90/2007, Khoản 2 Điều 1 TT 28/2012/TT-BTC, Điều 53, 54 Luật
QLNT 2017



 Trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất, nhập khẩu:

Bước 1: Nộp hồ sơ
Thương nhân khơng có hiện diện tại Việt Nam gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương (Vụ
Xuất nhập khẩu)

Bước 2: Cấp Giấy chứng nhận
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ
sơ hợp lệ: Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho thương
nhân khơng có hiện diện tại Việt Nam trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải thơng báo cho thương nhân nước ngồi
để bổ sung hoặc làm lại hồ sơ. Trong trường hợp từ chối không cấp Giấy chứng nhận
đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền thơng báo cho
thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam bằng văn bản và nêu rõ lý
do
Bước 3: Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng
Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại
Việt Nam phải công bố công khai các nội dung được ghi trong Giấy chứng nhận đăng
ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của mình trong ba số liên tiếp trên các phương
tiện thông tin đại chúng hoặc trên một trong các loại tờ báo viết được phổ biến toàn
quốc tại Việt Nam.
CSPL: Điều 4 TT 28/2012/TT-BTC
Câu 15. Chủ thể nào cần phải có giấy chứng nhận đăng kí quyền xuất, nhập
khẩu?
Theo khoản 3 Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định:
“3. Thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá
nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) là
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương
với Việt Nam có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt

13



Chang Chang

Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên”.
Theo điểm a, khoản 1 Điều 4 Nghị định 90/2007/NĐ-CP quy định về phạm vi
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại
Việt Nam:
“Thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam được quyền:
a) Thực hiện các quyền xuất khẩu, nhập khẩu khi được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đối với các loại hàng hoá được phép xuất
khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo lộ trình cam kết về mở
cửa thị trường của Việt Nam”.
Theo đó, thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam để thực
hiện các quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu cần phải có giấy chứng nhận đăng ký
quyền xuất khẩu, nhập khẩu.
Câu 16. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu là gì?
Trả lời:
a

Định nghĩa
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được chính thương nhân đó sản xuất hoặc
gia công:
 đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc;
 đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải

quan riêng theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 28 Luật Thương mại
2005).
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam để thương
nhân sử dụng vào mục đích sản xuất hoặc gia cơng:
 từ nước ngoài hoặc;

 từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan

riêng theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005).
Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:
 thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu theo ủy thác;
 thương nhân mua hàng hóa từ thương nhân khác để xuất khẩu;
 thương nhân nhập khẩu hàng hóa để bán lại, phân phối.

Quyền xuất khẩu: quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm
quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm
14


Chang Chang

về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu khơng bao gồm quyền
mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường
hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy
định khác. (khoản 2 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
Quyền nhập khẩu: quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngồi vào Việt Nam
để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm
quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm
về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ
chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp
pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định
khác. (khoản 3 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
b

Chủ thể của quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Điều kiện kinh
doanh xuất khẩu, nhập khẩu:

Cơ sở pháp lý: khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014; Điều 5 Luật Quản lý
Ngoại thương 2017; Điều 3 NĐ 69/2018/NĐ-CP; NĐ 09/2018/NĐ-CP.
Trong đó, quy định chi tiết phân loại:
i

Thương nhân Việt Nam khơng là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
 Được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có

liên quan khơng phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh;
 Thương nhân khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, theo điều

kiện phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, điều kiện;
 Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại

thương theo ủy quyền của thương nhân.
(khoản 1 Điều 5 Luật Quản lý Ngoại thương 2017)
 Điều kiện kinh doanh: khoản 1 Điều 3 NĐ 69/2018/NĐ-CP
ii

Thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, chi
nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
 Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định và điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
 Thực hiện quyền xuất khẩu thông qua mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất
khẩu ra nước ngồi; khơng bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom
hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu.

15



Chang Chang

 Thực hiện quyền nhập khẩu hàng hóa từ nước ngồi vào Việt Nam để bán
cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam; khơng bao
gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt
Nam.
( khoản 2 Điều 5 Luật Quản lý Ngoại thương 2017)
 Điều kiện kinh doanh:
o

Kinh doanh nhập khẩu: Sở Công thương cấp giấy phép sau khi được
Bộ Công thương chấp thuận theo điểm b khoản 1 Điều 5, khoản 1 và
điểm 3b Điều 8 NĐ 09/2018/NĐ-CP

o

Kinh doanh xuất khẩu: đăng ký hoạt động này tại các giấy tờ kinh
doanh đầu tư có liên quan theo khoản 1 Điều 6 NĐ 09/2018/NĐ-CP.

iii Thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá

nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung
là nước) là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có
thỏa thuận song phương với Việt Nam
 Có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt
Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
( khoản 3 Điều 5 Luật Quản lý Ngoại thương 2017)
 Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân nước ngồi:
o


Khơng có hiện diện tại Việt Nam: tn thủ Nghị định 90/2007/NĐCP, Thơng tư 28/2012/TT-BCT

o

Có chi nhánh tại Việt Nam: căn cứ vào NĐ 07/2016/NĐ-CP, Cam kết
WTO của Việt Nam.

c

Loại hàng hóa được phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được quy định, công bố chi tiết tương ứng với
phân loại hàng hóa của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo
quy định của pháp luật về hải quan.
(khoản 4 Điều 5 Luật Quản lý Ngoại thương 2017)

Từ đó suy ra:
1

Cần phân biệt hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu khác với hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.

16


Chang Chang

2

Xuất khẩu, nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh (không được ghi

nhận trong các mã ngành kinh tế Việt Nam 3) mà là quyền của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt
động khác có liên quan khơng phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh.
Khi đăng ký doanh nghiệp hay đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh
nghiệp, doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu. Trừ trường hợp doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài khi
muốn thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa thì doanh nghiệp phải bổ
sung hoạt động này trên giấy phép đầu tư có liên quan 4.

3

Do đã có quy định về Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và
hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu do Chính phủ ban hành
theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP và Luật Quản lý Ngoại thương 2017, trừ
trường hợp thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu, Bộ
trưởng Bộ Công Thương quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu nhằm phục vụ
mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y
tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh. Vậy nên, khi thực hiện
quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của mình, doanh nghiệp cần đối chiếu
hàng hóa dự định kinh doanh với Danh mục cấm, tạm ngừng nhập khẩu, xuất
khẩu do Chính phủ ban hành; khơng có quyền tự do tuyệt đối trong việc xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

4

Doanh nghiệp khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện do Chính Phủ ban hành
phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, điều kiện.


Câu 17. Chủ thể nào cần phải có Giấy phép kinh doanh để kinh doanh xuất
khẩu, nhập khẩu?
Trả lời:
 Kinh doanh nhập khẩu

Các chủ thể cần phải có Giấy phép kinh doanh:


Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi và thực hiện các hoạt động sau:

3 />4 theo khoản 1 Điều 6 NĐ 09/2018/NĐ-CP

17


Chang Chang

 Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, khơng bao gồm hàng hóa

quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
 Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán bn hàng hóa quy

định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
 Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản
4 Điều 9 Nghị định này;
 Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt
Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên;
 Cho th hàng hóa, khơng bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê
trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

 Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng
cáo;
 Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
 Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
 Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
(Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018)


Tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23
Luật đầu tư, cụ thể:
“Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy
định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư
góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng
BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngồi nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số
thành viên hợp danh là cá nhân nước ngồi đối với tổ chức kinh tế là cơng ty
hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều
lệ trở lên”
(Theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 09/2018)



Tổ chức kinh tế có cơ sở bán lẻ tại Việt Nam, sau khi nhận vốn góp trở thành tổ
chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy
định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư, phải làm thủ tục cấp Giấy
phép kinh doanh.
(Theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 09/2018)
Sở Cơng Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đặt trụ sở chính
thực hiện việc cấp Giấy phép kinh doanh (khoản 1 Điều 8 Nghị định 09/2018).


 Kinh doanh xuất khẩu:
18


Chang Chang

Đăng ký thực hiện kinh doanh xuất khẩu tại các giấy tờ có liên quan theo quy
định của Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp không phải cấp Giấy đăng ký kinh
doanh (khoản 1 Điều 6 Nghị định 09/2018).
Câu 18: Phân phối trong pháp luật về xuất nhập khẩu có nghĩa là gì?
- Theo khoản 4, 5 Điều 3 NĐ 09/2018/NĐ-CP:
+ Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng
quyền thương mại.
+ Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối.
Trong WTO, phân phối là một phân ngành dịch vụ nếu một thương nhân thuộc
quốc gia là thành viên của WTO vào Việt Nam mà muốn phân phối tại Việt Nam thì
phải theo lộ trình và theo điều kiện được quy định trong biểu cam kết về dịch vụ của
Việt Nam. Cịn nếu thương nhân đó đến từ quốc gia không là thành viên của WTO,
trường hợp có hiệp định song phương thì áp dụng theo hiệp định song phương, nếu
khơng có hiệp định nào cả thì nhà nước Việt Nam có thể xem xét và ra quyết định cấp
quyền phân phối hoặc không cấp quyền phân phối.
- Việt Nam hiện đã có hệ thống pháp luật riêng biệt điều chỉnh hoạt động nhượng
quyền thương mại. Các văn bản quy định hoạt động này như: Luật Thương mại 2005,
Nghị định số 35/2006/NÐ-CP. Trong khi đó hoạt động đại lý mua bán hàng hóa thì
được quy định trong Luật Thương mại 2005, hoạt động bán buôn và bán lẻ tuy được
nêu khái niệm tại khoản 6 và 7 Điều 3 NĐ 09/2018/NĐ-CP nhưng vẫn chưa có bất kỳ
một văn bản nào quy định cụ thể, rõ ràng.
Câu 19: Giới hạn giữa quyền nhập khẩu và quyền phân phối hàng nhập khẩu
Theo khái niệm tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP: “Quyền nhập

khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngồi vào Việt Nam để bán cho
thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên
trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên
quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia
hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc
Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
Theo đó quyền nhập khẩu không bao gồm quyền phân phối hàng hóa theo điểm
c khoản 1 Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương, tức nếu doanh nghiệp thực hiện quyền
nhập khẩu, thì thương nhân nước ngồi đó sẽ nhập khẩu hàng hóa và bán lại hàng hóa
cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó (những thương nhân bán bn hay
bán lẻ) hoặc nếu tự mình thực hiện quyền phân phối thì phải đăng ký bổ sung thêm
ngành nghề phân phối. Quyền nhập khẩu chỉ dừng lại ở việc nhập khẩu và bán lại cho
thương nhân mà không bao gồm quyền phân phối cho người thứ ba (thương nhân
khác hoặc người tiêu dùng). Viêc thương nhân nhập khẩu bán cho thương nhân có
quyền phân phối tại Việt Nam thì hành vi bán đó vẫn nằm trong quyền nhập khẩu.

19


Chang Chang

Do đó cần phải tách quyền nhập khẩu và quyền phân phối ra làm hai hoạt động
khác nhau, cho dù trong trường hợp có ĐƯQT hay khơng có ĐƯQT, nếu một nhà đầu
tư nước ngoài vừa nhập khẩu, vừa có hệ thống bán bn/bán lẻ, thì doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi đó đang có hai hoạt động khác nhau là nhập khẩu và phân phối.
Như vậy, có thể thấy quyền nhập khẩu sẽ không bao gồm hoạt động phân phối
hàng hóa mà doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động này sẽ phải đăng ký bổ sung
thêm ngành nghề phân phối. Trong khi đó, quyền phân phối hàng nhập khẩu thuộc về
doanh nghiệp có chức năng phân phối bán buôn hoặc bán lẻ.
20 So sánh thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất, nhập khẩu

cho thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện thương mại tại Việt Nam
với thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu cho doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi?
Cơ sở pháp lý:
Điều 8 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại và
luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động
liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngồi, tổ chức
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
“Điều 8. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở
bán lẻ
1. Sở Cơng Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đặt trụ sở chính
thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh.
2. Sở Cơng Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ
thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán
lẻ.
3. Cơ quan cấp Giấy phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong
các trường hợp sau:
a) Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy
phép kinh doanh các hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định
này;
b) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh
các hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định
này;
c) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán
lẻ”

Điều 6 Nghị định 90/2007/NĐ-CP quy định về quyền xuất khẩu, quyền
nhập khẩu của thương nhân nước ngoai không hiện diện tại Việt Nam.
“Điều 6. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu,
quyền nhập khẩu

1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm quản lý, cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia
hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hàng
hoá cho thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam.
2. Căn cứ điều kiện cụ thể và quy định hiện hành về phân cấp quản lý, Bộ trưởng
Bộ Thương mại có thể uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này trong phạm vi chức năng và quyền
hạn của mình.”

20


Chang Chang

Đối với thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam muốn thực
hiện quyền xuất, nhập khẩu thì phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền
xuất khẩu, quyền nhập khẩu đối với các loại hàng hoá được phép xuất khẩu,
nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo lộ trình cam kết về
mở cửa thị trường của Việt Nam (Điều 4 khoản 1 điểm a Nghị định
90/2007/NĐ-CP).
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi muốn thực hiện quyền xuất,
nhập khẩu thì trên giấy phép kinh doanh cần phải ghi nhận quyền xuất nhập
khẩu.
Về thẩm quyền:

Tiêu chí

CSPL

Bản chất


Cơ quan có
thẩm quyền

Giấy chứng nhận đăng
ký quyền xuất khẩu, nhập
khẩu cho thương nhân
nước ngoài khơng có hiện
diện tại Việt Nam
Điều 6 Nghị định số
90/2007/NĐ-CP

Là một loại giấy chứng
nhận riêng biệt mà thương
nhân cần phải tiến hành xin
cấp.

Bộ Thương mại (nay là Bộ
Công thương): chịu trách
nhiệm quản lý, cấp, cấp lại,
sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu
hồi Giấy chứng nhận đăng ký
quyền xuất khẩu, quyền nhập
khẩu hàng hố cho thương
nhân nước ngồi khơng có
hiện diện tại Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Cơng
thương có thể uỷ quyền cho
các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thực hiện các thủ
tục quy định tại khoản 1 Điều

6 Nghị định số 90/2007/NĐCP trong phạm vi chức năng
và quyền hạn của mình.


Giấy phép kinh doanh
xuất nhập khẩu cho doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài
Điều 8 Nghị định số
09/2018/NĐ-CP
Là giấy phép kinh doanh
của doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi, trong đó có ghi
nhận quyền xuất nhập khẩu.
Nếu ban đầu giấy phép kinh
doanh không ghi nhận quyền
xuất nhập khẩu, doanh nghiệp
phải tiến hành thủ tục để điều
chỉnh giấy phép.
Sở Công Thương nơi tổ
chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi đặt trụ sở chính
thực hiện việc cấp, cấp lại,
điều chỉnh, thu hồi Giấy phép
kinh doanh.
Cơ quan cấp Giấy phép lấy
ý kiến Bộ Công Thương, bộ
quản lý ngành trong các
trường hợp sau:
Lấy ý kiến Bộ Công Thương,

bộ quản lý ngành trước khi
cấp, điều chỉnh Giấy phép
kinh doanh các hoạt động quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 5
Nghị định 09/2018/NĐ-CP;
Lấy ý kiến Bộ Công Thương
21


Chang Chang

trước khi cấp, điều chỉnh Giấy
phép kinh doanh các hoạt động
quy định tại các điểm b, d, đ,
e, g, h và i khoản 1 Điều 5
Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

Câu 21: Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động là gì và nhằm mục đích gì?
Giấy phép nhập khẩu tự động được Bộ Công Thương cấp cho thương nhân dưới hình
thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng.
Khoản 4 Điều 7 NĐ 69/2018/NĐ-CP quy định: “Căn cứ mục tiêu điều hành trong
từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc áp dụng Giấy phép xuất khẩu
tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số loại hàng hóa.”
Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động nhằm mục đích thống kê chính xác số lượng,
chủng loại, trị giá hàng hoá nhập khẩu phục vụ công tác điều hành hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hoá của Nhà nước.
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 7 NĐ 69/2018/NĐ-CP, khoản 4 Điều 2 Quy chế về cấp
phép nhập khẩu hàng hóa (Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày
02/03/2005 của Thủ tướng Chính phủ)
Câu 22: Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động có áp dụng đối với hàng hóa từ

khu phi thuế quan vào nội địa không?
Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập
theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên
ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm
soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán,
trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập
khẩu (theo khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016).
Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động có áp dụng đối với hàng hóa từ khu phi thuế
quan vào nội địa nếu hàng hố đó đã được nhập khẩu từ nước ngồi (khơng qua sản
xuất, gia cơng, lắp ráp trong khu phi thuế quan). Hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào
các khu phi thuế quan (kể cả kho ngoại quan) và hàng sản xuất, gia công, lắp ráp trong
các khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa không áp dụng chế độ cấp phép nhập
22


Chang Chang

khẩu tự động (Quy định tại khoản 2 Điều 1 TT 24/2010/TT-BCT Quy định việc áp
dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng hiện đã hết
hiệu lực nhưng chưa có văn bản thay thế).
23. Thương mại nhà nước và doanh nghiệp thương mại nhà nước là gì?
Thương mại nhà nước là các hoạt động thương mại chỉ do cơ quan nhà nước có
quyền thực hiện hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao thực hiện.
Việt Nam khơng có quy định riêng về “doanh nghiệp thương mại nhà nước” và
cũng khơng có định nghĩa cho nhóm doanh nghiệp này.
Trong WTO, doanh nghiệp thương mại nhà nước được hiểu là doanh nghiệp được
Nhà nước dành cho những độc quyền hay đặc quyền nhất định trong hoạt động xuât
khẩu, nhập khẩu.
Trong các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp thương

mại nhà nước dùng để chỉ các doanh nghiệp trong đó Nhà nước chiếm giữ trên 50%
vốn điều lệ.
24. Hiện nay thương mại nhà nước tồn tại trong lĩnh vực nào?
Hiện nay thương mại nhà nước tồn tại trong 6 lĩnh vực về dầu thô; xăng dầu; máy
bay phụ tùng máy bay và các phương tiện, thiết bị hàng khơng ; băng đĩa hình; báo
chí; thuốc lá, xì gà và các sản phẩm thuốc lá chế biến khác.
Danh mục hàng hóa thương mại nhà nước được quy định cụ thể tại bảng 8(c) phụ lục II - Báo cáo của ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO.
Câu 25: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật về xuất nhập
khẩu là gì?
Khơng có văn bản nào của pháp luật xuất nhập khẩu quy định khái niệm về tổ chức
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động
của cá nhân, tổ chức kinh tế nhằm lưu thơng hàng hóa qua vùng lãnh thổ của các quốc
gia hoặc khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, chủ thể thực hiện là các cá nhân, tổ chức
kinh tế, cho nên có thể dùng khái niệm được định nghĩa tại Luật đầu tư 2014 để khái
niệm tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi trong pháp luật xuất nhập khẩu.
Theo khoản 17 Điều 3 Luật đầu tư 2014 quy định: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngồi là thành viên hoặc cổ đơng”.
Trong đó khoản 16 Điều này cũng quy định: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành
lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.
Cơ sở pháp lý: Khoản 16, 17 Điều 3 Luật đầu tư 2014.
Vậy có thể hiểu Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức được thành lập
và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và có nhà đầu tư nước ngồi là
thành viên.

23


Chang Chang


Câu 26: Việc xác định tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là gì có ý nghĩa gì
đối với pháp luật về xuất, nhập khẩu?
Việc xác định tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là gì giúp cho pháp luật xuất,
nhập khẩu phân biệt tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với các chủ thể kinh
doanh xuất, nhập khẩu khác. Từ đó, đưa ra các cơ sở pháp lý cho việc áp dụng điều
kiện và thủ tục đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi trong các hoạt
động xuất, nhập khẩu. Bởi vì pháp luật xuất nhập khẩu và pháp luật khác có liên quan
như pháp luật đầu tư, luật thương mại,... có sự khác nhau trong quy định đối với tổ
chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế trong nước.
Ví dụ như, đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi sẽ áp dụng cơ sở pháp lý
về điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu tại Điều 9 NĐ
09/2018/NĐ-CP, hay cơ sở pháp lý về phạm vi kinh doanh xuất, nhập khẩu được quy
định tại khoản 2,3 Điều 3 NĐ 09/2018/NĐ-CP.
Câu 27. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu cho tổ chức
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài?
Theo Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh
xuất khẩu, nhập khẩu cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi như sau:
1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động
mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.


Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là

thành viên;
− Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh
doanh;
− Khơng cịn nợ thuế q hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01
năm trở lên.

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham
gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh

doanh;
− Khơng cịn nợ thuế q hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01
năm trở lên.
− Đáp ứng tiêu chí sau:
+ Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
+ Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng
+

lĩnh vực hoạt động;
Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
24


Chang Chang

+

Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong
các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh


doanh;
− Khơng cịn nợ thuế q hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01
năm trở lên.
− Đáp ứng tiêu chí sau:
+ Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
+ Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng
+
+

lĩnh vực hoạt động;
Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

4. Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường
trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bơi trơn; gạo; đường;
vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí.
a) Đáp ứng những điều kiện sau:


Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh

doanh;
− Khơng cịn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01
năm trở lên.
− Đáp ứng tiêu chí:
+ Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
+ Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng
+
+


lĩnh vực hoạt động;
Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

b) Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bơi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập
khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi có thực
hiện một trong các hoạt động sau:



Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;
Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa
có sử dụng dầu, mỡ bơi trơn loại đặc thù.

c) Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem
xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
25


×