Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

LVTN 2017 tính từ láy đôi dùng theo nghĩa phái sinh ẩn dụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 194 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGÔN NGỮ HỌC
*****

HUỲNH NGUYỄN THANH THỦY

TÍNH TỪ LÁY ĐƠI DÙNG THEO
NGHĨA PHÁI SINH ẨN DỤ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NGƠN NGỮ HỌC
Hệ đào tạo: Cử nhân tài năng
Khóa học: 2013 - 2017

TP HỒ CHÍ MINH, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGÔN NGỮ HỌC
*****

HUỲNH NGUYỄN THANH THỦY

TÍNH TỪ LÁY ĐƠI DÙNG THEO
NGHĨA PHÁI SINH ẨN DỤ
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NGƠN NGỮ HỌC
Hệ đào tạo: Cử nhân tài năng
Khóa học: 2013 - 2017



GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: PGS. TS. NGUYỄN HỮU CHƢƠNG

TP HỒ CHÍ MINH, 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Những kết quả
này chƣa từng đƣợc cơng bố ở bất kỳ cơng trình khoa học nào trƣớc đó.
TP Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 6 năm 2017
Tác giả khóa luận

Huỳnh Nguyễn Thanh Thủy


ii

LỜI CÁM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tơi đã nhận đƣợc sự hỗ trợ,
góp ý từ quý thầy cô Bộ môn Ngôn ngữ học – Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – ĐHQG-HCM. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn của tơi đến q thầy cơ vì
những góp ý hữu ích đó.
Đồng thời tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Hữu
Chƣơng – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, động viên và theo dõi tơi trong suốt q
trình thực hiện khóa luận. Sự hƣớng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình từ thầy đã tiếp thêm
cho tơi sức mạnh, niềm tin để hồn thành khóa luận này.
Cuối cùng tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã
tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tơi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.

TP Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 6 năm 2017
Tác giả khóa luận

Huỳnh Nguyễn Thanh Thủy


iii

QUY ƢỚC VIẾT TẮT VÀ BẢNG CHỮ CÁI
1. Bảng chú thích từ viết tắt
NĐG

nghĩa đen gốc

NCKH

nghiên cứu khoa học

NPSAD

nghĩa phái sinh ẩn dụ

t.

tính từ

2. Bảng chữ cái
A
F
Q


Ă
I
R

Â
J
S

B
K
T

C
L
U

D
M
Ƣ

Đ
N
V

E
O
W

Ê

Ơ
X

F
Ơ
Y

G
P
Z


iv

Mục lục
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................ ii
QUY ƢỚC VIẾT TẮT VÀ BẢNG CHỮ CÁI ........................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
PHẦN DẪN LUẬN ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục đích ..................................................................................................................... 1
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................... 2
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................... 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................. 8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................................... 8
7. Kết cấu đề tài ............................................................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................... 12
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TỪ LÁY VÀ ẨN DỤ .................................... 12
1.1. Khái niệm, đặc điểm, cấu tạo và ý nghĩa của từ láy đôi ................................ 12

1.1.1. Khái niệm từ láy và từ láy đôi ......................................................................... 12
1.1.2. Đặc điểm, cấu tạo và phân loại từ láy đôi ...................................................... 13
1.1.3. Ngữ nghĩa của từ láy đôi ................................................................................. 19
1.2. Ẩn dụ .................................................................................................................. 22
1.2.1. Khái niệm ẩn dụ ............................................................................................... 22
1.2.2. Phân loại ẩn dụ................................................................................................ 26
TIỂU KẾT.................................................................................................................... 28
CHƢƠNG 2: CÁC HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGHĨA PHÁI SINH ẨN DỤ CỦA
TÍNH TỪ LÁY ĐƠI .................................................................................................... 29
2.1. Lấy trạng thái, tính chất của sự vật hiện tƣợng để nói về trạng thái, tính
chất của con ngƣời (nhóm I) ...................................................................................... 29
2.1.1. Tính từ láy đơi mang nghĩa ẩn dụ tính chất .................................................... 29
2.1.2. Tính từ láy đơi với nghĩa phái sinh ẩn dụ trạng thái....................................... 69
2.2. Lấy trạng thái, tính chất của con ngƣời để nói về trạng thái, tính chất
của con ngƣời (nhóm II) ............................................................................................. 87
2.2.1. Tính từ láy đơi với nghĩa phái sinh ẩn dụ tính chất ........................................ 88
2.2.2. Tính từ láy đơi với nghĩa phái sinh ẩn dụ trạng thái....................................... 93
2.3. Lấy trạng thái, tính chất của con ngƣời để nói về trạng thái, tính chất
của sự vật hiện tƣợng (nhóm III) ............................................................................. 102
2.3.1. Tính từ láy đơi với nghĩa phái sinh ẩn dụ tính chất ...................................... 102
2.3.2. Tính từ láy đơi với nghĩa phái sinh ẩn dụ trạng thái..................................... 108


v

2.4. Lấy trạng thái, tính chất của sự vật hiện tƣợng này để nói về trạng thái,
tính chất của sự vật hiện tƣợng khác (nhóm IV) ................................................... 110
2.4.1. Tính từ láy đơi với nghĩa phái sinh ẩn dụ tính chất ...................................... 111
2.4.2. Tính từ láy đơi với nghĩa phái sinh ẩn dụ trạng thái..................................... 145
TIỂU KẾT.................................................................................................................. 156

CHƢƠNG 3: VAI TRÒ CỦA TÍNH TỪ LÁY ĐƠI DÙNG THEO NGHĨA PHÁI
SINH ẨN DỤ TRONG MỘT SỐ VĂN BẢN VĂN CHƢƠNG, BÁO CHÍ............... 157
3.1. Vai trị của tính từ láy đơi đƣợc phái sinh theo phƣơng thức I trong văn
bản văn chƣơng, báo chí ........................................................................................... 157
3.2. Vai trị của tính từ láy đơi đƣợc phái sinh theo phƣơng thức II trong văn
bản văn chƣơng, báo chí ........................................................................................... 163
3.3. Vai trị của tính từ láy đôi đƣợc phái sinh theo phƣơng thức III trong
văn bản văn chƣơng, báo chí .................................................................................... 167
3.4. Vai trị của tính từ láy đơi đƣợc phái sinh theo phƣơng thức IV trong văn
bản văn chƣơng, báo chí ........................................................................................... 169
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 173
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 175
PHỤ LỤC TÍNH TỪ LÁY ĐÔI MANG NGHĨA PHÁI SINH ẨN DỤ ............... 186


1

PHẦN DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Láy trong tiếng Việt là một trong những phƣơng thức cấu tạo từ quan trọng.
Phƣơng thức láy đã tạo nên một lớp từ gọi là từ láy, lớp từ này đã tạo nên sự đa
dạng, đóng góp đáng kể vào vốn từ vựng của ngôn ngữ dân tộc. Mặc dù chiếm số
lƣợng nhỏ nhƣng từ láy lại đóng một vai trị quan trọng giúp cho ngôn ngữ dân tộc
thêm giàu đẹp, đồng thời làm nên bản sắc riêng biệt cho tiếng Việt. Từ láy đã đƣợc
đƣa ra, bàn luận và nghiên cứu từ rất lâu, là đề tài của nhiều luận văn, luận án, bài
báo cáo khoa học của các nhà ngôn ngữ học, nghiên cứu sinh và học viên cao học.
Đã có nhiều cơng trình bàn về từ láy, đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh tên gọi, cấu
tạo và ngữ nghĩa của từ láy cũng nhƣ những cơng trình nghiên cứu về “nghĩa biểu
trƣng” tức nghĩa phái sinh của từ láy (tuy nhiên là chƣa phân biệt rõ đó là nghĩa
phái sinh ẩn dụ hay hoán dụ).

Từ láy cũng nhƣ những đơn vị từ khác trong tiếng Việt, ngoài những từ chỉ
mang một nghĩa, là nghĩa đen, nghĩa cơ bản nhất vẫn có những từ láy mang nhiều
hơn một nghĩa. Cơ chế tạo nghĩa của từ không chỉ dừng lại ở một phƣơng thức
trong quá trình chuyển nghĩa phái sinh mà bao gồm nhiều cách dựa trên cơ sở nghĩa
ban đầu của nghĩa gốc. Việc xác định nghĩa gốc, nghĩa phái sinh của từ là một
nhiệm vụ không hề đơn giản và thực tế trong nhiều cuộc thảo luận, tranh luận học
thuật về vấn đề xác định nghĩa gốc, nghĩa phái sinh của từ láy, xác định cơ chế tạo
nghĩa của từ vẫn còn nhiều tranh cãi và thiếu thống nhất.
Trong khóa luận này, chúng tơi bƣớc đầu xác định về tính từ láy đơi mang
nghĩa phái sinh ẩn dụ đồng thời nhìn nhận giá trị mà nghĩa phái sinh của tính từ láy
đơi mang lại khi từ vựng hoạt động trong văn cảnh. Đặc biệt là giá trị mà chúng
mang lại trong việc sáng tác và cảm thụ tác phẩm văn học.
2. Mục đích
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu tính từ láy đôi với nghĩa phái sinh ẩn dụ
nhằm mục đích là:
Cơng trình góp phần xác định những từ tính từ láy đôi mang nghĩa phái sinh
ẩn dụ. Đánh giá vai trò của phƣơng thức ẩn dụ đối với việc tạo nghĩa của từ đồng
thời đề cao vai trò, giá trị của từ láy đối với các đơn vị khác trong tiếng Việt.
Phân loại các tính từ láy đơi mang nghĩa phái sinh ẩn dụ theo nghĩa biểu vật.
Xác định đƣợc cấu trúc nghĩa của từ


2

Xác định đƣợc nét nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa chuyển) của từ láy đôi đồng thời
xác định phạm vi sử dụng của chúng.
Việc tìm hiểu có chế chuyển nghĩa và nét nghĩa phái sinh ẩn dụ của tính từ láy
đơi góp phần đi tìm giá trị của từ láy đối với ngơn ngữ dùng trong tác phẩm văn học
nói riêng và ngơn ngữ trong đời sống nói chung.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Láy là một hiện tƣợng ngôn ngữ đặc biệt mang nhiều màu sắc, đa dạng trong
cấu trúc, hài hịa về ngữ âm. Vì vậy việc nghiên cứu về đơn vị từ này có một bề dày
nhất định, khơng giới hạn trong một ngôn ngữ mà trong những ngôn ngữ khác tiếng
Việt, láy cũng đƣợc chú ý quan tâm.
 Lịch sử nghiên cứu từ láy trong những ngôn ngữ khác tiếng Việt
Hiện tƣợng này không phải là một sản phẩm riêng có của tiếng Việt mà là hiện
tƣợng chung cho những ngơn ngữ cùng loại hình với tiếng Việt. Vì vậy từ láy ở một
số ngơn ngữ cũng đƣợc các nhà ngôn ngữ, nhà nghiên cứu quan tâm. Tiêu biểu là
những cơng trình: Từ láy trong tiếng Indonesia và cách thành lập từ láy trong tiếng
Indonesia (Đề tài NCKH sinh viên cấp trƣờng, 2008) của nhóm sinh viên Trần Thị
Thủy Tiên, cơng trình Sự phân định từ láy trong các ngôn ngữ Mon – Khmer
(Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam, 1994, tr. 161 - 190) của Tạ Văn
Thơng, cơng trình Bước đầu tìm hiểu từ láy tiếng Katu (Nghiên cứu ngôn ngữ các
dân tộc ở Việt Nam, 1994, tr. 191 - 201) của Nguyễn Hữu Hoành. Cơng trình Từ láy
trong các ngơn ngữ Katuic ở Việt Nam (Tạp chí Ngơn ngữ, 1993, số 4, tr. 8 - 17),
cơng trình Từ láy đơi tiếng Mường (Tạp chí Ngơn ngữ, 1998, số 1, tr. 27 - 38) của
Hồng Văn Hành, cơng trình Góp phần luận giải về cách cấu tạo từ láy các ngôn
ngữ Môn – Khmer (trong sự so sánh với tiếng Việt), (Tạp chí Ngơn ngữ, 1987, số 1
- 2, tr. 48 - 57).
Tác giả Lâm Es cũng đã đề cập đến từ láy tiếng Khmer nhƣng chủ yếu về mặt
cấu tạo và ý nghĩa của từ. Bàn về ý nghĩa của từ láy tác giả cho rằng: “Ý nghĩa của
từ láy là sắc thái hóa ý nghĩa của tiếng cơ sở, nghĩa là phương thức láy tạo thêm
cho tiếng cơ sở một nét nghĩa nào đó chứ khơng làm thay đổi hẳn nó.” [11]. Về việc
phân loại từ láy, cũng nhƣ trong tiếng Việt, từ láy trong tiếng Khmer cũng đƣợc
chia thành từ láy bộ phận và từ láy tồn bộ, một vài ví dụ: thum thum (lơn lớn),
lương lương (vàng vàng), tôch tôch (nho nhỏ)…
 Lịch sử nghiên cứu từ láy trong tiếng Việt
Việc nghiên cứu, và quan tâm đến từ láy hay hiện tƣợng láy trong tiếng Việt
không dừng lại ở các nhà nghiên cứu trong nƣớc mà các nhà ngôn ngữ học ngồi
nƣớc cũng có mối quan tâm sâu sắc.



3

Trong nhiều thập kỷ qua, từ láy và hiện tƣợng láy trong tiếng Việt thu hút
nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà nghên cứu, nhà ngôn ngữ học, các học giả, học
viên… Trong đó nổi bật là các tên tuổi nhƣ: “M.B. Émeneau (1951), A.N. Barinova
(1964), Đào Thản (1970), Nguyễn Phú Phong (1977)” [18:9 - 10] … các nhà ngôn
ngữ học trên đều tập trung vào việc cấu tạo từ láy và các vấn đề xoay quanh cấu tạo
của từ láy nhƣ các quy tắc chuyển đổi ngữ âm, quy tắc hài thanh, các mơ hình cấu
tạo của từ láy… Trong khi đó một số nhà nghiên cứu nhƣ: “L. Bloomfied (1933), E.
Nita (1916), O. Jespersen (1922), B. Pottier (1968)…” [18:9 - 10] quan sát láy và
hiện tƣợng láy dƣới góc nhìn lý thuyết, đặt láy trong bối cảnh lý luận ngơn ngữ học
sau đó đặt ra nhiều vấn đề nhƣ hình vị của từ, nghĩa gốc và nghĩa phái sinh, thành tố
nào mang nghĩa, thành tố nào không mang nghĩa, mờ nghĩa, đặt ra nhiều câu hỏi
xoay quanh vấn đề còn bỏ ngỏ cũng nhƣ nhập nhằng ranh giới giữa từ láy và từ
ghép, từ láy của hiện tại là từ ghép của quá khứ, thành tố mờ nghĩa, mất nghĩa, chịu
quy luật hài âm hài thanh biến đổi… Những cơng trình bàn về từ láy và phƣơng
thức láy có thể kể đến nhƣ sau:
Những cơng trình mang tính chất ứng dụng vào việc giảng dạy trong nhà
trƣờng phổ thơng và việc dạy tiếng Việt: cơng trình Giảng dạy từ láy tiếng Việt cho
người nước ngoài (Luận văn Thạc sỹ, 2013) của Trần Trọng Giảng, cơng trình
Nhận diện từ láy và từ ghép có hình thức láy: Dùng cho giáo viên và học sinh trung
học cơ sở (Tạp chí Ngơn ngữ và Đời sống, 2000, số 11, tr. 7 - 10), cơng trình Suy
nghĩ về việc giảng dạy từ láy tiếng Việt cho người nước ngoài (Nghiên cứu Đông
Nam Á, 1994, số 14, tr. 114 - 115) của Hà Quang Năng, cơng trình Về khả năng sử
dụng từ láy của học sinh trường PTTH vùng cao Việt Bắc (Nghiên cứu giáo dục,
1995, số 282, tr. 27) của Nguyễn Hằng Phƣơng. Cơng trình Dạy từ láy cho học sinh
Trung học cơ sở: ngôn ngữ trong nhà trường (Tạp chí Ngơn ngữ, 2001, số 2, tr. 51 56) của Nguyễn Thị Thanh Hà, cơng trình Giảng dạy từ láy trong trường phổ thơng
(Tạp chí Ngơn ngữ, 1993, số 2, tr. 25 - 36) của Phi Tuyết Hinh… Cơng trình Ngữ

văn lớp 7 (tập 1) (Nxb. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014, tr. 24) của nhóm tác giả
Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) đã đề cập đến từ láy trên phƣơng diện cấu tạo từ của từ
trên cơ sở đó chia láy thành: láy bộ phận và láy hoàn toàn đồng thời đề cập đến
nghĩa của từ láy với đặc trƣng sắc thái hóa. Tiếp nối những kiến thức đã có từ dƣới
cơng trình Ngữ văn lớp 8 (tập 1) (Nxb. Bộ Giáo dục và đào tạo, 2014, tr. 49 - 51) do
nhóm tác giả Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) đã đề cập đến việc phân loại từ láy thành
nhóm từ láy tƣợng thanh và nhóm từ láy tƣợng hình.
Những cơng trình, luận văn luận án, bài nghiên cứu, bài báo cáo khoa học bàn
về từ láy, phƣơng thức láy trong tiếng Việt; từ láy, phƣơng thức láy của ngôn ngữ
khác trên cơ sở có sự so sánh, đối chiếu với từ láy, phƣơng thức láy của tiếng Việt.
Tiêu biểu nhƣ các cơng trình: So sánh hiện tượng láy âm tiếng Việt, tiếng Thái và
tiếng Hán (Thông báo Ngữ âm học, Ban Ngôn ngữ học, 1978, tr. 90 - 96), công


4

trình Bước đầu so sánh từ láy tiếng Hàn Quốc với từ láy tiếng Việt (Luận văn tốt
nghiệp, 1998) và cơng trình So sánh từ láy tiếng Việt và tiếng Hàn (Luận văn Thạc
sỹ, 2014) của Choi Hae Kyung, công trình Cơ chế láy. Từ láy trong các ngơn ngữ
Mon – Khmer (trong sự so sánh với tiếng Việt), (Từ ngữ trên đƣờng hiểu biết và
khám phá, Nxb. Khoa học Xã hội, 1991, tr. 55 - 80) của Hoàng Văn Hành.
Những cơng trình tập trung vào cấu tạo của từ láy tiêu biểu nhƣ: cơng trình Về
các khn vần trong từ láy phụ âm đầu, (Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về
mặt từ ngữ, 1981, tr. 95 - 101), cơng trình Thử bênh vực quan niệm tồn tại cái gọi là
hình vị nhỏ hơn âm tiết trong một kiểu từ láy tiếng Việt và xem lại tư cách hình vị
của nó, (Ngơn ngữ, 1985, số 1, tr. 46 - 56) của Diệp Quang Ban, cơng trình Giá trị
biểu trưng của khuôn vần trong từ láy tiếng Việt (Luận án Phó Tiến sỹ, 1990) và
cơng trình Thử tìm hiểu từ láy song tiết dạng X “Âp” + XY, (Tạp chí Ngơn ngữ,
1977, số 4, tr. 42 - 50) của Phi Tuyết Hinh, cơng trình Láy với “iếc” – một dạng láy
đặc biệt trong lời nói, (Tạp chí Ngơn ngữ, 1998, số 1, tr. 1 - 8) của Đào Thản, cơng

trình Thêm một nhận xét về sự hình thành từ láy trong tiếng Việt (Tạp chí Ngơn
ngữ, 1998, số 2, tr. 58 - 66) của Chu Bích Thu, cơng trình Bàn thêm về hiện tượng
“từ láy đảo được trật tự”, (Tạp chí Ngơn ngữ, 2000, số 11, tr. 41 - 47) của Nguyễn
Thị Thanh Hà.
Những cơng trình, bài báo cáo, bài báo khoa học tiếp cận đến vấn đề từ láy và
dạng láy từ góc độ ngữ âm tiêu biểu nhƣ các cơng trình: Phân bố (thanh điệu) trong
các từ kép láy (Ngữ âm tiếng Việt, Đoàn Thiện Thuật, Nxb. Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, 1977, tr. 123 - 124), cơng trình Từ láy và sự biểu trưng ngữ âm,
(Tạp chí Ngơn ngữ, 1983, số 3, tr. 57 - 64) của Phi Tuyết Hinh, cơng trình Nhận xét
về một đặc điểm ngữ âm các từ láy đôi tiếng Việt, (Tạp chí ngơn ngữ, 1984, số 4, tr.
29 - 36) của Hồng Cao Cƣơng, cơng trình Về kết song tiết láy âm tiếng Việt hiện
đại, (Tạp chí Ngơn ngữ, 1993, số 2 - 3) của Nguyễn Cơng Đức, cơng trình Thủ pháp
nhận diện và phân biệt từ láy và từ ghép có hình thức ngữ âm giống từ láy: Ngơn
ngữ trong nhà trường, (Tạp chí Ngơn ngữ, 2000, số 7, tr. 56 - 61) của Nguyễn Thị
Thanh Hà và Lan Hƣơng, hai tác giả đã dựa vào hình thức ngữ âm và xem hình thức
ngữ âm của từ để trên cơ sở đó lập luận và phân tách ranh giới giữa láy và ghép.
Những cơng trình viết về từ láy ba, từ láy tƣ nhƣ: cơng trình Tìm hiểu thêm về
một kiểu láy tư trong tiếng Việt, (Tạp chí Ngơn ngữ, 1998, số 1, tr. 21 - 26) của Võ
Xuân Quế, cơng trình Từ láy tư trong phương ngữ Nam bộ (Tạp chí Ngơn ngữ,
1992, số 3, tr. 55 - 59) của Trần Thị Ngọc Lang, cơng trình Thử đi tìm nguồn gốc
của dạng “láy ba”, (Tạp chí Ngơn ngữ, 1999, số 3, tr. 62 - 65) của Huệ Thiên.
Những cơng trình, bài nghiên cứu, bài báo cáo khoa học tiếp cận vấn đề láy
dựa trên bình diện ngữ nghĩa tiêu biểu nhƣ: Từ tượng thanh trong tương ứng giữa
âm và nghĩa, (Tạp chí Ngơn ngữ, 1982, số 4, tr. 52 - 56) của Nguyễn Thị Hai, công


5

trình Ngữ nghĩa của từ láy tượng hình trong tiếng Việt (Luận văn Thạc sỹ, 2009)
của Phạm Thị Liên.

Và một số cơng trình tiếp cận từ láy trên bình diện vai trò của phƣơng thức láy
đối với tác phẩm văn học. Có thể kể đến nhƣ cơng trình Vài nét về cách sử dụng từ
láy để miêu tả trong các tiểu thuyết viết về đề tài miền núi của Tô Hồi (Tạp chí
Ngơn ngữ, 2003, số 12, tr. 32 - 38) của Xn Thị Nguyệt Hà.
Những cơng trình từ điển tuyển chọn, tuyển tập các từ láy, từ điển từ láy tƣợng
thanh, từ điển từ láy tƣợng hình… và các cơng trình nhận xét, đánh giá lại các từ
điển từ láy nhƣ: Từ điển từ láy tiếng Việt (Nxb. Khoa học Xã hội, 1998) của Viện
ngơn ngữ học Hồng Văn Hành (chủ biên), cơng trình Đọc “Từ điển từ láy tiếng
Việt” (Tạp chí Ngơn ngữ, 1998, số 2, tr. 75 - 77) của Đào Thản.
Hồ Lê với cơng trình Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại (1976) đề cập
đến từ láy với một tên gọi là từ đơn lắp láy, trong đó tác giả đã liệt kê đƣợc trên 800
từ đơn lắp láy đồng thời đƣa ra những đặc điểm của từ đơn lắp láy, mơ hình lắp láy,
đi sâu phân tích tác dụng của mơ hình lắp láy về mặt ý nghĩa, với mỗi mơ hình lắp
láy khác nhau thì biểu thị những ý nghĩa, trạng thái khác nhau.
Cơng trình Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại (1978) của Nguyễn Văn Tu đề cập
đến từ láy âm và sự tƣơng ứng về các mặt, đặc điểm cấu tạo của từ láy trên cơ sở
láy không hoàn toàn (láy phụ âm đầu, láy vần), láy hoàn tồn.
Cơng trình Từ láy trong tiếng Việt (Nxb. Khoa học Xã hội, 1985) của Hồng
Văn Hành đóng góp những góc nhìn khác nhau đối với hiện tƣợng láy nhƣ xem láy
là phụ tố, láy là ghép, láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trƣng hóa. Cơng
trình là sự nghiên cứu các cơ chế láy, các kiểu cấu tạo từ láy, các kiểu cơ cấu nghĩa
của từ láy và giá trị sử dụng của từ láy đồng thời tác giả khẳng định “Láy là một cơ
chế hòa phối ngữ âm, cơ chế “đối” và “điệp”” [18].
Diệp Quang Ban với cơng trình Ngữ pháp tiếng Việt phổ thơng (tập 1), (1989)
đề cập đến những đặc trƣng chung của từ láy phân loại từ láy trên các tiêu chí: bậc
láy (láy bậc 1 và láy bậc 2), số lƣợng âm tiết (láy đơi, láy ba, láy tƣ) trong đó tác giả
liệt kê đƣợc 89 vần trong tiếng láy của từ láy âm có tiếng láy đứng trƣớc và 43 cặp
phụ âm đầu thƣờng gặp ở từ láy vần. Bên cạnh đó tác giả cịn đề cập đến vấn đề
nghĩa của từ láy. Theo tác giả, ý nghĩa đặc trƣng cho từ láy là thứ ý nghĩa biểu
trƣng, thứ ý nghĩa “ấn tƣợng” do sự hòa phối âm đƣa lại, nó khơng phải là ý niệm

thật xác định về vật và đặc trƣng của vật. Trên cơ sở đó, Diệp Quang Ban chia từ
láy thành 4 nhóm dựa trên tác dụng của các bộ phận tham gia cấu tạo nghĩa của từ
láy (nhóm từ láy phỏng thanh, nhóm từ láy sắc thái hóa, nhóm từ láy cách điệu và
nhóm từ láy chuyển nghĩa).


6

Cơng trình Các bình diện của từ và từ tiếng Việt (phần Từ láy), (Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội, 1997) của Đỗ Hữu Châu đã đóng góp về bình diện phân loại từ
láy, tập trung vào cơ chế láy, từ láy đôi với các quy luật biến thanh điệu đồng thời
đi tìm ý nghĩa của hình vị cơ sở và thơng qua đó sắp xếp phân loại các dạng láy, từ
láy. Bên cạnh đó, đề cập đến bình diện ý nghĩa của từ láy, tìm hiểu tác dụng ngữ
nghĩa của kiểu láy lớn, kiểu láy nhỏ, phƣơng thức láy, sự phân hóa về ý nghĩa của
hình vị cơ sở khi nó đi vào những kiểu láy khác nhau. Đồng thời dựa trên bình diện
ngữ nghĩa để đối chiếu hai phƣơng thức ghép và láy.
Cơng trình Ngữ pháp tiếng Việt (1996) của Nguyễn Tài Cẩn cũng đề cập đến
từ láy âm và các kiểu láy theo số lƣợng nhƣ láy đơi, láy ba, láy tƣ…
Cơng trình Từ vựng học tiếng Việt (1998) của Nguyễn Thiện Giáp đã đề cập
đến ngữ láy âm với định nghĩa, quy luật hòa phối ngữ âm và việc phân loại từ láy
âm thành ngữ láy đơn nhất và ngữ láy mơ hình căn cứ vào cấu trúc ngữ nghĩa.
Trong đó, ngữ láy đơn nhất có hiệu quả ngữ nghĩa mang tính đơn nhất, tức là mỗi
ngữ láy có ý nghĩa riêng của mình, khơng có nét nào chung với nghĩa của các ngữ
láy khác cùng kiểu cấu tạo, ngữ láy mơ hình là những ngữ láy mà ý nghĩa của chúng
khơng có tính nhất thể.
Cơng trình Từ láy những vấn đề cịn để ngỏ (Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội,
1998) của Viện Ngôn ngữ học tìm tịi những vấn đề cịn để ngỏ trong từ láy nhƣ vấn
đề cơ chế láy, về láy đôi và láy tƣ, về giá trị biểu trƣng, quá trình hình thành và phát
triển của từ láy, về bản sắc của từ láy trong các ngôn ngữ dân tộc thiểu số v.v… Tuy
nhiên với nhận định rằng “Láy là một hiện tượng đa diện và phức tạp nhưng đầy lý

thú, xét cả từ phương diện hình thái – cấu trúc cũng như từ mặt ngữ nghĩa và ngữ
dụng học.” [16] thì mọi vấn đề vẫn cịn để ngỏ, mọi vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn
và hệ thống hơn.
Cơng trình Từ tiếng Việt (Chương III Từ láy và phương thức láy) (Nxb. Khoa
học Xã hội, 1998) của Hoàng Văn Hành (chủ biên). Cơng trình này đề cập đến từ
láy tƣơng đối hoàn chỉnh từ những vấn đề tên gọi, khái niệm láy còn tranh cãi đến
những vấn đề liên quan đến quan điểm cấu tạo từ láy (láy là ghép, láy là sự hịa phối
ngữ âm có giá trị biểu trƣng hóa). Bên cạnh đó, nhóm tác giả cịn đề cập đến việc
phân loại từ láy dựa trên các cơ sở nhƣ: số lƣợng âm tiết, sự đồng nhất hay khác biệt
trong thành phần cấu tạo của các thành tố trong từ láy do cách phối hợp ngữ âm tạo
nên và tiêu chí dựa vào nghĩa của từ láy để phân loại. Đồng thời cơng trình cịn đề
cập đến các vấn đề vẫn còn thảo luận trong giới học thuật nhƣ vấn đề từ láy và dạng
láy, vấn đề về thanh điệu khơng theo quy tắc nhóm thanh, vấn đề hình thức ngữ âm
phù hợp với cơ chế láy mà cả hai âm tiết đều có nghĩa.


7

Tác giả Hoàng Dũng cũng đã giải quyết vấn đề giữa hình vị và từ, thơng qua
đó đóng góp cái nhìn về phƣơng diện cấu tạo từ láy [10].
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã đề cập đến các vấn đề có liên quan đến từ láy
nhƣ: việc phân loại từ láy căn cứ vào số lƣợng âm tiết và căn cứ vào bộ phận đƣợc
láy. Còn về nghĩa của từ láy, theo tác giả, từ láy thƣờng mang ý nghĩa mở rộng hoặc
thu hẹp, tăng cƣờng hay giảm nhẹ, tổng hợp hay chuyên biệt hóa [15].
Tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh cũng đã đề cập đến vấn đề từ láy và việc phân
loại từ láy (láy hoàn toàn và láy bộ phận). Tác giả cũng chi rằng mối quan hệ ngữ
âm giữa các thành tố của từ láy có thể tạo ra cho từ tác dụng gợi tả về trạng thái tâm
lý, trạng thái… và đƣợc gọi tên là những từ láy tƣợng hình [24].
Có thể nói rằng lịch sử nghiên cứu vấn đề từ láy trong tiếng Việt rất phong
phú, song tất cả các cơng trình nghiên cứu kể đều chỉ tập trung chủ yếu vào các bình

diện nhƣ: vấn đề nhìn nhận láy, nhận diện từ láy, cấu tạo của từ láy còn về nghĩa
biểu trƣng của từ láy mới chỉ dừng lại ở những nhận xét chung, chƣa phân biệt cụ
thể phƣơng thức phái sinh nghĩa của từ láy là ẩn dụ hay hốn dụ. Vì vậy vẫn chƣa
có cơng trình nào đề cập đến vấn đề phái sinh nghĩa bằng phƣơng pháp ẩn dụ của từ
láy, cụ thể hơn là tính từ láy đơi. Đây cũng chính là điểm mới mẻ mà cơng trình
mang lại, góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu nghĩa biểu trƣng theo phƣơng
thức ẩn dụ của từ láy tiếng Việt và trên cơ sở đó hiểu đƣợc giá trị của loại từ này
mang lại cho văn học.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Tính từ láy đơi đƣợc dùng theo nghĩa phái sinh ẩn dụ.
- Phạm vi nghiên cứu:
Ngữ liệu: Từ láy đôi trong từ điển, văn bản (thơ ca, văn xuôi, báo chí...)
Dựa vào nguồn ngữ liệu là các từ điển, tác phẩm văn học uy tín nhƣ: Từ điển
tiếng Việt của Hoàng Phê (2006), Từ điển từ láy tiếng Việt của Hồng Văn Hành
(1994), các cơng trình, luận văn, luận án của các nhà nghiên cứu đi trƣớc nhƣ Phi
Tuyết Hinh, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Hồ Lê… chúng tơi tiến hành tập
hợp, tuyển chọn các tính từ láy đơi mang nghĩa phái sinh ẩn dụ. Sau đó nghiên cứu
các hƣớng phát triển nghĩa phái sinh ẩn dụ của các tính từ láy đơi đồng thời nghiên
cứu vai trị, tác dụng của chúng trong việc tăng giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm văn
học.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:


8

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết từ láy, tính từ láy đơi, cơ chế cấu tạo từ láy, tiêu
chí phân loại từ láy. Đồng thời hệ thống cơ sở lý thuyết ẩn dụ, xác định cơ chế,
phân loại của phƣơng thức ẩn dụ.
Phân loại những tính từ láy đơi dùng theo nghĩa phái sinh ẩn dụ theo nghĩa
biểu vật đồng thời xác định các loại ẩn dụ từ vựng theo cách các nhà từ vựng học đã

làm.
Miêu tả, phân tích các hƣớng phát triển nghĩa dựa theo nghĩa biểu vật của tính
từ láy đơi.
Phân loại các ẩn dụ từ vựng theo các hƣớng nhƣ: tính chất, trạng thái, cách
thức… đồng thời đi tìm “nét tƣơng đồng” làm cơ sở cho ẩn dụ và lấy các ví dụ cụ
thể để minh họa.
Nhìn nhận, đánh giá giá trị của tính từ láy đôi trong văn bản đồng thời khẳng
định đƣợc vai trị vị trí của ẩn dụ từ vựng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả: Miêu tả các đặc điểm về mặt ngữ nghĩa của các tính
từ láy đơi.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Dựa vào phần ngữ liệu đã khảo sát về
tính từ láy đơi dùng theo nghĩa phái sinh ẩn dụ, chúng tôi tiến hành phân tích ngữ
liệu và tìm các ra hƣớng phát triển nghĩa, trên cơ sở các hƣớng đã đƣợc tiếp cận tiến
hành tổng hợp và đƣa ra đánh giá về giá trị của chúng trong văn bản.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Cơng trình nghiên cứu này góp phần nhận diện, thống kê,
miêu tả và phân tích những tính từ láy đơi dùng theo nghĩa phái sinh ẩn dụ. Từ đó,
bƣớc đầu minh chứng giá trị của phƣơng thức ẩn dụ, cũng nhƣ giá trị của từ láy đối
với việc hình thành nên sự đa dạng của vốn từ cũng nhƣ vai trò của nét nghĩa gốc và
phái sinh trong việc diễn đạt ngôn từ.
Từ láy mang nghĩa phái sinh ẩn dụ là những từ láy có đặc trƣng ngữ nghĩa vơ
cùng phong phú, gợi cảm, mang tính chất biểu thái rõ ràng, chính vì thế việc nghiên
cứu tính từ láy đơi dùng theo nghĩa phái sinh ẩn dụ trong tiếng Việt có ý nghĩa to
lớn đối với việc thúc đẩy niềm say mê nghiên cứu về từ láy trong ngôn ngữ cũng
nhƣ nghiên cứu giá trị, hiệu quả nghệ thuật của từ láy trong tác phẩm văn học.
Khơng dừng lại ở đó, việc nghiên cứu tính từ láy đơi với nghĩa phái sinh ẩn dụ
cũng góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu, biên soạn tài liệu cũng nhƣ nội dung giảng
dạy vấn đề về từ láy, về phƣơng thức ẩn dụ cho phù hợp và hiệu quả.



9

Trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu ngôn ngữ học đứng trƣớc sự tiếp
xúc ngôn ngữ ngày càng mạnh mẽ và vì vậy việc nghiên cứu từ láy, ngữ nghĩa của
từ láy cũng đặt trong việc nghiên cứu, so sánh với lớp từ láy trong những ngơn ngữ
khác (nhóm ngơn ngữ cùng loại hình ngơn ngữ đơn lập, âm tiết tính nhƣ tiếng Việt).
- Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu ngữ nghĩa của lớp từ láy cũng nhƣ phƣơng thức chuyển nghĩa của
từ láy trong tiếng Việt giúp ngƣời học, ngƣời nghiên cứu có thêm kiến thức về ngữ
nghĩa, nghĩa ẩn dụ đồng thời tăng khả năng sử dụng tính từ láy đôi với nghĩa ẩn dụ
trong ngôn ngữ đời sống cũng nhƣ trong ngơn ngữ văn chƣơng.
Cơng trình nghiên cứu của chúng tơi có thể làm tài liệu tham khảo cho các bài
luận, các bài viết, đề tài sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ học và các chuyên ngành
khác có liên quan. Đồng thời, góp phần bổ sung giúp ngƣời học tiếng Việt nói riêng
cũng nhƣ học ngơn ngữ nói chung thấu hiểu hơn về cái hay, cái đẹp của từ láy, cái
sâu cái rộng của từng nét nghĩa của từ cũng nhƣ có cái nhìn tồn diện hơn về
phƣơng pháp sáng tạo vô cùng quý giá trong tiếng Việt - ẩn dụ.
7. Kết cấu đề tài
Khóa luận của chúng tôi đƣợc viết theo bố cục nhƣ sau:
PHẦN DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7. Kết cấu đề tài
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: Những vấn đề về từ láy và ẩn dụ

1.1. Khái niệm, đặc điểm, cấu tạo và ngữ nghĩa của từ láy đôi
1.1.1 Khái niệm từ láy và từ láy đôi
1.1.2.Đặc điểm, cấu tạo của từ láy đôi
1.1.3. Ngữ nghĩa của từ láy đôi


10

1.2. Ẩn dụ
1.2.1.Khái niệm ẩn dụ
1.2.2.Phân loại ẩn dụ
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 2: Các hƣớng phát triển nghĩa phái sinh ẩn dụ của tính từ láy đơi
2.1. Lấy trạng thái, tính chất của sự vật, hiện tƣợng để nói về trạng thái, tính
chất của con ngƣời
2.2. Lấy trạng thái, tính chất của con ngƣời để nói về trạng thái, tính chất của
con ngƣời
2.3. Lấy trạng thái, tính chất của con ngƣời để nói về trạng thái, tính chất của
và sự vật, hiện tƣợng
2.4. Lấy trạng thái, tính chất của sự vật, hiện tƣợng này để nói về trạng thái,
tính chất của sự vật, hiện tƣợng khác
Tiểu kết chƣơng 2
Chƣơng 3: Vai trị của tính từ láy đơi dùng theo nghĩa phái sinh ẩn dụ
trong một số văn bản văn chƣơng, báo chí
3.1. Vai trị của tính từ láy đơi đƣợc phái sinh theo phƣơng thức I trong văn
bản văn chƣơng, báo chí
3.2. Vai trị của tính từ láy đơi đƣợc phái sinh theo phƣơng thức II trong văn
bản văn chƣơng, báo chí
3.3. Vai trị của tính từ láy đơi đƣợc phái sinh theo phƣơng thức III trong văn
bản văn chƣơng, báo chí

3.4. Vai trị của tính từ láy đơi đƣợc phái sinh theo phƣơng thức IV trong văn
bản văn chƣơng, báo chí
Tiểu kết chƣơng 3
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mục lục
Phụ lục
Trong phần phụ lục, chúng tôi liệt kê danh sách tất cả các tính từ láy đơi
mang nghĩa phái sinh ẩn dụ mà chúng tôi tập hợp đƣợc từ các nguồn tƣ liệu: Từ


11

điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2006) và Từ điển từ láy tiếng Việt của Hoàng Văn
Hành (1994) trong quá trình viết cơng trình.


12

PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TỪ LÁY VÀ ẨN DỤ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, cấu tạo và ý nghĩa của từ láy đôi
Nhƣ đã đề cập ở trên, từ láy trong tiếng Việt bao gồm: từ láy đơi, từ láy ba, từ
láy tƣ. Tên gọi của nhóm các từ láy trên cũng đã thể hiện phần nào bình diện cấu tạo
của từ láy. Nếu nhƣ ở từ láy ba, láy tƣ cơ chế cấu tạo tƣơng đối đơn giản, thì từ láy
đơi lại có cơ chế cấu tạo phức tạp hơn, làm cơ sở từ cho những từ láy ba, láy tƣ.
Vậy từ láy đơi có đơn thuần nhƣ tên gọi và cấu tạo, ý nghĩa của nhóm từ này nhƣ
thế nào? Muốn hiểu rõ đƣợc những vấn đề này, trƣớc hết chúng ta cần nắm một số
khái niệm cơ bản:

1.1.1. Khái niệm từ láy và từ láy đôi
 Khái niệm từ láy
Với một lịch sử nghiên cứu dày dặn, phong phú từ vấn đề tên gọi, nhận diện
cho đến những vấn đề thuộc về bình diện cấu tạo, đặc trƣng ngữ nghĩa... từ láy đã
chứng minh đƣợc tầm quan trọng và giá trị của mình trong phƣơng thức cấu tạo từ
tiếng Việt. Bàn về tên gọi và khái niệm của từ láy, một số nhận định nổi bật nhƣ:
Mang giá trị tổng thuật, cơng trình Từ tiếng Việt (Chương 3 Từ láy và phương
thức láy) của Viện Ngơn ngữ học (Hồng Văn Hành chủ biên) đã có nhận xét
“Trong Việt ngữ học có nhiều tên gọi khác nhau chung quanh khái niệm “từ láy”.
Đó là từ phản điệp (Đỗ Hữu Châu, 1962, 132), từ lắp láy (Hồ Lê, 1976), từ lắp láy
(Nguyễn Nguyên Trứ, 1970, 50), từ láy âm (Nguyễn Tài Cẩn, 1975, 125), (Nguyễn
Văn Tu, 1976, 68), từ láy (Hoàng Tuệ, 1978, 21), (Đào Thản, 1970, 54), (Đỗ Hữu
Châu, 1979, 5, 1985), (Nguyễn Thiện Giáp, 1985, 91), (Đỗ Hữu Châu, 1981, 38,
1986, 172), (Ngữ pháp tiếng Việt, 1983, 52) v.v…” [19]. Cụ thể nhƣ sau:
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp gọi từ láy là ngữ láy âm [21], theo ơng thì đó là
những đơn vị đƣợc hình thành do sự lặp lại hồn tồn hay lặp lại có kèm theo sự
biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hịa về ngữ âm, vừa có
giá trị gợi cảm, gợi tả.
Tác giả Diệp Quang Ban gọi từ láy là từ phức [2] đƣợc tạo ra bằng phƣơng
thức láy âm có tác dụng tạo nghĩa. Tác giả Nguyễn Tài Cẩn cho rằng từ láy âm
[4:109] là loại từ ghép (các thành tố trực tiếp kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ
âm). Quan hệ ngữ âm đƣợc thể hiện ở chỗ các thành tố trực tiếp có sự tƣơng ứng
với nhau về cả hai mặt: thanh điệu lẫn yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính
giữa vần và âm cuối vần).


13

Tác giả Hồ Lê rằng từ đơn lắp láy [14:203] là một loại từ đơn đặc biệt, đƣợc
tạo ra theo phƣơng thức lắp láy.

Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng “từ láy là những từ được tạo ra theo phương
thức lặp lại tồn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay
biến đổi theo một số quy tắc biến thanh (nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh
ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn
vị có nghĩa)” [7:490]
Tác giả George Yule đã đƣa ra định nghĩa “Reduplication is repeating all or
part of a form [27:73]”.
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến, Vũ Đức Nghiệu cho rằng
“phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hòa phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn
gọi là từ lấp láy, từ láy âm)” [8:146]”.
Còn rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ láy song chúng ta thấy rằng tất cả
những định nghĩa ở trên đều có chung một quan điểm về từ láy: Từ láy là những từ
được tạo ra trên cơ sở của phương thức láy và giữa các thành tố có quan hệ ngữ
âm với nhau. Cụ thể đa số các nhà nghiên cứu đều hình dung từ láy nhƣ một đơn vị
từ vựng bao gồm hai phần: thành tố gốc và thành tố láy, với những tên gọi khác
nhau, trong đó cái thứ nhất (thành tố gốc) nảy sinh ra cái thứ hai (thành tố láy), cịn
cái thứ hai chính là cái thứ nhất đƣợc biến dạng đi ít nhiều theo những quy tắc nhất
định trong q trình láy.Trong bài luận này chúng tơi chọn quan điểm về từ láy theo
nhƣ quan niệm của Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Tài Cẩn. Bởi lẽ hai khái niệm đƣợc
hai nhà nghiên cứu đƣa ra mang tính chất tổng quát, bao quát đƣợc tất cả những
trƣờng hợp còn lại đồng thời phù hợp với quan điểm ngôn ngữ học hiện đại.
 Khái niệm từ láy đôi
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp: “Từ láy đôi là kiểu láy gồm những đơn vị có
hai thành tố trực tiếp, mỗi thành tố là một từ đơn” [20] còn theo Diệp Quang Ban:
“Từ láy đơi chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong từ láy khơng chỉ vì nó chiếm số
lượng lớn tuyệt đối mà chính là vì nó hội đủ các đặc trưng bản chất của hiện tượng
láy xét ở mặt biểu hiện bằng âm thanh cũng như ở mặt tạo nghĩa. Từ láy đôi thường
được phân loại căn cứ vào các bộ phận của âm tiết (tiếng) làm phần gốc được lặp
lại ở âm tiết làm phần láy” [2].
1.1.2. Đặc điểm, cấu tạo và phân loại từ láy đôi

 Đặc điểm, cấu tạo từ láy đơi
Nhƣ đã nói ở trên, “Từ láy đôi là kiểu láy gồm những đơn vị có hai thành tố
trực tiếp, mỗi thành tố là một từ đơn”. Nhận xét trên của Nguyễn Thiện Giáp ít
nhiều đã khái quát đƣợc đặc điểm cấu tạo của từ láy đơi. Từ láy đơi chính là từ láy


14

có số lƣợng âm tiết trong một từ là hai, mỗi một âm tiết do một từ đơn đảm nhận, từ
đơn thứ nhất (thành tố thứ nhất) làm cơ sở để sản sinh ra từ đơn thứ hai (thành tố
thứ hai) và giữa hai thành tố này mang quan hệ ngữ âm với nhau. Đặc điểm này phù
hợp với quan điểm “láy là sự hịa phối ngữ âm có giá trị biểu trƣng hóa”.
Từ láy đƣợc cấu tạo theo phƣơng thức hịa phối ngữ âm. Và vì thế, khi xem
xét từ láy cũng nhƣ từ láy đôi, mặt ngữ âm ln là ƣu tiên hàng đầu. Sự hịa phối
ngữ âm trong từ láy nói chung, từ láy đơi nói riêng tn theo quy luật rõ ràng nhằm
đảm bảo tính hình tƣợng, tính biểu trƣng cho từ, đặc biệt khi từ vận động trong
ngôn bản, văn bản văn học. Quy luật hịa phối ngữ âm này khơng những thể hiện ở
những chỗ giống nhau mà còn thể hiện ở chỗ khác nhau đều đặn giữa các thành tố
trong từ láy. Dựa trên cơ sở này mà việc phân loại từ láy đơi cũng trở nên rõ ràng và
mang tính quy luật.
 Phân loại từ láy đơi
Từ láy đơi (nói trong thế đối sánh với từ láy ba, từ láy tƣ) chiếm một vị trí
quan trọng hàng đầu khơng chỉ vì nó có số lƣợng lớn nhất trong tổng số các từ láy
tiếng Việt, mà cịn là vì ở từ láy đơi, tất cả những đặc trƣng cơ bản thể hiện bản chất
của hiện tƣợng láy (cả ở bình diện thể hiện bằng âm thanh lẫn ở bình diện ngữ
nghĩa) đều đƣợc bộc lộ đầy đủ. Căn cứ vào sự đồng nhất hay khác biệt trong các
thành phần tạo nên các thành tố do sự phối hợp ngữ âm mà có, các từ láy đơi đƣợc
phân loại thành: từ láy hồn tồn (hoặc cịn gọi là từ láy tồn bộ) và từ láy bộ phận.
o Từ láy hoàn toàn
Từ láy hoàn toàn (từ láy tồn bộ) là từ láy có sự đồng nhất, tƣơng ứng hoàn

toàn giữa các thành phần cấu tạo của hai thành tố. Tức là thành tố thứ hai láy lại
hoàn toàn thành tố thứ nhất (thành tố gốc), tuy nhiên bên cạnh sự lặp lại hoàn toàn
từ phụ âm đầu, khn vần vẫn có sự biến đổi về âm thanh, sự biến đổi này diễn ra
đều đặn, có quy luật tuân theo qui tắc hòa phối ngữ âm. Nhìn từ bên ngồi giữa
những từ láy nhƣ: lù lù, ào ào, phau phau, xăm xăm, ngầu ngầu, xanh xanh… hoàn
toàn đồng nhất, tƣơng ứng. Nhƣng nếu đem chúng soi rọi dƣới lý thuyết láy với
quan điểm “láy không phải là sự lặp lại âm thanh nguyên vẹn, mà có sự biến đổi
theo quy luật thanh điệu” thì sự thật khơng hồn tồn nhƣ chúng ta đã thấy. Trong
một từ láy, tiếng thứ nhất và tiếng thứ hai đƣợc phân bố theo quy luật “cùng âm
vực” theo bảng sau:
Âm vực cao

ngang, hỏi, sắc

Âm vực thấp

huyền, ngã, nặng


15

Dƣới tác động của qui luật biến đổi ngữ âm, ta có thể chia nhỏ từ láy hồn
tồn thành các nhóm nhỏ, cụ thể là:
 Từ láy hồn tồn với hai tiếng tƣơng ứng hoàn toàn chỉ khác nhau về trọng
âm (đƣợc thể hiện qua cƣờng độ và trƣờng độ). Trọng âm của từ láy loại này
thƣờng rơi vào tiếng thứ hai. Ví dụ: đùng đùng, vèo vèo, ầm ầm, lù lù, xăm xăm,
xương, xương…
 Từ láy hoàn toàn nhƣng giữa hai tiếng có sự khác nhau về thanh điệu, biến
thanh theo qui luật do hiện tƣợng phát âm lƣớt nhẹ ở tiếng đầu. Ví dụ: ha hả, sa sả,
mơn mởn, phơi phới, chầm chậm, nho nhỏ… Sự biến thanh này không diễn ra một

cách tùy tiện mà chúng phải tuân theo những quy luật riêng vô cùng chặt chẽ. Đó là
quy luật: Các thành tố nói chung đều phải thuộc cùng một quy luật, hoặc nhóm
thanh điệu thuộc âm vực cao (ngang, hỏi, sắc), hoặc nhóm thanh điệu thuộc âm vực
thấp (huyền, ngã, nặng). Chẳng hạn, các thanh trắc bao giờ cũng chuyển sang thanh
bằng cùng âm vực. Ví dụ:
đỏ đỏ  đo đỏ
vạnh vạnh  vành vạnh
mởn mởn  mơn mởn
chậm chậm  chầm chậm
Sự biến thanh mang một ý nghĩa to lớn đối với từ láy hoàn toàn: tạo nên sự dễ
đọc, dễ nhớ, tăng cƣờng sự hịa phối ngữ âm có tác dụng biểu trƣng hóa. Tuy nhiên
trong một số trƣờng hợp, vẫn có sự song tồn của hai dạng láy: từ láy hoàn toàn biến
thanh và từ láy hồn tồn khơng biến thanh: đỏ đỏ/ đo đỏ, vạnh vạnh/vành vạnh, tím
tím/tim tím… Sự song tồn này không phủ định giá trị của quy luật hài âm mà góp
phần tạo nên sự đa dạng về mặt ngôn từ. Nhƣng xét về lâu dài, theo quy luật vận
động của ngơn ngữ, sẽ có sự đào thải những yếu tố trùng lặp nếu nhƣ yếu tố đó gây
khó khăn trong việc phát âm, chuyển tải ý nghĩa.
Ngoài những từ láy hoàn toàn mà thanh điệu biến đổi phù hợp với quy tắc hài
thanh, vẫn tồn tại một số từ láy hồn tồn có biến thanh nhƣng sự biến đổi thanh sắc
khơng theo quy tắc, ví dụ nhƣ: sát sạt, khít khịt, sít sịt, cuống cuồng… Ở các từ láy
nêu trên, sự đối lập âm vực cao – thấp, bằng – trắc đều bị phá vỡ (thanh sắc đi với
thanh nặng, hoặc có sự đối lập bằng trắc nhƣng không cùng âm vực). Những từ láy
không tuân theo quy tắc biến thanh kể trên chính là dạng rút gọn của từ láy ba tƣơng
ứng, trong đó trọng âm rơi vào tiếng hoạt động độc lập – tiếng thứ nhất.
 Từ láy hồn tồn giữa hai tiếng có sự khác nhau về phụ âm cuối. Do hiện
tƣợng phát âm lƣớt nhẹ ở tiếng thứ nhất nên xảy ra hiện tƣợng biến vần và sự biến
đổi này tuân theo quy luật chặt chẽ. Ví dụ: ngùn ngụt, chiêm chiếp, bình bịch…


16


Thực tế cho thấy sự biến đổi diễn ra ở phụ âm cuối của tiếng thứ nhất trong từ láy
đôi hoàn toàn, cụ thể theo quy tắc: các phụ âm tắc và vô thanh (p, t, k) sẽ chuyển
thành các phụ âm vang mũi cùng cặp (m, n, ng). Ví dụ:
p – m: cập cập - cầm cập, bịp bịp - bìm bịp, híp híp – him híp, xấp xấp – xâm
xấp…
t – n: nhạt nhạt – nhàn nhạt, thượt thượt – thườn thượt, sát sát – san sát, nhợt
nhợt – nhờn nhợt…
k – ng: chếch chếch – chênh chếch, ách ách – anh ách, bịch bịch – bình bịch,
éc éc – eng éc…
Sự biến đổi phụ âm cuối của tiếng thứ nhất ở từ láy hoàn toàn cũng nhƣ sự
biến đổi thanh điệu (nêu trên) có tác dụng tăng cƣờng khả năng hịa phối ngữ âm tạo
nghĩa, qua đó giúp cho từ láy dễ đọc, dễ nghe. Nhƣ đã đề cập ở trên, quy tắc đặt ra
là để áp dụng cho đa số trƣờng hợp, tuy nhiên vẫn tồn tại một vài trƣờng hợp cá
biệt, chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp hai biến thể cùng song tồn: chiếp chiếp/chiêm chiếp,
bịp bịp/bìm bịp, ngắt ngắt/ngăn ngắt…
o Từ láy bộ phận
Từ láy bộ phận là những từ láy mà trong đó một bộ phận nào đó của tiếng thứ
nhất đƣợc láy lại ở tiếng thứ hai, đó có thể là phụ âm đầu hay phần vần. Bên cạnh
đó sự phối hợp ngữ âm của từng bộ phận âm tiết cũng đƣợc diễn ra theo quy tắc
nhất định. Trong từ láy tiếng Việt, kiểu láy bộ phận chiếm số lƣợng lớn, đem lại sự
đa dạng phong phú cho vốn từ láy cũng nhƣ ngôn ngữ dân tộc. Căn cứ vào sự phối
hợp các bộ phận khác nhau của âm tiết, có thể chia từ láy bộ phận thành hai kiểu cụ
thể hơn, đó là từ láy âm đầu và từ láy phần vần.
 Từ láy âm đầu
Từ láy âm đầu là những từ láy trong đó âm đầu đƣợc láy lại trong khi đó phần
vần và thanh điệu có thể thay đổi. Ví dụ: ngơ nghê, thấp thống, mênh mơng, nhạt
nhịa, lạnh lùng, nóng nảy…
Trong kiểu láy này, các âm chính thƣờng có sự tƣơng ứng với nhau theo quy
luật nhất định. Đó là quy luật: ln ln có sự ln phiên giữa hai nguyên âm khác

dòng, và phổ biến nhất là sự luân phiên giữa những cặp nguyên âm cùng độ mở, các
âm trầm luân phiên với các nguyên âm bổng ở cùng bậc âm lƣợng. Đó chính là
những cặp ngun âm:
[ơ] – [a]: mộc mạc, ngột ngạt, xồm xồm, nhồm nhồm…
[ơ] – [ê]: ngốc nghếch, bồng bềnh, ngô nghê, sồ sề…


17

[o] – [e]: cò kè, ngo ngoe, thòm thèm, thỏ thẻ…
[ê] – [a]: ê a, mênh mang, khệnh khạng, kềnh càng…
[u] – [i]: xù xì, mụ mị, chúm chím, phúng phính…
[u] – [ă]: hục hặc, trục trặc, thủng thẳng, dùng dằng…
[u] – [ơ]: ngu ngơ, khù khờ, mù mờ, ú ớ…
[i] – [a]: hỉ hả, rỉ rả, xí xóa, hi ha…
Trong các cặp nguyên âm trên thì phổ biến nhất (chiếm 40%) vẫn là sự luân
phiên giữa các nguyên âm dịng sau trịn mơi (u, ơ, o) và các ngun âm dòng trƣớc
cùng độ mở (i, ê, e). Tiếp đến là cặp [ê] – [a] có sự luân phiên giữa các ngun âm
dịng trƣớc khơng trịn mơi [ê] và các ngun âm dịng sau khơng trịn mơi [a],
chiếm 20%. Những cặp tiêu biểu còn lại là sự luân chuyển trong nội bộ nguyên âm
dòng sau, từ nguyên âm dòng sau trịn mơi sang ngun âm dịng sau khơng trịn
mơi, cụ thể là: [u] – [ă] chiếm 7%, kiểu [u] – [ơ] chiếm 3%, kiểu [ô] – [a] chiếm
3%, các kiểu còn lại chiếm tổng cộng 25% (theo thống kê của Nguyễn Tài Cẩn).
Bên cạnh vai trò của nguyên âm (đỉnh âm tiết) thì vai trị của khn vần cũng
ảnh hƣởng đáng kể trong việc tác động đến sự biến đổi của từ láy. Khuôn vần bao
gồm nguyên âm và phụ âm cuối, chúng góp phần sản sinh ra hàng loạt những từ láy
bộ phận có khn vần giống nhau. Sự sản sinh cao có tính hệ thống này đem lại giá
trị về mặt ngữ nghĩa, tạo cho hàng loạt từ láy có cùng khn vần mang đặc trƣng
ngữ nghĩa riêng biệt. Hoàng Văn Hành gọi hệ thống các từ láy này với tên gọi từ láy
bộ phận đối vần [18] và dựa trên nghĩa của từ gốc rơi vào tiếng thứ nhất hay tiếng

thứ hai mà phân nhỏ. Theo đó, Hồng Văn Hành cũng thống kê có khoảng hơn 100
khn vần có khả năng kết hợp vào từ láy để tạo nên thế đối trong các từ. Số khuôn
vần này chiếm khoảng 60% trên tổng số khuôn vần trong tiếng Việt. Một số khuôn
vần thƣờng gặp nhƣ:
Khuôn vần -ấp: bấp bênh, bập bềnh, khấp khểnh, gập ghềnh, ngấp ngé, hấp
háy, lấp lánh, thập thị…
Khn vần -ăn: đều đặn, xinh xắn, mau mắn, vng vắn, chín chắn, khỏe
khoắn, chắc chắn…
Khn vần -ang: xênh xang, dở dang, lỡ làng, giỏi giang, bẽ bàng, phũ phàng,
muộn màng…
Ngoài những từ láy tuân theo quy tắc biến vần, vẫn còn rất nhiều những từ láy
chƣa xác định đƣợc các quy tắc biến đổi (ở phần vần) giữa hai âm tiết. Đồng thời,
việc xác định nghĩa của các tiếng trong từ cũng gặp nhiều khó khăn. Một số từ cả
hai tiếng đều không mang nghĩa, hoặc chỉ một tiếng (tiếng thứ nhất hay tiếng thứ


18

hai) mang nghĩa có thể hoạt động độc lập nhƣ một từ đơn, tiếng còn lại mang nghĩa
nhƣng nghĩa bị mờ, từ đã cũ, khơng cịn đƣợc sử dụng trong tiếng Việt hiện đại.
Vì tính chặt chẽ trong các quy tắc biến đổi, hịa phối ngữ âm, có vẻ nhƣ các
tiếng khó có thể thay đổi vị trí cho nhau. Tuy nhiên, trên thực tế hàng loạt từ láy này
có thể thay thế vị trí cho nhau theo kiểu B – A (với A là tiếng thứ nhất, B là tiếng
thứ hai). Và cả hai kiểu A – B hay B – A đều song tồn, thống nhất, chia rõ phạm vi
với nhau trong hoạt động ngơn ngữ. Ví dụ nhƣ: lả lơi/ lơi lả, ngơ ngẩn/ ngẩn ngơ,
thờ thẫn/ thẫn thờ, lơ lửng/ lửng lơ, vẩn vơ/ vơ vẩn…
 Từ láy phần vần
Theo Hoàng Văn Hành “Từ láy vần là từ láy trong đó phần vần trùng lặp ở
hai âm tiết còn phụ âm đầu khác biệt nhau.” [19]. Theo đó, phần vần đƣợc lặp lại
hồn tồn từ tiếng thứ nhất sang tiếng thứ hai, còn thanh điệu tuân theo quy luật

“cùng âm vực”. Ví dụ: lom khom, lềnh bềnh, bâng khuâng, bả lả, tò vò…
Sự khác biệt về phụ âm đầu vô cùng đa dạng. Theo thống kê, các từ láy kiểu
này đƣợc hình thành dựa trên những cặp phụ âm đầu phối hợp với nhau theo quy
luật: trong mỗi cặp, hai âm đầu phải khác nhau về phƣơng thức và bộ vị cấu âm. Cụ
thể một số cặp phụ âm đầu:
l – b: lềnh bềnh, lều bều, lèm bèm…
l – c: lẩm cẩm, lụi cụi, lọm cọm…
l – ch: lanh chanh, lẫm chẫm, lấm chấm…
l – d: lò dò, lim dim…
l – đ: lác đác, lốm đốm, lênh đênh..
l – m: lan man, lễ mễ, lơ mơ…
l – nh: lăng nhăng, lải nhải, lùn nhùn…
l – th: lẩn thẩn, lơ thơ, lưa thưa…
b - nh: bèo nhèo, bầu nhầu, bặng nhặng…
b – ng: bỡ ngỡ, bùi ngùi, bát ngát…
c – nh: càu nhàu, cóp nhóp, cằn nhằn…
kh – n: khúm núm, khệ nệ, khép nép…
t – l: tuốt luốt, túy lúy, tào lao…
th – l: tham lam, thình lình, thu lu, thao láo…


×