Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bai 9 Luc dan hoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.42 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 27/10/2016 Ngày dạy: 03/11/2016 Tiết 10: LỰC ĐÀN HỒI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của vật đàn hồi. - Trả lời được đặc điểm của lực đàn hồi. - Nhận biết được vật đàn hồi (qua sự đàn hồi của lò xo). 2. Kỹ năng: - Lắp thí nghiệm theo hình. - Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và lực đàn hồi. 3. Thái độ: Có ý thức tìm tòi quy luật vật lí qua các hiện tượng tự nhiên. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: Mỗi nhóm: 1 giá treo; 1 lò xo; 1 cái thước có độ chia tới mm; 3 quả nặng giống nhau mỗi quả 50g. 2. Phương pháp: Thực nghiệm, đàm thoại. III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút) - Trọng lực là gì ? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Nêu đơn vị của trọng lực? - Hỏi quả cân 100g có trọng lượng là bao nhiêu niuton, từ đó tính trọng lượng của các quả cân sau: Số các quả các quả cân 50g Trong lượng của các quả cân 1 quả cân (50g) 0,5N 2 quả cân (100g) 1N 3 quả cân (150g) 1,5N 3. Bài mới: Vào bài: (2 phút) - GV: kéo một sợi lò xo dãn ra rồi buông tay và ấn vào nắm đất sét ướt rồi buông tay. Sự biến dạng của hai vật đó khác nhau thế nào? - HS: trả lời. - GV: Như vậy có mấy loại biến dạng? - HS: Có hai loại biến dạng: Đàn hồi và không đàn hồi. - GV: hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu lực đàn hồi. Hoạt động của GV Hoạt động 1. Biến dạng đàn hồi – độ biến dạng. (20 phút). Hoạt động của HS. Nội dung ghi bảng I. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - GV: Yêu cầu HS kẻ một bảng 9.1 - GV: Hướng dẫn HS tiến hành TN Các bước thí nghiệm: (sgk). - HS: Kẻ bảng 9.1 vào vở.. - HS: Tiến hành TN theo hướng dẫn của GV. - HS: C1: (1) dãn ra (2) tăng C1: (1) dãn ra, (2) tăng lên, (3) lên (3) bằng. bằng.. - GV: Yêu cầu HS sau khi hoàn thành TN sẽ trả lời hoàn chỉnh câu kết luận C1. - GV: Đặt thêm câu hỏi: + Biến dạng của lò xo có đặc điểm gì? + Thế nào là vật biến dạng đàn hồi? + Lò xo có tính chất gì?. - HS: + Vật bị biến dạng khi có lực tác dụng và trở lại hình dạng ban đầu khi lực ngừng tác dụng lực, gọi là vật biến dạng đàn hồi. + Lò xo có tính chất đàn hồi. - HS: Đọc thông tin mục I.2 - GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. mục I.2 SGK. - GV: Yêu cầu HS trả lời câu - HS: làm câu C2. C2. Hoạt động 2. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó (7 phút) - GV: Có lực nào tác dụng vào quả nặng? - GV: Lực nào tác dụng vào lò xo? - GV: Sau khi treo ta thấy quả nặng đứng yên, vậy phải có một lực cân bằng với trọng lực đó là lực nào? - GV: Khi lò xo chưa biến dạng thì không có lực tác dụng vào quả nặng vậy khi nào lò xo mới tác dụng lực lên quả nặng? - GV: Lực đàn hồi là lực sinh ra khi nào? - GV: Độ lớn của lực đàn hồi bằng độ lớn của lực nào trong TN hình 9.2? - GV: Xem bảng 9.1:Độ biến dạng và độ lớn của lực đàn hồi. 1. Biến dạng của một lò xo. 2. Độ biến dạng của lò xo Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo ( l – l0 ).. II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó. 1. Lực đàn hồi - HS: Trọng lượng của quả - Lực đàn hồi là lực sinh ra khi vật bị nặng biến dạng . - HS: Lực đàn hồi của lò xo. - Cường độ của lực đàn hồi bằng trọng lượng của vật. 2. Đặc điểm của lực đàn hồi Độ biến dạng tăng thì lực đàn - HS: Khi lò xo biến dạng ( lò hồi tăng. xo bị kéo dãn). - HS: Trọng lực. - HS: Lực đàn hồi là lực sinh ra khi vật bị biến dạng . - HS: Cường độ của lực đàn hồi bằng trọng lượng của vật. - HS: Độ biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> quan hệ thế nào? Hoạt động 3. Vận dụng (4 - HS: phút) C5: (1) tăng gấp đôi (2) tăng III. Vận dụng - GV: yêu cầu Hs trả lời C5 và gấp ba. C6. C6: Sợi dây cao su và lò xo có cùng tính chất đàn hồi. IV. CỦNG CỐ: (5 phút) - Thế nào là vật đàn hồi? Khi nào thì ở lò xo xuất hiện lực đàn hồi? - Độ biến dạng của lò xo được tính như thế nào? - Mối quan hệ giữa độ biến dạng và lực đàn hồi? - Đọc có thể em chưa biết. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1 phút) - BTVN: 9.1, 9.2, 9.3, 9.4, 9.6 SBT. - Học từ bài 1 đến bài 9 tiết sau kiểm ra 1 tiết. - Đọc trước bài “lực kế - phép đo lực”.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×