Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Bai 18 Bo may nha nuoc cap co so xa phuong thi tran

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441 KB, 82 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 1 Tiết 1 Bài 1 SỐNG GIẢN DỊ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị, tại sao cần phải sống giản dị? 2, Về kĩ năng - Giúp HS biết tự đáng giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị. 3. Về thái độ: - Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh ảnh, câu chuyện, tình huống thể hiện lối sống giản dị. - Tìm thêm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Bài mới: Giới thiệu bài: GV kể một câu chuyện về Bác Hồ: Chiếc nhà sàn đơn sơ cũng là nơi ở, nơi họp bộ chính trị, đôi dép cao su, bộ quần áo kaki đã bạc màu… Từ đó, GV hỏi Hs suy nghĩ gì về Bác qua câu chuyện đã học. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc: “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập” Gọi Hs đọc truyện. ? Bằng hiểu biết của em về lịch sử, hãy cho biết ngày 2-9 là ngày có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử của dân tộc ta - Ngày Quốc khánh của nước VN, đó là một ngày có ý nghĩa trọng đại trong tiến trình lịch sử của dân tộc. ? Trong thời khắc thiêng liêng ấy, mọi người hình dung như thế nào về sự xuất hiện của Bác Hồ - Mặc áo long bào trang trọng - Trang phục lộng lẫy, sang trọng ? Nhưng trái với những hình dung ấy, Bác Hồ xuất hiện trong ngày 2/9 với cử chỉ, lời nói và trang phục ra sao? - Bác mặc bộ quần áo ka - ki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su. - Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào đồng bào. - Thái độ như người cha hiền đối với các con. Bác hỏi đồng bào: Tôi nói đồng bào có nghe rõ không? ? Em có suy nghĩ gì về cách ăn mặc, những cử chỉ, hành động, lời nói đó của Bác. - Bác ăn mặc đơn giản, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó. Bài học Thái độ chân tình, cởi mở đã xua tan tất cả những gì còn là.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động của GV và HS xa cách giữa Bác Hồ - Chủ tịch nước với nhân dân. Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người. GV chốt tất cả những biểu hiện ấy cho ta thấy Bác là một người rất giản dị. Vậy em hiểu sống giản dị là sống như thế nào? Những biểu hiện của lối sống giản dị? Vì sao phải sống giản dị? HS: dựa vào hiểu biết và những thông tin trong nội dung bài học để trả lời. GV: khái quát, nhắc lại nội dung bài học.. Nội dung bài học a. Sống giản dị: là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân bản thân, gia đình và xã hội. - Những biểu hiện của sống giản dị: + Không xa hoa lãng phí + Không cầu kì kiểu cách b.Ý nghĩa của sống giản dị -Giản dị là những phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi con người - Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến và giúp đỡ. Bài tập: a) Hành vi thể hiện tính trung thực: 4, 5, 6. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm để HS tìm ra những biểu hiện trái với giản dị, hoặc không giản dị Gv chia nhiều nhóm và yêu cầu Hs tìm những hành vi trái với lối sống giản dị - Trái với giản dị là lối sống xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ, sinh hoạt, giao tiếp. - Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lốc, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng. - Hành vi thể hiện lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, với điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh. Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở mục 3. 4. Đánh giá - Thế nào là giản dị? - Người sống giản dị là người như thế nào? - Bản thân em đã sống giản dị chưa? 5. Dặn dò - Bài tập về nhà: Yêu cầu mỗi HS tự xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người có lối sống giản dị. D- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học……………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ngày soạn……………… Ngày dạy………………… Tuần 2. Tiết 2 Bài 2 TRUNG THỰC. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp Hs hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực. 2. Về kĩ năng - Giúp Hs biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thửctong đời sống hàng ngày, biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực. 3. Về thái độ - Hình thành ở Hs thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực và phản đối những hành vi thiếu trung thực. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh ảnh, tài liệu, sách giáo khoa, sách bài tập. - Một số mẩu chuyện, câu nói của các vị danh nhân. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Sống giản dị là gì? Những biểu hiện cụ thể của lối sống giản dị? Câu 2: Vì sao chúng ta phải sống giản dị? Nêu một vài VD lối sống giản dị? 3. Bài mới: Giới thiệu bài Trong những hành vi sau hành vi nào sai: 1. Giờ kiểm tra bài cũ giả vờ đau bụng xin ra ngoài. 2. Trực nhật lớp mình sạch đẩy rác sang lớp bạn. 3. Xin tiền học giả vờ đau bụng 4. Trong giờ kiểm tra giở tài liệu Gv cho Hs trả lời tập thể sau đó dẫn dắt vào bài Hoạt động của GV- HS Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc “Sự công minh chính trực của một nhân tài” - Gv gọi Hs đọc. ? Qua câu chuyện, em thấy Bra-man-tơ đối xử với Miken-lăng-giơ như thế nào. - Rất oán hận vì Bra-man-tơ luôn chơi xấu, kình địch, làm giảm danh tiếng và làm hại không ít đến sự nghiệp của ông. ? Trước những hành động đó của Bra-man-tơ, Mi-ken có thái độ như thế nào. - Vẫn công khai đáng giá rất cao Bra, và khẳng định: “Với tư cách là một nhà kiến trúc, Bra thực sự vĩ đại, không một ai thời cổ có thể sánh bằng”.. Nội dung bài học.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học ? Em có nhận xét gì về lời nhận xét đó. - Là sự đề cao, trân trọng và khẳng định tài năng của Bram, đó cũng không phải là lời nịnh bởi nó được nhìn nhận dưới góc độ của một nhà kiến trúc. ? Vì sao Mi-ken lại xử sự như vậy. - Vì ông là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất tính khách quan khi đánh giá sự việc. Điều đó chứng tỏ ông là người có đức tính trung thực, Bài học trọng chân lí và công minh chính trực. a) Trung thực là luôn luôn ? Em hiểu thế nào là tính trung thực. tôn trọng sự thật, tôn trọng - Một h/s phát biểu chân lí lẽ phải; sống ngay thẳng thật thà và dám dũng - Một h/s đọc nội dung 1 phần bài học. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs thảo luận nhóm để tìm ra cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. những biểu hiện của tính trung thực GV chia nhóm để thảo luận. Hs trình bày. Gv tổng hợp, bổ sung : + Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, trốn tránh b) Những biểu hiện của hoặc bóp méo sự thật, ngược với chân lí, lương tâm. tính trung thực: Những hành vi thiếu trung thực thường gây ra những hậu + Là đức tính cần thiết quí quả xấu trong đời sống xã hội hiện nay như tham ô, tham báu của con người. + Sống trung thực giúp ta nhũng… + Người trung thực cũng phải biết hành động tế nhị, nâng cao phẩm giá và làm khôn khéo mà vẫn bảo vệ được sự thật, không phải biết lành mạnh các mối quan hệ gì, nghĩ gì cũng nói ra bất cứ lúc nào, ở đâu. Có những xã hội, được mọi người tin trường hợp có thể che giấu sự thật nhưng không phải biểu yêu, kính trọng hiện của hành vi thiếu trung thực vì điều đó không dẫn đến những hậu quả xấu mà ngược lại đem đến những điều Bài tập tốt đẹp hơn cho xã hội và mọi người. + Bài tập a : Gv hướng dẫn hs rút ra nội dung bài học. Hoạt động 3: Luyện tập + Bài tập b : Gọi Hs làm bài, Gv nhận xét cho điểm: - Hs phải giải thích hành vi 1,2,3,7 lại không phải là biểu + Bài tập c : hiện của tính trung thực. - Hành động của bác sĩ là biểu hiện của tinh thần nhân đạo… 4. Củng cố - Thế nào là tính trung thực? Trong học tập có cần tính trung thực không? - Bản thân em dã thực sự sống trung thực chưa? - Yêu cầu Hs tự liên hệ, kể những việc làm thể hiện tính trung thực của bản thân 5. Đánh giá: - Về nhà học bài, làm câu hỏi SGK - Tìm hiểu thêm những hành vi sống trái với trung thực. Xem trước bài 3 E- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Thiết bị dạy học……………………………………………. XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG XÉT DUYỆT BGH.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 3. Tiết 3 Bài 3 TỰ TRỌNG. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp Hs hiểu được thế nào là lòng tự trọng, vì sao phải có lòng tự trọng. 2. Về kĩ năng - Giúp Hs biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh. 3. Về thái độ - Hình thành ở Hs nhu cầu và ý thức tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh ảnh, tài liệu, một số tấm gương điển hình có liên quan. - Một số mẩu chuyện, câu nói của các vị danh nhân. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Thế nào là trung thực? Nêu những biểu hiện tính trung thực. Câu 2: Kể một câu chuyện thể hiện tính trung thực. Từ câu chuyện đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân 3. Bài mới Giới thiệu bài Như chúng ta đã biết trung thực là biểu hiện cao của tính tự trọng. Vậy để hiểu tự trọng là gì, biểu hiện, ý nghĩa của nó ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài. học hôm nay.. Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc “Một tâm hồn cao thượng” Hs đọc diễn cảm câu truyện. ? Phân tích, nhận xét về hành động của Rô-be trong truyện. . - Hành động : + Là em bé mồ côi nghèo khổ đi bán diêm. + Cầm một đồng tiền vàng đi đổi lấy tiền lẻ để trả lại tiền thừa cho người mua diêm. + Không thể đem trả tiền thừa cho tác giả vì trên đường đi em bị chẹt xe và bị thương rất nặng. + Sai em mình đến tận nhà để trả lại cho tác giả. ? Vì sao Rô - be lại làm như vậy. + Muốn giữ đúng lời hứa của mình. + Không muốn mọi người nghĩ rằng mình vì nghèo mà phải nói dối để lấy tiền. + Không muốn bị người khác coi thường, muốn giữ lời hứa và niềm tin ở người khác. + Thực hiện lời hứa bằng bất cứ giá nào với trách nhiệm cao ? Em có nhận xét về hành động của Rô - be:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học + Biết tôn trọng người khác. + Vẻ bề ngoài nghèo khổ nhưng ẩn chứa một tâm hồn cao thượng. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Bài học: ? Em hiểu thế nào lòng tự trọng a) Tự trọng là: Biết Hs tìm những vd ở thực tế cuộc sống. coi trọng và giữ gìn Chia nhóm thảo luận để tìm những hành vi biểu hiện của đức phẩm cách, biết điều tính trên. chỉnh hành vi của Hs trình bày, Gv chốt : mình cho phù hợp với + Lòng tự trọng được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi các chuẩn mực xã hội. hoàn cảnh, cả khi ta chỉ có một mình, biểu hiện từ cách ăn mặc, cách cư xử với mọi người đến cách tổ chức cuộc sống cá b) Những biểu hiện của tự trọng: nhân. - Cư xử đàng hoàng Tục ngữ có câu: Đói cho sạch rách cho thơm. + Mọi người đều cần phải có lòng tự trọng, bởi nhờ đó con đúng mực, biết giữ lời người sẽ quan tâm và tôn trọng các chuẩn mực xã hội và hành hứa và luôn làm tròn động phù hợp với các chẩn mực đó, tránh được những việc nhiệm vụ của mình không để người khác làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội. phải nhắc nhở chê ? Tự trọng có ý nghĩa như thế nào. trách. Hoạt động 3: Liên hệ + Khi có lòng tự trọng, con người sẽ nghiêm khắc với bản c) Ý nghĩa: thân, có ý chí tự hoàn thiện mình, luôn vươn lên để sống tốt + Tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quí. đẹp hơn, cao cả hơn. + Người có lòng tự trọng phải luôn trung thực với mọi người + Tự trọng giúp ta có và chính bản thân mình, vì trung thực là biểu hiện của lòng tự nghị lực vượt qua khó trọng. Vì vậy, những kẻ trốn tránh trách nhiệm, nịnh trên, nạt khăn. dưới, xun xoe, luồn cúi, không biết xấu hổ và ăn năn hối hận khi làm điều sai trái là những kẻ vô liêm sỉ, không có lòng tự Bài tập: trọng. Bài tập a: 1, 2, 3 Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố Gv hướng dẫn để hs làm bài luyện tập ở lớp. 2 hành vi đầu là biểu hiện của tính giản dị, còn 3 hành vi sau là biểu hiện của tính tự trọng 4. Củng cố - Yêu cầu học sinh khái quát nội dung bài học. - Giải thích câu tục ngữ ở SGK. 5. Đánh giá - Học bài, làm bài tập b, c, d SGK - Xem trước bài 4. E- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học………………………………….. Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 4:. Tiết 4.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bài 4 ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp Hs hiểu được thế nào là đạo đức và kỉ luật, mối quan hệ giữa chúng. 2. Về kĩ năng - Giúp Hs biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính kỉ luật của một cá nhân hoặc một tập thể theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học. 3. Về thái độ - Hình thành ở Hs sự tôn trọng kỉ luật và phê phán thói tự do và vô kỉ luật. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh ảnh, SGK, SBT GDCD7 - Một số mẩu chuyện, câu nói của các vị danh nhân. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Thế nào là tự trọng? Nêu biểu hiện của tính tự trọng? Câu 2: Cần phải làm gì để trở thành người có tính tự trọng? 3. Bài mới: Giới thiệu bài - Gv thông qua một tình huống để giới thiệu. Hoạt động của Gv- Hs Nội dung bài học Hoạt động 1 : Phân tích truyện đọc “Một tấm gương tận tụy vì việc chung” - Hs đọc diễn cảm câu chuyện. - Chia lớp thành ba nhóm để thảo luận về các câu hỏi trong truyện. - Hs trình bày, Gv nhận xét, cho điểm, chốt kiến thức của phần đọc hiểu truyện. Bài học ? Thế nào là đạo đức, thế nào là kỉ luật? a) Đạo đức là những qui định, những chuẩn mực Hoạt động 2 : Rút ra bài học ứng xử của con người với Hs trình bày, Gv chốt : người khác, với công việc, ? Giữa đạo đức và kỉ luật có quan hệ với nhau như thế với thiên nhiên và môi nào. trường sống. + Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: b) Kỉ luật là những qui đạo đức tạo ra động cơ bên trong điều chỉnh nhận thức và định chung của một cộng hành vi kỉ luật, và ngược lại, hành động tự giác tôn trọng đồng, hoặc của tổ chức xã những quy định của tập thể, pháp luật của Nhà nước là hội yêu cầu mọi người biểu hiện của người có đạo đức. phải tuân theo. + Để có sự thống nhất đạo đức với kỉ luật đòi hỏi mỗi c) Quan hệ giữa đạo đức chúng ta phải kiên trì, rèn luyện ý thức tự giác, lòng tự và kỉ luật. trọng, phải thường xuyên đấu tranh nghiêm khắc với bản thân, phải tự giác, tự kiểm tra công việc hàng ngày. d) Ý nghĩa và cách rèn lối Gv chốt: Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới có thể nâng sống đạo đức và kỉ luật. chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận Pus – kin. Bài tập Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố - Gv hướng dẫn để hs làm bài luyện tập ở lớp..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hoạt động của Gv- Hs Nội dung bài học - Thảo luận tình huống a, b. Bài tập c có thể đóng vai. + Hoàn cảnh gia đình khó khăn, tuần thường xuyên phải đi làm vào ngày chủ nhật, còn những ngày học và hoạt động trong tuần, Tuấn đảm bảo tốt như vậy là tuấn đã giải quyết tốt việc nhà và việc học. + Thỉnh thoảng nghĩa là không phải tất cả các hoạt động của lớp được tổ chức vào chủ nhật tuấn đều vắng mặt. + Báo cáo vắng mặt như vậy là có ý thức tôn trọng quy định, hoạt động của tập thể. + Kết luận: Tuấn là người có đạo đức, tranh thủ chủ nhật làm việc giúp bố mẹ cân đối việc học và lao động giúp gia đình và khi phải vắng trong những hoạt động của lớp đều có báo cáo. Vì vậy nhận định về Tuấn là sai. + Giải pháp giúp bạn: Quyên góp giúp đỡ Tuấn, cùng Tuấn làm nếu những việc đó các bạn có thể làm được. Bàn với thầy cô giáo, nhà trường, địa phương để cả lớp làm giúp bạn. 4. Củng cố: Liên hệ thực tế và tổ chức thảo luận nhóm: Hs tìm những vd ở thực tế cuộc sống.Cho hs liên hệ bản thân xem mình đã có ý thức thường xuyên rèn luyện đạo đức, tự giác chấp hành kỉ luật trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội, trong mọi hoạt động và Hs đề xuất những biện pháp để rèn luyện đạo đức và kỉ luật ở trường, ở nhà và ở nơi công cộng. - Người sống có đạo đức có kỉ luật là người như thế nào? 5. Đánh giá - Học bài cũ, làm câu hỏi sgk - Làm bài tập c, d tr/14/sgk E- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học……………………………………………. XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG XÉT DUYỆT BGH. Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 5. Tiết 5 Bài 5 YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 1. Về kiến thức - Giúp Hs hiểu được thế nào là lòng yêu thương con người và ý nghĩa của nó. 2. Về kĩ năng - Giúp Hs biết rèn luyện mình để trở thành người có tình yêu thương con người, sống có tình người .Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến những người xung quanh. 3. Về thái độ - Hình thành ở Hs quan tâm đến những người xung quanh, ghét thói thờ ơ, lạnh nhạt, lên án những hành vi độc ác đối với mọi người. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh ảnh, tài liệu, SGK, SBT GDCD7. - Một số mẩu chuyện, câu nói của các vị danh nhân. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Những hành động nào biểu hiện tính đạo đức? Hành động nào biểu hiện tính kỉ luật? a, Trả sách cho bạn theo đúng lời hẹn g, đá bóng, học tập đúng nơi quy định. b, Không quay cóp trong giờ kiểm tra h, Quan tâm đến bạn bè.. c, đồ dùng học tập để đúng nơi quy định i, Không đọc truyện trong giờ học,. e, Không đánh nhau, cãi nhau, chửi nhau. k, Đi học đúng giờ. d, Không giấu cha mẹ bài kiểm tra có điểm kém. 3. Bài mới: Giới thiệu bài Trong cuộc sống, con người cần yêu thương, gắn bó, đoàn kết với nhau, có như vậy cuộc sống mới tốt đẹp, đem lại niềm vui, hạnh phúc và thu được kết quả trong công việc. để hiểu rõ phẩm chất này, chúng ta cùng tìm hiểu bài… Hoạt động của GV-HS Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc Hs đọc diễn cảm câu chuyện. ? Bác Hồ đến thăm gđ chị Chín trong thời gian nào? -Bác đến thăm gia đình chị Tính vào tối 30 tết năm Nhâm Dần-1962 ? Em hãy tìm những cử chỉ và lời nói thể hiện sự quan tâm, yêu thương của Bác đối với gia đình chị chín. - Bác đã âu yếm đến bên các cháu, xoa đầu, trao quà Tết, Bác hỏi thăm việc làm, cuộc sống của mẹ con chị. Thái độ của chị Chín đối với bác hồ như thế nào? - Chị xúc động rơm rớm nước mắt. ? Ngồi trên xe về Phủ Chủ tịch, thái độ của Bác Hồ như thế nào? Em thử đoán xem, Bác đang nghĩ gì? - Bác đăm chiêu suy nghĩ: Bác nghĩ đến việc đề xuất với lãnh đạo thành phố cần quan tâm đến chị Chín và những người gặp khó khăn. Bác thương và lo cho mọi người. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi ? Yêu thương con người là như thế nào ? Những biểu hiện của lòng yêu thương con người ? Vì sao phải yêu thương con người?. Nội dung bài học. Bài học a) Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Hoạt động của GV-HS Nội dung bài học Yêu cầu Hs liên hệ và kể ra những việc làm của bản thân người gặp hoàn cảnh khó hay các bạn trong lớp thể hiện lòng yêu thương đối với khăn hoạn nạn. con người. ? Theo em lòng yêu thương con người khác với lòng b) Yêu thương con người thương hại ở điểm nào? là truyền thống quí báu - Lòng yêu thương con người xuất phát từ tấm lòng chân của dân tộc, cần được giữ thành vô tư trong sáng, nó làm nâng cao gía trị của con gìn và phát huy. người. Còn sự thương hại xuất phát từ động cơ vụ lợi, cá nhân. Hạ thấp giá trị con người. Hoạt động 3: Bài tập 4. Củng cố: Gv chốt lại nội dung bài học - Quan tâm, đối xử tốt, làm điều tốt đối với người khác, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn, khó khăn. - Chia sẻ, cảm thông với những niềm vui, nỗi buồn và sự khổ đau của người khác. - Có yêu thương người khác, người khác mới yêu quý, giúp đỡ. 5. Đánh giá: - Vì sao phải yêu thương con người? - Yêu thương con người là như thế nào? 6. Dặn dò: - Học bài cũ, làm bài tập SGK - Sưu tầm: những câu ca dao nói về lòng yêu thương con người. E- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học……………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 6. Tiết 6. Bài 5 YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (tiếp) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức - Giúp Hs hiểu được thế nào là lòng yêu thương con người và ý nghĩa của nó. 2. Về kĩ năng - Giúp Hs biết rèn luyện mình để trở thành người có tình yêu thương con người, sống có tình người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến những người xung quanh. 3. Về thái độ - Hình thành ở Hs quan tâm đến những người xung quanh, ghét thói thờ ơ, lạnh nhạt, lên án những hành vi độc ác đối với mọi người. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh ảnh, tài liệu, băng hình. - Một số mẩu chuyện, câu nói của các vị danh nhân. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra 15 phút Câu 1: Thế nào là lòng yêu thương con người? Câu 2: Nêu những biểu hiện của lòng yêu thương con người, tìm những câu ca dao tục ngữ nói về lòng yêu thương con người? - Yêu cầu:+ Nêu đúng khái niệm (3 điểm). + Nêu được những biểu hiện về lòng yêu thương con người (3 điểm) + Tìm được ít nhất ba câu tục ngữ (hoặc) ca dao, châm ngôn nói về lòng yêu thương con người. (4 điểm) 2. Bài mới : Tiết trước các em đã tìm hiểu xong thế nào là lòng yêu thương con người và những biểu hiện của lòng yêu thương con người. Hôm nay ta tìm hiểu tiếp ý nghĩa của lòng yêu thương con người và làm bài tập. Hoạt động của GV-HS Nội dung bài học ? Trái với yêu thương là gì? Hậu quả của nó? Bài học (tiếp) - Căm ghét, gạt bỏ, con người sống với nhau mâu thuẫn, luôn hận thù. GV: Những kẻ độc ác đi ngược lại lòng người sẽ bị người đời khinh ghét, xa lánh, phải sống cô độc, và chịu sự dày vò của lương tâm. ? Theo em hành vi nào sau đây giúp em rèn luyện lòng yêu thương con người? - Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, gần gũi những người xung quanh. - Bắt nạt bạn khác. - Biết ơn người giúp đỡ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Chia sẻ thông cảm. - Tham gia hoạt động từ thiện - Chế giễu người tàn tật. Gv giúp hs tìm hiểu ý nghĩa câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. ? Khi ta yêu thương người khác ta đón nhận được từ họ tình cảm như thế nào. Hoạt động 3 : Luyện tập : Em có nhận xét gì về những hành vi sau : - Mẹ hải bị ốm, Nam biết tin liền rủ các bạn cùng lớp đến thăm và chăm sóc. - Bé Thuý ở nhà một mình chẳng may bị ngã, Long ở gần nhà thấy vậy đã sang băng bó vết thương và mời thầy thuốc khám cho em. - Vân bị ốm 1 tuần, cả lớp cử Hạnh chép bài và giảng bài cho Vân nhưng Hạnh từ chối vì Vân không phải là bạn thân của Hạnh. Gv chốt: Yêu thương con người là truyền thống đạo đức qúi giá. Nó giúp chúng ta sống đẹp hơn, tốt hơn. Xã hội ngày càng lành mạnh, hạnh phúc, bớt đi nỗi lo toan, phiền muộn. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết : Có gì đẹp trên đời hơn thế Người với người sống để yêu nhau.. c. Ý nghĩa của lòng yêu thương con người - Yêu thương người khác sẽ được mọi người yêu quí và kính trọng Bài tập Bài tập a - Hành vi của Nam, của Long và Hồng là thể hiện lòng yêu thương con người. - Hành vi của Hạnh là không có lòng yêu thương con người. Lòng yêu thương con người không được phân biệt đối xử. - Ủng hộ hành động của HS lớp 7a. - Phê phán thái độ của ông cán bộ.. 4. Củng cố Hs chơi sắm vai trong những tình huống khi người khác có khó khăn, có nỗi buồn và thể hiện sự quan tâm, chia sẻ. Gv yêu cầu hs chuận bị trước, lên đóng vai, tự giải quyết tình huống, các hs khác nhận xét. - TH1: Bạn Hạnh gia đình gặp khó khăn. Lớp trưởng lớp 7A đã cùng các bạn tổ chức quyên góp giúp đỡ. - TH2: Gia đình bác An bị hoạn nạn. Bà con khu phố giúp đỡ. Riêng ông H không quan tâm, thờ ơ, chỉ biết sống cho riêng mình. 5. Đánh giá - Nêu những biểu hiện của lòng yêu thương con người và ý nghĩa của lòng yêu thương con người. 6. Dặn dò Bài tập về nhà b, c, d Chuẩn bị bài sau D- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học………………………………….. Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 7. Tiết 7 Bài 6.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp Hs hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo và ý nghĩa của nó. 2. Về kĩ năng - Giúp cho Hs biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo. 3. Về thái độ - Hs có thái độ biết ơn, kính trọng với thầy cô giáo. - Phê phán những ai có thái độ và hành vi vô ơn với thầy cô giáo. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh ảnh, sgk, sách BT GDCD - Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn sư trọng đạo. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu những biểu hiện của lòng yêu thương con người? Câu 2: Nêu những việc làm cụ thể của em về lòng yêu thương con người? 3. Bài mới: Giới thiệu bài Gv kể mẩu chuyện: đêm đã khuya, giờ này chắc không còn ai đến chúc mừng cô giáo Thu nhân ngày 20-11 nữa, nhưng bỗng có tiếng gõ cửa rụt rè, cô giáo Thu ra mở cửa. Trước mắt cô là một người lính rắn rỏi, đầy nghị lực, tay cầm bó hoa. Cô giáo Thu ngạc nhiên nhìn anh lính rồi cô nhận ra đó là một em học trò cũ tinh nghịch đã có lần vô lễ với cô. Người lính nắm đôi bàn tay cô giáo, nước mắt rưng rưng với niềm hối hận về lỗi lầm của mình và xin cô tha thứ. Hoạt động của Gv-Hs Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc Gọi Hs đọc. Cả lớp thảo luận theo nội dung câu hỏi: ? Cuộc gặp gỡ của thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian. - Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò sau 40 năm. ? Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy giáo Bình. - Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết. - Tặng thầy những bó hoa tươi thắm. - Không khí của buổi gặp mặt thật cảm động. - Thầy trò tay bắt mặt mừng. - Mời thầy lên vị trí bàn giáo viên, các hs lần lượt về chỗ ngồi ngày xưa của mình. - Hs giới thiệu về mình ở thời hiện tại. - Kể những kỉ niệm ngày xưa. ? Hs kể những kỉ niệm về những ngày thầy giáo dạy nói điều gì. - Hs lên cảm ơn thầy. - Thể hiện lòng biết ơn của mình. ? Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô đã dạy dỗ em? Đánh dấu X vào những việc em đã làm được. + Lễ phép với thầy cô giáo.. Nội dung bài học.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Hoạt động của Gv-Hs + Xin phép thầy cô giáo trước khi vào lớp. + Khi trả lời thầy cô luôn lễ phép nói: Em thưa thầy cô. + Khi mắc lỗi, được thầy cô nhắc nhở, biết nhận lỗi và sửa lỗi. + Nhận xét bình luận bài giảng của thầy cô. + Cố gắng học thật giỏi. + Tâm sự chân thành với thầy cô giáo.. Nội dung bài học. Bài học a.Thế nào là tôn sư trọng đạo - Tôn sư là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi. - Trọng đạo là coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lí làm người. b. Biểu hiện của tôn sư trọng đạo - Làm vui lòng thầy cô giáo. - Đền ơn , đáp nghĩa - Làm những điều tốt đẹp c. Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo - Tôn sư trọng đạo là truyền thống quí báu của dân tộc ta. - Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn mỗi con người, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng gắn bó, thân thiết với nhau.. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học ? Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo - Một hs phát biểu, một học sinh đọc nội dung một phần bài học ? Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên. ? Hãy nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo. - Tình cảm, thái độ làm vui lòng thày cô giáo. - Hành động đền ơn, đáp nghĩa. - Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo. ? Hãy nêu biểu hiện tôn sư trọng đạo của một số Hs ngày nay? ? Chuẩn bị cho ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trường em đã tổ chức những phong trào gì? Ý nghĩa các phong trào đó? - Hoa điểm 10 - Báo tường…. ? Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào? Hoạt động 3: Luyện tập: * Hs dưới lớp quan sát hành động của bạn trên bảng và cho biết động tác của hành động là nội dung câu hỏi Bài tập nào? Bài a/trang19/sgk - Một hs đang đi, bỗng bỏ mũ, cúi chào: Em chào cô! - Một hs ấp úng xin lỗi thầy. Vì mải chơi, em đã giơ Yêu cầu: 1,3 quyển vở giấy trắng. - Một hs đóng vai cô giáo, tay cầm phong thư rút tấm thiếp chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.  Gv kết luận: Chúng ta khôn lớn như ngày hôm nay, phần lớn là nhờ sự dạy dỗ của thầy giáo, cô giáo. Các thầy cô giáo không những giúp chúng ta mở mang trí tuệ mà còn giúp chúng ta phải sống sao cho đúng với đạo làm con, đạo làm trò, làm người. Vậy, chúng ta phải làm tròn bổn phận của người hs là chăm học, chăm làm, vâng lời cô giáo và lễ độ với mọi người. 4. Củng cố - Gv tổ chức cho Hs thi kể chuyện, đọc thơ, danh ngôn, ca dao, tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo. 5. Dặn dò.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Bài tập về nhà b, c, d. - Chuẩn bị bài sau. D- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học……………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 8. Tiết 8 Bài 7 ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp Hs hiểu được thế nào là đoàn kết tương trợ và ý nghiã của nó. 2. Về kĩ năng - Giúp Hs biết rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết tương trợ với mọi người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến những người xung quanh. Biết đánh giá mình và mọi người về biểu hiện đoàn kết tương trợ với mọi người: thân ái, tương trợ giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng. 3. Về thái độ - Hình thành ở Hs quan tâm, có ý thức giúp đỡ những người xung quanh, ghét thói thờ ơ, lạnh nhạt, lên án những hành vi độc ác đối với mọi người. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh ảnh, tài liệu, SGK, Sách BT GDCD - Một số mẩu chuyện nói về đoàn kết tương trợ. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Bài mới Giới thiệu bài Gv giới thiệu lời của chủ tịch Hồ Chí Minh: đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết. Hs suy nghĩ trình bày ý kiến về lời nói trên. Gv dẫn vào bài. Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc “Một buổi lao động” Hs đọc truyện theo sự phân vai. ? Khi lao động san sân bóng, lớp 7a đã gặp phải khó khăn gì. - Khu đất có nhiều mô đất cao, nhiều rễ cây chằng chịt, lớp có nhiều nữ. - Lớp 7A chưa hoàn thành công việc. ? Lớp 7B đã làm gì? Hãy tìm những hình ảnh, câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp. - Các bạn lớp 7b đã sang làm giúp. - Các cậu nghỉ một lúc sang bên bọn mình ăn mía, ăn cam rồi cùng làm. - Cùng ăn mía, ăn cam vui vẻ, Bình và Hoà khoác tay nhau cùng bàn kế hoạch, tiếp tục công việc cả hai người cuốc, người đào, người xúc đất đổ đi. ? Những việc làm ấy thể hiện đức tính của các bạn lớp 7B. - Tinh thần đoàn kết tương trợ.. Nội dung bài học.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Hoạt động của GV và HS ? Nhận xét, bổ sung, rút ra bài học. Cho Hs liên hệ thêm những câu chuyện trong lịch sử, trong cuộc sống để chứng minh sự đoàn kết, tương trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành công. - Nông dân đoàn kết, tương trợ, chống hạn hán, lũ lụt. - Nhân dân ta đoàn kết chống giặc ngoại xâm. - Đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập. Hoạt động 2: Bài học ? Vậy em hiểu đoàn kết tương trợ là gì ? Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ Gv kết luận nội dung và rút ra bài học thực tiễn. Hs giải thích câu tục ngữ sau: - Ngựa có bầy, chim có bạn. - Dân ta nhớ một chữ đồng Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.. Nội dung bài học. Bài học a. Khái niệm - Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. b.Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ - Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với những người xung quanh và được mọi người sẽ yêu quý giúp đỡ ta. - Đoàn kết tương trợ là truyền thống quí báu của dân tộc ta.. Hoạt động 3: Luyện tập và giải bài tập SGK Bài tập  Hướng dẫn hs giải bài tập SGK trang 22. - Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm. Tổ chức trò chơi: Nhanh tay, nhanh mắt với câu: - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. - Tinh thần tập thể, đoàn kết, hợp quần. - Chung lưng đấu cật. - Sức mạnh, đoàn kết, nhất trí, đảm bảo mọi thắng lợi - Đồng cam cộng khổ. thành công. Câu thơ trên của Bác Hồ đã được dân - Cây ngay không sợ chết đứng. gian hoá thành một câu ca dao có giá trị tư tưởng về - Lời chào cao hơn mâm cỗ. đạo đức cách mạng. - Ngựa chạy có bày, chim bay có - Nếu em là Thuỷ, em sẽ giúp Trung ghi lại bài, thăm bạn. hỏi, động viên bạn. - Em không tán đồng việc làm của Tuấn vì như vậy là không giúp đỡ bạn mà là làm hại bạn. Hai bạn góp sức cùng làm bài là không được. Giờ kiểm tra phải tự làm bài G/v: Cho HS kể chuyện “Truyện bó đũa” 3. Củng cố Tham gia trò chơi: Kể chuyện tiếp sức: Cách chơi như sau: Mỗi hs viết một câu, bạn khác viết nối tiếp câu khác. 4. Đánh giá Đoàn kết là đức tính cao đẹp. Biết sống đoàn kết, tương trợ giúp ta vượt qua khó khăn tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ. Đoàn kết, tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 5. Dặn dò - Bài tập về nhà b, c, d. - Đọc và xem trước bài sau D- RÚT KINH NGHIỆM - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………..

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 9. Tiết 9. KIỂM TRA 1 TIẾT A. MỤC TIÊU KIỂM TRA 1. Về kiến thức - Kiểm tra lại quá trình lĩnh hội kiến thức của HS trong 8 tuần vừa qua. - Hiểu được thế nào là sống giản dị - Hiểu được thế nào là tôn su trọng đạo - Hiểu được thế nào là yêu thương con người - Nêu được thế nào là trung thực 2. Về kĩ năng - Đánh giá đúng năng lực của HS, khả năng học tập của HS để từ đó có phương pháp giáo dục cho phù hợp. 3. Về thái độ - Tạo cho các em có ý thức thường xuyên học tập, biết khái quát tổng hợp các kiến thức đã học B. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA 1. Ổn định lớp 2. Hình thức kiểm tra Kết hợp tự luận và kiểm tra khách quan 3. Củng cố - Thu bài. 4. Đánh giá - Nhận xét giờ làm bài. 5. Dặn dò - Về nhà xem lại bài - Đọc trước bài mới E- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho bài kiểm tra………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Hình thức kiểm tra…………………………………. XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG. Ngày soạn………………... XÉT DUYỆT BGH.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Ngày dạy………………… Tuần 10. Tiết 10 Bài 8 KHOAN DUNG. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp Hs hiểu được thế nào là lòng khoan dung, ý nghĩa của lòng khoan dung 2. Về kĩ năng - Giúp Hs biết rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung, sống có tình người - Biết quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi. - Biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người. Sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn lẫn nhau. 3. Về thái độ - Hình thành ở Hs phẩm chất đạo đức cao đẹp. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK, SGV, thiết kế bài giảng GDCD 7. - Tranh ảnh, tài liệu, giấy khổ to, bút dạ, phiếu học tập. - Một số mẩu chuyện, câu nói của các vị danh nhân. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Em hãy kể một việc làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ của em đối với bạn hoặc người xung quanh? Câu 2: Em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ? Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ đối với bản thân em và những người xung quanh? 3. Bài mới Giới thiệu bài Nêu tình huống: Hoa và Hà học cùng trường, nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi, được bạn bè yêu mến. Hà ghen tức và thường hay nói xấu Hoa với mọi người. Nếu là Hoa, em sẽ cư xử như thế nào đối với Hà? Từ tình huống trên, gv dẫn dắt vào bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc “Hãy tha thứ cho em”  HS đọc phân vai, đọc lại câu chuyện trên. ? Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào? + Lúc đầu đứng dậy, nói to. + Về sau: chứng kiến cô tập viết, cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn, xin cô tha thứ. ? Vì sao bạn Khôi lại có sự thay đổi đó. - Khôi đã chứng kiến cảnh cô Vân tập viết, biết được nguyên nhân vì sao cô viết khó khăn. Bài học ? Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô giáo a. Khái niệm: - Cô có tấm lòng khoan dung và độ lượng. Khoan dung có nghĩa là rộng ? Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên. lòng tha thứ. - Không nên vội vàng khi nhận xét người khác. b. Biểu hiện: - Cần biết chấp nhận và tha thứ cho người khác - Luôn tôn trọng và thong ? Theo em, đặc điểm của lòng khoan dung là gì. cảm cho người khác. - Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác. - Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Hoạt động 2: Bài học chữa lỗi lầm. ? Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của c. Ý nghĩa của lòng khoan người khác. dung - Có như vậy mới không hiểu lầm, không gây sự bất hoà, - Là đức tính quí báu không đối xử nghiệt ngã với nhau. Tin tưởng và thông - Được mọi người yêu mến cảm với nhau, sống chân thành và cởi mở hơn. Đây chính tin cậy và có nhiều bạn tốt là bước đầu hướng tới lòng khoan dung. - Giúp cuộc sống và quan hệ ? Làm thế nào để có thể hợp tác hơn với các bạn ở lớp ở giữa mọi người trở nên lành trường. mạnh, thân ái dễ chịu. - Tin vào bạn, chân thành, cởi mở với bạn, lắng nghe ý d. Nhiệm vụ của HS kiến, chấp nhận ý kiến đúng, góp ý chân thành, không - Cởi mở, gần gũi với mọi ghen ghét, định kiến, đoàn kết, thân ái với bạn. người, cư xử chân thành, ? Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm, hoặc xung rộng lượng. đột. - Biết tôn trọng và chấp nhận - Khi có sự bất đồng phải ngăn cản, tìm hiểu nguyên nhân, cá tính sở thích và thói quen giải thích, tạo điều kiện, giảng hoà. của người khác theo cơ sở ? Khi biết bạn có khuyết điểm, ta nên xử sự ntn. chuẩn mực xã hội. - Tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, thuyết phục, góp ý Bài tập - Tha thứ và thông cảm với bạn. - Làm BT a, b, c, d, đ/ SGK - Không định kiến. trang 25, 26. ? Lòng khoan dung có ý nghĩa như thế nào ? Để rèn tính khoan dung em phải làm gì. Hoạt động 3: Làm bài tập SGK 4. Củng cố Chơi sắm vai. Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu mắng Hằng. Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của Hằng? Trình bày ý kiến cá nhân. 5. Đánh giá Khoan dung là một đức tính cao đẹp và có ý nghĩa to lớn. Nó có giúp con người dễ dàng sống hoà nhập trong đời sống cộng đồng, nâng cao vai trò uy tín cá nhân trong xã hội. Khoan dung làm cho đời sống xã hội trở nên lành mạnh, tránh được bất đồng gây xung đột căng thẳng có hại cho cá nhân và xã hội. 6. Dặn dò - Bài tập về nhà b, c, d. - Chuẩn bị bài sau D- RÚT KINH NGHIỆM - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học……………………………………………. XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG XÉT DUYỆT BGH. Ngày soạn………………...

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Ngày dạy………………… Tuần 11. Tiết 11. Bài 9 XÂY DỰNG GIA ĐÌNHVĂN HÓA A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp Hs hiểu được nội dung bài học và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá. Mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống. 2. Về kĩ năng - Bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình văn hoá. - Biết giữ gìn danh dự gia đình, tránh thói hư, tật xấu, các tệ nạn xã hội. Có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá. 3. Về thái độ - Hình thành ở hs tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hoá, văn minh hạnh phúc. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tài liệu, SGK, SBT GDCD 7 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Em đồng ý với ý kiến nào sau đây: - Nên tha thứ cho lỗi nhỏ của bạn. - Khoan dung là nhu nhược, là không công bằng. - Người khôn ngoan là người có tấm lòng bao dung. - Quan hệ mọi người sẽ tốt đẹp nếu có lòng khoan dung. - Chấp vặt và định kiến sữ có hại cho quan hệ bạn bè. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Tối thứ bảy, cả gia đình Mai đang vui vẻ trò chuyện sau bữa cơm tối thì bác tổ trưởng tổ dân phố đến chơi. Bố mẹ vui vẻ mời bác ngồi, Mai lễ phép chào bác. Sau một hồi trò chuyện, bác đứng lên đưa cho mẹ Mai giấy chứng nhận gia đình văn hoá và dặn dò, nhắc nhở gia đình Mai cố gắng giữ vững. Khi bác tổ trưởng ra về, Mai vội hỏi mẹ: Mẹ ơi, gia đình văn hoá có nghĩa là gì hả mẹ. Mẹ Mai cười. Để giúp Mai và các em hiểu hôm nay chúng ta cùng học bài mới bài… Hoạt động của GV-HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc “ Một gia đình văn hoá” Hs đọc truyện, thảo luận nhóm theo những câu hỏi sau ? Gia đình cô Hòa có mấy người? Thuộc mô hình gia đình như thế nào. - Gia đình cô Hòa có 3 người. Thuộc gia đình 2 thế hệ. ? Đời sống tinh thần của gia đình cô Mai ra sao. - Mọi người chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau mọi công việc. - Đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, đẹp mắt. - Không khí gia đình đầm ấm, vui vẻ. - Mọi người trong gia đình biết chia sẻ buồn vui cùng nhau. - Đọc sách báo, trao đổi chuyên môn. - Tú ngồi học bài..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Cô chú là chiến sĩ thi đua, Tú là học sinh giỏi - Tích cực xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư. ? Gia đình cô Hòa đối xử như thế nào với bà con hàng xóm láng giềng. - Cô chú quan tâm giúp đỡ lối xóm. - Tận tình giúp đỡ người ốm đau, bệnh tật. - Vận động bà con làm vệ sinh môi trường. - Chống các tệ nạn xã hội. ? Gia đình cô đã làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào. - Xây dựng kế hoạch hoá gia đình. - Xây dựng gia đình hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hoá lành mạnh. - Đoàn kết với cộng đồng. - Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.  Hs thảo luận tiêu chuẩn đạt gia đình văn hoá. - Gv chốt: Gia đình cô Hoa đã đạt gia đình văn hoá. - Hs tự do phát biểu ý kiến. - Gv nhận xét bổ sung và chốt: Nói đến gia đình văn hoá là nói đến đời sống vật chất và tinh thần. Đó là sự kết hợp hài hoà tạo nên gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc sẽ góp phần tạo nên xã hội ổn định và văn minh.  HS thảo luận Nhóm 1: Tiêu chuẩn cụ thể về việc xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương em là gì? Nhóm 2: Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá? - Chăm học, chăm làm. - Sống giản dị lành mạnh. - Thật thà tôn trọng mọi người. - Kính trọng lễ phép. - Đoàn kết, giúp đỡ mọi người trong gia đình. - Không đua đòi ăn chơi. Hoạt động 2: Bài học Từ phần tìm hiểu trên, chúng ta đã biết: tiêu chuẩn, nội dung hoạt động, bài học thực tiễn để xây dựng gia đình văn hoá. Theo em, thế nào là gia đình văn hóa?. Bài học a. Khái niệm Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.. 4. Củng cố Thảo luận các tình huống sau: 1. Gia đình bác Ân là cán bộ công chức về hưu, nhà tuy nghèo nhưng mọi người rất yêu thương nhau. Con cái ngoan ngoãn chăm học, chăm làm. Gia đình bác luôn thực hiện tốt bổn phận của công dân.  Gia đình bác Ân không giàu nhưng vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc. 2. Cô chú Hùng là gia đình giàu có. Chú làm giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn. Cô là kế toán cho một công ty xuất nhập khẩu. Do cô chú mải làm ăn, không quan tâm đúng mức đến con cái nên mắc phải thói hư tật xấu bỏ học, đua đòi bạn bè ăn chơi. Gia đình cô.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> chú không quan tâm đến mọi người xung quanh. Trước đây chú Hùng còn trốn nghĩa vụ quân sự.  Gia đình chú Hùng giàu nhưng không hạnh phúc. 3. Gia đình bác Huy có hai con trai lớn. Vợ chồng bác thường hay cãi nhau. Mỗi khi gia đình bất hoà bác lại uống rượu và chửi bới, đánh đập vợ con. Hai con trai bác cũng cãi nhau và xưng hô rất vô lễ.  Gia đình bác Huy bất hoà, thiếu nề nếp gia phong. 5. Dặn dò - Hs về nhà tìm hiểu tiếp phần còn lại D- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 12. Tiết 12. Bài 9 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA (tiếp) A. MỤC TIÊU BÀI HOC 1. Về kiến thức - Giúp Hs hiểu được nội dung bài học và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá. - Mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống. - Bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình văn hoá. 2. Về kĩ năng - Biết giữ gìn danh dự gia đình, tránh thói hư, tật xấu, các tệ nạn xã hội. Có trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình văn hoá. 3. Về thái độ - Hình thành ở hs tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hoá, văn minh hạnh phúc. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC -Tài liệu, SGK, SBT GDCD 7 Tranh ảnh, tài liệu, sưu tầm câu khẩu hiệu về kế hoạch hóa gia đình C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Thế nào là gia đình văn hoá? Câu 2: Kể một tấm gương gia đình văn hoá ở địa phương em? 3. Bài mới Tiết trước, các em đã tìm hiểu thế nào là gia đình văn hoá. Hôm nay ta tìm hiểu tiếp ý nghĩa và những biểu hiện của gia đình văn hoá. Hoạt động của GV-HS Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của gia đình văn hoá. ? Bổn phận trách nhiệm của bản than. ? Quan hệ giữa hạnh phúc gia đình và hạnh phúc xã hội.  Hướng dẫn cho hs hiểu những biểu hiện trái với gia đình văn hoá và nguyên nhân - Coi trọng tiền bạc. - Không quan tâm giáo dục con. - Không có tình cảm đạo lí. - Con cái hư hỏng. - Vợ chồng bất hoà, không chung thuỷ. - Bạo lực trong gia đình. - Đua đòi ăn chơi.  Nguyên nhân : - Cơ chế thị trường. - Chính sách mở cửa, ảnh hưởng tiêu cực của. Nội dung bài học Bài học c. Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa - Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng con người. - Gia đình bình yên thì xã hội sẽ ổn định. - Góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ. d. Trách nhiệm và biểu hiện của gia đình văn hoá - Sống lành mạnh, sinh hoạt giản dị. - Chăm ngoan học giỏi. - Kính trọng giúp đỡ ông bà, cha mẹ - Thương yêu anh chị em. - Không đua đòi ăn chơi. - Tránh xa tệ nạn xã hội..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> nền văn hoá ngoại lai. - Tệ nạn xã hội. - Lối sống thực dụng. - Quan niệm lạc hậu Bài tập Hoạt động 2: Luyện tập - Hướng dẫn hs làm bài tập d – 29 – sgk. - Những câu tục ngữ sau chỉ mối quan hệ như thế nào? Tình anh em. + Anh em như thể chân tay. Tình chị em. + Chị ngã em nanwang. Cha mẹ. + Cha sinh không tày mẹ dưỡng. Con cái. + Con khôn không lo, con khó không dạy có cũng như không. Bà con họ hàng. + Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì. Của chồng công vợ. + Của chồng công vợ. 4. Củng cố - Cho hs chơi trò sắm vai các tình huống thể hiện sự ứng xử trong gia đình. - Chia hs làm 3 nhóm, yêu cầu tự xây dựng tình huống, tự xây dựng kịch bản, phân công vai diễn. Nội dung - Cách ứng xử giữa hai chị em. - Cách ứng xử giữa con cái với bố mẹ. - Cách ứng xử giữa vợ với chồng. Gv nhận xét, lí giải. 5. Đánh giá Kết luận: Vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng. Gia đình là tế bào xã hội, cái nôi hình thành nhân cách con người. Xây dựng gia đình văn hoá là góp phần làm cho xã hội bình yên hạnh phúc. Hs chúng ta phải cố gắng rèn luyện góp phần xây dựng gia đình có lối sống văn hoá - giữ vững truyền thống của dân tộc. 6. Dặn dò Bài tập về nhà a, b, c, e, g. Sưu tầm ca dao, tục ngữ về tình cảm gia đình. Chuẩn bị bài sau. D- RÚT KINH NGHIỆM - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG. Ngày soạn……………….. Ngày dạy…………………. XÉT DUYỆT BGH.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Tuần 13. Tiết 13. Bài 10 GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp Hs hiểu được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Ý nghiã của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 2. Về kĩ năng - Biết ơn thế hệ đi trước, biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp và xoá bỏ tập tục lạc hậu. 3. Về thái độ - Hình thành Hs những tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tài liệu, SGK, SHD GDCD 7 - Tranh ảnh, báo chí nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Theo em, những gia đình sau có ảnh hưởng đến con cái như thế nào? - Gia đình bị phá vỡ (bố mẹ li hôn ) - Gia đình giàu có. - Gia đình nghèo. - Gia đình có chức có quyền - Gia đình có cha mẹ làm ăn bất chính, nghiện hút, số đề…. 3. Bài mới: Giới thiệu bài Giới thiệu ảnh 31 trong sgk. Cho biết xem bức ảnh trên nói lên điều gì? Hoạt động của Gv- Hs Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc:  Hs đọc diễn cảm. Thảo luận nhóm: Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình trong truyện đọc thể hiện qua những tình tiết nào? - Hai bàn tay cha và anh trai tôi dày lên, chai sạn vì phải cày cuốc đất. - Bất kể thời tiết khắc nghiệt không bao giờ rời trận địa. - Đấu tranh gay go quyết liệt. - Kiên trì, bền bỉ. ? Kết quả tốt đẹp mà gia đình đó đạt được là gì. - Biến quả đồi thành trang trại kiểu mẫu. - Trang trại có hơn 100 héc ta đất đai màu mỡ. - Trồng bạch đàn, hoè, mía, cây ăn quả. - Nuôi bò, dê, gà. ? Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật tôi đã gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình. - Sự nghiệp nuôi trồng của tôi bắt đầu từ chuồng gà bé. Nội dung bài học.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> nhỏ. - Mẹ cho 10 gà con nay thành 10 gà mái đẻ trứng. - Số tiền có được tôi mua sách vở, đồ dùng học tập, truyện tranh và sách báo. - Đó là giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của gia đình, dòng họ. GV kết luận: Sự lao động mệt mỏi của các thành viên trong gia đình trong truyện nói riêng và nói riêng của nhân dân ta nói chung là tấm gương sáng để chúng ta hiểu rằng không bao giờ được ỷ lại hay chờ vào người khác mà phải đi lên bằng sức lao động của chính mình. ? Hãy kể lại những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình. ? Khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ của mình, em có cảm xúc gì. - Dòng họ em có truyền thống hiếu học Bài học: - Dòng họ em có nghề đúc đồng truyền thống. a. Gia đình dòng họ nào cũng có - Tiếp thu cái mới, gạt bỏ truyền thống lạc hậu, bảo những truyền thống tốt đẹp về thủ, không còn phù hợp - Học tập. Hoạt động 2: Bài học - Lao động. Hs thảo luận để tìm ra nội dung bài học. - Nghề nghiệp. ? Truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ gồm - Đạo đức, văn hoá… những nội dung gì. b. Giữ gìn và phát huy truyền ? Giữ gìn và phát huy trền thống là gì. thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là: ? Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt - Tiếp nối. Phát triển. Làm rạng rỡ đẹp của gia đình, dòng họ? Cần phê phán biểu hiện thêm truyền thống. sai trái gì. c. Giữ gìn và phát huy truyền Từ câu trả lời của hs, gv bổ sung và chốt kiến thức. thống tốt đẹp của dòng họ có vai Hoạt động 3: Luyện tập trò: ? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây. - Có thêm kinh nghiệm, sức mạnh a. Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thốngtrong cuộc sống tốt đẹp. - Làm phong phú truyền thống, bản b, Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể sắc dân tộc hiện lòng biết ơn cha mẹ, ông bà, tỏ tiên. d. Nhiệm vụ của học sinh c. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự - Trân trọng, tự hào phát huy. hào. - Phải sống trong sạch, lương thiện d. Không cần giữ truyền thống gia đình vì đó là - Không làm điều gì tổn hại đến những gì lạc hậu. thanh danh của gia đình, dòng họ. g. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình giúp ta Bài tập có thêm sức mạnh trong cuộc sống. Đáp án đúng a, b, g. 4. Củng cố GV khái quát: Mỗi gia đình, mỗi dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tốt đẹp là sức mạnh để thế hệ sau không ngừng nỗ lực cố gắng vươn lên. Lấp lánh trong tim mỗi chúng ta là hình ảnh Dân tộc Việt Nam anh hùng. Chúng ta phải ra sức học tập, tiếp bước truyền thống của nhà trường, của bao thế hệ thầy cô, học sinh để xây dựng trường chúng ta đẹp hơn..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 5. Đánh giá - Giải thích các câu tục ngữ sau: Giấy rách phải giữ lấy lề. Chim có tổ, người có tông. Cây có cội, nước có nguồn. - Em hãy kể về truyền thống của gia đình, dòng họ em. 6. Dặn dò - Bài tập về nhà b, c, d. - Chuẩn bị bài sau. E- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 14. Tiết14 Bài 11 TỰ TIN. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp Hs hiểu được thế nào là tự tin và ý nghĩa của nó. - Hiểu cách rèn luyện để trở thành người có lòng tự tin. 2. Về kĩ năng - Kính trọng những người có tính tự tin và ghét thói a dua, ba phải. - Hs biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung quanh. - Biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống. 3. Về thái độ - Tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên trong cuộc sống. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tài liệu, SGK, SHD GDCD 7, bài báo nói về lòng tự tin C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Câu 2: Bản thân em đã và sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ 3. Bài mới Giới thiệu bài: Để làm việc có kết quả tốt chúng ta cần có lòng tự tin. Thế nào là tự tin và ý nghĩa của tự tin? Chúng ta đi vào nội dung bài học hôm nay Hoạt động của GV-HS Nội dung bài học Hoạt động 1 : Phân tích truyện đọc Mời HS đọc truyện: “Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin-ga-po” ? Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện, hoàn cảnh nào? + Góc học tập là căn gác xép nhỏ ở ban công, giá sách khiêm tốn, máy cát sét cũ kĩ. + Bạn Hà không đi học thêm, chỉ học trong sgk, học sách nâng cao và học theo chương trình dạy tiếng Anh trên ti vi. + Bạn Hà cùng anh trai nói chuyện với người nước ngoài ? Do đâu mà bạn Hà được tuyển đi du học. + Bạn là một học sinh giỏi toàn diện. + Bạn nói tiếng Anh thành thạo. + Bạn đã vượt qua kì thi tuyển chọn Bài học + Bạn là người chủ động và tự tin trong học tập. a. Khái niệm ? Em hãy nêu biểu hiện của sự tự tin ở Hà. Tự tin là tin tưởng vào khả năng +Bạn tin tưởng vào khả năng của bản thân mình. của bản thân, chủ động trong mọi.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> +Bạn chủ động trong học tập: Tự học. +Bạn là người ham học: Chăm đọc sách, học theo chương trình dạy học từ xa trên truyền hình. Hướng dẫn hs liên hệ thực tế. Chia lớp thành bốn nhóm và yêu cầu hs cùng thảo luận để trả lời câu hỏi: Nhóm 1 + 2: Nêu một việc làm mà bạn trong nhóm em đã hành động một cách tự tin. Nhóm 3 + 4: Kể một việc làm do thiếu tự tin nên em đã không hoàn thành công việc. Hs trình bày. Gv nhận xét: Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực sáng tạo và làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có sự tự tin con người sẽ trở nên nhở bé và yếu đuối.. việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn không hoang mang dao động. b. Ý nghĩa của tự tin - Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo làm nên sự nghiệp lớn. c. Rèn tính tự tin cần: - Chủ động, tự giác học tập, tham gia hoạt động tập thể. - Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải. Bài tập Bài tập b-34 đáp án: 1, 3,4,5,6,8.. Hoạt động 2: Bài học ? Dựa vào nội dung câu truyện và phần thảo luận trên để rút ra bài học: Tự tin là gì? Ý nghĩa. ? Em sẽ rèn luyện như thế nào để có lòng tự tin. Hoạt động 3: Luyện tập Thảo luận một yêu cầu trong các câu hỏi trên. ? Người tự tin chỉ cần một mình quyết định công việc, không cần nghe ai và không cần hợp tác với ai. - Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần nghe ai và không cần hợp tác với ai là không đúng vì: có ý kiến đóng góp , xây dựng của người khác sẽ có tác dụng lớn đến công việc… ? Em hiểu thế nào là tự học, tự lập. Từ đó nêu mối quan hệ giữa tự học, tự tin và tự lập. - Tự lập là tự xây dựng cuộc sống cho mình, không sống dựa vào người khác. - Tự lực là tự làm lấy và giải quyết các công việc của mình. - Tự tin khác với tự cao, tự đại, tự ti, rụt rè, ba phải, a dua. - Tự tin, tự lập, tự lực có mối quan hệ chặt chẽ, người có tính tự tin mới có tính tự lập, tự lực trong cuộc sống. 4. Củng cố Để có suy nghĩ và hành động một cách tự tin con người cần có phẩm chất và điều kiện gì? Gv chốt: Để tự tin, con người cần kiên trì, tích cực, chủ động học tập, không ngừng vươn lên nâng cao nhận thức và năng lực để có khả năng hành động một cách chắc chắn. 5. Đánh giá Nhắc lại nội dung bài học.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 6. Dặn dò - Bài tập về nhà b, c, d. - Chuẩn bị ôn tập. D- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG. XÉT DUYỆT BGH.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 15. Tiết 15 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ NỘI DUNG ĐÃ HỌC A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức - Giúp HS củng cố, hệ thống kiến thức đã học trong học kì I 2. Về kĩ năng - Vận dụng vào thực tế để rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống, ý thức trong học tập, rèn luyện đạo đức. - Cùng với mọi người xây dựng cuộc sống, xã hội ngày càng tốt đẹp. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Gv nghiên cứu tài liệu soạn giáo án - H/s: Ôn tập, qua các bài học, liên hệ thực tế ở địa phương C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp trong giờ thực hành 3. Bài mới: Tiết học hôm nay chúng ta thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương và nội dung đã học. Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học - GV cho h/s ghi câu hỏi I. Hệ thống câu hỏi thảo luận thảo luận 1. Nêu những biểu hiện của lối sống giản dị Chia lớp thành 4 nhóm - Bản thân em đã thực hiện lối sống giản dị như thế nào? - Mỗi nhóm một nội dung - Trái với lối sống giản dị là lối sống nào? Nhóm 1: Câu 1 - Em có đồng tình với lối sống đó không? Nhóm 2: Câu 2 2.Vì sao HS cần rèn luyện tính trung thực Nhóm 3: Câu 3 - Bản thân em đã thực hiện lối sống trung thực như thế Nhóm 4: Câu 4 nào? - Lớp cử ra BGK gồm lớp - Tính trung thực đã giúp ích cho em trong cuộc sống như phó học tập, văn nghệ, lớp thế nào? trưởng 3. Học sinh chúng ta phải rèn ý thức tự trọng như thế nào? - Hình thức hoạt động - Em đã tự coi trọng bản thân mình chưa? Em đẫ yêu - Y/c HS vận dụng điều đã thương những người xung quanh mình chưa? học để trả lời - Việc làm bài hộ bạn hay cho bạn chép bài có phải là yêu - Điểm 9,10: trả lời đúng thương giúp đỡ bạn không? các nội dung 4. Chúng ta đã rèn đạo đức và kỉ luật như thế nào? - Điểm 7,8: trả lời tương - Em đã thực hiện được những qui định nào của trường lớp đối đúng, đủ y/c đề ra. Theo em những qui định đó có quá sức của học sinh + Diễn đạt chưa thật tốt không? Em có bổ sung gì thêm cho nội qui của trường lớp - Điểm dưới 6 lúng túng, không? chưa hiểu. BGK liên hệ với GV bộ II. Hệ thống đáp án câu hỏi môn để có đáp án hoàn 1. Nêu được những biểu hiện của lối sống giản dị chỉnh, ngắn gọn - Lối sống giản dị bản thân theo tiêu chuẩn như khái niệm sgk. - Trái với lối sống giản dị là lối sống đua đòi,ăn chơi,thiếu.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> văn hoá,không lành mạnh. - Em không đồng tình với lối sống đó vì đó là biểu hiện của lối sống thiếu văn hoá. HS trả lời cần đủ ý, cách 2. HS cần rèn luyện tính trung thực diễn đạt, dùng từ khác nhau - Bản thân em đã thực hiện lối sống trung thực (ví dụ như song có thể linh hoạt cho không cóp bài, không nói dối sống ngay thẳng…) điểm. - Tính trung thực đã giúp em sống tự tin 3. Học sinh chúng ta phải rèn ý thức tự trọng - Em đã tự coi trọng bản thân mình bằng cách coi trọng mọi người, tôn trọng nội qui mà trường lớp đề ra. - Em đã yêu thương những người xung quanh mình. - Việc làm bài hộ bạn, hay cho bạn chép bài không phải là yêu thương giúp đỡ bạn mà là việc làm thiếu trung thực sẽ đẩy bạn tới chỗ lười biếng ỷ lại. 4. Chúng ta phải rèn đạo đức và kỉ luật - Em đã thực hiện được những qui định của trường lớp đề ra như nội qui, 10 điều giao tiếp văn minh. - Theo em những qui định đó không quá sức của học sinh? Em không bổ sung gì thêm cho nội qui của trường lớp.  Cũng có thể h/s có những bổ sung đóng góp. Nếu là những ý kiến đúng, hay thì giáo viên sẽ ghi nhận. 4. Đánh giá - GV khái quát nội dung bài - Lấy kết quả cho điểm. 5. Dặn dò - Ôn tiếp các bài 6,7,8,9,10,11 D- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 16. Tiết 16 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ NỘI DUNG ĐÃ HỌC (tiếp) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức - Giúp HS củng cố, hệ thống kiến thức đã học trong học kì I 2. Về kĩ năng - Vận dụng vào thực tế để rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống, ý thức trong học tập, rèn luyện đạo đức. - Cùng với mọi người xây dựng cuộc sống, xã hội ngày càng tốt đẹp. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Gv nghiên cứu tài liệu soạn giáo án - H/s: Ôn tập, qua các bài học, liên hệ thực tế ở địa phương C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp trong giờ thực hành 3. Bài mới Tiết học hôm nay chúng ta thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương và nội dung đã học. Hoạt động của GV-HS Nội dung bài học - Cho học sinh thảo luận các I. Nội dung ôn luyện vấn đề về nội dung đã học có 4. Là thiếu niên, học sinh em đã làm gì, đã sống như thế liên quan ở địa phương thuộc nào để thể hiện tình cảm yêu thương con người? phạm vi các bài: 5, 6, 7, 8, 9, 5. Tôn sư trọng đạo là thế nào? 10, 1 1 ? HS THCS đã làm gì để thể hiện sự tôn kính thầy giáo - GV cho HS ghi câu hỏi thảo và coi trọng đạo lí? luận 6. Thế nào là đoàn kết tương trợ? Chia lớp thành 4 nhóm ? Em đã làm gì để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó - Mỗi nhóm một nội dung khăn. Nhóm 1: Câu 4 7. Nêu tiêu chuẩn của một gia đình văn hoá ở địa Nhóm 2: Câu 5, 6 phương em? Nhóm 3: Câu 7 8. Phân biệt tự tin với tự ti. Nhóm 4: Câu 8 - Kể tên những truyền thống tốt đẹp của địa phương em? - Lớp cử ra BGK gồm lớp phó II Hệ thống đáp án câu hỏi học tập, văn nghệ, lớp trưởng 4. Việc làm,lối sống của thiếu niên, học sinh thể hiện - Hình thức hoạt động tình cảm yêu thương con người. - Y/c HS vận dụng điều đã học 5.Tôn sư trọng đạo là tôn kính thầy giáo coi trọng đạo lí, để trả lời lẽ phải. - Điểm 9, 10: trả lời đúng các - Việc làm của HS THCS thể hiện sự tôn kính thầy nội dung. giáo và coi trọng đạo lí. - Điểm 7, 8: trả lời tương đối 6. Đoàn kết tương trợ (khái niệm) đúng, đủ yêu cầu - Em đã giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn + Diễn đạt chưa thật tốt - ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ - Điểm dưới 6 lúng túng, chưa 7. Nêu tiêu chuẩn của một gia đình văn hoá ở địa.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> hiểu.. phương em? 8. Phân biệt tự tin với tự ti. - Kể tên những truyền thống tốt đẹp của địa phương em?  Ví dụ: - Truyền thống uống nước nhớ nguồn. - Truyền thống tôn sư trọng đạo. - Truyền thống cần cù lao động. - Truyền thống hiếu thảo. - Truyền thống hiếu học. - Truyền thống yêu nước.. 4. Đánh giá - Thu bài cho điểm những bài có kết quả cao - G/v: Nhận xét kết quả giờ ngoại khoá 5. Dặn dò Ôn theo nội dung bài học từ bài 1->11/sgk. E- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG XÉT DUYỆT BGH.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 17. Tiết 17 ÔN TẬP HỌC KÌ I A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp hs hệ thống hoá lại kiến thức của các bài học. 2. Về kĩ năng - Rèn cho hs cách tư duy có hệ thống, cách lập biểu, bảng thống kê. - Hiểu và làm được các bài tập. 3. Về thái độ - Giáo dục ý thức tự giác luyện tập B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bảng phụ hệ thống kiến thức lí thuyết. - Một số bài tập củng cố kiến thức. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Xen trong giờ 3. Bài mới Bài học hôm nay chúng ta tiến hành ôn các nội dung đã học trong chương trình. Ôn tập lí thuyết và HS làm bài tập thống kê sau: Hoạt động của GV và HS Hệ thống câu hỏi thảo luận 1. Nêu những biểu hiện của lối sống giản dị? - Bản thân em đã thực hiện lối sống giản dị như thế nào? - Trái với lối sống giản dị là lối sống nào? - Em có đồng tình với lối sống đó không? 2. Vì sao HS cần rèn luyện tính trung thực? - Bản thân em đã thực hiện lối sống trung thực như thế nào? - Tính trung thực đã giúp ích cho em trong cuộc sống như thế nào? 3. Học sinh chúng ta phải rèn ý thức tự trọng như thế nào? - Em đã tự coi trọng bản thân mình chưa? Em đẫ yêu thương những người xung quanh mình chưa? - Việc làm bài hộ bạn, hay cho bạn chép bài có phải là yêu thương giúp đỡ bạn không? 5. Là thiếu niên, học sinh em đã làm gì, đã sống như thế nào để thể hiện tình cảm yêu thương con người? 6. Tôn sư trọng đạo là thế nào? - HS THCS đã làm gì để thể hiện sự tôn kính thầy giáo và coi trọng đạo lí?. Nội dung bài học Nội dung ôn luyện 1.Sống giản dị. 2.Trung thực. 3. Tự trọng 5.Yêu thương mọi người 6. Tôn sư trọng đạo.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 7. Thế nào là đoàn kết, tương trợ? 7.Đoàn kết tương trợ - Em đã làm gì để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn? 8. Nêu tiêu chuẩn của một gia đình văn hoá ở địa phương em 8 Xây dựng gia đình 9. Kể tên những truyền thống tốt đẹp của địa phương em? văn hoá -Gia đình em đã có những truyền thống tốt đẹp nào? 9.Giữ gìn và phát 10. Phân biệt tự tin với tự ti? huy truyền thống gia 11. Thế nào là lòng khoan dung? Lòng khoan dung có giống với đình, dòng họ lòng vị tha không? 10. Tự tin - Trái với tính khoan dung là gì? 11. Khoan dung - Tính ích kỉ nhỏ nhen có hại như thế nào trong cuộc sống? Bài tập 2: HS làm bài tập thống kê sau: STT Tên bài học Nêu khái niệm 1 Sống giản dị 2 Trung thực 3 Tự trọng 4 Đạo đức và kỉ luật 5 Yêu thương mọi người 6 Tôn sư trọng đạo 7 Đoàn kết tương trợ 8 Khoan dung 9 Xây dựng gia đình văn hoá 10 Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ 11 Tự tin. Tìm biểu hiện. Cách rèn luyện. 3. Củng cố - Xem lại nội dung bài học - Làm lại các bài tập sgk 4. Đánh giá Đối chiếu lại nội dung bài học với việc thực hiện của bản thân 5. Dặn dò - Ôn theo nội dung đề cương. E- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học………………………………….. Ngày soạn………………... Lấy vd minh hoạ.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Ngày dạy………………… Tuần 18. Tiết 18 KIỂM TRA HỌC KÌ I Thời gian: 45 phút. A. MỤC TIÊU KIỂM TRA 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là sống giản dị, tôn sư trọng đạo, khoan dung, yêu thương con người, đoàn kết tương trợ. - Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin. - Nêu được ý nghĩa của yêu thương con người. - Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa. 2. Về kĩ năng - Biết phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình. - Biết xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống đó. B. HÌNH THỨC KIỂM TRA Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan MA TRẬN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Nội dung. Nhận biết TN TL. Đoàn kết tương trợ Trung thực. Thông hiểu TN TL Câu1:. Câu5: 0,5đ. 0,5đ. 0,5đ Câu4:. 0,5đ. 0,5đ Câu6:. Tự trọng Xây dựng gia. 0,5đ Câu7:. đình văn hóa Yêu thương. 0,5đ Câu8:. con người Tôn sư trọng. 0,25đ Câu8:. đạo. 0,25đ. Tự tin 0,5đ. 0,5đ Câu3:. 2,5 đ. 2đ. 0,25đ 0,25đ. Câu:1,5. Câu1:1. đ 1,5đ. đ 4đ. cộng. 1,25đ. 0,75đ Câu3:. Sống giản dị. Tổng. 0,5đ. 0,5đ Câu2+8. Khoan dung. Tổng cộng. Vận dụng TN TL. 2đ. A. TRẮC NGHIỆM: (4.5đ ) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (3đ mỗi câu đúng 0.5đ). 2đ. 2.5đ 10đ.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Câu 1: Em tán thành ý kiến nào sau đây về sự đòan kết, tương trợ A. Chỉ nên đoàn kết với những người có thể giúp đỡ mình B. Đoàn kết với bạn cùng sở thích mới thú vị C. Đoàn kết với bạn có học lực và hoàn cảnh như mìmh thì mới có sự bình đẳng D. Đoàn kết, tương trợ không nên có sự phân biệt nào Câu 2: Biểu hiện của sự trung thực là: A. Nhận lỗi thay cho bạn. B. Bao che thiếu sót cho người đó giúp đỡ mình. C. Dũng cảm nhận lỗi của mình. D. Làm hộ bài cho bạn. Câu 3: Biểu hiện của khoan dung là: A. Nhẹ nhàng nhắc nhở khi bạn làm điều gì không đúng. B. Bỏ qua tất cả các khuyết điểm của bạn vì thương bạn. C. Khi bạn mắc khuyết điểm thì phê bình gay gắt để giúp bạn tiến bộ. D. Hay trả đũa người khác. Câu 4: Biểu hiện nào nói lên tính giản dị? A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy. B. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. C. Ăn mặc đẹp, gọn gàng. D. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở Câu 5: Thế nào là trung thực: A. Luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí lẽ phải. B. Là đức tính cần thiết và quí báu của mỗi con người. C. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. D. Sống ngay thẳng thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Câu 6: Câu tục ng , ca dao nào không nói về tính tự trọng ? A. Áo rách cốt cách người thương. B. Ăn có mời, làm có nhờ C. Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn. D. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng B. TỰ LUẬN. (7đ) Câu1: Thế nào là tự tin? Cho 2 ví dụ minh họa? Học sinh cần rèn luyện tính tự tin như thế nào? (3đ) Câu 2: Nêu 4 hành vi thể hiện sự tôn trọng kỉ luật của học sinh? (2đ) Câu 3: Các tiêu chí để xây dựng gia đình văn hóa? Học sinh phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa? (2đ) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN GDCD7 I. TRẮC NGHIỆM: (3đ) Mỗi câu chọn đúng 0,5đ CÂU 1 D. CÂU 2 C. II TỰ LUẬN: (7.0Đ) Câu 1: 3đ 1. Tự tin: (1 đ). CÂU 3 A. CÂU4 B. CÂU 5 D. CÂU 6 D.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động. - Tự tin là cương quyết, dám nghĩ, dám làm. 2. Rèn luyện (1 đ) - Chủ động, tự giác học tập, tham gia các hoạt động tập thể. - Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm. 3. Ví dụ a) Tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài (0,5đ) b) Tự tin làm 1 việc gì đó (0,5đ) Câu 2: 2đ Tùy vào 4 hành vi học sinh nêu, mỗi hành vi đúng 0,5đ Câu 3: 2đ - Các tiêu chí để xây dựng gia đình văn hóa; mỗi tiêu chí đúng (0,25đ) + Gia đình hạnh phúc tiến bộ + Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình + Đoàn kết với hàng xóm láng giềng + Làm tốt nghĩa vụ công dân - Cách rèn luyện (1đ) - Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hoá bằng cách chăm ngoan, học giỏi; kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em; không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình. E- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG XÉT DUYỆT BGH. Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 19. Tiết 19. Bài 12 SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp Hs hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch, ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch. - Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch. - Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch. 2. Về kĩ năng - Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh. Biết xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần, kế hoạch dài hạn. 3. Về thái độ - Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh ảnh, tài liệu, SGK, Sách BT GDCD lớp 7 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số: - Lớp 7A1: ………; 7A2: ....……; 7A3: …….; 7A4…….; 7A5: ……….; 7A6: ……… 2. Bài mới Giới thiệu bài: Để làm việc có hiệu quả chúng ta phải biết sắp xếp thời gian hợp lí. Sắp xếp thời gian hợp lí chính là cách làm việc khoa học và làm việc khoa học chính là cách làm việc theo kế hoạch. Vậy làm việc có kế hoạch là làm việc như thế nào chúng ta đi vào nội dung bài học hôm nay… Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc a) Em có nhận xét gì về lịch làm việc, học tập từng ngày trong tuần của bạn Hải Bình? - Thời gian biểu từng ngày có nói đến nhiệm vụ học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi giải trí. - Tuy nhiên trong kế hoạch còn có những điểm chưa thật hợp lí như: Thiếu những việc làm cụ thể trong khoảng thời gian từ 11h30 – 14h, từ 17h-19h. Lao động giúp gia đình còn quá ít. Thiếu thời gian ăn, ngủ, thể dục. Xem ti vi nhiều. b) Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình. - Em có nhận xét gì về tính cách của Hải Bình? (Chú ý câu mở đầu: Ngay sau ngày khai giảng đã lên lịch làm việc, học tập…) - Là người có ý thức tự giác, có ý thức tự chủ. Chủ động làm việc một cách có kế hoạch không cần ai nhắc nhở. c) Với cách làm việc có kế hoạch như Hải Bình thì sẽ đem lại kết quả gì? - Hải Bình sẽ chủ động trong công việc. - Không lãng phí thời gian. - Hoàn thành công việc đến nơi, đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc. Hoạt động 2: Bài học Từ quá trình tìm hiểu, gv chốt nội dung bài học. ? Em hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch. Hoạt động 3: Luyện tập - Treo bảng kế hoạch của bạn Vân Anh. HS quan sát, ghi ý kiến vào phiếu học tập. - Em có nhận xét gì về bản kế hoạch của bạn Vân Anh? - So sánh kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh? - Từ ưu nhược điểm của 2 bản kế hoạch, chúng ta có thể đưa ra phương án nào để tránh các nhược điểm trên?. Nội dung bài học. Bài học 1. Khái niệm: Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ có hiệu quả, có chất lượng..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Về nhà tự lập kế hoạch gồm luộm thuộm, không có kế hoạch, kết quả học tập kém. 2. Bạn Minh cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, kết quả học tập tốt được mọi người quý mến. 3. Củng cố - Xem lại khái niệm trong nội dung bài học 4. Đánh giá Đối chiếu lại nội dung bài học với việc thực hiện kế hoạch của bản thân 5. Dặn dò Đọc tiếp nội dung phần còn lại của bài “Sống và làm việc có kế hoạch” D- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học……………………………………………. XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG XÉT DUYỆT BGH.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 20. Tiết 20. Bài 12 SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH (tiếp) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp Hs hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch, ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch. 2. Về kĩ năng - Biết xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần. - Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch. 3. Về thái độ - Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch. - Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch. - Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản kế hoạch tuần trên giấy A4, SGK, Sách BT GDCD7 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch - Kiểm tra Bản kế hoạch làm việc của h/s. 3. Bài mới Giới thiệu bài: Để làm việc có hiệu quả chúng ta phải biết sắp xếp thời gian hợp lí. Sắp xếp thời gian hợp lí chính là cách làm việc khoa học và làm việc khoa học chính là cách làm việc theo kế hoạch. Vậy sống và làm việc có kế hoạch có tác dụng như thế nào? Chúng ta đi tiếp vào nội dung của bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tiếp hoạt động tìm hiểu nội dung bài học - Em đã làm việc theo kế hoạch mà mình đặt ra chưa? - Khi thực hiện theo kế hoạch em thấy kết quả học tập như thế nào? - Sống và làm việc theo kế hoạch có ý nghĩa như thế nào? - Học sinh chúng ta cần học tập và rèn luyện như thế nào để xứng đáng là con ngoan trò giỏi?. Nội dung bài học. Bài học 2.Ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch - Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc. 3. Nhiệm vụ của h/s - Bảo đảm cân đối các nhiệm vụ: Rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia đình. - Biết làm việc có kế hoạch và điều chỉnh kề hoạch khi cần thiết. Hoạt động 2: Luyện tập - Phải quyết tâm vượt khó, kiên trì, sáng Kiểm tra kế hoạch cá nhân của học sinh tạo thực hiện kế hoạch đặt ra. - Nhận xét đọc bản kế hoạch của một em Bài tập xuất sắc nhất. Bài tập 1..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Kế hoạch của Vân Anh: Cân đối, hợp lí, Kế hoạch của Hải Bình: Thiếu ngày, còn toàn diện, đầy đủ, cụ thể, chi tiết hơn. dài, khó nhớ, ghi công việc cố định, lặp đi  Tổ chức trò chơi Trò chơi nhanh lặp lại. tay nhanh mắt : - Hình thức: Trình bày trên bảng xem ai nhanh hơn. - Có thể có sự tiếp sức giữa các bạn trong nhóm. Câu hỏi : 1. Những điều có lợi khi làm việc có kế hoạch và có hại khi làm việc không có kế hoạch. 2. Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch chúng ta sẽ gặp những khó khăn gì? 3. Bản thân em có làm tốt việc này không? 4. Giải thích câu: Việc hôm nay chớ để ngày mai. (Quyết tâm tránh lãng phí thời gian, đúng hẹn với mọi người, làm đúng kế hoạch đề ra) 4. Đánh giá - Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học. - Về nhà lập kế hoạch làm việc trong tuần. 5. Dặn dò Chuẩn bị bài 13 SGK trang 38, sưu tầm tranh ảnh nói về quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em. E- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học……………………………………………. XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG. XÉT DUYỆT BGH.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 21. Tiết 21. Bài 13 QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp Hs nắm được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam. 2. Về kĩ năng - Biết ơn sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội. - Phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em. 3. Về thái độ - Tự giác rèn luyện bản thân, thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em. - Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh ảnh, tài liệu, băng hình. - Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự, - Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật giáo dục. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Hoạt động - Hs nộp tài liệu, tranh ảnh về 4 nhóm quyền của trẻ em đã học ở lớp 6. - Tổ chức cho hs xem tranh ảnh về các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em. 3. Bài mới Giới thiệu bài: Qua những bài học công dân lớp 6, chúng ta đã biết, trẻ em có quyền sống còn, quyền được bảo vệ, quyền phát triển, quyền tham gia. Vậy qua những hình ảnh vừa quan sát, vậy theo em trẻ em Việt Nam nói riêng và trẻ em trên toàn thế giới nói riêng còn được hưởng quyền lợi gì? Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc 1. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và - Đọc truyện “Một tuổi thơ bất hạnh.” giáo dục trẻ em ? Tuổi thơ của Thái đã diễn ra như thế nào. a, Quyền được bảo vệ: Tuổi thơ của Thái: phiêu bạt bất hạnh, tủi - Được khai sinh và có quốc tịch hờn, tội lỗi. - Được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân ? Hoàn cảnh nào đã dẫn đến hành vi vi phạm thể, nhân phẩm, danh dự của Thái. b, Quyền được chăm sóc: - Lấy cắp xe đạp của mẹ nuôi. Bỏ đi bụi đời. - Được chăm sóc, nuôi dạy, bảo vệ sức Chuyên cướp giật: mỗi ngày từ 1 đến 2 lần. khỏe. Đó là do hoàn cảnh riêng đầy bất hạnh: Bố mẹ - Được Nhà nước và xã hội giúp đỡ, điều ly hôn khi Thái 4 tuổi. Bố mẹ lại đi tìm hạnh trị, phục hồi chức năng phúc riêng. Vì thế Thái phải ở nhà với bà - Trẻ không nơi nương tựa xã hội tổ chức ngoại già yếu. Làm thuê vất vả. Thái không chăm sóc, nuôi dạy. được hưởng các quyền cơ bản của trẻ em: đó c, Quyền được giáo dục: là không được bố, mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, - Được học tập, được dạy dỗ dạy bảo, không được đi học, không có nhà ở. - Được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt ? Thái phải làm gì để trở thành người tốt. động văn hóa, thể thao..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> - Thái cần phải đi học trở lại, cần phải tự mình nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng. Phải vâng lời cô chú. Phải thực hiện tốt quy định của trường. ? Em có thể đề xuất ý kiến về việc giúp đỡ Thái của mọi người. - Giúp Thái có điều kiện tốt trong trường giáo dưỡng. ? Nếu em ở vào hoàn cảnh của Thái em sẽ xử lí như thế nào cho tốt. - Ra trường giúp Thái hoà nhập cộng đồng. - Quan tâm, động viên, không xa lánh Thái. - Ở với mẹ, chịu khó làm việc để có tiền đi học. - Không nghe lời kẻ xấu. - Vừa đi học, vừa làm thuê để có được cuộc sống yên ổn. - GV kết luận: công ước LHQ về quyền trẻ em đã được VN tôn trọng và phê chuẩn năm 1990 và được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của quốc gia. Chúng ta sẽ nghiên cứu nội dung của các quyền cơ bản đó. Hoạt động 2: Bài học ? Thế nào là quyền được bảo vệ trẻ em. ? Thế nào là quyền được chăm sóc. ? Thế nào là quyền được giáo dục. - Cho học sinh đọc nội dung bài học. - Giới thiệu các loại luật liên quan đến quyền trẻ em của VN. - Hiến pháp 1992: điều 59 ,61,65,71: - Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em : Điều 5 ,6,7,8, 10 - Bộ luật Dân sự năm 1995: Điều 37,55 Nêu bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội. Thảo luận ? Trong gia đình trẻ em phải có nhiệm vụ gì. ? Ngoài xã hội trẻ em phải làm ntn. 1. Ở địa phương em đã có những hoạt động gì để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em? 2. Em và các anh chị em, bạn bè mà em quen biết còn có quyền nào chưa được hưởng theo quy định của pháp luật? 3. Em và các bạn em có kiến nghị gì với cơ quan chức năng ở địa phương về biện pháp để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em? 4. Theo em, gia đình, nhà nước và xã hội cần. Bài học. 2. Bổn phận của trẻ em - Yêu Tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác - Yêu quí, kính trọng, giúp đỡ ông bà cha mẹ, lễ phép với người lớn. - Chăm chỉ học tập - Không sa vào tệ nạn xã hội....

<span class='text_page_counter'>(49)</span> phải có trách nhiệm gì để những quyền trẻ em trên được thực hiện? - Mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em. - Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng các em trở thành người công dân có ích cho đất nước. Hoạt động 3 : Luyện tập : HS làm bài tập trong sgk. GV lần lượt sửa bài. BT bổ trợ: HS đóng vai theo tình huống : Trên đường đi học ngang qua chợ, 3 bạn Hoà, An, Thắng nhìn thấy bà bán nước đang xua đuổi 1 em bé tật nguyền đi ăn xin. An kịp thời can ngăn và cho em bé 10000 đồng. Hoà chờ An và mắng: mày dở hơi à, bỗng dưng mất tiền ăn quà. Còn Thắng đã đi từ lúc nào, coi như không có gì xảy ra.. 3. Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội - Cha mẹ chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy, tạo điều kiện. - Nhà nuocs và xã hội bảo vệ quyền lợi trẻ em, chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng để trở thành người công dân có ích.. III. Bài tập A,b,c,d,đ TH1: - Bà bán nước vi phạm quyền gì? - Ý kiến của em về hành vi 3 bạn An, Hà, Thắng. - Em cho biết ý kiến của mình về trách nhiệm của XH đối với trẻ em tàn tật. TH2: - Đồng ý với các nhân vật 2, 3 - Phê phán các nhân vật 1, 4. 4.Củng cố “Trẻ em hôm nay, thế giới này mai”. Đó là khẩu hiệu ghi nhận quyền trẻ em. "Trẻ em như búp trên cành" là sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ. Trẻ em là niềm tự hào là tương lai của đất nước, là lớp người xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mai sau nên cần được quan tâm, chăm sóc, bảo vệ. Đúng như với lời dạy của Bác “Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. 5. Dặn dò - Về nhà làm bài tập còn lại. - Học bài chuẩn bị kiểm tra 15’ Chuẩn bị bài sau: Sưu tầm tranh ảnh về tài nguyên, môi trường. D- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học……………………………………………. XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG. Ngày soạn……………….. Ngày dạy…………………. XÉT DUYỆT BGH.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Tuần 22. Tiết 22. Bài 14 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN A. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Về kiến thức: Giúp Hs hiể - Khái niệm môi trường, vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội. 2. Về kĩ năng - Hình thành ở Hs lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. 3. Về thái độ - Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại làm ô nhiễm môi trường. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh ảnh, tài liệu, thông tin về tình trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 15’ Câu 1: Hãy nêu các quyền và bổn phận của trẻ em? Câu 2: Bản thân em đã thực hiện quyền và bổn phận của mình như thế nào? - Yêu cầu như mục a, b sgk bài 13 + Nêu đủ 4 quyền (4 điểm) + Nêu được trách nhiệm của bản thân trong gia đình (3 điểm). + Nêu được trách nhiệm của bản thân ngoài xã hội (3 điểm). 3. Bài mới Giới thiệu bài: - Cho hs quan sát tranh về: rừng, núi, sông, hồ động vật, khoáng sản…. - Yêu cầu hs mô tả tranh. - Những hình ảnh các em vừa quan sát là các điều kiện tự nhiên bao quanh con người, tác động tới đời sống, sự tồn tại phát triển của con người. Đó chính là môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Vậy môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tại sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Để trả lời được những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu…. Hoạt động của GV- HS Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện Cho hs quan sát tranh vẽ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. ? Những hình ảnh em vừa quan sát nói về vấn đề gì. - Những hình ảnh về sông, hồ biển, rừng, núi, động thực vật, khoáng sản… ? Em hãy kể một số yếu tố của môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên mà em biết. - Yếu tố môi trường tự nhiên: đất, nước, rừng, động thực vật, khoáng sản, không khí, nhiệt độ, ánh sang. - Tài nguyên thiên nhiên là: Sản phẩm do thiên. Nội dung bài học.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> nhiên tạo nên như rừng cây, động thực vật quý hiếm, khoáng sản, nguồn nước, dầu khí…. ? Từ phần tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.. Bài học a) Khái niệm - Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người . b) Tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên * Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người. - Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế văn hoá xã hội. - Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạo đức. - Tạo cuộc sống tinh thần: làm cho con người vui tươi, khoẻ mạnh, làm giàu đời sống tinh thần. Hoạt động 2: Bài học - GV: Môi trường ở trong bài học này là môi trường sống (môi trường sinh thái) có tác động đến đời sống sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. Khác hẳn môi trường xã hội. Tài nguyên thiên nhiên là của cải vật chất…. - Hs đọc phần thông tin, sự kiện SGK trang 4243: Quan sát tranh ảnh hoặc băng hình về lũ lụt, môi trường bị ô nhiễm, chặt phá rừng… Thảo luận : 1. Nêu suy nghĩ của em về các thông tin và hình ảnh mà em vừa quan sát? 2. Việc môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi dẫn đến hậu quả như thế nào? Hs trình bày, Gv kết luận: Hiện nay môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị khai thác bừa bãi. Điều đó đã dẫn đến hậu quả lớn: thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến điều kiện sống, sức khoẻ, tính mạng con người. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm Bài tập quan trọng như thế nào đối với đời sống của Bài tập a/46/sgk con người? Hs trình bày, Gv chốt, nhấn mạnh: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như vậy nên chúng ta cần thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường và TNTN. - H/s đọc yêu cầu bài làm - H/s thực hiện G/v theo dõi 4. Củng cố: GV: Kết luận Hiện nay môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị khai thác cạn kiệt. Điều đó đã dẫn đến hậu quả lớn: thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến điều kiện sống, sức khoẻ, tính mạng con người.  Pháp luật nghiêm cấm các hành vi sau đây: - Đốt, phá rừng, khai thác khoáng sản bừa bãi. - Thả khói bụi, khí độc, mùi hôi thối và các chất bức xạ, phóng xạ quá giới hạn ra môi trường. - Thải dầu mỡ, hoá chất độc hại, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, mầm bệnh vào nguồn nước. - Săn bắn, mua bán các loài động vật, thực vật quý hiếm. - Sử dụng các phương tiện công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt thực vật động vật..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> D- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học…………………………………………….. Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 23. Tiết 23. Bài 14 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (tiếp) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp Hs hiểu khái niệm môi trường, vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi tròng đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội. 2. Về kĩ năng - Hình thành ở Hs lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. 3. Về thái độ - Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại làm ô nhiễm môi trường. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh ảnh, tài liệu, băng hình, thông tin về tình trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Em hãy kể một số yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Câu 2: Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với con người?.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> 3. Bài mới: Tiết trước các em đã tìm hiểu xong khái niệm về môi trường, về tài nguyên và tầm quan trọng của nó .Hôm nay ta tìm hiểu tiếp nội dung phần còn lại. Hoạt động của GV- HS Tiết 2: Gv cung cấp cho hs các quy định về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Thảo luận : 1. Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường? Thế nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? 2. Pháp luật có quy định gì về bảo vệ môi trường? 3. Em có nhận xét gì về việc bảo vệ moi trường và tài nguyên ở nhà trường và ở địa phương em? 4. Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? HS trình bày, Gv chốt.. Nội dung bài học Bài học c) Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp - Đảm bảo cân bằng sinh thái cải thiện môi trường - Ngăn chặn, khắc phục các hiệu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. -Khai thác sử dụng hợp lí tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên d) Trách nhiệm của nhà nước và công dân - Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu cấp bách của quốc gia và là sự nghiệp của toàn dân. - Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên, huỷ hoại môi trường. III. Bài tập 1. Xác định các hành vi em cho là vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tài nguyên. Hoạt động 3: Luyện tập a. Giữ vệ sinh nhà mình, vứt rác ra hè phố. b. Tự ý đục ống dẫn nước để sử dụng. c. Xây bể xi măng chôn chất độc hại. d .Chặt cây đã đến tuổi thu hoạch. e. Dùng điện ắc quy để đánh bắt cá. g. Trả động vật hoang dã về rừng. h. Xả khói, bụi bẩn ra không khí. i. Đổ dầu thải ra cống thoát nước. k. Nhóm bếp than ở ngoài đường để tránh ô nhiễm trong nhà. Đáp án: b,c,đ,e,h,i,k Trên đường đi học về, Tuấn phát hiện thấy một 2.Gv cho hs làm bài tập tình huống thanh niên đang đổ một xô nước nhờn có màu khác lạ và mùi nồng nặc, khó chịu xuống một hồ nước. Theo em, Tuấn sẽ ứng xử như thế nào? A, Im lặng. B, Tuấn ngăn cản không cho người đó đổ tiếp xuống hồ. C, Tuấn bào cho người có trách nhiệm biết. 4. Đánh giá.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> - Thế nào là môi trường? - Để bảo vệ môi trường chúng ta cần phải làm gì? - Đọc lại nội dung bài học - Tình huống, đóng vai: 1, Trên đường đi học, em thấy bạn vứt vỏ chuối xuống đường. 2, đến lớp học, em thấy các bạn quét lớp bụi bay mù mịt. HS tự giải quyết tình huống theo cách riêng của mình. Gv nhận xét và kết luận. 5. Dặn dò - Học thuộc nội dung bài học. - Bài tập về nhà a, b, e, g - Chuẩn bị bài sau. D- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức……………………………………… XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG. XÉT DUYỆT BGH.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 24. Tiết 24 Bài 15 BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức - Khái niệm di sản văn hoá bao gồm di sản phi vật thể và di sản văn hoá vật thể. - Hiểu sự khác nhau giữa di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. - Ý nghĩa của việc giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá. - Những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ bảo vệ di sản văn hoá. 2. Về kĩ năng - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tôn tạo những di sản văn hoá, ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá. 3. Về thái độ - Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hoá. - Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sưu tầm tranh ảnh về các di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. - Tài liệu sách báo, tạp chí nói về bảo vệ di sản văn hoá. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Em có hành vi gây ô nhiễm môi trường sau đây không ? - Vứt rác ra lớp, sân trường. - Vứt giấy túi gói ra đường. - Vứt vỏ kẹo vỏ chuối, kẹo cao su xuống đường - Bẻ cây hái hoa trong công viên. - Lãng phí điện nước. - Đốt bếp than làm khói mù mịt. 3. Bài mới Giới thiệu bài Vào dịp hè, em được cùng gia đình đi nghỉ mát, tham quan ở những địa điểm nào. Những địa danh trên là di sản văn hoá của nước ta. Em hiểu thế nào là di sản văn hoá ? Chúng ta cùng học bài học ngày hôm nay. Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Phân tích thông tin Quan sát ảnh và phát biểu ý kiến cá nhân. Em hãy nhận xét đặc điểm và phân loại ba bức tranh trên? Ảnh 1: Di tích Mĩ Sơn là công thình kiến trúc phản ánh tư tưởng xã hội (văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo…) của nhân dân thời kì phong kiến. Ảnh 2: Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh, là cảnh đẹp tự nhiên đã được xếp hạng là thắng cảnh thế giới. Ảnh 3: Bến Nhà rồng là di tích lịch sử vì nó đánh dấu sự kiện Chủ tịch HCM ra đi tìm đường cứu nước đây là một sự kiện trọng đại..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> - Từ đặc điểm và phân loại trên, em hãy nêu một số vd về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá ở địa phương, nước ta và trên thế giới. Di sản văn Di tích lịch sử Danhlam thắng hoá và cách mạng cảnh Cố đô Huế Bến nhà Rồng Vịnh Hạ Long Phố cổ Hội Bảo tàng Ngũ a. Khái niệm An HCM Hành Sơn - Di sản văn hoá bao gồm văn hoá vật Thánh địa Mĩ Hoả Lò Đồ Sơn thể và văn hoá phi vật thể, là sản phẩm Sơn Côn Đảo RừngCúc tinh thần, vật chất có ý nghĩa lịch sử, văn Văn miếu Pắc Bó Phương QTG Gò đống Đa HangBích Động hoá, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác… Chữ Nôm - Di sản văn hóa phi vật thể: là những áo dài truyền sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, thống văn hóa, khoa học được lưu trữ bằng trí Bài hát quan nhớ, chữ viết, truyền miệng, trình diễn và họ Gv: Việt Nam có những di sản văn hoá nào các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác. được UNESCO xếp hạng là di sản văn hoá thế - Di sản văn hóa vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa bao gồm giới? các di tích lịch sử-văn hóa, danh lam Thảo luận nhóm : Gv hướng dẫn Hs đi đến kết luận đặc điểm thắng cảnh, các di vật, cổ vật, bảo vật của các loại di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh quốc gia. + Di tích lịch sử-văn hoá là: Công trình lam thắng cảnh. Di sản văn hoá xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, Vật thể Phi vật thể bảo vật quốc gia, thuộc công trình địa - Cố đô Huế. - Kho tàng ca dao, tục điểm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. + Danh lam thắng cảnh là: cảnh quan - Phố cổ Hội An. ngữ, truyện dân gian. thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp Thánh địa Mĩ Sơn. - Chữ Hán, chữ Nôm. giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình - Vịnh Hạ Long. - Các điệu dân ca. kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa -Bến cảng nhà - Tác phẩm văn học. học. Rồng Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Để hs hiểu rõ hơn khái niệm, gv cho hs đọc nội dung SGK. Đọc phần a – sgk. 1. Di sản văn hoá bao gồm văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể. 2. Di tích lịch sử – văn hoá 3. Danh lam thắng cảnh Gv: Giải thích 1 số từ - Di vật là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học  Bài tập - Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học từ 100 năm tuổi trở Hs làm bài tập a/sgk/50 lên. - Bảo vật quốc gia là hiện vật có giá trị đặc biệt quí hiếm của nhà nước..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Hoạt động 3: Bài tập - Gv hướng dẫn học sinh làm BT a/sgk/50 4. Đánh giá: - Thế nào là Di sản văn hoá, Di tích lịch sử văn hoá, Danh lam thắng cảnh. - Đọc lại nội dung bài học. - Kể tên các di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh ở địa phương em? 5. Hoạt động nối tiếp - Học thuộc nội dung 3 khái niệm. - Bài tập về nhà a, b. - Chuẩn bị nội dung phần còn lại. D- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học……………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 25. Tiết 25. Bài 15 BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA (tiếp) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Hiểu ý nghĩa của việc giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá. - Những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ bảo vệ di sản văn hoá. 2. Về kĩ năng - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tôn tạo những di sản văn hoá.ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá. 3. Về thái độ - Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh ảnh, SGK, Sách BT GDCD. - Tài liệu sách báo, tạp chí nói về bảo vệ di sản văn hoá. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Phân biệt sự khác nhau giữa Di sản văn hoá, di tích lịch sử -văn hoá và danh lam thắng cảnh? 3. Bài mới Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã tìm hiểu xong khái niệm Di sản văn hoá, di tích lịch sử-văn hoá và danh lam thắng cảnh.Vậy Di sản văn hoá có ý nghĩa như thế nào? Mỗi công dân cần có trách nhiệm như thế nào trước những di sản văn hoá này. Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta tìm hiểu nội dung phần còn lại. Hoạt động của GV-HS Nội dung bài học ? Ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn Bài học hoá, di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng b. Ý nghĩa cảnh. - Là tài sản của dân tộc, nói lên truyền ? Trách nhiệm của công dân được qui định thống của dân tộc, thể hiện công đức trong pháp luật. của các thế hệ cha ông, thể hiện kinh Từ những đơn vị kiến thức trên, gv khắc sâu nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực. 1. Hs cần nhận thức sâu sắc về ý nghĩa lịch sử, - Góp phần phát triển nền văn hóa Việt ý nghĩa giáo dục truyền thống, ý nghĩa văn hoá, Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc giá trị kinh tế – xã hội của các di sản văn hoá. và góp vào kho tàng văn hóa thế giới. Ngày nay di sản văn hoá có ý nghĩa kinh tế c. Trách nhiệm công dân trong việc không nhỏ, ở nhiều nước, du lịch sinh thái văn bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hoá: hoá đã trở thành ngành kinh tế chủ chốt, đồng - Nhà nước có chính sách bảo vệ và thời qua du lịch thiết lập quan hệ quốc tế, hội phát huy giá trị của di sản văn hoá. nhập cùng phát triển. - Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích 2. Bảo vệ di sản văn hoá còn góp phần bảo vệ hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn môi trường tự nhiên, môi trường sống của con hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách người, một vấn đề bức xúc của nhân loại hiện nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị của di nay. sản văn hoá. 3. Để làm tốt vấn đề này, Đảng và nhà nước - Nghiêm cấm các hành vi: ta đã ban hành Luật Di sản văn hoá. Bảo vệ giữ + Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> gìn và sử dụng hợp lí di sản văn hoá là quyền và nghĩa vị của mỗi công dân. Chúng ta cần vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện hiện, nếu phát hiện hành vi vi phạm thì kịp thòi ngăn chặn và xử lí theo pháp luật... hoá. + Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá. + Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, thuộc di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. + Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật….. Hoạt động 3: Luyện tập Nội dung bài tập a. Thảo luận : A. Luật di sản văn hoá VN ra đời ngày tháng Bài tập năm nào? a. Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di B. Em có biết ý kiến đúng về ý nghĩa du lịch sản văn hoá: 3,7,9,8,11,12. của nước ta hiện nay: - Hành vi phá hoại di sản văn hoá: 1, Giới thiệu đất nước, con người VN. 1,2,4,5,6,10,13. 2, Thể hiện tình yêu quê hương đất nước. b, 29 – 6 – 2001. 3, Phát triển kinh tế, xã hội. c, a,b,c. 4, thương mại háo du lịch. d. Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hoá C. Điền vào bảng sau: ở địa phương. - Đi tham quan, tìm hiểu các di tích Di sản Di tích Danh lam lịch sử, di sản văn hoá. văn hoá lịch sử thắng cảnh - Không vứt rác bừa bãi. VN - Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật, di Thế giới D. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vật… vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam - Chống mê tín dị đoan. - Tham gia các lễ hội truyền thống thắng cảnh? 4.Đánh giá Thế hệ mai sau có quyền biết được những giá trị văn hoá nói chung và di sản văn hoá vật thể nói riêng. Với trách nhiệm là một công dân tương lai, chúng ta phải biết bảo vệ, giữ gìn, và phát huy những giá trị văn hoá đó, để làm giàu đất nước để góp phần cho văn hoá nhân loại ngày càng phong phú hơn. 5. Dặn dò Làm bài tập 3/sgk. Ôn tập chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết. D- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học……………………………………………. XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG XÉT DUYỆT BGH.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 26. Tiết 26 KIỂM TRA 1 TIẾT. A. MỤC TIÊU KIỂM TRA 1. Về kiến thức - Hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch. - Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Nêu được thế nào là di sản văn hóa. - Kể tên một số di sản văn hóa ở nước ta. 2. Về kĩ năng: - Biết sống và làm việc có kế hoạch - Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em. - Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, TNTN, biết báo cho người có trách nhiệm để xử lí. - Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, biết đấu tranh ngăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí. B. HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 3. Phát đề. Ma trận đề. Nội dung chủ đề (mục tiêu) A- Nhận biết hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên B- Hành vi nào gây ra tác hại cho môi trường. Những việc làm nào thể hiện lòng biết ơn. Các cấp độ tư duy Nhận biết. Vận dụng. ý a TL. Câu 4 TL. Câu 1 TN (1,5 điểm) Câu 2 TN (0,5 điểm). a. Di sản văn hoá là gì. Có mấy loại di sản văn hoá?. (2 điểm). ( 8 điểm). ý b TL. b. Di tích lịch sử là gì?. (2 điểm) ý c TL. c. Danh lam thắng cảnh là gì? D. Những di sản văn hoá nào của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới? Tổng số câu. Thông hiểu. (2 điểm) ý d TL (2 điểm) 2. 3. 1.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Tổng số điểm. 2. 6. 2. Tỉ lệ %. 30%. 60%. 20%. I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1: Hãy đánh dấu + vào ô trống tương ứng với hành vi em cho là vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.  a. Đốt rác thải  b. Giữ vệ sinh nhà mình vứt rác ra hè phố  c. Tự ý đục ống dẫn nước để sử dụng  d. Xây bể xi măng chôn chất độc hại  đ. Chặt cây đã đến tuổi thu hoạch  e. Dùng điện ắc quy để đánh bắt cá  g. Thả động vật hoang dã trở về rừng  h. Xả khói, bụi bẩn ra không khí  i. Đổ đầu thải ra cống thoát nước  k. Nhóm bếp than ở ngoài đường để tránh ô nhiễm trong nhà Câu 2: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng những hành vi và việc làm emm cho là đúng?. a. Hành vi nào sau đây gây ra tác hại cho môi trường? A- Chặt cây rừng trái phép để lấy gỗ. B- Trồng cây và chăm sóc cây. C- Khai thác rừng theo chu kỳ. b. Những việc làm nào dưới đây thể hiện lòng biết ơn? A-“Vong ơn, bội nghĩa”. B-“Uống nước nhớ nguồn” C-“Qua cầu rút ván” II. TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu 1 A .Di sản văn hoá là gì. Có mấy loại di sản văn hoá? B. Di tích lịch sử là gì? C. Danh lam thắng cảnh là gì? D. Những di sản văn hoá nào của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới?. ĐÁP ÁN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: (1,5 điểm) Đúng 1ý cho 0,25 điểm. Đáp án: a – b – e – h – i – k. Câu 2: (0,5 điểm) Đúng 1 ý cho 0,25 điểm. Đáp án: a- A. b- B. II. TỰ LUẬN: (8 điểm).

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Câu 1: a- Di sản văn hoá bao gồm văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có ý nghĩa lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác… b- Di tích lịch sử văn hoá là: Công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia, thuộc công trình địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. c- Di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực. Những di tích, di sản và cảnh đẹp đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và góp và kho tàng di sản văn hoá thế giới. d- Những di sản văn hoá ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới đó là: + Vật thể - Cố đô Huế - Phố cổ Hội An - Thánh địa Mỹ Sơn - Vịnh Hạ Long - Phong nha kẻ bàng - Hoàng thành Thăng Long + Phi vật thể - Nhã nhạc cung đình Huế. - Cồng chiêng Tây Nguyên. - Ca trù - Quan họ Bắc Ninh D- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 27. Tiết 27. Bài 16 QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: Giúp h/s hiểu - Tôn giáo, tín ngưỡng, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo là gì, mê tín và tác hại của mê tín? 2. Về kĩ năng - Biết phân biệt tín ngưỡng với mê tín dị đoan. - Giáo dục thái độ tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo. 3. Về thái độ - Rèn ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng tôn giáo, cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sgk, sgv, thiết kế giảng dạy GDCD7 - Sắm vai. Tổ chức trò chơi. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Tiểu phẩm: - Lan thắc mắc với mẹ: - Mẹ ơi! Tại sao nhà bạn Mai không có bàn thờ để thắp hương như nhà ta? - Nhà bạn Mai thờ đức chúa trời. Bà bạn ấy theo đạo Thiên chúa giáo. - Thế nhà mình theo đạo gì hả mẹ? - Nhà mình theo đạo Phật. - Thế hai đạo khác nhau như thế nào hả mẹ? Để giúp Lan và các em hiểu thêm về…. Hoạt động của Gv- Hs Hoạt động 1: Phân tích thông tin, sự kiện Hs đọc sgk: Tình hình tôn giáo ở VN? - Việt N amlà nước có nhiều loại tín ngưỡng, tôn giáo - Gồm: Phật giáo, Thiên chúa, Cao đài, Hoà Hảo, Tin Lành. Nhận xét những mặt tích cực và tiêu cực của tôn giáo nước ta? Tích cực Tiêu cực - Đại đa số đồng bào tôn giáo là - Do trình độ văn hoá thấp người lao động. nên còn mê tín và lạc hậu. - Có tinh thần yêu nước, cộng - Bị kích động và lợi dụng đồng. vào mục đích xấu. - Góp nhiều công sức xây dựng - Hành nghề mê tín. và bảo vệ tổ quốc. - Hoạt động trái pháp luật. - Thực hiện chính sách pháp luật - Ảnh hưởng tới sức khoẻ và tốt. tài sản công dân. - Có hàng chục vạn thanh niên có - Tổn hại lợi ích quốc gia. đạo hi sinh trong chiến tranh vảo. Nội dung bài học.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> vệ tổ quốc. Gv đọc câu ca dao: Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca dao nói: Nhớ ngày giỗ Tổ. Vậy Tổ là ai? Vì sao phải giỗ? Biểu hiện của việc làm đó như thế nào? ? Em cho biết nhà Lan theo đạo Phật, nhà Mai theo đạo Thiên chúa thì thờ cúng ai. ? Gia đình em có theo tôn giáo nào không? Có thờ cúng tổ tiên hay không? Bà và mẹ em có đi chùa hay đi lễ nhà thờ? - Ngày giỗ Tổ các vua Hùng có công dựng nước. Việc thờ cúng vua Hùng thể hiện truyền thống nhớ ơn tổ tiên. - Đạo Phật thờ Phật tổ, thờ tổ tiên bằng cách lập bàn thờ, tụng kinh - Đạo Thiên chúa thờ đức Chúa không thắp hương mà đi nghe giảng kinh đạo. Hoạt động 2: Nội dung bài học ? Thế nào là tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan? VD ? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì.. a. Khái niệm - Tín ngưỡng: là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như thần linh, thượng đế, chúa trời. - Tôn giáo Là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, có tổ chức, với những quan niệm giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. VD Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa giáo…. 3. Củng cố Gia đình các em cũng như bao gia đình khác trên đất nước ta, có thể theo đạo Phật, đạo Thiên chúa… và có thể không theo đạo nào. Dù đạo gì thì đều hướng vào điều thiện, tránh điều ác, việc làm đó thể hiện sự tôn kính, nhớ về cội nguồn, tổ tiên, tôn vinh người có công với nước. 4. Đánh giá - Cho HS nhắc lại nội dung bài học. Lòng tin vào một điều thần bí là tín ngưỡng, tín ngưỡng có hệ thống, có tổ chức là tôn giáo. Tin vào những điều mơ hồ, thậm chí dẫn đến kết quả xấu là “Mê tín dị đoan”. 5. Dặn dò - Xem tiếp nội dung phần bài học D- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học……………………………………………. XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG. XÉT DUYỆT BGH.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 28. Tiết 28. Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (tiếp) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: Giúp h/s hiểu - Tôn giáo, tín ngưỡng, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo là gì, mê tín và tác hại của mê tín? 2. Về kĩ năng - Biết phân biệt tín ngưỡng với mê tín dị đoan. - Giáo dục thái độ tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo. 3. Về thái độ - Rèn ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng tôn giáo, cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sgk, sgv, thiết kế giảng dạy GDCD7 - Sắm vai. Tổ chức trò chơi. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì? Hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã tìm hiểu xong nội dung thông tin. Tiết học. hôm nay ta tìm hiểu sang nội dung phần bài học Hoạt động của GV-HS Hoạt động 1: Bài học Thảo luận: ? Chính sách pháp luật mà Đảng và nhà nước ta đối với tín ngưỡng và tôn giáo. ? Em hãy nêu hai hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? - Gây chia rẽ giữa các tôn giáo khác nhau - Lấn chiếm xây nhà trái phép trên nhà thờ - Đánh cắp các cổ vật của nhà chùa, nhà thờ - Lợi dụng tín ngưỡng xem bói toán… * Văn kiện hội nghị lần thứ 5 BCHTWĐCS VN khoá 8: Hiến pháp năm 1992, điều 70 quy định: - Công dân có quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. - Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được phép bảo vệ. - Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà. Nội dung bài học Bài học b. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có nghĩa là: + Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào. + Người đã theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa, hoặc đi theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức, cản trở. c. Trách nhiệm của chúng ta - Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ… - Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. - Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước. d. Mê tín dị đoan là Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> nước. ? Chúng ta làm gì để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Gv: khái quát nội dung bài học. ? Theo em, trong học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan không? Cho Vd? Làm cách nào để khắc phục hiện tượng đó? GV: Trong HS hiện nay vẫn có hiện tượng mê tín dị đoan. VD: Trước khi đi thi kiêng ăn chuối, ăn trứng, xôi đậu đen, cúng bái trước khi đi… - Để khắc phục được điều này cần hiểu đó là mê tín dị đoan, không phù hợp với tự nhiên.. tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản, tính mạng. VD: Bói toán, chữa bệnh bằng phù phép…. Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập Bài tập e – 54. Thảo luận : e) Các hành vi thể hiện mê tín dị đoan: - Theo em người có đạo có phải là người có 1, 2, 3, 4, 5. tín ngưỡng không? Tại sao? - Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan? 3. Củng cố Hs chơi trò chơi: Nhanh tay nhanh mắt. Câu hỏi: Những hành vi nào sau đây cần phê phán? A, Nói năng thiếu văn hoá khi đi lễ chùa. B, Quần áo thiếu lịch sự khi đi lễ chùa. C, Tuân theo quy định của nhà chùa về thời gian tác phong và hành vi khi đi lễ. D, Đi lễ nhà thờ muộn, đọc báo, hút thuốc khi cha giảng đạo. E, Nghe giảng đạo đức một cách chăm chú. Đội nào có tín hiệu trả lời trước thì có quyền trả lời. 4. Đánh giá Câu hỏi: Những hiện tượng sau có tín ngưỡng hay không? Vì sao ? A, Hs trước khi đi thi hoặc làm bài kiểm tra : - Đi lễ để đạt điểm cao. - Không ăn trứng. - Không ăn chuối. - Không ăn xôi lạc xôi đỗ đen. - Sợ gặp phụ nữ.- Bố, anh trai ra đón trước ngõ. Các hiện tượng thuộc điều a không là tín ngưỡng vì không phù hợp với các hiện tượng tự nhiên. Mọi người tin vào điều mù quáng không có thật. Kết quả ảnh hưởng công việc, thời gian, tiền của. B, Một số ngày kiêng kị : - Mùng năm mười bốn hai ba - Đi buôn cũng lỗ nữa là đi chơi. - Chớ đi ngày bảy chớ về ngày ba. * Không nên kiêng kị những ngày này. Kiêng kị như vậy là hoàn toàn không có căn cứ mà ảnh hưởng đến công việc * Ý kiến đó là đúng. 5. Dặn dò Bài tập về nhà b, c, d. Chuẩn bị bài sau. D- RÚT KINH NGHIỆM:.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học……………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 29. Tiết 29. Bài 17 NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: Giúp h/s hiểu - Nhà nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do ai lãnh đạo? Cơ cấu tổ chức của Nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào? Phân chia các cấp như thế nào? Chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan. 2. Về kĩ năng - Giáo dục học sinh ý thức tự giác thực hiện chính sách, pháp luật 3. Về thái độ - Rèn kĩ năng thực hiện quy định của địa phương, quy chế nội quy của trường học. Biết đấu tranh với hiện tượng tự do, vô lỉ luật. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Sgk, sgv, thiết kế giảng dạy GDCD7 Sắm vai. Tổ chức trò chơi C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì? Pháp luật của Nhà nước ta qui định thế nào về quyền tự do tín ngưỡng? Câu 2: Mê tín dị đoan là gì? Theo em tín ngưỡng, tôn giáo khác mê tín dị doan như thế nào? 3. Bài mới: Giới thiệu bài Cho hs xem băng, đoạn băng có hình Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập giữa quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh nước VN Dân chủ Cộng hoà ngày nay là nước CHXHCN VN. để hiểu được vấn đề nhà nước, cơ cấu chức năng và quyền hạn, chúng ta cùng tìm hiểu bài ngỳa hôm nay:“ Nhà nước Cộng hoà XHCNViệt Nam” Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Phân tích thông tin, sự kiện HS đọc. Trong phần thông tin, sự kiện này, hs nghe đọc, theo dõi sgk và tự do trình bày ý kiến cá nhân. 1. Nước ta – Nước VNDCCH ra đời từ bao giờ và khi đó ai là Chủ tịch nước? 2. Nhà nước VN DCCH ra đời từ thành quả cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mạng đó do Đảng nào lãnh đạo? 3. Nhà nước đổi tên thành CHXHCNVN vào năm nào? Tại sao đổi tên như vậy? 4. Nhà nước ta là nhà nước của ai? Do Đảng nào lãnh đạo? Đọc nội dung lời trích Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch HCM. Suy nghĩ, tình cảm của em với Bác khi đọc tuyên.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> ngôn độc lập? Bài thơ nào nói lên ý chí giành độc lập? Nhận xét và tổng kết tác phẩm này? Nước VNDCCH ra đời ngày 2- 9-1945 do Bác Hồ làm chủ tịch. - Nhà nước VN DCCH ra đời từ thành quả cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945. Cuộc cách mạng đó do ĐCS lãnh đạo. - Ngày 2-7-1976, Quốc hội nước VN đã quyết định đổi tên nước là CHXHCNVN. Vì: Chiến dịch HCM lịch sử 1975 đã giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cả nước bước vào thời kì quá độ lên CNXH. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân vì dân. Do Đảng CSVN lãnh đạo. Hoạt động 2: Bài học Hướng dẫn hs quan sát sơ đồ trong SGK. ? Bộ máy nhà nước được chia làm mấy cấp? ? Bộ máy nhà nước cấp trung ương gồm có những cơ quan nào? ? Bộ máy nhà nước cấp Huyện (quận, thị trấn) gồm có những cơ quan nào? ? Bộ máy nhà nước cấp xã (phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào? GV giới thiệu sơ đồ phân cấp Bộ máy nhà nước giống SGK - 60. Giải thích tình huống trang 60. Bài học Hoạt động 2: Tìm hiểu trách nhiệm và quyền a) Nhà nước CHXHCN Việt hạn của các cấp cơ sở : Nam là “Nhà nước của nhân dân, Tái hiện kiến thức bài 17 điều 119 và 10 Hiến pháp do nhân dân, vì nhân dân”. Bởi vì nước CHXHCN VN, năm 1992. Nhà nước ta là thành quả cách HĐND: là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa mạng của nhân dân, do nhân dân phương, do nhân dân bầu ra và được nhân dân địa lập ra và hoạt động vì lợi ích của phương giao nhiệm vụ: nhân dân. + Bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và b) Nhà nước CHXHCN Việt pháp luật tại địa phương. Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam + Quyết định về kế hoạch phát triển kinh tế, văn lãnh đạo hoá, giáo dục an ninh ở địa phương. HĐND xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì? 3. Củng cố: Hệ thống hoá Phần 1 nội dung bài học: 4. Đánh giá: UBND xã - phường, thị trấn do ai bầu ra? Nhiệm vụ và quyền hạn. 5. Hoạt động nối tiếp : Chuẩn bị nội dung phần còn lại. E- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động…………...

<span class='text_page_counter'>(70)</span> - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học……………………………………………. XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG. XÉT DUYỆT BGH.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 30. Tiết 30. Bài 17 NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (tiếp) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: Giúp h/s hiểu - Nhà nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do ai lãnh đạo? Cơ cấu tổ chức của Nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào? Phân chia các cấp như thế nào? Chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan. 2. Về kĩ năng - Giáo dục học sinh ý thức tự giác thực hiện chính sách, pháp luật 3. Về thái độ - Rèn kĩ năng thực hiện quy định của địa phương, quy chế nội quy của trường học. - Biết đấu tranh với hiện tượng tự do, vô lỉ luật. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Sgk, sgv, thiết kế giảng dạy GDCD7 Sắm vai. Tổ chức trò chơi C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Giải thích tại sao Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân? 3. Bài mới Nhận xét để vào bài tiết 2 Hoạt động của g/v-hs GV: Phát câu hỏi thảo luận ? Chức năng nhiệm vụ của cơ quan Quốc hội ? Chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ? ? Chức năng nhiệm vụ của HĐND ? Chức năng, nhiệm vụ của UBND Sau khi thảo luận xong cử đại diện lên trình bày GV: Nhận xét trả lời các nhóm GV: Bổ sung và chốt lại ý kiến GV: Giải thích từ: "Quyền lực", "Chấp hành" HS: Thảoluận trả lời vào phiếu học tập GV: đặt câu hỏi HS thảo luận ? Bản chất của nhà nước ta? ? Nhà nước ta do ai lãnh đạo? ? Bộ máy nhà nước bao gồm cơ quan nào ? Quyền và nghĩa vụ công dân là gì GV: Phát phiếu học tập HS: Trả lời vào phiếu học tập mà GV quy định cho 4 khu vực trong phiếu được phân công HS: Phát biểu ý kiến cá nhân GV: Nhận xét và tổng kết. Nội dung bài học Bài học c. Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước: Bộ máy nhà nước có 4 cơ quan - Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra: Quốc hội và HĐND các cấp - Cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ và UBND các cấp - Cơ quan xét xử: Tòa án ND tối cao, TAND các địa phương, Tòa án quân sự - Cơ quan kiểm sát: VKS ND tối cao, VKS ND địa phương và VKS quân sự. d. Quyền và nghĩa vụ công dân Quyền Nghĩa vụ Làm chủ - Thực hiện chính sách pháp luật Giám sát - Bảo vệ cơ quan nhà nước Góp ý kiến - Giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> GV: Chiếu trên máy nội dung bài học. Học sinh suy nghĩ và ghi ý kiến vào trong Nhà nước XHCN Nhà nước Tư bản phiếu học tập. - Của dân, do - Một số người GV: Thu một số bài về nhà chấm dân, vì dân. đại diện cho giai GV: Cho điểm động viên (chú ý cách lập bảng cấp tư sản. của 4 câu) - Đảng cộng sản - Nhiều đảng chi Để khắc sâu phần này GV tổ chức lãnh đạo nhau quyền lợi Học sinh làm bài tập so sánh sau - Dân giàu, nước - Làm giầu giai Nội dung: So sánh bản chất của nhà nước mạnh, công bằng, cấp tư sản. XHCN với nhà nước tư bản ? dân chủ, văn - GV: Gợi ý cho học sinh trả lời minh. - Chia rẽ, gây - GV: Nhận xét tổng kết. Dán nội dung đáp án - Đoàn kết, hữu chiến tranh. lên để học sinh so sánh. nghị. GV: Tổ chức cho học sinh thi làm bài tập 3. Bài tập nhanh giữa các đội. 1. Chính phủ bỉểu quyết thông qua hiến pháp, Câu hỏi: Em hãy chọn câu trả lời đúng và đánh dấu X vào pháp luật 2. Chính phủ thi hành hiến pháp pháp luật 3. Chính phủ do nhân dân bầu ra Đáp án 2, 4, 6 4. Chính phủ do Quốc hội bầu ra 5. UBND do nhân dân bầu ra. 6. UBND do HĐND cùng cấp bầu ra. GV: Nhận xét cho điểm đội thắng cuộc. 4. Củng cố: GV Tổng kết toàn bài Ngày 2/9/1945. Giữa quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân, hoạt động vì lợi ích của nhân dân, mỗi chúng ta phải ra sức học tập, thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước, góp phần xây dựng xã hội bình yên, hạnh phúc. Đọc lại nội dung bài học 5. Dặn dò: - Làm các bài tập còn lại - Giờ sau GV thu vở kiểm tra bài tập ở nhà. D- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học…………………………………………….. Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 31 , 32. Tiết 31, 32.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Bài 18 BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ (XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được - Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, Thị trấn) gồm có những cơ quan nào? - Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó. 2. Thái độ - Hình thành ở học sinh ý thức tự giác thực hiện chính sách pháp luật - Có ý thức tôn trọng, giữ gìn an ninh, trật tự cộng cộng và an toàn xã hội ở địa phương. 3. Kỹ năng - Xác định đúng chức năng của cơ quan nhà nước, địa phương - Giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ địa phương hoàn thành nhiệm vụ. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK - SGV Giáo dục công dân 7 Hiến pháp nước CHXHCNVN 1992. Luật tổ chức HĐND và UBND, tranh ảnh về bầu cử các cấp. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Vẽ sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước 3. Bài mới Liên quan trực tiếp và nhiều đến mỗi công dân là bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). Để hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy nhà nước cấp cơ sở chúng ta học bài hôm nay. Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống - Trước khi vào phần hỏi và giải đáp pháp luật SGK trang 60, GV kiểm tra kiến thức của HS bài 17 để giúp học sinh hiểu bài hệ thống hơn. + GV: Sử dụng sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước. GV: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (phường, xã, thị trấn) có những cơ quan nào? +GV: Giải thích tình huống GSK Trang 60 +GV: Chiếu trên máy nội dung tình huống và nội dung trả lời. - Học sinh quan sát và nhận xét - GV: Chiếu trên máy nội dung tình huống. ? Mẹ em sinh em bé. Gia đình em cần xin giấy khai sinh thì đến cơ quan nào. 1. Công an xã, phường, thị trấn 2. Trường Trung học phổ thông 3. UBND xã, phường thị trấn Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp cơ sở GV: Để giúp học sinh tiếp thu phần này, trước hết cho HS tái hiện kiến thức bài 17.GV chiếu trên máy nội dung điều 119 và điều 10 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.. Nội dung cần đạt. Bài học a) HĐND và UBND (xã, phường thị trấn) là cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở. b) HĐND do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước dân về: - Phát triển kinh tế.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> + HĐND là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương do nhân dân bầu ra và được nhân dân địa phương giao nhiệm vụ. - Bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật tại địa phương - Quyết định về kế hoạch phát triển kinh tế văn hoá, giáo dục an ninh ở địa phương. ? HĐND xã phường, thị trấn do ai bầu ra? ? HĐND có nhiệm vụ và quyền hạn gì? GV chiếu trên máy chiếu nội dung điều 12 hiến pháp Việt Nam 1992. GV nhận xét tóm tắt nội dung,nhận xét bổ sungHS: Đọc lại nội dung, nhiệm vụ quyền hạn của HĐND và UBND xã, phường, thị trấn GV: Chốt lại phần này cho học sinh làm bài tập. Bài tập ? Xác định nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây thuộc về HĐND, UBND xã, phường thị trấn - Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng và phát triển địa phươn.g - Giám sát thực hiện nghị định của HĐND. - Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo địa phương - Quản lý hành chính địa phương. - Truyên truyền giáo dục pháp luật. - Thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Bảo vệ tự do, bình đẳng. - Thi hành pháp luật - Phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương. Bài tập c) Em hãy chọn các mục A tương ứng với mục B. - Ổn đình và nâng cao đời sống ND - Củng cố quốc phòng an ninh c) UBND do HĐND bầu ra có nhiệm vụ - Chấp hành nghị quyết của HĐND - Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương d) HĐND và UBND là cơ quan nhà nước của dân, do dân, vì dân. Chúng ta cần: - Tôn trọng và bảo vệ - Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước - Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật - Quy định của chính quyền địa phương. Bài tập Bài tập 1tr62/sgk: Đáp án A1, A4, A5, A6, A9 - B2 A2, A3 B1 A8 - B3 A7 - B4. 4. Củng cố - Tệ nạn xã hội xảy ra tại địa phương (số đề, bạo lực, rượu chè) - Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch - Giải quyết công việc cá nhân, gia đình với các cơ quan địa phương không đúng chức năng. - Học sinh: Thể hiện các vai theo phần tự chọn. - Giáo viên: Nhận xét và kết luận toàn bài 5. Đánh giá: HĐND và UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở trong hệ thống bộ máy nhà nước. Với chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình, các cơ quan cấp cơ sở thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân. Với ý nghĩa đó, chúng ta phải chống lại những thói quan liêu, hách dịch của quyền tham nhũng của một số cơ quan địa phương để phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Như vậy chúng ta đã góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới của quê hương 6. Dặn dò.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> - Bài tập sách giáo khoa. - Tìm hiểu lịch sử truyền thống quê hương ta. - Tìm hiểu tấm gương cán bộ xã, phường, thị trấn làm tốt nhiệm vụ. D- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học……………………………………………. XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG. XÉT DUYỆT BGH.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 33. Tiết 33 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ NỘI DUNG ĐÃ HỌC A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức - Giúp HS củng cố, hệ thống kiến thức đã học ở lớp kì II lớp 7. 2. Về kĩ năng - Vận dụng vào thực tế để rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống, ý thức trong học tập, rèn luyện đạo đức. - Cùng với mọi người xd cuộc sống, xã hội ngày càng tốt đẹp. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Gv nghiên cứu tài liệu soạn giáo án. - H/s: ôn tập, qua các bài học, liên hệ thực tế. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra Kết hợp trong giờ thực hành 3. Bài mới: Tiết học hôm nay chúng ta thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương và nội dung đã học. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Hệ thống hoá nội dung chương trình I. Hệ thống hoá nội dung đã học ở kì II chương trình đã học ở kì II ? Kể tên các bài đã học trong chương trình kì II. 1. Sống và làm việc có kế hoạch ? Thế nào làsống và làm việc có kế hoạch. 2. Quyền được bảo vệ, chăm sóc ? Trình bày kế hoạch làm việc của em. và giáo dục của trẻ em ? Thế nào là quyền được bảo vệ trẻ em.  Bổn phận của trẻ em ? Thế nào là quyền được chăm sóc. * Trong gia đình : ? Thế nào là quyền được giáo dục. * Ngoài xã hội ? Trách nhiệm của gia đình,Nhà nước và xã hội 3. Bảo vệ môi trường và tài ? Tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nguyên thiên nhiên. nhiên. ? Vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. ? Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. ? Thế nào là Di sản văn hoá. 4. Bảo vệ di sản văn hoá ? Để bảo vệ di sản văn hoá mỗi chúng ta cần phải làm gì. 5. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn ? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì. giáo ? Chúng ta làm gì để thể hiện sự tôn trọng quyền tự.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> do tín ngưỡng, tôn giáo. ? Vẽ sơ đồ phân cấp bộ máy Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. ? HĐND xã phường, thị trấn do nhân dân xã, phường, thị trấn do cơ quan nào bầu ra. ? HĐND và UBND xã, phường thị trấn là cơ quan nhà nước cấp nào. ? HĐND xã, phường, thị trấn do ai bầu ra và chịu trách nhiệm gì? ? UBND do tổ chức nào bầu ra có nhiệm vụ gì? ? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (phường, thị xã). 6. Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam HĐND xã phường, thị trấn do nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp bầu ra. - Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã, phường, thị trấn - Phân cấp bộ máy nhà nước: Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước.. 3. Củng cố - Hệ thống lại nội dung chương trình đã học theo câu hỏi ôn tập - Cho học sinh vận dụng những điều đã học vào thực tế địa phương và bản thân 4. Đánh giá - Nhiệm vụ của bản thân học sinh - G/v cho H/s tự đánh giá Gợi ý: - Bản thân em đã sống và làm việcnhư thế nào? Đã theo kế hoạch chưa? - Kế hoạch của em đã thực sự hợp lí chưa? Hay: - Em đã được hưởng những quyền nào? - Khi có việc cần giải quyết gia đình em đã đến đâu? 5. Dặn dò Ôn toàn bộ nội dung 6 bài đã học trong chương trình học kì II E- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học……………………………………………. XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG XÉT DUYỆT BGH.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 34. Tiết 34 ÔN TẬP. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp HS củng cố, hệ thống kiến thức đã học ở lớp kì II lớp 7. 2. Về kĩ năng - Vận dụng vào thực tế để rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống, ý thức trong học tập, rèn luyện đạo đức. - Cùng với mọi người xd cuộc sống, xã hội ngày càng tốt đẹp B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Gv Hệ thống câu hỏi ôn - H/s : Ôn tập các bài đã học theo sự hướng dẫn của GV. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Bài mới: Tiết học hôm nay chúng ta ôn nội dung đã học Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: Hệ thống hoá nội dung chương trình đã học ở kì II ? Kể tên các bài đã học trong chương trình kì II. ? Thế nào làsống và làm việc có kế hoạch. ? Trình bày kế hoạch làm việc của em. ? Thế nào là quyền được bảo vệ trẻ em. ? Thế nào là quyền được chăm sóc. ? Thế nào là quyền được giáo dục. ? .Trách nhiệm của gia đình,Nhà nước và xã hội ? Tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. ? Vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. ? Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. ? Thế nào là Di sản văn hoá. ? Để bảo vệ di sản văn hoá mỗi chúng ta cần phải làm gì. ? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì. ? Chúng ta làm gì để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. ? Phân biệt tín ngưỡng với mê tín dị đoan. ? Vẽ sơ đồ phân cấp bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam. HĐND xã phường, thị trấn do nhân dân xã, phường, thị trấn do cơ quan nào bầu ra. ? HĐND và UBND xã, phường thị trấn là cơ quan nhà nước cấp nào.. Nội dung bài học I. Nội dung ôn luyện 1. Sống và làm việc có kế hoạch 2.Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em * Bổn phận của trẻ em +Trong gia đình : + Ngoài xã hội * Trách nhiệm của nhà nước * Trách nhiệm của gia đình 3. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Khái niệm - Vai trò - Trách nhiệm 4. Bảo vệ di sản văn hoá - Khái niệm - ý nghĩa - Trách nhiệm 5. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo Khái niệm: - tín ngưỡng - tôn giáo 6. Nhà nước cộng hoà XHCN việt nam HĐND xã phường, thị trấn do nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp bầu ra..

<span class='text_page_counter'>(79)</span> ? HĐND xã, phường, thị trấn do ai bầu ra và chịu trách nhiệm gì? ? UBND do tổ chức nào bầu ra có nhiệm vụ gì. ? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (phường, thị xã).. - Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã, phường, thị trấn - Phân cấp bộ máy nhà nước : Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước.. 3. Củng cố: - Hệ thống lại nội dung chương trình đã học theo câu hỏi ôn tập - Cho học sinh vận dụng những điều đã học vào thực tế địa phương và bản thân 4. Đánh giá - Nhiệm vụ của bản thân học sinh - G/v cho H/s tự đánh giá Gợi ý - Bản thân em đã sống và làm việcnhư thế nào? Đã theo kế hoạch chưa ? - Kế hoạch của em đã thực sự hợp lí chưa? Hay: - Em đã được hưởng những quyền nào? - Môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? - Khi có việc cần giải quyết gia đình em đã đến đâu? …. 5. Hoạt động nối tiếp Ôn toàn bộ nội dung 6 bài đã học trong chương trình học kì II E- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học……………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Tuần 35. Tiết 35 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: GDCD 7. MA TRẬN ĐỀ THI. Nội dung chủ đề (mục tiêu). Các cấp độ của tư duy Nhận biết Thông hiểu vận dụng. 1. Biết được thế nào là di sản văn hoá, nêu ví dụ về di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của Việt C1 TL (3đ) Nam 2. Kể được một số việc mà bản thân và gia đình đó liên hệ với cơ quan hành chính nhà nước ở xã C2 TL (1đ) (phường, thị trấn) 3. Nhận xét tình hình ô nhiễm môi trường tại địa C3 TL phương và đề xuất cách khắc phục (2,5đ) 4. Hiểu nội dung của quyền tự do tín ngưỡng, C1 TN (0,5đ) tôn giáo 5. Hiểu được cách tổ chức ra các cơ quan trong C2 TN (1đ) bộ máy nhà nước cấp cơ sở 6. Nhận biết được cơ quan hành chính nhà nước C3 TN (0,5đ) 7. Nhận biết được cơ quan quyền lực nhà nước C4 TN (0,5đ) 8. Xác định được hành vi nào là mê tín dị đoan C5 TN (0,5đ) Tổng số câu 3 4 2 Tổng số điểm 2 4 4 Tỉ lệ % 20% 40% 40% I. Trắc nghiệm Khoanh tròn chỉ một chữ cáii trước câu trả lời đúng. Câu 1. (0,5 điểm) Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân có nghĩa là: a. Công dân được tự do làm nghề bói toán b. Công dân có thể theo tôn giáo, tín ngưỡng nào đó hoặc không theo tôn giáo, tín ngưỡng nào. c. Người có tôn giáo có quyền buộc con phải theo tôn giáo của mình. d. Công dân có quyền được tự do truyền đạo theo ý mình. Câu 2. (1 điểm) Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau: a. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do nhân dân trực tiếp bầu ra. b. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do nhân dân trực tiếp bầu ra. c. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do Uỷ ban nhân dân cùng cấp bầu ra. d. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) chịu sự giám sát của hội đồng nhân dân cùng cấp. Câu 3. (0,5 điểm) Cơ quan nào dưới đây là cơ quan hành chính nhà nước? a. Hội đồng nhân dân c. Uỷ ban nhân dân b. Viện kiểm sát nhân dân d. Toà án nhân dân Câu 4. (0,5 điểm) Cơ quan nào dưới đây là cơ quan quyền lực nhà nước? a. Chính phủ c. Toà án nhân dân.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> b. Quốc hội d. Viện kiểm sát nhân dân Câu 5. (0,5 điểm) Hành vi nào dưới đây là mê tín dị đoan? a. Đi lễ nhà thờ c. Xin thẻ b. Thờ cúng tổ tiên d. Thăm cảnh đền, chùa II. Tự luận 1. (3 điểm) Em hãy cho biết thế nào là di sản văn hoá? Hãy kể trrn 4 di sản văn hoá vật thể và 4 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam được công nhận là di sản văn hoá thế giới? 2. (1 điểm) Hãy nêu một số việc làm mà em và gia đình đã liên hệ với cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) nơi em ở để được giải quyết? 3. (3 điểm) Em hãy nêu một số nhận xét về tình hình ô nhiễm môi trường nơi em ở và đề xuất những biện pháp nhằm bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN GDCD 7 I. Trắc nghiệm (3 điểm) 1. (0,5 điểm) b 2. (1 điểm) b, d đúng; a, c sai 3. (0,5 điểm) c 4. (0,5 điểm) b 5. (0,5 điểm) c I. Tự luận (7 điểm) 1. (3 điểm) Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác (1 điểm) - Kể được 4 DSVH phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế; Cồng chiêng Tây Nguyên; Quan họ Bắc Ninh; Ca trù (1 điểm), Áo dài truyền thống. - 4 DSVH vật thể: Vịnh Hạ Long, Động Phong nha, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế (1điểm) 2. (1 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được 2 việc. Ví dụ: Khai báo tạm trú, xin cấp giấy khai sinh, đăng ký hộ khẩu, xác nhận lí lịch. 3. (3 điểm) a. Nhận xét: Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng yêu cầu phải nêu được 3 nhận xét về tình hình ô nhiễm nước và không khí. Ví dụ: - Các loại nước thải, khí thải từ các nhà máy; chất thải, rác thải trong sinh hoạt của dân cư xả bừa bãi, gây ô nhiễm nước và không khí. - Sử dụng hoá chất không đúng quy định gây nguy hiểm cho con người. - Sử dụng thuốc trừ sâu nồng độ cao một cách tràn lan. - Tình trạng các con sông bị tắc nghẽn, ao hồ khô cạn, bị lấp đi để làm nhà. - Tình trạng lụt lội thường xuyên xảy ra vào mùa mưa. b. Đề xuất được 3 biện pháp bảo vệ môi trường (1,5 điểm). Ví dụ: - Không xả rác và chất thải bừa bãi. - Không lấp hồ ao. - Làm sạch các ao hồ, khơi dòng các con sông. - Xây dựng hệ thống thoát nước nhằm khắc phục hệ thống lụt lội. - Tích cực giữ gìn và làm xanh, sạch, đẹp môi trường. E- RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động………….. - Nội dung kiến thức………………………………………… - Phương pháp giảng dạy……………………………………. - Hình thức tổ chức lớp học…………………………………. - Thiết bị dạy học……………………………………………. XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG. XÉT DUYỆT BGH.

<span class='text_page_counter'>(82)</span>

<span class='text_page_counter'>(83)</span>

×