Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài 12. Độ to của âm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài 12 - Tiết 13 Tuần 13. ĐỘ TO CỦA ÂM I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - HS nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. - HS nêu được thí dụ về độ to của âm. 2/ Kĩ năng: - HS sử dụng thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh 2 âm. - HS sử dụng đơn vị đêxiben. 3/ Thái độ: - Tích hợp giáo dục BVMT: Phần II/ độ to của âm. - Yêu thích học tập bộ môn. II/NỘI DUNG HỌC TẬP: Âm to, âm nhỏ, biên độ dao động. III/CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Đối với cả lớp: H.12.1; H.12.2 /SGK; 1 quả cầu bấc; 1 giá đở TN; 1 thước đàn hồi dài 20-30 cm; 1 trống và dùi gõ. - Đối với mỗi nhóm HS: 1 thước thép đàn hồi; 1 hộp gỗ rỗng; Bảng 1/ SGK. 2/ Học sinh: Soạn bài ở nhà + Bảng 1/ SGK-34. IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV điểm danh. Kiểm tra vở soạn bài của HS. 2/ Kiểm tra miệng: (5’) Câu1: Tần số là gì? Đơn vị tần số. Mối quan hệ giữa dao động nhanh chậm và tần số.(10đ) *Đáp án: - Tần số là số dao động trong 1 giây.(2đ) - Đơn vị tần số: Héc (Hz) (2 đ) - Dao động càng nhanh (hoặc chậm), tần số dao động càng lớn (hoặc càng nhỏ), âm phát ra càng cao (hoặc càng thấp).(5đ) - Soạn bài + bài tập (1đ) Câu 2: Vật phát ra âm khi nào? Tại sao quả cầu bấc có thể chuyển động? Đơn vị độ to của âm là gì? (10đ) * Đáp án: - Vật dao động sẽ phát ra âm. Quả cầu bấc chuyển động được là nhờ vào mặt trống dao động (rung động) khi quả cầu tiếp xúc với mặt trống. Đơn vị độ to của âm là đêxiben.(10đ)..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3/ Tiến trình bài học: (33’) Hoạt động GV và HS *Hoạt động 1: Vào bài (2’) - HS: Đọc phần mở đầu bài 12. -GV: Khi nào vật phát ra âm to? ? Khi nào vật phát ra âm nhỏ? Chúng ta cùng nghiên cứu bài mới. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về biên độ dao động và mối liên hệ giữa âm to, âm nhỏ (20’) - GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. Quan sát H. 12.1/ SGK.. - HS: Nêu dụng cụ TN có trong hình vẽ, cách thực hiện thí nghiệm. - HS: Thí nghiệm theo nhóm theo sự hướng dẫn của GV. - Ghi kết quả TN vào bảng 1/ SGK + trả lời câu C1/ sgk. - GV:Thông báo biên độ dao động. - HS: trả lời câu C2/sgk. - HS: đọc thông tin SGK, nêu dụng cụ thí nghiệm trong hình 12.2 /SGK. - GV: Hướng dẫn HS làm TN, HS quan sát và làm TN theo nhóm + trả lời câu C3/ SGK.. Nội dung bài học. Tiết 13: ĐỘ TO CỦA ÂM I/ Âm to, âm nhỏ. Biên độ dao động: 1/ Thí nghiệm: (H 12.1/ SGK). *C1: Bảng 1/ SGK. * Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. *C2:(1): nhiều (ít) (2) : lớn (nhỏ) (3) : to (nhỏ) 2/ Thí nghiệm 2: (H. 12.2/SGK). *C3: (1): nhiều(ít) (2): lớn (nhỏ).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -HS: Qua 2 TN trên, HS rút ra kết luận chung về mối quan hệ âm to âm nhỏ và biên độ dao động. - GV: Gọi HS nêu kết luận chung của mối quan hệ âm to, âm nhỏ.. (3): nhỏ (nhỏ) 3/ Kết luận:. - Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. - Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động của nguồn âm càng nhỏ. * Hoạt động 3: Tìm hiểu độ to của 1 II/ Độ to của một số âm: số âm.(11’) - HS: Đọc thông tin SGK. - GV: Giới thiệu độ to của 1 số âm ở - Đơn vị độ to của âm: đềxiben. bảng 2/SGK. - Kí hiệu: dB - HS: Nêu 1 số âm thường gặp trong thực tế: Âm loa phát thanh; âm của tiếng máy nổ; âm phát ra từ nhà máy xay thóc… GV: Tích hợp GDMT: Trong giờ học phải làm gì để thực hiện giờ học nghiêm túc lắng nghe GV giảng bài ? + Trong giờ học không được nói chuyện riêng làm mất trật tự . - Trong trường hợp nào sẽ làm ảnh hưởng lớp học? + Đi dép lê, kéo lê thật mạnh trên hành lang lớp đang học. + Chạy xe gắn máy nẹc bô ở gần lớp học. + Học sinh đùa giỡn ồn khi GV vắng tiết sẽ ảnh hưởng lớp học bên cạnh… Biện pháp khắc phục là gì? - Không đi dép lê, đi thật mạnh, dặm trên hành lang lớp đang học. - Tuyệt đối không chạy xe gắn máy nẹc bô trong trường học. - Khi GV vắng tiết phải giữ trật tự im lặng. *Hoạt động 4: Vận dụng II/ Vận dụng: - HS đọc ghi nhớ SGK..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 4/ Tổng kết:(4’) - Sơ đồ tư duy:. *C4: Khi gãy mạnh, dây đàn lệch nhiều, biên độ của dây đàn lớn, âm phát ra to. *C6: Biên độ dao động của màn loa lớn (nhỏ) khi máy thu thanh phát ra âm to (nhỏ). - Bài tập: 12.4/ SBT: Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Vì khi thổi mạnh thì âm phát ra to, có biên độ dao động lớn. 5/ Hướng dẫn học tập: (2’) * Đối với bài học ở tiết học này: - Học thuộc ghi nhớ SGK + tập ghi. - Đọc: “ Có thể em chưa biết” (kết hợp quan sát hình vẽ). - Làm BT: 12.1→ 12.11/ SBT trang 28, 29. - Liên hệ thực tế về âm to, âm nhỏ. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Soạn bài: “ Môi trường truyền âm”. + Đọc trước bài. + Trả lời câu hỏi C1→ C10/SGK vào tập soạn. - Mỗi nhóm HS chuẩn bị 1 cây viết chì..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Âm truyền trong những môi trường nào? + Môi trường nào không thể truyền được âm? + Tốc độ truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí như thế nào? V/ PHỤ LỤC: Phiếu học tập. DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG ………………………………………………………………. ………………………………………….................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. ...................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×