Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

So ket 2 nam thuc hien Thong tu 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.64 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÁNH LINH
<b>TRƯỜNG TIỂU HỌC LA NGÂU</b>


<b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


Số: 13/BC-LN <i>La Ngâu, ngày 14 tháng 5 năm 2016</i>
<b>BÁO CÁO</b>


<b>Đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT </b>


Thực hiện công văn số 987/SGD7ĐT-GDTH ngày 15/05/2016 của Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận về việc báo cáo đánh giá học sinh tiểu học
theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, Trường Tiểu học La Ngâu báo cáo việc
thực hiện như sau:


<b>1. Quá trình chỉ đạo, thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông</b>
<b>tư </b>30/2014/TT-BGDĐT<b> năm học 2015-2016:</b>


<b>a) Chỉ đạo của nhà trường:</b>


Nhà trường đã tổ chức học tập chuyên đề về đánh giá học sinh theo
Thơng tư 30/2014/TT-BGDĐT. Trong đó, chú trọng đến việc áp dụng thực hiện
đánh giá thường xuyên bằng nhận xét trong q trình dạy học của giáo viên trên
lớp theo Thơng tư. Góp ý, hướng dẫn để giáo viên điều chỉnh và mạnh dạn tự tin
hơn trong việc thực hiện đánh giá thường xuyên bằng nhận xét trong giờ dạy.


Trong công tác kiểm tra nhà giáo, nhà trường luôn chú trọng kiểm tra việc
thực hiện đánh giá thường xuyên bằng nhận xét “viết” của giáo viên để góp ý,
giúp đỡ nhau, cùng nhau rút kinh nghiệm trong việc đánh giá.



Chỉ đạo Ban Giám hiệu thường xuyên theo dõi và cùng giáo viên trải
nghiệm qua thực tế dạy học trên lớp để chia sẻ về cách đánh giá thường xuyên
bằng nhận xét học sinh trong q trình dạy học; từ đó chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ
giáo viên, được quyền chủ động vận dụng một cách linh hoạt, có thể bằng "lời
nói" hoặc là “viết” vào vở hoặc phiếu học tập, bài kiểm tra của học sinh phù hợp
với học sinh và nhà trường; thống nhất cách vận dụng, triển khai cho phù hợp
với điều kiện thực tế ở lớp mình; cập nhật thông tin cách đánh giá của giáo viên
để vận dụng vào thực tế dạy học; tuyên truyền giải thích cho cha mẹ học sinh về
quy định đánh giá học sinh tiểu học, hướng dẫn cha mẹ học sinh cách theo dõi,
hỗ trợ học sinh học tập, tham gia đánh giá học sinh, phối hợp với giáo viên, nhà
trường sao cho thuận tiện trong việc giáo dục học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Chỉ đạo việc đánh giá định kỳ kết quả học tập, giáo viên ra đề đảm bảo
mức đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình và theo ma trận đề kiểm tra
vào cuối mỗi học kỳ: Tiếng Việt, Tốn, Khoa học, Lịch sử và Địa lí,


<b>b) Thuận lợi, khó khăn và vướng mắc:</b>
<b>- Thuận lợi:</b>


Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo, nhất là chuyên viên bộ
phận tiểu học Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tánh Linh;


Được tham gia nhiều buổi tập huấn, hướng dẫn về kĩ thuật nhận xét, đánh
giá học sinh cũng như cách ra đề kiểm tra theo thông tư mới;


Mỗi giáo viên đều được nhà trường cung cấp Thông tư
30/2014/TT-BGDĐTvà những văn bản liên quan đến việc đánh giá học sinh tiểu học;


Các tổ chuyên môn đều thảo luận Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT trong
các lần họp tổ nhằm giải đáp những thắc mắc gặp phải trong quá trình thực hiện.



Thơng tư đã thực hiện được 02 năm, do đó từ cán bộ quản lí đến giáo viên
đã có kinh nghiệm trong việc chỉ đạo và thực hiện đánh giá học sinh theo Thơng
tư 30/2014/TT-BGDĐT.


<b>- Khó khăn, vướng mắc:</b>


- Việc tách rời hai mặt năng lực và phẩm chất rất khó cho giáo viên khi
đánh giá học sinh.


- Khen thưởng học sinh quá trừu tượng, mỗi trường hiểu và làm mỗi cách
khác nhau.


- Giáo viên bộ môn ghi quá nhiều sổ theo dõi đánh gái chất lượng.


<b>c) Giải pháp để tháo gỡ khó khăn và vướng mắc:</b>
<b>+ Đối với giáo viên</b>


- Giáo viên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp thông qua dự giờ, thao
giảng, sinh hoạt chuyên đề về đánh giá học sinh. Tự học hỏi để tích lũy, làm
giàu thêm vốn từ ngữ cho mình. Tự rèn luyện để nâng cao kĩ năng quan sát, theo
dõi, bao quát học sinh; Giáo viên phải gần gũi, sát thực với học sinh; nắm bắt kĩ
khả năng nhận thức, những ưu điểm nổi bật, hạn chế cơ bản của từng học sinh
để nhận xét các em một cách chính xác, phù hợp.


- Lời nhận xét của giáo viên phải mang sắc thái tình cảm tạo động cơ cho
học sinh hứng thú học tập.


- Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh qua từng hoạt động; biểu
dương, khen ngợi kịp thời từng thành tích, tiến bộ nhỏ của các em giúp các em


tự tin vươn lên.


- Tuyệt đối không so sánh học sinh này với học sinh khác; khơng chỉ trích
những sai phạm của học sinh mà phải nhẹ nhàng, khéo léo lựa chọn từ ngữ phù
hợp để nhắc nhở, động viên các em sửa chữa để vươn lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

được tự thể hiện mình, cùng trao đổi, chia sẻ, góp ý, đánh giá, nhận xét kết quả
học tập, rèn luyện của bạn, nhóm bạn.


- Hướng dẫn cho học sinh biết cách tự đánh giá mình, đánh giá bạn, nhóm
bạn trong từng hoạt động. Tổ chức cho các em thực hành ngay từ tuần học đầu
tiên.


- Định kì ln phiên nhóm trưởng; phân cơng nhiệm vụ cụ thể phù hợp
với từng đối tượng học sinh nhằm giúp các em phát huy tối đa năng lực của
mình; mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập và trong giao tiếp.


Ngay từ đầu năm học, căn cứ thông tư 30, giáo viên thống nhất với phụ
huy- nh những nhiệm vụ cơ bản của học sinh ở nhà; hướng dẫn phụ huynh cách
theo dõi, quan sát, nhận xét, giúp đỡ con em mình một cách kịp thời. Thống nhất
hình thức, thời điểm trao đổi thông tin giữa phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm.


<b>+ Đối với tổ chuyên môn</b>


Tổ tăng cường sinh hoạt chuyên môn bàn về biện pháp nâng cao chất
lượng đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. Trao đổi, chia sẻ,
lựa chọn, thống nhất những cách làm, lời nhận xét hay, hợp lí; cùng nhau tháo
gỡ những khó khăn gặp phải khi thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT<b> .</b>


<b>+ Đối với trường</b>



Trường tổ chức hội thảo chuyên đề nâng cao chất lượng thực hiện Thông
tư 30/2014/TT-BGDĐT<b> với ba nội dung:</b>


Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá học sinh, phụ huynh đánh
giá học sinh.


Tổ chức giới thiệu những cách làm hay, những lời nhận xét hay của giáo
viên để toàn trường học tập.


Ban giám hiệu hướng dẫn, chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra việc thực
hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT<b> của giáo viên. Kịp thời tư vấn, hỗ trợ, giải</b>
quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của giáo viên khi thực hiện thông tư
mới này.


<b>d) Những kết quả đạt được:</b>
<b>Ưu điểm:</b>


- Không so sánh học sinh, đánh giá thường xuyên bằng nhận xét không đã
động viên, khuyến khích HS phát huy hết khả năng của mình. Khơng cịn lo lắng
về điểm số, HS học tập thấy nhẹ nhàng, ít bị áp lực. Học sinh được trao đổi,
đánh giá lẫn nhau nhiều hơn.


- Giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động
dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn
dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Cha mẹ HS được tham gia vào quá trình giáo dục
*<b>Nhược điểm:</b>



- GV: Phải dành nhiều thời gian để nhận xét. Quá trình nhận xét với mỗi
HS sẽ phải lựa chọn ngơn ngữ thích hợp để làm sao phản ánh đúng chất lượng,
năng lực của các em. GV bộ môn ( Âm nhạc, TDục, Mỹ thuật) phải sử dụng 1
sổ theo dõi chất lượng/ 1 lớp là áp lực quá lớn.


- Cha mẹ học sinh: Với lời nhận xét đạt và chưa đạt hoặc hoàn thành hay
chưa hoàn thành, phụ huynh sẽ không khỏi thắc mắc bởi chỉ biết con em mình
đạt chứ khơng biết đạt ở mức độ nào.


<b>d) Bài học kinh nghiệm:</b>


- Thường xuyên học tập, nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc Thông tư


30/2014/TT-BGDĐT<b> ;</b>


- Phải linh hoạt khi nhận xét, đánh giá học sinh; Phải kết hợp đánh giá của
GV, HS và cha mẹ HS;


- Phải đánh giá bằng điểm số kèm theo lời nhận xét các bài kiểm tra cuối
học kỳ, cuối năm học.


<b>2. Kiến nghị, đề xuất và giải pháp thực hiện tiếp theo:</b>


- GV dạy môn chuyên(Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật, …) thiết kế chỉ cần
một sổ theo dõi chất lượng.


* <b>Giải pháp tiếp theo:</b>


- Tiếp tục quán triệt cho giáo viên, phụ huynh, học sinh thấy được những
lợi ích từ việc đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT;



- Duy trì tường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên đề thảo luận, rút kinh
nghiệm cách đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT


Trên đây là báo cáo việc thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của
Trường Tiểu học La Ngâu.


<i><b>Nơi nhận :</b></i>


- Phòng GD&ĐT (b/c) ;
- HT ( báo cáo);


- Lưu: VT.


<b>HIỆU TRƯỞNG</b>


</div>

<!--links-->

×