Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bao cao giai trinh bien che lop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.14 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÁNH LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG TIỂU HỌC LA NGÂU. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc La Ngâu, ngày 18 tháng 8 năm 2016. Số: 21/BC-LN. BÁO CÁO giải trình tỉ lệ học sinh/lớp thấp so với quy định tại Thông tư Liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV 1/ Số liệu học sinh đầu năm học 2016-2017: Khối lớp. Tổng số HS. Biến chế Bình quân số lớp HS/lớp. 1. 49. 3. 16. Tỉ lệ HSDTTS toàn khối chiếm: 89,9% (44/49 HS). 2. 60. 3. 20. Tỉ lệ HSDTTS toàn khối chiếm: 91,5% (55/60 HS). 3. 51. 3. 17. Tỉ lệ HSDTTS toàn khối chiếm: 90,2% (46/51 HS). 4. 52. 3. 17. Tỉ lệ HSDTTS toàn khối chiếm: 100% (52/52 HS). 5. 40. 2. 20. Tỉ lệ HSDTTS toàn khối chiếm: 89,9% (44/49 HS). Tổng cộng. 252. 14. 18. Tỉ lệ HSDTTS toàn trường chiếm: 95,6% (241/252 HS). Ghi chú. 2/ Giải trình tỉ lệ học sinh/lớp thấp so với quy định tại Thông tư Liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV: Tại mục 2.4 của công văn số 9890/BGDĐT-GDTH, ngày 17/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã quy định: "Ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều học sinh dân tộc nếu cần dạy tập trung thì bố trí 1 giáo viên chủ nhiệm dạy tối đa 15 học sinh khó khăn/lớp". Vì vậy, thực hiện theo công văn này, từ năm học 2007-2008 đến nay số học sinh/lớp của Trường Tiểu học La Ngâu luôn thấp hơn 20 học sinh/lớp. Công văn số 9890/BGDĐT-GDTH tuy ra đời cách đây gần 10 năm nhưng vẫn còn hiệu lực thi hành và vẫn là kim chỉ nam dành cho công tác giáo dục của các trường có trên 90% học sinh dân tộc thiểu số. Thực tế cho thấy đời sống kinh tế xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực tuy nhiên công tác giáo dục vẫn là nỗi lo của cấp ủy, chính quyền địa phương và những người làm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> công tác giáo dục. Hầu hết người dân ở đây chưa nhận thức rõ về vai trò của giáo dục nên ít quan tâm đến việc phối hợp với nhà trường làm công tác giáo dục, giao phó hoàn toàn cho nhà trường trong việc giáo dục con em mình. Vì vậy vào năm học, cứ đầu mỗi buổi học cái cảnh giáo viên chạy xuôi, chạy ngược để chở học sinh của mình đến lớp chẳng có gì lạ với người dân nơi đây (Nếu giáo viên không đến chở thì các em không chịu đến trường). Mặt khác, học sinh dân tộc thiểu số đều có một đặc điểm chung đó là "lâu nhớ, mau quên" vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải dành thời gian đến kèm cặp từng em trong mỗi tiết học. Vì vậy việc bố trí tối đa 15 học sinh/lớp đối với trường có hầu hết học sinh dân tộc thiểu số theo hướng dẫn của công văn số 9890/BGDĐT-GDTH là phù hợp trong năm học này cũng như những năm học về sau. Nếu bố trí số học sinh/lớp theo Thông tư Liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV thì số học sinh/lớp quá đông, giáo viên chủ nhiệm không có thời gian để đến từng nhà chở học sinh đến trường cũng như kèm cặp học sinh trong các buổi học. Với phần giải trình nêu trên, Trường Tiểu học La Ngâu kính đề nghị Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Tánh Linh có văn bản đề nghị Sở Nội vụ cho phép Trường Tiểu học La Ngâu được bố trí số học sinh/lớp thấp hơn so với quy định tại Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV. Trên đây là báo cáo giải trình số học sinh/lớp thấp hơn so với quy định tại Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV của Trường Tiểu học La Ngâu. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT; - Lưu: VT.. Cao Thống Suý.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×