Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Bài giảng Thực tập Điện tử cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.03 MB, 133 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
…………..o0o…………..

BÀI GIẢNG

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Lan

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


MỤC LỤC
BÀI 1: DỤNG CỤ ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN .....................................................Trang 1
BÀI 2: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ .....................................................................Trang 19
BÀI 3: KHẢO SÁT MẠCH ĐIỆN TỬ ........................................................Trang 48
BÀI 4: THIẾT KẾ THI CÔNG MẠCH IN ..................................................Trang 58
BÀI 5: HÀN THÁO LẮP LINH KIỆN ........................................................Trang 68
BÀI 6: MẠCH NGUỒN, MẠCH ỔN ÁP ....................................................Trang 74
BÀI 7: MẠCH DAO ĐỘNG ........................................................................Trang 87
BÀI 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI.....................................................................Trang 97
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ.........................................................................Trang 108
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG ....................................Trang 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................Trang 130


LỜI MỞ ĐẦU
Trước đây việc dạy và học các môn cơ sở đặc biệt môn học kỹ thuật điện
tử cơ bản thuộc Ngành Kỹ Thuật Điện – Điện Tử, Điện Tử Cơng Nghiệp và Tự


Động Hóa rất mang tính hàn lâm gây sự nhàm chán cho sinh viên. Những kiến
thức lý luận thực tiễn giúp cho sinh viên cảm thấy hứng thú và phấn khởi, thích
được học vả kiểm nghiệm tại phịng thực hành. Mặt khác tính ứng dụng của các
loại linh kiện khi được kết hợp tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực và sáng tạo gây
hứng thú cho sinh viên trong quá trình học và đúc kết kinh nghiệm thực tế nhằm
giúp cho các em có kiến thức sâu hơn về chuyên ngành đào tạo tại trường. Đây
cũng là mục tiêu chính trong chương trình đào tạo được biên soạn của tập thể
giảng viên khoa Điện – Điện Tử “Học phải đi đơi với thực tiễn” chính điều này sẽ
tạo nên tay nghề vững chắc cho sinh viên khi tham gia học tập tại trường.
Để đáp ứng được nhu cầu và tính cấp thiết của người học thì việc xây dựng
một giáo trình giúp các em có khả năng tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên
và tự nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành là việc cấp bách hiện nay với tổng
thời gian thực hành chuyên môn cao nhằm rèn luyện tay nghề và đúc kết kinh
nghiệm thực tế cho các em trước khi ra trường.


BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN

BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN
Thời lượng: 3 giờ
1.1. MỤC TIÊU
- Thực hiện cách sử dụng an toàn, phạm vi ứng dụng và cách bảo quản một số
dụng cụ đồ nghề cơ bản.
- Trình bày được tính năng, cách sử dụng mỏ hàn, chì hàn và thực hiện được thao
tác hàn chì, xi chì cơ bản phục vụ cho chun mơn của nghề nghiệp.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thực tập.
1.2. DỤNG VỤ, HỌC CỤ SỬ DỤNG
- Mỏ hàn chì, chì hàn, nhựa thơng, hút thiết chì.
- Các loại kiềm, máy khoan mạch in, tuốt nơ vít, khóa lục giác.
- Máy đo VOM, dao động ký, máy phát sóng tín hiệu OSC.

1.3. NỘI DUNG
1.3.1. DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ
- Trong quá trình thực tập (cũng như ngay trong những lúc lắp ráp hay sửa
chữa), sinh viên cần có tối thiểu một số dung cụ, đồ nghề cá nhân để sử dụng thao
tác. Dụng cụ chuyên dùng, càng tạo ra nhiều thuận lợi cho quá trình lắp ráp và sửa
chữa đồng thời tránh được những tai nạn khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên trong phạm
vi của tài liệu hướng dẫn thực tập, chúng tôi chỉ đề cập mộ số tối thiểu dụng cụ cho
công việc thực hành của các bạn sinh viên, đồng thời cũng lưu ý đến chức năng và
sức chịu đựng vật liệu của đồ nghề.
- Các dụng cụ tối thiểu bao gồm:
1.3.1.1.

Mỏ hàn điện

- Dùng mỏ hàn điện sử dụng điện trở đốt nóng, khơng dùng dạng mỏ hàn đốt
nóng theo ngun lý ngắn mạch thứ cấp biến áp. Công suất thông thường của mỏ
hàn khoảng 40W – 60W, dùng mỏ hàn có cơng suất lớn hơn có thể gặp những trở
ngại sau:
+ Nhiệt lượng quá lớn phát ra từ mỏ hàn khi tiếp xúc vào linh kiện có thể
gây hỏng linh kiện.
+ Trong trường hợp dùng mỏ hàn có cơng suất lớn, nhiệt lượng phát ra nhiều
dễ gây ra tình trạng Oxit hóa bề mặt các dây dẫn bằng đồng ngay lúc hàn,
mối hàn lúc đó lại càng khó hàn hơn. Trường hợp dùng nhựa thơng làm

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 1


BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN

chất tẩy nhẹ các lớp oxit tại mối hàn, khi nhiệt lượng của mối hàn q lớn
có thể làm nhựa thơng cháy và bám thành lớp đen tại mối hàn, làm giảm
độ bóng và tính chất mỹ thuật của mối hàn.
+ Mỏ hàn chỉ để tiếp xúc nơi cần hàn, truyền nhiệt sao cho nhanh và cho hết
(nhiệt độ nơi cần hàn và đầu mỏ hàn bằng nhau).

Hình 1.1: Các dạng mỏ hàn chì

1.3.1.2.

Chì hàn nhựa thơng.

- Chì hàn dùng trong q trình lắp ráp các mạch điện từ là loại chì hàn dễ nóng
chảy ( ta thường gọi là chì nhẹ lửa), nhiệt độ nóng chảy khoảng 600C đến 800C (chì
có pha 40% đến 60% thiếc). Loại chì hàn thường gặp trong thị trường VN ở dạng sợi
ruột đặc (cuộn trong lõi hình trụ). Đường kính sợi chì hàn khoảng 1mm. Sợi chì hàn
này đã bọc một lớp nhựa thơng ở mặt ngồi (đối với một số chì hàn của nước ngồi,
nhựa thơng được bọc ở mặt trong của sợ chì dùng làm chất tẩy ngay trong q trình
nóng chảy chì tại thời điểm cần hàn.
-

Đối với những loại chì hàn có bọc sẵn nhựa thơng khi nhìn vào sợi chì ta cảm

nhận được độ sáng óng ánh của kim loại với các loại chì hàn khác (ví dụ chì hàn
choc ho các loại cọc bình Accu, chì hàn nối dây dẫn cáp điện truyền tải) là các loại
chì hàn nóng chảy ở nhiệt độ cao và thường không được pha trộn với nhựa thơng khi
chế tạo. Các loại chì này thường màu sáng và khơng có độ sáng óng ánh của kim loại
khi quan sát bằng mắt.
- Nhựa thơng (thường có tên gọi Chloro – phyll, là một loại diệp lục tố lấy từ
cây thông) thường ở dạng rắn, màu vàng nhạt (khi không chứa tạp chất), khi hàn nên

chứa nhựa thơng vào hộp để tránh tình trạng vỡ vụn. Trong q trình hàn ta dùng
thêm nhựa thơng để tang cường chất tẩy khi lớp nhựa thơng bọc trong chì hàn không
đủ sử dụng, các trường hợp phải dùng them nhựa thơng bên ngồi thường gặp như xi
chì trên dây dẫn, xi chì lên đầu của các mỏ hàn hiện mới trước khi sử dụng. Ngồi ra

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 2


BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN
nhựa thơng cịn được pha với hỗn hợp xăng và dầu lửa để tạo thành dung dịch sơn
phủ bề mặt cho các lớp đồng của mạch in, tránh oxit hóa đồng và đồng thời dễ hàn
dính (sơn phủ để bảo vệ bề mặt trước khi hàn lắp ráp linh kiện lên mạch in).
- Nhựa thơng có hai cơng dụng:
+ Rửa sạch (chất tẩy) nơi cần hàn để chì dễ bám chặt.
+ Sau khi hàn nhựa thông sẽ phủ bề mặt của mối hàn một lớp mỏng đều
để giúp mối hàn cách ly với môi trường xung quanh (nhiệt độ, oxy, độ
ẩm...v...v…)

1.3.1.3.

Các loại kềm.

- Trong quá trình lắp ráp, sửa chữa, tối thiểu chúng ta cần đến 2 dạng kềm:
Kềm cắt và kềm mỏ nhọn.

Hình 1.2: Các loại kềm
-


Cơng dụng của kềm cắt là dùng để cắt sát chân linh kiện trong quá trình hàn

và lắp ráp, cắt các đoạn dây dẫn khi hàn nối. Điều cần lưu ý khi sử dụng kềm cắt là:
tương ứng với mỗi loại kềm cắt ta có khả năng cắt được dân dẫn có đường kính tối
đa thích hợp.
- Nếu dùng kềm cắt loại nhỏ để cắt dây dẫn có đường kính q lớn hoặc q
cứng có thể làm mẻ miệng kềm, thậm chí có thể gãy kềm.
- Đối với kềm mỏ nhọn, ta dùng để giữ các đoạn dây đồng (khi xi chì trên diện
tích bề mặt xung quanh của dây dẫn), giữ chân linh kiện khi cần gập vng góc hoặc
kềm giữ các doạn dây trong q trình hàn nối…. Tuyệt đối khơng dùng kềm mỏ
nhọn để bẻ các vật cứng hoặc cắt các dây đồng có đường kính q lớn và q cứng
(vì thực hiện như vậy có thể làm cong mỏ kềm). Khi cần bẻ hay uốn các vật cứng ta
dùng loại kềm kẹp mỏ bằng.

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 3


BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN
- Điều cấm kỵ nhất khi sử dụng các loại kềm là dùng kềm đóng thay thế cho
búa. Tác động này đưa đến sự kiện làm kềm bị kẹt cứng khi đóng mở mỏ kềm.
- Tóm lại khi sử dụng đồ nghề cần phải để ý đến việc khai thác hết chức năng
và sức chịu đựng vật liệu của đồ nghề.

1.3.1.4.

Các dụng cụ khác.

- Dao: dùng để cạo sạch lớp oxit hóa bọc quanh đoạn dây hay đoạn chân linh

kiện trước khi xi chì hay hàn nối. Dao cịn dùng để gọt lớp nhựa PVC bọc ngoài các
dây dẫn.
- Giấy nhám: dùng để thay thế cho dao khi cần phải làm sạch lớp oxit hóa.
- Giá gác mỏ hàn: dùng để giữ cho đầu mỏ hàn không chạm xuống mặt bàn (dễ
làm cháy mặt bàn) khi thao tác, ngồi ra cịn có thể va chạm làm hư hỏng các vật
khác khi đầu mỏ hàn cịn nóng.
- Hút chì: dùng hút thiết chì phục vụ công việc tháo, tách linh kiện ra khỏi
mạch in.
- Máy khoan mạch in: dùng để khoan lỗ gắn chân linh kiện.
- Ngồi ra cịn có tác dụng hỗ trợ khác như: các loại tuốt nơ vít, khóa lục giác,
nhíp, kéo…. Dùng trong công tác tháo lắp thiết bị phục vụ cơng tác sửa chữa.

Hình 1.3: Các dụng cụ khác
- Khi sử dụng các dụng cụ trên, sinh viên cần chú ý:
+ Lúc dùng dao cạo dây nên đặt lưỡi dao nghiêng góc 450 so với dây để
tránh tình trạng xước dây trong lúc cạo, điểm xước dễ khiến cho người

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 4


BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN
thực tập bị đứt tay, đồng thời điểm xước cũng dể bị tụ chì khi hàn làm dây
dẫn khơng đạt lớp xi đều khi thi cơng.
+ Giấy nhám nhuyễn, ngồi việc dùng làm sạch lớp oxit hóa trên dây cần xi
cịn dùng để làm sạch bề mặt in trước khi vẽ các đường mạch đổng thời
đánh sạch các đường mực vẽ trên tấm mạch in sau khi đã ngma6 qua
thuốc tẩy.
1.3.2. CÁC THIẾT BỊ ĐO KIỂM.

- Dụng cụ dây truyền tín hiệu hình ảnh, âm thanh, các đầu nối đủ cỡ (3 li, 6 li, 1
ngõ, 2 ngõ).
- Máy do VOM: dùng đo điện áp xoay chiều, điện áp một chiều, cường độ dịng
điện một chiều, đo các thơng số kỹ thuật của linh kiện điện tử…
- Máy đo dao động ký: dùng đo dạng sóng tín hiệu, đo chu kỳ tần số, biên độ,
dạng sóng (sin, vng, tam giác), đo độ lệch pha…
- Máy phát song: là nguồn phát ra song chuẩn của các dạng song: SIN,
VUÔNG, TAM GIÁC, RĂNG CƯA, phát sóng cao tần.

Hình 1.4: Các đầu nối truyền dẫn tín hiệu

Hình 1.5: Máy đo dao động ký Oscilloscope Số - Tương Tự

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 5


BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN

Hình 1.6: Đồng hồ đo vạn năng VOM
- Những lưu ý cần thiết:
+ Cách điện cho người.
+ An toàn cho thiết bị đo
+ An toàn cho thiết bị cần sửa chữa (tránh làm hỏng thân thiết bị)
1.3.2.1.

ĐỒNG HỒ VOM

- Vạch chia độ thang đo điện trở: dùng để xác định kết quả đo điện trở

- Vạch chia thang đo điện áp và dòng điện gồm (thang 10, 50, 250): dùng để
xác định kết quả đo điện áp và dòng điện.
- Nút điều chỉnh kim về 0 nếu bị lệch.
- Nút 0 ADJ: dùng để hiệu chỉnh kim về 0 khi đo điện trở.
- Kim chỉ thị kết quả phép đo trên vạch chia độ.
- Thang đo  ( X1, X10, X100, X1K, X10K): dùng để xác định giá trị của điện
trở.
- Thang đo điện áp xoay chiều ACV gồm các thang đo (10, 50, 250, 1000)

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 6


BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN
- Thang đo điện áp một chiều DCV gồm các thang đo (0.1, 0.5, 2.5, 10, 50,
250, 1000)
- Thang đo dòng điện DCmA gồm các thang đo (50µA, 2.5mA, 25mA, 0.25A):
dùng để đo dịng điện có giá trị nhỏ.
- Chuyển mạch: dùng để chuyển về các chế độ đo.
- Hai que đo của đồng hồ: que màu đỏ là cực âm của pin và dương của đồng
hồ, que màu đen là cực dương của pin và âm của đồng hồ
a. Đo Ohm ()
- Bước 1: Đưa chuyển mạch về thang đo  và chọn thang đo thích hợp, chập 2
que đo lại và chỉnh kim về 0.
- Bước 2: Đặt hai que đo lên điện trở (linh kiện) cần đo.
- Bước 3: Kết quả phép đo được tính theo cơng thức: R = A.B
- Trong đó:

R: Điện trở cần đo;

A: Thang đo
B: Giá trị kim chỉ thị trên vạch chia độ.

+ Ví dụ 1: Khi đo 1 điện trở, đồng hồ để thang đo 10 và kim chỉ thị là 22 thì
kết quả phép đo là: R = 10 x 22 = 220
+ Ví dụ 2: Khi đo 1 điện trở, đồng hồ để thang đo 100 và kim chỉ thị là 2,2
thì kết quả phép đo là: R = 100 x 22 = 220
+ Ví dụ 3: Khi đo 1 điện trở, đồng hồ để thang đo 1K và kim chỉ thị là 22 thì
kết quả phép đo là: R = 1K x 22 = 22K
- Chú ý: Khi chuyển thang đo thì phải chập 2 que đo và chỉnh kim về 0
b. Đo điện áp xoay chiều VAC:

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 7


BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN
- Bước 1: Đưa chuyển mạch về thang đo điện áp xoay chiều ACV (vạch chia
màu đỏ).
- Bước 2: Đặt 1 que đo lên điểm cần đo.
- Bước 3: Kết quả phép đo được tính theo cơng thức:
- Trong đó:

VAC: Điện áp đo được.
X: Giá trị kim chỉ thị.
A: Thang đo.
B: Vạch chia độ điện áp.

+ Ví dụ 1: Khi đo điện áp của lưới điện ta để thang đo 250, giá trị kim

chỉ thị là 220, ở trên vạch chia độ 250. Kết quả của phép đo là:

+ Ví dụ 2: Khi đo điện áp của lưới điện ta để ở thang đo 1000, giá trị kim
chỉ thị là 55, ở trên vạch chia độ 250. Kết quả của phép đo là:

- Chú ý:
- Thang đo phải lớn hơn giá trị cần đo (khi đo điện áp xoay chiều phải
để chuyển mạch ở thang đo cao nhất sau đó chuyển dần xuống cho phù
hợp).
- Khi đo điện áp của lưới điện 220V ta để thang đo 1000 hoặc 250, tuyệt
đối không để ở thang đo 50 hoặc nhỏ hơn, vì thang đo nhỏ hơn điện áp
cần đo sẽ làm hỏng VOM.
- Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo
vào điện áp xoay chiều  Nếu nhầm đồng hồ đo sẽ bị hỏng ngay lập
tức.

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 8


BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN

Hình 1.7: Hình ảnh đặt sai phươngpháp đo điện áp xoay chiều trên VOM
c. Đo điện áp một chiều VDC:

-

Bước 1: Đưa chuyển mạch về thang đo một chiều VDC.


-

Bước 2: Đặt que đỏ vào nơi có điện áp cao và que đen vào nơi có điện áp thấp.

- Bước 3: Kết quả phép đo được tính theo cơng thức:
Trong đó:

VDC: Điện áp đo được
X: Giá trị kim chỉ thị
A: Thang đo.
B: Vạch chia độ điện áp.

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 9


BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN
+ Ví dụ 1: Khi đo điện áp của 1 cục pin ta để thang đo 2.5, giá trị kim chỉ thị
là 30 đọc trên vạch chia độ 50. Vậy kết quả của phép đo là:

+ Ví dụ 2: Khi đo điện áp của 1 cục pin ta để thang đo 2.5, giá trị kim chỉ thị
là 150 đọc trên vạch chia độ 250. Vậy kết quả của phép đo là:

- Chú ý:

- Thang đo phải lớn hơn điện áp cần đo
- Trường hợp để sai thang đo: Nếu ta để sai thang đo, đo áp

một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ báo sai kết quả, thơng

thường giá trị báo sai gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC. Tuy nhiên đồng hồ cũng
không bị hỏng.
- Trường hợp để nhầm thang đo: Tuyệt đối không để nhầm
đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều
(DC), nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay.

-

Hình 1.8: Hình ảnh đặt sai phươngpháp đo điện áp một chiều trên VOM

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 10


BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN
d. Đo dòng điện DCmA:
- Bước 1: Đưa chuyển mạch về thang đo dòng điện một chiều DC (mA).
-

Bước 2: Khi đo dòng điện phải cắt mạch và nối 2 que do của đồng hồ vào

điểm cắt.
- Bước 3: Kết quả phép đo được tính theo cơng thức:

+ Trong đó:

IDCmA: Dịng điện đo được
X: Giá trị kim chỉ thị:


A: Thang đo

B: Vạch chia độ dịng điện.
+ Ví dụ: Khi đo dịng điện ta để ở thang đo 2.5, giá trị kim chỉ thị là 50,
dọc trên vạch chi độ 250. Kết quả phép đo là:

1.3.2.2.

ĐỒNG HỒ VOM ĐIỆN TỬ

- Đồng hồ số Digital có 1 số ưu điểm so với đồng hồ cơ khí, đó là độ chính xác
cao hơn, trở kháng của đồng hồ cao hơn do đó khơng gây sụt áp khi đo vào dòng
điện yếu đo được tần số điện xoay chiều. Tuy nhiên đồng hồ này có 1 số nhược điểm
là chạy bằng mạch điện tử nên hay hỏng, khó nhìn kết quả trong trường hợp cần đo
nhanh, khơng đo được độ phóng nạp của tụ.

Hình 1.9: Đồng hồ vạn năng số Digital

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 11


BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN
a. Đo điện áp một chiều (hoặc xoay chiều):
- Để que đo đồng hồ vào lỗ cắm “VmA” que đen vào lỗ cắm “COM”.
- Bấm nút DC/AC để chọn thang đo là DC nếu đo áp 1 chiều hoặc AC nếu đo
áp xoay chiều.
- Xoay chuyển mạch về vị trí “V” hãy để thang đo cao nhất nếu chưa biết rõ
điện áp, nếu giá trị báo dạng thập phân thì ta giảm thang đo.

- Đặt thang đo vào điện áp cần đo và đọc giá trị trên màn hình LCD của đồng
hồ.
o Nếu đặt ngược que đo (với điện một chiều) đồng hồ sẽ báo giá trị âm (-)
b. Đo dòng điện DC (AC)
- Chuyển que đo đồng hồ về thang mA nếu đo dòng nhỏ, hoặc 20A nếu đo
dòng lớn
- Xoay chuyển mạch về vị trí “A”
- Bấm nút DC/AC để chọn đo dòng điện một chiều DC hay xoay chiều AC
- Đặt que đo nối tiếp với mạch cần đo.
- Đọc giá trị hiển thị trên màn hình.
c. Đo điện trở:
- Trải lại vị trí dây cắm khi đo điện áp.
- Xoay chuyển mạch về vị trí đo “” nếu chưa biết giá trị điện trở thì chọn
thang đo cao nhất, nếu kết quả là số thập phân thì ta giảm xuống.
- Đặt que đo vào 2 đầu điện trở.
- Đọc giá trị trên màn hình.
- Chức năng đo điện trở cịn có thể đo đự thơng mạch thì đồng hồ phát ra tiếng
kêu
d. Đo tần số:
- Xoay chuyển về vị trí “FREQ” hoặc “Hz”.
- Để thang đo như khi điện áp.
- Đặt que đo vào các điểm cần đo
- Đọc trị số trên màn hình.

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 12


BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN

e. Đo logic:
- Đo Logic law đo các mạch số (Digital) hoặc đo các chân lệnh của vi xử lý, đo
logic thực chất là đo trạng thái có điện được ký hiệu mức cao “1” hay mức
thấp khơng có điện “0”. Cách đo như sau:
- Xoay chuyển mạch về vị trí “LOGIC”
- Đặt que đỏ vào vị trí cần đo que đen vào mass
- Màn hình chỉ "▲" là báo mức logic ở mức cao, và chỉ "▼" là báo logic ở mức
thấp.
f. Các chức năng đo khác:
- Đồng hồ vạn năng số Digital còn một số chức năng đo khác như đo DIODE,
đo tụ điện, đo Transistor nhưng nếu ta đo các linh kiện trên ta nên dùng đồng
hồ cơ khí sẽ cho kết quả tốt hơn và đo nhanh hơn.
1.3.2.3.

DAO ĐỘNG KÝ

a. Chức năng các phím

Hình 1.20: Mặt trước của dao động ký 2 tia
1. Nút POWER.
4. Độ sáng của hình ảnh
5. Độ rõ của hình ảnh
6. Nguồn tín hiệu 1 Khz (dùng để điều chỉnh probe)
7. Điều chỉnh vị trí của tín hiệu trên màn hình

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 13



BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN
9. Chiều dọc: điều chỉnh số mV hay V trong 1 cm
11. Nối tín hiệu DC hay AC (DC dùng cho tín hiệu 1 chiều hay tần số
thấp, AC dùng cho tín hiệu có tần số cao)
13. Cột nhận tín hiệu kênh 1 (Channel 1)
14. Cột nhận tín hiệu kênh 2 (Channel 2)
15. Biểu thị kênh 1, kênh 2 hoặc cả hai kênh
16. Phóng đại hình ảnh
19. Chiều ngang: điều chỉnh bao nhiêu giây (s), mili giây (ms), hay
Micro giây (µs) trong ơ ngang
25. Điều chỉnh mức độ trigger
b. Đo điện áp một chiều
- Bước 1: Đưa chuyển mạch AC/GND/DC về vị trí DC
- Bước 2: Đặt kẹp đen xuống masss, dây đo kẹp vào điểm cần đo
- Bước 3: Kết quả phép đo được thể hiện trên màn hình và được tính như sau:
VDC = Volt/Div x Volt(ô)
(Volt (ô): số ô hiển thị theo chiều dọc màn hình dao động ký)
c. Đo điện áp xoay chiều (tín hiệu)
- Bước 1: Đưa chuyển mạch AC/GND/DC về vị trí AC
- Bước 2: Đặt kẹp đen xuống masss, dây đo kẹp vào điểm cần đo
- Bước 3: Kết quả phép đo được thể hiện trên màn hình và được tính như sau:
(Volt

VAC = Volt/Div x Volt(ơ)

(ơ): số ơ hiển thị theo

chiều dọc màn hình dao động ký)
Ví dụ 1: Khi đo điện áp xay chiều mà kết quả được hiển thị trên màn hình như hình
vẽ bên với thang đo Volt/Div để ở thang đo 10mV và que đo để ở thang đo

X1 thì kết quả đo được tính như sau:
VAC = 0.01*2.5*1=0.025V
Ví dụ 1: Khi đo điện áp xay chiều mà kếti quả được hển thị trẹn màn hình như hình
vẽ bên với thang đo Volt/Div để ở thang đo 5V và que đo để ở thang đo X1
thì kết quả đo được tính như sau:
VAC = 5*4*10=200V

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 14


BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN

1.3.3. HÀN CHÌ CƠ BẢN.
- Khi thực tập các bạn sinh viên cần rèn luyện một s ố thao tác hàn cũng như xi
chì trên các dây dẫn hoặc chân các linh kiện. Công việc này giúp cho học sinh luyện
tập khéo léo hơn khi thao tác hàn lắp và sửa chữa, đồng thời tạo được các mối hàn
nối chắc chắn, đẹp nhưng lại ít hao chì.
- Thực tế việc hàn chì sẽ thành cơng khi thành ocng6 việc xi chì, do đó thao tác
xi chì là thao tác quyết định.
1.3.3.1.

XI CHÌ LÊN DÂY ĐỒNG

- Bước 1: Dùng dao hay giấy nhám đánh sạch lớp oxit hay lớp men bọc
quanh dây (trường hợp dùng dây đồng tráng men). Dây được xem là sạch khi ửng
lớp đồng (màu hồng nhạt) bóng dều quanh vị trí vừa được làm sạch. Điều quan trọng
cần chú ý:
-


Sau khi làm sạch ta phải thực hiện biện pháp xi chì ngay, nếu để lâu

trong 1 thời gian dài lớp oxit hóa sẽ phát sinh lại. Tuy nhiên, trên các vị trí vừa làm
sạch lớp oxit hóa, ta dùng mỏ hàn có cơng suất q lớn (paht1 sinh nhiễu nhiệt
lượng) để hàn cũng phát sinh lại lớp oxit hóa tại điểm hàn do tác dụng quá nhiệt.
- Bước 2: Làm nóng dây dẫn cần xi, ta đặt đầu mỏ hàn bên dưới dây cần
xi để truyền nhiệt (dây dẫn và mỏ hàn đặt vng góc 900). Khi truyền nhiệt, quan sát
màu hồng của dây dẫn sẽ sẫm màu dần khi nhiệt độ tăng. Trong khi quan sát ta đưa
chì hàn (có bọc nhựa thơng) tiếp xúc lên dây dẫn, chì hàn đặt khác phía với đầu mỏ
hàn. Khi điểm cần xi đủ nhiệt, chì hàn sẽ chảy ra và bọc quanh dây dẫn tại điểm cần
xi, chì loang từ mặt trên xuống phía dưới (đi về phía nguồn nhiệt, tức đầu mỏ hàn).
Thực hiện thao tác này là ta đã để cho nhựa thơng có sẵn trong chì tan trước tẩy sạch
điểm xi, tránh oxi hóa, đồng thời chì nóng chảy sao cho dễ bám lên dây. Tuy nhiên
nếu đưa quá nhiều chì vào điểm xi (quá mức yêu cầu), lớp xi quá dầy hoặc bị bám
màu nâu do nhựa thơng chảy ra và cháy trên điểm xi.

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 15


BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN
- Bước 3: Dây đồng luôn phải tiếp xúc với đầu mỏ hàn và t hực hiện liên
tục theo nguyên tắc tiến 2 bước lùi 1 bước và xoay tròn dây đồng, mỗi bước khoảng
2mm. Điều quan trọng cần nhớ (khi thực hiện lần lượt các điểm xi kế tiếp nhau): tại
khớp tiếp giáp giữa 2 khoảng xi phải thực hiện sao cho khơng có sự tích tụ chì thành
lớp dầy trên đó.
- Chú ý: Trong quá trình xi chì ta tránh thực hiện các động tác sau:
+


Không dùng đầu mỏ hàn kéo rê chì trên dây dẫn cần xi, vì động tác

này sẽ làm cho lớp chì khơng bám hồn tồn trên dây dẫn, đồng thời lớp
chì bị đánh sọc theo đường kéo rê đầu mỏ hàn. Một nhược điểm nữa của
động tác này là chì xi khơng bóng mà ngã sang màu xám do thiếu nhiệt và
nhựa thông.
+

Không đặt dây dẫn cần xi lên miếng nhựa thông rồi dùng đầu mỏ hàn

đặt tiếp xúc lên dây dẫn (làm nóng chảy nhựa thơng và nóng dây), sau đó
đưa chì hàn lên đầu mỏ hànlàm chảy chì và bám vào dây. Thực hiện động
tác này là ta đã tránh được sự oxi hóa bề mặt dây dẫn trong quá trình xi
chì, dễ làm chì bám lên dây. Tuy nhiên do lượng nhựa thơng chảy quá
nhiều sẽ bám lên bề mặt dây dẫn sau khi xi sẽ làm dây khơng bóng và
nhựa thơng cháy dễ bám thành 1 lớp đen trên bề mặt xi chì của dây.
- Sau khi xi chì xong, khơng nên sửa các điểm xi chưa hoàn chỉnh bằng cách dùng
đầu mỏ hàn rê qua lại trên điểm này mà cần phải giữ chì.
1.3.3.2. HÀN NỐI DÂY ĐỒNG
- Trong quá trình thực tập hay sửa chửa, ta thường sử dụng đến 3 dạng hàn nối dây
dẫn như sau:
a. Hàn đối đầu hai dây dẫn
- Phương pháp hàn này còn được gọi là hàn ghép đỉnh. Ta dùng phương pháp hàn
ghép này khi muốn tạo ra các đoạn dây dẫn thành hình đa giác hoặc nối dài hai dây
dẫn ngắn. Tuy nhiên mối hàn khó thực hiện và có độ bền cơ kém hơn các mối hàn
ghép dạng khác.

Hình 1.21: Mối hàn ghép đỉnh


GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 16


BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN

Hình 1.22: Các mối hàn ghép đỉnh không đạt yêu cầu
b. Hàn ghép hai dây song song:
- Phương pháp hàn ghép này thường dùng nối hai dây dẫn lại với nhau, tương tự
như phương pháp ghép nối đỉnh. Tuy nhiên, trong mối hàn ghép này khoảng cách
giao nhau giữa 2 dây thường được chọn theo yêu cầu. Trong quá trình mới tập hàn
lần đầu, khoảng cách giao ngắn nhất nên chọn là 5mm. Khi khoảng giao quá dài dây
nối dễ bị võng cong, khó xếp song song hồn tồn khi hàn. Trong hình dưới dây ta
có thể hình dung được dạng chì bám phủ quanh mối hàn và các dạng mối hàn ghép
song song khơng đạt u cầu.

Hình 1.23: Mối hàn ghép song song

Hình 1.24: Các mối hàn ghép song song khơng đạt
c. Hàn ghép đặt vng góc:
- Đây là phương pháp hàn nối có độ bền cơ tương đối khá tốt. Trong thực hành ta
thường hay sử dụng mối hàn này nhất. Một mối hàn vng góc đạt u cầu là phải
tạo chì bám đủ bốn khoảng khơng gian quanh điểm đặt hai dây vng góc. Chì bám
tại nỗi khoảng khơng gian trên khơng mơ dày lên mà lại có dạng cong lõm về bên
dưới.

Hình 1.25: Mối hàn ghép vng góc

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN


Trang 17


BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN

Hình 1.26: Các mối hàn ghép vng góc khơng đạt
1.4.

KỸ THUẬT AN TỒN

- Kiểm tra độ chính xác của board lắp thực hành.
- Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
- Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch điện
- Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi quan sát hoạt động.
- Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản trở khó
chạm khó tiếp xúc…
1.5. BÀI TẬP THỰC HÀNH
- Thực hiện thao tác đo, đọc trị số đo điện trở dùng máy đo VOM.
- Thực hiện thao tác đo, đọc trị số đo điện áp xoay chiều dùng máy đo VOM.
- Thực hiện thao tác đo, đọc trị số đo điện áp một chiều dùng máy đo VOM.
- Thực hiện thao tác đo, đọc trị số đo dòng điện một chiều dùng máy đo VOM.
- Thực hiện thao tác đo, đọc trị số đo điện trở dùng máy đo VOM điện tử.
- Thực hiện thao tác đo, đọc trị số đo điện áp xoay chiều dùng máy đo VOM
điện tử.
- Thực hiện thao tác đo, đọc trị số đo điện áp một chiều dùng máy đo VOM
điện tử.
- Thực hiện thao tác đo, đọc trị số đo dóng điện một chiều dùng máy đo VOM
điện tử.
- Thực hiện thao tác đo dạng sóng tín hiệu điện dùng dao động ký.

- Thực hiện thao tác đo biên độ tín hiệu điện dùng dao động ký
- Thực hiện thao tác đo tần số tín hiệu điện dùng dao động ký.
- Hãy xi chì và hàn chì nối dây đồng theo các dạng ghép sau:

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 18


BÀI 2: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

BÀI 2: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Thời lượng: 3 giờ
2.1.

MỤC TIÊU
- Nhận dạng được một số linh kiện điện tử thông dụng.
- Xác định được thông số kỹ thuật của linh kiện.
- Đánh giá được tình trạng kỹ thuật của linh kiện.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thực tập.

2.2.

DỤNG VỤ, HỌC CỤ SỬ DỤNG
- Linh kiện thụ động: R, C, L
- Linh kiện tích cực: Diode, Transitor, FET, UJT, SCR, Diac, Triac
- Máy đo VOM, KIT đo kiểm tra linh kiện…

2.3.


NỘI DUNG
2.3.1. LINH KIỆN THỤ ĐỘNG
2.3.1.1.

Điện trở ( Resistor)

- Điện trở bao gồm nhiều loại, mỗi loại đều có cấu tạo khác nhau:
+

Điện trở than

+

Điện trở màng kim loại.

+

Điện trở dây quấn

+

Điện trở xi măng.

+

Điện trở oxit kim loại

a. Ký hiệu và hình dáng
+
Ký hiệu:


R

+

R

Hình dáng

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 19


BÀI 2: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
b. Đơn vị điện trở:

Là Ohm ()
1K = 1000 = 103
1M = 1000K = 1000000 = 106

c. Cách đọc giá trị điện trở
- Đọc trực tiếp trên thân điện trở: Thường là điện trở công suất lớn, được nhà sản
xuất ghi giá trị điện trở và công suất tiêu tán cho phép trực tiếp trên thân điện trở.
Ví dụ: 15/7W, 150/10W, 22/2W …
R22

2R2

.22


22

100/15W

4R7
47

K47

.47K

332R
3.3K

d. Đọc bằng các vòng màu
- Người ta quy định 10 màu để biểu thị cho 10 chữ số từ 0 đến 9.
STT

Màu

Vòng 1

Vòng 2

Vòng 3

Vòng 4

0


Đen

0

0

x 100

 0%

1

Nâu

1

1

x 101

 1%

2

Đỏ

2

2


x 102

 2%

3

Cam

3

3

x 103

4

Vàng

4

4

x 104

5

Xanh lá

5


5

x 105

6

Xanh dương

6

6

x 106

7

Tím

7

7

x 107

8

Xám

8


8

x 108

9

Trắng

9

9

x 109

Vàng kim

x 10-1

 5%

Bạc

x 10-2

 10%

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 20



BÀI 2: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
- Cách đọc điện trở theo vịng màu: Điện trở màu thường có các loại như:
+ Điện trở loại ba vòng màu:
- Đối với loại điện trở ba vịng màu thì sai số là

 20.

o Vòng màu thứ nhất: Đọc trực tiếp.
o Vòng màu thứ hai: Đọc trực tiếp.
o Vòng màu thứ ba: Nhân cho 10n

Vàng

Tím

Vàng Kim

VD1: Cho điện trở có các vịng màu như hình vẽ:
o Vịng thứ nhất có màu vàng.
o Vịng thứ hai có màu tím.

R = 47 x 10-1 = 4,7

o Vịng thứ ba có màu vàng kim.
VD2: Cho điện trở có các vịng màu như hình vẽ:
o Vịng thứ nhất có màu Cam.
o Vịng thứ hai có màu Trắng.


Cam Trắng Bạc

o Vịng thứ ba có màu Bạc.
R = 39 x 10-2 = 0,39.
+ Điện trở loại bốn vòng màu: Đây là loại điện trở thường gặp nhất.
o Vòng màu thứ nhất: Đọc trực tiếp.
o Vòng màu thứ hai: Đọc trực tiếp.
o Vòng màu thứ ba: Nhân cho 10n
o Vòng màu thứ tư: Chỉ sai số, thường là một trong hai màu.
+ Vàng kim: sai số là  5.
+ Bạc: sai số là  10.
VD3: Điện trở có bốn vịng màu theo thứ tự: Vàng, Tím, Cam, Bạc.
Vàng

Tím

4

7

Cam

Bạc

103

 10

R = 47. 000  10 hay 47K  10


Vàng Tím Cam Bạc

VD4: Điện trở có bốn vịng màu theo thứ tự : Cam, Trắng, Đỏ, Vàng Kim.
Cam

Trắng

Đỏ

Vàng Kim

3

9

102

 5

R = 39. 00  5 hay 3,9K  5
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Cam

Trắng

Đỏ

Vàng
Kim

Trang 21


BÀI 2: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
+ Điện trở loại năm vịng màu: Là loại điện trở có độ chính xác cao.
o Vòng màu thứ nhất: Đọc trực tiếp.
o Vòng màu thứ hai: Đọc trực tiếp.
o Vòng màu thứ ba: Đọc trực tiếp.
o Vòng màu thứ tư : Nhân cho 10n
o Vòng màu thứ năm: Chỉ sai số, thường là một trong hai màu.
+ Nâu, sai số là  1.
+ Đỏ, sai số là  2.
VD5: Điện trở 5 vòng màu theo thứ tự : Nâu, Xanh lá, Đen, Đỏ, Nâu.
Nâu
1

Xanh lá

Đen

Đỏ

Nâu

5

0

102


 1

R = 150. 00  1 hay 15K  1

Nâu

X Lá

Đen

Đỏ

Nâu

e. Đo điện trở

- Bước 1: Đưa chuyển mạch về thang đo  và chọn thang đo thích hợp, chập
hai que đo lại và chỉnh kim về 0.
- Bước 2: Đặt hai que đo lên điện trở cần đo.
- Bước 3: Kết quả phép đo được tính theo cơng thức.
Trong đó: R : Điện trở cần đo

R = A.B

A : Thang đo.
B : Giá trị kim chỉ thị trên vạch chia độ.

VD6: Khi đo 1 điện trở, đồng hồ để thang đo 10 và kim chỉ thị là 33, thì kết quả
phép đo là:
R = 10 x 33 = 330 


GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Trang 22


×