Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.13 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 2 Tiết: 04. Ngày soạn: 28/08/2016 Ngày dạy: 31/08/2016. Bài 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789 – 1794) (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học HS nắm được: - Các giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng tư sản Pháp. - Hiểu và đánh giá được tính chất và ý nghĩa cuộc Cách mạng tư sản Pháp 1789, vai trò của nhân dân trong cuộc cách mạng. 2. Thái độ: - Nhận thức được ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng tư sản Pháp. Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. - Bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tư sản Pháp 1789. 3. Kĩ năng: - Lập niên biểu, thống kê, biết so sánh các sự kiện, liên hệ thực tế. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Lược đồ nước Pháp TK XVIII, nội dung kênh hình sgk, bảng phụ hướng dẫn học sinh lập niên biểu. 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số lớp học: Lớp 8A1…………………………………………Lớp 8A2……………………………………... 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Xã hội Pháp có những đẳng cấp nào? Vai trò, vị trí quyền lợi của các đẳng cấp khác nhau như thế nào? 3. Giới thiệu bài mới: (1 phút) Sự kiện 14/7/1789 mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp, cuộc cách mạng này sẽ tiếp diễn như thế nào, vai trò của quần chúng ra sao, cuộc cách mạng này có khác gì so với cách mạng TS Anh? Vào bài mới… 4. Bài mới: (33 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt III. Sự phát triển của cách mạng 1. Chế độ quân chủ lập hiến Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, nội dung chủ (14/7/1789 đến 10/8/1792) yếu tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. (8 phút) + 8/1789 quốc hội thông qua tuyên ? Khái niệm về chế độ quân chủ lập hiến? ngôn Nhân quyền và Dân quyền ® GV: phân tích chế độ quân chủ lập hiến: quyền lực của khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác vua bị hạn chế bởi Hiến pháp do Quốc hội đặt ra. ái”. HS: đọc đoạn chữ nhỏ SGK/13. ? Nêu những nội dung cơ bản của bản tuyên ngôn? ? Em có nhận xét gì (tích cực, hạn chế) qua nội dung Tuyên ngôn? GV chốt ý sau khi HS trình bày. Tiến bộ: xác nhận những.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> quyền của con người. Hạn chế: Bảo vệ quyền sở hữu tư bản chủ nghĩa. GV: cung cấp thêm thông tin cho học sinh nắm được về tiến trình cuộc cách mạng: + 9/1791 ban hành hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến. + Vua không nắm quyền® cầu cứu bên ngoài. + 4/1792 liên minh 2 nước Áo, Phổ cùng bọn phản động tấn công Pháp ® phái Lập hiến không kiên quyết. + 10/8/1792 phái Gi-rông-đanh lãnh đạo nhân dân lật đổ phái lập hiến và xoá bỏ chế độ Phong kiến. GV: chốt lại, chuyển ý cách mạng tiếp tục phát triển, cuộc khởi nghĩa ngày 2/6/1793 do Rô-be-xpie lãnh đạo thiết lập nền dân chủ cách mạng Gia – cô - banh. Vậy chính quyền cách mạng mới đã làm gì để ổn định tình hình và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Hoạt động 2: Tìm hiểu nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh (2/6/1793 – 27/7/1794) (13 phút) HS: Xem chân dung của Rô-pe-spie. GV: Giới thiêu một vài nét và nêu những phẩm chất tốt đẹp của Rô-pe-spie. ? Phái Gia-cô banh đã có những chính sách gì sau khi nắm chính quyền? ? Nhận xét về các chính sách ấy? GV: So với CM Anh, Mĩ, CMTS Pháp thời Gia-cô- banh là cuộc CM phát triển điển hình triệt để nhất, nhưng tại sao chính quyền ấy lại thất bại? HS: - Do mâu thuẫn nội bộ → nhân dân không ủng hộ. - Biện pháp của chính quyền này đụng chạm đến quyền lợi của tư sản nên tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính. Hoạt đông 3: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII (12 phút) ? Ý nghĩa của cách mạng Pháp cuối TK XVIII? HS: Dựa vào sgk trả lời. GV: Phân tích. ? Vì sao nói cách mạng 1789–1794 là cách mạng triệt để nhất? HS: Dựa vào sgk trả lời. GV: Phân tích. * HS thảo luận nhóm 2’: ? Hạn chế của cách mạng 1789 – 1794? Bài học kinh nghiệm? - HS: Đại diện các cặp nhóm trả lời. - GV: Nhận xét. 5. Củng cố: (5 phút). 2. Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh (2/6/1793 – 27/7/1794) - Ngày 2/6/1793 chính quyền thuộc về phái Gia-cô-banh. * Chính sách: + Chia ruộng đất cho nông dân. + Xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân vói PK. + Quy định giá các mặt hàng bán cho dân ngheo. - Ban hành lệnh tổng động viên ® đánh bại ngoại xâm, nội phản. - Nội bộ chia rẽ, tư sản phản cách mạng đảo chính lật đổ phái Gia-côbanh. - 28/7/1794 Rô-be-spie bị xử tử. 3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII - Lật đổ chế độ phong kiến, đưa G/C tư sản lên nắm quyền. - Xoá bỏ nhiều trở ngại trên đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. - Nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng lên đến đỉnh cao nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. + Tuy được coi là cuộc CMTS triệt để nhất nhưng cũng không đem lại quyền lợi cho nhân dân, GCTS được lợi..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Cách mạng Pháp 1789 là cách mạng triệt để nhất, nó đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, để lại dấu ấn sâu sắc. Quần chúng nhân dân có vai trò to lớn trong việc đưa cách mạng đến thắng lợi, tuy còn nhiều hạn chế nhưng cách mạng 1789 đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm. - Cũng cố nhận thức khái niệm “cách mạng tư sản: và bước đầu hiểu rằng, cách mạng Việt Nam sẽ không đi theo con đường cách mạng tư sản. Bài tập 1: Nhân dân lao động Pháp đã làm được gì trong cách mạng năm 1789- 1794? A. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. B. Đánh tan thù trong giặc ngoài. C. Lật đổ phái Gi-rông-đanh xoá bỏ nền thống trị của đại tư sản. D. tất cả các ý trên. Bài tập 2: Sau khi cách mạng thành công quần chúng lao động đã được hưởng những quyền lợi gì? Bài tập 3: Nói về ý nghĩa cuộc cách mạng tư sản Pháp, một bạn học sinh đã tóm tắt như sau: - Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển - Lực lượng quyết định của cách mạng là nhân dân lao động - Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước phong kiến khác. ? Nêu nhận xét của em về ý kiến của bạn (đúng hay sai)? Em có cần bổ sung ý kiến nào không? 6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) - Học bài cũ, nghiên cứu lại bài học ở sgk. Làm bài tập 1,2,3,4 sgk/17 - Chuẩn bị bài sau: Nghiên cứu phần I bài 3. - Tìm hiểu về những phát minh trong công nghiệp thế kỷ XVIII. - Ứng dụng của những phát minh đó. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(4)</span>