Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài 3-Kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.47 KB, 9 trang )

Giáo trình: Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính
Chuyên đề: Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở

Bài 3
KỸ NÃNG RA QUYẾT ĐỊNH
VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH
CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ

1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA QUYẾT ĐỊNH LÃNH
ĐẠO, QUẢN LÝ
1 . 1 . Khái niệm quyết định lãnh đạo, quản lý
Có nhiều quan niệm về lãnh đạo, quản lý, song các quan niệm đều thống nhất rằng: lãnh đạo
và quản lý là hai hoạt động khác nhau nlurng có những điểm tương đồng.
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “lãnh đạo”: dẫn dắt tổ chức phong trào theo đường lối cụ
thể. Lãnh đạo là đề ra chủ trương và tổ chức động viên thực hiện, còn “quản lý” là: tổ chức và
điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu đã đề ra1.
Với quan niệm như vậy có thể hiểu, lãnh đạo quyết định về lối, sách lược gắn với những vấn
đề mang tính tổng qt, cịn quản lý là tổ chức thực hiện, xử lý, giải quyết những vấn đề thực tế
đặt ra.
Lãnh đạo là quá trình tạo ảnh hưởng và tác động tới con người và tổ chức; là đưa ra
những chủ trương, phương hướng phát triển tổ chức; nhằm thực hiện mục tiêu chính trị - kinh tế
- xã hội đặt ra trong từng giai đoạn, phù họp với yêu cầu và điều kiện trong từng giai
đoạn phát triển của xã hội.
Quản lý là một q trình hiện thực hóa những đường lối, chù trương chiến lược thông
qua việc thực hiện các chức năng quản lý và phù hợp với yêu cầu điều kiện của cơ quan,
địa phương cụ thế.
Về phương thức tác động, lãnh đạo sử dụng chủ yếu phương pháp thuyết phục, động
viên, gây ảnh hưởng, còn quản lý dựa vào pháp luật và các thể chế, quy chế.
Về hiệu lực, lãnh đạo giúp cho các thành viên của tổ chức quần chúng nhân dân tự tổ
chức và làm cho tác động, ánh hươnd của lãnh đạo lan tỏa trong tổ chức, ra tồn xã hội,
cịn quản lý thường thơng qua hoạt động của chính quyền hoặc những tổ chức cá nhân


được nhà nước trao quyền tác động trực tiếp tới các đối tượng chịu sự quản lý, hiệu lực là
trực tiếp.
Về nội dung chức năng, lãnh đạo gồm có: xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài,
lựa chọn chủ trương chiến lược, điều hòa phối hợp các mối quan hệ và động viên thuyết
phục thực hiện chức năng quản lý bao gồm: xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức chỉ đạo
điều hành và kiểm soát tiến trình hoạt động.
Mặc dù có những điểm khác nhau nhưng giữa lãnh đạo và quản lý có nhiều điểm
tương đồng thể hiện ở chỗ: lãnh đạo và quản lý đều phục vụ chung một mục đích, lãnh
đạo và quản ly gần như đan xen nhau, bổ sung cho nhau. Công việc của quốc gi a hay một
tổ chức, một doanh nghiệp đều cần cả lãnh đạo và quản lý. Tuy nhiên, lãnh đạo luôn phải
đi trước một bước, nhà lãnh đạo phải biết nhìn xa trơng rộng, vạch đường ch ỉ lối và phải
1

Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa-Thơng tin, H.1998, tr.979

1


Giáo trình: Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính
Chuyên đề: Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở

biết theo dõi quá trình quản lý bằng con mắt chiến lược, đánh giá kết qu ả chung, khơng
chi của q trình quản lý.
Hình thức của lành đạo, quản lý chủ yếu đều là việc ra các quyết định lãnh đạo, quản
lý bằng văn bản phù hợp với các yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm quyết định lãnh đạo, quản lý như
sau: Quyết định lãnh đạo, quản lý là sự thể hiện ý chí của các chủ thê trong hoạt động lãnh đạo,
quản lý xã hội, tiến hành theo một trình tự, thủ tục, được thể hiện dưới những hình thức nhất
định, nhằm tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo
định hướng nhất định.

1.2. Phân loại quyết định lãnh đạo, quản lý ở cơ sở
1.2.1. Căn cứ vào chủ thể ra quyết định
Căn cứ vào chủ thề ra quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở có các loại quyết định
lãnh đạo, quản lý sau:
- Quyết định lãnh đạo, quản lý của tổ chức Đảng.
- Quyết định lãnh đạo, quản lý cúa chính quyền cơ sở.
1.2.2. Căn cứ vào thẩm quyền ra quyết định
- Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở ban hành:
+ Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ (đại hội đại hiểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên);
Nghị quyết của Ban chấp hành đảng bộ cơ sở.
Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ
quan lãnh đạo đảng các cấp. hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế
hoạch hoặc các vấn đề cụ thể.
+ Quyết định.
Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định
cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của
cấp ủy, tố chức cơ quan đảng.
- Chính quyền cấp cơ sở ban hành:
+ Quyết định quy phạm.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) được ban
hành để quyết định chủ trương, biện pháp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, thi hành
pháp luậtj xây dựng chính quyền địa phương trên địa bàn xã, phường, thị trấn quy định tại
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên.
Quyết định, Chỉ thị của ủy ban nhân dân.
Quyết định của ủy ban nhân dân cấp xã được ban hành để thực hiện chủ trương, biện
pháp trong các lĩnh vực đời sống xã hội, thi hành pháp luật trên địa bàn xã, phường, thị
trấn quy định tại Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân và các văn bản quy
phạm pháp luật khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên.

Chỉ thị của ủy ban nhân dân cấp xã được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo,
kiểm tra hoạt động của cơ quan, tố chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý trong việc thực
hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết
định của mình.
+ Quyết định cá biệt.
Quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã được ban hành trên cơ sở các quyết
2


Giáo trình: Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính
Chuyên đề: Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở

định quy phạm với mục đích là giải quyết các công việc cụ thể và được áp dụng một lần
đối với các trường hợp cụ thể đó xác định. Quyết định cá biệt chính là cơ sở phát sinh,
thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.
1.3. Các yêu cầu cơ bản của quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở
Để ra được một quyết định đúng, có tính khả thi, được qu ần chúng nhân dân ủng hộ,
quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Bảo đảm tính chất chính trị.
Quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là sự cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng vào thực
tiễn của địa phương cơ sở, là sự cụ thể hóa các quyết định quản lý của cơ quan nhà nước
cấp trên, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền cơ sở theo quy định của pháp
luật ở địa phương cơ sở. Vì vậy, Nghị quyết của Đảng bộ cơ sở và Quyết định quản lý của
chính quyền cơ sở khơng được trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước.
- Bảo đảm tính hợp pháp.
Hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền cấp cơ sở được đặt trong khn khổ
pháp luật vì vậy các quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải phù hợp với các quy định
của pháp luật.
- Ban hành quyết định lãnh đạo, quản lý đúng hình thức và thủ tục quy định.

- Về hình thức: các quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải đúng tên gọi, thể thức
như: tiêu đề, tiêu ngữ, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành và hiệu lực, chữ ký, con
dấu, v.v. hình thức thể hiện chủ yếu bằng văn bản. Vi phạm các quy định về hình thức, thể
thức có thể dẫn đến hậu quả là làm cho quyết định lãnh đạo, quản lý trở thành bất họp
pháp.
- Bảo đảm tính hợp lý.
Tính hợp lý của quyết định lãnh đạo, quản lý thể hiện:
Quyết định lãnh đạo, quản lý phải đảm bào hài hịa lợi ích của nhà nước, tập thể và cá
nhân.
Quyết định lãnh đạo, quản lý phải cụ thể và đáp ứng được các yêu cầu của đời sống xã
hội đặt ra và với các đối tượng thực hiện. Một quyết định lãnh đạo, quản lý có tính khả thi
cao khi được ban hành đúng lúc, phù hợp với yêu cầu lãnh đạo, quản lý ở địa phương cơ
sở. Tình trạng trì trệ, kéo dài hoặc nóng vội trong nghiên cứu ra quyết định lãnh đạo, quản
lý thì khơng những khơng mang lại hiệu quả mà thậm chí cịn gây ra những thiệt hại cho
Nhà nước, xã hội và công dân phải gánh chịu.
Quyết định lãnh đạo, quản lý phải mang tính hệ thống tồn diện. Nội dung quyết định
lãnh đạo, quản lý phải được cân nhắc, tính hết các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội; phải căn cứ vào chiến lược, nghị quyết của Đảng, các mục tiêu phát trien ngan hạn,
dài hạn của Nhà nước. Các biện pháp đề ra trong quyết định lãnh đạo, quản lý phải phù
hợp, đồng bộ với các biện pháp trong các quyết định có liên quan.
Bảo đảm kỹ thuật ban hành quyết định lãnh đạo, quản lý.
Yêu cầu này thể hiện: ngơn ngừ, văn phong, cách trình bày một quyết định lãnh đạo, quản
lý phải rõ ràng, dễ hiếu, ngắn gọn, chính xác, khơng đa nghĩa.
2. QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH VÀ TỔ CHỬC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH LÃNH
ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ.
2.1. Quy trình ra quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở.
3


Giáo trình: Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính

Chuyên đề: Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở

Quy trình ra quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở gồm các bước sau:
2.1.1. Sáng kiến ban hành quyết định
Đây là giai đoạn đầu của việc ra quyết định. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở,
chính quyền cấp xã, cá nhân có thẩm quyền ra quyết định lãnh đạo, quản lý căn cứ vào
nhiệm vụ chính trị, yêu cầu quản lý nhà nước để ra quyết định. Tùy theo tổ chức, cơ quan
ra quyết định các căn cứ đó là:
- Thể chế hóa và cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của tổ chức Đảng cấp trên.
- Thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, lệnh, nghị quyết, văn bản của cơ quan nhà nước
cấp trên.
- Giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tế để chỉ đạo hoặc trực tiếp xử lý các tình
huống cụ thể theo đúng thấm quyền pháp luật quy định hoặc Điều lệ Đảng quy định.
- Ra quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở còn căn cứ vào sự tham gia, đóng góp ý
kiến của các đoàn thề nhân dân, tổ chức xã hội, của cử tri.
Trong bước này, sau khi có đủ căn cứ ra quyết định, tổ chức, cơ quan, cá nhân có thẩm
quyền ra quyết định giao cho tổ chức, cơ quan, cá nhân có trách nhiệm chủ trì soạn thảo
quyết định.
2.1.2. Soạn thảo quyết định
Tùy loại quyết định lãnh đạo, quản lý, việc soạn thảo dự thảo quyết định được tiến
hành theo các bước nhất định. Tuy nhiên về cơ bản, bước soạn thảo dự thảo quyết định
lãnh đạo, quản lý đề phải tiến hành các việc như sau:
- Tổng kết, khảo sát, đánh giá tình hình liên quan đến nội dung dự tháo;
- Xây dựng dự thảo (bao gồm cả việc nghiên cứu thông tin, tư liệu, chuẩn bị đề cương,
biên soạn và chỉnh lý dự thảo);
- Tổ chức lấy ý kiên tổ chức, cơ quan, cá nhân hữu quan và các đổi tượng chịu sự tác
động trực tiếp của quyết định. Đây là một công việc hết sức cần thiết để đảm bảo và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Tùy theo tính chất và nội dung dự thảo, các tổ
chức, chính quyền cấp xã có thể đưa nội dung dự thảo lên các phương tiện thông tin đại
chúng, lên Internet để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến;

- Đối với những quyết định lãnh đạo, quản lý quan trọng còn phải thực hiện việc thẩm
định dự thảo quyết định trước khi xem xét, thông qua.
2.1.3. Xem xét, thông qua dự thảo quyết định
Dự thảo quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải được xem xét, thơng qua theo đúng
thủ tục, trình tự pháp luật quy định hoặc Điều lệ Đảng quy định.
Quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở chủ yếu được xem xét thông qua theo chế độ tập
thể và quyết định theo đa số. Bên cạnh đó trong hoạt động quản lý nhà nước hiện nay còn đề
cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc ra những
quyết định quản lý được pháp luật quy định.
2.1.4. Ra quyết định
Thực hiện bước này cần chú ý tuân thủ đúng nguyên tắc, thể thức, thủ tục ban hành văn
bản. Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm về nội dung và hình thức văn bản.
2.2. Quy trình tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý ở cơ sở
Quy trình tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở gồm các bước sau:
- Triển khai quyết định.
Việc triển khai quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở đến đối tượng quản lý theo đúng
quy định của pháp luật, Điều lệ của Đảng.
4


Giáo trình: Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính
Chuyên đề: Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở

Nhận được quyết định, các tổ chức, cơ quan, cá nhân có liên quan phải thực hiện triệt để
bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng, đề ra kế hoạch, biện pháp thực hiện cho phù hợp với điều
kiện cụ thể của đơn vị, địa phương mình, đảm bảo việc triển khai thực hiện không được trái
với quyết định lãnh đạo, quản lý đã được ban hành.
Trong điều kiện mở rộng phát huy dân chủ ở cơ sở hiện nay, phần lớn các quyết định
lãnh đạo, quản lý đều được công bố công khai, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa, nội dung một cách rộng rãi với những hình thức phù hợp

với điều kiện của địa phương để tạo sự tự giác chấp hành, cơng tác này địi hỏi phải có sự
phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy Đảng cơ sở, chính quyền với các tổ chức đồn thể ở cơ sở.
- Tổ chức lực lượng thực hiện quyết định.
Cần bố trí, tổ chức lực lượng cán bộ phù họp để thực hiện quyết định, đồng thời bảo đảm
những phương tiện cần thiết về vật chất, về tài chính cho việc thực hiện quyết định.
Tuỳ thuộc vào từng loại quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở. Các biện pháp có thể lựa
chọn là:
+ Quyết định được thực hiện đối với toàn bộ phạm vi đối tượng, lĩnh vực cần thiết điều
chỉnh, tác động.
+ Quyết định được thực hiện thí điểm (làm thử đối với một số đối tượng, ở một số nơi để
rút kinh nghiệm, sau đó mới sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm. Ra quyết định chính thúc
để triển khai rộng rãi).
+ Quyết định được triển khai thực hiện rộng, nhưng cần có sự chỉ đạo điểm để nhanh
chóng rút kinh nghiệm để chỉ đạo thực hiện tiếp tục.
- Kiểm tra việc thực hiện quyết định.
Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý là bước bảo đảm sự
thành công, hiệu quả của quyết định và thực hiện quyết định. Đây là một khâu không thể
thiếu được trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nói chung và lãnh đạo, quản lý ở cơ sở nói
riêng.
Việc ra quyết định lãnh đạo, quản lý phải gắn liền với việc kiểm tra thực hiện quyết
định.
Việc kiểm tra có nhiệm vụ nắm tình hình và kết quả một cách có hệ thống, có kế
hoạch. Việc kiểm tra phải chú ý tới cá hai mặt của việc thực hiện quyết đinh. Một mặt là
tìm ra nguyên nhân của việc không thực hiện hoặc thực hiện không tốt quyết định, mặt
khác cũng chú ý tới kết quả tốt, tìm ra những ưu điểm, đúc kết bài học kinh nghiệm
thành công trong việc thực hiện quyết định.
Việc kiểm tra thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải được xây dựng
thành kế hoạch ngay từ giai đoạn nghiên cứu dự thảo quyết định, trong đó xác định rõ cơ
quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra và đối tượng chịu sự kiểm tra. Tiếp đó,
việc kiểm tra phải được tiến hành ngay sau khi ban hành quyết định và trong suốt thời

gian thực hiện quyết định.
Các hình thức kiểm tra có thể áp dụng là:
+ Kiểm tra thường xuyên và toàn diện trong suốt quá trình diễn biến thực hiện quyết
định.
+ Kiểm tra đột xuất có trọng điểm, nhằm vào một số khâu nhất đinh.
+ Kiểm tra tổng kết việc thực hiện quvết định.
Qua công tác kiểm tra, căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan, lo chức có thấm quyền
phải xư lý kết quả kiểm tra.
5


Giáo trình: Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính
Chuyên đề: Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở

- Đôn đốc việc thực hiện, bố sung quyết định cần thiết.
- Khen thưởng người tốt, việc tốt.
- Xứ lý cơ quan, tổ chức, cá nhân sai phạm.
- Sơ kết.
- Tống kết, đánh giá việc thực hiện quyết định.
Sau khi thực hiện quyết định lãnh đạo, quàn lý cấp cơ sở phải tiến hành tổng kết,
đánh giá việc thực hiện quyết định. Việc tổng kết, đánh giá phải dựa trên việc xử lý các
số liệu thề hiện kết quả thực hiện, xử lý các thông tin phản hồi, xử lý kết quả kiểm tra
việc thực hiện quyết định, v.v. Điều quan trọng là phải đánh giá việc thực hiện quyết
định lãnh đạo, quản lý một cách chính xác, khách quan, trung thực, cụ thể kết quả thực
hiện quyết định, tuyệt đổi tránh căn bệnh phô trương, thổi phồng thành tích. Làm tốt
cơng tác này góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, lý cấp cơ sở.
3. KỶ NÃNG RA QUYẾT ĐỊNH VÀ TỒ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH LÃNH
ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ
Đề ra được quyết định lãnh đạo, quản lý đúng đắn, có tính khả thi và tổ chức thực
hiện tốt trên thực tế cần chú ý tới một số kỹ năng sau:

3.1. Kỹ năng thu thập thơng tin, phân tích và sử dụng thông tin
Để ra được một quyết định lãnh đạo, quan lý phù hợp, cán bộ, công chức lãnh đạo cấp
cơ sở cẩn phải xác định thông tin được thu thập từ nguồn nào? Và khi có thơng tin cần
phải kiểm tra thông tin bằng cách đặt ra và trả lời một loạt câu hỏi: Thơng tin có hồn tồn
mới khơng? Thơng tin dùng trong việc ra quyết định như thế nào? Độ tin cậy và chính xác
của thơng tin là bao nhiêu phần trăm? Có cần lưu trữ thông tin này không?
Thông tin đến với lãnh đạo cấp cơ sở qua nhiều “kênh” đó là:
- Tiếp nhận từ cấp trên chỉ đạo xuống cơ sở.
- Tự thu thập khai thác.
- Đội ngũ tham mưu giúp việc cung cấp.
Cấp cơ sở là cấp trực tiếp gần dân và giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra ở địa
phương vì vậy việc lãnh đạo cấp cơ sở trực tiếp tìm hiểu thơng tin về tình hình thực tế cơ
sở là hết sức cần thiết, tránh tình trạng nắm bắt thông tin không kịp thời dần đến việc ra
những quyết định lãnh đạo, quản lý xa rời thực tế, hiệu lực, hiệu quả không cao.
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở cũng phải
chú ý tới việc cập nhật và khai thác thông tin từ mạng Internet ở những địa phương có điều
kiện đáp ứng về cơng nghệ thơng tin.
Hiện nay việc khai thác và sử dụng thông tin phục vụ cơng tác lãnh đạo, quản lý nói
chung và việc ra quyết định lãnh đạo, quản lý nói riêng ở cấp cơ sở còn chưa sử dụng sự
tham mưu của các chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau.
Ở cấp cơ sở có thề khai thác tốt sự tham mưu, góp ý của các cán bộ, cơng chức đã nghỉ
hưu vì đây là những “chuyên gia” trong nhiều lĩnh vực mà cấp cơ sở có thể khai thác tại
chồ. Vai trị của già làng, trưởng bản, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố cũng hết sức quan
trọng vì đây là đầu mối nắm bắt thông tin ở các cụm dân cư trên địa bàn cấp xã.
Việc xử lý thông tin đế ra quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở được thực hiện trước
hết là của chính cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở và bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp cơ sở vẫn là người lựa chọn thơng tin cuối cùng. Chính vì vậy nâng cao năng lực, trình
độ, phẩm chất của người lãnh đạo là một trong những yêu cầu luôn phải được đặt ra và
6



Giáo trình: Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính
Chuyên đề: Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở

thường xuyên trau dồi.
3.2. Kỹ năng soạn thảo, ra quyết định
Trong quá trình soạn thảo và ra quyết định lãnh đạo, quản lý cần chú ý tới việc thực
hiện đúng quy trình ra quyết định, tránh việc làm tắt tùy tiện dẫn tới những sai sót trong
q trình ra quyết định.
Trong quá trình dự thảo quyết định chú ý tới những ý kiến phản biện đã được thu thập.
Người lãnh đạo cần có thái độ cầu thị với những ý kiến phản biện để lựa chọn những
phương án, giải pháp thích hợp nhất trong q trình xây dựng dự th ảo quyết định lãnh đạo,
quản lý.
Các sai lầm cần tránh trong việc soạn thảo và ra quyết định lãnh đạo, quản lý:
Một là, ra quyết định lãnh đạo, quản lý mà không nắm vững yêu cầu thực tế, giải quyết
vấn đề một cách chung chung, không đủ cụ thể và hiện thực, khơng đủ chính xác rõ ràng,
có thể hiểu và làm khác nhau. Thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều tổ chức cơ sở đảng,
chính quyền cấp cơ sở đã bám sát đường lối, nghị quyết của Đảng để xác định nghị quyết
của đảng bộ mình, của cấp mình. Nhìn chung nhiều quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở
đã tập trung hướng vào những vấn đề bức thiết do cuộc sống đặt ra, bước đầu đáp ứng tâm
tư nguyện vọng của nhân dân. Tuy nhiên tình trạng “lạm phát” các quyết định lãnh đạo,
quản lý, các quyết định cịn mang tính dàn trải chưa đi vào vấn đề cấp bách, có tính đột phá
của địa phương. Một số nơi cịn tình trạng “mơ phỏng” nghị quyết của cấp ủy đảng cấp
trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp trên, quyết định của ủy ban nhân dân cấp trên
mà thiếu tính sáng tạo, vận dụng phù hợp với thực tiễn của địa phương mình. Đây là
những tồn tại trong việc ra quyết định lãnh đạo, quản lý ở cơ sở cần khắc phục.
Hai là, quá tin vào tham mưu, người dự thảo, không xem xét nghiên cứu kỹ lưỡng,
không lắng nghe hết ý kiến người tham gia, người phàn hiện, hay quá tin vào những hiểu
biết chủ quan của mình đi đến ra quyết định lãnh đạo, quản lý một cách phiến diện, chủ
quan.

Ba là, thể hiện ở chồ ra quyết định lãnh đạo, quản lý mang tính chất thỏa hiệp, nể nang,
dựa dẫm cấp trên một cách thụ động, khơng có tính sáng tạo, không tự chịu trách nhiệm.
Bốn là, ra quyết định lãnh đạo, quản lý không đúng thẩm quyền, không đủ căn cử pháp
lý, quyết định có nội dung trùng lặp, chồng chéo ngay trong bàn thân quyết định hoặc với
các quyết định đã ra trước đó.
3.3. Kỹ năng lập kế hoạch thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý
Lập kế hoạch là một khâu trong chu trình lãnh đạo, quản lý. Trong quy trình tổ chức
thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở, lập kế hoạch là bước đầu tiên trong quy
trình tổ chức thực hiện quyết định và có ý nghĩa hết sức quan trọng đám bảo hiệu quà thực
hiện quyết định trên thực tế. Tuy nhiên, lập kế hoạch tổ chức thực hiện quyết định lãnh
đạo, quản lý phải được đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khâu cùa chu trình
thực hiện quyết định.
Người lãnh đạo có kỹ năng lập kế hoạch thể hiện:
- Việc tư duy có hệ thống tiên liệu được các tình huống trong hoạt động lãnh đạo, quản
lý.
- Biết phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức một cách hữu hiệu hơn.
- Biết tập trung vào các mục tiêu và chính sách của tổ chức.
- Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các nhà lãnh đạo, quản lý
khác.
7


Giáo trình: Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính
Chuyên đề: Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở

- Sẵn sàng ứng phó và và giải quyết nhanh chóng với các tình huống đặt ra trong quá
trình thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý.
- Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra việc thực hiện kê hoạch đã đề ra.
Trình tự lập kế hoạch thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý như sau:
- Bước một: Xác định mục tiêu yêu cầu của việc thực hiện quyết định.

- Bước hai: Xác định nội dung việc thực hiện quyết đinh.
- Bước ba: Xác định địa bàn, đối tượng, thời gian thực hiện quyết định.
- Bước bốn: Xác định phương pháp thực hiện quyết định.
- Bước năm: Xác định phương pháp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quyết định.
3.4. Kỹ năng chỉ đạo, điều hành thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý
Khi kế hoạch thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý đã được đặt ra bất cứ đôi tượng
chịu sự lãnh đạo, quản lý đều phải thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế dưới sự chỉ đạo,
điều hành của người lãnh đạo. Kỹ năng này giúp cho người lãnh đạo kiểm soát được quá trình
thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý đang được diễn ra thế nào, từ đó đưa ra các ý kiến chỉ
đạo phù hợp và kịp thời để hoàn thành công việc. Để điều hành được việc thực hiện quyết định
trên thực tế một cách có hiệu quả người lãnh đạo phải có khả năng nắm bắt các vấn đề phát sinh
trong quá trình thực hiện quyết định, bên cạnh đó chú ý tới một số vấn đề mang tính ngun tắc
sau:
- Thường xun giám sát tình hình thực hiện cũng như tinh thần thái độ làm việc của cán bộ,
công chức dưới quyền.
- Đưa ra các chỉ đạo rõ ràng hợp lý.
- Sẵn sàng có những phương án hỗ trợ khi cần thiết.
- Nhanh chóng chi đạo tháo gỡ khó khăn mắc phải, hướng dẫn cấp dưới cách tự giải quyết
vấn đề trong quá trình thực hiện quyết định.
3.5. Kỹ năng xử lý tình huống trong lãnh đạo, quản lý
Trong quá trình thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý có những tình huống phát sinh cần
phải giải quyết nhằm đạt hiệu quả trong việc thực hiện quyết định. Người lãnh đạo cần chú ý tới
việc xử lý các tình huống cản trở quá trình thực hiện quyết định ví dụ: tình huống thực tế xây ra
trong điều kiện thiên tai ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện quyết định, vi phạm, sai phạm xảy ra
trong quá trình thực hiện quyết định cần giải quyết kịp thời, v.v...
Để giải quyết tốt các tình huống trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, người lãnh đạo chú ý
những vấn đề sau:
- Chỉ đạo triển khai giải quyết một cách chủ động theo kế hoạch đã xây dựng trước.
- Những phát sinh mới nằm ngồi dự liệu cần có những phương án kịp thời giải quyết nhằm
ngăn chặn và xử lý kịp thời những sai phạm phát sinh trong quá trình thực hiện quyết định.

- Thực hiện đúng trình tự, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ của Đảng.
3.6. Kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo
Khiếu nại, tố cáo là sự phản ánh về những hành vi vi phạm pháp luật nhằm khôi phục lại các
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân đã bị xâm hại và u cầu có hình thức xử lý đối
với tổ chức, cá nhân đã vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trong q trình thực hiện quyết định lãnh đạo việc tiếp nhận, giải quyết kịp thời khiếu nại,
tố cáo là một yêu cầu đặt ra và là một khâu trong chu trình thực hiện quyết định lãnh đạo, quản
lý. Để thực hiện tốt công tác này người lãnh đạo thực hiện đúng yêu cầu sau:
- Nắm được các quy định pháp luật của nhà nước, quy định của Đảng về giải quyết khiếu
nại, tố cáo kể cả về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo.
8


Giáo trình: Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính
Chuyên đề: Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở

- Nắm được các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo đặc thù gắn với thực tế địa
phương.
Những kỹ năng cần trau dồi và thực hiện tốt đó là:
- Kỹ năng tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ công vụ nói chung và tiếp
nhận khiếu nại, tố cáo nói riêng.
- Kỹ năng phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Kỹ năng xác minh, xem xét và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày khái niệm, yêu cầu của quyết định lãnh đạo, quản lý? Liên hệ thực tiễn?
2. Phân tích các kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo quản lý
cấp cơ sở? Liên hệ thực tiễn?


Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.Chính trị
quốc gia, H.2006.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị
quốc gia, H.2011.
3. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2008).
4. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (2003).

9



×