Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

MOT SO BENH THUONG GAP O TRE EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.61 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM</b>


<b>MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM</b>


Sưu tầm và biên soạn: ThS. Nguyễn Minh Giang


Một trong những mục tiêu kiến thức chính của chủ đề Con người và sức khoẻ là trang bị cho học sinh những kiến
thức liên quan đến một số bệnh thông thường mà trẻ em dễ mắc phải. Phần tài liệu tham khảo này sẽ cung cấp
những hiểu biết sâu hơn về các vấn đề liên quan, từ đó giúp giáo viên tự tin hơn khi giảng dạy những bài cụ thể
như Bảo vệ mắt và tai (Tự nhiên và Xã hội 1), Phòng chống cong vẹo cột sống (Tự nhiên và Xã hội 2), Phòng
bệnh tim mạch (Tự nhiên và Xã hội 3), Phòng bệnh béo phì (Khoa học 4)... .Ngồi ra, giáo viên vừa dạy trẻ biết
giữ gìn, bảo vệ sức khỏe cho bản thân vừa có thể có những hỗ trợ kịp thời về mặt y tế, giúp các em tránh được
những bệnh tật nguy hiểm.


<b>1. Béo phì</b>


Tình trạng thừa cân và béo phì đã và đang trở thành một nguy cơ của sức khỏe. Tại các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam, tình trạng này đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây nhất là ở trẻ em bên
cạnh một số lượng không nhỏ các bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.


Thừa cân béo phì là nguyên nhân làm gia tăng bệnh lý mạn tính nguy hiểm như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo
đường... trong đó hệ xương khớp là một trong những căn bệnh chịu tác hại nghiêm trọng của tình trạng này.
Xem chi tiết...


<b>2. Bệnh đường hô hấp</b>


Khi bị lạnh quá, hoặc bị lạnh trong thời gian lâu có thể bị hạ thân nhiệt dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hơn mê
thậm chí tử vong. Viêm đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang, viêm tai; viêm đường hô hấp dưới như viêm
phế quản, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do nhiễm khuẩn phế quản, viêm phổi là những bệnh lý rất
thường gặp khi thời tiết lạnh.


Xem chi tiết...



<i><b>3. Cận thị</b></i> (thường gặp)


<b>Cảnh báo: Hiện nay tỷ lệ cận thị ở trẻ em có nơi lên đến trên 80%, tỷ lệ này rơi vào học sinh giai đoạn tiểu học là</b>
chủ yếu.


<b>Nguyên nhân: Tật cận thị ở học sinh xuất hiện do cúi gần bàn, đọc và viết trong điều kiện khơng đủ ánh sáng,</b>
kích thước bàn ghế khơng phù hợp. Bệnh thường được phát hiện muộn khi trẻ đọc sai chữ hoặc ảnh hưởng đến
kết quả học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Trong trường học cần phòng tránh các bệnh về mắt cho trẻ bằng cách:Xây dựng phòng cho trẻ đúng tiêu</b>
chuẩn vệ sinh và đủ ánh sáng; kích thước bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc của trẻ; sách giáo khoa in chữ to,
thẳng, rõ ràng; tránh cho trẻ nhìn tập trung lâu, cần 10 – 15 phút giải lao sau các giờ tập đọc, tập viết, hội họa…;
Giáo viên phải đặc biệt chú ý rèn đúng tư thế cho trẻ…; tăng cường cho trẻ chơi ngoài trời…


<b>4. Chảy máu cam</b>


Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương tiếp nhận hàng chục ca chảy máu mũi (hay còn gọi
là chảy máu cam) ở trẻ nhỏ, nhưng chỉ có 6% cần được điều trị ở bệnh viện. Chảy máu cam tuy ít nguy hiểm đến
tính mạng, nhưng dễ làm bệnh nhân và người nhà hốt hoảng, lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chảy
máu cam. Giới y học đã xếp thành các nhóm để tiện xử lý.


Xem chi tiết...


<i><b>5. Cong vẹo cột sống</b></i> (thường gặp)


Trẻ ở độ tuổi đi học đã phát triển khá hoàn chỉnh về thể chất và vận động; nhưng dây chằng cột sống ở giai đoạn
này chưa ổn định, còn lỏng lẻo dễ gây biến dạng theo tư thế.


<b>Nguyên nhân: Tư thế ngồi học không đúng, ngồi lệch nghiêng một bên là nguyên nhân hàng đầu gây vẹo cột</b>


sống ở trẻ đi học. Một nguyên nhân nữa là bàn ghế trong lớp khơng đúng kích thước, độ chênh lệch giữa bàn và
ghế quá lớn khiến trẻ phải cúi khom một thời gian dài, gây gù lưng. Việc xách cặp sách quá nặng lúc đi học cũng
ảnh hưởng nhiều, gây đau vai, vẹo cột sống.


<b>Triệu chứng: Bệnh thường khơng có triệu chứng trong giai đoạn sớm. Việc bị vẹo cột sống từ lứa tuổi nhỏ sẽ ảnh</b>
hưởng đến sự phát triển của cơ thể, về lâu dài có các dấu hiệu hay đau lưng, tay hay vai lệch một bên, bước đi
khập khiễng và dễ bị bệnh thối hóa cột sống.


Một số kết quả nghiên cứu trong nước đã công bố cho thấy 100% trẻ em đi học có tình trạng vẹo cột sống nhẹ
trong đó tỷ lệ bệnh vẹo cột sống rõ ở học sinh tiểu học là 30,8%.


<i><b>6. Hen</b></i> (thường gặp)


<b>Nguyên nhân: Là một bệnh dị ứng làm cho phế quản sản xuất histamin, gây co cơ trơn ở các phế quản nhỏ, làm</b>
hẹp đường dẫn khí nên khó thở, có thể dẫn đến ghẹt thở gây tử vong.


<b>Triệu chứng: hay gặp là cơn khó thở. Trẻ kêu mệt, đột ngột ho nhiều, thở khị khè, thở rít, thở ngắn hơi, cổ co rút</b>
lại. Một số trẻ chỉ ho khan về đêm, ngủ không ngon giấc. Nếu không chữa trị hoặc điều trị khơng đúng mức, cơn
khó thở nặng lên làm trẻ tím tái, suy hơ hấp hoặc tái phát nhiều lần. Đã có những trường hợp tử vong trước khi
đến bệnh viện do khơng biết xử trí tại nhà. Có trẻ phải ở lại lớp mấy năm liền do thường xuyên nghỉ học.


<b>Để phòng ngừa cơn hen: Thay, giặt khăn trải giường, áo gối hàng tuần để tránh nấm mốc bụi nhà; tránh các</b>
thức ăn gây dị ứng cho trẻ như trứng, đồ biển; tránh cho trẻ hít phải bụi, khói thuốc, khói nhang, mùi thơm nước
hoa; khơng ni mèo, chó, chim trong nhà; chữa trị tốt những bệnh viêm nhiễm hô hấp trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Nhiễm giun đường ruột là tình trạng khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong vùng nhiệt đới, do khí hậu
nóng ẩm, tập qn ăn uống, vệ sinh mơi trường kém. Hậu quả của nhiễm giun đường ruột làm cho trẻ biếng ăn,
chậm lớn, suy dinh dưỡng và thiếu máu.


Xem chi tiết...


<b>8. Nhiễm trùng tiểu</b>


Nhiễm trùng tiểu là do vi trùng gây ra khi chúng xâm nhập vào nước tiểu. Hầu hết là do những vi trùng bình
thường khơng gây hại gì khi ở trong ruột, nhưng chúng có thể gây nhiễm trùng một khi chúng xâm nhập vào
những cơ quan khác của cơ thể. Một số vi trùng nằm xung quanh hậu môn sau khi đại tiện, đôi khi chúng có thể
băng qua niệu đạo vào bàng quang. Các vi trùng này vào nước tiểu sinh sản nhanh chóng và gây nhiễm trùng
tiểu. Nhiễm trùng thường chỉ ở bàng quang gọi là viêm bàng quang, nhưng chúng có thể đi cao hơn lên thận gây
viêm thận. Nhiễm trùng nước tiểu thường được gọi chung là nhiễm trùng tiểu. Khoảng 1 trong 20 trẻ em trai và
hơn 1 trong 10 trẻ em gái có ít nhất một lần bị nhiễm trùng tiểu khi chúng đến tuổi 16.


Xem chi tiết...


<b>9. Rối loạn sức khỏe - Tâm thần</b>


Giống như người lớn, trẻ em có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến suy nghĩ, cảm xúc
và hành động. Những vấn đề sức khỏe tâm thần nặng có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập, dẫn đến những
xung đột gia đình, lạm dụng thuốc, bạo lực và thậm chí là tự tử. Do đó các bậc làm cha mẹ cần phải biết để giúp
trẻ có một sức khỏe tâm thần lành mạnh.


Xem chi tiết...


<b>10. Sâu răng - Viêm lợi</b>


Cho đến nay, bệnh răng miệng hay gặp nhất ở tuổi học đường là bệnh sâu răng sữa và viêm lợi. Sâu răng sữa
xuất hiện ở trẻ chưa hoặc bắt đầu thay sang răng vĩnh viễn, đây là lứa tuổi bắt đầu đến trường ( lớp 1). Tình trạng
sâu răng sữa cũng có thể xuất hiện trước khi trẻ đến trường với biểu hiện nhiều răng bị “sún”. Khi chưa thay răng,
răng sữa của trẻ thường chỉ có 20 chiếc. Đặc điểm của răng sữa là kết cấu không bền vững, mềm và dễ bị tác
động của vi khuẩn trong miệng, do vậy răng sữa rất hay bị sâu. Nếu không được điều trị tốt, răng sữa bị sâu sẽ
lây lan nhanh sang các răng lành khác và là điều kiện thuận lợi làm cho các răng vĩnh viễn mọc sau đó tiếp tục
mắc phải căn bệnh này.



Xem chi tiết...


<i><b>11. Thấp khớp - Thấp tim</b></i>


Phần trình bày của bác sĩ: hf/cnsk/benh/11_thaptim.wmv


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Xem chi tiết...


<i>12. Viêm amiđan cấp (thường gặp)</i>


Từ 6 đến 14 tuổi, tổ chức amiđan phì đại nhiều gấp đơi so với người lớn nên trẻ dễ bị viêm amiđan cấp. Nếu
không được điều trị và chăm sóc thích hợp, bệnh sẽ tái phát thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến học tập.
<b>Nguyên nhân: do virus hoặc vi trùng gây ra. Bệnh xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột hay do môi trường bị ô</b>
nhiễm bởi bụi, khói, thuốc lá. Viêm amiđan hay gặp hơn ở trẻ có sức đề kháng kém hoặc có ổ viêm nhiễm ở họng
như sâu răng, viêm lợi, viêm xoang. Nếu được điều trị thích hợp, trẻ sẽ khỏi bệnh sau 1 tuần. Nhiều trường hợp
viêm amiđan do vi trùng không được chữa trị đúng đã gây những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp,
viêm khớp, thấp tim.


<b>Triệu chứng: Khi bị viêm amiđan, trẻ có triệu chứng đột ngột sốt cao, mệt mỏi, đau họng khi nuốt, hơi thở hôi.</b>
Hạch cổ thường sưng đau. Do bị đau họng nên trẻ chán ăn. Nếu viêm nhiễm lan xuống dưới, trẻ sẽ ho đờm. Khi
trẻ há to miệng sẽ thấy 2 amiđan sưng to, đỏ, có chấm mủ trắng.


</div>

<!--links-->
Nghiên cứu châm cứu điều trị một số bệnh thường gặp ở gia súc
  • 115
  • 983
  • 0
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×