Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.07 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC LỚP: 3 . TIẾT THỨ: 53. TUẦN: 27. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH. Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh. S: 025, V: 106, (-4). I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. Giáo dục lòng yêu hòa bình, biết yêu thương mọi người. II/ CHUẨN BỊ: Hát chuẩn xác bài Tiếng hát bạn bè mình. Đàn Organ, thanh phách, song loan, bảng phụ ghi bài hát. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Tiếng hát bạn bè mình. + Giới thiệu bài: Tuổi thơ luôn mơ ước được sống trong hòa bình, thế giới không có chiến tranh và cuộc đời vang lên tiếng hát. Nội dung đó được thể hiện trong bài Tiếng hát bạn bè mình của tác giả Lê Hoàng Minh sáng tác. Bài hát tính chất âm nhạc vui tươi, sinh động. GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. Gọi một vài HS đọc lời ca theo âm hình tiết tấu. GV dạy cho HS hát từng câu ngắn theo lối móc xích.Chú ý hướng dẫn HS hát đúng những tiếng có độ ngân dài bằng 2 phách rưỡi và 5 phách ở tiếng cuối cùng của bài hát. Sau khi bày xong, cho HS luyện tập theo nhóm và cá nhân. 2/ Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm GV vừa hát vừa vỗ tay theo phách , theo tiết tấu lời ca cho HS xem. Trong không gian bay bay một hành tinh thân ái Theo phách: x x xx x x xx Theo tiết tấu: x x x x x x x x x x GV cho HS vừa hát vừa gõ tiết tấu theo 2 kiểu trên cho 4 tổ. Mỗi tổ hát xong GV nhận xét ngắn gọn. + GV cho HS đứng hát và nhún nhịp nhàng theo nhịp. Cho 1 vài HS khá vừa hát vừa nhún chân theo nhịp biểu diễn trước lớp cho HS xem. GV nhận xét và tuyên dương nhóm nào thực hiện tốt. GV hướng dẫn HS hát đối đáp theo dãy hoặc chọn 2 em hát tốt nhất của 2 dãy để hát. Từ câu 1 đến câu 6 cho các em hát đối đáp. Từ câu 8 đến câu 16 cả lớp cùng hát và hát lại 2 câu cuối cùng để kết thúc bài. 3/ Hoạt động 3: Dặn dò. - Vừa rồi các em được học hát bài gì? Tiếng hát bạn bè mình. - Nhạc và lời của ai? Lê Hoàng Minh. - Qua nội dung bài hát các em cần thể hiện điều gì? Thể hiện lòng thân ái với bạn bè trong lớp, yêu thương và giúp đỡ những người bất hạnh trong cuộc sống.Yêu chuộng cuộc sống hòa bình. Về nhà các em tập thêm để thuộc bài hát và chuẩn bị 1 vài động tác đơn giản minh họa cho bài..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tiết sau ta học ôn bài này. __________________________________________ GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP: 3 . TIẾT THỨ: 54. TUẦN: 27. BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH. Nội dung: Ôn luyện bài hát Tiếng hát bạn bè mình. GV đàn lại giai điệu cho HS nghe , sau đó các em hòa giọng hát theo 2 lần. - Cho HS luyện tập theo nhóm: Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca. - Từng dãy hát và các dãy còn lại gõ đệm theo nhịp, phách. - Cho HS hát đối đáp, hòa giọng . GV chia lớp thành 2 dãy. Hát đối đáp: + Dãy A: Trong không .......................thân ái. + Dãy B: Một lời mẹ...........................giấc say. + Dãy A: Một đàn chim......................hiền lành. + Dãy B: Một chồi non........................lá cành. Cả lớp cùng hát ( Bay lên................tinh này) kết hợp gõ đệm theo phách và gõ đệm theo nhịp. * Hát kết hợp vận động phụ họa. GV hướng dẫn HS từng động tác và làm mẫu cho HS thấy, sau đó HS làm theo. - Động tác 1:(câu1 và 2). Chân phải bước sang phải đồng thời nâng 2 bàn tay hướng về phía trước quay người sang phải, rồi sang trái. Sau đó lặp lại động tác trên nhưng đổi hướng. - Động tác 2: (câu 3 và 4). Hai tay giang ngang làm động tác như chim vỗ cánh bay, chân nhún nhip nhàng theo nhịp. - Động tác 3:(câu 5 và 6). Hai HS xoay mặt đối diện nhau, vỗ tay, nghiêng sang phải, nghiêng sang trái, chân nhún theo nhịp 2. - Động tác 4:(câu7 và 8). Hai HS nắm tay nhau đung đưa, rồi buông tay giơ cao và lắc bằng cổ tay. Cho các em tập nhiều lần cho nhuần nhuyễn động tác. - Cho từng nhóm HS lên biểu diễn trước lớp, hoặc cho trình bày theo hình thức các nhân. + Trong khi HS trình bày biểu diễn thi đua GV nhận xét và ghi điểm. GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. TIẾT THỨ: 28. BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH. TẬP KỂ KHUÔNG NHẠC VÀ VIẾT KHÓA SON. I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Hát kết hợp với vận động phụ họa và tập biểu diễn bài hát. Biết kẻ khuông nhạc và viết đúng khóa son. II/ CHUẨN BỊ: Một số động tác phụ họa theo nội dung bài hát.. LỚP: 3 . TUẦN: 28..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đàn Organ, nhạc cụ gõ, bảng phụ chép sẵn khuông nhạc và khóa son. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Tiếng hát bạn bè mình. GV đàn lại giai điệu cho HS nghe , sau đó các em hòa giọng hát theo 2 lần. - Cho HS luyện tập theo nhóm: Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca. - Cho HS hát đối đáp, hòa giọng . GV chia lớp thành 2 dãy. Hát đối đáp: + Dãy A: Trong không .......................thân ái. + Dãy B: Một lời mẹ...........................giấc say. + Dãy A: Một đàn chim......................hiền lành. + Dãy B: Một chồi non........................lá cành. Cả lớp cùng hát ( Bay lên................tinh này) kết hợp gõ đệm theo phách và gõ đệm theo nhịp. 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa. GV hướng dẫn HS từng động tác và làm mẫu cho HS thấy, sau đó HS làm theo. - Động tác 1:(câu1 và 2). Chân phải bước sang phải đồng thời nâng 2 bàn tay hướng về phía trước quay người sang phải, rồi sang trái. Sau đó lặp lại động tác trên nhưng đổi hướng. - Động tác 2: (câu 3 và 4). Hai tay giang ngang làm động tác như chim vỗ cánh bay, chân nhún nhip nhàng theo nhịp. - Động tác 3:(câu 5 và 6). Hai HS xoay mặt đối diện nhau, vỗ tay, nghiêng sang phải, nghiêng sang trái, chân nhún theo nhịp 2. - Động tác 4:(câu7 và 8). Hai HS nắm tay nhau đung đưa, rồi buông tay giơ cao và lắc bằng cổ tay. Cho các em tập nhiều lần cho nhuần nhuyễn động tác. - Cho từng nhóm HS lên biểu diễn trước lớp, hoặc cho trình bày theo hình thức các nhân. + Trong khi HS trình bày biểu diễn thi đua GV nhận xét và ghi điểm. 3/ Hoạt động 3: Tập kẻ khuông nhạc và viết khóa son. - GV yêu cầu mỗi em kẻ 2 khuông nhạc, mỗi khuông cách nhau 3 dòng hoặc 3 ô. Trên mỗi khuông viết 5 khóa son cách đều nhau. - GV có thể nhắc các em không biết kẻ thì nhìn vào khuông nhạc có trong sách hát của mình.. GV nhận xét cách kẻ và viết của các em HS, và có thể kẻ mẫu khóa son vào vở của 1 số em HS. Tiết sau chúng em học tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc..
<span class='text_page_counter'>(4)</span>