Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở QUẢNG NINH.TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.28 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Ngơ Quang Duy

PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HĨA
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 9319042

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Hà Nội, 2020


Cơng trình được hồn thành tại:
VIỆN VĂN HĨA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đỗ Cẩm Thơ
TS. Đỗ Thị Thanh Hoa

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện
Họp tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Số 32, phố Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
Vào hồi ……giờ,…… ngày …… tháng …… năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là cơ sở tiền đề, tạo môi trường cho du lịch phát triển.
Du lịch văn hóa gắn với các giá trị di sản văn hóa đã, đang và sẽ ln
là xu hướng quan trọng trong nhu cầu của các thị trường khách du lịch.
Du lịch văn hóa khơng chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, hỗ trợ sinh kế
cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương
mà còn thúc đẩy việc bảo vệ kho tàng văn hóa của quốc gia, tăng cường
sự hiểu biết và tôn trọng sự giao thoa các nền văn hóa, tạo hiệu ứng tích
cực quảng bá, phổ biến nền văn hóa của đất nước ra thế giới. Du lịch văn
hóa kích thích niềm tự hào lịch sử dân tộc của mỗi người dân, mỗi du
khách, làm tăng sự tôn trọng và hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau,
thúc đẩy hịa bình và hiểu biết. Ở góc độ ngược lại, khơng có sự phát
triển của du lịch văn hóa, nhiều giá trị di sản văn hóa sẽ gặp khó khăn
khơng nhỏ, suy giảm và biến mất trong q trình phát triển đơ thị, công
nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội và những áp lực khác.
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã có những bước phát
triển mạnh mẽ, được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng

khách du lịch quốc tế cao trên thế giới (2018 xếp hạng thứ 3 theo
đánh giá của UNWTO). Năm 2018, ngành du lịch đón được 15,5
triệu lượt khách du lịch quốc tế, 80 triệu khách du lịch nội địa. Tổng
thu từ khách du lịch khoảng 637 nghìn tỷ đồng, tương đương 27,2 tỷ
USD, đóng góp khoảng 8,39% vào GDP.
Nằm ở vị trí địa đầu của Tổ quốc, Quảng Ninh có lợi thế nổi bật
về tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo và hấp dẫn du khách không
chỉ bởi Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long được du khách năm
châu biết đến với hai lần được UNESCO vinh danh các giá trị ngoại
hạng về thẩm mỹ, giá trị địa chất – địa mạo mà Quảng Ninh còn hấp


4
dẫn du khách bởi giá trị văn hóa chứa đựng bên trong di sản thiên
nhiên ấy cùng hệ thống nhiều di sản văn hóa khác mà điển hình như
quần thể di tích và danh thắng Yên Tử. Là vùng đất cổ, Quảng Ninh
được xem như một trong những cái nôi của văn hoá Việt Nam. Các di
chỉ khảo cổ học, các thư tịch cổ sưu tầm được đã minh chứng rõ điều
này. Quảng Ninh có hơn 20 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc là một nét
văn hoá riêng biệt. Lịch sử phát triển đã mang lại cho Quảng Ninh
kho tàng các di tích lịch sử - văn hố, các kiến trúc độc đáo; phong
tục, tập quán, tín ngưỡng, vốn văn hoá dân gian và một số hệ thống lễ
hội dân gian đặc sắc. Tất cả đã tạo nên sự phong phú, đa dạng đậm
bản sắc văn hóa của vùng đất, vùng biển địa đầu Đông Bắc đất nước.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua du lịch Quảng Ninh hầu
như mới chỉ tập trung ở việc phát huy giá trị các tài nguyên tự nhiên
để phát triển sản phẩm du lịch. Rất nhiều các giá trị DSVH dường
như còn bị bỏ ngỏ. Các sản phẩm du lịch, đặc biệt là những sản
phẩm du lịch đặc thù với hàm lượng văn hóa cao chưa được quan
tâm đầy đủ với những luận chứng khoa học thuyết phục. Đây là một

trong những nguyên nhân quan trọng làm cho du lịch Quảng Ninh
phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu phát triển du lịch được triển
khai và công bố, tuy nhiên trên thực tế vẫn tập trung chủ yếu vào
phát huy các giá trị thiên nhiên, nhất là di sản thiên nhiên thế giới
vịnh Hạ Long. Trong khi đó các giá trị DSVH hồn tồn có khả năng
tạo nên sức hấp dẫn du lịch, có thể khai thác làm đa dạng hóa sản
phẩm du lịch, mang đến nhiều trải nghiệm cho du khách khi đến với
Quảng Ninh, lại gần như chưa được nghiên cứu bài bản trong cơng
trình nào cho đến thời điểm hiện tại.
Xuất phát từ những lý do trên, NCS lựa chọn đề tài Phát huy


5
giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch ở Quảng Ninh để
nghiên cứu trong khuôn khổ một luận án, với mong muốn các kết quả
nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển
du lịch trên cơ sở phát huy hiệu quả giá trị của DSVH.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và
thực tiễn về phát huy giá trị DSVH trong phát triển du lịch, cụ thể
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy
giá trị DSVH trong phát triển du lịch để Quảng Ninh thực sự là điểm
đến hấp dẫn, là địa bàn trọng điểm của du lịch Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1) Hệ thống hóa các khái niệm và
cơ sở lý luận về DSVH và phát huy giá trị DSVH trong phát triển du
lịch; 2) Phân tích và đánh giá thực trạng phát huy giá trị DSVH trong
phát triển du lịch ở một số địa bàn điển hình tại tỉnh Quảng Ninh, từ
đó làm rõ bức tranh phát huy giá trị DSVH trong phát triển du lịch
toàn tỉnh; 3) Đề xuất giải pháp nhằm phát huy giá trị DSVH ở Quảng

Ninh trong phát triển du lịch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của
luận án là việc phát huy giá trị các DSVH có ý nghĩa trong phát triển
du lịch ở Quảng Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu toàn diện nội hàm phát huy giá trị
DSVH trong phát triển du lịch với lựa chọn khảo sát hai trường hợp đặc
thù: quần thể di tích và danh thắng n Tử và vùng văn hóa Hạ Long.
- Về khơng gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các DSVH ở Quảng
Ninh với hai trường hợp điển hình là quần thể di tích và danh thắng
n Tử và vùng văn hóa Hạ Long (Khảo sát thực tế trên vịnh Hạ Long


6
gồm 3 địa điểm: hang Trống, hang Bồ Nâu, động Mê Cung).
- Về thời gian: Các nghiên cứu hiện trạng tập trung trong thời
gian từ 2011 – 2017; Các đề xuất giải pháp và kiến nghị của luận án
hướng đến dự báo cho 2025, tầm nhìn 2030 phù hợp với giai đoạn phát
triển được đề ra trong các văn bản từ trung ương đến địa phương.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu 1: DSVH và phát triển du lịch có mối
quan hệ với nhau như thế nào? Giả thuyết: Là mối quan hệ hai chiều, có
tác động qua lại với nhau.
Câu hỏi nghiên cứu 2: Các DSVH ở Quảng Ninh đang được phát
huy trong phát triển du lịch như thế nào? Giả thuyết: DSVH ở Quảng
Ninh, qua khảo sát quần thể di tích và danh thắng Yên Tử và vùng văn
hóa Hạ Long đang được phát huy đúng hướng song còn nhiều hạn chế
về khả năng phát huy giá trị DSVH trong phát triển du lịch.
Câu hỏi nghiên cứu 3: Làm thế nào để phát huy hơn nữa giá trị

của DSVH trong phát triển du lịch ở Quảng Ninh? Giả thuyết: Giải
pháp cần được tiếp cận trên cả hai hướng: bảo tồn DSVH và phát
triển du lịch, trong đó nền tảng là sự phát triển bền vững của di sản
và cộng đồng địa phương.
5. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tiếp cận
Đề tài chủ yếu sử dụng cách tiếp cận của quản lý văn hóa
thơng qua tiếp cận nghiên cứu văn bản quản lý và các bên liên quan
đến đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài cũng vận dụng các tri
thức tiếp cận liên ngành của văn hóa học, xã hội học, du lịch học,
dân tộc học… để thực hiện song hành và có kết nối trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.


7
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng hệ thống các phương pháp thu thập và xử lý dữ
liệu. Trong đó, phương pháp thu thập dữ liệu gồm: phương pháp
nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát tham dự, phương pháp
phỏng vấn sâu, phương pháp điều tra bảng hỏi.... Phương pháp xử lý
dữ liệu gồm: phương pháp xử lý dữ liệu định tính và phương pháp xử
lý dữ liệu định lượng.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về DSVH và phát triển du
lịch giúp hoàn thiện hệ thống lý luận về vấn đề này; 2) Đóng góp cơ
sở lý luận cho việc đánh giá tài nguyên du lịch dựa vào các giá trị
DSVH tại địa phương; 3) Vận dụng lý thuyết về bảo tồn và phát huy
các DSVH trong mối quan hệ với phát triển du lịch vào thực tiễn hoạt
động du lịch ở Quảng Ninh từ đó đóng góp lại vào lý luận của khoa

học chuyên ngành.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
1) Kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà quản lý văn hóa và
du lịch ở địa phương có được thêm tài liệu tham khảo một cách đầy
đủ và có hệ thống về phát huy DSVH trong phát triển du lịch; 2) Các
đề xuất về giải pháp phát huy giá trị các DSVH trong phát triển du
lịch ở Quảng Ninh là thông tin, tài liệu tham khảo tốt cho các nhà
quản lý, hoạch định chính sách cũng như cho chính các nhà đầu tư,
doanh nghiệp du lịch trong quá trình định hướng, quản lý khai thác
phát triển du lịch, sản phẩm du lịch.
7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu (7 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham
khảo (10 trang), Phụ lục (36 trang), nội dung luận án gồm 3 chương:


8
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về
phát huy trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch (47 trang);
Chương 2. Đánh giá khả năng phát huy giá trị di sản văn hóa
trong phát triển du lịch ở Quảng Ninh (49 trang);
Chương 3. Đề xuất giải pháp phát huy giá trị di sản văn hóa trong
phát triển du lịch ở Quảng Ninh (38 trang).
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về phát huy giá trị di sản
văn hóa
Tổng quan về tình hình nghiên cứu cho thấy DSVH đã được

đông đảo giới học giả trong và ngoài nước quan tâm từ rất sớm. Vấn
đề xác định DSVH là gì và vai trị giá trị của chúng cho đến nay gần
như đã được thừa nhận ở rất nhiều cơng trình theo định hướng của
UNESCO. Sự tranh luận sôi nổi đang dành cho vấn đề quản lý, bảo
tồn và phát huy giá trị của các DSVH trong đời sống hiện nay. Có rất
nhiều biện pháp được đưa ra trong từng lĩnh vực cụ thể với từng loại
hình DSVH khác nhau. Các biện pháp này thực chất là sự cụ thể hóa
quan điểm tiếp cận của các nhà nghiên cứu. Và chính ba quan điểm
mà Ashworth đưa ra trong các nghiên cứu của mình đã trở thành định
hướng cho việc xây dựng các biện pháp quản lý, bảo tồn cụ thể. Thực
tế cho thấy, hướng tiếp cận theo quan điểm bảo tồn phát triển trên cơ
sở khai thác, phát huy giá trị của DSVH phục vụ đời sống đương đại
đang là xu hướng được nhiều học giả đi theo trong những năm gần


9
đây và cịn nhiều mảng khuyết trống.
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về đánh giá và phát huy
giá trị của tài nguyên văn hóa trong phát triển du lịch
Hệ thống các cơng trình nghiên cứu về phát triển du lịch đã cung
cấp cho luận án một cơ sở lý thuyết chắc chắn và khá toàn diện, song ở
hướng tiệm cận nhất với đề tài là đánh giá tài nguyên du lịch thì hầu
như các cơng trình đều dành sự tập trung hướng tới tài nguyên du lịch
tự nhiên. Các tiêu chí đánh giá tài nguyên được xây dựng chủ yếu áp
dụng cho tài nguyên du lịch tự nhiên. Việc đánh giá tài nguyên văn
hóa, cụ thể là các DSVH trong phát triển du lịch vẫn còn là hướng đi
bỏ ngỏ, là khoảng trống nghiên cứu để đề tài có cơ hội san đầy như
một đóng góp cho lý thuyết và thực tiễn về phát huy giá trị DSVH.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa
quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch

Hầu hết các cơng trình nghiên cứu và các đóng góp ý kiến trong
các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học có liên quan tới di sản văn hóa
và phát triển du lịch ở nước ta trong hơn chục năm vừa qua mới dừng
lại ở việc khẳng định mối liên hệ hữu cơ giữa hai đối tượng này (tác
động của du lịch, khai thác di sản văn hóa cho phát triển du lịch,...)
và bỏ ngỏ việc nghiên cứu sâu về mối quan hệ phức tạp, năng động,
biến đổi liên tục và chịu tác động của nhiều yếu tố đặc trưng về di
sản, con người và vùng miền này ở các điểm di sản văn hóa nói
chung trên cả nước và ở các điểm di sản lớn, đặc biệt và phức tạp như
ở Hội An, Huế, Hà Nội, Quảng Ninh... thì lại càng thiếu.
1.1.4. Những cơng trình nghiên cứu về di sản văn hóa và phát
triển du lịch ở Quảng Ninh
Cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu về DSVH ở


10
Quảng Ninh một cách hệ thống, trên một quy mô rộng theo hướng
đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch theo các tiêu chí đặc
thù của chuyên ngành du lịch. Bởi vậy, nhiệm vụ của đề tài là tiếp tục
san đầy những khoảng trống trước đó và tìm tịi hướng đi mới dưới
góc độ: (1) Xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá khả năng phát
huy DSVH trong phát triển du lịch; (2) Đánh giá thực trạng phát huy
hệ thống DSVH ở Quảng Ninh theo các nhóm tiêu chí đã xây dựng;
(3) Đề xuất giải pháp để phát huy giá trị các DSVH trong phát triển
du lịch của địa phương.
1.2. Cơ sở lý luận về phát huy giá trị di sản văn hóa trong
phát triển du lịch
1.2.1. Lý thuyết về quản lý di sản văn hóa
1.2.1.1. Các quan điểm lý thuyết về quản lý di sản văn hóa
Theo lịch sử phát triển của khái niệm “di sản” thì các quan điểm

lý thuyết về quản lý di sản cũng có tiến trình riêng của nó. Trong
nghiên cứu của mình, tác giả Bùi Hồi Sơn đã tổng hợp các cơng
trình nghiên cứu trong và ngồi nước, đặc biệt là nghiên cứu của
Ashworth (1997) để đưa ra ba quan điểm quản lý di sản văn hóa như
sau: 1) Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn; 2) Quan điểm bảo tồn kế
thừa; 3) Quan điểm bảo tồn phát triển.
1.2.1.2. Phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch
nhìn từ lý thuyết quản lý di sản
DSVH hồn tồn có thể được quản lý bằng cách khai thác, phát
huy chúng để tạo ra các giá trị văn hóa mới. Điều này hoàn toàn phù hợp
với quan điểm bảo tồn phát triển của Ashworth được nêu ra ở trên.
Trường hợp của luận án, quản lý DSVH bằng cách coi di sản văn hóa là
tài nguyên du lịch văn hóa, là trọng tâm để tạo ra các sản phẩm du lịch


11
độc đáo, đem đến những trải nghiệm văn hóa mới cho du khách.
1.2.2. Lý thuyết về phát triển du lịch
1.2.2.1. Phát triển du lịch
Bản chất của phát triển du lịch chính là giải quyết mối quan hệ
biện chứng giữa cung và cầu trong du lịch.
1.2.2.2. Phát triển du lịch dựa vào phát huy giá trị di sản văn hóa
DSVH có vai trò to lớn trong phát triển du lịch. Việc coi DSVH
là nguồn lực trong phát triển du lịch là một xu hướng tất yếu trong
chiến lược phát triển nói chung, trong cơng tác quản lý văn hóa nói
riêng. Khi đưa DSVH vào khai thác phục vụ phát triển du lịch thì
cơng tác quản lý văn hóa phải hướng đến mục tiêu mà phát triển du
lịch đặt ra.
1.2.3. Mối quan hệ giữa quản lý di sản và phát triển du lịch
Nếu nhìn nhận “quản lý di sản” và “phát triển du lịch” là hai

hiện tượng ln có sự tương tác lẫn nhau, thì trước hết cần xét đến
kết quả của sự tương tác này trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
Việc lựa chọn nguồn lực nào giúp mang lại hiệu quả cho phát
triển du lịch không hề đơn giản. Có thể thấy, hiện nay du lịch văn hóa
chưa được quan tâm đúng mức. Trong thực tế, sự phát triển của du
lịch văn hóa cần thiết phải nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn. Tuy nhiên,
du lịch văn hóa là một vấn đề có 2 mặt trái, phải của q trình quản
lý di sản văn hóa. Một mặt, nhu cầu gia tăng của khách du lịch là cơ
hội để mở rộng hoạt động bảo tồn. Mặt khác, mức độ tham quan
tăng, lạm dụng, sử dụng không phù hợp và thương mại hóa di sản là
mối đe dọa thực sự đối với tính tồn vẹn và trong trường hợp đặc
biệt, mối đe dọa đến sự sống còn của di sản.


12
Do đó, sự phát triển du lịch văn hóa và vấn đề quản lý di sản
văn hóa ln phải đặt song song với nhau.
1.2.4. Cơ sở đánh giá khả năng phát huy giá trị di sản văn hóa
trong phát triển du lịch
Đánh giá tài nguyên du lịch là quá trình thu thập, xử lí thơng tin
để đưa ra những nhận định về khả năng khai thác, phục vụ mục đích
du lịch của một đối tượng, một loại tài nguyên nào đó.
Để lượng hóa đánh giá tiềm năng phát huy giá trị DSVH trong
phát triển du lịch, luận án thực hiện các bước cơ bản sau: 1) Xây
dựng thang đánh giá gồm việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá, khoanh
vùng các chỉ tiêu cùng nhóm theo mục đích và xác định các cấp bậc
của từng chỉ tiêu dựa trên mức độ quan trọng của nó; 2) Tiến hành
đánh giá; 3) Đánh giá kết quả tổng hợp.
Luận án lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá khả năng phát huy giá trị
DSVH trong phát triển du lịch với 2 nhóm: 1) Nhóm chỉ tiêu cấp 1

gồm: tính hấp dẫn, tính kết nối và khả năng bảo tồn dùng để đánh giá
khả năng thu hút du khách của DSVH [bảng 1.1,1.2 - tr.51,52]; và 2)
Nhóm chỉ tiêu cấp 2 gồm: thời gian tổ chức, vị trí, tính an tồn, cơ sở
hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, sức chứa khách du lịch dùng để
đánh giá khả năng cung ứng của điểm du lịch có DSVH [bảng
1.3,1.4- tr.54,55]. Tương ứng với kết quả của 2 nhóm chỉ tiêu ta có
bảng đánh giá khả năng khai thác du lịch của điểm du lịch có di sản
văn hóa [bảng 1.5,1.6 - tr.55].
Tiểu kết
Xác định được mối quan hệ biện chứng giữa phát huy DSVH và
phát triển du lịch giúp khẳng định hướng đi đúng đắn của cơng trình
nghiên cứu khi đặt ra vấn đề quản lý DSVH trong bối cảnh hội nhập
của đất nước hiện nay. Luận án đề xuất hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu


13
đánh giá DSVH phục vụ phát triển du lịch. Hệ thống này được sử
dụng để đánh giá 2 nhóm chỉ tiêu chính: (1) Nhóm chỉ tiêu đánh giá
khả năng thu hút khách; (2) Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng cung
ứng của điểm du lịch có DSVH. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá này là cơ
sở để luận án áp dụng đánh giá các DSVH tại tỉnh Quảng Ninh được
triển khai các nội dung tiếp theo.
Chương 2
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở QUẢNG NINH
2.1. Tổng quan về di sản văn hóa Quảng Ninh và thực trạng
phát triển du lịch Quảng Ninh
2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh nằm ở phía Đơng Bắc Bộ, phía Bắc giáp Trung Quốc
với 118,8 km đường biên giới; phía Đơng giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây

giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp thành
phố Hải Phịng. Quảng Ninh là địa phương có tài nguyên du lịch đặc sắc
vào bậc nhất của cả nước. Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hố
lâu đời. Con người và xã hội Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sự
thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng, có truyền thống
cách mạng của giai cấp cơng nhân Vùng Mỏ. Trong thời gian qua đã thu
hút được lượng khách du lịch lớn đến với vùng đất này.
2.1.2. Tổng quan về di sản văn hóa ở Quảng Ninh
DSVH ở Quảng Ninh rất đa dạng và phong phú với 22 tộc
người, di sản đậm đặc ở hầu hết các địa bàn trong tỉnh. Tỉnh Quảng
Ninh hiện có 613 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;
trong đó có 5 khu di tích quốc gia đặc biệt, 53 di tích xếp hạng cấp
quốc gia, 82 di tích xếp hạng cấp tỉnh và 473 di tích kiểm kê, phân


14
loại. Căn cứ vào các giá trị được đánh giá, giai đoạn 2009-2018, đã
có 52 di tích được xếp các cấp (5 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 7
di tích xếp hạng cấp quốc gia, 40 di tích xếp hạng cấp tỉnh).
Văn hóa Hạ Long: Nét văn hố đặc trưng của người cổ Hạ Long
chính là cơng cụ đá và đồ gốm. Khu vực vịnh Hạ Long hiện nay là
nơi lưu giữ nhiều dấu tích nhất của văn hóa Hạ Long cổ xưa. Trong
số những di tích khảo cổ ở trên vịnh, Hang Trống, Hang Bồ Nâu và
Động Mê Cung là 3 địa điểm có dấu tích văn hóa cổ tiêu biểu của nền
văn hóa Soi Nhụ - Hạ Long xưa.
Quần thể di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử: là nơi hình
thành, ra đời và phát triển của Trung tâm Phật giáo Thiền Tông thuần
Việt, do người Việt trực tiếp sáng lập ra. Là nơi hội tụ của các cơng
trình kiến trúc cổ kính do các tăng, ni, Phật tử và triều đình phong
kiến của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn kế tiếp nhau xây dựng, tu bổ

và tơn tạo. Những cơng trình này đã phản ánh khá rõ nét sự phát triển
của kiến trúc, mỹ thuật, điêu khắc, tiêu biểu cho tài năng sáng tạo
nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.
2.1.3. Tổng quan về thực trạng phát triển du lịch Quảng Ninh
Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của tỉnh, ngành du lịch
Quảng Ninh đã từng bước được đổi mới, phát triển và đạt được
những kết quả ấn tượng. Lượng khách du lịch đến với Quảng Ninh
không ngừng gia tăng theo các năm, tạo nhiều công ăn việc làm và
thu nhập cho người dân địa phương.
2.2. Đánh giá khả năng và thực trạng phát huy giá trị di sản
văn hóa trong phát triển du lịch ở Quảng Ninh
Dựa vào quy trình đánh giá được xây dựng ở chương 1, NCS
tiến hành đánh giá khả năng phát huy giá trị DSVH trong phát triển


15
du lịch Quảng Ninh ở 2 nhóm chỉ tiêu lớn ứng với 8 tiêu chí cụ thể
là: (1) tính hấp dẫn, (2) tính kết nối; (3) khả năng bảo tồn; (4) thời
gian khai thác du lịch; (5) vị trí của điểm du lịch có DSVH; (6) cơ sở
hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; (7) khả năng tải của điểm
DSVH; (8) tính an tồn của điểm đến.
2.2.1. Nhóm chỉ tiêu cấp 1 - đánh giá khả năng thu hút khách
du lịch của di sản văn hóa
2.2.1.1. Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử
Tổng hợp nhóm chỉ tiêu cấp 1 của Quần thể di tích và danh
thắng Yên Tử như sau:
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp điểm nhóm chỉ tiêu cấp 1
của Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử
Chỉ tiêu
Tính hấp dẫn

Tính kết nối
Khả năng bảo tồn

Trọng
số

Mức điểm
Tốt

3
4
2
4
2
Tổng điểm

Khá

3

TB

Kém

Điểm
chỉ tiêu
12
8
6
26


Xét theo Bảng 1.2. Bảng đánh giá mức độ hấp dẫn du khách
của điểm du lịch có Di sản văn hóa (mục 1.2.3 chương 1), mức độ
hấp dẫn du khách của Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử trên cơ
sở tổng hợp điểm đánh giá trên các tiêu chí đạt loại 1 với kết luận: có
khả năng thu hút tốt ở cả phạm vi quốc gia và quốc tế, với cả khách
nội địa và quốc tế.
2.2.1.2. Vùng văn hóa Hạ Long
Tổng hợp điểm nhóm chỉ tiêu cấp 1 của Vùng văn hóa Hạ Long
như sau:


16
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp điểm nhóm chỉ tiêu cấp 1
của Vùng văn hóa Hạ Long
Chỉ tiêu
Tính hấp dẫn
Tính kết nối
Khả năng bảo tồn

Trọng
số
Tốt
3
4
2
4
2
Tổng điểm


Phân hạng
Điểm
Khá TB Kém chỉ tiêu
12
8
3
6
26

Xét theo Bảng 1.2: Bảng đánh giá mức độ hấp dẫn du khách của
điểm du lịch có di sản văn hóa (mục 1.2.3 chương 1), mức độ hấp dẫn
du khách của Vùng văn hóa Hạ Long trên cơ sở tính tốn theo các
nhóm điểm chi tiết đạt loại 1 với kết luận: có khả năng thu hút tốt ở cả
phạm vi quốc gia và quốc tế, với cả khách nội địa và quốc tế.
2.2.2. Nhóm chỉ tiêu cấp 2 - đánh giá khả năng cung ứng của
điểm có di sản văn hóa
2.2.2.1. Quần thể di tích và danh thắng n Tử
Tổng điểm nhóm chỉ tiêu cấp 2 của Khu di tích lịch sử và danh
thắng Yên Tử như sau:
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp điểm nhóm chỉ tiêu cấp 2
của Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử
Phân hạng
Trọng
Điểm
Chỉ tiêu
số
Tốt Khá TB Kém tiêu chí
Thời gian khai thác du lịch
1
3

3
Vị trí của điểm du lịch có DSVH
2
3
6
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
3
2
6
chất kỹ thuật du lịch
Khả năng tải của điểm DSVH
1
4
4
Tính an tồn của điểm đến
2
3
6
Tổng điểm
25


17
Xét theo Bảng 1.4: Bảng đánh giá khả năng cung ứng của điểm du
lịch có Di sản văn hóa (mục 1.2.3 chương 1), khả năng cung ứng của
Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử sau khi tính điểm theo từng
chỉ tiêu cụ thể đạt loại 2 với kết luận: có khả năng cung ứng phục vụ
hoạt động du lịch ở mức khá, cần đầu tư thêm để có thể phục vụ khách
du lịch tốt hơn.
2.2.2.2. Vùng văn hóa Hạ Long

Tương tự như nhóm tiêu chí cấp 1, điểm đánh giá tổng hợp
nhóm tiêu chí cấp 2 của Vùng văn hóa Hạ Long cũng được lấy từ số
điểm ở từng tiêu chí mà vịnh Hạ Long được xếp loại và có tổng điểm
nhóm chỉ tiêu cấp 2 của Vùng văn hóa Hạ Long cụ thể như sau:
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp điểm nhóm chỉ tiêu cấp 2
của Vùng văn hóa Hạ Long
Phân hạng
Điểm
Trọng
số
Tốt Khá TB Kém Tiêu chí
Thời gian khai thác du lịch
1
3
3
Vị trí của điểm du lịch có DSVH
2
2
4
Cơ sở hạ tầng và CSVC kỹ
3
4
12
thuật du lịch
Khả năng tải của điểm DSVH
1
3
3
Tính an tồn của điểm đến
2

3
6
Tổng điểm
28
Chỉ tiêu

Xét theo Bảng 1.4: Bảng đánh giá khả năng cung ứng của điểm du
lịch có Di sản văn hóa (mục 1.2.3 chương 1), khả năng cung ứng của
Vùng văn hóa Hạ Long đạt loại 2 với kết luận: có khả năng cung ứng phục
vụ hoạt động du lịch ở mức Tốt, có thể phục vụ khách du lịch ngay.
Quá trình đánh giá 2 nhóm tiêu chí cho kết quả tổng hợp về khả
năng khai thác du lịch của từng địa điểm có DSVH ở Quảng Ninh
[bảng 2.5, 2.6 - tr.99,100]. Kết luận, khả năng khai thác du lịch của


18
cả 2 điểm có DSVH là Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử và
Vùng văn hóa Hạ Long đều đạt loại 1 với kết luận: rất thuận lợi cho
khai thác du lịch, có thể đầu tư khai thác ngay.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát huy giá trị di sản
văn hóa trong phát triển du lịch ở Quảng Ninh
2.3.1. Thuận lợi
Quảng Ninh có nhiều cơ hội thuận lợi cho việc phát huy các giá
trị DSVH trong phát triển du lịch như hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ
(sân bay, đường cao tốc, cảng tàu khách du lịch, hệ thống cơ sở lưu
trú…). ngoài ra chủ trương chính sách của Nhà nước là cơ hội thứ hai
cho việc khai thác DSVH phục vụ phát triển du lịch ở Quảng Ninh.
DSVH ở Quảng Ninh là những di sản giàu giá trị quốc gia công
nhận. Giá trị của chúng là giá trị phức hợp trên cả phương diện tự
nhiên và văn hóa. Điều này làm cho di sản trở thành nguồn tài

nguyên có sức hấp dẫn lớn với du khách; DSVH ở Quảng Ninh
không chỉ là 1 điểm riêng lẻ, độc lập mà tồn tại dưới dạng một quần
thể gồm nhiều di sản, phân bố tập trung và có tính liên kết cao; Sức
chứa du lịch lớn, cùng thời gian khai thác du lịch ở mức thường
xuyên; Quảng Ninh hiện có cơ sở hạ tầng khá tốt để phục vụ hoạt
động du lịch; Về mặt chính sách, các DSVH đã và đang nhận được
sự quan tâm tích cực từ phía nhà nước và chính quyền địa phương.
2.3.2. Khó khăn
Việc khai thác, phát huy giá trị DSVH phục vụ phát triển du lich
ở Quảng Ninh trước hết phải đối mặt với vấn đề bảo tồn bền vững
DSVH trước những áp lực mạnh mẽ từ hoạt động du lịch, từ sự tăng
trưởng kinh tế và các vấn đề đơ thị hóa, hiện đại hóa. Ngồi ra thách
thức đến từ nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch đối với chất


19
lượng sản phẩm du lịch văn hóa và kỹ năng của người làm du lịch.
Thêm vào đó, là sự chưa thống nhất trong nhận thức giữa các
bên liên quan, giữa văn bản quản lý với thực tiễn thực hành, giữa
quản lý với cộng đồng địa phương, giữa du khách với địa phương và
giữa các cấp quản lý với nhau.
Ngoài ra, các công ty du lịch địa phương cũng chưa chứng tỏ
được vai trò chủ động trong việc quảng bá và hình thành các sản
phẩm du lịch di sản bền vững cung cấp tới du khách bốn phương;
Khó khăn về tài chính tại các ban quản lý điểm đến có di sản văn
hóa. Các ban quan lý khó phân bố kinh phí cho tất cả các hoạt động
bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu
khoa học và đầu tư nâng cao trình độ của hướng dẫn viên tại điểm;
Sự đầu tư chưa đồng đều về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở
các điểm di sản cũng khiến cho Quảng Ninh gặp khó khăn trong việc

phát huy đồng đều giá trị của các di sản.
Tiểu kết
Đánh giá từng nhóm tiêu chí liên quan đến khả năng thu hút
khách du lịch và khả năng đáp ứng của điểm du lịch có DSVH là cơ
sở để đánh giá thực trạng phát huy giá trị DSVH trong phát triển du
lịch ở Quảng Ninh. Kết quả đánh giá hai trường hợp khảo sát tiêu
biểu là Quần thể di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử và vùng Văn
hóa Hạ Long cho thấy, DSVH ở Quảng Ninh là nguồn lực giàu tiềm
năng cho phát triển du lịch với khả năng khai thác ở mức rất thuận
lợi, có thể tiến hành khai thác ngay. Nhưng bên cạnh những điểm
mạnh hiện có thì vẫn cịn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục.
Đây là cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp về tổ chức quản lý di
sản cũng như giải pháp phát huy giá trị DSVH trong phát triển du
lịch một cách bền vững ở Quảng Ninh, và có thể vận dụng linh hoạt


20
đối với các địa phương cũng có DSVH khác.
Chương 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở QUẢNG NINH
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp phát huy giá trị di sản văn hóa
trong phát triển du lịch
3.1.1. Hệ thống chính sách về phát triển du lịch và phát huy
giá trị di sản văn hóa
Cơng ước 1972 của UNESCO cùng các văn bản quy phạm của
nhà nước và chính phủ, đặc biệt là Luật di sản văn hóa và Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
đều có chú trọng về việc phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát
triển du lịch.

3.1.2. Bài học kinh nghiệm quốc tế trong phát huy di sản văn
hóa để phát triển du lịch
Nhiều quốc gia với nền tảng văn hóa phương Đơng huyền bí,
nhiều màu sắc đã nhận thức được sức hút văn hóa đối với du khách
nên đã chú trọng phát triển du lịch văn hóa điển hình như Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á như Thái Lan,
Campuchia, Malaysia, Indonesia…
3.2. Đề xuất nhóm giải pháp về tổ chức quản lý di sản văn
hóa trong phát triển du lịch ở Quảng Ninh
3.2.1. Về bảo tồn di sản văn hóa
Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa cần được tổ chức, quản lý bài bản
bao gồm các bước chặt chẽ từ khâu kiểm kê đến xếp hạng, quy hoạch.
Trong quá trình bảo tồn di sản văn hóa, các văn bản của Trung
ương, của tỉnh, của các cấp quản lý văn hóa, có vai trò quan trọng


21
quyết định. để đưa ra các biện pháp bảo tồn, cần xác định rõ: di sản
văn hóa được xã hội trao cho các chức năng, vai trò cụ thể trong đời
sống nên chúng là di sản sống, là di sản đương đại, có tính truyền
thống, được các cộng đồng cơng nhận, khơng chỉ vì nó là tài sản của
họ mà cịn vì nó quan trọng đối với bản sắc của họ. “Bảo vệ” là tập
hợp các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của DSVH,
bao gồm việc: giữ nguyên trạng, trùng tu tôn tạo đối với DSVH vật
thể; nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu phục hồi, phục dựng, tái hiện
các phương diện khác nhau của DSVH phi vật thể, bảo tồn, phát huy,
củng cố, chuyển giao, truyền dạy, đặc biệt là thơng qua hình thức giáo
dục chính thức hoặc phi chính thức. Việc bảo tồn các DSVH phải trở
thành quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người dân trên mọi mặt hoạt
động, ở tất cả các đối tượng, các cấp có liên quan đến di sản.

3.2.2. Về cơ chế, chính sách phát triển du lịch
- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào các điểm du
lịch di sản; tạo môi trường đầu tư thu hút các nguồn lực cả trong và
ngoài nước; chính sách khơng ngừng mở rộng các sản phẩm mới. Xã
hội hóa trong đầu tư khai thác điểm du lịch cũng là một cơ chế có
nhiều hiệu quả hiện đang được tỉnh áp dụng tại Yên Tử, song phải
luôn đặt sự bền vững của di sản lên trên hết làm cơ sở cho hợp tác
giữa bên tham gia đầu tư khai thác và nhà quản lý.
- Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ xúc tiến, quảng bá
trong và ngồi nước; cơ chế tham gia và xã hội hóa trong xúc tiến
quảng bá du lịch
- Có chính sách kích cầu du lịch nội địa thông qua việc điều
chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi.


22

3.2.3. Về tổ chức quản lý
- Tăng cường năng lực và hiệu lực quản lý của các đối tượng
tham gia hoạt động du lịch.
- Xây dựng mơ hình hợp tác cơng tư trong quản lý các điểm di
sản văn hóa.
3.2.4. Về kiểm soát chất lượng hoạt động du lịch
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá giá trị của di sản văn hóa
ở cả dạng vật thể và phi vật thể.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá khả năng khai thác từng
loại, từng dạng hình của DSVH trong phục vụ hoạt động du lịch.
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch riêng.
- Hình thành hệ thống kiểm sốt chất lượng trong ngành du lịch.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch.

- Nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp phải nhận thức đầy đủ
giá trị của di sản và chất lượng của sản phẩm du lịch.
3.2.5. Về nâng cao nhận thức bảo tồn giá trị di sản trong phát
triển du lịch
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội các cấp về vai trò, giá trị
của tài nguyên di sản văn hóa trong việc cấu thành sản phẩm du lịch.
- Quá trình tuyên truyền cần đạt tới sự chuyển biến căn bản
nhận thức về bảo tồn di sản văn hóa trong cộng đồng về vai trị của
du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, về những việc cần
phải làm ngay để tạo ra những sản phẩm du lịch mới cho địa phương
và quốc gia.
3.2.6. Về xã hội hóa cơng tác bảo tồn di sản
Một trong những nhân tố thúc đẩy góp phần tạo nên thành tựu
về quản lý, phát huy giá trị của di sản đó là sự tham gia của cộng


23
đồng vào công tác bảo tồn di sản. Tỉnh Quảng Ninh nên khuyến
khích, tạo điều kiện để cộng đồng trực tiếp tham gia vào quá trình
bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa đó. Cần sự huy động tham gia
của nhiều đối tượng như sinh viên, học sinh (chủ nhân tương lai của
di sản), các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tại điểm di sản (đối
tượng được hưởng lợi trực tiếp), các tổ chức, đoàn thể, người dân các
địa phương ven khu di sản, khách du lịch…
3.3. Đề xuất nhóm giải pháp phát huy giá trị di sản văn hóa
trong phát triển du lịch ở Quảng Ninh
3.3.1. Giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch trên cơ sở phát
huy giá trị tài nguyên di sản văn hoá
Việc xác định rõ loại hình du lịch có thể xây dựng để phục vụ
cho đối tượng khách tiềm năng đóng vai trị hết sức quan trọng, trên

cơ sở đó Quảng Ninh hồn tồn có thể xây dựng được các loại hình
du lịch đặc thù: Du lịch trải nghiệm văn hóa, Du lịch tâm linh, Du
lịch di sản kết hợp du lịch biển đảo, .
3.3.2. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch
văn hóa
Với trọng tâm hướng đến sản phẩm du lịch lấy tài nguyên văn
hóa cụ thể là các di sản làm cốt lõi, mục tiêu xây dựng đội ngũ lao
động có chun mơn trong ngành du lịch là:
- Chuyển đổi cơ cấu dân cư địa phương từ các ngành nghề lao
động khác sang lao động dịch vụ.
- Không ngừng đào tạo và nâng cao năng lực của những lao
động cũ.
Giải pháp cụ thể cho từng nhóm đối tượng như nguồn nhân lực
quản lý nhà nước về du lịch, nguồn nhân lực là dân cư địa phương,


24
nguồn nhân lực mới từ nơi khác đến, nguồn nhân lực tại các cơ sở
kinh doanh du lịch hiện có, cơ sở đào tạo du lịch.
3.3.3. Giải pháp cải thiện các điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất
– kỹ thuật du lịch gắn với phát huy các giá trị di sản văn hóa ở
Quảng Ninh
- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng,
- Hệ thống giao thông,
- Hệ thống các cơ sở lưu trú và nhà hàng,
3.3.4. Giải pháp xúc tiến, quảng bá và phát triển thương hiệu
du lịch
- Xây dựng thương hiệu du lịch.
- Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch
3.3.5. Các giải pháp khác: gồm Giải pháp về hợp tác quốc tế,

Giải pháp về ứng dụng công nghệ tiên tiến
Tiểu kết
Kết quả đánh giá khả năng phát huy giá trị DSVH trong phát triển
du lịch ở Quảng Ninh là cơ sở để đề xuất hoạt động tổ chức quản lý
cũng như các nhóm giải pháp nhằm tăng cường tính hấp dẫn du lịch,
tăng cường khả năng cung ứng phục vụ du lịch của loại tài nguyên đặc
biệt này. Thứ nhất, luận án đề xuất nhóm giải pháp về hoạt động tổ chức
quản lý di sản văn hóa trong phát triển du lịch bắt đầu từ bước định
hướng là chủ trương, cơ chế, chính sách của các cấp quản lý cho đến
bước giám sát, kiểm tra chất lượng việc thực hiện các chủ trương, đường
lối ấy, mở rộng ra cả việc nâng cao nhận thức du lịch cho các đối tượng
liên quan. Thứ hai, luận án đề xuất nhóm giải pháp về phát huy giá trị di
sản văn hóa trong phát triển du lịch trong đó các giải pháp cụ thể giải
được đề ra hướng về xây dựng sản phẩm du lịch, xây dựng khả năng


25
cung ứng du lịch tại điểm và các giải pháp xúc tiến du lịch, hợp tác công
tư trong phát triển du lịch. Các giải pháp này được xây dựng dựa trên
quan điểm tập trung khai thác, phát huy các giá trị của DSVH tại địa
phương theo định hướng của nhà nước. Tuy nhiên đi sâu vào các giải
pháp cụ thể cho địa phương nhưng nằm trong sự thống nhất với mục tiêu
của nhà nước theo xu hướng phát triển bền vững và đặc biệt là sự nhận
thức đầy đủ vai trò và trách nhiệm của cộng đồng địa phương.
KẾT LUẬN
1. Ngày nay du lịch đang được coi là ngành kinh tế mũi nhọn
trong nền kinh tế quốc dân của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó
có Việt Nam. Bên cạnh các tài ngun tự nhiên thì tài ngun văn
hóa là một lợi thế, một nguồn khai thác bất tận cho du lịch Việt Nam.
2. Di sản văn hóa là yếu tố làm nên nét đặc trưng của mỗi quốc

gia dân tộc, mỗi vùng miền, mỗi địa phương. Đối với phát triển du
lịch di sản văn hóa đóng vai trị hết sức quan trọng. Vấn đề đặt ra là
cần phải có các giải pháp cụ thể để vừa phát huy được giá trị di sản,
góp phần phát triển du lịch vừa bảo tồn một cách bền vững trước
những tác động mạnh mẽ của quá trình sử dụng tài nguyên.
3. Để phát huy được tối đa giá trị của DSVH trong phát triển du
lịch cần có những đánh giá cụ thể, bởi khơng phải di sản nào cũng có
đủ độ hấp dẫn để trở thành nhân tố quan trọng cấu thành sản phẩm du
lịch. Do đó, luận án đã cố gắng xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh
giá. Việc xây dựng một quy trình đánh giá khép kín khả năng khai
thác và phát huy DSVH cho phát triển du lịch tuy có ít nhiều mang
tính chủ quan nhưng đó là đóng góp bước đầu cho việc lượng hóa và
kết luận cho khả năng phát huy, xây dựng sản phẩm du lịch trên cơ
sở các giá trị văn hóa.


×