Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TNXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.06 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 1. MỤC TIÊU Sau khi học xong phần này học sinh khiếm thính cấp tiểu học trong các trường chuyên biệt có thể có Kiến thức về: -. Con người và sức khoẻ (bước đầu phân biệt, gọi tên và nêu được chức năng chính các bộ phận cơ bản của cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn thường gặp).. -. Phát hiện được một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.. Kĩ năng: -. Bước đầu tự chăm sóc sức khoẻ bản thân và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn thông thường.. -. Diễn đạt những hiểu biết ban đầu và thắc mắc của mình về sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.. -. Nhận biết được các trụ sở chính của nhà trường, địa phương. Thái độ và hành vi: -. Tự giác giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. -. Có tình cảm với gia đình, trường học, quê hương và thiên nhiên xung quanh. 2. NỘI DUNG 2.1. Kế hoạch dạy học Trình độ 1B 2 3 Cộng (toàn cấp). Số tiết/tuần 1 1 2. Số tuần 35 35 70 140. 2.2. Nội dung dạy học 196. Tổng số tiết/năm 35 35 70 140.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> LỚP 1 B 1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết 1.Con người và sức khoẻ 1. 1. Cơ thể người 1. 1.1. Các bộ phận của cơ thể người 1. 1.2. Các giác quan 1. 2. Vệ sinh phòng bệnh 1. 2.1. Vệ sinh cơ thể, phòng bệnh ngoài da 1. 2.2. Vệ sinh các giác quan, phòng bệnh cho các giác quan 1. 2.3. Vệ sinh răng, miệng, phòng bệnh răng 1. 3. Dinh dưỡng Ăn đủ, uống đủ 2. Xã hội 2. 1. Cuộc sống gia đình 2. 1.1. Các thành viên trong gia đình 2. 1.2. Nhà ở và các đồ dùng trong nhà 2. 1.3. Vệ sinh nhà ở 2. 1.4. An toàn khi ở nhà 2. 2. Trường học 2. 2.1. Các thành viên trong lớp học 2. 2.2. Các đồ dùng trong lớp học 2. 2.3. Vệ sinh lớp học 2. 3. Địa phương 2. 3.1. Thôn, xóm, xã hoặc đường phố, phường nơi đang sống 2. 3.2. An toàn giao thông 197.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3. Tự nhiên 3. 1. Thực vật và động vật 3. 1.1. Một số cây thường gặp 3. 1.2. Một số con vật thường gặp 3. 2. Hiện tượng thời tiết 3. 2.1. Nắng, mưa, gió 3. 2.2. Trời nóng, rét LỚP 2 1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết 1. Con người và sức khoẻ 1. 1. Cơ thể người 1. 1.1. Cơ quan vận động 1. 1.2. Cơ quan tiêu hoá 1. 2. Vệ sinh phòng bệnh 1. 2.1. Vệ sinh cơ quan vận động, phòng bệnh cong vẹo cột sống 1. 2.2. Vệ sinh cơ quan tiêu hoá, phòng bệnh giun 1. 3. Dinh dưỡng Ăn sạch, uống sạch 2. Xã hội 2. 1. Cuộc sống gia đình 2. 1.1. Công việc của các thành viên trong gia đình 2. 1.2. Cách bảo quản và sử dụng một số đồ dùng trong nhà 2. 1.3. Vệ sinh xung quanh nhà ở 2. 1.4. An toàn khi ở nhà 2. 2. Trường học 198.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. 2.1. Các thành viên trong trường học 2. 2.2. Cơ sở vật chất của nhà trường 2. 2.3. Vệ sinh trường học 2. 2.4. An toàn khi ở trường 2. 3. Địa phương 2. 3.1. Huyện hoặc quận nơi đang sống 2. 3.2. An toàn giao thông 3. Tự nhiên 3. 1. Thực vật và động vật 3. 1.1. Một số thực vật sống ở trên cạn, dưới nước 3. 1.2. Một số động vật sống ở trên cạn, dưới nước 3. 2. Bầu trời ban ngày và ban đêm 3. 2.1. Mặt Trời 3. 2.2. Mặt Trăng và các vì sao. LỚP 3 2 tiết/tuần x 35 tuần = 70 tiết 1. Con người và sức khoẻ 1. 1. Cơ thể người 1.1. Cơ quan hô hấp 1.2. Cơ quan tuần hoàn 1.3. Cơ quan bài tiết nước tiểu 1.4. Cơ quan thần kinh 1. 2. Vệ sinh phòng bệnh 1. 2. 1. Vệ sinh hô hấp, phòng một số bệnh đường hô hấp 199.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1. 2. 2. Vệ sinh cơ quan tuần hoàn, phòng một số bệnh tim mạch 1. 2. 3. Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng một số bệnh đường tiết niệu 1. 2. 4. Vệ sinh thần kinh 2. Xã hội 2. 1. Cuộc sống gia đình 2. 1. 1. Các thế hệ trong gia đình 2. 1. 2. An toàn khi ở nhà 2. 2. Trường học 2. 2. 1. Một số hoạt động chính của nhà trường 2. 2. 2. An toàn khi ở trường 2. 2. 3. An toàn khi ở trường 2. 3. Địa phương 2. 3. 1. Tỉnh hoặc thành phố nơi đang sống 2. 3. 2. Vệ sinh nơi công cộng 2. 3. 3. An toàn giao thông 3. Tự nhiên 3. 1. Thực vật và động vật 3. 1. 1. Đặc điểm bên ngoài của thực vật 3. 1. 2. Đặc điểm bên ngoài của một số động vật 3. 2. Bầu trời và Trái Đất 3. 2. 1. Trái Đất và Mặt Trăng trong hệ Mặt Trời 3. 2. 2. Hình dạng và đặc điểm về mặt Trái Đất 3. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 200.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ 1. Cơ thể người. LỚP 1 MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. Kiến thức - “Gọi” tên, phân biệt được các bộ phận chính trên cơ thể người. - “Gọi” tên- chỉ ra được các giác quan, chức năng của các giác quan, một số bệnh thông thường và cách phòng bệnh các giác quan Kĩ năng - Quan sát bản thân, tranh ảnh cơ thể người và chỉ ra được một số bộ phận của cơ thể. 2. Vệ sinh phòng Kiến thức bệnh - Mô tả bằng kí hiệu ngôn ngữ/cử chỉ điệu bộ/lời nói/chỉ tranh ảnh thể hiện quan điểm và lí do nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể, răng miệng và bảo vệ các giác quan. - “Biểu đạt” được ý hiểu của mình về một số bệnh ngoài da và phòng bệnh ngoài da thông thường Kĩ năng - Đánh răng, rửa mặt, rửa tay, chân sạch sẽ và đúng cách. 3. Dinh dưỡng Kiến thức - “Kể” tên/chỉ được vật thật/tranh những thức ăn, đồ uống hằng ngày. - “Nêu” được ý hiểu của mình về sự cần thiết phải ăn, - Ăn, uống hằng ngày chơi. Kĩ năng 201. GHI CHÚ. “gọi” tên 3 phần chính: đầu, mình và chân tay; một số bộ phận bên ngoài; tóc, tai, mắt, mũi, miệng, tay, chân, lưng, bụng,… Mắt để nhìn, tai để nghe,…. uống để lớn, để khoẻ, để học, để vui.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Ăn được nhiều loại thức ăn và uống đủ nước XÃ HỘI 1. Cuộc sống gia Kiến thức đình - “Kể” được tên các thành viên trong gia đình. “Nói” được địa chỉ nhà ở của mình và “kể” được tên một số đồ dùng cần thiết trong nhà. - “Kể” được một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình. - Nói/viết/vẽ/ngôn ngữ kí hiệu/cử chỉ điệu bộ thể hiện ý hiểu của mình về nguyên nhân đứt tay chân, bỏng và điện giật. Kĩ năng - Giới thiệu được về gia đình của mình với các bạn. - Thực hiện được phòng tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật - Gọi được người lớn khi bản thân hoặc nhìn thấy người khác gặp tai nạn 2. Trường học Kiến thức - “Nói” được tên lớp, tên thầy, cô giáo và tên một số bạn cùng học trong lớp. - “Kể” được một số hoạt động học tập ở lớp học. - Nhận biết được lớp học sạch, đẹp/không sạch đẹp. Kĩ năng Giữ gìn lớp học sạch, đẹp.. 3. Địa phương. Kiến thức - “Nói” được tên địa phương, của trường mình 202. - Nhiều loại thức ăn: thịt, cá, rau, quả,…. - Ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột.. - Khi dùng dao phải cẩn thận, tránh xa lửa, nước sôi, sử dụng đồ dùng điện đơn giản trong gia đình, lớp học,…như: cắm quạt, bật đèn, ti vi,.... - làm bài, nghe giảng, học nhóm,…. - Tai nạn giao thông, ….

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm khi trên đường đi học có thể dẫn đến tai nạn Kĩ năng Không đi theo người lạ, không đi một mình, - Thực hiện đúng những điều đã học để đảm bảo an đi bộ trên hè phần đường bên phải toàn trên đường đi học. TỰ NHIÊN 1. Thực vật và Kiến thức động vật - “Nói” được tên một số cây hoa, rau và các bộ phận - Các bộ phận chính của cây: rễ, thân, lá, hoa,… chính của nó. - Các bộ phận chính của một số con vật: đầu, - “Kể” tên, bộ phận chính và nêu ích lợi hoặc tác hại mình, cơ quan di chuyển (chân, cánh, vây,…). của một số con vật thường gặp đối với con người Kĩ năng - Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cây và con vật. 2. Hiện tượng thời Kiến thức tiết - Nói/kí hiệu ngôn ngữ/viết được tên hiện tượng thời tiết đơn giản như: nắng, mưa, gió, nóng, rét. Kĩ năng - Quan sát bầu trời, những đám mây, cảnh vật xung quanh và nói được trời nắng, mưa, gió, nóng, rét. - Tự mình chọn được trang phục phù hợp với thời tiết và giữ gìn sức khoẻ khi nắng, mưa, gió, rét... CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ. LỚP 2 MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 203. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1. Cơ thể người. Kiến thức - Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ. - “Nêu” được tên các vùng xương chính của bộ xương. - “Nêu” được tên các vùng cơ chính. - Chỉ tranh nêu được tên và nhiệm vụ chính của từng bộ phận thuộc cơ quan tiêu hoá. - Chỉ trên sơ đồ/vẽ/viết/…mô tả sơ lược đường đi và sự biến đổi của thức ăn trong cơ quan tiêu hoá: ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già Kĩ năng - Quan sát và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động, tiêu hoá trên tranh vẽ hoặc mô hình.. 204. - Xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân,… - Cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân,… - Thức ăn được nghiền nhỏ, nhào trộn, tẩm ướt. Nhờ các dịch tiêu hoá, thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. Các chất bổ dưỡng thấm vào màu đi nuôi cơ thể. Các chất bã tạo thành phân và thải ra ngoài..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2. Vệ sinh phòng bệnh. XÃ HỘI 1. Cuộc sống gia đình. Kiến thức - Biết được tập thể dục hằng ngày, lao động - Ăn chậm., nhai kĩ; không uống nước lã. và ăn uống đầy đủ sẽ cho hệ cơ và xương phát triển tốt. - “Nêu” được những việc cần làm để giữ gìn, - Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu bảo vệ cơ quan tiêu hoá, giữ vệ sinh ăn uống tiện,… Kĩ năng - Có thói quen đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác hợp lí để phòng tránh cong vẹo cột sống. - Có thói quen ăn ở hợp vệ sinh, phòng chống một số bệnh thông thường như: giun sán, tiêu chảy, … Kiến thức - “Kể” được công việc nhà của các thành viên trong gia đình: - Nói/chỉ tranh các việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở. - Mô tả được ý hiểu của mình để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. Kĩ năng - Có thói quen giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.. 205. - Mẹ đi chợ, chị rửa bát, bố dạy em học,lau nhà, chẻ củi, bà đọc sách, em dọn cơm,… - Quét dọn sạch sẽ xung quanh nhà ở, sân vườn, chuồng trại,… - Không ăn thức ăn ôi thiu,….

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2. Trường học. 3. Địa phương. Kiến thức - Nói/kí hiệu ngôn ngữ/ nêu được tên, địa chỉ và “kể” được một số cơ sở vật chất của nhà trường - Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường Kĩ năng - Thực hiện được một số hoạt động giữ trường, lớp sạch đẹp - Thực hiện nếp sống văn minh khi ở trường Kiến thức - “Kể” được những nét chính về nơi học sinh ở. - Các phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường,… - Hiệu trưởng – đứng đầu; Cô giáo – dạy học; Bác bảo vệ – trông coi nhà trường; cô nuôi – lo bữa ăn; … - Không vẽ bẩn lên tường, bàn ghế,…bảo vệ của công - Không xô đẩy nhau. Không trèo cây, với cành cây cao,…. - Dân làm nghề gì? có cơ quan nào đóng gần đó, có cảnh đẹp gì? - Đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng - “Kể” được tên một số phương tiện giao không. … thông - Đường 1 chiều, ngược chiều, đường nguy hiểm, đường giao nhau,… - Nhận biết một số biển báo giao thông. - Đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng Kĩ năng không. - Thực hiện đúng quy định khi đi các phương tiện giao thông.. 206.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> TỰ NHIÊN 1. Thực vật và động vật. Kiến thức - “Kể” được tên một số thực vật, động vật sống trên cạn, dưới nước Kĩ năng - Quan sát tranh hoặc vật thật và chỉ ra được một số cây và con vật sống trên cạn, dưới nước. 2. Bầu trời ban ngày Kiến thức và ban đêm - Nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm - Nói/viết/kí hiệu ngôn ngữ và chỉ được trên bản đồ tên 4 phương chính và kể được phương Mặt Trời mọc và lặn Kĩ năng - Nhận xét được bầu trời ban ngày và ban đêm.. - Cá, gà, lợn, các loại rau củ quả và các con vật có hại như: ruồi, muỗi, đỉa, bọ, …. - Ban ngày có Mặt Trời chiếu sáng, ban đêm có thể thấy Mặt Trăng và các vì sao.. - Có mây hay quang mây; có trăng hoặc không có trăng; sao sáng, sao mờ,…. LỚP 3 CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ 1. Cơ thể người. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. Kiến thức - Nhận biết vị trí, nêu được tên các bộ phận và nhiệm vụ của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh Kĩ năng - Quan sát tranh vẽ hoặc mô hình và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần 207. GHI CHÚ.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. 2. Vệ sinh phòng bệnh Kiến thức - Chỉ tranh/ “nêu” được một số việc cần làm - Ví dụ: tập thở sâu, thở không khí trong sạch; để giữ gìn, bảo vệ các cơ quan hô hấp, tuần hoạt động lao động và tập thể dục thể thao hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh vừa sức; ngủ, nghỉ ngơi và học tập, làm việc - “‘Kể” được tên một số bệnh thường gặp ở cơ điều độ,… quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu - Ví dụ: viêm mũi, viêm hang, lao phổi, thấp - - Nhận biết được một số việc làm có lợi hoặc tim, viêm nhiễm các bộ phận của cơ quan bài có hại đối với thần kinh. tiết nước tiểu. Kĩ năng - Lập và thực hiện được thời gian biểu hằng ngày của bản thân. - Biết cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước - - Mặc đủ ấm, đủ mát, ăn đủ chất, uống đủ tiểu nước, không làm việc quả sức - Biết tránh những việc làm có hại đối với thần - Không đọc sách quá lâu, không xem tivi kinh nhiều giờ trong ngày, từ chối rượu bia, thuốc lá, ma tuý, thực hiện ngủ đúng và đủ giờ,.. XÃ HỘI Kiến thức 1. Cuộc sống gia đình - “ Nêu” được các thế hệ trong một gia đình. - Ví dụ: Trong gia đình có 3 thế hệ, thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ - “Nêu” được các mối quan hệ họ hàng nội, thứ ba là con cháu. ngoại - Ông bà nội, ngoại; anh chị em ruột của bố, - “Nêu” được cách sử dụng các đồ dùng cơ mẹ và con của họ. bản trong gia đình như: đóng, khoá cửa, bật/tắt - Ví dụ: Sử dụng được các đồ dùng đơn giản quạt, đèn điện, vặn/khoá vòi nước, sử dụng trong gia đình như: bật quạt, tắt đèn,... công trình vệ sinh gia đình, quét nhà, rửa cốc/ly uống nước,.. 208.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Kĩ năng Phân biệt các thế hệ trong gia đình. Ông bà nội sinh ra bố, ông bà ngoại sinh ra mẹ, anh chị em ruột cùng mẹ sinh ra,… 2. Trường học. 3. Địa phương. Kiến thức - “Nêu” được các hoạt động và trách nhiệm chủ yếu của học sinh khi ở trường - Nhận biết được những trò chơi nguy hiểm dễ dẫn đến tai nạn khi ở trường Kĩ năng - Tự giác, nhiệt tình tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. - Từ chối chơi các trò chơi nguy hiểm. Kiến thức - “Nêu” tên các trụ sở chính của địa phương như: UBND xã/phường, trạm y tế, Trường học gần nhà,… - Chỉ được một số điểm khác nhau giữa làng quê và đô thị. - “Nêu” được ý hiểu của mình về quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. - “Nêu” được tác hại của rác, phân và nước thải. Kĩ năng - Thực hiện vứt rác, đổ nước thải, đại tiểu tiện đúng nơi quy định.. 209. - Hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao,… - Ví dụ: đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau,….

<span class='text_page_counter'>(15)</span> TỰ NHIÊN 1. Thực vật và động vật Kiến thức - “Nêu” được nhiệm vụ của thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của các bộ phận đó đối với đời sống con người. - Nhận biết được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người. Kĩ năng - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số thực vật và động vật. 2. Bầu trời Kiến thức và Trái Đất - “Nêu” được lợi ích của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. - “Nêu” được một năm có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.. -. Cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. Thực vật bao gồm; rễ. thân, lá.. - Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất.. - Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3. - Trái Đất có dạng hình cầu. - Quan sát quả địa cầu, “nêu” được ý hiểu của - Bề mặt Trái Đất: đại dương và lục địa. mình về hình dạng của Trái Đất và đặc điểm - Bề mặt lục địa: núi, đồi, cao nguyên, đồng của bề mặt Trái Đất, bề mặt lục địa bằng, suối, sông, hồ,… Kĩ năng - Chỉ trên sơ đồ chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời. - Sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày, đêm. - Sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày, đêm. 210.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 4. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 4.1. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình - Nội dung chương trình môn tự nhiên xã hội dành cho học sinh khiếm thính tiểu học trong các trường chuyên biệt được lựa chọn thiết thực, gần gũi nhằm tăng cường khả năng thích ứng với với cuộc sống hàng ngày của trẻ - Nội dung chương trình được xây dựng theo hướng đồng tâm, phát triển theo 3 nội dung cơ bản: con người và sức khoẻ, xã hội và tự nhiên theo mức độ tăng dần cả bề rộng lẫn chiều sâu, chú trọng hình thành kỹ năng sống/tự phục vụ cho trẻ - Chương trình mang tính tích hợp giữa con người và môi trường sống, chú trọng đến kiến thức và kỹ năng cơ bản sơ giản - Chương trình chú trọng đến khả năng học bằng mắt là chính của trẻ khiếm thính và sự tham gia của trẻ qua các hoạt động quan sát, thực hành nhằm tạo điều kiện để trẻ khiếm thính tự tìm tòi phát hiện ra kiến thức cần thiết cho mình và biết cách thực hiện những hành vi có lợi cho sức khoẻ cá nhân, gia đình và cộng đồng 4.2. Cấu trúc và đặc thù bộ môn đối với học sinh khiếm thính trong trường chuyên biệt tiểu học Bộ môn TNXH xuyên suốt cả 3 năm đầu cấp tiểu học chỉ tìm hiểu 3 vấn đề lớn theo hướng đồng tâm phát triển với nội dung tìm hiểu về chính bản thân con người (cơ thể của trẻ) và tự nhiên xã hội gần gũi xung quanh các em. Chính vì vậy, tất cả mọi trẻ em nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng rất say mê tìm hiểu và nắm bắt kiến thức môn TNXH. Qua đó các em được trang bị những hiểu biết cơ bản, sơ giản nhất và kỹ năng ban đầu cho mình để làm nền cho việc tìm hiểu các môn khoa học sau này. Tuy nhiên, để môn học được sinh động, phù hợp với khả năng học của học sinh khiếm thính các nhà trường cần quan tâm đến việc hình thành các kỹ năng cơ bản cho các em thông qua thực tế từ chính bản thân cơ thể của trẻ và cuộc sống của xã hội, tự nhiên xung quanh trẻ. Tránh lý thuyết suông, cần tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội được tìm hiểu, khám phá thực tế để có được kiến thức và hình thành kỹ năng cơ bản nhất của một thành viên trong xã hội. 4.3. Về phương pháp dạy học - Vận dụng và phối hợp các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với khả năng của trẻ khiếm thính, chú trọng đến việc thiết kế các hoạt động để trẻ tham gia nhằm phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ qua quan sát, trình bày, động não, đóng vai, trò chơi, thảo luận, tham quan, hỏi - đáp, thực hành,… - Phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng bằng cách chú trọng tạo ra các tình huống có vấn đề để trẻ phát hiện và đưa ra những thắc mắt – giải quyết những mâu thuẫn đơn giản về cuộc sống tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ 211.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Tận dụng tối đa những ngữ cảnh, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và vật thật, đồ dùng dạy học sẵn có của trường và xung quanh trẻ làm phương tiện để trẻ tham gia, trải nghiệm và tìm tòi những điều cần thiết cho bản thân. - Chỉ dạy trẻ khi có đồ dùng dạy học phù hợp với khả năng học của trẻ khiếm thính 4.4. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh - Đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội của trẻ khiếm thính chú trọng đến việc quan sát các kỹ năng cơ bản của trẻ được vận dụng trong đời sống (kỹ năng tự phục vụ) - Kết quả học tập của học sinh được ghi nhận bằng nhận xét cụ thể của giáo viên (không ghi nhận bằng điểm). - Tạo điều kiện cho học sinh được quan sát lẫn nhau để các em có thể tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau thông qua các hoạt động học tập cá nhân, học nhóm và học cả lớp. - Hình thức đánh giá có thể là viết, vẽ, thực hành, nhận xét (lời nói, kí hiệu ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ, giao tiếp tổng hợp, vẽ,…) hiện tượng của tự nhiên, xã hội, gia đình hoặc qua sắm vai của bản thân hoặc người khác. 4.5. Vận dụng chương trình - Đảm bảo cơ hội cho mọi học sinh ở những khả năng khác nhau đều đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng môn học. - Trật tự các bài học và khối lượng kiến thức cho mỗi tiết học có thể thay đổi hoặc thêm, bớt tuỳ thuộc vào năng lực học của trẻ - Linh hoạt, sáng tạo sử dụng các phương pháp và phương tiện phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ khiếm thính, nhà trường và địa phương - Tận dụng tối đa các điều kiện thực hành và thực tế của trường và địa phương (học ngoài lớp học/qua thực tế). 212.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×