Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bai 24 Cay go

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.75 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIÁO ÁN Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2016 Tự nhiên và xã hội : Cây Gỗ Tiết: 24 I. Mục tiêu: - Kể tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng. - Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây gỗ. - Nói được ích lợi của việc trồng gỗ. - Học sinh có ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành, ngắt lá. - Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài : - Kĩ năng kiên định: Từ chối lời rủ rê bẻ cành, ngắt lá - Kĩ năng phê phán hành vi bẻ cây, ngắt lá . - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây gỗ. - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập. Phương pháp: Trình bày 1 phút ,thảo luận nhóm, hỏi đáp trước lớp,trò chơi. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh các hình trong SGK trang 50. Vật thật : cây bàng, mười bốn thẻ ghi tên: cây bàng, cây phượng, cây mít, cây đa, cây xoài, cây me... - HS: SGK, Thẻ “Đ” - “S” III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: (1’) Khởi động trò chơi 2. KTBC: ( 4-5’) Tiết trước các em học môn Tự nhiên xã hội bài gì ? (Cây Hoa) - Cả lớp làm bài tập trắc nghiệm. Đúng chọn chữ “Đ” sai chọn chữ “S” Câu 1: Thân cây hoa hồng có gai. Đáp án “Đ”- GV nhận xét Câu 2: Cây hoa chỉ có các bộ phận: rễ, thân, lá. Đáp án “S”- GV nhận xét Câu 3: Các loài hoa được trồng ở trong vườn, chậu, dưới nước... Đáp án “Đ”- GV nhận xét - GV gọi HS trả lời câu hỏi sau: + Người ta trồng cây hoa để làm gi? Người ta trồng cây hoa dùng để trang trí, làm cảnh, làm nước hoa, thuốc... Nhận xét KTBC 3. Bài mới: (30-32’) Hoạt Động của GV a. Khám phá: (1-2’). Hoạt Động của HS.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Đố các em biết những đồ dùng trong tranh được làm bằng gì? Để giúp các em biết thêm cây gỗ được trồng ở đâu ? Chúng có những lợi ích gì cô và các em cùng nhau tìm hiểu qua bài “Cây gỗ” - Gọi HS nhắc lại đề bài. b. Kết nối Hoạt động1: ( 7-8’) Kể tên cây gỗ và nơi sống của chúng - Hỏi: Kể tên một số cây gỗ mà em biết?. - HS quan sát tranh và trả lời trả câu hỏi. Những đồ vật trong tranh được làm bằng gỗ. - HS nhắc lại đề bài. - HS kể: cây bàng, cây xoài, cây mít, cây me, cây xà cừ,cây xanh, cây xoan, cây thông, cây keo, cây phượng.... - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - GV cho HS xem tranh một số cây gỗ: cây phượng, cây bàng, cây thông, cây mít, cây xoài, cây xà cừ... - HS xem tranh. * Các em biết được cây hoa, cây rau được trồng ở trong chậu, vườn...Vậy còn cây gỗ được trồng ở đâu? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé. - Hỏi: Em nào cho cô biết cây gỗ được trồng ở đâu? - Cây gỗ được trồng ở trong rừng, xung quanh vườn, nhà, ngoài công viên, dọc các con đường.... - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - GV cho HS xem tranh một số cây gỗ được trồng ở - HS nhắc lại. trong rừng, xung quanh vườn, nhà, ngoài công viên, dọc các con đường. Trong rừng - HS quan sát tranh. Cây gỗ Xung quanh vườn, nhà được trồng ở:. Ngoài công viên. Dọc các con đường Kết luận: Có rất nhiều loại cây gỗ, chúng được trồng ở trong rừng, xung quanh vườn, nhà, ngoài công viên, dọc các con đường, đồi núi, trong các cơ quan, trường học... Chuyển ý: Để tìm hiểu xem cây gỗ có những bộ phận chính nào. Chúng ta sang hoạt động 2. Hoạt động 2: (8-10’) Các bộ phận chính của cây gỗ. - GV cho HS quan sát tranh cây gỗ trang 50/SGK - Thảo luận theo nhóm đôi. (Thời gian 1- 2 phút) và trả lời câu hỏi: + Hãy chỉ vào tranh và kể tên các bộ phận chính của. - Các nhóm quan sát tranh vẽ trang 50/SGK và cùng nhau thảo luận - Đại diện nhóm lên trả lời:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> cây gỗ?. Cây gỗ gồm có các bộ phận: rễ, thân và lá. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hỏi: + Em thấy thân cây gỗ như thế nào? - Thân cây gỗ to, cao. + Rễ cây gỗ mọc ở đâu? - Rễ cây mọc ở dưới đất. - GV chốt ý: Cây gỗ gồm có các bộ phận : rễ, thân và lá. Tuy nhiên vẫn có nhiều loại cây gỗ còn có thêm bộ phận nữa là hoa. Ví dụ như: cây phượng, cây bằng lăng, cây bàng, cây xoài,...Như vậy cây gỗ gồm có các bộ - HS nhắc lại phận : rễ, thân lá và hoa. - So sánh cây gỗ và cây rau giống và khác nhau chỗ - HS so sánh nào? + Giống nhau: Rễ, thân, lá, hoa + Khác nhau: Cây gỗ: Thân cây to, cành lá xum xuê, tỏa bóng mát. Cây rau: Thân nhỏ, mềm Kết luận: Giống như cây rau, cây hoa đã học. Cây gỗ có rễ, thân và lá và hoa nhưng cây gỗ có thân to, cao cho ta - HS lắng nghe gỗ để dùng và có nhiều lá tỏa bóng mát. Thường rễ cây chỉ nằm sâu trong lòng đất nhưng cũng có nhiều cây rễ bật lên khỏi mặt đất. - HS xem tranh Giải lao (1’) c. Thực hành: Hoạt động 3: ( 10-11’) Ích lợi của cây gỗ - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 (thời gian 2 - Các nhóm cùng nhau thảo phút).Trả lời câu hỏi: luận - Đại diện nhóm lên trả lời: + Người ta trồng cây gỗ để làm gì? Trồng gỗ để làm đồ dùng... - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét tuyên dương - GV cho HS xem tranh những đồ vật được làm bằng gỗ. - HS xem tranh Kết luận: Cây gỗ được trồng để lấy gỗ làm đồ dùng, một số cây gỗ còn cho quả để ăn như: cây xoài, cây - HS lắng nghe mít,cây vú sữa... ngoài ra người ta trồng gỗ để giữ đất, chắn gió, ngăn chặn lũ lụt, tỏa bóng mát,làm cho không khí trong lành và làm đẹp cảnh quang môi trường. - GV cho HS xem tranh cây bách, cây củ tùng, cây đa già nhất thế giới. - HS xem tranh + Cây bách lớn nhất thế giới được tìm thấy ở.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Mêxicô.Thân cây bách có thể lên đến 58m. + Cây Củ Tùng lớn nhất thế giới được tìm thấy ở nước Mỹ, có độ cao 275m và nặng 6000 tấn. + Cây đa già nhất thế giới được tìm thấy ở SiLanKa. Người ta ước tính được trồng khoảng 288 trước công nguyên. Được đánh giá là một cây đa già nhất thế giới do con người trồng. - GV cho HS xem tranh Hỏi: Nếu em thấy bạn có hành vi như thế này thì em sẽ - Các bạn không được trèo cây, khuyên bạn điều gì? bẻ cành như vây là rất nguy hiểm... - Em cần phải làm gì để bảo vệ cây gỗ trong trường học - Tưới cây, chăm sóc cây, cũng như ở nhà? không leo trèo, bẻ cành, ngắt lá... - GV cho HS xem cây bàng (vât thật). GV chốt: Cây gỗ có nhiều ích lợi đối với chúng ta do - HS lắng nghe vậy ở trường cũng như ở nhà các em cần phải tưới cây, chăm sóc cây. Các em không được leo trèo, bẻ cành, ngắt lá rất nguy hiểm và cây sẽ không lớn được đồng thời cần phải phê phán hành vi chặt phá rừng sẽ gây hậu quả lũ lụt, hạn hán xảy ra bên cạnh đó cần phải động viên, khuyến khích mọi người cùng nhau tích cực trồng nhiều cây gỗ để bảo vệ môi trường. d.Vận dụng: (4-5’) - Vừa rồi các con học bài gì? - Cây gỗ - Cây gỗ gồm những bộ phận nào? - Rễ , thân, lá, hoa. - Kể tên các đồ dùng được làm bằng gỗ trong lớp học, ở - Kệ sách, bảng, hộp bút, bút nhà? chì, giường, tủ, kệ sách… - Trò chơi: Ai tinh mắt hơn (Nếu còn thời gian) - GV phổ biến luật chơi:Cô có 6 hình. Cô chia lớp mình thành hai đội, các em nhìn lên màn hình đoán xem những cây gỗ đó là cây gì và chọn đúng tên các cây gỗ - HS tham gia trò chơi đó đính lên bảng.Trong vòng 2 phút đội nào chọn đúng và nhanh thì đội đó chiến thắng. Khi có hiệu lệnh thì hai đội bắt đầu chơi. Cả lớp cỗ vũ. - GV nhận xét - tuyên dương - Chuẩn bị: Con cá, sưu tầm tranh ảnh một số loài cá. - Nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm tiết dạy: ...................................................................................................................................... .......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ...................................................................................................................................... .......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×