Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. Tên dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng vùng chè Yên Thế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.14 KB, 20 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG
------------------------------------------------

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ
DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Tên dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng vùng chè
Yên Thế năng suất, chất lượng phục vụ xuất khẩu
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng
Chủ nhiệm dự án: PGS.TS Lê Tất Khương
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2018

Bắc Giang, tháng 12 năm 2018


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG
------------------------------------------------

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ
DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Tên dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng vùng chè
Yên Thế năng suất, chất lượng phục vụ xuất khẩu
Họ và tên chủ nhiệm dự án: PGS.TS Lê Tất Khương
Tên các cộng tác viên:
1. ThS Chu Huy Tưởng
2. ThS Đặng Ngọc Vượng
3. ThS Nguyễn Trọng Phương
4. CN Nguyễn Thị Hồng Vân
5. ThS Nguyễn Xuân Cường


6. CN Thân Dỹ Ngữ
7. KS Nguyễn Thị Thanh Xuân
Cơ quan chủ trì: Viện nghiên cứu và Phát triển Vùng
Địa chỉ: Tầng 5- Số 70 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Điện thoại: 02439420454

Fax: 02439431078

Tên cơ quan phối hợp:
1. Chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn Hiệp Thành tại Bắc Giang
2. Hội khoa học Công nghệ Chè Việt Nam
3. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè
4. Phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn huyện n Thế
Nơi thực hiện dự án: Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
Thời gian thực hiện dự án: Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2018


MỤC LỤC
I. KHÁI QUÁT DỰ ÁN.................................................................................... 1
1.1. Mục tiêu của dự án ................................................................................. 1
1.2. Nội dung và phương pháp triển khai của dự án ..................................... 1
1.2.1. Xây dựng mơ hình trồng thâm canh chè cành giống mới ............... 1
1.2.2. Xây dựng mơ hình tưới nước kết hợp với dinh dưỡng cho chè bằng
công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel ........................................................... 1
1.2.3. Tập huấn kỹ thuật, hội thảo khoa học: ........................................... 2
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ...................................... 2
2.1. Tổ chức thực hiện ................................................................................... 2
2.2. Kinh phí thực hiện dự án ........................................................................ 2
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................................................... 3
3.1. Kết quả xây dựng mơ hình trồng thâm canh chè cành giống mới ......... 3

3.1.1. Các bước xây dựng mơ hình ........................................................... 3
3.1.2. Nội dung và kết quả thực hiện mơ hình .......................................... 3
3.1.3. Kết quả thực hiện ............................................................................ 3
3.1.4. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng chính của mơ hình: ............. 4
3.1.5. Đánh giá sơ bộ một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của nương chè trồng mới .......................................................................... 5
3.1.6. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng sản phẩm .............................. 5
3.2. Kết quả xây dựng mơ hình tưới cho chè bằng công nghệ tưới nhỏ giọt
của Israel ....................................................................................................... 6
3.2.1. Các bước xây dựng mơ hình ........................................................... 6
3.2.2. Nội dung và kết quả thực hiện mơ hình .......................................... 6
3.2.3. Kết quả thực hiện ............................................................................ 6
3.2.3.1. Đối với nương chè sản xuất kinh doanh (nương chè LDP1 tuổi 6)
................................................................................................................... 6


3.2.3.2. Đối với nương chè trồng mới giai đoạn kiến thiết cơ bản ......... 10
3.3. Kết quả xây dựng các chuyên đề khoa học .......................................... 12
3.4. Kết quả tập huấn kỹ thuật, hội thảo khoa học ...................................... 12
3.5. Tổng hợp kết quả của dự án ................................................................. 12
IV. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ........................................................................ 13
4.1. Hiệu quả kinh tế ................................................................................... 13
4.2. Hiệu quả về mặt xã hội......................................................................... 13
4.3. Hiệu quả về mặt mở rộng dự án ........................................................... 14
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ....................................................................... 14
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 14
6.1. Kết luận ................................................................................................ 14
6.2. Kiến nghị .............................................................................................. 16



I. KHÁI QUÁT DỰ ÁN
1.1. Mục tiêu của dự án
Ứng dụng khoa học cơng nghệ xây dựng mơ hình thâm canh một số
giống chè mới (LDP1, PH11, PH8 và Kim Tuyên), năng suất dự kiến năm thứ 3
đạt 2,5 - 3,0 tấn/ha, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng chè xuất khẩu, tạo vùng
sản xuất chè bền vững.
Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt bằng công nghệ tưới nhỏ giọt của
Israel cho cây chè trên địa bàn huyện Yên Thế.
1.2. Nội dung và phương pháp triển khai của dự án
1.2.1. Xây dựng mơ hình trồng thâm canh chè cành giống mới
- Quy mô: 20ha
- Địa điểm: Các xã Xuân Lương, Tam Tiến, Canh Nậu, Đồng Tâm, ...
- Giải pháp kỹ thuật: Xây dựng mơ hình trồng thâm canh chè cành giống
mới sử dụng giống LDP1, PH8, PH11, Kim Tuyên.
- Theo dõi các chỉ tiêu như tỷ lệ sống, các chỉ tiêu sinh trưởng của cây
chè con sau trồng, năng suất chè thời kỳ kiến thiết cơ bản.
- Hồn thiện quy trình thâm canh giống chè PH8, PH11 và giống chè Kim
Tuyên.
1.2.2. Xây dựng mơ hình tưới nước kết hợp với dinh dưỡng cho chè bằng
công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel
- Quy mơ: 01ha
- Địa điểm: Mơ hình tưới nước kết hợp với dinh dưỡng bằng công nghệ
tưới nhỏ giọt của Israel tại Công ty TNHH Hiệp Thành, xã Tam Tiến, huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Giải pháp kỹ thuật: Khảo sát và tiếp nhận công nghệ, lắp đặt hệ thống
tưới cho chè bằng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel:
+ Áp dụng hệ thống tưới trên nương chè LDP1 tuổi từ 3-4, năng suất trên
5 tấn/ha và nương chè trồng mới.
+ Áp dụng phương thức tưới tiết nước kết hợp với dinh dưỡng theo công
nghệ tưới nhỏ giọt của Israel.


1


+ Thiết kế lắp đặt hệ thống quản lý tưới chính xác nhằm tiết kiệm tối đa
lượng nước tưới và tưới đúng thời điểm nhằm nâng cao hiệu quả tưới bằng hệ
thống thiết bị giám sát độ ẩm trên nương chè.
+ Kết hợp tưới nước với sử dụng hạt polymer siêu ngậm nước vào mùa
mưa nhằm nâng cao độ ẩm đất vào mùa khơ trong điều kiện có tưới nước.
+ Áp dụng hệ thống lọc nước để đảm bảo hoạt động hiệu quả, thông suốt
và nâng cao tuổi thọ của hệ thống tưới.
- Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất của chè tại mơ hình áp
dụng kỹ thuật tưới bằng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel.
1.2.3. Tập huấn kỹ thuật, hội thảo khoa học:
- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho 160 lượt người dân trong vùng
về các quy trình kỹ thuật thâm canh chè; kỹ thuật tưới chè bằng công nghệ
tưới nhỏ giọt của Israel.
- Hội thảo khoa học theo nội dung của dự án.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
2.1. Tổ chức thực hiện
* Lựa chọn hộ tham gia dự án:
* Về tổ chức sản xuất:
* Đối với người dân tham gia dự án cần thực hiện:
* Cán bộ tham gia chỉ đạo kỹ thuật của dự án:
* Chủ nhiệm dự án:
* Doanh nghiệp tham gia dự án:
2.2. Kinh phí thực hiện dự án
- Tổng kinh phí: 2.189.500.000 đồng (Hai tỷ, một trăm tám mươi chín triệu,
năm trăm nghìn đồng).
+ Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh:

1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng).
+ Kinh phí của Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng: 22.000.000 đồng (Hai
mươi hai triệu đồng).
+ Nguồn khác: 1.167.500.000 đồng (Một tỷ, một trăm sáu mươi bẩy triệu,

2


năm trăm nghìn đồng).
- Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.1. Kết quả xây dựng mơ hình trồng thâm canh chè cành giống mới
3.1.1. Các bước xây dựng mơ hình
3.1.2. Nội dung và kết quả thực hiện mơ hình
+ Quy mơ: 20ha
+ Giống chè áp dụng: Giống chè LPD1, PH11, PH8 và Kim Tuyên do
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè - Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông Lâm nghiệp Miền núi phía Bắc cung cấp.
+ Thời gian thực hiện từ tháng 08 năm 2016 đến tháng 09 năm 2018.
+ Địa điểm thực hiện: Tại các xã Xuân Lương, Canh Nậu, Tam Tiến, Đồng
Vương, Đồng Tiến.
3.1.3. Kết quả thực hiện
Sau 3 năm triển khai, dự án đã xây dựng được mô hình trồng thâm canh
chè giống mới với 4 giống chè (LDP1, PH11, PH8 và Kim Tuyên) trên địa
bàn 5 xã của huyện Yên Thế với quy mô 20ha, đạt 100% kế hoạch đề ra. Địa
bàn triển khai dự án là các xã trọng điểm về phát triển chè của huyện như
Canh Nậu, Đồng Tiến, Xuân Lương, Đồng Vương.
- Về diện tích: Canh Nậu là xã có diện tích mơ hình lớn nhất đạt
104.000m2 với 108 hộ dân tham gia, diện tích trung bình 1 hộ dân tham gia
là 963m2. Xn Lương là xã đứng thứ 2 về diện tích tham gia mơ hình, đạt

66.180m2 với 62 hộ dân tham gia, diện tích trung bình 1 hộ dân tham gia là
1.067m2. Diện tích của xã Đồng Tiến tham gia mơ hình là 18.780m2 với 20
hộ dân tham gia, diện tích trung bình 1 hộ tham gia là 939m 2. Đồng Vương
và Tam Tiến là 2 xã có diện tích tham gia mơ hình ít nhất, lần lượt là
6.040m2 và 5.000m2.
- Về cơ cấu giống: Dự án được triển khai với bốn giống chè là LDP,
Kim Tuyên, PH8, PH11. Đây là các giống chè được nhân giống vơ tính bằng

3


phương pháp giâm cành tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè - Viện
Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Miền núi phía Bắc. Trong đó giống chè
LDP1 chiếm 32%, giống chè PH8 chiếm 26%, giống PH11 chiếm 23% và
giống chè Kim Tuyên chiếm 19% tổng diện tích.
- Về thời vụ trồng: Mơ hình được triển khai trong hai thời vụ trồng chè
chính là vụ xuân và vụ thu. Trong đó vụ thu năm 2016 triển khai tại địa bàn
xã Canh Nậu và xã Tam Tiến trên quy mô diện tích 62.000m2 với sự tham gia
của 59 hộ dân, diện tích trung bình một hộ dân tham gia là 1050m2. Vụ xuân
năm 2017 triển khai tại địa bàn các xã Canh Nậu, Xuân Lương, Đồng Tiến,
Tam Tiến và Đồng Vương trên quy mơ diện tích 39.200m2 với sự tham gia
của 43 hộ dân, diện tích trung bình một hộ dân tham gia là 912m2. Vụ thu
năm 2017 triển khai tại địa bàn các xã Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Tiến và
Đồng Vương trên quy mơ diện tích 64.300m2 với sự tham gia của 65 hộ dân,
diện tích trung bình một hộ dân tham gia là 989m2. Vụ thu năm 2018 triển
khai tại địa bàn xã Xuân Lương trên quy mơ diện tích 34.500m2 với sự tham
gia của 31 hộ dân, diện tích trung bình một hộ dân tham gia là 1.113m2.
3.1.4. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng chính của mơ hình:
Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu sinh trưởng chính của cây chè trồng mới trong MH

Thời
C.tiêu
Đường
Tỷ lệ sống Chiều cao Độ rộng
gian sau
kính gốc
(%)
cây (cm)
tán (cm)
(mm)
trồng Giống
LDP1
92,3
45,6
28,5
4,9
6 tháng

12 tháng

PH11

89,4

43,2

29,1

5,4


PH8

83,7

42,8

27,6

4,5

Kim Tuyên

86,4

42,8

23,1

4,2

LDP1

89,1

70,8

40,8

6,7


PH11

86,3

67,3

42,3

7,2

PH8

81,5

63,9

36,5

6,5

Kim Tuyên

83,7
63,2
39,8
6,3
(Nguồn: Số liệu theo dõi, ghi chép của dự án)

4



3.1.5. Đánh giá sơ bộ một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
nương chè trồng mới
Kết quả theo dõi thu được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trung bình của
các giống chè tham gia dự án giai đoạn tuổi 2
Chỉ tiêu

Năng suất
thực thu
(tấn/ha)

Giống

Tổng số
búp/cây

Khối lượng búp
(g/búp)

LDP1

189,4

0,69

2,61

PH11


119,3

1,08

2,58

PH8

145,8

0,85

2,47

Kim Tuyên

172,3

0,63

2,17

- Về chỉ tiêu mật độ búp (tổng số búp/cây): Kết quả thu được cho thấy
giống chè LDP1 là giống có mật độ búp cao nhất, giống chè PH11 có mật độ búp
thấp nhất trong các giống chè tham gia dự án.
- Về chỉ tiêu khối lượng búp: Trong các giống chè tham gia dự án thì
hai giống chè LDP1 và Kim Tuyên là hai giống có mật độ búp cao nhưng khối
lượng trung bình búp lại thấp, đạt lần lượt là 0,69 g/búp và 0,63 g/búp.
- Về chỉ tiêu năng suất: Năng suất chè giai đoạn tuổi 2 của các
giống chè tham gia dự án biến động trong khoảng từ 2,17 tấn/ha đến 2,61

tấn/ha. Năng suất đạt cao nhất đối với giống chè LDP 1 (2,61 tấn/ha) và thấp
nhất đối với giống chè Kim Tuyên (2,17 tấn/ha). Dự kiến, sang giai đoạn
tuổi 3 năng suất của các giống chè tham gia dự án sẽ tăng lên nhanh chóng
và đạt trên 3 tấn/ha, đáp ứng được yêu cầu của dự án đặt ra.
3.1.6. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
Để đánh giá chất lượng các sản phẩm chè xanh chế biến từ nguyên liệu
các giống chè trồng trong dự án, chúng tôi áp dụng phương pháp thử nếm đánh
giá cảm quan. Sản phẩm chè xanh được chế biến bằng phương pháp thủ công

5


tại một số hộ dân tham gia mơ hình. Kết quả đánh giá cảm quan được đối chiếu
với Tiêu chuẩn ngành số 10TCN121:1989 về việc quy định yêu cầu kỹ thuật
đối với sản phẩm chè xanh xuất khẩu. Kết quả thu được cho thấy, sản phẩm chè
chế biến từ nguyên liệu của các giống chè sử dụng trong dự án đều có chất
lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn của theo quy định trong Tiêu chuẩn
10TCN121:1989. Trong đó, giống chè Kim Tuyên có chất lượng tốt nhất trong
các giống chè tham gia dự án.
3.2. Kết quả xây dựng mơ hình tưới cho chè bằng công nghệ tưới nhỏ giọt
của Israel
3.2.1. Các bước xây dựng mơ hình
3.2.2. Nội dung và kết quả thực hiện mơ hình
+ Quy mơ: 1,0 ha, trong đó 0,5ha trên nương chè LDP1 tuổi 6 và 0,5ha trên
nương chè LDP1 trồng mới.
+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 3/2017 đến tháng 12/2018.
+ Địa điểm triển khai: Công ty TNHH Hiệp Thành. Địa chỉ: Bản Rừng
Dài, xã Tam Tiến, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
+ Phương pháp sử dụng: Tưới nước kết hợp với dinh dưỡng bằng phương
pháp nhỏ giọt của Israel. Thiết kế và vận hành hệ thồng như sau:

3.2.3. Kết quả thực hiện
3.2.3.1. Đối với nương chè sản xuất kinh doanh (nương chè LDP1 tuổi 6)
+ Sinh trưởng thân cành:
- Độ dầy tầng tán: Độ dầy tầng tán thể hiện sức sinh trưởng và khả
năng cho năng suất của nương chè. Nương chè có tầng tán dầy sẽ sinh trưởng
phát triển tốt, có khả năng cho năng suất cao, ngược lại nương chè sinh
trưởng kém, khả năng cho năng suất giảm. Độ dầy tầng tán trung bình của các
nương chè có tưới nước kết hợp với dinh dưỡng bằng công nghệ nhỏ giọt của

6


Israel cao hơn nương chè không tưới nước 59%, đạt 23,2cm. Kết quả thu
được cho thấy, việc tưới nước có ảnh hưởng lớn đến độ dầy tầng tán của
nương chè trong giai đoạn sản xuất kinh doanh.
- Độ rộng tán: Độ rộng tán của nương chè là chỉ tiêu liên quan đến khả
năng cho năng suất của nương chè. Độ rộng tán chè càng lớn thì diện tích cho
thu hoạch búp càng cao, khả năng cho năng suất lớn. Nương chè được tưới
nước kết hợp với dinh dưỡng bằng công nghệ nhỏ giọt cua Israel có độ rộng
tán trung bình cao nhất, đạt 90,5cm (cao hơn đối chứng 9%).
- Khối lượng đốn: Các chỉ tiêu sinh trưởng thân cành của các nương
chè có tưới nước kết hợp với dinh dưỡng bằng công nghệ nhỏ giọt cua Israel
cao hơn nương chè không tưới nước nên khối lượng đốn cũng cao hơn. Khối
lượng đốn của nương chè tưới nước kết hợp với bón phân bằng cơng nghệ
nhỏ giọt của Israel đạt 129,5 tạ/ha, cao hơn nương chè không tưới nước 22%.
+ Sinh trưởng búp:
Kết quả thu được cho thấy: Nương chè tưới nước kết hợp với bón
phân bằng cơng nghệ nhỏ giọt của Israel bật mầm sau khi đốn 25 ngày, cho
thu hái lứa đầu tiên sau khi đốn 48 ngày. Nương chè không tưới nước bật
mầm sau khi đốn 54 ngày và cho thu hái lứa đầu tiên sau khi đốn 81 ngày.

Kết quả này cho thấy, việc tưới nước đã giảm được thời gian từ khi đốn đến
khi cho thu hái lứa đầu tiên là 33 ngày so với không tưới nước. Bên cạnh đó
việc tưới nước cũng đã kéo dài thời gian sinh trưởng búp của nương chè là 29
ngày so với nương chè không được tưới nước. Kết quả thu được chứng tỏ,
việc tưới nước có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng búp của nương chè giai
đoạn sản xuất kinh doanh.
+ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:
- Mật độ búp: Mật độ búp là chỉ tiêu liên quan chặt chẽ đến năng suất
của nương chè. Mật độ búp của các nương chè có tưới nước và nương chè

7


khơng tưới nước có sự chênh lệch cả ở vụ hè thu và vụ đông xuân. Tuy nhiên
sự chênh lệch ở vụ đông xuân rõ rệt hơn. Ở vụ đông xuân, mật độ búp của
nương chè tưới nước và phân bón bằng cơng nghệ nhỏ giọt của Israel đạt
220,3 búp/m2, trong khi đó các nương chè đối chứng chỉ đạt 59,2 búp/m2. Ở
vụ hè thu, mật độ búp giữa các nương chè có tưới nước và nương chè khơng
tưới nước chênh lệch không lớn. Mật độ búp ở các nương chè có tưới nước
cao hơn nương chè khơng tưới nước 6%.
- Khối lượng búp 1 tôm 3 lá: Khối lượng búp 1 tơm 3 lá của các nương
chè có tưới nước và nương chè khơng tưới nước có sự chênh lệch nhau cả ở
vụ đông xuân và vụ hè thu. Ở vụ đông xuân, khối lượng búp 1 tôm 3 lá của
nương chè sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt đạt 5,14 g/10 búp, cao hơn
nương chè không tưới (4,90 g/10 búp). Ở vụ hè thu, khối lượng búp 1 tôm 3 lá
ở các nương chè theo dõi đều cao hơn vụ đông xuân, đạt lần lượt là 6,14 g/10
búp và 5,03 g/10 búp.
- Chiều dài búp 1 tôm 3 lá: Cũng giống như chỉ tiêu khối lượng búp, chiều
dài búp 1 tơm 3 lá giữa các nương chè có tưới nước và khơng tưới nước chỉ có
sự chênh lệch lớn ở vụ đơng xn, cịn vụ hè thu thì sự chênh lệch không đáng

kể. Ở vụ đông xuân, chiều dài búp 1 tôm 3 lá đạt ở nương chè tưới bằng phương
pháp nhỏ giọt đạt 5,31cm, nương chè không tưới nước đạt 4,12cm.
Kết quả theo dõi cho thấy, các nương chè khơng tưới nước trung bình
cho thu hoạch 9 lứa/năm chủ yếu tập trung vào vụ hè thu (7 lứa). Trong khi
đó các nương chè có tưới nước cho thu hoạch 11 lứa/năm, số lứa hái được
phân bố đều vào các thời vụ trong năm (5 lứa ở vụ đông xuân và 6 lứa ở vụ hè
thu). Năng suất trung bình các lứa hái của những nương chè có tưới trong vụ
đông xuân cũng cao hơn rất nhiều so với nương chè không tưới nước. Nương
chè tưới nước bằng phương pháp nhỏ giọt có năng suất trung bình các lứa hái
trong vụ đông xuân cao nhất, đạt 6,01 tạ/ha/lứa. Trong vụ hè thu, năng suất
trung bình các lứa hái của những nương chè có tưới nước đều thấp hơn nương

8


chè không tưới nước, tuy nhiên mức độ chênh lệch không lớn. Nguyên nhân
là do trong vụ hè thu, lượng mưa tương đối cao nên việc tưới nước cho nương
chè khơng có nhiều ý nghĩa.
Năng suất của các nương chè theo dõi biến động trong khoảng từ 81,53
tạ/ha đến 90,71 tạ/ha. Năng suất đạt cao nhất ở nương chè tưới nước bằng
phương pháp nhỏ giọt (đạt 90,71 tạ/ha/năm - cao hơn nương chè không tưới
nước 11%). Mặc dù sản lượng chè cả năm của các nương chè có tưới nước và
nương chè không tưới nước chênh lệch nhau không lớn (11%) nhưng phân bố
sản lượng tại các thời vụ trong năm lại có sự chênh lệch lớn, đặc biệt là vụ đông
xuân. Đối với nương chè không tưới nước, sản lượng chè ở vụ hè thu chiếm
98,1%, vụ đông xuân cho thu hoạch rất ít. Đối với các nương chè có tưới nước
bằng phương pháp nhỏ giọt sản lượng chè ở vụ hè thu là 66,9%, sản lượng chè ở
vụ đơng xn đạt 33,1% . Đây chính là yếu tố quyết định đến hiệu quả của việc
tưới nước cho chè vì giá bán chè thành phẩm tại vụ đơng xn thường cao hơn
thời điểm chính vụ (vụ hè thu) rất nhiều.

+ Diễn biến sâu bệnh hại:
Sâu bệnh hại là một trong những vấn đề đặc biệt quan tâm khi áp dụng
các biện pháp thâm canh đối với cây chè. Các đối tượng sâu hại chính ảnh
hưởng đến năng suất, phẩm cấp chè nguyên liệu là Rầy xanh, Bọ cánh tơ và
Bọ xít muỗi. Các đối tượng bệnh hại chủ yếu trên chè là bệnh phồng lá và
bệnh thối búp. Theo dõi diễn biến sâu bệnh hại trên nương chè trong mơ hình
và nương chè đối chứng của người dân chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.9.
Kết quả thu được cho thấy:
- Rầy xanh: Rầy xanh là một trong những đối tượng gây hại chủ yếu
trên nương chè. Kết quả theo cho thấy các nương chè trong mơ hình có mật
độ rầy xanh giảm hơn hẳn so với các nương chè đối chứng. Mật độ rầy xanh

9


trung bình trên các nương chè trong mơ hình trung bình là 3,6 con/khay, trong
khi đó mật độ rầy xanh ở các nương chè đối chứng trung bình là 7,2 con/khay.
- Bọ cánh tơ: Mật độ bọ cánh tơ của các nương chè trong mơ hình thấp
hơn các nương chè đối chứng, trung bình là 1,80 con/búp so với 2,2 con/búp.
- Bọ xít muỗi: Mức độ gây hại của bọ xít muỗi ở các nương chè trong
mơ hình và các nương chè đối chứng chênh lệch không đáng kể. Tỷ lệ gây hại
của bọ xít muỗi ở các nương chè trong mơ hình là 17,3%, các nương chè đối
chứng là 19,4%.
3.2.3.2. Đối với nương chè trồng mới giai đoạn kiến thiết cơ bản
- Tỷ lệ sống: Kết quả theo dõi thu được cho thấy, việc tưới nước có ảnh
hưởng lớn đến tỷ lệ sống của nương chè sau trồng trong giai đoạn kiến thiết
cơ bản. Những nương chè có tưới có tỷ lệ sống cao hơn nương chè khơng tưới
ở cả hai thời điểm theo dõi. Tại thời điểm 6 tháng sau khi trồng, tỷ lệ sống của
nương chè tưới nhỏ giọt theo công nghệ của Israel đạt 94,2%, cao hơn nương
chè không tưới (89,0%). Tại thời điểm 12 tháng sau khi trồng, tỷ lệ sống của

các nương chè có giảm so với thời điểm 6 tháng sau trồng nhưng không lớn.
Tỷ lệ sống cao nhất ở nương chè tưới nhỏ giọt (92,8%), nương chè không tưới
đạt 86,4%. Kết quả thu được cũng cho thấy việc tưới nước có ảnh hưởng lớn
đến tỷ lệ sống của nương chè sau trồng. Nương chè được tưới nước bằng công
nghệ nhỏ giọt của Israel có tỷ lệ sống sau trồng đạt trên 90% ở cả thời điểm 6
tháng và 12 tháng sau trồng.
- Chiều cao cây và độ rộng tán: Chiều cao cây và độ rộng tán là hai chỉ
tiêu sinh trưởng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng khép tán của nương
chè trồng mới giai đoạn kiến thiết cơ bản. Hai chỉ tiêu này càng tốt thì nương
chè càng nhanh khép tán và sớm cho thu hoạch. Kết quả thu được cho thấy:
Tại thời điểm 6 tháng sau khi trồng: Chiều cao cây của nương chè được
tưới nước bằng công nghệ nhỏ giọt của Israel đạt 48,1cm, cao hơn nương chè

10


không tưới tương đối nhiều (41,4cm). Tương tự chỉ tiêu chiều cao cây, độ
rộng tán của các nương chè được tưới nước bằng công nghệ nhỏ giọt của
Israel cũng cao hơn nương chè không tưới, đạt 33,4cm so với 27,2cm.
Tại thời điểm 12 tháng sau khi trồng: Các nương chè có tưới nước bằng
cơng nghệ nhỏ giọt của Israel có các chỉ tiêu sinh trưởng chính (chiều cao cây
và độ rộng tán) vượt trội so với nương chè không tưới. Chiều cao cây của
nương chè tưới bằng phương pháp nhỏ giọt đạt 73,4cm, cao hơn nương chè
không tưới (đạt 64,1cm) là 9,3cm. Độ rộng tán trung bình các nương chè tưới
nước bằng công nghệ nhỏ giọt của Israel đạt 43,5cm, cao hơn nương chè
không tưới 7,8cm.
Kết quả thu được cho thấy, chỉ tiêu chiều cao cây và độ rộng tán ở các
nương chè có tưới nước bằng cơng nghệ nhỏ giọt của Israel cao hơn đáng kể
so với nương chè khơng tưới.
- Đường kính gốc: Đường kính gốc của các nương chè có tưới nước

bằng cơng nghệ nhỏ giọt của Israel cao hơn nương chè không tưới nước ở cả
hai thời điểm theo dõi (6 tháng và 12 tháng sau khi trồng). Tại thời điểm 6
tháng sau khi trồng, đường kính gốc trung bình ở nương chè tưới bằng
phương pháp nhỏ giọt cao hơn đáng kể so với nương chè không tưới nước
(đạt 4,3mm). Tại thời điểm 12 tháng sau trồng, đường kính gốc trung bình của
các nương chè tăng lên đáng kể so với thời điểm 6 tháng sau trồng, đạt cao
nhất ở nương chè tưới bằng phương pháp nhỏ giọt (7,2mm), thấp nhất ở
nương chè không tưới nước (6,1mm). Kết quả thu được cho thấy, ngoài hai
chỉ tiêu chiều cao cây và độ rộng tán thì việc tưới nước có ảnh hưởng tương
đối lớn đến chỉ tiêu đường kính gốc của nương chè sau khi trồng giai đoạn
kiến thiết cơ bản.
Đánh giá chung: Việc áp dụng tưới nước kết hợp với dinh dưỡng bằng
công nghệ nhỏ giọt của Israel cho nương chè trồng mới giai đoạn kiến thiết cơ
bản giúp cho tỷ lệ sống sau trồng cao hơn, các chỉ tiêu sinh trưởng chính như

11


chiều cao cây, độ rộng tán, đường kính gốc đều đạt cao hơn hẳn so với nương
chè không tưới nước. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho hệ thống tưới nước kết
hợp với dinh dưỡng bằng công nghệ nhỏ giọt của Israel tương đối lớn. Do
vậy, chỉ nên áp dụng phương pháp này ở những vùng sản xuất chè chất lượng
cao, giá bán chè thành phẩm cao, có điều kiện thâm canh tốt, và hạn chế về
nguồn nước.
3.3. Kết quả xây dựng các chuyên đề khoa học
- Hoàn thiện được 01 quy trình kỹ thuật thâm canh giống chè mới PH8
và Kim Tuyên phù hợp với điều kiện canh tác chè của huyện Yên Thế.
- Hoàn thiện được 01 quy trình kỹ thuật thâm canh giống chè mới PH11
phù hợp với điều kiện canh tác chè của huyện Yên Thế.
- Xây dựng được quy trình tưới nước kết hợp với dinh dưỡng bằng công

nghệ nhỏ giọt của Israel cho cây chè tại huyện Yên Thế.
- Xây dựng được quy trình kỹ thuật bón phân, đốn hái phù hợp với
nương chè trong điều kiện có tưới bằng cơng nghệ tưới nhỏ giọt của Israel.
3.4. Kết quả tập huấn kỹ thuật, hội thảo khoa học
+ Tập huấn kỹ thuật:
- Dự án đã tổ chức được 04 lớp tập huấn cho 160 lượt người tham gia.
- Đối tượng tập huấn là các hộ trực tiếp tham gia xây dựng mơ hình và
một số hộ dân trồng chè xung quanh vùng dự án.
- Nội dung tập huấn là kỹ thuật trồng, chăm sóc chè giai đoạn kiến thiết
cơ bản và chế biến chè xanh từ nguyên liệu các giống chè mới.
+ Hội thảo khoa học: Dự án đã tổ chức 02 cuộc hội thảo tại Viện
Nghiên cứu và Phát triển Vùng và huyện Yên Thế với sự tham gia của 100 đại
biểu đại diện cho các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu, chính quyền địa
phương, doanh nghiệp và các hộ sản xuất chè.
3.5. Tổng hợp kết quả của dự án

12


Bảng 3.3: Bảng tổng hợp các sản phẩm của dự án
TT

Sản phẩm

1

Mơ hình trồng mới chè cành

2


Mơ hình tưới nước kết hợp
01ha
với dinh dưỡng
Quy trình kỹ thuật
04 QT
Kỷ yếu hội thảo
02 quyển
Tài liệu tập huấn
01 bộ
Báo cáo kết quả thực hiện 01 BC
dự án

3
4
5
6

Số lượng
theo hợp
đồng
20ha

Số lượng
thực hiện
20ha

Đánh giá kết
quả thực
hiện (%)
100%


01ha

100%

04QT
02 quyển
01 bộ
01BC

100%
100%
100%
100%

IV. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
4.1. Hiệu quả kinh tế
+ Đối với mơ hình tưới nước kết hợp với bón phân bằng cơng nghệ nhỏ giọt
của Israel trên nương chè sản xuất kinh doanh:
Bảng 4.1. So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình tưới nước kết hợp với dinh
dưỡng bằng công nghệ nhỏ giọt của Israel với nương chè khơng tưới nước
Đơn vị tính: đồng
Phương pháp tưới

Tổng chi

Tổng thu

Lợi nhuận


(1)

(2)

(3)

(4)=(3)-(2)

So với đối
chứng
(5)

Tưới nhỏ giọt (MH)

95.718.563

256.638.348

160.919.785

188,18%

Không tưới (Đ/c)

79.464.802

164.976.522

85.511.720


100,00%

(Chi tiết tại Phụ lục số 02)
4.2. Hiệu quả về mặt xã hội
Dự án được triển khai đã góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho
người nông dân trên địa bàn, bên cạnh đó, việc ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến
góp phần nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản xuất,
từng bước góp phần phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất
chè nói riêng.

13


4.3. Hiệu quả về mặt mở rộng dự án
- Đối với mơ hình trồng thâm canh chè giống mới giai đoạn kiến thiết
cơ bản: Thông qua việc xây dựng mô hình, người dân trong vùng đã nắm
được các kỹ thuật cơ bản về trồng và chăm sóc các giống chè mới giai đoạn
kiến thiết cơ bản và bước đầu thấy được hiệu quả của việc sản xuất chè từ đó
mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích trồng chè. Khả năng nhân rộng của mơ
hình là rất lớn.
- Đối với mơ hình tưới tiết kiệm nước kết hợp với dinh dưỡng bằng
công nghệ nhỏ giọt của Israel: Mặc dù mô hình đã cho thấy hiệu quả rõ rệt so
với việc khơng tưới nước nhưng do chi phí đầu tư ban đầu lớn nên khả năng
mở rộng mơ hình cịn gặp nhiều khó khăn.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Thứ nhất, việc lựa chọn địa điểm và hộ dân tham gia dự án cần có sự
phối hợp và thống nhất của chính quyền địa phương và các phịng chun
mơn trên cơ sở tự nguyện và đáp ứng đủ các tiêu chí mà dự án đặt ra.
- Thứ hai, do địa bàn triển khai dự án rộng, số lượng hộ dân tham gia
dự án đơng nên trong q trình triển khai dự án cần có sự phối hợp chặt chẽ

giữa cơ quan chủ trì dự án và đại diện lãnh đạo các địa phương, phịng chun
mơn để có sự thống nhất, đảm bảo tiến độ và thời vụ triển khai.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
1) Dự án đã xây dựng thành cơng mơ hình trồng thâm canh 04 giống chè mới
(LDP1, PH11, PH8 và Kim Tuyên) với quy mô 20ha tại 05 xã (Canh Nậu,
Xuân Lương, Đồng Tiến, Đồng Vương và Đồng Tiến) với sự tham gia của
197 hộ dân. Kết quả cho thấy:
 Về tỷ lệ sống: Các giống chè đều có tỷ lệ sống đạt từ 81,5% đến 89,1% tại
thời điểm 12 tháng sau trồng. Giống chè LDP1 có tỷ lệ sống cao nhất, đạt
89,1%, thấp nhất là giống chè PH8, đạt 81,5%.
 Về các chỉ tiêu sinh trưởng: Chiều cao cây tại thời điểm 12 tháng sau trồng
của giống chè LDP1 cao nhất, đạt 70,8cm so với giống chè PH11, đạt
67,3cm, giống chè PH8, đạt 63,9cm và giống chè Kim Tuyên, đạt 63,2cm.
Độ rộng tán tại thời điểm 12 tháng sau trồng của giống chè PH 11 cao nhất

14


đạt 42,3cm so với giống chè LDP1, đạt 40,8cm, giống chè Kim Tuyên, đạt
39,8cm và giống chè PH8 đạt 36,5cm. Đường kính gốc tại thời điểm 12
tháng sau trồng của giống chè PH11 cao nhất, đạt 7,2mm so với giống chè
LDP1, đạt 6,7mm, giống chè PH8 đạt 6,5mm và giống chè Kim Tuyên, đạt
6,3mm.
 Về chỉ tiêu năng suất: Tất cả các giống chè trong dự án đều có năng suất
giai đoạn tuổi 2 đạt trên 2 tấn/ha. Giống chè LDP1 có năng suất cao nhất,
đạt 2,61 tấn/ha so với giống chè PH11, đạt 2,58 tấn/ha, giống chè PH8 đạt
2,47 tấn/ha và giống chè Kim Tuyên, đạt 2,17 tấn/ha.
2) Dự án đã xây dựng thành cơng mơ hình tưới nước kết hợp với dinh dưỡng
bằng công nghệ nhỏ giọt của Israel với quy mô 01ha cho nương chè LDP 1

tuổi 6 và nương chè LDP1 trồng mới tại Công ty TNHH Hiệp Thành (bản
Rừng Dài, xã Tam Tiến, huyện Yên Thế). Kết quả thu được cho thấy:
 Đối với nương chè LDP1 trồng mới: Tỷ lệ sống của mơ hình tại thời điểm
12 tháng sau trồng đạt 92,8% cao hơn nương chè không tưới rõ rệt (86,4%)
và cao hơn nương chè tưới bằng vịi phun khơng đáng kể (91,0%). Các chỉ
tiêu sinh trưởng khác (chiều cao cây, độ rộng tán, đường kính gốc) của mơ
hình đều cao đáng kể so với nương chè không tưới nhưng cao hơn không
nhiều so với nương chè tưới bằng vòi phun.
 Đối với nương chè LDP1 tuổi 6: Sinh trưởng thân cành và sinh trưởng búp
của nương chè trong mơ hình cao hơn rõ rệt so với nương chè không tưới
nước nhưng chênh lệch khơng đáng kể so với nương chè tưới nước bằng
vịi phun. Thời gian sinh trưởng búp chè của mơ hình dài hơn nương chè
không tưới là 29 ngày và nương chè tưới bằng vòi phun là 2 ngày. Năng
suất chè của mơ hình cao nhất, đạt 9,07 tấn/ha, cao hơn nương chè tưới
bằng vòi phun đạt 8,97 tấn/ha (cao hơn 1,1%) và cao hơn nương chè không
tưới đạt 8,15 tấn/ha (cao hơn 11,3%). Hiệu quả kinh tế của mơ hình đạt
160,9 triệu đồng/ha/năm, bằng 98,5% so với nương chè tưới bằng vòi phun
(đạt 163,4 triệu đồng/ha/năm) và cao hơn nương chè không tưới nước
88,2% (đạt 85,5 triệu đồng/ha/năm).
3) Dự án đã hồn thiện được 02 quy trình kỹ thuật phù hợp với điều kiện canh
tác chè của huyện Yên Thế, bao gồm: Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh

15


giống chè mới PH8 và Kim Tuyên và Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh
giống chè PH11. Dự án đã xây dựng được 02 quy trình kỹ thuật bao gồm:
Quy trình tưới nước kết hợp với dinh dưỡng bằng cơng nghệ nhỏ giọt của
Israel cho cây chè tại huyện Yên Thế và Quy trình kỹ thuật bón phân, đốn
hái phù hợp với nương chè trong điều kiện có tưới bằng công nghệ tưới nhỏ

giọt của Israel.
6.2. Kiến nghị
1) Đối với UBND tỉnh Bắc Giang: Tiếp tục rà soát quy hoạch các vùng sản
xuất chè gắn với định hướng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường
trong nước và xuất khẩu.
2) Đối với Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang: Tiếp tục đầu tư hỗ trợ ứng
dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, tạo lập thương
hiệu cho sản phẩm chè của huyện Yên Thế.
3) Đối với UBND huyện Yên Thế: Sử dụng giống chè LDP1 để thay thế dần
diện tích chè trung du trồng hạt để nâng cao năng suất, chất lượng chè trên
địa bàn huyện Yên Thế; Tiếp tục theo dõi sinh trưởng và năng suất các
giống chè PH11, PH8 và Kim Tuyên để bổ sung vào cơ cấu giống chè của
huyện Yên Thế trong giai đoạn tới; Áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước
kết hợp với dinh dưỡng bằng công nghệ nhỏ giọt của Israel cho những
vùng sản xuất chè giống mới, có điều kiện đầu tư thâm canh để sản xuất
các sản phẩm chè đặc sản, chè có giá trị cao.
Bắc Giang, tháng 04 năm 2019
CHỦ NHIỆM DỰ ÁN

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN CHỦ TRÌ DỰ ÁN

PGS.TS Lê Tất Khương

TS. Nguyễn Đắc Bình Minh

16




×