GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
MỞ ĐẦU
Lịch sử nhân loại đã ghi nhận nhiều hiện tượng tự nhiên gây thiệt hại về
người và tài sản mà người ta gọi là những tai biến thiên nhiên. Phân theo nguồn
gốc phát sinh thì có nhiều loại tai biến thiên nhiên khác nhau, trong đó tai biến
do sinh vật được xem là một trong những loại tai biến gây thiệt hại hàng đầu,
đáng sợ nhất đối với loài người.
Đối với những tai biến do sinh vật, con người vừa là nguyên nhân quan
trọng trong việc thúc đẩy, gây ra các thảm họa dịch bệnh cũng như mất cân bằng
sinh thái, con người cũng đồng thời là nạn nhân của các thảm họa do sinh vật
đó. Con người đang cố gắng tìm mọi cách để cứu lấy mình trước thảm họa do
sinh vật.
Tìm hiểu về nguyên nhận, hậu quả của những tai biến do sinh vật là việc
làm hết sức cần thiết. Có thể nói sự hiểu biết về những tai biến do sinh vật có ý
nghĩa rất lớn trong việc tự bảo vệ mình của con người. Bài báo cáo của nhóm
tìm hiểu về những tai biến do sinh vật cũng không nằm ngoài mục đích đó.
NỘI DUNG
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 1
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
1.Khái niệm và đặc điểm chung của các tai biến do sinh vật
1.1 Khái niệm
Sinh vật là một cơ thể sống, nó thưc hiện các quá trình chuyển động, trao
đổi chất, sinh trưởng, sinh sản và phản ứng đối với các kích thích bên ngoài. Tuy
nhiên, không phải mọi cơ thể sống đều giống nhau. Nhiều sinh vật không có khả
năng tự chuyển động và phản ứng trực tiếp đối với môi trường đã gây biến động
quá lớn, tăng hoặc giảm về số lượng loài, sản lượng cá thể vượt quá khả năng tự
điều chỉnh, dẫn đến sự phá vỡ cân bằng sinh học tạo nên tai biến sinh
1.2. Đặc điểm chung của các tai biến do sinh vật
- Xảy ra trong giới sinh vật, trong đó có con người. Nguyên nhân do sinh
vật và nạn nhận cũng là sinh vật.
- Tai biến xảy ra có tính lây lan không có một giới hạn xác định về mặt
không gian.
- Tai biến do sinh vật thường xảy ra khó dự đoán trước được thời điểm.
Thường không có dấu hiệu để nhận biết.
- Loại tai biến này gây ra hậu quá khó lường, không có một tài liệu hay một
hệ thống nào có thể phân cấp về mức độ tàn phá của nó.
- Tai biến do sinh vật gây thiệt hại về người và của thông qua con đường
sinh học và các chuyển hóa sinh – hóa học trong cơ thể sinh vật.
2. Nguyên nhân dẫn tới tai biến do sinh vật
2.1. Con người
Là một trong những tác nhân chính tạo ra ngày càng nhiều môi trường
thuận lợi cho nhiều dịch bệnh mới có điều kiện lây nhiễm thuận lợi hơn trước rất
nhiều.
- Dân số gia tăng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên địa phương cùng sự tàn
phá rừng, đã xô đẩy nhiều nông dân vào sống tại các đô thị trong các khu nhà ổ
chuột thiếu vệ sinh, thiếu tiện nghi, thiếu nước sạch, các bãi rác thải dễ nảy
sinh dịch bệnh.
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 2
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
- Sự di dân ồ ạt từ vùng này snag vùng khác, sự rút ngắn khoảng cách nhờ
phương tiện giao thông hiện đại cũng làm lan nhanh bệnh dịch đi khắp nơi. Ví
dụ như bệnh lao, bệnh Sat…
- Sự đói nghèo chiếm 30% nhân loại với 1,3 tỉ người sống thiếu thốn hoàn
toàn và suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng triền mien, không đủ sức đề kháng lại các
tác nhân nhiễm trùng đặc biệt ở Châu Phi nơi có 50% dân số đói kém và luôn bị
nạn nói hoành hành.
- Đói kém dẫn đến thất học nên trình độ học vấn của con người thấp, khả
năng nhận biết cũng như phòng tránh các bệnh dịch thấp. Ngược lại con người
còn ra sức tàn phá tự nhiên, làm ô nhiễm môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho
dịch bệnh phát sinh và lây lan một cách nhanh chóng không kiểm soát được.
- Với lối sống hiện đại ngày nay cũng làm cho các tác nhân gây nhiễm
trùng bùng phát thành dịch lớn trong vài giờ. Với nền kinh tế toàn cầu, sự phát
triển thương mại quốc tế và du lịch…giữa các nước bằng đường không, chỉ cần
vài giờ, thực phẩm tươi sống nhiễm trùng hoặc một dịch sẽ lan truyền rât nhanh.
- Lối sống tập trung với các quán hàng công cộng, bếp ăn tập thể trong các
trường học, bệnh viện… trở thành những ổ dịch tiềm tàng vì hội tụ nhiều tác
nhân gây bệnh.
- Di cư, mở rộng quan hệ quốc tế: Sự thay đổi môi trường sống làm cơ thể
con người thay đổi, dễ mắc bệnh, mềm bệnh được phát tán rộng khắp tạo thành
dịch.
- Giáo dục, tuyên truyền về sức khỏe ở các nước kém phát triển chưa được
chú trọng những kiến thức về sức khỏe, bệnh tật và ý thức tự bảo vệ sức khỏe
chưa được trang bị đầy đủ dịch bệnh lây lan nhanh chóng phổ biến trên phạm vi
rộng.
2.2 Tự nhiên
Sự thay đổi bất thường của thời tiết và khí hậu ở các vùng nhiệt đới đã gia
tăng sự sinh sản của muỗi và côn trùng gây nên nhiều loại bệnh. Các đợt nắng
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 3
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với
sinh vật và con người, gây hủy diệt nghiêm trọng
3. Một số loại tai biến sinh vật thường gặp và những tác động của nó
3.1. Các dịch bệnh do các loại virut, vi khuẩn hoặc sinh vật ngoại ký sinh
gây ra
Bệnh dịch là một sự bùng phát của một loại bệnh không thể khống chế, lan
rộng với tốc độ cao và ảnh hưởng nghiêm trọng, gây nguy hại tới loài người.
Một đại dịch là một bệnh dịch lan tràn toàn cầu
3.1.1 Bệnh dịch hạch:
a.Nguyên nhân:
Bệnh do trực khuẩn Yersinapestis gây ra, lưu hành trong quần thể động vật
thuộc những loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) và bọ chét ký sinh trên chúng. Từ
đó, bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét nhiễm khuẩn.
b. Phương thức lây truyền:
* Trong tự nhiên, bệnh dịch hạch lan truyền theo các con đường sau: chủ
yếu lây qua đường máu
- Đường máu: Lây qua vết đốt của côn trùng. Chủ yếu là do bọ chét
Xenopsylla cheopis. Thứ yếu là: chấy, rận, rệp. Bọ chét hút máu làm lan truyền
bệnh trong các giống chuột và từ chuột sang người.
- Đường tiêu hoá: Thực phẩm, nước bị ô nhiễm do chuột trực tiếp gieo rắc
mầm bệnh vào. Đường lây này trên thực tế ít nguy hiểm vì trực khuẩn dịch hạch
dễ bị chết khi đun sôi, nấu chín.
- Đường hô hấp: Từ bệnh nhân dịch hạch thể phổi có thể lây trực tiếp cho
người xung quanh qua các giọt đờm, nước bọt bắn ra khi bệnh nhân ho, hắt hơi,
nói chuyện.
- Đường da, niêm mạc: Qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn thương
(hiếm gặp).
c. Biểu hiện và hậu quả của bệnh:
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 4
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
Bệnh dịch hạch ở người gồm các thể bệnh: thể hạch, thể nhiễm khuẩn
huyết, thể phổi và thể màng não, thường gặp hơn cả là thể hạch (chiếm hơn 90%
các thể bệnh).
+Thể hạch :
Biểu hiện :
Người bị nhiễm bệnh phát bệnh đột ngột, có dấu hiệu ớn lạnh, mệt mỏi, đau
cơ, đau bụng, buồn nôn và đau đầu. Sau đó, bệnh chuyển sang giai đoạn toàn
phát với các triệu chứng đặc trưng là nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sưng hạch.
Hạch có thể to bằng ngón tay cái hoặc bằng quả trứng gà, lúc đầu đau và cứng
chắc, sau đó, hạch mềm hóa mủ. Thể hạch có thể tiến triển đột ngột thành nhiễm
khuẩn huyết, thể phổi hoặc viêm màng não thứ phát.
Hậu quả:
Nếu không được điều trị sớm và thích hợp, thể hạch rất dễ tiến triển đột
ngột thành nhiễm khuẩn tối cấp với sốt cao 40-41
o
C, tình trạng nhiễm khuẩn,
nhiễm độc, huyết áp giảm, mạch nhanh, nhỏ, vật vã, rối loạn tinh thần, hôn mê,
thường bệnh nhân chết trong vòng 3-5 ngày.
+ Dịch hạch thể phổi :
Biểu hiện: Bệnh nhân sốt cao, rét run, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bứt
rứt.Khoảng 24 giờ sau bệnh nhân sẽ thấy đau tức ngực, khó thở, thở nhanh
nông.Ho có đờm nhầy và loãng sau đặc dần, có máu hoặc có nước bọt.
Hậu quả: thường xuất hiện tràn dịch màng phổi, có biến chứng phù phổi
cấp, tỷ lệ tử vong cao.
Cái chết Đen (năm 1347- năm 1351):
Cái chết Đen là tên gọi của một đại dịch xảy ra ở châu Á và châu
Âu trong thế kỷ 14 mà đỉnh điểm là ở châu Âu từ năm 1348 đến năm 1350. “Cái
chết đen” được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử
nhân loại,
Nguyên nhân: sự bùng phát của bệnh dịch hạch gây ra bởi vi khuẩn
Yersinia pestis, tác nhân chính gây bệnh là do bọ chét truyền bệnh từ chuột sang
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 5
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
người và xuất phát từ một thuyền buôn trên biển Đen truyền vào thành phố
Mesina (đảo Cicile, Italia). Đại dịch này là sự tổng hợp của 4 dạng dịch bệnh
chết người: dịch hạch, sốt thương hàn, nhiễm trùng máu, viêm phổi
Hậu quả: dịch bệnh tàn sát với tốc độ kinh hoàng: Từ lúc phát ban đến lúc
tử vong chỉ trong khoảng 8-12 giờ. gây ra một hậu quả kinh hoàng. Tại rất nhiều
thành phố đông dân, tỷ lệ thiệt mạng đã vượt quá 50% dân số. Khoảng một nửa
dân số Paris, tức 100.000 người, đã thiệt mạng vì “Cái chết đen”, đại dịch cũng
khiến dân số thành phố Firenze ở Ý giảm từ chừng 120.000 người xuống còn
50.000 người vào năm 1338, ít nhất 60% dân số các thành
phố Hamburg và Bremen đã thiệt mạng. Ước tính châu Âu đã phải mất tới 150
năm để phục hồi dân số như trước thời gian xảy ra đại dịch.
Đại dịch hạch Ju Xtinian (năm 541 và năm 588)
Dịch hạch được ghi nhận đầu tiên ở Ai Cập và nhanh chóng lan sang Thổ N
hĩ Kỳ. Chỉ trong 2 năm, đại dịch hạch giết chết 40% dân số Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà sử
học Porôcô Pilút ghi lại rằng, vào lúc cao điểm, mỗi ngày dịch hạch giết chết 10.
000 người. Sau đó dịch lan rộng ra khắp miền
Đông của Địa Trung Hải, khiến 1/4 dân số trong khu vực chết. Đại dịch
hạch quay trở lại và bùng phát vào năm 588, với tính chất, mức độ nghiêm trọng
hơn và lan rộng sang Ấn Độ và châu Âu. Số người thiệt mạng lên đến hơn 25
triệu người.
3.1.2 Bệnh cúm:
a. Nguyên nhân:
- Bệnh cúm gây ra do virus tấn công vào đường hô hấp. Có 3 týp virus cúm
đó là A, B và C.
- Virus týp A và B là những týp được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất vì nó là
nguyên nhân chính gây ra tử vong và tổn hại cho con người.
- Virus cúm týp A còn được chia thành 2 týp nhỏ dựa trên 2 loại protein
trên bề mặt của virus, được gọi là kháng nguyên, đó là hemagglutinin (H) và
neuraminidase (N). Sự thay đổi thường xuyên các kháng nguyên bề mặt của
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 6
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
virus làm cho vắc-xin ngừa cúm cũng phải được điều chỉnh hàng năm nhằm có
thể ngăn ngừa được các biến thể của virus cúm A và B.
b. Phương thức lây truyền:
- Bệnh lây tryền qua đường hô hấp, qua không khí giọt nhỏ qua ccas giọt
nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virut cúm qua ho,
hắt hơi. Vi rút vào cơ thể qua đường mũi họng.
- Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi
tập trung đông người như trường học,nhà trẻ. Trong điều kiện thời tiết lạnh và
ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm
nhiễm với bệnh
c .Biểu hiện:
- Chảy nước mũi, nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì,đau tai, ngứa và khô cổ
họng, và ho.
- Ăn không ngon, mệt mỏi.
- Khả năng vị giác và khứu giác có thể bị giảm, khan giọng, nói nhưnghẹt
mũi.
- Người lớn có thể bị nóng sốt nhẹ, nhưng trẻ em có thể bị nóng nhiều hơn.
d. Hậu quả:
- Bệnh cúm là một bệnh gây tàn phá nặng nề và là bệnh lý hô hấp cấp, tàn
phá đời sống con người từ rất lâu.
- Sau khi khỏi bệnh bệnh nhân chắc chắn sẽ suy yếu cơ thể nói chung.
Đường thở và phổi bị tổn thương cũng cần một thời gian lâu dài để hồi phục.
- Đại dịch cúm nặng nề gần đây nhất là đại dịch cúm “Tây Ban Nha” vào
năm 1918-1919 đã giết chết khoảng 20 - 40 triệu người trên toàn thế giới.
- Bình thường hàng năm, có khoảng 10% dân số thế giới nhiễm cúm, tức là
khoảng 600 triệu người
Đại dịch cúm châu Á 1957-1958
Nguyên nhân: Đại dịch cúm châu Á do chủng virus cúm týp A/H2N2 gây
ra. Được xác định đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối tháng 2-1957, rồi nhanh
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 7
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
chóng lan ra khắp thế giới ngay trong năm đó và đến tháng 6-1957 thì dịch cúm
châu Á lan tới Mỹ.
Hậu quả: toàn thế giới có khoảng 1 triệu người chết, riêng ở Mỹ số người
tử vong khoảng 72.000 người.
Đại dịch SARS 2002-2003.
- SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) là bệnh đường hô hấp gây viêm
phổi không điển hình ở những người bị nhiễm. Viêm phổi không điển hình gây
sưng và suy yếu phế nang, làm giảm cung cấp máu tại chỗ cũng như ức chế vận
chuyển oxy.
- Mặc dù nguyên nhân chưa được xác định, song các nhà khoa học cho
rằng bệnh do virut mới thuộc họ coronavirus gây ra. Cũng có ý kiến cho rằng
virut bắt nguồn từ động vật, nhưng dường như nó không có gì giống với các
virut đã thấy ở trên người và động vật.
- Các triệu chứng
+ Sốt cao trên 38 ° C
+ Ho, thở nông, khó thở, đau đầu hoặc đau họng
Nếu có một trong các vấn đề trên, cần đi khám bệnh ngay lập tức.
- Lây nhiễm
+ Virut có thể lây lan qua dịch hô hấp do hắt hơi
+ Vi rút cũng có thể lây lan gián tiếp như tiếp xúc với những đồ vật có dính
dịch bài tiết của cơ thể chứa vi rút như điện thoại, tay xoay cửa bị nhiễm vi rút.
Bởi vì vi rút có thể sống từ 3-6 giờ ở ngoài cơ thể người.
+ Bệnh có thể được lây truyền qua không khí.
+ Vi rút tồn tại trong phân (và nước tiểu) ở nhiệt độ phòng trong ít nhất 1-2
ngày, thậm chí tới 4 ngày.
+ Vi rút mất hoạt tính gây nhiễm sau khi tiếp xúc với các chất tiệt khuẩn và
có thể bị chết ở 56 ° C.
- Sự nguy hiểm
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 8
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
Tỷ lệ tử vong khoảng 3 - 5%. Có tài liệu cho rằng có thể lên đến 10%, đặc
biệt là ở những người cao tuổi. Những người bị nhiễm xảy ra viêm phổi có thể
gây nhiều biến chứng. Thể trạng suy sụp rất nhanh, trong vòng vài ngày.
- Hậu quả:
Năm 2003, virut SARS đã gây nên một cơn ác mộng đối với toàn thế giới.
Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cực cao và tiềm ẩn nhiều vấn đề mà khoa học
cũng không thể xác định được. May mắn cho cả thế giới là SARS đã được
khống chế kịp thời. Virut SARS chỉ tồn tại trong 6 tháng trước khi nó có thể gây
ra hàng trăm cái chết đáng sợ cho con người.
3.1.3. Bệnh AIDS
a. Khái niệm:
AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, hay bệnh liệt kháng) là
một hội chứng của nhiều bệnh nhiễm trùng (ví dụ: lao, viêm phổi, nấm), mà
người nhiễm HIV gặp phải do hệ miễn dịch của cơ thể bị tổn thương hoặc bị phá
hủy nặng nề. Các bệnh này được gọi là các bệnh nhiễm trùng cơ hội. AIDS
được coi là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, mỗi người khi
mắc AIDS sẽ có những triệu chứng khác nhau, tùy theo loại bệnh nhiễm trùng
cơ hội mà người đó mắc phải, và khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch mỗi
người.
b.Nguyên nhân:
- HIV được lây truyền qua các dịch cơ thể, như máu, tinh dịch, dịch tiết âm
đạo và sữa mẹ.
- Nó gây bệnh bằng cách gắn vào các tế bào T giúp đỡ CD4+ (còn gọi là
limpho bào T4), một loại bạch cầu tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch chống
lại nhiễm trùng và ung thư.
- Khi số lượng tế bào T CD4+ giảm, người đó dễ mắc một số bệnh mà
cơthể người khoẻ mạnh bình thường đủ sức chống lại.
c. Phương thức lây truyền
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 9
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
- Qua quan hệ tình dục: HIV có thể sống trong tinh dịch của nam giới, dịch
nhờn âm đạo của phụ nữ, vì vậy nếu quan hệ tình dục bừa bãi bằng đường âm
đạo, đường hậu môn hay đường miệng mà không có sử dụng “bảo vệ” như bao
cao su thì rất dễ dàng nhiễm bệnh HIV.
- Qua đường máu: Virut HIV sống trong máu người bệnh, vì vậy bạn sẽ dễ
dàng mắc bệnh khi:
+ Dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ tiêm chích mà người bệnh HIV đã
sử dụng.
+ Truyền máu phải máu của người mắc bệnh HIV.
+ Săm trổ bằng vật dụng đã sử dụng cho người nhiễm HIV.
+ Tiếp xúc vết thương hở, rách da thịt với máu, tinh dịch hay dịch âm đạo
của người mắc bệnh HIV.
+ Do tai nạn y tế: chọc phải kim tiêm đã tiêm cho người nhiễm HIV vào
người.
- Qua mẹ truyền sang con: Mẹ bị nhiễm HIV mang thai cũng có thể truyền
sang cho con trong lúc mang thai, trong quá trình chuyển dạ và đẻ vì em bé dễ
dính máu có nhiễm HIV của mẹ truyền sang, hoặc lúc cho con bú, trong sữa mẹ
có chứa virut HIV truyền sang.
d. Biểu hiện:
1. Nhóm triệu chứng chính:
- Sụt cân trên 10% cân nặng.
- Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.
- Sốt kéo dài trên 1 tháng.
2. Nhóm triệu chứng phụ:
- Ho dai dẳng trên 1 tháng.
- Ban đỏ, ngứa da toàn thân.
- Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes).
- Bệnh Zona (giời leo) tái đi tái lại.
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 10
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
- Nhiễm nấm (tưa) ở hầu, họng, kéo dài hay tái phát.
- Nổi hạch ít nhất là 2 nơi trên cơ thể (không kể hạch bẹn) kéo dài trên 3
tháng.
e. Hậu quả:
- Từ khi phát hiện ra HIV vào năm 1981 cho đến năm 2006, AIDS đã giết
chết hơn 25 triệu người. Khoảng 0,6% dân số thế giới bị nhiễm HIV.
- Một con số không cân xứng của số người tử vong do AIDS ở vùng tiểu
Sahara Châu Phi đã làm chậm tăng trưởng kinh tế và làm trầm trọng thêm gánh
nặng của nghèo đói.
- Năm 2004 tổng số người có HIV trên toàn thế giới đã tăng lên đến con số
chưa từng có từ trước tới nay: 39,4 triệu người. Riêng trong năm 2004, số người
có HIV mới trên thế giới là 4,9 triệu người, còn số người chết vì HIV/AIDS là
3,1 triệu người
-Trong đó người có HIV tăng nhanh nhất hiện nay là ở khu vực Đông Á
(50%), tiếp đó là khu vực Trung á (40%), rồi đến khu vực Đông Âu và Ca-ri-bê
(Trung Mỹ).
- Dịch HIV/AIDS đang gia tăng một cách nhanh chóng ở Việt Nam.Tính
trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có thêm hơn 100 người bị nhiễm HIV. Chỉ tính
riêng trong năm 2005, ước tính đã có 37 000 người Việt Nam bị nhiễm HIV.Số
người đang sống với HIV năm 2006 là 280 000 người, gấp hơn hai lần con số đó
của năm 2000 là 122 000 người. Con số trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS cũng đang ngày càng gia tăng.
3.1.4. Bệnh Lao
a. Nguyên nhân: Do vi khuẩn gọi là mycobacterium. Người khoẻ mạng bị
truyền vi khuẩn lao qua đường hô hấp trong môi trường không khí từ ho hoặc
hắt hơi từ phía người nhiễm bệnh
b. Phương thức lây truyền
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 11
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
- Bệnh Lao lây nhiễm qua đường hô hấp do hít phải vi khuẩn Cốc( mang
tên nhà hóa học Đức Koch cuối thế kỉ 19 phát hiện ra vi khuẩn Lao) do những
người bệnh khi họ thở ra trong không khí.
- Ai cũng có thể mắc bệnh Lao. Tuy nhiên những trường hợp dưới đây dễ
mắc phải nhất.
+ Những người thở chung bầu không khí với người có bệnh( người trong
gia đình, người làm việc chung hoặc bạn hữu)
+ Những người nghèo, những người không có nhà
+ Những người di dân đến từ những nơi có nhiều người bị bệnh Lao
+ Những người nghiện rượu và chích thuốc phiện, những người đang bị
bệnh tiểu đường, ung thư, bị xuống cân và nhất là những người có vi khuẩn
HIV.
c.Biểu hiện
- Người bị lao có thể có một số hoặc tất cả các triệu chứng sau đây:
- Cảm thấy mệt mỏi triền miên, ăn không ngon miệng, giảm cân vô cớ, ho
kéo dài hơn ba tuần, sốt, ra mồ hôi về đêm. Đôi khi người bị lao có thể ho ra
đờm vấy máu
d.Hậu quả
- Bệnh lao tàn phá cơ thể, làm giảm khả năng lao động của người bệnh, làm
suy kiệt sức khoẻ của người bệnh.
- Bệnh lao đã làm cho cho nhiều gia đình lâm vào cảnh đói nghèo, nếu
người mắc lao không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời thì 50% số đó sẽ chết
trong vòng 5 năm, 25% trở thành bệnh nhân mãn tĩnh tiếp tục lây bệnh cho mọi
người và chỉ khoảng 25% tự khỏi nếu sức khoẻ tốt.
- Một người mắc bệnh lao không được điều trị mỗi năm sẽ gây bệnh cho 15
– 20 người khác.
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 12
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
- Trẻ em mắc bệnh lao nặng có thể bị tử vong hoặc để lại di chứng tàn tật
không phảt triển về thể chất và tihh thần gây ảnh hưởng đến giống nòi.
- Một quốc gia có nhiều người mắc bệnh lao sẽ làm cho quốc gia đó đó
chậm phát triển, yếu kém nghèo nàn lạc hậu.
3.1.5. Bệnh sốt rét
a. Nguyên nhân
- Bệnh gây ra do nhiễm kí sinh trùng Plasmodium được truyền qua trung
gian là muỗi cái. Muỗi Anopheles, tác nhân truyền bệnh sốt rét
b. Phương thức truyền bệnh
Một người bình thường có thể nhiễm bệnh sốt rét qua 3 cách thức sau đây:
- Do muỗi truyền(Phổ biến)
- Do truyền máu
- Truyền qua rau thai
Ngoài ra những người tiêm chích ma túy dùng chung bơm kim tiêm cũng
có thể bị mắc căn bệnh này
c. Biểu hiện
Cơn sốt điển hình : trải qua 3 giai đoạn
- Giai đoạn rét run : xảy ra dữ dội kéo dài từu 1 đến 2 giờ, bệnh nhân rét
run cầm cập (đắp nhiều chăn, răng va vào nhau) da tái nhợt, môi tím.
- Giai đoạn nóng : thân nhiệt tăng vọt 39 – 40 độ ; kéo dài 30 phút đến 1
giờ kèm theo mặt đỏ, mắt xung huyết đỏ, nhức đầu dữ dội, mạch nhanh nhịp thở
nhanh, có thể nôn.
- Giai đoạn vã mồ hôi : sốt dần dần hạ, bệnh nhân ra nhiều mồ hôi, có cảm
giác khát nước, sau đó cảm thấy dễ chịu dần và trở lại trạng thái gần như bình
thường.
d.Hậu quả
- Gây thiếu máu: Do Ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng
loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.
- Gan to, lách to .
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 13
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
- Trẻ em bị mắc bệnh SR cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.
- Phụ nữ có thai mắc SR dễ gây sẩy thai, đẻ non hoặc khi sinh dễ mắc phải
những tai biến.
3.1.6. Bệnh dịch tả.
a. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh tả thường là do nhiễm trùng đường ruột do vi
trùng Vibrio cholerae gây ra tiêu chảy nặng kèm theo mất nước và có thể dẫn
đến tử vong trong một số trường hợp. Robert Koch là người nhận dạng được vi
trùng gây bệnh tả vào năm 1883.
b. Phương thức truyền bệnh
- Bệnh tả chủ yếu truyền qua nguồn thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm
khuẩn. Ở các nước phát triển, hải sản thường là nguyên nhân chính, còn ở các
nước đang phát triển con đường truyền chủ yếu từ nguồn nước.
- Bên cạnh đó là dùng nước nhiễm vi trùng gây bệnh. Vi trùng gây bệnh
có nhiều nhất ở trong phân của người bệnh và trong nước thải có chứa
phân. Ngoài ra cá và các thực phẩm khác từ nước nhiễm vi trùng gây bệnh cũng
có thể là nguồn gây bệnh do nấu ăn không kỹ hoặc ăn hải sản sống. Loài vi
khuẩn này có thể sống một cách tự nhiên trong bất kỳ môi trường nào.
c. Biểu hiện
- Bệnh tả có triệu chứng chính là: Tiêu chảy liên tục, có khi tới hàng chục
lít một ngày; phân toàn nước, trắng đục như nước vo gạo
- Biểu hiện ban đầu: là sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần. Sau đó, bệnh
nhân tiêu chảy liên tục rất nhiều lần với khối lượng lớn, có khi hàng chục lít một
ngày. Phân tả toàn nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không có nhầy
máu.
- Bệnh nhân nôn rất dễ dàng (lúc đầu ra thức ăn, sau toàn nước), thường
không sốtít khi đau bụng. Do mất nước và điện giải, người bệnh mệt lả, bị chuột
rút.
Bệnh tả có 4 thể:
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 14
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
+Thể không có triệu chứng;
+ Thể nhẹ giống tiêu chảy thường;
+ Điển hình nhất là thể cấp tính như miêu tả ở trên;
+ Thể tối cấp (diễn biến nhanh chóng, bí tiểu, suy kiệt nhanh chóng sau vài
giờ và tử vong).
d. Hậu quả
- Bệnh này có thể dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải cấp tính, có thể
gây dịch lớn.
- Liền trong 4 năm, dịch tả đã giết hơn 1/3 số dân cư và quân đội Hy Lạp.
Một điều nghịch lý là: Chính sự nguy hiểm của đại dịch đã ngăn cản nó lan rộng
ra vì nó giết chết người bệnh nhanh đến mức bệnh nhân không kịp truyền bệnh
sang người khác. Mãi về sau này, người ta mới kết luận đó là bệnh dịch tả.
- Đại dịch tả gần đây nhất được ghi nhận vào năm 1991 tại Peru. Tuy nước
này đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhưng dịch vẫn lan rất nhanh sang các nước
Trung - Nam Mỹ làm cho gần nửa triệu người nhiễm bệnh, trong đó có hơn
10.000 người tử vong.
- Ở Pháp, năm 1832, gần 40.000 người dân Paris mắc dịch tả và phần nửa
trong số đó đã bỏ mạng; trong số nạn nhân có cả tể tướng. Năm 1848-1849, một
số lượng người tương tự cũng đã chết vì dịch bệnh.
3.2 Các loại dịch gia súc, gia cầm
a. Dich cúm gia cầm:
- Khái niệm
Cúm gà hay cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài
gia cầm (hay chim), và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Virus này
được phát hiện lần đầu tiên là tại Ý vào đầu thập niên 1900 và giờ đây phát hiện
ở hầu hết các nơi trên thế giới.
- Nguyên nhân:
Virus cúm gà có tên khoa học là avian influenza (AI) thuộc nhóm virus
cúm A của họ Orthomyxociridae. Đây là những retrovirus, mang vật liệu di
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 15
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
truyền là những đoạn phân tử RNA, sợi đối mã (sợi âm tính). Biến chủng H5N1
của virus cúm gà bắt đầu hoành hành từ năm 1997 và có nguy cơ bùng phát
thành đại dịch cúm đối với con người trong tương lai.
- Đường lây nhiễm:
Các chủng của virus cúm gà có thể xâm nhiễm vào nhiều loại động vật
khác nhau như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi, hổ và con người. Bệnh cúm gà
lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể gây nhiễm trên thức
ăn, nước, dụng cụ và quần áo. Tuy nhiên, hiện giờ chưa có bằng chứng thực
nghiệm nào cho thấy virus cúm gà có thể sống sót trong thức ăn đã được nấu
chín.
-Triệu chứng ở người
Đối với con người, cúm gà gây ra các triệu chứng tương tự như của các loại
cúm khác. Đó là sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp, viêm màng kết và x55ở
những trường hợp nghiêm trọng, có thể gây suy giảm hô hấp và viêm phổi, có
thể dẫn đến tử vong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc phần lớn vào thể
trạng sức khoẻ, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virus của người bị nhiễm.
- Các biến chủng virut cúm lây sang người
+ H1N1 là chủng virus cúm A được phân lập đầu tiên. Đầu tháng 10 năm
2005, các nhà khoa học tuyên bố rằng họ đã khôi phục thành công chủng virus
gây ra dịch cúm Tây Ban Nha. Những trình tự gene cho thấy đại dịch năm 1918
này là do virus phân nhóm H1N1 gây ra, thường được coi là chủng gây cúm lợn
nhưng có khả năng truyền nhiễm.
+ Từ năm 1997, các phân nhóm H5N1, H7N2, H7N3, H7N7, và H9N2 đã
được phát hiện xâm nhiễm vào người.
+ H2N2. Gây nên dịch cúm châu Á vào năm 1957 và 1958 đã làm chết
khoảng 1 triệu người trên thế giới.
+ H3N2: Phát triển từ chủng H2N2 do biến đổi di truyền và gây nên dịch
cúm Hồng Kông vào năm 1968, 1969 đã gây tử vong 750.000 người, Đây là đại
dịch gây tử vong lớn nhất thế kỷ 20.
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 16
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
+ H7N2: Với sự bùng phát phân nhóm H7N2 trong gia cầm vào năm 2002,
44 người đã được phát hiện là bị nhiễm virus tại bang Virginia, Hoa Kỳ.
+ H7N3: Ở Bắc Mỹ, người ta đã phát hiện chủng virus cúm gà H7N3 tại
một số trang trại gia cầm tại British Columbia vào tháng 2 năm 2004. Cho đến
tháng 4, 2004, đã có 18 trang trại phải cách ly để ngăn ngừa sự lan truyền của
loài virus này. Có 2 trường hợp người dân vùng này bị nhiễm virus cúm.
+ H7N7: Trong năm 2003 ở Hà Lan, 89 người đã được chẩn đoán là nhiễm
virus cúm H7N7 sau một đợt dịch cúm gia cầm từ một số trang trại lân cận. Một
trường hợp đã tử vong.
+ H9N2: Loại virus này đã được nghiên cứu cho thấy chỉ là dạng "gây
nhiễm thấp". Có 3 trường hợp phát hiện ở Trung Quốc và Hồng Kông cho thấy
bị nhiễm virus và tất cả đều đã qua khỏi. Trong tháng 10, 2005, một dịch cúm
bùng phát tại thị trấn Tolima, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, không một trường hợp nào bị
virus gây nhiễm cho người.
Dịch cúm A H5N1
- Nguyên nhân: H5N1 là một phân nhóm có khả năng gây nhiễm cao của
virus cúm gia cầm. Chủng virus này lần đầu tiên được phát hiện xâm nhiễm trên
người tại Hồng Kông năm 1997. Chính nhóm virus cũng là tác nhân gây dịch
cúm trên gia cầm ở Hông Kông lúc đó. Tên gọi phân nhóm H5N1 là liên quan
đến loại protein kháng nguyên trên vỏ virus: protein hemagglutinin nhóm 5 (H5)
và neuraminidase nhóm 1 (N1).
- Biểu hiện: Thông thường, những virus cúm này lan truyền trên thế giới
bằng cách ký sinh ở tế bào ruột non của các loài chim di cư, khi đó chúng là
những chủng H5N1 không gây chết. Tuy nhiên, những chủng virus này có thể bị
đột biến và trở thành chủng cúm gia cầm có độc tính cao nhất từ trước đến giờ.
Đối với con người, cúm gà gây ra các triệu chứng là sốt, ho, đau họng, đau nhức
cơ bắp, viêm màng kết và ;ở những trường hợp nghiêm trọng, có thể gây suy
giảm hô hấp và viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 17
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
- Hậu quả: Kể từ khi xuất hiện cuối năm 2003, tính đến ngày 10/9/2008 tại
Việt Nam đã có 106 trường hợp được xác định nhiễm cúm A/H5N1, 52 ca tử
vong (tỷ lệ chết/mắc chung là 49%). Từ 1997, sự bùng phát của vi rút H5N1 đã
làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm. Theo WHO, từ tháng 12/2003
- 19/6/2008 đã có 243 người tử vong do cúm gia cầm trong số 385 ca nhiễm
H5N1 tại 15 nước, chủ yếu ở Châu Á. Indonesia là nước có nhiều ca tử vong
nhất do H5N1 với 110 người chết trong 135 ca nhiễm.
b. Bệnh lở mồm long móng:
-Khái niệm: Lở mồm long móng (LMLM) là một loại bệnh bệnh truyền
nhiễm rất nguy hiểm do virus gây ra trên động vật móng guốc chẵn như lợn, bò,
trâu, hươu, dê Bệnh này rất nguy hiểm vì bệnh lây lan rất nhanh qua nhiều con
đường khác nhau như tiếp xúc trực tiếp giữa động vật với nhau, truyền qua
không khí Chính vì vậy mà Tổ chức Y tế Thế giới xếp bệnh lở mồm long
móng đứng đầu các bệnh truyền nhiễm của động vật.
- Nguyên nhân: Bệnh do một loại virus thuộc họ Picorna Viridae có 7 typ
(O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia 1). Theo tài liệu của Cục Thú y, dòng
virus gây bệnh LMLM trên gia súc ở Việt Nam thuộc typ O, gần đây có xuất
hiện virus typA ở miền Trung và virus typ Asia 1 ở các tỉnh miền núi phía bắc.
- Triệu chứng: Khi nhiễm bệnh, nhiệt độ cơ thể của gia súc khá cao
(khoảng 40 °C). Đồng thời, gia súc trở nên kém ăn, ủ rũ, tiết nước bọt nhiều và
nhiễu xuống; ở vùng miệng (miệng, lợi và lưỡi), vùng chân (kẽ móng và bờ
móng chân) và vú xuất hiện các mụn nước chứa dịch màu vàng nhạt. Trong
vòng 24 giờ, mụn nước sẽ tự vỡ, làm bờ móng sưng đau dẫn tới con vật đi lại
khó khăn, phải nằm một chỗ. Nếu bệnh phát triển mạnh, khoảng từ 5 đến 6
ngày, con vật sẽ yếu, khó thở và chết
c. Bệnh bò điên.
- Khái niệm:
Bệnh bò điên (tiếng Anh là bovine spongiform encephalopathy, viết tắt
BSE) là bệnh thần kinh gây tử vong ở bò trưởng thành, được ghi nhận đầu tiên ở
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 18
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
Anh Quốc năm 1986. Đây là bệnh nhũn não truyền nhiễm hay bệnh do prion
(dịch tạm là tiền virus).
- Nguyên nhân:
Bệnh bò điên vẫn là một bí ẩn đối với giới khoa học bởi căn nguyên của nó
không phải là virus, vi khuẩn hay các vi sinh vật khác
Người ta chưa biết được một cách chính xác nguyên nhân bệnh bò điên là
gì, nhưng các nhà khoa học đưa ra giả thuyết có thể là một proteine khác thường
hay prion đã gây ra căn bệnh này. Nghiên cứu gần đây cho thấy các prion “xấu”
này có thể làm cho những prion khác gập sai chỉ bằng cách chạm vào chúng.
Các tế bào tạo ra protein theo những chỉ dẫn đã được lập trình sẵn trong gene.
Tuy nhiên, giống như một chiếc hộp các tông, protein phải gập lại mới có thể
hoạt động và thỉnh thoảng chúng bị gập thành hình dạng không đúng.
- Đường lây nhiễm:
Bệnh lây nhiễm cho bò được nuôi dưỡng từ chất phế thải (bột thịt, bột
xương, đồ lòng, não…) của các thú khác mà đặc biệt là của dê cừu bị bệnh ngứa
gãi hay scrapie (một loại bệnh về thoái hóa hệ thần kinh).
Thời gian ủ bệnh rất lâu từ 30 tháng đến 8 năm, bởi vậy người ta thường
phát hiện ra bệnh ở các bò già 6-7 tuổi trở lên.
Con người có thể mắc một dạng CJD có tên là vCJD (hay dạng BSE ở
người) do ăn các sản phẩm thịt bò nhiễm BSE. vCJD gây bại liệt và tử vong.
- Hậu quả:
+ Đối với người: BSE có liên quan đến dạng biến thể TSE ở người, là bệnh
Creutzfeldt-Jakob (vCJD). BSE có thể gây sang người gây bệnh mất trí nhớ.
CJD là căn bệnh vô phương cứu chữa và luôn gây tử vong. Hơn 130 người
đã tử vong do căn bệnh này, tập trung chủ yếu tại Anh. Trái ngược với các dạng
CJD truyền thống mà ảnh hưởng tới những người ở độ tuổi từ 65 trở lên, vCJD
ảnh hưởng tới các bệnh nhân có tuổi trung bình là 29. Thời kỳ mắc vCJD tương
đối dài (14 tháng so với 4,5 tháng ở CJD).
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 19
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
+ Đối với bò: Bệnh bò điên tác động lên hệ thần kinh bò và làm cho bò
không đứng dậy được.
d. Bệnh dại
- Khái niệm:
Bệnh dại là bệnh nhiễm virút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương
từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi
rút dại.
Bệnh dại là một trong những bệnh nhiễm được ghi nhận từ thời cổ xưa,
mô tả từ cách đây hơn 3000 năm và là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ. Bệnh
dại có thể gặp ở tất cả động vật có vú.
- Nguyên nhân:
- Virus dại thuộc giống Lyssavirus, họ Rhabdoviridae.
-Virus hình đầu đạn, mang ARN sợi đơn mã âm tính.
- Virus không chịu được pH dưới 3 hoặc trên 11 và bị bất hoạt bởi tia cực
tím, ánh sáng mặt trời, làm khô và phơi nhiễm với formalin, phenol, ether,
trypsin, β-propiolacton và các chất tẩy rửa.
- Virus dại phân lập từ mô thần kinh của động vật mắc bệnh trong điều
kiện thiên nhiên được gọi là virus dại đường phố với đặc điểm thời kỳ ủ bệnh
dài, khả năng gây bệnh cao. Sau khi cấy truyền nhiều lần trên não của động vật
thí nghiệm, virus dại được gọi là virus dại cố định với đặc điểm có thời gian ủ
bệnh ngắn, gây bệnh cảnh bại liệt trên động vật nhưng mất khả năng gây bệnh
cho người nên được sử dụng để sản xuất vắc-xin.
- Đường lây nhiễm:
Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm
của động vật mắc bệnh dại. Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể lây truyền
qua đường hô hấp. Nhiễm bệnh dại từ người qua người rất hiếm gặp.
- Hậu quả:
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 20
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
Thể điển hình của bệnh là thể hung dữ. Bên cạnh đó còn gặp thể bại liệt,
chiếm khoảng 20% các trường hợp. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người
đều dẫn đến tử vong.
* Thể hung dữ
- Các cơn vật vã kích thích ngày càng nhiều, càng mạnh và sau khoảng 7
ngày bệnh nhân rơi vào hôn mê, rồi loạn các chức năng sống, ngừng thở rồi tử
vong.
- Thời gian sống trung bình 4-20 ngày nếu được hỗ trợ các chức năng sống. Các
biến chứng muộn có thể thấy là loạn nhịp tim, đái tháo nhạt, rối loạn vận mạch,
xuất huyết tiêu hoá, giảm tiểu cầu, liệt ruột Mặc dù thời gian sống có thể kéo
dài thêm vài ngày song cuối cùng cũng vẫn tử vong.
* Thể bại liệt
- Thường ở bệnh nhân đã tiêm vắc-xin sau khi bị súc vật dại cắn.
- Lúc đầu dị cảm vết cắn, đau cột sống và đau chi bị cắn.
- Tình trạng liệt tiến triển lan toả lên chi trên, mất phản xạ gân xương.
- Bệnh nhân bí đại tiểu tiện, sau đó liệt cơ mặt, cổ, lưỡi, hầu họng và các cơ
hô hấp.
- Thể bệnh này tử vong chậm hơn thể hung dữ, có thể kéo dài 2-20 ngày.
3.3 Sự xâm lăng của các sinh vật ngoại lai
Sinh vật ngoại lai xâm hại trước hết là những loài không có nguồn gốc bản
địa. Khi được đưa đến một môi trường mới, một loài ngoại lai có thể không
thích nghi được với điều kiện sống và do đó không tồn tại được. Trong nhiều
nguyên nhân gây tổn thất đa dạng sinh học, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại
được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất.
a. Nguyên nhân sự xâm nhập các sinh vật ngoại lai:
- Nó có thể đi theo con đường tự nhiên như theo gió, dòng biển và bám
theo các loài di cư, nhưng quan trọng hơn cả là do hoạt động của con người
- Cùng với sự phát triển của giao thông vận tải và hoạt động thông thương,
con người đã mang theo, một cách vô tình hay hữu ý, các loài sinh vật từ nơi
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 21
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
này đến nơi khác, đặc biệt là đối với các trường hợp du nhập một cách vô thức.
Các loài này có thể trà trộn trong hàng hoá, bám vào các phương tiện vận tải như
tàu thuyền và nhờ đó được mang đến đến môi trường sống mới.
- Nhiều loài được du nhập một cách có chủ ý cho các mục đích kinh tế, giải
trí, khoa học
Ví dụ : Trường hợp ốc bươu vàng (Pomacea sp.). Được nhập khẩu vào
nước ta khoảng 10 năm trước đây, loài ốc này đã nhanh chóng lan tràn từ Đồng
bằng Sông Cửu Long ra các tỉnh miền Trung và miền Bắc, phá hại nghiêm trọng
lúa và hoa màu của các địa phương này. Hàng năm, nhà nước phải bỏ ra hàng
trăm triệu đồng cho công tác tiêu diệt ốc bươu vàng nhưng vẫn chưa đem lại
hiệu quả mong muốn.
b.Tác động mà các loài sinh vật xâm hại gây ra đối với môi trường
sống và các giống loài trên thế giới
- Có thể gộp chung thành 4 nhóm ảnh hưởng tới sinh vật bản địa:
+ Cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi sống…
+ Ăn thịt các loài khác
+ Phá huỷ hoặc làm thoái hoá môi trường sống;
+ Truyền bệnh và kí sinh trùng
Kinh nghiệm cho thấy nhiều loài ngoại lai xâm hại không biểu hiện tác hại
của chúng ngay sau khi xâm nhập vào một môi trường sống mới mà thường trải
qua một giai đoạn “ủ bệnh”. Giai đoạn này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng loài
cũng như vào đặc điểm môi trường mà chúng xâm nhập vào.
Gấu trúc Bắc Mỹ :
+ Gấu trúc Bắc Mỹ được du nhập vào Đức năm 1934 với mục đích nuôi lấy
lông. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, loài động vật này đã thoát ra
môi trường tự nhiên và phát triển nhất nhanh.
+Gấu trúc Bắc Mỹ có thể sống được ở mọi nơi như trong rừng, nông trại,
ngoại ô, nội ô. Là loài động vật ăn tạp nên từ ếch nhái, cá, chuột, chim, hay các
loại quả, hạt cây thậm chí là một số loài rắn đều là nguồn thức ăn của chúng.
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 22
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
+ Xâm nhập vào Đức, gấu trúc sống cả ở các thành phố, thị trấn. Chúng ăn
đồ ăn trong thùng rác, ngủ trong ống khói, cống rãnh hay chiếm cứ garage ô tô,
gác mái nhà. Gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân
Dịch châu chấu
+ Thế kỷ 20 đã chứng kiến rất nhiều đại dịch châu chấu như các năm 1926-
1934, 1940-1948, 1986-1989, 2004 Ở châu Á và châu Phi, người ta đã thống
kê, trung bình một đàn châu chấu có tới hàng tỷ con. Mỗi lần tập hợp, chúng trải
dài trên diện tích rộng hàng chục dặm vuông và tàn phá tất cả những cây cỏ có
mặt trên đường bay của chúng. Chúng đã tràn vào một diện tích đất rộng 30
triệu km2 tại khoảng 60 nước (20% diện tích đất trên hành tinh), ăn sạch mọi
cánh đồng ngô, sắn và các loại cây lương thực khác trên đường mà chúng đi qua.
+ Tiêu biểu là đại dịch châu chấu ở châu Phi Châu chấu tàn phá hơn 6 triệu
ha đất canh tác tại tây bắc châu Phi. Người ta ước tính, chỉ vài phút đồng hồ,
chúng đã ăn hết lượng lương thực đủ dùng cho hơn 2.000 người trong một ngày.
Chúng hiện diện khắp châu Phi và là nguyên nhân chính gây ra nạn đói tại
Sudan.
+ Tại Việt Nam, nhiều tài liệu đã ghi nhận có "bão châu chấu" vào thời vua
Tự Đức (1838-1840) làm mùa màng thất bát, nhân dân đói khổ. Châu chấu
thường gây đại dịch ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ vào khoảng tháng 6-7 hằng
năm. Gần đây nhất, tháng 9/2007, "giặc" châu chấu đã tấn công nhiều khu vực
của Nghệ An, gây không ít khó khăn cho nhân dân trong vùng.
Dịch cóc mía
+ Năm 1935, loài cóc mía được nhập khẩu từ Hawaii vào Australia để tiêu
diệt bọ cánh cứng hại mía. Thế nhưng, chúng lại trở thành loài vật gây hại còn
nguy hiểm hơn cả bệnh tật, và nó trở thành nỗi kinh hoàng của nước Australia.
+ Môi trường sống thích hợp đã khiến cóc mía phát triển với một tốc độ
chóng mặt. Theo số lượng ước tính của các nhà hoa học thì loài động vật này đạt
số lượng 200 triệu con vào năm 2007 và chiếm lĩnh 75 % lãnh thổ Australia vào
năm 2008.
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 23
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
+ Những con vật xấu xí này ngấu nghiến tất cả những gì chúng thấy trên
đường đi. Cóc mía rất phàm ăn. Chúng ăn thịt tất cả các loại sinh vật mà nó tìm
được
+ Ngoài ra, cóc mía còn cạnh tranh thức ăn, nơi sinh sản với các loài động
vật lưỡng cư bản địa, gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng.
+ Sau khi đã tìm thấy môi trường sống thích hợp nhất, cóc mía sinh sôi với
tốc độ kinh hoàng và có khả năng tàn phá hệ sinh thái nơi chúng cư trú rất cao
Cá trê trắng
+ Cá trê trắng có tên khoa học là Clarias batrachus. Đây là loài cá có nguồn
gốc ở Đông Á, trong đó có Việt Nam. Chúng được nuôi để phục vụ nhu cầu thực
phẩm.
+ Năm 1960, chúng du nhập vào Florida và nhanh chóng thích nghi, phát
triển một cách mạnh mẽ. Cá trê trắng chính là kẻ thù của rất nhiều loại cá bản
địa vùng Florida. Đặc biệt, vào mùa khô, khi chúng bị dồn tập trung lại trong
một số các ao hồ thì chúng có khả năng ăn thịt các loài cá bản địa.
Cá vược sông Nile
+Năm 1954, cá vược sông Nile được du nhập vào vùng hồ Victoria.
Victoria là hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi, thứ nhì thế giới nằm trong vùng
thuộc biên giới các quốc gia Uganda, Kenya và Tanzania. Hồ có diện tích
69.000 km², chu vi 3.440 km.
+ Cá vược sông Nile đã cạnh tranh nguồn thức ăn với các loài cá khác
trong hồ Victoria, hạn chế sự phát triển của chúng. Ngoài ra, loài cá này cũng ăn
thịt các loài cá khác. Sự xuất hiện của cá vược sông Nile trong môi trường hồ
Victoria đã khiến có 200 loài cá bản địa biến mất.
Ở VIỆT NAM
Trong danh sách 100 sinh vật ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng
trên thế giới, nhiều loài đang hiện diện tại VN và mối nguy lớn cho môi trường
sinh thái. Trong số này, nhiều sinh vật đến nay vẫn phát triển dai dẳng mà chưa
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 24
GVHD: TS. Nguyễn Văn Nam
có cách nào diệt trừ được. Điển hình nhất là cây mai dương, bèo Nhật Bản, ốc
bươu vàng, bọ cánh cứng hại dừa, bọ phấn thuốc lá
- Cây Sò đo cam : Cây Sò đo cam có tên khoa học là Spathodea
Campannulata, xuất xứ từ Châu Phi. Theo tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
(IUCN), cây Sò đo cam đã xâm hại các vùng đất nông nghiệp bỏ hoang và rừng
rậm, hạt có khả năng phát tán trong gió và nảy mầm rất nhanh. cây Sò đo cam
lần đầu tiên xuất hiện tại Lâm Đồng, vào những năm 1960. Những năm sau,
nhiều người đã đua nhau lấy quả để nhân giống trồng trong khuôn viên gia đình
mình.
- Rùa tai đỏ : Rùa tai đỏ có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, hay còn gọi là rùa vạch
đỏ, tên khoa học Trachemys scripta elegans. Chúng có thể sống đến 60 - 70
năm. Rùa tai đỏ là loài ăn tạp, thức ăn của chúng thay đổi theo lứa tuổi. Khi nhỏ
ăn thịt, lớn hơn chúng ăn thực vật. Đến khi trưởng thành, chúng ăn tạp bất kể
động vật hay thực vật như: tảo, bèo tấm; các loài thực vật thủy sinh, nòng nọc,
cá nhỏ, giáp xác.
4. Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế tai biến do sinh vật
Trên thực tế, việc triển khai phòng chống dịch không bao giờ tách riêng
từng biện pháp riêng lẻ mà phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, phòng dịch
và dập dịch trên nguyên tắc 3 nhóm bệnh truyền nhiễm chính: lây theo đường
tiêu hóa, đường hô hấp và đường máu.
Nguyên tắc chung phòng chống dịch:
- Can thiệp toàn diện vào cả 3 mắt xích của quá trình dịch, song cần xác
định những trọng tâm ưu tiên cho từng mắt xích của mỗi loại bệnh dịch.
- Thường xuyên thực hiện tốt công tác giám sát dịch, chủ động nắm chắc
tình hình dịch của đơn vị và khu vực dân cư nơi đóng quân hoặc nơi đơn vị sắp
đến để có kế hoạch chủ động phòng chống bệnh dịch kịp thời.
- Coi trọng biện pháp phòng chống dịch không đặc hiệu như: vệ sinh cá
nhân (rửa tay bằng xà phòng, mang khẩu trang, súc miệng và nhỏ mũi bằng
nước muối, che tay khi ho, không khạc nhổ bừa bãi, mặc ấm), cách ly.
SVTH: Hoàng Thị Xuân Trang 25