Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kinh nghiệm công tác CN 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.46 KB, 4 trang )

KINH NGHỆM CÔNG TÁC
- Họ và tên : Ma Khánh Toàn
- Ngày tháng năm sinh: 02 / 9 / 1974
- Nhiệm vụ được giao : Dạy lớp 4C
- Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Xuân Quang - Chiêm Hoá - Tuyên Quang
1. Tên đề tài
Kinh nghiệm công tác chủ nhiệm “xây dựng lớp học có nền nếp”.
Đối tượng: lớp 4C
Phạm vi ứng dụng: Khối 4
2. Mô tả ý tưởng:
a. Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu
a.1. Hiện trạng:
* Thuận lợi: Năm học 2013 - 2014 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4C
điểm thôn Ngoan. Nhìn chung đa số các em đều có ý thức học tập tốt, ngoan, lễ phép.
- Tổng số HS trong lớp: 12 em; Trong đó nữ : 05, Dân tộc : 12.
* Khó khăn: Trong 4 tuần thực học tôi nhận thấy nền nếp lớp học của lớp
chưa tốt : Một số học sinh hay nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học, chưa
chuẩn bị bài, làm bài tập trước khi đến lớp, nghỉ học tự do, hay nói trống không với
thầy cô giáo và người lớn, rụt rè trong giao tiếp.
a.2. Nguyên nhân tồn tại
Học sinh là con em dân tộc nên việc nhận thức của các em chưa đồng đều, ý
thức tổ chức kỉ luật còn hạn chế, chưa có ý thức chịu trách nhiệm về việc làm của
mình, trong học tập chưa tự giác.
Giáo viên chưa sát sao, chưa thật quan tâm đến HS, quản lí theo lối mòn, không
có biện pháp cụ thể còn mang tính hình thức, chưa kịp thời động viên những tiến bộ
của học sinh.
b. Ý tưởng:
PHÒNG GD&ĐT CHIÊM HOÁ
TRƯỜNG TH XUÂN QUANG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


1
Từ những thực trạng trên bản thân tôi chọn đề tài: “xây dựng Lớp học có nền
nếp”. Tạo cho các em sống có nền nếp, có kỉ luật. Từ đó các em hứng thú trong học
tập, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp, về nhà học
thuộc bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, có tiến bộ về học tập. Vâng lời thầy cô
giáo, đoàn kết với bạn bè, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức. Có kĩ năng trong giao tiếp.
3. Nội dung công việc:
3.1. Xếp chỗ ngồi, bầu cán bộ lớp, chia tổ. Tổ chức cho học sinh học tập 5
nhiệm vụ của học sinh tiểu học.
3.2. Thực hiện rèn nền nếp cho học sinh trong tất cả các giờ học.
3.3. Kiểm điểm đánh giá học sinh vào cuối buổi học, cuối tuần.
3.4. Lập sổ theo dõi đạo đức đối với từng học sinh
3.5. Thay đổi chỗ ngồi ở học kỳ II, tạo cho các em được giao tiếp với tất cả các
bạn trong lớp từ đó các em có kĩ năng trong giao tiếp.
3.6. Theo dõi đạo đức học sinh có đánh giá xếp loại hàng tháng (1 lần / tháng).
Sau đó yêu cầu học sinh mang sổ theo dõi xếp loại hạnh kiểm hàng tháng về cho gia
đình xem rồi nhận xét ký tên vào dưới mỗi phần xếp loại của giáo viên chủ nhiệm.
3.7. Giáo viên thăm gia đình học sinh, gặp gỡ phụ huynh hoặc trao đổi qua
điện thoại.
3.8. Đánh giá học sinh. Khen thưởng, tuyên dương cho những học sinh thực
hiện tốt, học sinh có tiến bộ. Động viên nhắc nhở kịp thời học sinh thực hiện chưa tốt.
3.9. Kết hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường đặc biệt là tổ chức đội
TNTPHCM
4. Triển khai thực hiện:
4.1. Bầu cán bộ lớp giáo viên cần đưa ra tiêu chuẩn cụ thể: học sinh mạnh dạn
nhanh nhẹn ngoan, học lực khá trở lên, cán bộ lớp được thay đổi trong một kỳ.
Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh: học sinh yếu, trung bình ngồi cùng một bàn,
cùng nhóm với học sinh khá giỏi để học sinh khá giúp học sinh yếu gặp khó khăn
trong học tập.
Xếp học sinh thấp ngồi bàn đầu hoặc ngồi đầu bàn, nhằm giúp các em rễ quan

sát trên bảng.
2
Tổ chức cho học sinh học tập 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học vào giờ sinh
hoạt lớp.
4.2. Nhắc nhở thường xuyên việc thực hiện nội quy, quy định của lớp, nhà
trường đề ra. Phối kết hợp với cờ đỏ kiểm tra, đôn đốc việc học bài ở nhà, đồ dùng
học tập của HS trước 15 phút đầu giờ.
4.3. Kiểm điểm đánh giá học sinh vào cuối buổi học, sinh hoạt cuối tuần, dựa
vào số điểm đạt được trong tuần xếp hạng theo lớp.
4.4. GVCN giao nhiệm vụ cho tổ trưởng theo dõi các thành viên trong tổ.
4.5. Thay đổi chỗ ngồi 1 lần/ học kỳ, tạo cho các em được giao tiếp với tất cả
các bạn trong lớp từ đó các em có kĩ năng trong giao tiếp.
4.6. Tổ trưởng theo dõi việc thực hiện nền nếp của học sinh trong tổ, lớp
trưởng theo dõi cả lớp. (Mỗi tổ trưởng trong lớp có 1 sổ theo dõi đạo đức của các bạn
trong tổ mình). Theo dõi đạo đức học sinh có đánh giá xếp loại hàng tháng (1 lần /
tháng). Sau đó yêu cầu học sinh mang sổ theo dõi xếp loại hạnh kiểm hàng tháng về
cho gia đình xem rồi nhận xét ký tên vào dưới mỗi phần xếp loại của giáo viên chủ
nhiệm.
4.7. Thăm, liên lạc với phụ huynh có học sinh thực hiện chưa tốt sau mỗi buổi
học, qua điện thoại hoặc đến gia đình trao đổi.
4.8. Đánh giá học sinh. Khen thưởng, tuyên dương cho những học sinh thực
hiện tốt, học sinh có tiến bộ. Động viên nhắc nhở kịp thời học sinh thực hiện chưa tốt.
4.9. Kết hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường đặc biệt là tổ chức đội
TNTPHCM cần thường xuyên đổi mới hình thức hoạt động, tổ chức các phong trào
thi đua, các hoạt động văn hóa văn nghệ TDTT nhằm thu hút HS tham gia tạo hứng
thú học tập.
5. Dự đoán kết quả đạt được:
- Trong quá trình rèn luyện nền nếp lớp học của năm học 2013 - 2014 tôi dự
đoán 100% học sinh thực hiện tốt nền nếp, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, có kĩ
năng quản lý lớp học tốt, từ đó các em sẽ có ý thức học tập nghiêm túc kết quả xếp

loại hai mặt giáo dục sẽ có những chuyển biến đáng kể.
- Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ: 12/12 = 100%
- Học lực : Giỏi : 2 = 16,7%
3
Khá : 4 = 33,3 %
Trung bình : 6 = 50 %
Yếu : 0
- Danh hiệu lớp : Tiên tiến
6. Khả năng tiếp tục phát huy và mở rộng
Kinh nghiệm công tác được áp dụng trong những năm học tiếp theo và còn
được áp dụng cho khối lớp khác.
Trên đây là kinh nghiệm công tác về “xây dựng lớp học có nền nếp tốt” của
bản thân tôi. Rất mong được sự đóng góp bổ sung ý kiến của BGH và đồng nghiệp để
tôi đạt được kết quả tốt nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Xác nhận của tổ khôi



Xuân Quang, ngày 01 tháng 10 năm 2013
Người viết
Ma Khánh Toàn
Xác nhận của nhà trường













4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×