Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.83 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề cương ôn tập học kì II GDCD 10. THPT Chuyên Hùng Vương. Năm học: 2012 – 2013 Các bài ôn tập: 11, 13, 14, 16. Bài 11 MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC Nghĩa vụ: Nghĩa vụ là gì? Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người. Nghĩa vụ của người Thanh niên Việt Nam hiện nay: (Đọc SGK). Lương tâm: Lương tâm là gì? Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. - Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái: trạng thái thanh thản của lương tâm và trạng thái cắn rứt của lương tâm. - Lương tâm dù tồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với các nhân. b) Làm thế nào để trở thành người có lương tâm? - Thường xuyên tèn luyện tư tường, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, tự giác thực hiện hành vi đạo đức để trở thành thói quen đạo đức. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu trở thành người công dân tốt. - Bổi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong quan hệ giữa người với người, hướng tới sự cao thượng. 3. Nhân phẩm và danh dự: a) Nhân phẩm: Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm lá giá trị làm người của mỗi con người. b) Danh dự: - Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó. - Danh dự là nhân phẩm đã được đánh gía và công nhận. Tự trọng: khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng tự trọng. Người có lòng tự trọng biết làm chủ các nhu cầu của bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng và cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội, biết quý trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Tự ái: là do quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi nên bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường. Người tự ái hay có những phản ứng thiếu sáng suốt và dễ rơi vào sai lầm. 4. Hạnh phúc: - Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người khi được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tin thần. - Khi nói đến hạnh phúc là nói đến hạnh phúc các nhân. Hạnh phúc các nhân và hạnh phúc xã hội luôn gắn bó với nhau. Hạnh phúc các nhân là cơ sở cho hạnh phúc xã hội. 1. a) b) 2. a) -. Năm học: 2012 – 2013.. Trang 1.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đề cương ôn tập học kì II GDCD 10. THPT Chuyên Hùng Vương. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Bài 13 CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG 1) Cộng dồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người? a) Cộng đồng là gì? Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. b) Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của mỗi con người? - Cộng đồng là môi trường xã hội để cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và của cả cộng đồng. - Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có điều kiện phát triển. - Cá nhân được phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh của cộng đồng. 2) Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng: Nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác là những chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất mà mỗi công dân hiện nay cần phải có trong đời sống cộng đồng. a) Nhân nghĩa: - Định nghĩa: nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải. - Thể hiện: Nhân nghĩa trước hết thể hiện ở lòng nhân ái, sự thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, lúc khó khăn, không đắn đo tính toán. Thể hiện ở sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong lao động, trong cuộc sống hằng ngày. Thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc chính là ở chỗ: các thế hệ sau luôn ghi lòng tạc dạ công lao cống hiến to lớn của các thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trách nhiệm: học sinh cần phải: Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; biết uqn tậm, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau, lúc già yếu. Quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn với những người xung quanh, người thân trong gia đình, thầy, cô giáo,… Cảm thông và giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. Kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. b) Hoà nhập: - Định nghĩa: sống hoà nhập là sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hoà với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động của cộng đồng. - Ý nghĩa: người sống hoà nhập sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. - Học sinh cần phải: Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẻ, cởi mở, chan hoà với thầy cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh; không xa lánh, bè phái, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với người khác. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức; đồng thời vận động bạn bè và mọi người cùng tham gia. c) Hợp tác: - Định nghĩa: hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. - Biểu hiện: mọi người cùng bàn bạc với nhau trong một việc chung, phối hợp nhịp nhàng với nhau, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết. Năm học: 2012 – 2013.. Trang 2.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đề cương ôn tập học kì II GDCD 10. THPT Chuyên Hùng Vương. Ý nghĩa: sự hợp tác trong công việc tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn trong công việc chung. Hợp tác trong công việc chung là một phẩm chất quan trọng của người lao động mới, là yêu cầu đối với người công dân trong một xã hội hiện đại. - Thanh niên, học sinh cần phải: Biết cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho phù hợp với khả năng của từng người. Nghiêm túc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công. Biết phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến, sáng kiến; sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động. Biết cùng các thành viên trong nhóm đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để có thể cùng nhau hợp tác tốt hơn trong các hoạt động tiếp theo. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------. Bài 14 CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 1) Lòng yêu nước: a) Lòng yêu nước là gì? - Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. - Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu gia đình, yêu những người thân, yêu nơi mình sinh ra, tình cảm gắn bó với làng xóm quê hương. - Trải qua những biến cố, thử thách, lòng yêu nước của con người được nảy nở và phát triển. - Ý nghĩa: lòng yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc. b) Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: biểu hiện: - Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. - Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc. - Lòng tự hào dân tộc chính đáng. - Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm. - Cần cù và sáng tạo trong lao động. 2) Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc: Thanh niên học sinh cần phải: Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Tích cự rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội. Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước. Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bẳng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. 3) Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc: Thanh niên, học sinh có trách nhiệm: Trung thành với Tổ quốc, với chế độ Xã hội Chủ nghĩa. Cảnh giác trước những âm mưu của các thế lực thù địch. Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ. Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Năm học: 2012 – 2013.. Trang 3.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đề cương ôn tập học kì II GDCD 10. THPT Chuyên Hùng Vương. Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Bài 16 TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN 1) Thế nào là tự nhận thức về bản thân? a) Khái niệm: Tự nhận thức về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu,… của bản thân. b) Vì sao phải tự nhận thức về bản thân? Tự nhận thức về bản thân là một kĩ năng sống cơ bản của con người. Có hiểu đúng về mình, con người mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, mối giao tiếp, ứng xử phù hợp với người khác. 2) Tự hoàn thiện bản thân: a) Thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, khôn ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn. b) Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân? - Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng, chẳng có ai hoàn thiện, hoàn mĩ. Mặc khác, xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với mỗi thành viên. Vì vậy, ai cũng cần tự hoàn thiện mình để phát triển và đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội. - Tự hoàn thiện bản thân giúp cho mỗi cá nhân, gia đình cộng đồng ngày một phát triển tốt hơn. 3) Tự hoàn thiện bản thân như thế nào? - Mỗi người đều có quyền phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội và có quyền nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn bè, xã hội,… để thực hiện mục tiêu tự hoàn thiện bản thân. - Để tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần: Tự nhận thức đúng về các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân theo từng mốc thời gian cụ thể. Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện. Xác định những thuận lợi đã có, những khó khăn có thể gặp phải và cách vượt qua những khó khăn đó. Xác định được những người tin cậy có thể hỗ trợ, giúp đỡ mình. Có quyết tâm thực hiện và biết tìm kiếm sự giúp đỡ của những người tin cậy. -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------. Năm học: 2012 – 2013.. Trang 4.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>