Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Quy trình thao tác thiết bị Trạm Biến Áp 220KV Tuy Hòa_1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.14 KB, 30 trang )


CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 3
***











QUI TRÌNH THAO TÁC

TRẠM BIẾN ÁP 220 KV TUY HÒA

























Nha trang, ngày tháng 06 năm 2009

Trang 2/30

MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG 4
1. Các từ viết tắt trong qui trình 4
2. Trình tự thao tác 4
3. Phạm vi áp dụng 4
4. Đối tượng sử dụng 5
II. SƠ ĐỒ ĐÁNH SỐ THIẾT BỊ: 5
III. PHÂN QUYỀN THAO TÁC THIẾT BỊ: 7
Điều 1: Sử dụng các quyền đối với hệ thống tại HMI 7
Điều 2: Sử dụng các quyền đối với hệ thống tại màn hình LCD Touch
NX

tại container 8
IV. KIỂM TRA TÌNH TRẠNG THIẾT BỊ TRƯỚC KHI ĐÓNG ĐIỆN 8
Điều 3: Kiểm tra trạng thái sẵn sàng nhận điện 8
V. TREO BIỂN BÁO 8

Điều 4: Quy định về việc treo biển báo 9
VI. TRÌNH TỰ THAO TÁC THIẾT BỊ 9
Điều 5: Trình tự thao tác đóng MC 9
Điều 6: Các chú ý khi thao tác DCL, DTĐ 10
VII. TRÌNH TỰ THAO TÁC ĐÓNG ĐIỆN 10
Điều 7: Trình tự đóng điện các MC ĐZ 220kV, 110kV 10
Điều 8: Trình tự đóng điện cho MBA AT2 11
Điều 9: Trình tự cấp nguồn tự dùng cho trạm 11
Điều 10: Thao tác chuyển nguồn tự dùng 12
Điều 11: Thao tác chuyển nấc phân áp MBA AT2 12
Điều 12: Thao tác điều khiển quạt mát 13
VIII. TRÌNH TỰ THAO TÁC CẮT ĐIỆN 13
Điều 13: Trình tự cắt điện cô lập MBA AT2 13
Điều 14: Trình tự cắt điện cô lập các ĐZ 220kV, ĐZ 110kV 14
Điều 15: Trình tự thao tác cô lập TC 14
Điều 16: Trình tự cô lập các MC 220kV, MC 110kV trừ MC vòng 15
Điều 17: Trình tự cô lập các MC vòng 220kV, MC 110kV 15
Điều 18: Trình tự cắt điện cô lập phía 22kV 15
IX. CÁC THAO TÁC VỀ CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HAI TC
CÓ TC VÒNG, MC 200/100 LÀM NHIỆM VỤ MC VÒNG 15
A. Chế độ vận hành độc lập (DCL 200-1, 200-2B ở vị trí cắt) 15
Điều 19: MC 200 đang ở vị trí dự phòng. Trình tự thao tác dùng MC 200
thay thế MC ĐZ 15
Điều 20: MC 200 đang thay thế MC ĐZ. Trình tự thao tác đưa MC 200
ra vị trí dự phòng 16
Điều 21: MC 200 đang ở vị trí dự phòng. Trình tự thao tác dùng MC 200
thay thế MC 232 17
Điều 22: MC 200 đang thay thế cho MC 232. Trình tự thao tác đưa MC
200 ra dự phòng 17
B. Chế độ vận hành nối cứng hai TC (DCL 200-1, 200-2B đóng) 18

Trang 3/30
Điều 23: Trình tự thao tác chuyển đổi TC của ngăn ĐZ, ngăn MBA 18
Điều 24: MC 200 đang ở vị trí dự phòng. Trình tự thao tác dùng MC 200
thay thế MC ĐZ 18
Điều 25: MC 200 đang thay thế MC ĐZ. Trình tự thao tác đưa MC 200
ra vị trí dự phòng 19
Điều 26: MC 200 đang ở vị trí dự phòng. Trình tự thao tác dùng MC 200
thay thế MC 232 19
Điều 27: MC 200 đang thay thế cho MC 232. Trình tự thao tác đưa MC
200 ra dự phòng 20
C. Chế độ vận hành qua MC phân đoạn (DCL 200-1, 200-2A đóng,
MC 200 đóng) 20
Điều 28: Trình tự thao tác chuyển đổi TC của ngăn ĐZ, ngăn MBA 20
Điều 29: MC 200 đang làm chức năng phân đoạn. Trình tự thao tác đưa
MC 200 ra dự phòng và hai TC C21, C22 vận hành độc lập 20
Điều 30: Hai TC đang vận hành độc lập. Trình tự đưa MC 200 đang ở vị
trí dự phòng vào làm chức năng phân đoạn 20
Điều 31: MC 200 đang làm chức năng phân đoạn. Trình tự nối cứng hai
TC C21, C22 và đưa MC 200 ra dự phòng 21
Điều 32: Hai TC C21, C22 đang được nối cứng. Trình tự đưa MC 200
đang ở vị trí dự phòng vào làm chức năng phân đoạn 21
X. MỘT SỐ QUI ĐỊNH CHO NHÂN VIÊN VẬN HÀNH 21
Điều 33: Qui định cho nhân viên vận hành 21
Điều 34: Các quy định khác 22
Điều 35: Xử lý sự cố 22
XI. CÁC LIÊN ĐỘNG THAO TÁC CẦN CHÚ Ý: 22
1. Điều khiển thiết bị từ A0, A3 23
2. Điều khiển thiết bị từ HMI 23
3. Điều khiển thiết bị màn hình LCD Touch
NX

của từng ngăn 23
4. Điều khiển trực tiếp tại cơ cấu truyền động của thiết bị: 23
5. Bỏ qua liên động trong một số trường hợp đặc biệt: 24
6. Các liên động về điện khi thao tác 24
XII. PHỤ LỤC 25
1. Chỉ thị nhóm trên HMI tại rơ le ngăn D02 phía 220kV 25
2. Chỉ thị nhóm trên HMI tại rơ le ngăn E08 phía 110kV 25
3. Cờ chỉ thị của các rơ le chốt khi chuyển trạng thái DCL phía 220kV 25
4. Cờ chỉ thị của các rơ le chốt khi chuyển trạng thái DCL phía 110kV 26
5. Các liên động cần chú ý trong quá trình thao tác 26
Trang 4/30
QUI TRÌNH THAO TÁC VẬN HÀNH
TRẠM BIẾN ÁP 220kV TUY HÒA.
(Ban hành kèm theo quyết định số /TTĐ3-P4 ngày tháng 6 năm 2009)
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Các từ viết tắt trong qui trình
- MC : Máy cắt
- DCL: Dao cách ly
- DTĐ: Dao tiếp đất
- TU: Máy biến điện áp
- TI: Máy biến dòng điện
- MBA: Máy biến áp
- MCB: Áp tô mát
- TC: Thanh cái
- ĐZ: Đường dây
- ATS: Bộ chuyển đổi nguồn tự động (Auto Transfer Switch)
- OLTC: Bộ điều áp dưới tải (On Load Tap Changer)
- A0: Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc Gia (NLDC)
- A3: Trung tâm Điều độ hệ thống điện Miền Trung (CRLDC)
- KSĐH: Kỹ sư điều hành

- Trực trạm: Nhân viên trực ca vận hành trạm biến áp 220kV Tuy Hòa
- HMI: Giao diện người – máy, là các màn hình điều khiển đặt tại
phòng điều khiển của TBA 220kV Tuy Hòa (Human-Machine Interface)
- BCU: Thiết bị IED điều khiển mức ngăn (Bay Control Unit)
- Container: Tủ lắp đặt ngoài trời. Mỗi tủ được lắp đặt thiết bị điều khiển,
bảo vệ của hai ngăn lộ
- LCD Touch
NX
: Màn hình LCD của các BCU lắp đặt tại các container
2. Trình tự thao tác
Các thao tác trong một lệnh, được trình bày theo thứ tự từ trước đến sau, phù
hợp với các điều kiện liên động điều khiển - bảo vệ của trạm hoặc theo tiêu chí an
toàn cho người và thiết bị là trên hết. Với sơ đồ vận hành không đổi, các thao tác
thiết bị phải tuân theo trình tự này.
3. Phạm vi áp dụng
Qui trình được biên soạn phục vụ thao tác thiết bị trạm 220kV Tuy Hòa,
theo các phương thức vận hành cơ bản trên sơ đồ kết lưới hiện có. Một số phương
thức vận hành không được nêu trong đây nhưng có thể phân tích để chuyển thành
sự kết hợp của một vài dạng phương thức vận hành cơ bản có đề cập trong qui
trình này thì được coi là hợp lý và cho phép thực hiện.
Trang 5/30
4. Đối tượng sử dụng
Qui trình này được biên soạn cho nhân viên vận hành TBA 220kV Tuy Hòa,
Các KSĐH A0, A3 có thể sử dụng để tham khảo khi ra lệnh thao tác.
II. SƠ ĐỒ ĐÁNH SỐ THIẾT BỊ:
Trang 6/30

Trang 7/30
III. PHÂN QUYỀN THAO TÁC THIẾT BỊ:
Các quyền thao tác thiết bị tại TBA 220kV Tuy Hòa được quy định như sau:

a) Điều khiển tại HMI trong phòng điều khiển:
- Quyền Viewer: Với quyền này người sử dụng chỉ có thể xem trạng thái của
thiết bị, các tín hiệu analog (dòng, áp, công suất…), các sự kiện, cảnh báo trong
Event List, Alarm list mà không có khả năng điều khiển bất cứ thiết bị hay trạng
thái nào của hệ thống.
- Quyền Operator mức 1: Mỗi trực chính trong ca trực sử dụng riêng tài
khoản (account) của mình với quyền Operator mức 1. Với quyền này, ngoài các
chức năng như quyền Viewer, trực ca có thể điều khiển được các thiết bị, treo và
gỡ bỏ các biển báo, thừa nhận được các cảnh báo, xuất các bảng biểu ra máy in.
- Quyền Operator mức 2: Ngoài quyền Operator mức 1, mỗi trực chính còn
được cấp thêm một tài khoản Operator mức 2. Quyền Operator mức 2 giống như
quyền Operator mức 1 nhưng có thêm chức năng bỏ qua liên động (Interlock
Override).
- Quyền Manager: Đây là quyền cao nhất của hệ thống. Với quyền này,
ngoài các chức năng như quyền Operator mức 2, trưởng trạm có thể thay đổi, xóa
bỏ hay thêm vào các tài khoản khác.
b) Điều khiển tại màn hình LCD Touch
NX
ở các container:
- Quyền Viewer: Mặc định khi màn hình LCD và BCU khởi động xong
quyền Viewer đã được thiết lập mà không cần một thao tác nào.
- Quyền Operator mức 1: Trực ca có thể thao tác được thiết bị và thừa nhận
các cảnh báo.
- Quyền Operator mức 2: Giống như quyền Operator mức 1, nhưng có thêm
chức năng bỏ qua liên động.
Chú ý: Quyền Operator mức 1 và 2 giống nhau cho mọi LCD Touch
NX

được sử dụng chung cho các trực ca.
Điều 1: Sử dụng các quyền đối với hệ thống tại HMI

- Khi giao ca, trực chính của ca trước phải đăng xuất khỏi hệ thống. Ngay
sau đó, trực chính của ca sau sẽ đăng nhập với tài khoản Operator mức 1 của mình.
Việc đăng xuất, đăng nhập phải được thực hiện ở cả hai HOST A và HOST B.
- Khi cần thao tác ở chế độ bỏ qua liên động, phải được sự đồng ý của
trưởng trạm hoặc dưới sự điều khiển của A3. Khi được phép trực chính sẽ đăng
xuất khỏi tài khoản Operator mức 1 và đăng nhập với tài khoản Operator mức 2.
Sau khi thao tác xong phải trở lại tài khoản Operator mức 1.
- Khi cần thay đổi, thêm hay xóa các quyền điều khiển, trưởng trạm sẽ đăng
nhập với quyền Manager ở HOST B trong khi tài khoản Operator của trực chính
vẫn được đăng nhập ở HOST A.
Trang 8/30
- Quyền Viewer chỉ được đăng nhập ở HOST B trong khi tài khoản Operator
của trực chính vẫn được đăng nhập ở HOST A.
Điều 2: Sử dụng các quyền đối với hệ thống tại màn hình LCD Touch
NX

tại container
- Phải có sự đồng ý của trưởng trạm mới được thao tác thiết bị tại các màn
hình LCD Touch
NX
.
- Do không bao quát được trạng thái thiết bị ở các ngăn khác, phải kiểm tra
trạng thái thiết bị thật cẩn thận trước khi sử dụng chức năng bỏ qua liên động.
IV. KIỂM TRA TÌNH TRẠNG THIẾT BỊ TRƯỚC KHI ĐÓNG ĐIỆN
Điều 3: Kiểm tra trạng thái sẵn sàng nhận điện
1- Tất cả các thiết bị của trạm ở trạng thái bình thường, sẵn sàng nhận điện.
Trường hợp có thiết bị hư hỏng hoặc đang sửa chữa mà thiết bị này không tham gia
vận hành thì phải kiểm tra và cô lập thiết bị đó đảm bảo không ảnh hưởng đến quá
trình đóng điện.
2- Toàn bộ các DTĐ phải ở trạng thái cắt, các tiếp đất lưu động đã được tháo

gỡ (trừ trường hợp có yêu cầu tiếp đất của phiếu công tác mà không ảnh hưởng đến
quá trình thao tác nhận điện).
3- Các MC, DCL, dao cắt phụ tải ở trạng thái cắt, MC 22kV đặt tại vị trí thí
nghiệm.
4- Các rơle bảo vệ, thiết bị điều khiển tự động ở trạng thái bình thường, sẵn
sàng làm việc, các thông số đã được chỉnh định theo đúng phương thức vận hành.
Nguồn tự dùng một chiều ở trạng thái tốt, nguồn xoay chiều ở trạng thái tốt.
5- Hệ thống máy tính điều khiển thiết bị trạm làm việc ở chế độ người điều
khiển trực tiếp. Các khoá qui định vị trí điều khiển (Local/Remote) của thiết bị
(MC, dao cách ly, bộ điều áp dưới tải, quạt mát ) được đặt ở vị trí Remote. Các
khóa quy định mức điều khiển (Computer/Emergency) tại các container ngoài trời
ở vị trí Computer. Các nút điều khiển quy định mức điều khiển
(NLDC/CRLDC/Substation) ở hệ thống máy tính trong nhà được chọn ở vị trí
Substation.
6- Tất cả các MCB TU đều cắt.
7- Báo cáo KSĐH A3 kết quả kiểm tra và trạng thái sẵn sàng nhận điện của
các thiết bị tại trạm.
V. TREO BIỂN BÁO
Tại màn hình HMI, các loại biển báo có thể được treo lên thiết bị như sau:
1- Biển màu xanh (Blue): được sử dụng để người vận hành tuỳ ý đưa vào
các thông tin lưu ý cần thiết đối với thiết bị trong vận hành.
Trang 9/30
2- Biển màu tím đỏ (Purple): cho biết có một số thông tin cần phải kiểm tra
trước khi thao tác thiết bị. Khi biển màu tím đỏ được gắn, thiết bị sẽ chỉ thao tác
được khi người vận hành xác nhận đã biết các thông tin đó.
3- Biển màu vàng (Yellow): có nghĩa "đang sửa chữa nóng, cấm đóng lặp
lại". Khi gắn biển vàng chức năng tự động đóng lặp lại sẽ bị cấm. Phải dỡ biển
vàng thì mới có thể bật được chức năng tự động đóng lại”. Biển này chỉ gắn cho
MC.
4- Biển màu đỏ (Red): có nghĩa "cấm thao tác". Khi biển đỏ được gán, mọi

thao tác đối với thiết bị sẽ bị cấm.
Không thể treo biển hay nhìn thấy trạng thái của các biển báo tại các màn
hình LCD Touch
NX
. Tuy nhiên các biển vàng và đỏ trong nhà vẫn có tác dụng với
các điều khiển tại các màn hình này.
Điều 4: Quy định về việc treo biển báo
- Khi treo biển báo trên HMI phải đồng thời treo biển báo tại các tủ trong
container và các thiết bị ngoài trời tương ứng. Ngoài ra phải đồng thời dựng rào
chắn an toàn theo quy định.
VI. TRÌNH TỰ THAO TÁC THIẾT BỊ
Điều 5: Trình tự thao tác đóng MC
Trình tự thao tác đóng MC là tương tự nhau. Sau đây là ví dụ đóng MC 271
thuộc ngăn D08 ĐZ Tuy Hòa – Quy Nhơn:
1- Kiểm tra trên ngăn D08 tại màn hình HMI, chỉ thị trạng thái MC 271 ở
trạng thái cắt.
2- Kiểm tra không có tín hiệu bất thường trên ngăn xuất tuyến D08 (bảng tín
hiệu phải được giải trừ được tất cả, trừ trường hợp tín hiệu No Voltage OHL).
3- Chuyển chế độ “Synch Check” sang ON bằng nút nhấn trên ngăn D08 tại
màn hình HMI.
4- Đóng MC 271. Chế độ “Synch Check” sẽ tự động chuyển sang OFF
5- Kiểm tra chỉ thị vị trí MC 271 đóng, kiểm tra MC 271 đóng tốt 3 pha.
6- Báo KSĐH A3.
Ghi chú:
- MC 220kV là MC ba pha rời, MC 110kV là MC 3 pha có cơ cấu truyền
động chung.
a) Ở trạng thái vận hành bình thường, không có rơ le nào bị lỗi:
- Đối với ngăn xuất tuyến, ngăn phân đoạn phía 220kV, lệnh đóng MC được
BCU gửi đến rơ le F21 (P443) qua bộ Check Synch 2.
- Đối với ngăn xuất tuyến, ngăn phân đoạn phía 110kV, lệnh đóng MC được

BCU gửi đến rơ le F21 (P445) qua bộ Check Synch 2.
Trang 10/30
- Đối với các ngăn MBA, lệnh đóng MC được BCU gửi đến rơ le F67
(P132).
b) Rơ le bị lỗi hoặc mất kết nối giữa rơle và BCU: Phải báo cáo A3 để xin
chỉ đạo mới thao tác.
- Nếu hư hỏng cả hai rơ le hoặc rơ le F67 ở ngăn MBA: báo cáo A3 từ chối
thao tác.
- Nếu hư hỏng một trong hai rơle: báo cáo xin lệnh thao tác (nếu hư hỏng
đúng rơ le điều khiển đóng, sau khi được phép thao tác, cắt MCB của rơ le bị hư
hỏng và kích hoạt rơ le còn lại về chế độ điều khiển đóng).
c) Khi không đóng được máy cắt ở điều kiện hoà: cho phép thao tác 3
lần song song với việc kiểm tra rơle
Điều 6: Các chú ý khi thao tác DCL, DTĐ
1- Kiểm tra trên HMI (khi thao tác tại phòng điều khiển), trên LCD Touch
NX

(khi thao tác tại container ngoài trời) trạng thái của DCL, DTĐ cần thao tác đã
đóng hoàn toàn hoặc cắt hoàn toàn và trạng thái thỏa liên động, cho phép thao tác
của thiết bị.
2- Khi thao tác DCL, để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, trực ca cần
hiểu và phân biệt rõ các trường hợp: đóng DCL không điện, đóng DCL vào TC
đang có điện, cắt DCL đẳng áp, đóng DCL đẳng áp.
3- Ở chế độ thao tác DCL -1, -2 online (thao tác DCL đẳng áp hoặc một má
DCL có điện, má kia không điện) của các ngăn lộ cần kiểm tra điều kiện liên động
đã thỏa và mạch cắt của MC phân đoạn đã được cô lập.
4- Khi thao tác DCL, DTĐ ba pha rời, trực chính phải ra lệnh thao tác từng
pha một. Cần kiểm tra kỹ tên và các điều kiện liên động khi thao tác các DTĐ
không có mô tơ. Chú ý các DTĐ ba pha rời có vị trí ngược nhau (cặp DTĐ 100-14,
100-15 ngược pha C và cặp DTĐ 200-14, 200-15 ngược pha A).

VII. TRÌNH TỰ THAO TÁC ĐÓNG ĐIỆN
Điều 7: Trình tự đóng điện các MC ĐZ 220kV, 110kV
Trình tự thao tác đóng các MC ĐZ 220kV, MC ĐZ 110kV là tương tự nhau.
Sau đây là ví dụ cụ thể cho việc đóng MC ĐZ 271 nối điện với TC C21:
1- Kiểm tra và đóng các MCB sau: TU C21, TU271.
2- Kiểm tra các DTĐ sau ở vị trí cắt: 271-75, 271-76, 271-25, 200-14.
3- Kiểm tra các DCL sau ở vị trí cắt 271-2, 271-9, 271-7, 271-1.
4- Đóng các DCL sau: 271-7, 271-1.
5- Kiểm tra tình trạng sẵn sàng mang điện hay điện áp hiện tại của ĐZ và
TC.
Trang 11/30
6- Báo KSĐH A3 để điều hành đóng điện ĐZ 271. Khi có lệnh của KSĐH
A3, trực ca vận hành thực hiện thao tác đóng MC 271 theo điều 5. Trực ca cần
phân biệt rõ các trường hợp sau:
a. ĐZ 271 và TC C21 đang có điện (TC sống – ĐZ sống) ,
b. ĐZ 271 đang có điện, TC C21 không có điện (TC chết – ĐZ sống),
c. ĐZ 271 không có điện, TC C21 đang có điện (TC sống – ĐZ chết) ,
7- Kiểm tra điện áp TC C21 và ĐZ 271. Báo KSĐH A3.
Điều 8: Trình tự đóng điện cho MBA AT2
Trình tự đóng điện cho MBA đối trường hợp MBA AT2 nối tới các TC
C11/C21, C11/C22, C12/C21 và C12/C22 là tương tự nhau. Sau đây là trường hợp
MBA AT2 nối tới TC C22 (phía 220kV) và TC C12 (phía 110kV).
1- Kiểm tra các MC sau ở vị trí cắt: 232, 132, 432.
2- Kiểm tra các DTĐ sau ở vị trí cắt: 232-35, 232-38, 232-25; 132-35, 132-
38, 132-25; 432-38.
3- Kiểm tra các DCL sau ở vị trí cắt: 232-9, 232-1; 132-9, 132-1.
4- Kiểm tra và đóng các MCB sau: TUC22, TUC12.
5- Điều chỉnh chỉnh nấc phân áp MBA AT2 về vị trí thích hợp.
6- Đóng các DCL sau: 232-2, 232-3; 132-2, 132-3.
7- Kiểm tra tình trạng sẵn sàng mang điện hay điện áp hiện tại của MBA và

các TC.
8- Báo KSĐH A3 để điều hành đóng điện ĐZ MBA AT2. Khi có lệnh của
KSĐH A3, trực ca vận hành thực hiện thao tác đóng MC 232 hoặc MC 132 theo
điều 5. Trực ca cần phân biệt rõ các trường hợp sau:
a. TC C22 và TC C12 đang có điện (hòa điện áp hai phía 220kV và 110kV),
b. TC C22 đang có điện, TC C12 không có điện (nhận điện từ phía 220kV),
c. TC C22 không có điện, TC C12 đang có điện (nhận điện từ phía 110kV).
9- Theo lệnh của A3, đóng MC còn lại.
10- Kiểm tra điện áp TC C12, C22. Báo KSĐH A3 để thao tác các bước tiếp
theo.
Điều 9: Trình tự cấp nguồn tự dùng cho trạm
1- Kiểm tra MBA AT2 đang mang điện.
2- Kiểm tra tủ phân phối AC trong nhà, khóa Auto/Manual ở vị trí Auto, các
MCB Q1, Q2 ở vị trí Auto.
3- Kiểm tra MC 432 ở vị trí cắt.
4- Kiểm tra DTĐ 432-38, 442-24, 442-28 ở vị trí cắt.
Trang 12/30
5- Kiểm tra MBA TD2 ở trạng thái bình thường sẵn sàng nhận điện
6- Đưa dao cắt phụ tải kèm cầu chì TD42-2 vào vị trí vận hành.
7- Đóng dao cắt phụ tải TD42-2.
8- Đóng MC 432.
9- Kiểm tra điện áp TC C42.
10- Kiểm tra tại tủ phân phối AC trong nhà, MCCB Q1 ở trạng thái đóng
(MCCB Q2 ở trạng thái cắt).
11- Kiểm tra điện áp tự dùng, chuyển khóa chọn để kiểm tra các điện áp pha
-pha và pha-đất.
Điều 10: Thao tác chuyển nguồn tự dùng
a) Chế độ vận hành tự động (đây là chế độ vận hành bình thường của hệ
thống AC):
- Khóa chọn Auto/Manual trên tủ phân phối AC trong nhà ở vị trí Auto, các

MCCB Q1, Q2 ở trạng thái Auto, bộ ATS ở trạng thái Run.
- Khi có đồng thời nguồn tự dùng và lưới địa phương, bộ ATS sẽ ưu tiên
đóng nguồn tự dùng (MCCB Q1 ở trạng thái đóng, MCCB Q2 ở trạng thái cắt).
- Khi mất nguồn tự dùng, bộ ATS sẽ kiểm tra điện áp của nguồn địa phương,
nếu nguồn địa phương tốt sẽ chuyển sang nguồn địa phương (MCCB Q1 cắt,
MCCB Q2 đóng).
b) Ở chế độ vận hành bằng tay, điều khiển tại cửa tủ phân phối AC:
- Chuyển khóa chọn Auto/Manual trên tủ phân phối AC trong nhà sang vị trí
Manual, các MCCB Q1, Q2 ở vị trí Auto, bộ ATS ở trạng thái Run.
- Nhấn nút On/Off tương ứng để đóng/cắt MCCB Q1, Q2. Lưu ý không thể
đóng đồng thời MCCB Q1, Q2.
c) Ở chế độ đóng/cắt MCCB trực tiếp: Vận hành ở chế độ này chỉ khi chế độ
vận hành tự động không thực hiện được (ví dụ bộ ATS bị hỏng).
- Chuyển khóa chọn Auto/Manual trên tủ phân phối AC trong nhà sang vị trí
Manual, các MCCB Q1, Q2 ở vị trí Manual.
- Đóng hoặc cắt các MCCB Q1, Q2 tùy theo nguồn được chọn là nguồn tự
dùng hay từ lưới địa phương. Lưu ý không được đồng thời đóng MCCB Q1, Q2.
Điều 11: Thao tác chuyển nấc phân áp MBA AT2
1- Kiểm tra khóa Remote/Local tại tủ truyền động bộ OLTC ở vị trí Remote.
Trạng thái khóa xem trong trang màn hình MBA AT2 tại ô OLTC Control
Position.
a) Vận hành ở chế độ thao tác bằng tay (đây là chế độ vận hành bình
thường):
Trang 13/30
2a- Trong trang màn hình MBA AT2, tại ô AVR Control Mode, chọn nút
nhấn Manual.
3a- Khi có lệnh của KSĐH A3, trực ca nhấn nút RAISE để chuyển lên nấc
cao hơn (điện áp phía 110kV sẽ tăng lên) hoặc nhấn nút LOWER để chuyển xuống
nấc thấp hơn (điện áp phía 100kV sẽ giảm xuống).
b) Vận hành ở chế độ tự động:

2b- Khi có lệnh của KSĐH A3, trực ca vào trong trang màn hình MBA AT2,
tại ô AVR Control Mode, chọn nút nhấn Auto, việc điều chỉnh nấc phân áp được tự
động thực hiện.
Lưu ý: Tại container chứa tủ MBA AT2 các khóa Auto/Manual,
Raise/Lower đối với bộ OLTC chỉ có hiệu lực khi khóa chuyển
Computer/Emergency ở vị trí Emergency.
Điều 12: Thao tác điều khiển quạt mát
1- Kiểm tra khóa Remote/Local điều khiển quạt mát tại tủ MBA AT2 ở
trạng thái Remote. Trong trang màn hình MBA AT2, xem trạng thái khóa tại ô Fan
Control Position và xem trạng thái quạt mát tại ô Fan Run Condition.
a) Vận hành ở chế độ tự động (đây là chế độ vận hành bình thường):
2a- Trong trang màn hình MBA AT2, tại ô Fan Run Mode, chọn nút nhấn
Auto, việc điều khiển quạt mát được tự động thực hiện.
b) Vận hành ở chế độ thao tác bằng tay:
2b- Trong trang màn hình MBA AT2, tại ô Fan Run Mode, chọn nút nhấn
Start để điều khiển chạy quạt.
3b- Chọn nút nhấn Stop để điều khiển dừng quạt.
Lưu ý:
- Tại MBA, khóa Auto/Off/Manual với chức năng điều khiển quạt mát chỉ
có hiệu lực khi khóa chuyển Remote/Local ở vị trí Local.
- Tại container chứa tủ MBA AT2+CP khóa Auto/Run/Stop với chức năng
điều khiển quạt mát chỉ có hiệu lực khi khóa chuyển Computer/Emergency ở vị trí
Emergency. Đồng thời khóa chuyển Remote/Local tại MBA phải ở vị trí Remote.
VIII. TRÌNH TỰ THAO TÁC CẮT ĐIỆN
Điều 13: Trình tự cắt điện cô lập MBA AT2
Khi có lệnh của KSĐH A3 cho thao tác cắt điện cô lập MBA AT2 thì trực
trạm thực hiện như sau:
1- Cắt MC 432, đưa MC 432 ra vị trí thí nghiệm.
2- Cắt MC 132 hoặc MC 100 (nếu MC 100 đang thay thế cho MC 132).
3- Cắt MC 232 hoặc MC 200 (nếu MC 200 đang thay thế cho MC 232).

Trang 14/30
4- Cắt các DCL 232-3 hoặc DCL 232-9 (nếu MC 200 đang thay thế cho MC
232).
5- Cắt các DCL 132-3 hoặc DCL 132-9 (nếu MC 100 đang thay thế cho MC
132).
6- Kiểm tra không còn điện áp ba phía MBA AT2.
7- Đóng tiếp địa ba phía MBA AT2: DTĐ 232-38, 132-38, 432-38.
Điều 14: Trình tự cắt điện cô lập các ĐZ 220kV, ĐZ 110kV
Trình tự cắt điện cô lập các ĐZ 220kV, ĐZ 110kV là tương tự nhau. Sau đây
là trình tự thao tác cô lập xuất tuyến 271.
Khi có lệnh của KSĐH A3 cho thao tác cô lập xuất tuyến 271 thì trực trạm
thực hiện như sau:
1- Cắt MC 271 hoặc MC 200 (nếu MC 200 đang thay thế MC 271).
2- Cắt DCL 271-7 hoặc 271-9 (nếu MC 200 đang thay thế MC 271).
3- Kiểm tra không còn điện áp ĐZ 271.
4- Đóng DTĐ 271-76.
5- Cắt MCB TU271.
Lưu ý: Khi đóng DTĐ 271-76, MCB TU271 phải ở vị trí đóng để kiểm tra
điện áp ĐZ.
Điều 15: Trình tự thao tác cô lập TC
Trình tự thao tác cô lập các TC C21, C22, C11, C12 là như tương tự nhau.
Sau đây là trình tự thao tác cô lập TC C21.
1- Chuyển tất cả các ngăn đang nối với TC C21 sang TC C22 theo điều 23
hoặc điều 28.
a) Nếu hai TC đang nối nhau qua MC 200:
2a- Cắt MC 200. Kiểm tra MC 200 cắt tốt ba pha.
3a- Cắt các DCL sau: 200-1, 200-2A.
b) Nếu hai TC đang được nối cứng:
2b- Cắt DCL 200-1 (lưu ý cắt không tải).
3b- Cắt DCL 200-2B.

4- Kiểm tra không còn điện áp TC C21.
5- Đóng DTĐ TC C21: 200-14.
6- Cắt MCB TU C21.
Lưu ý: Khi đóng DTĐ 200-14, MCB TU C21 phải ở vị trí đóng để kiểm tra
điện áp TC.
Trang 15/30
Điều 16: Trình tự cô lập các MC 220kV, MC 110kV trừ MC vòng
Trình tự cô lập các MC 220kV, MC 110kV là tương tự nhau. Sau đây là
trình tự thao tác cô lập MC 271.
Khi có lệnh của KSĐH A3 cho thao tác cô lập MC 271 thì trực trạm thực
hiện như sau:
1- Kiểm tra MC 271 ở trạng thái cắt.
2- Cắt các DCL hai phía MC 271: 271-7, 271-1 (và 271-2).
3- Đóng các DTĐ ở hai phía của MC: 271-75, 271-25.
Điều 17: Trình tự cô lập các MC vòng 220kV, MC 110kV
Trình tự cô lập MC vòng 200 và MC vòng 100 là tương tự nhau. Sau đây là
trình tự cô lập MC vòng 200:
1- Theo lệnh của KSĐH A3, thực hiện chuyển tất cả các ngăn sang một TC
(điều 23, 28) hoặc chuyển hai TC về chế độ vận hành độc lập (điều 29).
2. Kiểm tra MC 200 đang ở trạng thái cắt.
3- Kiểm tra các DCL sau ở trạng thái cắt: 200-1, 200-2A, 200-2B, 200-9.
4- Đóng các DTĐ hai phía MC: DTĐ 200-15, 200-95.
Điều 18: Trình tự cắt điện cô lập phía 22kV
1- Cắt MC 432.
2- Đưa MC 432 ra vị trí thí nghiệm.
3- Đóng DTĐ 432-38.
4- Nếu có yêu cầu sửa chữa, vệ sinh MC thì dùng xe đẩy đưa MC ra vị trí
sửa chữa.
IX. CÁC THAO TÁC VỀ CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HAI TC CÓ TC
VÒNG, MC 200/100 LÀM NHIỆM VỤ MC VÒNG.

Trình tự thao tác về chế độ vận hành hai TC cái có TC vòng, MC nối làm
nhiệm vụ MC vòng phía 220kV và phía 110kV là tương tự nhau. Sau đây chỉ rõ
trình tự thao tác chế độ vận hành này ở phía 220kV.
A. Chế độ vận hành độc lập (DCL 200-1, 200-2B ở vị trí cắt)
Điều 19: MC 200 đang ở vị trí dự phòng. Trình tự thao tác dùng MC 200
thay thế MC ĐZ
Trình tự thao tác thay thế cho các MC ĐZ 220kV là tương tự nhau. Sau đây
là ví dụ cụ thể cho việc dùng MC 200 thay thế MC ĐZ 271:
1- Kiểm tra các DTĐ sau ở vị trí cắt: 200-15, 200-95, 200-94.
2- Kiểm tra tất cả các DCL nối với TC C29 ở vị trí cắt.
3- Kiểm tra các DCL sau ở vị trí cắt: 200-1, 200-2A, 200-2B.
Trang 16/30
4- Kiểm tra và đóng MCB TUC29.
5- Đóng DCL 200-1 hoặc 200-2B (theo lệnh của KSĐH A3)
6- Đóng DCL 200-9.
7- Đóng MC 200 (xông điện cho TC C29) theo điều 5.
8- Kiểm tra tình trạng làm việc bình thường và điện áp TC C29. Báo KSĐH
A3.
9- Cắt MC 200.
10- Đóng DCL 271-9.
11- Cô lập chức năng bảo vệ so lệch dọc ĐZ 271.
12- Kiểm tra trên màn hình HMI, ngăn D02, rơ le F21-1, F21-2 đã chuyển
sang nhóm 4. (Xem phần phụ lục đối với các xuất tuyến khác).
13- Kiểm tra thông số cài đặt cho rơ le F21-1, F21-2 ở nhóm 4 là phù hợp
với thông số đường dây 271.
14- Đóng MC 200 theo điều 5.
15- Cắt MC 271. Kiểm tra MC 271 cắt tốt ba pha.
16- Cắt các DCL: 271-1, 271-7.
17- Đóng các DTĐ 271-75, 271-25 để cô lập MC 271 ra sửa chữa
Điều 20: MC 200 đang thay thế MC ĐZ. Trình tự thao tác đưa MC 200 ra

vị trí dự phòng
Trình tự thao tác đối với các MC ĐZ 220kV là tương tự nhau. Sau đây là ví
dụ cụ thể cho việc MC 200 đang thay thế MC ĐZ 271:
1- Kiểm tra MC 271 ở vị trí cắt.
2- Kiểm tra các DTĐ sau ở vị trí cắt: 271-25, 271-75.
3- Kiểm tra MCB TUC21 (trong trường hợp nối điện với TC C21) hoặc
MCB TUC22 (trong trường hợp nối điện với TC C22) ở vị trí đóng.
4- Kiểm tra và đóng các DCL sau: 271-7, 271-1 (trong trường hợp nối điện
với TC C21) hoặc 271-2 (trong trường hợp nối điện với TC C22)
5- Đóng MC 271 theo điều 5.
6- Cắt MC 200. Kiểm tra MC 200 cắt tốt ba pha.
7- Cắt các DCL 271-9, 200-9.
8- Cắt DCL 200-1 (nếu MC 200 nhận điện từ TC C21) hoặc DCL 200-2B
(nếu MC 200 nhận điện từ TC C22).
9- Kiểm tra và khôi phục chức năng bảo vệ so lệch dọc ĐZ 271.
Trang 17/30
Điều 21: MC 200 đang ở vị trí dự phòng. Trình tự thao tác dùng MC 200
thay thế MC 232
1- Kiểm tra các DTĐ sau ở vị trí cắt: 200-15, 200-95, 200-94,
2- Kiểm tra tất cả các DCL nối vào TC C29 ở vị trí cắt.
3- Kiểm tra các DCL sau ở vị trí cắt: 200-1, 200-9, 200-2A, 200-2B.
4- Kiểm tra và đóng MCB TUC29.
5- Đóng DCL 200-1 hoặc DCL 200-2B (theo yêu cầu của KSĐH A3).
6- Đóng DCL 200-9.
7- Đóng MC 200 (xông điện TC C29) theo điều 5.
8- Kiểm tra tình trạng làm việc bình thường và điện áp TC C29. Báo KSĐH
A3.
9- Cắt MC 200. Kiểm tra MC 200 cắt tốt ba pha.
10- Đóng DCL 232-9.
Lưu ý: Chỉ thị cờ của rơ le chốt D07-Q9 tại tủ D02+RP chỉ thị màu đỏ đưa

mạch dòng từ TI 200 vào rơ le bảo vệ F67 ngăn MBA D07 và rơ le F87T tủ bảo vệ
MBA.
10- Đóng MC 200 theo điều 5.
11- Cắt MC 232. Kiểm tra MC 232 cắt tốt ba pha.
12- Cắt DCL 232-3, 232-1 (nếu MBA AT2 đang nối vào TC C21) hoặc 232-
2B (MBA AT2 đang nối vào TC C22)
Lưu ý: Chỉ thị cờ của rơ le chốt D07-QBP tại tủ D07+RP vẫn chỉ thị màu đỏ
(tức vẫn lấy được điện áp TC C21) hoặc vẫn chị thị màu xanh (tức vẫn lấy được
điện áp TC C22).
13- Đóng các DTĐ 232-35, 232-25 để cô lập MC 232 ra sửa chữa.
Điều 22: MC 200 đang thay thế cho MC 232. Trình tự thao tác đưa MC
200 ra dự phòng
MC 200 có thể đang nối vào TC C21 hoặc C22. Sau đây là trường hợp nối
vào TC C21. Tương tự cho trường hợp nối vào TC C22.
1- Kiểm tra các DTĐ sau đang ở vị trí cắt: 232-35, 232-25.
2- Kiểm tra các DCL sau đang ở vị trí cắt: 232-1, 232-2, 232-3.
3- Đóng các DCL sau: 232-1, 232-3.
Lưu ý: Cờ chỉ thị của rơ le chốt D07-QBP tại tủ D07+RP đang chỉ thị màu
đỏ (tức lấy điện áp TC C21 cho rơ le F67).
5- Đóng MC 232 theo điều 5.
6- Cắt MC 200. Kiểm tra MC cắt tốt ba pha.
Trang 18/30
7- Cắt DCL 232-9, 200-9, 200-1.
Lưu ý: Cờ chỉ thị của rơ le chốt D07-Q9 tại tủ D02+RP chỉ thị màu xanh tức
tách mạch dòng từ TI 100, lấy mạch dòng từ TI 232 đưa vào rơ le F67 ở ngăn
MBA D07 và rơ le F87T ở tủ bảo vệ MBA.
B. Chế độ vận hành nối cứng hai TC (DCL 200-1, 200-2B đóng)
Điều 23: Trình tự thao tác chuyển đổi TC của ngăn ĐZ, ngăn MBA
Trình tự thao tác chuyển TC các ngăn ĐZ, ngăn MBA là tương tự nhau. Ở
đây lấy ví dụ chuyển TC ngăn D08. MC 271 đang nối TC C21 chuyển sang nối TC

C22.
1- Kiểm tra các DCL sau đang ở vị trí đóng: 200-1, 200-2B
2- Đóng DCL 271-2 (lưu ý đóng đẳng thế).
3- Cắt DCL 271-1 (lưu ý cắt đẳng thế).
Điều 24: MC 200 đang ở vị trí dự phòng. Trình tự thao tác dùng MC 200
thay thế MC ĐZ
Trình tự thao tác đóng các MC ĐZ 220kV là tương tự nhau. Sau đây là ví dụ
cụ thể cho việc dùng MC 200 thay thế MC ĐZ 271:
1- Kiểm tra các DTĐ sau ở vị trí cắt: 200-95, 200-94.
2- Kiểm tra tất cả các DCL nối với TC C29 ở vị trí cắt.
3- Kiểm tra các DCL sau ở vị trí cắt: 200-2A.
4- Kiểm tra và đóng MCB TUC29.
5- Đóng DCL 200-9.
6- Đóng MC 200 (xông điện cho TC C29) theo điều 5.
7- Kiểm tra tình trạng làm việc bình thường và điện áp TC C29. Báo KSĐH
A3.
8- Cắt MC 200.
9- Đóng DCL 271-9.
10- Cô lập chức năng bảo vệ so lệch dọc.
11- Kiểm tra trên màn hình HMI, ngăn D02, rơ le F21-1, F21-2 đã chuyển
sang nhóm 4. (Xem phần phụ lục đối với các xuất tuyến khác).
12- Kiểm tra thông số cài đặt cho rơ le F21-1, F21-2 ở nhóm 4 là phù hợp
với thông số đường dây 271.
13- Đóng MC 200.
14- Cắt MC 271. Kiểm tra MC 271 cắt tốt ba pha.
15- Cắt DCL 271-1, 271-7.
16- Đóng các DTĐ 271-75, 271-25 để cô lập MC 271 ra sửa chữa.
Trang 19/30
Điều 25: MC 200 đang thay thế MC ĐZ. Trình tự thao tác đưa MC 200 ra
vị trí dự phòng.

Trình tự thao tác đóng các MC ĐZ 220kV là tương tự nhau. Sau đây là ví dụ
cụ thể cho việc MC 200 đang thay thế MC ĐZ 271:
1- Kiểm tra MC 271 ở vị trí cắt.
2- Kiểm tra các DTĐ sau ở vị trí cắt: 271-25, 271-75.
3- Kiểm tra và đóng MCB TUC21 (trong trường hợp nối điện với TC C21)
hoặc MCB TUC22 (trong trường hợp nối điện với TC C22).
4- Kiểm tra và đóng các DCL sau: 271-7, 271-1 (trong trường hợp nối điện
với TC C21) hoặc 271-2 (trong trường hợp nối điện với TC C22)
5- Đóng MC 271 theo điều 5.
6- Cắt MC 200. Kiểm tra MC 200 cắt tốt ba pha.
7- Cắt các DCL 271-9, 200-9.
8- Kiểm tra trên màn hình HMI, ngăn D02, rơ le F21-1, F21-2 đã chuyển về
nhóm 1.
9- Kiểm tra và khôi phục chức năng bảo vệ so lệch dọc ĐZ 271.
Điều 26: MC 200 đang ở vị trí dự phòng. Trình tự thao tác dùng MC 200
thay thế MC 232
1- Kiểm tra tất cả các DCL nối vào TC C29 ở vị trí cắt.
2- Kiểm tra DCL 200-2A ở vị trí cắt.
3- Kiểm tra các DTĐ sau ở vị trí cắt: 200-95, 200-94.
4- Đóng MCB TUC29.
5- Đóng DCL 200-9.
6- Đóng MC 200 (xông điện cho thanh cái C29) theo điều 5.
7- Kiểm tra tình trạng làm việc bình thường và điện áp TC C29. Báo KSĐH
A3.
8- Cắt MC 200. Kiểm tra MC 232 cắt tốt ba pha.
9- Đóng DCL 232-9.
10- Kiểm tra chỉ thị cờ của rơ le chốt D07-Q9 tại tủ D02+RP chỉ thị màu đỏ
đưa mạch dòng từ TI 200 vào rơ le bảo vệ F67 ngăn MBA D07 và rơ le F87T tủ
bảo vệ MBA.
11- Đóng MC 200 theo điều 5.

12- Cắt MC 232. Kiểm tra MC 232 cắt tốt ba pha.
13- Cắt DCL 232-3, 232-1 (nếu MBA AT2 đang nối vào TC C21) hoặc 232-
2 (MBA AT2 đang nối vào TC C22)
Trang 20/30
14- Đóng các DTĐ 232-35, 232-25 để cô lập MC 232 ra sửa chữa.
Điều 27: MC 200 đang thay thế cho MC 232. Trình tự thao tác đưa MC
200 ra dự phòng
- Kiểm tra các DTĐ sau đang ở vị trí cắt: 232-35, 232-25.
- Kiểm tra các DCL sau đang ở vị trí cắt: 232-1, 232-2, 232-3.
- Đóng DCL 232-3, 232-1 (MBA AT2 nối vào TC C21) hoặc 232-2 (MBA
AT2 nối vào TC C22).
Lưu ý: Cờ chỉ thị của rơ le chốt D07-QBP tại tủ D07+RP đang chỉ thị màu
đỏ (trường hợp đóng 232-1, lấy điện áp TC C21 cho rơ le F67) hay màu xanh
(trường hợp đóng 232-2, lấy điện áp TC C22 cho rơ le F67).
- Đóng MC 232 theo điều 5.
- Cắt MC 200. Kiểm tra MC cắt tốt ba pha.
- Cắt DCL 232-9, 200-9
Lưu ý: Cờ chỉ thị của rơ le chốt D07-Q9 tại tủ D02+RP chỉ thị màu xanh tức
tách mạch dòng từ TI 100, lấy mạch dòng từ TI 232 đưa vào rơ le F67 ở ngăn
MBA D07 và rơ le F87T ở tủ bảo vệ MBA.
C. Chế độ vận hành qua MC phân đoạn (DCL 200-1, 200-2A đóng, MC 200
đóng)
Điều 28: Trình tự thao tác chuyển đổi TC của ngăn ĐZ, ngăn MBA
Trình tự thao tác chuyển TC các ngăn ĐZ, ngăn MBA là tương tự nhau. Ở
đây lấy ví dụ chuyển TC ngăn D08. MC 271 đang nối TC C21 chuyển sang nối TC
C22.
1- Kiểm tra DCL 271-1 đang đóng (MC 271 đang nối với TC C21).
2- Kiểm tra hai TC đang được nối qua MC 200.
3- Khóa mạch cắt MC 200.
4- Đóng DCL 271-2 (lưu ý đóng đẳng thế).

5- Cắt DCL 271-1 (lưu ý cắt đẳng thế).
6- Khôi phục mạch cắt MC 200.
Điều 29: MC 200 đang làm chức năng phân đoạn. Trình tự thao tác đưa
MC 200 ra dự phòng và hai TC C21, C22 vận hành độc lập
1- Cắt MC 200. Kiểm tra MC cắt tốt ba pha.
2- Cắt DCL 200-1, 200-2A.
Điều 30: Hai TC đang vận hành độc lập. Trình tự đưa MC 200 đang ở vị
trí dự phòng vào làm chức năng phân đoạn
1- Kiểm tra MC 200 đang ở vị trí cắt.
Trang 21/30
2- Kiểm tra các DTĐ sau ở vị trí cắt: 200-95, 200-14, 200-15, 200-24.
3- Kiểm tra các DCL sau ở vị trí cắt: 200-1, 200-9, 200-2A, 200-2B.
4- Đóng các DCL sau: 200-1, 200-2A.
5- Kiểm tra trên màn hình HMI ngăn D02, các rơ le F21-1, F21-2 đang ở
nhóm 1.
6- Đóng MC 200 theo điều 5.
Điều 31: MC 200 đang làm chức năng phân đoạn. Trình tự nối cứng hai
TC C21, C22 và đưa MC 200 ra dự phòng
1- Kiểm tra DCL 200-2B đang ở vị trí cắt.
2- Cô lập mạch cắt MC 200.
3- Đóng DCL 200-2B (đóng có điện – đẳng thế).
4- Khôi mục mạch cắt MC 200.
5- Cắt MC 200. Kiểm tra MC cắt tốt ba pha.
6- Cắt DCL 200-2A.
Điều 32: Hai TC C21, C22 đang được nối cứng. Trình tự đưa MC 200 đang
ở vị trí dự phòng vào làm chức năng phân đoạn
1- Kiểm tra MC 200 đang ở vị trí cắt.
2- Kiểm tra DTĐ 200-95 ở vị trí cắt.
3- Kiểm tra các DCL sau đang ở vị trí đóng: 200-1, 200-2B.
4- Kiểm tra các DCL đang ở vị trí cắt: 200-9, 200-2A.

5- Đóng DCL 200-2A.
6- Đóng MC 200.
7- Cô lập mạch cắt MC 200.
8- Cắt DCL 200-2B (cắt có điện – đẳng thế).
9- Khôi phục mạch cắt MC 200.
10- Kiểm tra trên màn hình HMI ngăn D02, các rơ le F21-1, F21-2 đang ở
nhóm 1.
X. MỘT SỐ QUI ĐỊNH CHO NHÂN VIÊN VẬN HÀNH
Điều 33: Qui định cho nhân viên vận hành
Tất cả các điều lệnh, thao tác cũng như mọi diễn biến trong ca vận hành
phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và trung thực vào sổ vận hành. Phải thường
xuyên theo dõi vận hành trên HMI, ghi thông số vận hành theo giờ nhằm kịp thời
phát hiện các trường hợp bất thường, kiểm tra quá kém áp báo A3 thao tác, kiểm
tra quá tải MBA, đường dây báo A3 điều chỉnh (trường hợp không bình thường
phải ghi thông số vận hành 30 phút/ lần).
Trang 22/30
Điều 34: Các quy định khác
- Tuyệt đối không cắm bất cứ thiết bị nào khác hệ thống máy tính của trạm.
- Khi thao tác thiết bị, trực ca phải sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động
cần thiết.
- Trực ca không được phép ngủ, uống bia, rượu hoặc làm các công việc
không liên quan đến công tác vận hành;.
- Không cho người không có trách nhiệm vào trạm.
Điều 35: Xử lý sự cố
Các thao tác xử lý sự cố phải đúng theo quy trình xử lý sự cố của A3 ban
hành.
Thao tác khi có sự cố xảy ra: Tắt còi, kiểm tra tín hiệu Alarm tại ngăn xuất
tuyến bị sự cố, thừa nhận, ghi vào sổ vận hành sau đó mới được xóa trong Alarm
list, báo cáo theo quy định. Rút thông tin sự cố từ rơ le gởi về Công ty.
Khi phát hiện thấy các thiết bị và khu vực có nguy hiểm đến con người và

thiết bị, phải nhanh chóng cô lập thiết bị và khu vực đó ra khỏi lưới điện. Sau đó
phải báo cáo thao tác của mình cho KSĐH A3.
Nếu có cháy nổ thì phải thực hiện chữa cháy theo đúng quy trình phòng cháy
chữa cháy các thiết bị điện, nhanh chóng cách ly vùng bị cháy với nguồn điện, huy
động toàn bộ lực lượng và dùng các phương tiện tại chỗ để chữa cháy khộng để sự
cố lan tràn, đồng thời phải báo cáo KSĐH A3, B03 biết. Nếu có cháy lớn phải
nhanh chóng báo cáo công an PCCC và lãnh đạo công ty để kịp thời xử lý.
XI. CÁC LIÊN ĐỘNG THAO TÁC CẦN CHÚ Ý:
Có 04 mức điều khiển tại TBA 220kV Tuy Hòa như sau:
1) Điều khiển từ A0 hoặc A3: Khi có yêu cầu của A0 hay A3, trực trạm
nhấn nút NLDC (A0) hay CRLDC (A3) trên màn hình HMI để chuyển quyền thao
tác cho A0 hay A3. Tại chế độ này không thể điều khiển tại HMI được nữa.
2) Điều khiển tại HMI tại phòng điều khiển: Đây là chế độ vận hành bình
thường. Hầu hết mọi thao tác đối với thiết bị đều được thực hiện tại HMI phòng
điều khiển ngoại trừ:
- Điều khiển các DTĐ không có mô tơ.
- Điều khiển Enable/Disable chức năng bảo vệ so lệch thanh cái.
- Cô lập mạch cắt MC.
- Cô lập chức năng bảo vệ so lệch dọc ĐZ.
3) Điều khiển tại Container ngoài trời: Chế độ này được dùng cho mục đích
thí nghiệm hoặc trong trường hợp bị lỗi ở HMI. Cần chú ý trong thời gian khôi
phục HMI, trực ca vận hành phải liên tục đi kiểm tra thiết bị trong toàn trạm để kịp
thời theo dõi hoạt động của thiết bị và ghi thông số vận hành ở tất cả các BCU.
Trang 23/30
4) Điều khiển tại cơ cấu truyền động (điều khiển tại chỗ) của thiết bị: Chế độ
này được dùng cho mục đích thí nghiệm hoặc thao tác các DTĐ không có mô tơ. Ở
chế độ này phải kiểm tra điều kiện liên động tại màn hình LCD Touch
NX
tại
container hoặc trên HMI trước khi thao tác. Nếu hệ thống thông báo liên động

không thỏa mãn cần kiểm tra xử lý trước khi thao tác hoặc sử dụng chức năng
Interlock Override khi chắc chắn việc thao tác là đúng đắn.
Lưu ý: Mức điều khiển tại chỗ của thiết bị là mức điều khiển cao nhất. Khi
hệ thống ở mức điều khiển nào đó thì sẽ không thể điều khiển được ở mức thấp
hơn. Ví dụ không thể điều khiển thiết bị từ HMI nếu đã chuyển khóa
Computer/Emergency tại Container sang Emergency hoặc không thể điều khiển
thiết bị tại Container nếu tại khóa Remote/Local của thiết bị đã chuyển sang Local.
1. Điều khiển thiết bị từ A0, A3
- Khóa Local/Remote tại tủ truyền động của thiết bị cần điều khiển đặt ở vị
trí Remote.
- Khoá Computer/Emergency của ngăn cần điều khiển tại Container ngoài
trời hoặc tủ hợp bộ 22kV được đặt ở vị trí Computer.
- Nút nhấn NLDC (A0) hay CRLDC (A3) được chọn trong nhóm nút nhấn
NLDC/ CRLDC/ Substation tại HMI được nhấn.
2. Điều khiển thiết bị từ HMI
- Khóa Local/Remote tại tủ truyền động của thiết bị cần điều khiển đặt ở vị
trí Remote.
- Khoá Computer/Emergency của ngăn cần điều khiển tại Container ngoài
trời hoặc tủ hợp bộ 22kV được đặt ở vị trí Computer.
- Nút nhấn Substation được chọn trong nhóm nút nhấn NLDC/ CRLDC/
Substation được nhấn
3. Điều khiển thiết bị màn hình LCD Touch
NX
của từng ngăn
Các LCD Touch
NX
đặt tại các Container đặt ngoài trời và tại tủ hợp bộ của
các ngăn lộ 22kV).
- Khoá Local/Remote tại tủ truyền động của thiết bị cần điều khiển đặt ở vị
trí Remote.

- Khoá Computer/Emergency của ngăn cần điều khiển tại Container ngoài
trời hoặc tủ hợp bộ 22kV được đặt ở vị trí Emergency.
4. Điều khiển trực tiếp tại cơ cấu truyền động của thiết bị:
- Khóa Local/Remote tại tủ truyền động của thiết bị cần điều khiển đặt ở vị
trí Local
- Báo KSĐH A3 khi thao tác tại vị trí này.
(Chỉ được phép thao tác tại thiết bị khi các yêu cầu an toàn thoả mãn)
Trang 24/30
5. Bỏ qua liên động trong một số trường hợp đặc biệt:
Khi thao tác nhận/ cắt điện, mọi thao đóng/ cắt các MC 110kV, 220kV phải
được thực hiện tại màn hình HMI trong nhà hay màn hình LCD Touch
NX
tại
container ngoài trời. Tuyệt đối không được thao tác đóng ở chế độ LOCAL tại tủ
truyền động của MC.
Trong một số trường hợp đặc biệt, một số liên động bị lỗi dẫn đến việc thao
tác thiết bị từ HMI/ LCD Touch
NX
không thực hiện được. Nếu trực trạm biết chắc
chắn việc thao tác là an toàn và hợp lý thì có thể bỏ qua các điều kiện liên động
bằng cách chọn ON chức năng bỏ qua liên động (Interlock Override) tại màn hình
HMI hay màn hình LCD Touch
NX
của từng ngăn. Tuy chế độ Interlock Override tự
động trở về OFF sau 30 giây, trực trạm vẫn phải OFF chức năng này ngay sau khi
thao tác thiết bị để tránh thao tác nhầm.
6. Các liên động về điện khi thao tác
Xem phụ lục 5.
Nha Trang, ngày tháng 6 năm 2009
KT. GIÁM ĐỐC

Phó Giám đốc






Hồ Công
Trang 25/30
XII. PHỤ LỤC
1. Chỉ thị nhóm trên HMI tại rơ le ngăn D02 phía 220kV
STT MC 200 thay thế cho Xuất tuyến đi Chỉ thị nhóm trên HMI
1 Chức năng phân đoạn 1
2 ĐZ 271 Quy Nhơn 4
3 ĐZ 272 Sông Ba Hạ 2 2
4 ĐZ 273 Sông Ba Hạ 1 2
5 ĐZ 274 Nha Trang 3
6 MBA 232

2. Chỉ thị nhóm trên HMI tại rơ le ngăn E08 phía 110kV
STT MC 100 thay thế cho Xuất tuyến đi Chỉ thị nhóm trên HMI
1 Chức năng phân đoạn 1
2 ĐZ 171 Tuy An 4
3 ĐZ 172 Tuy Hòa 2 2
4 ĐZ 173 Tuy Hòa 1 2
5 ĐZ 174 Sông Hinh 3
6 ĐZ 175 Nha Trang 3
7 MBA 132

3. Cờ chỉ thị của các rơ le chốt khi chuyển trạng thái DCL phía 220kV

STT DCL Vị trí Rơ le chốt Màu Ghi chú
1 Q1 đóng, Q2 cắt
D0x-QB
D0y-QBP
D0y-QBM
Đỏ
x=3,5,6,7,8
y=2,7
2 Q1 đóng, Q2 đóng
D0x-QB
D0y-QBP
D0y-QBM
Không đổi
x=3,5,6,7,8
y=2,7
3 Q1 cắt, Q2 đóng
D0x-QB
D0y-QBP
D0y-QBM
Xanh
x=3,5,6,7,8
y=2,7
4 Q1 cắt, Q2 cắt
D0x-QB
D0y-QBP
D0y-QBM
Không đổi
x=3,5,6,7,8
y=2,7
5 Q9 đóng D0x-Q9 Đỏ x=2,3,5,6,7,8

6 Q9 cắt D0x-Q9 Xanh x=2,3,5,6,7,8

×