Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BIEN BAN SINH HOAT CHUYEN MON LIEN TRUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.02 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT PHÚ QUỐC TỔ CHUYÊN MÔN TOÁN. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. BIÊN BẢN Sinh hoạt chuyên môn liên trường I Thời gian và địa điểm: Buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường diễn ra vào lúc 8 giờ, ngày 29 tháng 11 năm 2015 tại Hội trường UBND thị trấn An Thới. II. Thành phần tham dự: Chủ tọa phiên họp: Ông Phùng Nhật Tuấn – Tổ trưởng Tổ bộ môn Toán Các thành viên tổ bộ môn Toán: Thầy Việt, Cô Hải Yến, Cô Nhung, Cô Nhàn. Giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Toán các trường THCS, TH-THCS trên toàn huyện Phú Quốc. (Số lượng: 73GV) III. Nội dung: 1. Đồng chí Tuấn (Tổ trưởng Tổ bộ môn) triển khai nội dung buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường, phân công thư ký là cô Nhàng (thành viên tổ bộ môn Toán) 2. Đ/c Tuấn lưu ý một số vấn đề khi biên soạn đề kiểm tra, nhắc lại các bước thực hiện quy trình soạn đề kiểm tra, nhấn mạnh các bước thiết lập ma trận. * Ý kiến của GV tham gia phiên họp: - Cô Yến: Một số câu trong đề kiểm tra so với ma trận chưa phù hợp về cấp độ. Trong ma trận cột đầu tiên ghi số câu, số điểm, tỉ lệ % còn các cột sau chỉ nên ghi số. Một số GV còn xác định nhầm cấp độ trong ma trận đề kiểm tra. - Thầy Bình hỏi: Trong đề kiểm tra nếu có cho điểm phần vẽ hình và viết giả thiết kết luận thì số câu được đưa vào cấp độ nào trong ma trận? - Thầy Hùng: Khi ra đề cần lưu ý tùy theo nội dung, hợp lý, vừa sức với HS, không gây áp lực cho học sinh. * Đ/c Tuấn chốt lại: - Khi biên soạn đề kiểm tra cần thiết lập ma trận trước rồi mới biên soạn câu hỏi, tránh trường hợp làm ngược lại quy trình biên soạn là viết câu hỏi trước rồi áp vào ma trận. - Tổ bộ môn sẽ chỉnh sửa hình thức ma trận đề kiểm tra để thống nhất chung theo đúng mậu quy định. - Không cứng nhắc trong việc thiết lập ma trận đề kiểm tra về cấp độ, số câu mà cần uyển chuyển linh hoạt tùy theo mục đích kiểm tra, mức độ tiếp thu của học sinh, đặc biệt là kinh nghiệm của giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Khi thiết lập ma trận thì số câu trong ma trận là tổng số câu trong các bài tập lớn trong đề kiểm tra. Ví dụ: bài 1 có các câu a); b); c) thì số câu là 3… - Nếu đề kiểm tra có cho điểm phần hình vẽ thì xem như là 1 câu ở mức độ vận dụng thấp. - Nên ra đề một câu hỏi ở 2 mức độ thành 2 câu hỏi độc lập để phân biệt rõ mức độ vận dụng trong ma trận. - Các để kiểm tra đều có lý thuyết và bài tập áp dụng. - Đề kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ phải có một câu lý thuyết ở mức độ nhận biết, đơn giản, không yêu cầu HS phải chép lại nội dung định lí với số điểm là 1 điểm. - Cần phân biệt rõ các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng (thấp, cao) 3. Đ/c Nhàng nêu ra những vấn đề khó khăn gặp phải khi dạy bài : Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác (G-C-G) (Toán 7 – HH) * Ý kiến của GV: - Nên tách riêng thành 2 tiết, Tiết 1 thực hiện: phần đầu ( 1 + 2) - Luyện tập vận dụng; Tiết 2 thực hiện: phần hệ quả và luyện tập. - Cần phân biệt rõ giữa kỹ năng và kiến thức trọng tâm - Trong bài này nếu linh hoạt kết hợp giữa KTBC và ƯD CNTT thì giải quyết được việc học sinh tiếp cận nhanh được kiến thức. - GV đã dạy và thấy là đủ thời giannhưng cần linh động trong việc KTBC để hình thành kiến thức mới cho học sinh. Cụ thể: Dạy ?2 câu b thì hình thành được hệ quả 2 (khi chó 1 góc vuông) Câu c thì hình thành được hệ quả 1. Cô Oanh; Thiệt thòi cho GV ở các xã xa, không có điều kiện để tham khảo giải quyết các vấn đề khó dạy. Thống nhất biểu quyết: Đa số thống nhất biểu quyết khi giảng dạy bài: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác (G-C-G) thì tách thành 2 tiết như sau: Tiết 1: từ đầu đến hệ quả 1 Tiết 2: Từ Hệ quả 2 và luyện tập củng cố. 4. Đ/c Yến nêu ra bài dạy khó: Giải bài toán bằng cách lập phương trình (Toán 8) Để giúp HS vận dụng tốt, GV cần: - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài, GV thiết lập hệ thống câu hỏi dẫn dắt để HS xác định được các đại lượng, các đối tượng trong đề bài. - Giúp HS xác định được dạng bài toán - GV cần hướng dẫn HS lập được bảng phân tích đại lượng - Đặt những câu hỏi phù hợp như: Đề bài cho biết những giá trị nào? đại lượng nào? Yêu cầu tìn những giá trị nào? Đại lượng nào? - Căn cứ vào bảng phân tích đại lượng đã lập hướng dẫn HS viết lời giải cho bài toán..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 5. Đ/c Việt nêu ra bài dạy khó: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch (Toán 7) - Phân biệt và nắm vững tính chất đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch. - Vận dụng công thức: S = V.t; m = D.V - GV đưa ra một số phương pháp dạy tốt - Đặt ra tình huống có vấn đề. 6. Một số vấn đề tổ Toán cần thống nhất: - Nếu đề bài yêu cầu giải phương trình thì cuối bài giải phải kết luận được tập hợp nghiệm. - Nếu bài toán “Giải toán bằng cách lập phương trình” thì yêu cầu HS nêu được điều kiện cơ bản là được. VD: x>0; x nguyên dương - Nếu đề bài ra là hàm số bậc nhất thì điều kiện bắt buộc là a 0. Đề ra là đường thẳng thì bỏ qua điều kiện a 0 vẫn đúng. - Nếu cho y = (m – 1)x +2 (d1) y = mx – 1 (d2) (d1) cắt (d2) ⇔ ... Không cần kết luận nghiệm Còn trình bày để ... thì ... phải kết luận nghiệm Cho phép được kí hiệu tam giác vuông là: Vẽ tam giác vuông và đánh dấu góc vuông. HS làm bài tập tốt cho trọn điểm không cần phải ghi giả thiết, kết luận. HS yếu chỉ cần ghi tóm tắt giả thiết, kết luận một cách đơn giản. Qui ước: (a) (b) = { C } ( đường thẳng a cắt đường thẳng b tại điểm C) * Một số ý kiến của giáo viên: - Về công tác tổ chức, chuẩn bị phương tiện, hình ảnh chưa tốt - Cần thống nhất phương pháp trình bày từng nội dung. Từng nội dung phải có ưu, khuyết điểm và giải pháp. - Từng nội dung đóng góp phải có vấn đề, áp dụng phương pháp tương tự hóa. - Cần có gợi ý sắp tới cho nội dung sinh hoạt chuyên môn lần sau. - Cần quy ước cách kí hiệu tứ giác - Chương I Toán 8 (HH) cắt tiết 8 luyện tập bổ sung 1 tiết cho ôn tập chương I - Chương III (toán 8 – ĐS) 2 tiết kiểm tra 1 tiết gần nhau, chương IV không có tiết kiểm tra. Chỉ kiểm tra 1 tiết chương III, chương IV sau bài luyện tập Bất phương trình (T.63) thì kiểm tra 1 tiết. Đồng chí Yến chốt lại: - Giải BT bằng cách lập PT khi gọi ẩn thì phải trả lời bằng kết luận. - Rút kinh nghiệm về khâu tổ chức, chuẩn bị vì đây là lần đầu. - Bài kiểm tra lần 1 chương III, kiến thức cần kiểm tra thì từ tiết trước cho đến đầu chương, còn kiểm tra lần 2 thì lồng vào kiến thức của cả chương. - Khi gọi tứ giác thì ghi là “tứ giác” mà không viết kí hiệu..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Đến cuối năm các trường có ý kiến về PPCTđể năm sau chỉnh sửa và thực hiện. * Ý kiến chỉ đạo của chuyên viên Phòng GD&ĐT: - Kết quả môn Toán ở các năm thấp, một trong những nguyên nhân là ra đề KT còn nặng, cần yêu cầu tổ bộ môn ra đề chuẩn theo ma trận. - Nhắc nhở, kiểm điểm GV chưa thiết lập tài khoản trên trang Webside của tổ chuyên môn phòng giáo dục Phú Quốc. - Nhắc nhỡ GV thường xuyên vào trang web để xem, tìm hiểu thông tin, chế độ, chính sách, trao đổi chuyên môn... - Tổ bộ môn thiết lập một ma trận chẩun để sử dụng cho nhiều năm, có thể cho HS biết ma trận - Đề thi chung, tổ bộ môn phân công thành viên ra đề. Những môn trường ra đề thi phân công GV trong trường tự ra. * Tổ bộ phân công GV ra đề: Cô Yến: Toán 6; thầy Việt: Toán 7; Cô Nhung: Toán 8; Cô Nhàn: Toán 9. Biên bản kết thúc lúc 11giờ 30 phút cùng ngày./ Chủ tọa Thư ky. Phùng Nhật Tuấn. Lê Thị Thanh Nhàng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×