Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Nhóm 19 tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.24 KB, 36 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THƠNG

BÀI TIỂU LUẬN
BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI
Đề tài: Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7

Mã học phần: TEL1402
Nhóm sinh viên thực hiện:
 Nguyễn Phương Nam - B18DCVT302
 Kim Ngọc Hùng
- B18DCVT182
 Trần Văn Đô
- B18DCVT102
 Đỗ Ngọc Anh Tú
- B18DCVT366
Giảng viên: TS. Hoàng Trọng Minh


Mục lục
I.Khái quát báo hiệu:..............................................................................................6
1.1 Khái niệm.........................................................................................................6
1.2 Chức năng của báo hiệu...................................................................................6
1.3 Phân loại báo hiệu............................................................................................6
II. Tổng quan hệ thống báo hiệu số 7.....................................................................7
2.1 Giới thiệu:.........................................................................................................7
2.2 Mơ hình kiến trúc hệ thống ss7:.......................................................................7
2.3 Ưu nhược của mơ hình ss7...............................................................................8
2.4 Mơ hình chồng giao thức..................................................................................9
2.5 Chức năng các lớp trong SS7...........................................................................9


2.6 Cấu trúc các đơn vị báo hiệu..........................................................................10
2.7 Vấn đề xử lý định tuyến.................................................................................11
2.8 Vai trò của hệ thống báo hiệu số 7..................................................................11
2.9 Chức năng vận hành và quản lý:....................................................................12
III. Các thành phần cấu tạo Hệ thống báo hiệu số 7..........................................12
3.1 Điểm báo hiệu................................................................................................12
3.2 Sự phân cấp của mạng báo hiệu.....................................................................13
IV. Các điểm kí hiệu và Trunks............................................................................13
4.1 Mã điểm..........................................................................................................13
4.2 Mã điểm số 7 ANSI........................................................................................14
4.3 Mã điểm quốc tế.............................................................................................14
4.4 Mã điểm quốc gia ở quốc gia khác.................................................................15
4.5 Nhận dạng các Trunks....................................................................................15
V Các đơn vị và nguyên gốc tín hiệu SS7............................................................15
5.1 Các loại đơn vị tín hiệu..................................................................................15
5.2 Nguyên gốc....................................................................................................18
VI: Truyền tải báo hiệu số 7 qua mạng IP...........................................................18
6.1. Giới thiệu.......................................................................................................18


6.2. Các giao thức dịch vụ....................................................................................19
VII Phần chuyển giao bảng tin MTP...................................................................20
7.1: Cấu trúc chức năng của MTP 1.....................................................................20
7.2: MTP lớp 2......................................................................................................20
7.2.1: Đơn vị báo hiệu bản tin (MSU)...............................................................20
7.2.2: Đơn vị báo hiệu trạng thái kênh (LSSU)................................................20
7.2.3: Đơn vị tín hiệu chèn (FISU)....................................................................20
7.3: Cấu trúc MTP lớp 2.......................................................................................21
7.4: Hoạt động của MTP lớp 2.............................................................................22
7.4.1: Điều khiển luồng.....................................................................................22

7.4.2: Điều khiển lỗi..........................................................................................23
7.4.3: Phương pháp kiểm soát lỗi......................................................................23
7.4.4: Vấn đề đồng bộ.......................................................................................23
7.5: MTP lớp 3......................................................................................................24
7.5.1: Cấu trúc...................................................................................................24
7.5.2: Chức năng xử lí bản tín báo hiệu............................................................24
7.5.3: Chức năng quản trị mạng báo hiệu.........................................................25
VIII. Mối tương quan giữa ss7 và mơ hình OSI.................................................25
IX. Tác động của hệ thống báo hiệu số 7 lên người dùng..................................26
9.1: Phần ứng dụng khả năng giao dịch...............................................................26
9.1.1: Khái quát TCAP:.....................................................................................26
9.1.2: Các ứng dụng dịch vụ của TCAP............................................................27
9.1.3: Các chức năng của TCAP.......................................................................28
9.2: Đối tượng sử dụng đa dịch vụ.......................................................................28
9.2.1: Giao thức ISUP.......................................................................................28
9.2.2: Giao thức dịch vụ SIO.............................................................................29
9.2.3: Trường thông tin tín hiệu (SIF)...............................................................29
9.3: Phần người dùng thoại (TUP).......................................................................31
9.3.1: Bản tin khởi đầu IAM.............................................................................31


9.3.2: Bản tin tiếp theo SAM............................................................................31
X. Độ bảo mật của hệ thống báo hiệu số 7...........................................................31
10.1: Các hacker có thể làm gì với 1 vụ tấn cơng vào SS7..................................31
10.2: Cách khắc phục để tránh ảnh hưởng tới các cuộc tấn công vào SS7..........32
XI. SS7 trong GSM................................................................................................33
11.1: Cuộc gọi thuê bao di động đến thuê bao cố định........................................34
11.2: Thuê bao cố định tới thuê bao di động........................................................35
11.3: Gửi và nhận tin nhắn...................................................................................36
XII. Ứng dụng báo hiệu số 7 trong mạng UMTS................................................37



I.Khái quát báo hiệu:
1.1 Khái niệm
- Báo hiệu được định nghĩa là một cơ chế cho các phần tử mạng trao đổi thông tin giữa
chúng để thiết lập đường dẫn truyền thơng.
- Trong viễn thơng, báo hiệu là q trình trao đổi thông tin về để thiết lập và điều khiển
một kết nối hoặc để quản lý mạng.
1.2 Chức năng của báo hiệu
- Chức năng báo hiệu trong mạng truyền thơng có mối quan hệ tới cơ chế định tuyến trực
tiếp hoặc gián tiếp do định tuyến cho biết nơi nhận các bản tin báo hiệu.
- Chức năng báo hiệu được thực hiện trên nhiều lớp của kiến trúc mạng. Thông thường
các giao thức báo hiệu thuộc lớp phiên của mơ hình OSI (Open System Interconnection)
phục vụ cho các nhiệm vụ điều khiển và kết nối truyền thơng.
- Ngồi ra, báo hiệu còn được sử dụng để yêu cầu nhận thực người dùng hay thu thập
thông tin tài nguyên khả dụng để phục vụ cho các kết nối hoặc điều khiển lớp ứng dụng.
1.3 Phân loại báo hiệu
- Gồm 3 loại chính:
*Báo hiệu trong băng và báo hiệu ngồi băng: báo hiệu trong băng là tín hiệu
có tần số trong khoảng 0,3 --> 3,4 Khz, nếu nằm ngoài khoảng trên được gọi là
báo hiệu ngoài băng. Cả hai loại báo hiệu này đều có hạn chế: vd như báo hiệu
trong băng có thể bị ảnh hưởng bởi mã hóa thoại dẫn đến gián đoạn thơng tin, cịn
báo hiệu ngồi băng lại cần có các thiết bị bổ xung để hỗ trợ xử lý báo hiệu.
*Báo hiệu trong kênh và báo hiệu kênh chung: cả hai loại báo hiệu trong và
ngoài băng đều được xếp vào là báo hiệu trong kênh. Trong báo hiệu trong kênh,
kênh vật lý mang cả thông tin báo hiệu cũng như là thoại/dữ liệu. Báo hiệu kênh
chung sử dụng kênh tách biệt để mang thông tin báo hiệu cho một số kết nối. Báo
hiệu trong kênh và báo hiệu kênh chung trong mạng viễn thông tương tự như báo
hiệu trong băng và báo hiệu ngoài băng trong các mạng truyền thông dữ liệu.
*Báo hiệu kênh chung gắn kết và không gắn kết:là 2 loại nhỏ trong báo hiệu

kênh chung. Trong báo hiệu kênh chung gắn kết, các kênh báo hiệu và đường dẫn
dữ liệu cùng đi qua một phần tử mạng. Tuy nhiên, khác với báo hiệu trong kênh,
các kênh báo hiệu này không cùng chia sẻ kênh vật lý với luồng dữ liệu. Trong
báo hiệu kênh chung kênh khơng gắn kết, khơng có sự tương ứng giữa các kênh
báo hiệu và các đường dẫn dữ liệu. Trong mạng truyền thông dữ liệu, ý nghĩa của
báo hiệu kênh gắn kết và báo hiệu kênh không gắn kết phụ thuộc vào công nghệ
mạng.


II. Tổng quan hệ thống báo hiệu số 7
2.1 Giới thiệu:
- SS7 là một hệ thống báo hiệu kênh chung (báo hiệu ngoài băng) được triển khai phổ
biến và rộng khắp trên các mạng viễn thông truyền thống. SS7 hỗ trợ báo hiệu cho nhiều
loại hình dịch vụ như: audio, video, data, và gọi thoại qua mạng IP .
- Các chức năng và dịch vụ cơ bản do SS7 cung cấp gồm:
 Thiết lập và giải phóng các kết nối chuyển mạch kênh trên mạng cố định cũng
như mạng tế bào.
 Cung cấp được các dịch bồ sung trong mạng tiên tiến như hiển thị số thuê bao
chủ gọi, tự động gọi lại...
 Quản lý tính năng di động trong mạng tế bào cho phép thuê bao thay đối vị trí
địa lý trong khi vẫn duy trì sự kết nối với mạng.
 Thực hiện được dịch vụ nhắn tin ngắn SMS (Short Message) và dịch vụ nhắn tin
nâng cao thông qua cơ chế truyền tải nội dung của bản tin.
 Hỗ trợ các dịch vụ của mạng thông minh IN (Inteligent Network) và các mạng
số đa dũ liệu tích hợp ISDN.
2.2 Mơ hình kiến trúc hệ thống ss7:
- Kiển trúc hệ thổng báo hiệu sổ 7 được chia thành hai phần chính:


+ Phần truyền bản tin MTP và phần người dùng UP (User Part). MTP là hệ thống vận

chuyển chung để truyền các bản tin báo hiệu giữa hai điểm báo hiệu SP (Signalling
Point). MTP truyền các bản tin báo hiệu giữa các phần người dùng UP khác nhau và hoàn
toàn dộc lập với nội dung các bản tin dược truyền. MTP chịu trách nhiệm chuyển chính
xác bản tin từ một UP này tới một UP khác. Điều này có nghĩa là bản tin báo hiệu được
chuyển sẽ được kiểm tra chính xác trước khi chuyển cho UP.
+ Phần người sử dụng thực chất là một số định nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào kiểu sử
dụng của hệ thống báo hiệu. UP là phần tạo ra và phân tích bản tin báo hiệu. Chúng sử
dụng MTP để chuyển thông tin báo hiệu đến một UP khác cùng loại. Hiện đang tồn tại
một số UP trên mạng lưới: TUP (Telephone User Part): phần người sử dụng cho mạng
thoại; DUP (Data User Part): phần người sử dụng cho mạng số liệu; ISUP (ISDN User
Part): phần người sử dụng cho mạng ISDN; MTUP (Mobile Telephone User Part): phần
người sử dụng cho mạng điện thoại di động.
2.3 Ưu nhược của mơ hình ss7
-Ưu điểm:
+Tốc độ nhanh: trong phần lớn các trương hợp thời gian thiết lập cuộc nối dưới 1s.
Là do thông tin báo hiệu được truyền trực tiếp giữa các bộ vi xử lý tin hiệu được điều
chế dưới dạng số và theo tốc độ chuần của CCITT.
+ Dung lượng cao: mỗi kênh báo hiệu có thể xử lý tín hiệu báo hiệu cho rất nhiều
cuộc gọi trong cùng một lúc. Nâng cao hiệu suất của việc sử dụng kênh thơng tin
trong mạng.
+Tính kinh tế: cần it thiết bị hơn so với thiết bị truyền thống. Một ưu điểm nữa là
SS7 chi chiếm kênh khi thuê bao bị gọi nhắc máy
+Độ tin cậy cao: nhờ sử đụng mạng bảo hiệu dành riêng độc lập và đè lên tuyến
truyền tin. Cùng với việc sử dụng các mã sửa sai (như sử dụng các tồ hợp bit phát
hiện 1õi, giám sát và sửa lỗi cho các bản tin báo hiệù).
+Tính mèè̀m dẻo: do thực hiện việc truyền tin theo góoi mà tốc độ báo hiệu có thể thay
đổi và đáp ứng được nhiều hơn các dịch vụ giả trị gia tăng.
- Nhược điểm:
+Cần đự phòng cao vì tồn bộ báo hiệu đi chung một kênh, chi cần một sai sót nhỏ
là ành hưởng tới nhiều kênh thông tin.



2.4 Mơ hình chồng giao thức
MTP: phần chuyển tin nhắn
SCCP: phần điều khiển kết nối báo
hiệu
TCAP: phần ứng dụng khả năng
trao đổi
MAP: phần ứng dụng di động
INAP: phần ứng dụng mạng nội bộ
ISUP: Phần người dùng ISDN

2.5 Chức năng các lớp trong SS7
- MTP1 (Lớp liên kết dữ liệu báo hiệu): thực chất là lớp đường truyền vật lý, gồm hai
kênh truyền dẫn số 64kb/s, thực hiện truyền tải các đơn vị báo hiệu giữa hai điểm báo
hiệu.
- MTP2 (Lớp liên kết báo hiệu, SL): là liên kết báo hiệu giữa hai điểm báo hiệu, cung cấp
việc phát hiện/sửa lỗi và điều khiển việc nhận và gửi các bản tin báo hiệu SS7 đúng trình
tự.
- MTP3: lớp mạng báo hiệu. Là giao diện giữa MTP và MTP user tại một điểm báo hiệu.
Cung cấp các thủ tục định tuyến lại các bản tin khi có lỗi xảy ra trong mạng báo hiệu
SS7.Được chia thành hai nhóm chức năng:
 -Xử lý bản tin báo hiệu: truyền tải bản tin báo hiệu giữa các đầu cuối người sử
dụng MTP như TUP, ISDN, SCCP
 Quản lý mạng báo hiệu: duy trì mạng báo hiệu ở tình trạng khơng bị tắc nghẽn,
có lỗi
- TCAP: kết nối đến các database bên ngồi và gửi thơng tin đến các SCP khi được yêu
cầu
- TUP : Được dùng để thiết lập và giải phóng một cuộc điện thoại truyền thống
-ISUP: Thiết lập và giải phóng một kết nối ISDN

- SCCP : Phần điều khiển kết nối báo hiệu, cung cấp 2 chức năng chính mà các lớp MTP
khơng cung cấp.
 Có khả năng xác định địa chỉ của các ứng dụng trong một điểm báo hiệu (MTP
chỉ có khả năng nhận và phân phối các bản tin báo hiệu từ node này sang node
khác)
 Có khả năng biên dịch tiêu đề chung


2.6 Cấu trúc các đơn vị báo hiệu
- Các đơn vị báo hiệu là các gói dữ liệu được gửi trong mạng SS7
 Đơn vị báo hiệu bản tin (MSU).
 Đơn vị báo hiệu trạng thái kênh (LSSU).
 Đơn vị báo hiệu chèn (FISU)
-Quản lý mạng SS7 sử dụng cả 3 loại đơn vị báo hiệu này, tuyn nhiên thông tin được gửi
chỉ sử dụng một kiểu đơn vị báo hiệu.
-Các đơn vị báo hiệu dựa vào các dịch vụ của MTP trong việc định tuyến, điều khiển liên
kết, điều khiển lỗi.

Đơn vị báo hiệu bản tin (MSU): chứa dữ liệu (người dùng hoặc TT Quản lý). MSU là
phân chứa các giao thức bàn tin SCCP, ISUP, và TUP (những giao thức này làm trong
trường SIF). Nói cách khác phân người dùng (User Part) được dành cho trường thông tin
báo hiệu (SIF) cùng với nhãn định tuyến. Loại bản tin này mang tồn bộ thơng tin điều
khiền cuộc gọi, qn trị mạng vả bảo dưỡng. Ở đó bổ sung những chức năng chuyên
dụng thuộc về những ứng dụng tế bảo di động. MSU có một nhãn định tuyến cái mà cho
phẹp điểm truyền báo hiệu gốc để gừi thông tin tởi một điểm báo hiệu gốc qua mang.
F: byte cờ với mã 01111110
CK: mã kiểm tra dư vịng
SIF: thơng tin về định tuyến vàn thông tin báo hiệu
SIO: chỉ thị thông tin dịch vụ, chỉ rõ loại giao thức lớp trên và loại chuẩn
hóa (quốc gia hay quốc tế)

 LI: bằng 0 với FISU, bằng 1 hoặc 2 với LSSU, bằng từ 2 đến 63 với MSU





Đơn vị báo hiệu trạng thái đường liên kết (LSSU):


- Một thành phần sống còn của việc quản lý mạng trên các đường liên kết là LSSU, cái
mà chứa một trường thơng tin có một byte hoặc trường thơng tin có hai byte. Những
trường này được sử dụng để xác định trạng thái tông quan của nơi gừi của các đường liên
kêt. LSSU có quyền ưu tiên cao nhất của toàn bộ đơn vị báo hiệu.
Đơn vị tin hiệu chèn (FISU):
- Đơn vị tin hiệu chèn được sử dụng như là làm đầy các tin hiệu để chấp nhận FISU thực
hiện như một cái cờ trong mạng , khi khơng có tải được truyền thì FISU được gửi vào
trong mạng để nhận các thông báo một cách tức thời về sự cố của đường báo hiệu, có
nghĩa là nó được truyền đi để thay thế MSU và LSSU. Trường quan trọng nhất của FISU
là trường CK (CheckSum) dùng để giám sát 1ỗi trên kênh báo hiệu. Ở mạng SS7, để duy
trì mức tin cậy cao thì FISU được sư dụng.
2.7 Vấn đề xử lý định tuyến
- Việc định tuyến bản tin báo hiệu được dựa trên chức năng xử lý bản tin báo hiệu của
một User nào đó tại điểm báo hiệu nguồn được gửi đến đúng User thích hợp tại điểm báo
hiệu đích.
 Định tuyến bản tin: NI, DPC,  Kiểm tra mã điểm đích (DPC)
SLS
trong nhãn định tuyến
 Kiểm tra nhận dạng mạng NI
 Sử dụng trường SLS để xác định
kênh nào trong tuyến sẽ được sử

dụng
2.8 Vai trò của hệ thống báo hiệu số 7
-Hệ thống CCS7 được thiết kế tối ưu cho mạng quốc gia và quốc tế sử dụng trung kế số.
Tốc độ đạt 64 kb/s, có cấu trúc phân lớp. Hệ thống báo hiệu số 7 cũng có thể sử dụng trên
các đường dây tương tự (analog).
-Hệ thống CCS7 được thiết kế không chỉ cho điều khiển thiết lập, giám sát các cuộc gọi
điện thoại mà cho cả các dịch vụ phi thoại.
-SS7 là hệ thống báo hiệu kênh chung tối ưu để điều hành trong mạng viễn thơng số, nó
có sự phối hợp với các tổng đài SPC.
-SS7 có thể thoả mãn các yêu cầu hiện tại và trong tương lai cho các hoạt động giao dịch
giữa các bộ vi xử lý trong mạng viễn thông để báo hiệu điều khiển cuộc gọi, điều khiển
từ xa, báo hiệu quản lý và bảo dưỡng.
-SS7 cung cấp các phương tiện tin cậy để truyền thơng tin theo trình tự chính xác, khơng
bị mất hoặc lặp lại thông tin.


Hiện nay, CCS7 sẽ đóng vai trị rất quan trọng đối với các dịch vụ trong các mạng như:
• Mạng điện thoại cơng cộng – PSTN.
• Mạng số tích hợp đa dịch vụ – ISDN.
• Mạng thơng minh – IN.
• Mạng thông tin di động mặt đất – PLMN.
2.9 Chức năng vận hành và quản lý:
Phục vụ cho việc khai thác mạng một cách tối ưu nhất. Các chức năng này gồm có:|
 Nhận biết và trao đổi các thơng tin về trạng thái tắc nghẽn trong mạng.
 Thông báo về trạng thái các thiết bị, các trung kế đang bảo dưỡng hoặc hoạt
động bình thường.
 Cung cấp các thơng tin về cước phí.
 Cung cấp các thơng tin về lỗi trong quả trình truyền thơng tin báo hiệu.
 ...


III. Các thành phần cấu tạo Hệ thống báo hiệu số 7
3.1 Điểm báo hiệu
-Điểm báo hiệu (SP) là một node (đầu cuối bảo hiệu) trên mạng thực hiện việc chuyền
mạch thoại cho các kênh thoại và thực hiện việc chuyền mạch gói cho các gói tin của báo
hiệu ss7. Điểm báo hiệu giữ vai trò như một tồng đài (chức năng truyền dẫn và định
hướng lưu lượng qua mạng) trong mạng viễn thông Mối điểm báo hiệu được xác định
duy nhất bời một mã điểm (Point Code - PC). Các mã điểm (point code) được mang bên
trong bản tin báo hiệu để xác định mã điểm nguồn (Origination PC - OPC) và mã điểm
đích (Destination PC - DPC). Mỗi điểm báo hiệu sử dụng bảng định tuyến để chon đích
đến chính xác cho mỗi bản tin báo hiệu.
-Các dạng của điểm báo hiệu:
 Điểm chuyền tiếp dịch vụ: (Service Switching Point - SSP):
Một điểm SSP gữi những bản tin báo hiệu tới các SSP khác để thiết lập, quản lý,
và giải phóng kênh cuộc gọi được u cầu đề hồn tất 1 cuộc gọi. một SSP cũng
có thề gửi bản tin tới điểm điều khiền dịch vụ (SCP) đề xác định làm thế nào đề
định tuyến một cuộc gọi.
 Điểm chuyển tiếp báo hiệu: (Signaling Transfer Points - STP):
Là những tổng đài thực hiện việc chuyền mạch gói để định tuyến lưu lượng
mạng giữa các điểm báo hiệu. Một điểm chuyền tiếp báo hiệu STP định tuyến


mỗi bản tin đến một liên kết báo hiệu tại đầu ra dựa trên thông tin định tuyến
chứa trong bản tin báo hiệu , mà khơng có khả năng xử lý bản tin này. Một STP
có thề là một nút định tuyến báo hiệu thuần túy hoặc cũng có thề gồm cả chức
năng của một điểm kết cuối bảo hiệu. STP hoạt động như là những Hub trong
mạng truyền dữ liệu vì vậy nó nâng cao việc sử dụng nhiều liên kết trực tiếp
phải cần giữa các . STP cũng được sử dung đề lọc tách các bản tin báo hiệu giữa
các mạng khảc nhau.
 Điểm điều khiển dịch vụ báo hiệu: (Service Control Points - SCP) SCP là những
cơ sở dữ liệu đề từ đó cung cấp những thơng tin cần thiết cho khả năng xừ ly

cuộc gọi đòi hỏi ở mức cao. STP cũng thường được triển khai trong những găă̆n
kết cấu hình ở những đường vật lý riêng biệt xác định như là một hệ thống dự
phòng. Lưu lượng mạng được trải đều trên các đường liên kết, vì vậy nếu lỗi
một đường sẽ được chuyển qua đường liên kết khác.
3.2 Sự phân cấp của mạng báo hiệu.
Phân cấp của hệ thống báo hiệu số 7 gồm 4 mức từ mức 1 đến mức 4, ba mức thấp hơn
đều nằm trong phần chuyên giao bản tin MTP. Các mức này gọi là MTP mức 1,MTP mức
2. MTP mức 3.MTP cung cấp 1 hệ thống vận chuyển không đấu nối để chuyển giao tin
cậy các bản tin giữa các User.

Mức 4 được gọi là phần khách hang hay còn gọi là phần người sử dụng. phần khách hang
điều khiển các tín hiệu được xử lý bởi các thiết bị chuyển mạch. Các ví dụ điển hình của
phần khách hang là phần người sử dụng điện thoại (TUP) và phần người sử dụng ISDN
(ISUP).
IV. Các điểm kí hiệu và Trunks
Hệ thống báo hiệu số 7 xác định các điểm báo hiệu (trao đổi, kiểm soát dịch vụ điểm,
v.v.) và trung kế với các tham số có phạm vi tồn quốc


4.1 Mã điểm
Mỗi điểm báo hiệu SS7 trong mạng được xác định bằng một mã điểm (PC). Hầu hết các
điểm tín hiệu chỉ có một mã điểm (quốc gia). Tuy nhiên, một trung tâm chuyển mạch
quốc tế (ISC) được xác định trong mạng của quốc gia đó bởi một PC quốc gia và trong
mạng quốc tế bởi một PC quốc tế.
4.2 Mã điểm số 7 ANSI
Định dạng của mã điểm ANSI số 7 (chỉ được sử dụng ở Hoa Kỳ) được thể hiện trong
Hình 7.2-1 (a). PC có ba trường tám bit chứa các tham số N, C và M. Tham số N xác định
mạng của một công ty viễn thông cụ thể ở Hoa Kỳ (Verizon, Sprint, AT&T, v.v.). Tham số
C đại diện cho một cụm các điểm báo hiệu trong mạng. Ví dụ, một giá trị cụ thể của C có
thể xác định các trao đổi với các liên kết báo hiệu đến một cặp STP cụ thể. Tham số M

xác định một điểm báo hiệu trong một cụm. Mã điểm số 7 của ANSI được chỉ định bởi
Telcordia.

4.3 Mã điểm quốc tế
Mã điểm cho mạng quốc tế do ITU-T [5] ấn định và bao gồm tham số Z và V (3 bit) và U
(8 bit)

Z xác định sáu khu vực địa lý chính trên thế giới. Trong biểu diễn thập phân:
2 Châu Âu
3 Bắc Mỹ
4 Trung Đông và hầu hết châu Á
5 Úc và một phần châu Á (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Guam, v.v.)
6 Châu Phi
7 Châu Mỹ Latinh
Các khu thế giới này khác với các khu thế giới được đại diện bởi các chữ số trong mã
quốc gia


Tham số U xác định một khu vực của mạng viễn thông quốc gia trong một khu thế giới.
Hầu hết các quốc gia chỉ có một mạng lưới bao phủ tồn bộ quốc gia và do đó được biểu
diễn bằng một giá trị của U. Ví dụ: kết hợp Z = 2, U = 168 đại diện cho mạng quốc gia
của Bulgaria.
V xác định một trung tâm chuyển mạch quốc tế cụ thể trong mạng - hoặc vùng mạng được chỉ định bởi Z và U. Ở các quốc gia với một mạng quốc gia, lên đến bảy ISC có thể
được xác định.
Các quốc gia có nhiều hơn một mạng quốc gia có một số mã U. Ví dụ, các mạng quốc gia
của Vương quốc Anh do British Telecom và Mercury Telecommunications điều hành
được xác định bởi Z = 2, U = 068 và Z = 2, U = 072.
Tại Hoa Kỳ, các giá trị của U được chỉ định cho các khu vực cụ thể của mạng đường dài
do các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế khác nhau điều hành (AT&T, Verizon, Sprint, v.v.).
Ví dụ, giá trị của U xác định khu vực Bờ Đông của mạng đường dài AT&T và V xác định

một ISC trong khu vực đó của mạng.
ITU-T đã phân bổ dải U = 020 - 059 trong vùng Z = 3 cho Hoa Kỳ.
4.4 Mã điểm quốc gia ở quốc gia khác.
Các quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ sử dụng mã điểm quốc gia 14 bit. Gán mã được thực
hiện bởi các công ty viễn thông quốc gia riêng lẻ.
4.5 Nhận dạng các Trunks
Một nhóm trunk với tín hiệu TUP hoặc ISUP được xác định duy nhất trong một mạng
quốc gia (hoặc trong mạng quốc tế) bằng mã điểm của các trao đổi được kết nối với nhau
bởi nó.
Mã nhận dạng mạch (CIC) xác định một trung kế trong một nhóm trunk. Các trường CIC
có độ dài 12 bit và do đó có thể xác định các trunk trong các nhóm lên đến 4095 trunk.
V Các đơn vị và nguyên gốc tín hiệu SS7
Các đơn vị tín hiệu SS7 (SUs) có độ dài khác nhau nhưng ln chiếm một số ngun
octet (nhóm tám bit). SU bao gồm một tập hợp các trường có thứ tự với thông số. Trong
tài liệu về các phần đầu SS7 (MTP và TUP), SU được thể hiện như trong Hình 5.1-1 (a).
Par.1, Par.2, ... biểu thị tham số thứ nhất, thứ hai, ... các trường tham số của SU. Trong
các phần được xác định gần đây của SS7, SU được hiển thị dưới dạng ngăn xếp của các
octet - xem Hình 5.1-1 (b). Các bit trong octet được đánh số từ phải sang trái và bit 1 của
octet 1 là bit đầu tiên được gửi đi. Để đồng nhất, biểu diễn này được sử dụng trong suốt
cuốn sách này.
Độ dài của trường tham số SS7 không giới hạn ở bội số tích phân của các octet. Ví dụ,
Par.2 và Par.3 trong Hình 5.1-1 (b) có độ dài 12 bit.


Một liên kết báo hiệu đang làm việc mang một dòng SU liên tục theo mỗi hướng.
5.1 Các loại đơn vị tín hiệu
Ngồi đơn vị tín hiệu bản tin, SS7 bao gồm hai loại SU khác. Các đơn vị tín hiệu của
trạng thái tuyến (LSSU) và các đơn vị tín hiệu điền vào (FISU) bắt nguồn từ MTP2 tại
một đầu của liên kết báo hiệu và được xử lý bởi MTP2 ở đầu kia. LSSU được sử dụng để
kiểm soát liên kết báo hiệu và FISU được gửi khi không có MSU hoặc LSSU đang chờ

được gửi đi.
Hình 5.1-2 cho thấy một số chi tiết của MSU. Nó bao gồm một tin MTP3, được làm tròn
bởi dữ liệu MTP2. Bộ chỉ thị độ dài (LI) có vai trị kép. Ngay từ đầu, nó cho biết số octet,
được đo từ octet 4 đến octet (n - 2). Bên cạnh đó, giá trị của LI ngụ ý loại SU. Trong
MSU, LI vượt quá 2, LSSU có LI = 1 hoặc 2, và FISU có LI = 0.

Hình 5.1-1. Biểu diễn các đơn vị tín hiệu: (a) trong MTP và TUP và (b) trong ISUP,
SCCP và TCPA
Hình 5.1-2. Đơn vị tín hiệu bản tin


Dữ liệu MTP2 được thêm bởi MTP2 của điểm báo hiệu nơi tin bắt nguồn và được xử lý
và sau đó được loại bỏ bởi MTP2 tại điểm báo hiệu ở đầu kia của liên kết báo hiệu.
Bản tin MTP3 bao gồm octet thông tin dịch vụ (SIO) và trường thông tin báo hiệu (SIF).
Độ dài tối đa của SIF là 272 octet.
SIO xác định người dùng MTP (TUP, ISUP hoặc SCCP) đã tạo ra và được sử dụng bởi
MTP3 trong điểm phát tín hiệu đích để cung cấp thơng báo cho người dùng "ngang
hàng".
SIF bao gồm nhãn định tuyến (RL) và bản tin người dùng (UM). Định tuyến nhãn chứa
các tham số được sử dụng bởi MTP3 trong các điểm báo hiệu dọc theo đường dẫn bản tin
để định tuyến MSU đến điểm báo hiệu đích của nó. Bản tin của người dùng chứa thông
tin cho người dùng MTP tại điểm phát tín hiệu đích.
Bản tin người dùng và thông tin trong SIO và RL được cung cấp bởi người dùng MTP
ban đầu. Các tham số trong SIO và RL là các tham số giao diện và được sử dụng bởi
MTP3 và bởi MTP-user tại điểm phát tín hiệu đích. Bản tin người dùng được chuyển một
cách minh bạch (không bị MTP3 kiểm tra).


5.2 Ngun gốc
Trong mơ hình ITU-T của SS7, các bản tin giữa các giao thức trong một điểm báo hiệu

được chuyển qua các phần tử giao diện được chuẩn hóa gọi là nguyên gốc. Có bốn loại
nguyên gốc: yêu cầu và phản hồi chuyển thông tin từ giao thức cấp cao hơn sang giao
thức cấp thấp hơn và các chỉ thị và xác nhận chuyển thông tin theo hướng ngược lại.
Nguyên gốc giữa hai giao thức được đặt tên theo giao thức cấp thấp hơn. Ví dụ, các
nguyên gốc cho việc truyền thông điệp giữa MTP3 và người dùng MTP được gọi là các
nguyên gốc truyền MTP.
ITU-T đã xác định thơng tin được đưa vào mỗi ngun gốc. Vì ngun gốc chỉ truyền
thông tin vào bên trong một điểm phát tín hiệu, nên việc triển khai (phần mềm) của chúng
sẽ được giao cho các nhà sản xuất thiết bị.

Hình 5.2-1. Nguyên gốc truyền tin
Hình 5.2-1 cho thấy các nguyên gốc chuyển giao bản tin giữa MTP3 và người dùng MTP
tại một điểm báo hiệu. Trên các bản tin gửi đi, người dùng chuyển một yêu cầu chuyển
giao MTP bao gồm bản tin người dùng và các tham số trong SIO và RL. Trên các bản tin
đến, MTP3 cung cấp những dữ liệu này cho người dùng MTP, trong một chỉ thị chuyển
giao MTP chứa cùng một thông tin.
VI: Truyền tải báo hiệu số 7 qua mạng IP.
6.1. Giới thiệu
-SIGTRAN là một nhóm làm việc trực thuộc IETF, được hình thành vào năm 1999 với
nhiệm vụ thiết lập một kiến trúc dùng để truyền tải các dữ liệu báo hiệu thời gian thực
qua mạng IP


Giao thức truyền tải báo hiệu SIGTRAN (Signalling Transport): truyền tải các bản tin báo
hiệu SS7 qua mạng IP, cho phép hội tụ giữa mạng chuyển mạch kênh và mạng chuyển
mạch gói
Kiến trúc của giao thức SIGTRAN, gồm ba thành phần sau.

Kiến trúc SIGTRAN


Giao thức Internet

Giao thức truyền tải
báo hiệu chung

Giao thức tương
thích

- Giao thức Internet chuẩn hố bao gồm các giao thức tiêu chuẩn trong bộ giao thức
TCP/IP.
- Giao thức truyền tải báo hiệu chung: hỗ trợ một tập hợp chung của các chức năng
truyền tải báo hiệu tin cậy, sử dụng giao thức truyền tải điều khiển luồng SCTP (Stream
Control Transmission Protocol)
-Giao thức tương thích: Hỗ trợ các hàm nguyên thuỷ cụ thể chẳng hạn như các chỉ thị
quản lý yêu cầu bởi một giao thức báo hiệu ứng dụng đặc biệt.
6.2. Các giao thức dịch vụ
Như vậy bộ giao thức này được hình thành từ một lớp truyền tải mới - giao thức truyền
tải điều khiển luồng SCTP (Stream Control Transmission Protocol) và một tập hợp của
các lớp tương thích UA (User Adaptation), các lớp tương thích này cung cấp các dịch vụ
giống như các tầng thấp của mạng SS7
M2UA: cung cấp các dịch vụ của MTP2 trong mơ hình clientserver, chẳng hạn như SG to MG. Đối tượng sử dụng của nó sẽ là MTP3.
M2PA: cung cấp các dịch vụ của MTP2 theo mơ hình peer-to-peer, ví dụ như các kết nối
SG - to - SG. Đối tượng sử dụng của nó là MTP3.
V5UA: cung cấp các dịch vụ của giao thức V.5.2
M3UA: cung cấp các dịch vụ của MTP3 trong cả hai kiểu kiến trúc: client-server (SG - to
- MGC) và peer-to-peer. Đối tượng sử dụng của nó sẽ là SCCP và/ hoặc ISUP.


SUA: cung các các dịch vụ của SCCP trong kiến trúc peer-to-peer, đối tượng sử dụng của
nó là TCAP.

IUA: cung cấp các dịch vụ của lớp liên kết dữ liệu ISDN (LAPD)
VII Phần chuyển giao bảng tin MTP
7.1: Cấu trúc chức năng của MTP 1
Lớp 1 thực hiện các chức năng đối với SDL, đó là kênh vật lý dùng để phát các bản tin
báo hiệu giữa 2 tổng đài trong mạng.
Nếu các thông tin phát đi cũng với xã xung điện hoặc các xung ánh sáng phụ thuộc cuộc
nối vật lý giữa các tổng đài.
MTP1 có nhiệm vụ biến đổi các thông tin phát đi dưới dạng đúng.
MTP1 cung cấp cho kênh SDL A là tuyến truyền dẫn song công cho báo hiệu để tạo ra
cho 2 kênh dữ liệu làm việc cùng nhau trong các hướng đối lập và phát đi cùng một tốc
độ.
SDL có thể là đường số hoặc tương tự, trong mỗi trường số nó có tốc độ 64kbps và đó là
tốc độ chuẩn của SDL
7.2: MTP lớp 2
7.2.1: Đơn vị báo hiệu bản tin (MSU)
Đơn vị bản tin báo hiệu (MSU) là phần chứa các giáo thức bản tin SCCP, ISUP, và TUP
(những giao thức này làm trong trường SIF). Nói cách khác phần người dùng (User Part)
được dành cho trường thông tin báo hiệu (SIF) cùng với nhãn định tuyến. Loại bản tin
này mang tồn bộ thơng tin điều khiển cuộc gọi, quản trị mạng và bảo dưỡng. Ở đó bổ
sung những chức năng chuyên dụng thuộc về những ứng dụng tế bào di động. MSU có
một nhãn định tuyến cái mà cho phép điểm truyền báo hiệu gốc để gửi thông tin tới một
điểm báo hiệu gốc qua mạng.
7.2.2: Đơn vị báo hiệu trạng thái kênh (LSSU)
Một thành phần sống còn của việc quản lý mạng trên các đường liên kết là LSSU, cái mà
chứa một trường thơng tin có một byte hoặc trường thơng tin có hai byte. Những trường
này được sủ dụng để xác định trạng thái tổng quan của nơi gửi của các đường liên kết.
LSSU có quyền ưu tiên cao nhất của toàn bộ đơn vị báo hiệu.
7.2.3: Đơn vị tín hiệu chèn (FISU)
Đơn vị tín hiệu chèn được sử dụng như là làm đầy các tín hiệu để chấp nhận FISU thực
hiện như một cái cờ trong mạng SS7, khi khơng có tải được truyền thì FISU được gửi vào

trong mạng SS7 để nhận các thông báo một cách tức thời về sự cố của đường báo hiệu,
có nghĩa là nó được truyền đi để thay thế MSU và LSSU. Trường quan trọng nhất của


FISU là trường CK (CheckSum) dùng để giám sát lỗi trên kênh báo hiệu. Ở mạng SS7,
để duy trì mức tin cậy cao thì FISU được sử dụng.
7.3: Cấu trúc MTP lớp 2
Các bộ phận chính của MTP2 được thể hiện trong Hình 7.3-1. Điều khiển liên kết (LC)
điều khiển các đơn vị chức năng khác của MTP2. Ở nơi đầu tiên, nó điều phối việc
chuyển các đơn vị tín hiệu. LC cũng giám sát hoạt động của liên kết báo hiệu. Nó giao
tiếp với MTP3 của nó, chấp nhận các lệnh trạng thái liên kết (C) và báo cáo trạng thái
liên kết với các chỉ báo (I). Cuối cùng, LC giao tiếp với LC ở đầu xa của liên kết báo
hiệu, sử dụng các đơn vị tín hiệu trạng thái liên kết.

Hình 7.3-1. Cấu trúc MTP2
MTP3 trong một điểm báo hiệu đặt các bản tin MTP3 đi ra của nó trong bộ đệm đầu ra
(OB) của liên kết báo hiệu. Bộ đệm truyền lại (RB) lưu trữ các thông điệp đã được gửi đi
nhưng chưa được MTP2 ở xa thừa nhận một cách tích cực.
Mỗi thơng điệp được truyền đi hoặc được truyền lại sẽ đi qua các trình tự xử lí gửi đi
(OP) và sau đó đi vào liên kết dữ liệu báo hiệu như một MSU. Một đơn vị tín hiệu nhận
được từ liên kết dữ liệu báo hiệu được xử lý bằng xử lý đến (IP). Các bản tin MTP3 trong


MSU được IP chấp nhận được đặt trong bộ đệm đầu vào (IB) và được truy xuất bởi
MTP3.
Tất cả các lần chuyển bộ đệm đều là “vào trước, ra trước”: MTP2 nhận các thông điệp đi
từ bộ đệm đầu ra của nó theo cùng thứ tự mà chúng đã được đặt ở đó bởi MTP3 và MTP3
nhận các thơng báo đã nhận từ bộ đệm đầu vào của MTP2 theo cùng một thứ tự trong đó
chúng được nhập bằng MTP2. Đây là một trong những yêu cầu đối với phân phối MSU
theo trình tự.

7.4: Hoạt động của MTP lớp 2
7.4.1: Điều khiển luồng
Cả hai kỹ thuật điều khiển luồng và điều khiển lỗi đều dùng kỹ thuật cửa sổ trượt (Slide
Window). Các đơn vị bản tin báo hiệu (MSU) được đánh số một cách tuần tự theo
module gọi là chỉ số tuần tự hướng đi (FSN). Mỗi MSU mới được gán một số FSN có giá
trị lớn hơn FSN của MSU trước đó một đơn vị. Các đơn vị báo hiệu trạng thái kênh
(FSSN) và đơn vị tín hiệu chèn (FISU) không được đánh số một cách riêng biệt mà
chúng mang các giá trị cùng với FSN của MSU đã được truyền đi trước đó.
Các thơng tin trả lời cho MTP2 được đặt trong các tham số BIB và BSN của các SU
(MSU, LSSU, FISU). Các xác nhận có thể khẳng định (position acknowledgment) hay
phủ định (negative acknowledgment).
Điều khiển luồng được điều khiển bằng cách sử dụng các bản tin LSSU. Khi một bên
khơng kiểm sốt được luồng dữ liệu do bên kia gửi đến, nó liền gửi một bản tin LSSU
với các chỉ báo bận trong trường trạng thái tới các nơi phát. Khi nơi truyền nhận được
thông tin đó nó sẽ ngường việc truyền các MSU lại và khi tình hình trở lại thì nó gửi lại
nơi phát bằng một bản tin LSSU khác. Khi một phía khơng có dữ liệu để phát nó sẽ gửi
FISN để trả lời.
Cơ chế này nói chung khơng được áp dụng cho những mức cao hơn (mức MTP 3). Tuy
nhiên nếu tắc nghẽn vẫn tiếp tục kéo dài và không thông báo được cho mức mạng báo
hiệu, thì hoạt động của mức mạng báo hiệu có thể bị ngường lại. Nếu mức mạng nhận ra
tắc nghẽn thì các gói tin được định tuyến quanh điểm tắc nghẽn.
Để giả quyết tình trạng bận dẫn đến tắc nghẽn trên các node có một bộ đếm thời gian có
trách nhiệm điều khiển cho đến khi tình trạng bận chấm dứt. có ba quy định về thời gian
cho ba bộ đếm.
 Nếu nơi nhận trở lên q tải, nó phải gửi một bản tin với thơng tin báo bận để
yêu cầu phía phát ngừng lại. Nơi nhận từ chối trả lời MSU để nó bắt đầu trạng
thái điều khiển tắc nghẽn và với tất cả các MSU nhận được trong trạng thái
bận này. Nếu trạng thái quá tải vẫn tiếp tục tiếp diễn thì tại node nhận phải lặp
lại một chỉ báo bận trong khoảng thời gian T5 (có giá trị trong khoảng 80 –



120 ms, và phía bên truyền lại tiếp tục ngừng truyền trong khi tình trạng tắc
nghẽn vẫn tiếp diễn.
 Khi tình trạng tắc nghẽn đã giảm bớt tại nơi nhận, nó sẽ thơng báo cho đầu kia
được biết rằng việc trả lời khảng định cho các MSU tiếp theo
 Mặc dù có những thơng báo bận trong mỗi đơn vị thời gian T5, một node sẽ
thông báo cho mức mạng là một kênh sẽ ngừng phục vụ (out of service) sau
một khoảng thời gian là T6 (có giá trị trong khoảng 3 đến 6).
7.4.2: Điều khiển lỗi
Có hai phương pháp điều khiển lỗi được dùng trong mạng SS7 là:
 Phương pháp cơ bản (Basic Method): được áp dụng trong các tuyến một chiều
có độ trễ nhỏ hơn 15s.
 Phương pháp phát lại theo chu kỳ để ngăn chặn lỗi (Preventative Cyclic
Retransmission Methor): được áp dụng trong các kênh báo hiệu có trễ lớn hơn
hoặc bằng 15ms, có thể là những kênh truyền qua vệ tinh.
7.4.3: Phương pháp kiểm soát lỗi
Khi các liên kết báo hiệu ỏ trong dịch vụ, mỗi LC theo dõi nhịp độ lỗi của những đơn vị
tín hiệu nhận được. Khi một trong những điều kiện sau đây xuất hiện, MTP3 trong điểm
báo hiệu được báo hiệu với một chỉ định thất bại mối liên kết
 Sáu mươi bốn đơn vị tín hiệu liên tiếp đã được nhận được với những lỗi.
 Nhịp độ lỗi của những đơn vị tín hiệu nhận được vượt hơn một lỗi 256 đơ vị
báo hiệu.
 Một mẫu bit “không thể đạt được”, cái mà được nhận, và một cờ không được
xác định trong 16 octets theo sau mẫu này.
Có hai loại kiểm soát tỉ lệ sai lỗi liên kết báo hiệu là: kiểm soát tỉ lệ lỗi đơn vị báo hiệu và
kiểm sốt tỉ lệ lỗi bít hiệu chỉnh.
7.4.4: Vấn đề đồng bộ
Đồng bộ là một trong những chức năng quan trọng của lớp 2 cùng với những chức năng
khác như giới hạn và phát hiện lỗi.
Đồng bộ là thủ tục "bắt tay" được sử dụng để đồng bộ liên kết và phục hồi liên kết sau

khi bị lỗi. Việc đồng bộ được ra lệnh từ lớp 3. Ở lớp 2, một số các đơn vị báo hiệu trạng
thái kênh LSSU được gửi đi từ bộ điều khiển trạng thái liên kết LSC (Link Status
Control). Mỗi LSSU ở trạng thái 0 chỉ ra rằng liên kết đang mất đồng bộ. Tại phần nhận
sẽ nhận sẽ cho nhận được cờ giói hạn, khi nhận được LSSU đúng, bộ điều khiển trạng


thái liên kết sẽ gửi đi các LSSU có trạng thái 1 (đồng bộ bình thường). Sau một khoảng
thời gian thử 8,2s, liên kết được coi là đồng bộ. Lúc này, phần truyền sẽ gửi đi các FISU
và khi ở đầu xa nhận được các FISU này, quá trình xử lý các bản tin này lại được tiếp tục.
7.5: MTP lớp 3.
7.5.1: Cấu trúc.
MTP lớp 3. (MTP3) là giao diện giữa MTP và người dùng MTP (giao thức cấp 4) tại một
điểm báo hiệu. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ để chuyển các thông điệp của người
dùng, MTP3 bao gồm các thủ tục để định tuyến lại các thông điệp khi xảy ra lỗi trong
mạng báo hiệu SS7.
Lớp 3 cung cấp các chức năng xử lý bản tin và quản trị mạng. Chức năng xử lý bản tin là
những chức năng định tuyến, phân loại, điều khiển lưu lượng và phân phối bản tin. Chức
năng quản trị mạng gồm các chức năng quản trị kênh, quản trị lưu lượng, và định tuyến.

Hình 7.5-1. Các chức năng MTP3
7.5.2: Chức năng xử lí bản tín báo hiệu.
Gồm các chức năng chính:
1. Định tuyến bản tin (Message Routing)
Chức năng định tuyến bản tin thực hiện việc chuyển các bản tin đã nhận được (từ chức
năng phân loại từ 1 thực thể lớp 4) tới một kênh truyền thích hợp bằng cách kiểm tra mã
điểm đích (DPC) trong nhãn định tuyến. Nó sử dụng trường SLS để xác định kênh nào


trong tuyến sẽ được sử dụng. Chức năng này cũng thực hiện phân tải với mục đích phân
bố lưu lượng một cách đồng đều trên các kênh của một tuyến. Nó cũng có thể phân tải

giữa các kênh khơng nằm trong cùng một tuyến.
2. Nhận biết bản tin (Message Discrimination)
Chức năng phân loại bản tin quyết định liệu một bản tin kết thúc ở điểm báo hiệu này hay
tiếp tục được gửi đi. Quyết định này được đưa ra dựa trên mã điểm báo hiệu đích DPC
nhận được từ bản tin. Nếu mã DPC này giống như DPC của điểm báo hiệu, bản tin sẽ
được đưa tới chức năng phân phối bản tin, ngược lại nếu khác với SPC của điểm báo
hiệu, bản tin sẽ được đưa tới chức năng định tuyến bản tin để gửi đi tới điểm báo hiệu
đích cần thiết.
3. Phân phối bản tin (Message Distribution)
Chức năng phân phối bản tin được sử dụng tại điểm báo hiệu làm nhiệm vụ đưa bản tin
báo hiệu thu được tới:
 Phần người dùng TAP, ISDN
 Phần điều khiển kết nối báo hiệu SCCP
 Phần quản trị mạng báo hiệu MTP3
 Phần kiểm tra và bảo dưỡng mạng của MTP
Chức năng phân phối bản tin được thực hiện dựa trên nội dung của byte thông tin dịch vụ
SI trong trường SIO.
7.5.3: Chức năng quản trị mạng báo hiệu.
Mục đích của quản lý mạng báo hiệu MTP3 là giữ cho lưu lượng bản tin báo hiệu lưu
thông trong các điều kiện bất thường (tắc nghẽn, hỏng hóc) trong mạng báo hiệu. Một số
điều kiện này có thể yêu cầu giảm tạm thời - hoặc tạm ngừng - lưu lượng tin nhắn đi đến
một số điểm đến nhất định. Trong những trường hợp này, SNM cảnh báo các giao thức
lớp 4 tại điểm báo hiệu của nó.
VIII. Mối tương quan giữa ss7 và mơ hình OSI.
SS7 được cấu trúc theo kiểu modul giống như mơ hình OSI, nhưng SS7 gồm có 4 lớp: 3
lớp thấp là phần chuyển tiếp bản tin (MTP), và lớp thứ 4 dùng cho người sử dụng (UP).
Một số thành phần UP cho các người dùng khác nhau
TUP Telephony User Protocol
DUP Data User Protocol
ISUP ISDN User Protocol

MTUP Mobile Telephony User Protocol


SCCP là phần điều khiển đấu nối tín hiệu được bổ sung vào lớp vận chuyển nhằm mục
đích bổ sung nhiều chức năng cho SS7, và SS7 có thể giống như mơ hình OSI thực hiện
đầy đủ q trình kêt nối, cắt kết nối và truyền thông tin

Mối quan hệ giữa ss7 và mơ hình OSI
- Sự khác nhau lớn nhất giữa SS7 và OSI trong version đầu tiên là thủ tuc thơng tin trong
mang, Mơ hình OSI mơ tả sự trao đổi số liệu có định hướng (Connection Oriented), gồm
3 pha thực hiện là thiết lâp đấu nối, chuyển số liêê̂u và giải phóng đấu nối. Cịn trong SS7,
MTP chỉ cung cấp dịch vu vận chuyển không định hướng (Connectionless) chỉ có pha
chuyển số liệu, do vậy việc chuyển số liệu sẽ nhanh hơn nhưng với số lương ít.
-Để đáp ứng được nhu cầu phát triển các dịch vụ trong các ứng dung nhất định, năm 1984
người ta phải đưa thêm phần điều khiển đấu nối báo hiệu SCCP. SCCP đề cập đến dich
vụ vân chuyển trong cả mạng có đinh hướng đấu nối và khơng đấu nối, nó cung cấp một
giao tiếp giữa các lớp vân chuyển và các lớp mang để phù hơp với OSI SCCP cho phép
sử đung SS7 dựa trên nền tảng của MTP, coi MTP như phần mang chung giữa các ứng
dung, sử dụng các giao thức OSI để trao đồi thông tin trong các lớp cao hơn.
-OSI không những tạo ra một môi trường rộng mở hơn, mà cịn có ý nghĩa là sản xuất và
quản lý có thể tập trung trong các ứng đụng và sẽ khơng cịn các vấn đề về đấu nối các hệ
thống với nhau từ các nhà cung cấp khác nhau. Cấu trúc module của OSI còn cho phép sử
dung trực tiếp các thiểt bi cũ trong các úmg dung mới. OSI kết nối các lính vực cách biệt
là xử lý số liệu và viễn thông lại với nhau.


×