Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

bai van hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.87 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Trong nền văn Việt Nam đã từng ghi dấu rất nhiều tác phẩm ra đời ca ngợi quốc gia
dân tộc, ca ngợi nhân dân. Nhưng trong số đó, hiếm thấy có tác phẩm nào có được quan
niệm mới mẻ như đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Trường ca là một dấu ấn
tiến bộ trong quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm về công lao của nhân dân đối với lịch
sử. Công lao ấy được quy tụ lại trong quan điểm "Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân",
một tư tưởng mới thể hiện tập trung và sâu sắc trong đoạn thơ Đất Nước.


Đất nước – hai tiếng gần gũi, thiêng liêng và tha thiết đã từng theo mỗi chúng ta đi suốt
cuộc đời. Nó thân thuộc vơ cùng bởi được xây nên từ tình cảm u thương của mỗi
chúng ta. Ai đã từng một lần định nghĩa về Đất Nước? Khái niệm ấy bao la lắm mà sao
vẫn cảm thấy thân quý vô cùng. Với tác giả Nguyễn Khoa Điềm thì Đất Nước rất thân
quen,giản dị với những con người thân thuộc. Tác giả đã nhấn mạnh quan điểm của
mình về tư tưởng Đất Nước trong đoạn thơ cuối” Đất Nước của Nhân dân”.


Qua lời kể của tác giả thì Nhân dân là người xây dựng lên đất nước từ công sức lao
động của họ. Và cũng chính Nhân dân là người dùng máu của mình để bảo vệ Đất Nước
khi có kẻ thù xâm lược.


“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng.


Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hịn than qua con cúi.
...


Có nội thù thì vùng lên đánh bại.”


Khơng chỉ có vậy mà Đất Nước cịn xuất hiện trong nhưng di tích lịch xử, tên làng tên
xã và cả những câu hò, câu quan họ. Đâu đâu cũng xuất hiện bóng dáng của Nhân dân.
Mọi thứ đều để chứng tỏ quan điểm đất nước được tạo ra từ Nhân dân, nên đất nước
này là đất nước của Nhân dân, họ đã làm ra mọi của cải giá trị vật chất và tinh thần.
Tư tưởng “đất nước là của dân” được tác giả chứng minh xuyên suốt cả đoạn trích. Là
đất nước đi lên từ nông nghiệp nên tác giả đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc,


những phong tục thân quen để định nghĩa về đất nước. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã
gói gọn tư tưởng của mình qua 2 câu thơ:


“ Để Đất nước này là Đất Nước Nhân dân


Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”


Hai câu thơ trên có sức thuyết phục mạnh mẽ, nó đánh thức lòng tự hào dân tộc của
mọi người dân. Đất nước được thể hiện qua cả chiều dài của thời gian luôn luôn gắn với
Nhân dân.


Bằng việc sử dụng điệp từ “ họ” liên tục tác giả đã nhấn mạnh ca ngợi công lao to lớn
của Nhân dân. Bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư và giọng thơ trữ tình , chính luận sâu
lắng tác giả đã chứng tỏ tư tưởng “ Đất Nước là của Nhân dân”. Bên cạnh đó cịn sử
dụng những hình ảnh rất quen thuộc từ cuộc sống lao động hằng ngày để cho thấy
những hình ảnh đẹp, sự lớn lên của Đất Nước. Cách viết của tác giả vừa mới mẻ nhưng
vừa thân thuộc khiến người đọc phải cảm thấy thuyết phục với tư tưởng tác giả nêu lên.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×