Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DE THI HOC SINH GIOI VAN 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.4 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 6 Mức độ Vận dụng Nhận Biết Nội dung chủ đề Từ loại tiếng Việt. Số ý Số điểm Tỉ lệ % Các biện pháp tu từ Số ý Số điểm Tỉ lệ % Truyện ký hiện đại. Số ý Số điểm Tỉ lệ %. Thông hiểu. - Nhận biết từ đơn, từ ghép, từ láy. - Nhận biết từ láy gợi tả hình dáng. 2 3 15% - Nêu khái niệm phép nhân hóa. - Nhận biết phép so sánh. 2 3.75 18,75% - Nhận biết đoạn văn nằm trong văn bản đã hoc và xác định tác giả của tác phẩm. 1 1 5%. Vận dụng thấp. Tổng Điểm. - Tác dụng của từ láy.. 1 1 5% - Chỉ và nêu tác dụng của phép nhân hóa. 1 1,5 7,5%. 3 4 20%. 3 5,25 26,25%. - Nêu nội dung của đoạn văn. 2 1,75 8,75%. 1 0,75 3,75%. Cấu tạo từ tiếng Việt. - Tích hợp kiến thức vẽ sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo từ tiếng Việt. 1 2 10%. Số ý Sốđiểm Tỉ lệ % Văn tự sự. Vận dụng cao. - Hóa thân vào nhân. 1 2 10%.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Số ý Số điểm Tỉ lệ % Tổng ý Tổng Số điểm Tỉ lệ %. 5 7,75 38,75%. PHÒNG GD- ĐT NAM TRÀ MY Trường PTDTBT- THCS Trà Mai Họ và tên:...................................... Lớp:.......... 1 0,75 3,75%. vật Lạc Long Quân và kể lại câu chuyện : « Con Rồng cháu tiên » 1 7 35% 3 9,5 47,5. 1 2 10%. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Năm học 2015-2016 Môn thi: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài : 150 phút. 1 7 35% 10 20 100%.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> (Không tính thời gian phát đề) Câu 1. (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới. “… Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ba lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng. …” ( Trích “Lượm” - Tố Hữu) a) Hãy phân loại các từ trong đoạn thơ theo từng nhóm: từ đơn, từ ghép, từ láy. b) Nêu tác dụng của từ láy trong đoạn thơ. c) Trong các từ láy tìm được, từ láy nào gợi tả hình dáng con người. Câu 2. (3 điểm) a) Thế nào là phép nhân hóa? b) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau: “Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.” ( Trích “Cô Tô”- Nguyễn Tuân) Câu 3. (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt trên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng sự trường thọ tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.” a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Nêu tên tác giả. b) Nêu nội dung của đoạn văn trên. c) Hãy chỉ ra các phép so sánh trong đoạn văn. Câu 4. (2 điểm) Hãy vẽ sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt. Câu 5.(7 điểm) Em hãy tưởng tượng mình là nhân vật Lạc Long Quân và kể lại câu chuyện con Rồng cháu tiên. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Câu 1. (4 điểm) a) Phân loại các từ trong đoạn thơ theo các nhóm:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Từ đơn: cái, xắc, chân, đầu, đội, lệch, mồm, huýt, sáo, vang, như, con, nhảy, trên, đường, vàng. ( đúng 4 từ được 0,25 điểm ) => 1 điểm - Từ lấy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh. => 0,75 điểm - Từ ghép: chú bé, ba lô, chim chích. => 0,75 điểm b) Tác dụng của từ láy trong đoạn thơ: - Diễn đạt sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm. => 0,5 điểm - Làm hiện lên chú bé liên lạc nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, đáng yêu. = > 0,5 điểm c) Từ láy gợi tả hình dáng con người: loắt choắt. => 0,5 điểm Câu 2. (3 điểm) a) Phép nhân hóa: - Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, … bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người. => 0,75 điểm - Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người. => 0,75 điểm b) Phép nhân hóa đươc thể hiện qua hình ảnh: đông vui, tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn. => 0,75 điểm Tác dụng: làm cho việc miêu tả bến cảng trở nên sinh động, nhộn nhịp hơn. => 0,75 điểm Câu 3. (4 điểm) a) - Tên văn bản trích: Cô Tô. => 0,5 điểm - Tác giả: Nguyễn Tuân. => 0,5 điểm b) Nội dung: Đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô. =>0,75điểm c) So sánh mặt trời mọc với các hình ảnh: - Sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. => 0,75 điểm - Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn =>0,75 điểm - Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng sự trường thọ tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. => 0,75 điểm Câu 4. (2 điểm) Vẽ đúng hình thức dạng sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức một cách khái quát nhất, đảm bảo các yếu tố sau: Từ gồm: từ đơn, từ phức. Từ phức gồm: từ ghép, từ láy. Từ ghép gồm: từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. Câu 5.(7 điểm) a) Yêu cầu: * Hình thức: - Làm đúng thể loại văn tự sự. - Trình bày đủ 3 phần theo bố cục. - Bài viết phải viết ở ngôi thứ nhất. - Bài viết mạch lạc, ít lỗi chính tả. * Nội dung: - Chọn trình tự kể cho phù hợp. - Bài viết xoay quanh câu chuyện về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam qua câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ qua lòi kể của chính nhân vật Lạc Long Quân mà học sinh tưởng tượng hóa thân nhưng phải đảm bảo các ý sau: + Nguồn gốc xuất thân và tài năng: con trai thần Long Nữ, thuộc họ rồng, sức khỏe phi thường, nhiều phép lạ, ….

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Hành động đẹp của nhân vật: căm giận yêu quái quấy nhiễu dân chúng, diệt Hồ Tinh, Mộc Tinh, Ngư Tinh, … + Lạc Long Quân gặp Âu Cơ, nhân vật kể về Âu Cơ: xinh đẹp, thùy mị, … , con gái thần Nông, hai người gặp nhau khi nàng xuống đất Lạc Việt dạo chơi. + Nhân vật kết duyên cùng Âu Cơ và vợ sinh bọc trăm trứng nở trăm con, ai nấy đều khỏe mạnh. Cảm nghĩ của nhân vật: kinh ngạc, vui sướng, … + Những trăn trở của nhân vật và chia sẻ quyết định với vợ: chia nhau cai quản non song. + Cuộc chia ly diễn ra và cảm xúc của các nhân vật trong sự cảm nhận của Lạc Long Quân. + Nguồn gốc nhà nước Văng Lang bắt đầu từ đây. Biểu điểm: Điểm 6,5- 7 : Thực hiện đảm bảo yêu cầu trên có sáng tạo trong bài viết, lỗi chính tả, diễn đạt không đáng kể. Điểm 4,5 - 6 : Thực hiện đảm bảo yêu cầu trên, phần sáng tạo tương đối, lỗi chính tả, diễn đạt từ 3 – 4 lỗi. Điểm 2,5 - 4 : Thực hiện đảm bảo các yêu cầu trên, chưa có ý sáng tạo hay các đoạn có liên kết, sai từ 5 – 6 lỗi diễn đạt, chính tả. Điểm từ 1 - 2 : Thực hiện tương đối các yêu cầu trên, còn một số đoạn chưa liên kết mạch lạc lỗi chính tả, diễn đạt từ 6 – 7 lỗi. Điểm 0 : Bài làm sơ sài hoặc lạc đề..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×