Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi tốt nghiệp k32 Môn Luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.09 KB, 2 trang )

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP MÔN LUẬT HÌNH SỰ
(1)
Dùng cho K32 hệ chính quy tập trung
Thời gian làm bài 180 phút
Câu 1: Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (3 điểm)
a. Mối quan hệ giữa tội phạm và cấu thành tội phạm là mối quan hệ giữa khái niệm và hiện tượng.
b. Tỷ lệ thương tật 11% là ranh giới tuyệt đối để phân biệt tội cố ý gây thương tích (Điều 104
BLHS) với hành vi cố ý gây thương tích (không bị xử lý về hình sự).
c. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 84 BLHS là
10 năm.
d. Hành vi thông báo cho thân nhân người bị bắt cóc để đòi tiền chuộc là dấu hiệu bắt buộc trong
cấu thành tội phạm của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134 BLHS).
e. Người 17 tuổi có hành vi thuận tình giao cấu với người 15 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội giao cấu với người chưa thành niên (Điều 115 BLHS).
f. Nếu trong hành vi phạm tội của một người có 3 tình tiết giảm nhẹ, thì trong mọi trường hợp, Toà
án được áp dụng Điều 47 để quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự đối với
người đó.
Câu 2: Hãy nêu ra sự khác nhau giữa tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 48 BLHS) và
tình tiết định khung tăng nặng trong cấu thành tội phạm tăng nặng (1,5 điểm).
Câu 3: Hành vi thuận tình giao cấu là dấu hiệu cấu thành tội phạm cơ bản của những tội gì? Hãy
giải thích? (1,5 điểm).
Câu 4: Bài tập (4 điểm)
Như thường lệ, vào lúc 5h30’ sáng 24/07/2009, Nguyễn Cao Quý (1989) chạy bộ từ nhà đến cầu
S.N để tập thể dục. Đến 8h30 cùng ngày không thấy Quý về, ông Liêm (bố Quý), bà Vân (mẹ Quý)
và một số người thân đổ đi tìm nhưng không thấy. Đến 10h00 gia đình ông Liêm nhận được điện
thoại yêu cầu nộp 500 triệu đồng, nếu không sẽ thủ tiêu Quý. Gia đình ông Liêm đã báo CA và vụ
việc được phanh phui. Sự thật là:
Quý đề nghị cha mẹ cho mình được mở cửa hàng Internet để kinh doanh, nhưng ông Liêm, bà Vân
không đồng ý. Vì Quý không thay đổi ý định nên đã bàn với Phan Việt Tiến (1987) và Bùi Anh Vũ
(1988) là những người bạn thân dựng lên màn kịch bị bắt cóc để lấy tiền chuộc của cha, mẹ mình.
Thực chất Quý không bị bắt cóc mà chỉ lẩn tránh để che mắt cha mẹ. Theo Anh/Chị:


a. Tiến, Vũ phạm tội gì? Tại sao?
b. Quý có phạm tội không? Nếu có thì tội gì? hãy giải thích, nếu không thì tại sao?
c. Nếu việc Quý bị bắt cóc là sự thật thì tội danh của chúng có thay đổi không? Hãy giải thích?
1()
Được sử dụng Bộ luật Hình sự
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP MÔN LUẬT HÌNH SỰ
Dùng cho K32 hệ chính quy tập trung
Câu 1: Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (3 điểm)
a. Sai, vì tội phạm là hiện tượng, CTTP là khái niệm phản ánh hiện tượng đó nên mối quan hệ giữa
tội phạm và CTTP là mối quan hệ giữa hiện tượng và khái niệm, không phải quan hệ giữa khái niệm
và hiện tượng. (0,5 điểm)
b. Sai, vì tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng có kèm theo một trong các tình tiết quy định từ điểm a đến
điểm k khoản 1 Điều 104 thì vẫn phải chịu TNHS (0,5 điểm)
c. Sai, vì tội phạm quy định tại Điều 84 là tội xâm phạm ANQG nên không áp dụng thời hiệu (Điều 24)
(0,5 điểm)
d. Sai, vì khoản 1 Điều 134 chỉ quy định hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (0,5 điểm)
e. Đúng, vì khoản 1 Điều 115 quy định “người nào đã thành niên…” (0,5 điểm)
f. Sai, vì nếu trong 3 tình tiết giảm nhẹ mà có 2 tình tiết trong số đó được Toà án nêu theo quy định tại
khoản 2 Điều 46 thì không được áp dụng Điều 47, do Điều luật này quy định “khi có ít nhất ” (0,5
điểm)
Câu 2: Hãy nêu ra sự khác nhau giữa tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 48 BLHS) và
tình tiết định khung tăng nặng (1,5 điểm).
Tình tiết tăng nặng TNHS (Điều 48) Tình tiết định khung tăng nặng
- Được quy định tại điều luật phần chung - Được quy định tại điều luật phần các tội phạm
- Được áp dụng đối với mọi tội phạm - Được áp dụng đối với tội phạm có quy định
tình tiết đó
- Làm tăng hình phạt trong một khung Làm thay đổi sang khung hình phạt nặng hơn
- Trong việc định tội danh, tình tiết này được
xác định sau khi đã xác định được tình tiết định

tội và tình tiết định khung
- Trong việc định tội danh, tình tiết này được xác
định sau khi đã xác định được tình tiết định tội.
Câu 3: Hành vi thuận tình giao cấu là dấu hiệu cấu thành tội phạm cơ bản của những tội gì? Hãy
giải thích? (1,5 điểm).
(i) Tội giao cấu với người chưa thành niên (Điều 115). Giải thích được. (0,5 điểm)
(ii) Tội loạn luân (Điều 150). Giải thích được. (0,5 điểm)
(iii) Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256). Giải thích được. (0,5 điểm)
Câu 4: Bài tập (4 điểm)
a. Tiến và Vũ phạm tội cưỡng đoạt tài sản (Khoản 4 Điều 135). Tiến và Vũ là đồng phạm. Giải
thích được (2 điểm)
b. Quý phạm tội và cũng là đồng phạm của Tiến và Vũ trong tội cưỡng đoạt tài sản. Giải thích
được. (1 điểm)
c. Có thay đổi: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Khoản 4 Điều 134) và lúc này Quý không
phạm tội mà là nạn nhân. Giải thích được. (1 điểm)

×