Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.51 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MƠI TRƯỜNG

Tiểu luận mơn học:

QUẢN LÝ TÀI NGUN NƯỚC

ĐIỀU 37 LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC NĂM 2012:
XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC

CBGD:

PGS.TS Lê Quốc Tuấn

HVTH:

Nguyễn Hồng Phước

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 3/2017


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................... 1
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................2
Mở đầu.......................................................................................................................... 3
1. Chương 1: Tổng quan về tài nguyên nước..............................................................4
1.1.

Tài nguyên nước..............................................................................................4



1.2.

Vai trò của tài nguyên nước.............................................................................6

1.3.

Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước................................................................7

2. Chương 2: Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước và thực thi Luật tài nguyên nước 2012
12
2.1.

Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nước thải................................................12

2.1.1.

Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt..............................................................12

2.1.2.

Ơ nhiễm do nước thải cơng nghiệp.........................................................12

2.1.3.

Ơ nhiễm do nước thải y tế, dịch vụ, du lịch.............................................12

2.2.

Phân tích nội dung Điều 37 – Luật tài nguyên nước 2012.............................13


2.2.1.

Khoản 1:..................................................................................................13

2.2.2.

Khoản 2:..................................................................................................16

2.2.3.

Khoản 3:..................................................................................................17

2.2.4.

Khoản 4:..................................................................................................18

2.2.5.

Khoản 5:..................................................................................................21

2.2.6.

Khoản 6:..................................................................................................22

3. Chương 3: Kết luận..............................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................26

1



DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Vịng tuần hồn nước trong tự nhiên

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Danh sách các lưu vực sông chính ở Việt Nam

2


Mở đầu
Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Nhu
cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh ngày càng lớn trong
khi nguồn nước có hạn, đặt ra yêu cầu mới về chia sẻ nguồn nước. Sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu sử dụng nước phù hợp. Ơ
nhiễm, suy thối, cạn kiệt nguồn nước diễn ra phổ biến và nghiêm trọng, đang
là thách thức lớn trong công tác bảo vệ tài nguyên nước. Mặt khác, biến đổi khí
hậu đang gây ra nhiều mối đe dọa đến tài nguyên nước, do đó cần phải tăng
cường công tác quản lý tài nguyên nước, mà việc quan trọng trước tiên là hoàn
thiện pháp luật về tài nguyên nước.
Ở Việt Nam, công tác quản lý tài nguyên nước ngày càng được chú trọng hơn
và tiếp cận theo hướng quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Luật tài nguyên nước
của Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào năm 1998, tuy nhiên trong quá
trình thực hiện Luật đã bộc lộ những điểm chưa hợp lý và còn nhiều bất cập
trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Chẳng hạn như các quy định
trong Luật tài nguyên nước 1998 chưa được điều chỉnh, bổ sung để đồng bộ với
những quy định của nhiều văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực khác như: Đầu
tư, Bảo vệ mơi trường, Đất đai, Khống sản, Thuế tài ngun...; Nhiều quy
định của Luật tài nguyên nước 1998 đã không cịn phù hợp với thực tế, gây khó
khăn, bất cập trong quá trình thực hiện; một số quan hệ mới trong khai thác, sử

dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do
nước gây ra phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung vào nội dung của Luật;
nhiều quy định đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn thi hành, nhưng mới chỉ
được thể hiện trong các văn bản dưới luật nên tính pháp lý còn thấp; Các quy
định về cấp giấy phép tài nguyên nước chưa chặt chẽ… Trước thực tiễn đó,
năm 2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật tài nguyên nước sửa đổi để
đáp ứng các yêu cầu cấp thiết đặt ra về quản lý tài nguyên nước nhằm phục vụ
cho các chính sách phát triển của đất nước và phù hợp với xu thế phát triển
chung của thế giới.

3


1.
1.1.

Chương 1: Tổng quan về tài nguyên nước
Tài nguyên nước

Tài nguyên nước được hiểu là bao gồm toàn bộ lượng nước trong sông, ao hồ,
đầm lầy, biển và đại dương và trong khí quyển, sinh quyển. Trong Luật Tài
nguyên nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: "Tài
nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước
biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". (Nguyễn
Thanh Sơn, 2005).
Tài nguyên nước là một thành phần gắn với mức độ phát triển của xã hội loài
người tức là cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ mà tài nguyên nước
ngày càng được bổ sung trong ngân quỹ nước các quốc gia. Thời kỳ nguyên
thuỷ, tài nguyên nước chỉ bó hẹp ở các khe suối, khi con người chưa có khả
năng khai thác sơng, hồ và các thuỷ vực khác. Chỉ khi kỹ thuật khoan phát triển

thì nước ngầm tầng sâu mới trở thành tài nguyên nước. Và ngày nay với các
cơng nghệ sinh hố học tiên tiến thì việc tạo ra nước ngọt từ nước biển cũng
không thành vấn đề lớn. Tương lai các khối băng trên các núi cao và các vùng
cực cũng nằm trong tầm khai thác của con người và nó là một nguồn tài nguyên
nước tiềm năng lớn. Tuy mang đặc tính vĩnh cửu nhưng trữ lượng hàng năm
không phải là vô tận, tức là sức tái tạo của dòng chảy cũng nằm trong một giới
hạn nào đó khơng phụ thuộc vào mong muốn của con người. (Nguyễn Thanh
Sơn, 2005)
Tài nguyên nước trên trái đất phân bố ở nhiều môi trường khác nhau như: nước
trên mặt đất, nước dưới đất, nước trong các đại dương và nước trong khơng
khí. Nước tồn tại ở các dạng khác nhau: rắn (băng tuyết), lỏng (nước trong các
sơng, hồ, biển…) và khí (hơi nước trong khí quyển).
Lượng nước trong thuỷ quyển theo UNESCO công bố được phân bố như sau:
Lượng nước trong thuỷ quyển 1386. 106 km3 100%
Nước ngọt 35.106 km3 2,5%
Nước mặn 1351. 106 km3 97,5%
Trong thành phần nước ngọt thì dạng rắn chiếm 24,3.10 6 km3 (69,4%), dạng
lỏng là 10,7. 106 km3 (30,6%).
4


Trong thành phần nước lỏng 10,7. 106 km3 (100%) thì nước ngầm chiếm đại bộ
phận 10,5. 106 km3 (98,3%); hồ và hồ chứa là 0,102. 106 km3 (0,95%); thổ
nhưỡng 0,047. 106 km3 (0,44%); sơng ngịi 0,020. 106 km3 (0,19%); khí quyển
0,020. 106 km3 (0,19%) và sinh quyển 0,011. 106 km3 (0,10%). (Nguyễn Thanh
Sơn, 2005)
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.
Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi
chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Lượng giáng thủy này được
thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm

cũng tùy thuộc vào một số yếu tố như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập
nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này,
các đặc điểm của dòng chảy mặn trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc
độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất
nước. Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá vỡ các
yếu tố này. Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây dựng các
bể chứa và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nước. Con
người cũng làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu vực đơ
thị được bê tơng hóa và dẫn nước bằng các kênh. Nguồn nước mặt tồn tại
thường xuyên hoặc không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như:
sơng ngịi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng
tuyết.
Nước ngầm là Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất
đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt
trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người. Theo độ sâu
phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng
sâu. Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các
lớp đất xốp, tạo thành dịng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt
thường khơng có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và
mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước

5


ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm.Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất
đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp khơng thấm nước.
Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được sử dụng
rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài
nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển
kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.


Hình 1: Vịng tuần hồn nước trong tự nhiên
1.2.

Vai trị của tài nguyên nước

Nước là nền tảng của mọi sự sống trên trái đất, nước trở thành tài sản chung
của các quốc gia trên thế giới. Nước là một thành phần rất quan trọng và không
thể thiếu được trong hệ sinh thái, để duy trì sự sống, sự trao đổi chất, cân bằng
sinh thái trên toàn cầu. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể người, là
chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra khơng
ngừng. Nước là một dung mơi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào
cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước.
6


Nước là nhân tố quan trọng đối với các cơ thể sống, hàm lượng nước chứa
trong cơ thể sinh vật rất cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ thể sinh vật là nước.
Nước được đồng hóa trong suốt quá trình quang hợp trở thành một phần của
carbohydrate được lưu giữ trong thực vật, nhưng cuối cùng thực vật sẽ phân
hủy lại tạo ra nước (Taikan Oki, 2006), nước chiếm một lượng lớn trong tế bào
thực vật, duy trì độ trương của tế bào cho nên làm cho thực vật có một hình
dáng nhất định. Nước là mơi trường hồ tan chất vô cơ và phương tiện vận
chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh
dưỡng ở động vật. Nước cịn là mơi trường sống của nhiều loài động thực vật,
quyết định sự phân bố của thực vật trên Trái Đất.
Nước có vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất phục vụ cho đời sống
con người. Con người cần nước trong sinh hoạt, tắm giặt, ăn uống…Trong hoạt
động nông nghiệp, nước là yếu tố quan trọng nhất cùng với các yếu tố khác như
phân bón, ánh sáng,…tất cả các loại cây trồng vật nuôi đều cần nước để sinh

trưởng và phát triển. Để sản xuất ra 1 kg lúa cần 750 lít nước, hiện nay 80%
nguồn nước ngọt con người sử dụng trên thế giới dành cho nông nghiệp. Trong
công hoạt động công nghiệp, nước dùng để làm mát động cơ, làm quay tua bin
sản xuất điện năng, là dung môi hịa tan và tham gia vào các phản ứng hóa học.
Các ngành công nghiệp nặng cũng sử dụng rất nhiều nước, để sản xuất được
một tấn nhôm cần 1400 m 3 nước, một tấn nhựa cần 500 m 3 nước…Nước cũng
cần cho công nghệ dệt nhuộm, thuộc da, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm.
Nước ở trong các sơng ngịi, kênh rạch, đại dương là môi trường thuận lợi để
phát triển giao thơng vận tải, hầu hết lượng hàng hóa trên thế giới đều được vận
chuyển bằng giao thông đường thủy.
1.3.

Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước

Nước là một nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng nên cần được quản lý khai
thác và sử dụng một cách hợp lý và bền vững. Công tác quản lý tài nguyên
nước cũng được đặt ra nhiều thách thức. Hầu hết tất cả các hoạt động của con
người và sinh vật đều cần đến nước như: sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, du
lịch, nông nghiệp, năng lượng... Tuy nhiên, các hoạt động sử dụng nước của
con người còn tạo ra nước thải, nguồn nước thải này nếu không được xử lý sẽ
7


theo vịng tuần hồn quay trở lại vào nguồn nước làm suy giảm chất lượng
nguồn nước.
Nhu cầu sử dụng nước của nhân loại ngày càng tăng trong khi nguồn tài
nguyên này ngày càng sụt giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, tình trạng biến
đổi khí hậu xảy ra với quy mơ tồn cầu gây ra tình trạng hạn hán, lũ lụt nghiêm
trọng chính là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng tài nguyên nước. Hiện tại có
khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến 2025 con số này sẽ là

2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm
trọng. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,5 triệu trẻ em chết vì mắc các bệnh
do khơng được sử dụng nước sạch, khoảng 2.6 tỷ người sử dụng nước khơng
an tồn và khoảng 900 triệu người thiếu nước để sử dụng. Những vấn đề liên
quan đến tài nguyên nước trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là ở những quốc gia
đang phát triển, mở rộng nền công nghiệp. Những thay đổi về khí hậu và cách
sử dụng đất cũng như tăng dân số ở nhiều nơi trên thế giới sẽ làm trầm trọng
thêm những vấn đề này.
Do đó, việc quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước là hết sức
quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Để giải quyết các vấn đề liên
quan đến tài nguyên nước thì cần phải xem xét các yếu tố có liên quan trên
quan điểm tổng hợp, tồn diện và mục tiêu cuối cùng là đạt được sự hài hịa
trong phát triển kinh tế, xã hội và mơi trường.
Ở Việt Nam, công tác quản lý tài nguyên nước ngày càng được chú trọng hơn
và tiếp cận theo hướng quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Luật tài nguyên nước
của Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào năm 1998, tuy nhiên trong quá
trình thực hiện Luật đã bộc lộ những điểm chưa hợp lý và còn nhiều bất cập
trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Đến năm 2012, Quốc hội Việt
Nam đã thông qua Luật tài nguyên nước sửa đổi để đáp ứng các yêu cầu cấp
thiết đặt ra về quản lý tài nguyên nước nhằm phục vụ cho các chính sách phát
triển của đất nước và phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.
Nhu cầu sử dụng nước để sinh hoạt, phát triển kinh tế ở nước ta ngày càng gia
tăng trong bối cảnh tài nguyên nước ngày càng suy giảm về số lượng cũng như
chất lượng và phải chịu tác động tiêu cực từ hiện tượng biến đổi khí hậu. Việc
8


chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
địi hỏi cần phải chuyển dịch cơ cấu sử dụng nước phù hợp. Để quản lý, khai
thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững và đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia thì

cần phải xác định được những nguy cơ thách thức đối với tài ngun nước.
Việt Nam có 3.450 sơng, suối lớn trong đó có 2360 con sơng có chiều dài từ
10km trở lên và tổng lượng nước trung bình hằng năm khoảng 830 tỷ m 3. Có
108 lưu vực sơng chính trong đó có 16 lưu vực sơng có diện tích lưu vực lớn
hơn 2500 km2 nhưng chủ yếu từ nước ngoài chảy vào và tập trung ở một số lưu
vực sông lớn, lượng nước nội sinh chỉ chiếm khoảng 37% tổng lượng nước.
Bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 9000 m 3/năm. Nước dưới đất dù có tiềm
năng ước tính khoảng 63 tỷ m 3/năm nhưng chỉ tập trung ở một số khu vực như
đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Nam bộ và khu vực Tây Nguyên. (Cục Quản Lý
Tài Nguyên Nước, 2012).
Bảng 1: Danh sách các lưu vực sơng chính ở Việt Nam
Các lưu vực sơng chính ở nước ta
Lưu vực với diện tích trên 10.000 km2
Lưu vực với diện tích từ
Bằng Giang – Kỳ Cùng

2500 đến 10.000 km2
Thạch Hãn

Hồng – Thái Bình

Gianh



Hương

Cả

Trà Khúc


Vu Gia – Thu Bồn

Kơn

Ba

Nhóm các LVS vùng Đông Nam Bộ

Srê – Pốk (thuộc LVS Mê Công)
Sê San
Đồng Nai
Mê Công
Nguồn: Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ TN&MT, 2012
Kinh tế trong nước đang trong thời kì tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân
ngày càng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng nước tăng cao trong khi nguồn nước có
hạn, hiệu quả sử dụng nước cịn thấp gây lãng phí. Chưa quản lý chặt chẽ hoạt
động khai thác tài nguyên nước đặc biệt là nước ngầm gây cạn kiệt nguồn
9


nước. Tình trạng vi phạm xả thải gây ơ nhiễm, suy thoái chất lượng ngày càng
gia tăng cả về mức độ và phạm vi.
Do lượng nước hình thành từ ngồi lãnh thổ chiếm tới 67% tổng lượng nước
nên tài nguyên nước của nước ta có yếu tố khơng bền vững nhưng chưa có cơ
chế, biện pháp hợp tác hiệu quả trong khi các quốc gia cùng chia sẻ lợi ích tài
nguyên nước với nước ta đang tăng cường hoạt động khai thác, sử dụng.
Theo số liệu thống kê của Dự án Đánh giá ngành nước năm 2008, tính trung
bình trên phạm vi toàn quốc, trên 80% lượng nước mặt được sử dụng cho nông
nghiệp, 11% cho nuôi trồng thủy sản, 5% cho công nghiệp và 3% cho cấp nước

đô thị. Có 3 lưu vực, lượng nước cho tưới chiếm tới trên 90% tổng lượng nước
sử dụng (LVS Ba là 96%). Lượng nước sử dụng cho thủy sản chiếm 16% ở
LVS Mê Công và 26% ở LVS Đông Nam Bộ.
Năm 2012, ngành nơng nghiệp tuy chỉ đóng góp 22,02 % giá trị GDP nhưng là
ngành sử dụng nước lớn nhất ở nước ta. Lượng nước mặt sử dụng cho tưới tiêu
lên đến hơn 66 tỷ m3/năm, chiếm trên 82% tổng lượng nước sử dụng ước tính
ở Việt Nam. LVS Mê Cơng và LVS Hồng - Thái Bình chiếm khoảng 75% tổng
sử dụng nước tưới ở Việt Nam với mức tương ứng lần lượt là trên 27% và 45%.
Ở hầu hết các lưu vực, ngoại trừ LVS Đồng Nai và Đông Nam bộ, sử dụng
nước tưới chiếm tới ít nhất là 80% tổng sử dụng nước của lưu vực. Tuy lượng
nước sử dụng để tưới trong nông nghiệp rất lớn nhưng hiệu quả chưa cao, diện
tích được tưới chỉ bằng 68% diện tích thiết kế do hiệu quả sử dụng nước nơng
nghiệp chưa cao. Việc khai thác các hồ chứa thủy lợi cũng đang gây ra nhiều
vấn đề về điều tiết nước trên lưu vực, cấp nước và duy trì dịng chảy mơi
trường ở hạ lưu, vì các cơng trình này hầu hết khơng có nhiệm vụ thiết kế để xả
nước xuống hạ lưu trong mùa cạn.
Trên thế giới, lượng nước sử dụng cho cơng nghiệp trung bình chiếm khoảng
15% tổng lượng nước khai thác. Ở Việt Nam, lượng nước cho công nghiệp
chiếm 14% tổng lượng nước sử dụng ở LVS Đồng Nai và 11% ở LVS Đông
Nam Bộ (gồm Bà Rịa - Vũng Tàu). Ước tính tổng sản lượng nước sử dụng cho
công nghiệp ở nước ta vào khoảng 3.770 triệu m3/năm, trong đó LVS Hồng Thái Bình chiếm gần 50% tổng lượng nước sử dụng cho ngành công nghiệp cả
10


nước; Các hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra một lượng lớn chất thải độc
hại, chứa nhiều thành phần hóa học phức tạp nếu khơng được xử lý mà xả trực
tiếp ra môi trường sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt. Điển hình
như trường hợp của cơng ty Vedan xả thải lén gây bức tử dịng sơng Thị Vải ở
Đồng Nai hay trường hợp tập đoàn Formosa Hà Tĩnh xả nước thải chưa qua xử
lý ra biển gây nên thảm họa ô nhiễm biển miền trung năm 2016. Tỷ lệ sử dụng

nước dưới đất cho công nghiệp cịn rất lớn, riêng Tp. Hồ Chí Minh có đến 57%
doanh nghiệp sử dụng nước dưới đất, điều này gây ra hậu quả làm cạn kiệt và ô
nhiễm nước ngầm, sụt lún nền thành phố. (Bộ Tài nguyên & Môi trường,
2012).

2.

Chương 2: Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước và thực thi Luật tài

nguyên nước 2012
11


2.1. Hiện trạng ơ nhiễm nguồn nước do nước thải
2.1.1.
Ơ nhiễm do nước thải sinh hoạt
Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của con
người gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan gây cạn kiệt
nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụt lún, nhiễm mặn, ô nhiễm
nước ngầm. Các nguồn nước mặt (sông, suối, kênh rạch, hồ chứa...), đặc biệt là
ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từ các
khu dân cư xả vào kênh rạch chưa qua xử lý.
2.1.2.

Ơ nhiễm do nước thải cơng nghiệp

Phát triển kinh tế đất nước kéo theo sự xuất hiện của nhiều nhiều khu, cụm
công nghiệp dẫn đến nhu cầu sử dụng nguồn nước ngày càng tăng, không
những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt của con người.
Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác nước dưới

đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sụp lún
đất. Các chất thải công nghiệp như khói, bụi... tạo nên mưa axit, làm thay đổi
chất lượng nước ngọt, ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh thái. Việc lén
lút xả nước thải sản xuất chưa qua xử lý từ các nhà máy, khu chế xuất khu công
nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ơ nhiễm nước mặt, nước
ngầm.
2.1.3.

Ơ nhiễm do nước thải y tế, dịch vụ, du lịch

Nước thải y tế được xem là nguồn thải độc hại nếu không được xử lý trước khi
thải ra môi trường. Do thành phần nước thải y tế chứa nhiều hóa chất độc hại
với nồng độ cao và chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn lây lan bệnh truyền nhiễm.
Hầu hết các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý đã được đầu tư hệ thống xử lý nước
thải tập trung. Tuy nhiên, tại các bệnh viện thuộc Sở y tế địa phương quản lý
hay các bệnh viện thuộc ngành khác quản lý, cũng như các cơ sở khám chữa
bệnh tư nhân nằm rải rác, phần lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc có
hệ thống xử lý mà vận hành không đạt tiêu chuẩn. Các cơ sở này mỗi ngày

12


đang thải vào nguồn nước một lượng lớn nước thải y tế mang nhiều thành phần
độc hại đe dọa đến chất lượng nguồn nước.
Các hoạt động dịch vụ, du lịch cũng sử dụng một lượng nước lớn và thường
không được thu gom để xử lý tập trung cũng đang góp phần làm ơ nhiễm
nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.
2.2.

Phân tích nội dung Điều 37 – Luật tài nguyên nước 2012


Điều 37 - Luật TNN năm 2012: Xả nước thải vào nguồn nước bao gồm 6
khoản đề cập đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường như hệ thống
thu gom, xử lý nước thải tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn,
khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu cơng nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất,
cụm công nghiệp tập trung, làng nghề phải phù hợp với quy mô xả nước thải,
khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, bảo đảm xử lý nước thải đạt quy
chuẩn kỹ thuật môi trường. Tại điều 37 cũng quy định các vấn đề liên quan đến
thủ tục, cách thức cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của các cơ quan
có thẩm quyền.
2.2.1. Khoản 1:
Quy hoạch đô thị, khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu du lịch,
khu vui chơi giải trí, khu cơng nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung, làng nghề phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải phù hợp
với quy mô xả nước thải, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước và
phải được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền chấp
thuận trước khi trình phê duyệt.
Hạ tầng kỹ thuật xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải được quy định tại
điều 8 thông tư 35/2015-BTNMT: Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu
công nghiệp bao gồm: hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải tập
trung (gồm hệ thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ
thống thoát nước thải), khu vực lưu giữ chất thải rắn (nếu có), hệ thống quan
trắc nước thải tự động và các cơng trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường
khác. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp phải được thiết kế
13


đồng bộ và tuân theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và quy định, quy
chuẩn kỹ thuật môi trường có liên quan.
Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu

sau:
 Có thể chia thành nhiều đơn ngun (mơ-đun) phù hợp với tiến độ lấp
đầy và hoạt động của khu công nghiệp nhưng phải bảo đảm xử lý toàn
bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có
đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào; có cơng tơ điện độc lập;
khuyến khích việc áp dụng cơng nghệ thân thiện với mơi trường, tiết
kiệm năng lượng;
 Có hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với các thông số: lưu lượng
nước thải đầu ra, pH, nhiệt độ, COD, TSS và một số thông số đặc trưng
khác trong nước thải của khu công nghiệp trước khi thải ra nguồn tiếp
nhận theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường. Hệ thống quan trắc tự động phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật
kết nối để truyền dữ liệu tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi
trường địa phương.
 Việc xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tập trung, hệ thống
thốt nước mưa của khu cơng nghiệp phải hồn thành trước khi khu
cơng nghiệp đi vào hoạt động. (BTNMT,2015)
Đối với phương án xử lý nước thải sinh hoạt của các khu chức năng trong khu
kinh tế, khu đô thị, khu dân cư, khu phi thuế quan, khu giải trí, khu du lịch, khu
hành chính và các khu chức năng khác, tùy theo tình hình thực tế, có thể xử lý
tại chỗ, xử lý theo cụm cơng trình hoặc xử lý tập trung tại nhà máy xử lý nước
thải sinh hoạt của khu kinh tế. Tất cả các loại hình xử lý nước thải sinh hoạt
này đều phải được thiết kế bảo đảm xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. (BTNMT, 2009).
Đối với các khu hoặc cụm dân cư, khu đơ thị mới, hộ gia đình, cơ sở sản xuất
kinh doanh, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, chợ, trường học,
14


khu nghỉ dưỡng hoặc các khu vực bị hạn chế bởi đất đai, địa hình... khơng có

khả năng hoặc chưa thể kết nối với hệ thống thoát nước tập trung thì áp dụng
giải pháp xử lý nước thải phi tập trung. Việc áp dụng giải pháp xử lý nước thải
phi tập trung phải đạt được hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trường, hạn chế
được nguồn nước thải gây ô nhiễm và giảm thiểu các tác động trực tiếp của
nước thải với môi trường. Khi áp dụng giải pháp xử lý phi tập trung phải tính
đến khả năng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung trong tương lai và
phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc áp dụng
giải pháp xử lý nước thải phi tập trung được hướng dẫn thực hiện tại Điều 1
Thông tư 04/2015 Bộ Xây Dựng như sau:
 Xử lý nước thải phi tập trung tại chỗ: thường được áp dụng đối với các
hộ thoát nước riêng lẻ với tổng lượng nước thải dưới 50m3/ngày.đêm,
thiết bị/trạm xử lý nước thải được đặt ngay tại khuôn viên của hộ thoát
nước.
 Xử lý nước thải phi tập trung theo cụm: thường được áp dụng đối với
các hộ thoát nước ở gần nhau với tổng lượng nước thải từ 50
m3/ngày.đêm đến 200 m3/ngày.đêm. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể,
trạm xử lý nước thải có thể được đặt tại khn viên của một hộ thốt
nước hoặc ở một vị trí riêng biệt, thuận lợi để thu gom nước thải từ các
hộ thoát nước.
 Xử lý nước thải phi tập trung theo khu vực: thường được áp dụng trong
một địa giới hành chính nhất định với tổng lượng nước thải từ 200
m3/ngày.đêm đến 1000 m3/ngày.đêm, vị trí của trạm/nhà máy xử lý
nước thải theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch thốt nước được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào nguồn thải phát sinh, nguồn tiếp nhận,
điều kiện kinh tế, địa hình, trình độ, năng lực quản lý, vận hành hệ thống thoát
nước tại địa phương quyết định lựa chọn giải pháp xử lý nước thải phi tập trung
phù hợp. (Bộ Xây Dựng, 2015).

15



2.2.2. Khoản 2:
Dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có hạng
mục đầu tư xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải; hệ
thống xử lý nước thải; hệ thống tiêu, thoát, dẫn nước thải bảo đảm tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có hệ thống thoát nước và phải bảo đảm
các yêu cầu sau:
 Tách riêng hệ thống thu gom, thoát nước thải với hệ thống thoát nước
mưa;
 Hệ thống thu gom, thoát nước thải phải có vị trí, cốt hố ga phù hợp để
đấu nối với điểm xả nước thải của các cơ sở và bảo đảm khả năng
thoát nước thải của khu cơng nghiệp; vị trí đấu nối nước thải nằm trên
tuyến thu gom của hệ thống thốt nước khu cơng nghiệp và đặt bên
ngoài phần đất của các cơ sở;
Hệ thống xử lý nước thải; hệ thống tiêu, thoát, dẫn nước thải phải được thiết
kế đồng thời, đồng bộ để bảo đảm thuận tiện trong xây dựng, sửa chữa, vận
hành, tiết kiệm sử dụng đất và phải tuân theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam,
đáp ứng yêu cầu về bảo vệ mơi trường.
 Hệ thống thốt nước được xây dựng đồng bộ, được duy tu, bảo dưỡng.
Ưu tiên sử dụng công nghệ xử lý nước thải thân thiện với môi trường
và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Thoát nước
và xử lý nước thải phải đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật hiện hành.
 Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thốt nước có liên quan đến kết
cấu hệ thống hạ tầng giao thơng đường bộ phải có phương án bảo đảm
an tồn giao thơng, an tồn cơng trìh đường bộ và hồn trả ngun
trạng hoặc khơi phục lại nếu làm hư hỏng cơng trình giao thơng.
 Các dự án đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật có liên

16


quan đến hệ thống thốt nước phải có phương án bảo đảm sự hoạt
động bình thường, ổn định hệ thống thoát nước
 Huy động sự tham gia của cộng đồng vào việc đầu tư, quản lý, vận
hành hệ thống thoát nước.
2.2.3. Khoản 3:
Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật này cấp giấy phép, trừ trường
hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 73 Luật tài nguyên nước quy định các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong việc cấp giấy phép xả thải như sau:
1) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc
cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước.
Trong đó chức năng cụ thể như sau:
Bộ Tài ngun và Mơi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu
hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp:
 Xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên đối với
hoạt động nuôi trồng thủy sản;
 Xả nước thải với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên đối với các
hoạt động khác.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi
và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp cịn lại.
2) Chính phủ quy định trình tự, thủ tục và quy định cụ thể thẩm quyền cấp,
gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước.
Cụ thể, tại điều 29 nghị định 201/2013-NĐCP quy định cơ quan quản lý hồ
sơ, giấy phép xả thải:
 Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài ngun và Mơi trường có
17



trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc
thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
 Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và
quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh.
Trình tự, thủ tục và quy định cụ thể thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình
chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước được chính phủ quy định tại Chương
III, nghị định 201/2013-NĐCP.
2.2.4. Khoản 4:
Việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ vào tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải, chức năng của nguồn nước, khả
năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
Các căn cứ để cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được quy định tại
điều 19 của nghị định 201/2013-NĐCP như sau:
 Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành,
vùng và địa phương;
 Quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
trường hợp chưa có quy hoạch tài ngun nước thì phải căn cứ vào khả
năng nguồn nước và phải bảo đảm không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn
nước;
 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong vùng;
 Báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hồ sơ
cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước;
 Nhu cầu khai thác, sử dụng nước, xả nước thải thể hiện trong đơn đề
nghị cấp phép.

18



 Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải, chất
lượng của nguồn nước tiếp nhận nước thải; các yêu cầu về bảo vệ môi
trường đối với hoạt động xả nước thải đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt;
 Chức năng của nguồn nước;
 Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
 Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ
nguồn nước.
Quá trình đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước cần đảm bảo
các nguyên tắc chung sau đây:
 Quá trình đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước tại
đoạn sơng có điểm xả nước thải phải xem xét tổng thể các yếu tố:
a) Mục đích sử dụng nguồn nước cho các hoạt động kinh tế - xã
hội và môi trường;
b) Đặc điểm của nguồn nước, bao gồm các đặc điểm về dòng
chảy và chất lượng nước;
c) Đặc điểm của nguồn xả thải, bao gồm lưu lượng, phương thức,
chế độ xả nước thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải;
d) Ảnh hưởng do nước thải từ các nguồn thải thượng lưu đến
đoạn sông được đánh giá;
đ) Việc sử dụng nước và đặc điểm các nguồn xả nước thải phía hạ
lưu đoạn sơng được đánh giá;
e) Các q trình xảy ra trong dịng chảy, bao gồm q trình pha
lỗng, lắng đọng và biến đổi các chất trong dịng chảy.
 Trong quá trình đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
cần xem xét, cân nhắc đầy đủ các tác động tiêu cực ở mức độ cao nhất
mà việc xả thải có thể gây ra đối với các mục đích sử dụng nguồn nước
19



ở đoạn sông được đánh giá; việc sử dụng nước và các rủi ro do việc xả
nước thải ở hạ lưu đoạn sông được đánh giá.
 Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước phải được đánh giá
trong điều kiện nguồn nước mùa kiệt.
 Các số liệu sử dụng để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của
nguồn nước phải do các cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Đánh giá
khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước tại đoạn sơng có điểm xả
nước thải được thực hiện bắt đầu bằng việc đánh giá sơ bộ. Sau đó, nếu
kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy nguồn nước cịn khả năng tiếp nhận
nước thải thì tiến hành đánh giá. (Thông tư 02/2009/TT-BTNMT).
Trước khi thải vào nguồn tiếp nhận, nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn
kỹ thuật theo quy định, cụ thể như sau:
 Nước thải từ hệ thống thốt nước đơ thị, khu cơng nghiệp, khu dân cư
nông thôn tập trung xả vào nguồn tiếp nhận phải bảo đảm các quy
chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
 Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp xả vào hệ thống
thốt nước tập trung của khu cơng nghiệp phải tuân thủ các quy định
hiện hành về quản lý môi trường khu công nghiệp và các quy định của
cơ quan quản lý thốt nước trong khu cơng nghiệp.
 Nước thải từ các hộ thốt nước khu dân cư nơng thơn tập trung xả vào
hệ thống thốt nước tại khu vực nông thôn phải tuân thủ các quy định
hiện hành về bảo vệ môi trường khu dân cư nông thôn tập trung và các
quy định quản lý hệ thống thoát nước địa phương.
 Nước thải từ các hộ thoát nước, khu cơng nghiệp xả vào hệ thống
thốt nước đơ thị phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xả
vào hệ thống thoát nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật nước thải xả vào hệ
thống thoát nước đô thị.

20


 Trường hợp nước thải xử lý phi tập trung, căn cứ vào khả năng tiếp
nhận và mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận, Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xử lý phi tập
trung xả vào nguồn tiếp nhận để áp dụng phù hợp với giải pháp xử lý
nước thải với quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản, đáp ứng được mức độ
cần thiết làm sạch nước thải, thuận tiện trong quản lý, vận hành và bảo
dưỡng hệ thống.
 Nước thải từ hệ thống thốt nước đơ thị, khu cơng nghiệp, khu dân cư
nông thôn tập trung xả vào hệ thống cơng trình thủy lợi phải đảm bảo
các quy chuẩn xả vào hệ thống cơng trình thủy lợi do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định. Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xả vào hệ thống cơng
trình thủy lợi.
Một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải liên quan đến sinh hoạt,
công nghiệp, dịch vụ đã được ban hành như:
 QCVN 14: 2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt.
 QCVN 40: 2011/BTNMT về nước thải công nghiệp.
 QCVN 01-MT: 2015/BTNMT về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên.
 QCVN 52: 2013/BTNMT về nước thải công nghiệp sản xuất thép.
 QCVN 11: 2008/BTNMT về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản.
 QCVN 12-MT: 2015/BTNMT về nước thải công nghiệp giấy và bột
giấy
 QCVN 13-MT: 2015/BTNMT về nước thải công nghiệp dệt nhuộm.
 QCVN 28: 2010/BTNMT về nước thải y tế.
QCVN 29: 2010/BTNMT về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu.
2.2.5. Khoản 5:
Tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mơ nhỏ và khơng chứa hóa chất độc

21


hại, chất phóng xạ khơng phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn
nước.
Các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước được quy
định tại khoản 3 điều 16, Nghị định 201/2013-NĐCP, bao gồm:
(1) Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
(2) Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô
không vượt quá 5 m3/ngày đêm và khơng chứa hóa chất độc hại, chất phóng
xạ;
(3) Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường
hợp 2 vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn
nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức,
cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
(4) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000
m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sơng, suối, hồ chứa. (Chính
Phủ, 2013).
2.2.6. Khoản 6:
Chính phủ quy định cụ thể việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Nghị định 201/2013-NĐCP ngày 27 tháng 1 năm 2013 với nội dung “Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước” tại điều 35 đã
quy định cụ thể trình tự, thủ tục việc cấp giấy phép tài nguyên nước trong đó
có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước gồm 3 bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí
thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ
sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép còn phải nộp thêm một (01)

bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt
cơng trình;
22


b) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường
hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức,
cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn khơng đáp ứng u cầu
theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý
do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
Bước 2: Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong hồ sơ đề nghị cấp
phép:
a) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có
trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế
hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều
kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép; trường hợp khơng đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ
cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp
phép;
b) Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì
cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thơng báo cho tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo
cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo khơng
tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi
đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;
c) Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi

văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những
nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề
nghị cấp phép.
Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép
23


Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cần
phải đáp ứng được các điều kiện được quy định trong điều 20 của nghị định
201/2013/ NĐ-CP như sau:
 Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ
chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định này.
 Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê
duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước
thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án,
báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực theo quy
định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng
để lập đề án, báo cáo phải đảm bảo đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung
thực.
 Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả
nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phương án thiết kế cơng trình hoặc cơng
trình khai thác tài ngun nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng
khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.
 Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ
năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc
hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có cơng trình xả nước
thải;
 Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ
thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với

trường hợp chưa có cơng trình xả nước thải;
 Đối với trường hợp xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ
10.000 m3/ngày đêm cịn phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần
thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện
việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.

24


×