Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bản kế hoạch viết báo cáo dự án theo nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 12 trang )

I. Xác định vấn đề
Hiện nay việc học trực tuyến đang dần trở thành một hình thức học tập
phổ biến trong bối cảnh có những thay đổi, biến động bất khả kháng trong
xã hội. Bên cạnh những lợi ích mà việc học trực tuyến mang lại thì nó cũng
có những bất tiện nhất định. Việc học trực tuyến đã khiến cho tương tác
giữa người dạy và người học giảm đi đáng kể, khiến cho chất lượng giảng
dạy và học tập không đạt được hiệu quả tối ưu. Hơn thế nữa việc khơng có
giáo viên giám sát và chỉ dẫn trực tiếp đã khiến cho những học sinh cảm
thấy khó khăn khi làm bài tập.
II. Mục đích – mục tiêu dự án
Với những thực trạng đó, nhóm Chicken đưa ra một giải pháp đó là một
ứng dụng di động A-lib cho phép người dùng trao đổi những tài liệu, bài
giảng điện tử của những môn học khác nhau cho học sinh, sinh viên các
cấp. Ứng dụng sẽ như là một lớp tự học, trong đó những người có những
tài liệu, kiến thức liên quan về một vấn đề nào đó sẽ chia sẻ cho những
người cần chúng.
III. Đối tượng khách hàng mục tiêu
IV. Mô tả về sản phẩm/dịch vụ lựa chọn
1, Tên app: A-lib (Assignment Library)
2, Logo

Dựa trên ý tưởng chữ A và chiếc kẹp giấy đan xen vào nhau nhằm thể hiện
ý nghĩa:
- Chữ A: tượng trưng cho điểm A. Nhóm muốn truyền tải thơng điệp
rằng: khi người dùng sử dụng ứng dụng A-Lib trong quá trình học
tập, họ sẽ dễ dàng tìm kiếm được những tài liệu phù hợp và chinh
phục điểm A dễ dàng hơn. Ngoài ra, chữ A là viết tắt của từ
Assignment, thứ được cho là sản phẩm trao đổi chính của ứng dụng.
- Kẹp giấy (paper clip): hình ảnh chiếc kẹp giấy sẽ khiến người xem
liên tưởng đến những tập tài liệu. Dựa vào đó, nhóm đã sử dụng



chiếc kẹp giấy nhằm trừu tượng hóa các tài liệu có trong ứng dụng;
đồng thời truyền tải thơng điệp A-Lib là một thư viện tài liệu cho tất
cả mọi người.
3, Tính năng/ cơng dụng của sản phẩm
Cơng dụng:
- Giúp người dùng có thể tải tài liệu học tập nhanh chóng (mất phí
hoặc miễn phí)
- Giúp người dùng upload và bán tài liệu dễ dàng
Các tính năng chính của sản phẩm:
- Cho phép người dùng tìm kiếm tài liệu sẵn có thông qua tên tài liệu/
tên tác giả/ phân loại theo lĩnh vực.
- Cho phép người dùng upload tài liệu cá nhân để chia sẻ miễn phí
hoặc bán cho người đọc.
- Người mua có thể tải miễn phí hoặc tốn một mức phí để đọc tài liệu.
- Cho phép người dùng tạo thư viện các tài liệu đã đọc/ cần đọc/ u
thích.
- Cho phép người dùng thanh tốn thơng qua kết nối đến thẻ ngân
hàng hoặc các ví điện tử.
- Tính năng quản lý doanh thu và thống kê tài sản của người bán.
- Cho phép nhắn tin giữa những người dùng.
- Cho phép người dùng chia sẻ tài liệu ra các nền tảng mạng xã hội
khác.
- Tạo/ cập nhật/ chỉnh sửa profile người dùng.
- Cho phép người dùng soạn thảo văn bản ngay trên ứng dụng. Người
dùng có thể highlight, ghi chú, đánh dấu trong các tài liệu đã tải về
thư viện.
- Tính năng hiển thị thơng báo
- Cho phép người dùng kiểm tra lịch sử đã đọc/ đã tải.
Luồng trải nghiệm người dùng (User Flow)

Dựa trên các tính năng trong sản phẩm, nhóm đã vẽ một sơ đồ trải
nghiệm, giúp nhóm xác định rõ các luồng tương tác và sử dụng ứng dụng
của người dùng. Nhờ đó, q trình thiết kế trải nghiệm và giao diện trở
nên hiệu quả hơn.


4, Giao diện, màu sắc, kiểu dáng
Màu sắc
Màu sắc chủ đạo trong ứng dụng mang sắc thái vui tươi, năng động, tạo
cảm giác thân thiện và phù hợp với giới trẻ.

Giao diện
Dưới đây là một số trang giao diện của ứng dụng, bao gồm: Màn hình khởi


động, Trang chủ và Tìm kiếm.

5, Nét độc đáo của sản phẩm
-

-

-

Ứng dụng tiện lợi cho người dùng sử dụng bằng điện thoại hơn so với
các trang web chia sẻ tài liệu.
Cho phép người bán quản lí doanh thu và tài liệu của mình.
Cho phép người mua thanh tốn theo từng tài liệu riêng lẻ, phù hợp với
nhu cầu người mua hơn so với việc sử dụng các gói tài khoản phải trả
tiền theo tháng/năm.

Người dùng có thể soạn thảo văn bản ngay trên ứng dụng, giúp họ tiết
kiệm thời gian sao chép và chuyển đổi qua lại giữa các tab trên điện
thoại.
Tính năng 2 chế độ hiển thị sáng/tối giúp người dùng linh hoạt sử dụng
trong các điều kiện ánh sáng khác nhau.

V. Đánh giá các tiêu chuẩn để thâm nhập thị trường
1. Quy mô và mức độ tăng trưởng
Theo tính tốn của các chun gia, trong năm 2019, thị trường Edtech tại
Việt Nam trị giá 2 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) có
thể lên đến 20.2% trong giai đoạn 2019 – 2023 (theo Ken Research). Việt


Nam cũng thuộc top 10 thị trường có mức tăng trưởng E-learning lớn nhất
thế giới trong năm 2019 (44,3%), trở thành thị trường hấp dẫn đối với các
startup và các nhà đầu tư.
Tổng đầu tư: Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu Topica Founder Việt
Nam năm 2016, Edtech là lĩnh vực có tổng số tiền đầu tư vào khởi nghiệp
cao thứ 3 trên cả nước (20,2 triệu USD), chỉ đứng sau E-commerce (34,7
triệu USD) và Fintech (129,1 triệu USD). Đến năm 2019, thị trường Edtech
Việt Nam đón nhận khoảng 55 triệu USD đầu tư từ nhiều đơn vị nước
ngoài. Trong tương lai, phần lớn nguồn tài trợ và đầu tư vào các Edtech
start-up
Việt được dự đoán sẽ tiếp tục đến từ các nhà đầu tư nước ngoài, với mức
đầu tư hàng năm dự kiến tăng trưởng đến 50% nhờ tiềm năng phát triển
của thị trường trong nước.

Nguồn : />

2. Tiềm năng về lợi nhuận

Các edtech startup rất khó đạt được mức doanh thu, lợi nhuận cao ở giai
đoạn mới đầu tư, bởi giáo dục là một quá trình đầu tư dài hạn. Các cơng ty
cần ít nhất 5 năm mới đánh giá được mức độ phù hợp với thị trường của
sản phẩm. Trong khi đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng vô cùng áp lực khi
phải chờ đợi trong một thời gian dài mới đánh giá được hiệu quả đầu tư
trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, việc sở hữu một lượng người dùng lớn
khơng có nghĩa là các cơng ty có thể kiếm tiền từ những người dùng này,
do đó, phải tính tốn được số người dùng chịu trả tiền cho sản phẩm hoặc
dịch vụ của công ty.
Cùng với sự phát triển về khoa học và công nghệ, nhu cầu trang bị các
kiến thức và kỹ năng của con người để đáp ứng nhu cầu việc làm ngày
một tăng. Trong đó, dịch vụ giáo dục dành cho trẻ em chiếm một phần khá
lớn. Đa số các bậc phụ huynh đều có nhu cầu cho các con đi học để trau
dồi kiến thức và các kỹ năng cần thiết ngay từ nhỏ.
Trên thực tế, trung bình các gia đình Việt dành tới 47% chi tiêu cho việc
giáo dục Khảo sát người tiêu dùng của Nielsen, tháng 8/2016). Trái lại với
nhu cầu giáo dục vơ cùng cao thì thị trường Việt hiện vẫn đang thiếu nhiều
mơ hình kinh doanh giáo dục hiện đại và thiếu nhiều sản phẩm giáo dục
mang thương hiệu nổi tiếng trên thị trường thế giới, do đó mà thị trường
chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu của các khách hàng.
Bên cạnh đó, kinh doanh giáo dục mang tới nguồn lợi nhuận ổn định và
bền vững. Với tỷ suất lợi nhuận lớn, tăng trưởng ổn định, rủi ro thấp hơn so
với đầu tư các lĩnh vực khác, kinh doanh giáo dục luôn là lĩnh vực đầu tư
hấp dẫn.
Con người ngày càng thích những gì tiện lợi và nhanh chóng. Do đó, một
ứng dụng trên điện thoại cầm tay luôn là lựa chọn hàng đầu. Khi sở hữu
app mobile, bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn, từ đó nâng cao hiệu
quả kinh doanh và tăng lợi nhuận đáng kể.
3. Khả năng cạnh tranh
Tốc độ tăng trưởng của giáo dục trực tuyến nói riêng (40%) và thị trường

Edtech nói chung ở Việt Nam đang ở mức cao, tuy nhiên nhu cầu về giáo
viên dạy học và thói quen học tập theo mơ hình các lớp học truyền thống
vẫn cịn phổ biến. Thị trường Edtech sơi động cũng đồng nghĩa với việc
đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều startup trong lĩnh vực này, và
khả năng xuất hiện các startup ăn theo (copycat) cũng rất lớn dẫn đến
cạnh tranh về giá cả đối với cả 2 mơ hình B2B và B2C. Ngồi ra, q trình
bán sản phẩm cho các trường học (đặc biệt là các trường cơng lập có ngân
sách eo hẹp) rất khó khăn, địi hỏi các startup phải biết chọn thời điểm
thích hợp để giới thiệu sản phẩm và phải thuyết phục được nhà trường
dựa trên những giải pháp mang tính đột phá.
Bên cạnh đó, mơ hình chia sẻ tài liệu A-lib đang còn khá mới tại Việt Nam.
Mặc dù nằm trong phân khúc Online to Offline nhưng A-lib không chỉ rập
khuôn theo mơ hình kết nối người tiêu dùng (học sinh, sinh viên,...) với các


chuyên gia mà còn là sự kết nối giữa những người dùng với nhau nhằm
trao đổi tài liệu, kiến thức liên quan. Hơn thế nữa A-lib cịn có thể đem lại
một nguồn thu nhập cho người dùng thông qua việc trao đổi tài liệu có
tính phí. Đây sẽ là một điểm nổi trội giúp cho A-lib có thể cạnh tranh trong
bối cảnh thị trường Edtech đang trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết tại Việt
Nam.
4. Chi phí phân phối
Việc tính tốn chi phí phân phối sẽ tạo điều kiện cho A-lib đưa ra quyết
định đúng đắn về đầu tư, là tiền đề để vận hành App một cách kinh tế
hơn. Tuy nhiên, các chi phí bên dưới chỉ là dự trù và mang tính tham khảo.
● Chi phí bán hàng trực tiếp: Đây là chi phí được thực hiện để bán sản
phẩm cho khách hàng mục tiêu. Chi phí này sẽ bao gồm:
Lương của nhân viên

6.000.000 đồng - 8.000.000

đồng

Phí đi lại của nhân viên

200.000 đồng/người/tháng

Chi tiêu cho hoạt động ngoại
khóa

25.000.000 đồng/hoạt động

Chi phí đào tạo

500.000 đồng/buổi

Bưu phí, đồ dùng văn phịng

2.000.000 đồng

Khác
● Chi phí quảng cáo và xúc tiến bán hàng: Đây là chi phí để quảng cáo
sản phẩm mới. Chi phí này có thể kể đến bao gồm:
Chi tiêu cho TVC

50.000.000 đồng

Chi tiêu cho Digital Ads

50.000.000 đồng


giảm giá chiết khấu

30.000.000 đồng

Khác
● Chi phí phát triển sản phẩm: Đây là chi phí nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm
Dữ liệu

100.000.000 đồng

Lương cho nhân viên tham gia
phát triển sản phẩm

10.000.000 đồng - 20.000.000
đồng


Khấu hao sản phẩm

15.000.000 đồng - 30.000.000
đồng

Khác
● Chiết khấu thương mại: Đây là hình thức giảm giá cho các nhà bán
lẻ, nhà phân phối và nhà cung cấp khi đạt được các mục tiêu nhất
định. Ví dụ như khi khách hàng trả phí theo năm sẽ rẻ và tiết kiệm
hơn thì mua theo tháng
● Tín dụng, dư nợ và q hạn: Để làm ra App này thì A-Lib cần một số
tiền lớn để có thể tiến hành kinh doanh. Để có số tiền này thì A-Lib

sẽ đi vay từ các ngân hàng.
● Nghiên cứu thị trường: Để có thể nắm bắt được thông tin thị trường,
A-Lib mua các báo cáo nghiên cứu thị trường của IMRB hoặc Nielsen,
dự trù từ hàn trăm đến hàng nhìn đơ la. Các báo cáo này sẽ giúp ALib biết được mức độ hài lòng của khách hàng hoặc có những ý
tưởng mới liên quan đến phân phối.
5. Phù hợp với khả năng hiện nay
Hiện nay, việc học tập và giảng dạy trực tuyến được nhiều trường tại các
tỉnh thành trên cả nước áp dụng. Việc áp dụng công nghệ vào học tập sẽ
giúp học sinh rèn luyện kỹ năng như tiếp thu kiến thức không chỉ một
chiều như việc học truyền thống tại nhà trường. Mà học sinh sẽ chủ động
hơn trong quá trình học tập, biết cách nghe giảng và tiếp nhận kiến thức
một cách chủ động hơn. Bên cạnh đó, chi phí in ấn sách và các tài liệu
giảng dạy cần thiết cho các môn học cũng được giảm thiểu đáng kể thông
qua việc học trực tuyến. Đối với việc học truyền thống, học sinh có thể
nhận thấy việc đánh giá của giáo viên sẽ mang phần cảm tính vì nhiều
yếu tố tác động bên ngoài. Nhưng qua phương pháp học trực tuyến, cả
học sinh và giáo viên đều sẽ nắm được phương pháp đánh giá và cho điểm
một cách hợp lý. Đồng thời, giáo viên thông qua hệ thống điểm của học
sinh sẽ có phương pháp giảng dạy một cách hợp lý hơn. Ngoài ra, các giáo
viên cũng sẽ lưu lại được bài giảng của mình làm tư liệu giảng dạy sau này
cho học sinh nếu bạn học sinh đó khơng thể tham gia vào buổi học ngày
hơm đó. Học sinh có thể xem và nghiên cứu lại kiến thức trong buổi học
một cách chủ động và linh hoạt hơn. Hơn nữa, việc học trực tuyến cũng
giúp cho phụ huynh có thể nắm bắt tình hình học tập của con em mình
thơng qua việc liên lạc trực tuyến với nhà trường.
Ngày nay, mỗi bạn học sinh đều có thể có một chiếc điện thoại thông
minh phục vụ cho việc học tập. Vì vậy, một ứng dụng giúp tra cứu tài liệu
khơng còn là một điều quá xa lạ với học sinh. Nhưng một ứng dụng thực
sự hữu ích cho việc tra cứu tài liệu học cho các bạn sinh viên vẫn còn khá
mới mẻ. Các bạn sinh viên phần lớn chỉ tìm tài liệu thơng qua các website

online như 123doc, academia.edu,... Bởi vì lý do đó, một app có sẵn trên


điện thoại để phục vụ cho nhu cầu tìm tài liệu học tập là vô cùng cần
thiết. Đôi khi, việc học tập sẽ bị gián đoạn bởi nhiều nguyên nhân khó
lường như cúp điện, mất kết nối mạng,... Các bạn sinh viên sẽ không thể
truy cập vào các trang web được. Việc làm bài và hồn thành bài tập sẽ
khơng thể thực hiện được. Vì vậy, app tra cứu tài liệu sẽ giúp người dùng
tra cứu tài liệu một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn so với các trang
web. Ngoài ra, các tài liệu sẽ được phân theo các môn học cũng như theo
các trường đại học và tác giả. Vì thế, sinh viên sẽ dễ dàng tra cứu tài liệu
mà mình cần học cũng như tham khảo.


VI. Kế hoạch thực hiện
24.09
Xác định vấn đề
Xác định mục đích - mục tiêu dự án
Phân khúc khách hàng
Xác định đối tượng khách hàng mục
tiêu
Mô tả về sản phẩm
Xác định tiềm năng khách hàng
Khả năng cạnh tranh
Cách thức thu hút hút người dùng
Đánh giá quy mô và mức độ tăng
trưởng
Đánh giá tiềm năng về lợi nhuận
Đánh giá khả năng cạnh tranh cụ thể
Đánh giá chi phí phân phối

Đánh giá sản phẩm phù hợp với khả
năng hiện nay
Tổng hợp và sắp xếp nội dung hợp lý
Kiểm tra lại
Chỉnh sửa (nếu có)
Edit bản báo cáo
Note

26.09 28.09 30.09

02.10

04.10

06.10 08.10 10.10

12.10


Thành viên
1. Bùi Nguyễn Thanh Thảo
2. Trần Thị Thảo Nguyên
3. Trương Nữ Khánh Linh
4. Trần Thị Khánh Linh
5. Phạm Thị Yến Nhi
6. Nguyễn Thái Phương
Trinh
7. Phạm Thị Trang
Tất cả


Màu


VII. Tóm tắt
A-lib được sinh ra trong bối cảnh đó là xây dựng một ý tưởng kinh
doanh cung cấp một ứng dụng di động dành cho giới trẻ và vận
dụng được trong cuộc sống hiện nay
Vì mơi trường thay đổi cùng với biến động bất khả kháng trong xã hội bây
giờ. team đã đưa ra một giải pháp là một ứng dụng di động A-lib cho phép
người dùng trao đổi những tài liệu, bài giảng điện tử của những môn học
khác nhau cho học sinh, sinh viên các cấp. Ứng dụng sẽ như là một lớp tự
học, trong đó những người có những tài liệu, kiến thức liên quan về một
vấn đề nào đó sẽ chia sẻ cho những người cần chúng.
A-lib đầy đủ với các tính năng cho phép người dùng tìm kiếm tài liệu sẵn
có thơng qua tên tài liệu/ tên tác giả/ phân loại theo lĩnh vực.; upload tài
liệu cá nhân để chia sẻ miễn phí hoặc bán cho người đọc; tạo thư viện các
tài liệu đã đọc/ cần đọc/ u thích, thanh tốn thơng qua kết nối đến thẻ
ngân hàng hoặc các ví điện tử; chia sẻ tài liệu ra các nền tảng mạng xã
hội khác; soạn thảo văn bản ngay trên ứng dụng, có thể highlight, ghi chú,
đánh dấu trong các tài liệu đã tải về thư viện; nhắn tin trao đổi giữa các
bên; đánh giá các sản phẩm đã sử dụng. Bên cạnh đó, người mua có thể
tải miễn phí hoặc tốn một mức phí để đọc tài liệu. Ngồi ra, app sẽ được
tích hợp với tính năng quản lý doanh thu và thống kê tài sản của người
bán.

Nguồn:
1. Tomorrow Marketers
2. Hachium
3. Chi phí phân phối




×