Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DAP AN TRA LOI LY THUYET VAT LY 11 HK1 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.59 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Câu 1: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm phụ thuộc những yếu tố nào ? TL: Từ công thức định luật Cu – lông ta có F phụ thuộc vào 3 yếu tố: độ lớn hai điện tích; khoảng cách giữa hai điện tích và hằng số điện môi của môi trường. Câu 2: Khi nào một vật bị nhiễm điện ? Có thể làm vật nhiễm điện bằng những cách nào ? Nêu sự khác nhau giữa nhiễm điện do tiếp xúc và nhiễm điện do hưởng ứng ? TL: - Một vật bị nhiễm điện khi vật đó mất bớt electron hoặc nhận thêm electron. - Có 3 cách: cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng. - Sự khác nhau: * Nhiễm điện do tiếp xúc: - Là hiện tượng nhiễm điện xảy ra khi có sự tiếp xúc giữa các vật - Có sự trao đổi điện tích giữa các vật * Nhiễm điện do hưởng ứng: - Là hiện tượng nhiễm điện xảy ra khi các vật tiến đến gần nhau nhưng không tiếp xúc - Không có sự trao đổi điện tích giữa các vật Câu 4: Có ba vật dẫn, vật A nhiễm điện dương, vật B và C không mang điện. Làm cách nào để vật B và C nhiễm điện trái dấu và có độ lớn bằng nhau ? TL: Đầu tiên nối hai vật B và C lại, sau đó đưa vật A lại gần thì hai vật B và C sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng. Vật gần vật A sẽ nhiễm điện âm còn vật xa vật A sẽ nhiễm điện dương. Sau đó đưa vật A ra xa đồng thời tách hai vật B C ra thì chúng sẽ nhiễm điện trái dấu và có độ lớn bằng nhau. Câu 6: Công của lực điện có đặc điểm gì ? Khi di chuyển một đường cong kín thì công của lực điện là bao nhiêu ? TL: - Công của lực điện chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và vị trí cuối trong điện trường chứ không phụ thuộc vào hình dạng đường đi. - Di chuyển trên đường cong kín thì công của lực điện bằng 0..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 9: Dòng điện là gì ? Làm sao để nhận biết sự tồn tại của dòng điện ? Cho ví dụ. TL: - Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện. - Để nhận biết dòng điện ta dựa vào tác dụng từ của dòng điện. Ví dụ đưa nam châm thử lại gần, nếu nam châm thử bị lệch thì nơi đó có dòng điện và ngược lại. Câu 10: Trình bày cách xác định điện trở của một vật dẫn. Vì sao cùng một dòng điện chạy qua dây dẫn và dây tóc bóng đèn mà dây tóc nóng đến sáng trắng còn dây dẫn hầu như không nóng lên ? - Ta dùng ampe kế mắc nối tiếp với điện trở, dùng vôn kế mắc song song với điện trở sau đó áp dụng định luật Ôm R = U/I để xác định R. - Vì điện trở của dây tóc lớn hơn điện trở của dây dẫn rất nhiều nên theo định luật Jun – Len xơ nhiệt lượng tỏa ra trên dây tóc lớn hơn nhiều so với nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn. Câu 11: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng gì của nguồn điện ? Khi hiệu điện thế giảm 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn thay đổi thế nào ? Vì sao ? TL: - SĐĐ của nguồn điện đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện. - Khi U giảm 2 lần thì áp dụng ĐL Jun – Lenxơ ta thấy nhiệt lượng giảm 4 lần. Câu 12: Dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân là dòng chuyển động của các loại hạt nào ? Vì sao kim loại có điện trở và vì sao khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của kim loại tăng ? TL: - Sự va chạm của các electron với các nút mạng tinh thể là nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại. - Khi nhiệt độ tăng thì dao động của các nút mạng tinh thể tăng, điều này làm cho sự va chạm của các electron và nút mạng tăng dẫn đến điện trở suất của kim loại tăng. Câu 13: Với hai đoạn dây dẫn làm bằng 2 kim loại khác nhau ta có thể tạo ra dòng điện bằng cách nào ? Dòng điện đó có tên là gì ? TL:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Ta có thể tao ra dòng điện bằng cách nối hai đoạn dây lại với nhau và cho nhiệt độ của hai mối hàn khác nhau. Dòng điện đó có tên là dòng nhiệt điện. Câu 14: Khi đốt nóng một khối khí thì trong khối khí xuất hiện những loại hạt tải điện nào ? Nếu có một điện trường tác dụng lên khối khí thì những hạt tải điện trên chuyển động như thế nào ? TL: - Khi đốt nóng thì trong khối khí xuất hiện ion dương, ion âm và electron. - Khi đặt điện trường vào thì ion dương chuyển động cùng chiều điện trường, ion âm và electron chuyển động ngược chiều điện trường. Câu 15: Muốn xảy ra hiện tượng dương cực tan thì bình điện phân phải có cấu tạo như thế nào ? Nêu 2 ứng dụng của hiện tượng trên. TL: - Hiện tượng dương cực tan là hiện tượng các anion đi tới anôt kéo các ion kim loại của điện cực vào trong dung dịch. Để xảy ra hiện tượng dương cực tan thì ca tốt của bình điện phân phải làm bằng kim loại giống với kim loại trong dung dịch chất điện phân. - Ứng dụng: Mạ điện, điều chế kim loại. Câu 16: Giải thích vì sao điện trở suất của kim loại và của bán dẫn tinh khiết phụ thuộc nhiệt độ theo hai cách khác nhau ? TL: - Khi nhiệt độ tăng thì dao động của các nút mạng tinh thể tăng, điều này làm cho sự va chạm của các electron và nút mạng tăng dẫn đến điện trở suất của kim loại tăng. - Khi nhiệt độ tăng thì các nguyên tử bán dẫn tinh khiết dao động mạnh hơn làm gia tăng số hạt tải điện (lỗ trống và electron tự do) dẫn đến điện trở suất của bán dẫn giảm. Câu 17: Dùng dây dẫn bằng đồng để nối hai cực của một ống chứa khí với nguồn điện. Khi đốt nóng khí trong ống thì cho biết hạt tải điện tạo ra dòng điện trong dây dẫn và trong ống chứa khí lần lượt là những hạt nào ? TL: - Trong ống khí: ion dương, ion âm và electron tự do..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Trong dây dẫn: electron tự do. Câu 18: Công của nguồn điện và công của dòng điện lần lượt là công của những lực nào ? TL: - Công của nguồn điện là công của lực lạ. - Công của dòng điện là công của lực điện. LÝ THUYẾT DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ Câu 1. Tại sao lúc có sét, mặt đất lại tích điện để có thể xảy ra sự phóng điện giữa đám mây tích điện và mặt đất? Trả lời: Khi mưa dông, có sự luân chuyển dữ dội giữa các lớp không khí sát mặt đất khiến cho mặt đất bị tích điện, thường là tích điện dương (có thể coi là nhiễm điện do cọ sát). Tương tự vậy các đám mây mưa cũng bị tích điện, thường là tích điện âm. Giữa đám mây và mặt đất có hiệu điện thế rất lớn. Những chỗ nhô cao trên mặt đất như gò cao hay ngọn cây là nơi có điện trường rất mạnh, dễ xảy ra phóng tia lửa điện giữa đám mây và những chỗ đó gọi là sét. Câu 2. Giải thích tác dụng của cột chống sét. Trả lời: Các cột chống sét thường là những cột nhọn bằng kim loại được đặt ở những chỗ cao của nhà, hoặc các công trình xây dựng,… và được nối cẩn thận bằng dây dẫn với một thanh kim loại chôn sâu xuống đất. Khi có cơn dông, điện tích từ các đám mây sẽ qua cột chống sét xuống đất một cách từ từ, không gây ra hiện tượng sét. Câu 3. Theo bạn, muốn tạo ra hồ quang điện tại sao ban đầu cần phải cho hai đầu thanh than chạm nhau? Trả lời: Muốn tạo ra hồ quang điện, ban đầu cần phải cho hai đầu hai thanh than chạm vào nhau vì khi đó mạch điện bị nối tắt, dòng điện trong mạch rất lớn làm cho chỗ chạm nhau của hai thanh than nóng đỏ, không khí ở xung quanh hai đầu thanh than bị đốt nóng. Khi tách hai đầu thanh than ra một khoảng ngắn, trong không khí lúc này xảy ra sự phóng điện giữa hai đầu thanh, đó là nguyên nhân gây ra hồ quang điện..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> LÝ THUYẾT DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN Câu 1. Chất điện phân là gi? Cho ví dụ về chất điện phân Trả lời: Các dung dịch muối, các muối nóng chảy, axít, bazơ đuợc gọi là các chất điện phân. Ví dụ: dung dịch NaOH, dung dịch axít H2SO4 … Câu 2. Hạt tải điện trong chất điện phân là các hạt nào? Tại sao dòng điện qua chất điện phân lại gây ra sự vận chuyển các chất, còn dòng điện qua kim loại không gây ra hiện tượng đó? Trả lời: - Hạt tải điện trong chất điện phân là các ion dương và các ion âm được tạo thành do sự phân li của các phân tử. - Dòng điện qua chất điện phân gây ra sự vận chuyển các chất vì bản chất của dòng điện là sự dịch chuyển của các ion. Còn dòng điện qua kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do trong kim loại. LÝ THUYẾT DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI Câu 1. Muốn làm một dây dẫn có điện trở gần như không thay đổi theo nhiệt độ thì nên dùng vật liệu nào? Trả lời: Ta thấy rằng điện trở suất của kim loại phụ thuộc nhiệt độ gần đúng theo hàm bậc nhất: Do vậy để làm một dây dẫn có điện trở gần như không thay đổi theo nhiệt độ thì nên dùng các kim loại có hệ số nhiệt điện trở nhỏ. Câu 2. Hãy giải thích tại sao các kim loại khác nhau có điện trở suất khác nhau? Trả lời: Các kim loại khác nhau có điện trở suất khác nhau vì: - Từ thuyết êlectron về kim loại ta thấy rằng điện dẫn suất của kim loại tỉ lệ thuận với mật độ êlectron tự do. - Các kim loại khác nhau có mật độ êlectron khác nhau; mật độ này có giá trị không đổi đối với mỗi kim loại. - Điện trở suất là đại lượng có giá trị nghịch đảo của điện dẫn suất. Câu 3. Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào? Trả lời:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Khi nhiệt độ tăng, các ion kim loại ở nút mạng tinh thể dao động mạnh. Do đó độ mất trật tự của mạng tinh thể kim loại tăng làm tăng sự cản trở chuyển động của các êlectron tự do. Vì vậy, khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của kim loại tăng, điện trở của kim loại tăng. Câu 4. Vận dụng thuyết êlectron tự do trong kim loại hãy giải thích các tính chất điện của kim loại. Trả lời: Các tính chất điện của kim loại có thể giải thích được dựa trên sự có mặt của các êlectron tự do trong kim loại (thuyết êlectron về tính dẫn điện của kim loại): - Trong kim loại có rất nhiều êlectron tự do => Kim loại là chất dẫn điện tốt. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do ngược chiều điện trường. - Sự mất trật tự của mạng tinh thể kim loại đã cản trở chuyển động của các êlectron tự do => kim loại có điện trở và dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm. - Nhiệt độ của kim loại càng cao thì các ion kim loại càng dao động mạnh => Khả năng cản trở dòng điện càng cao => Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ. - Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt => Dây dẫn kim loại nóng lên khi có dòng điện chạy qua. Câu 5. Hiện tượng nhiệt điện là gì? Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào những yếu tố nào? Trả lời: - Hiện tượng tạo thành suất điện động nhiệt điện trong một mạch điện kín gồm hai vật dẫn khác nhau khi giữa hai mối hàn ở hai nhiệt độ khác nhau là hiện tượng nhiệt điện. + Suất điện động nhiệt điện: là hệ số nhiệt điện động phụ thuộc vào vật liệu làm cặp nhiệt điện. - Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào: + Vật liệu làm cặp nhiệt điện. + Độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai mối hàn của cặp nhiệt điện..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×